Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.28 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MẠNH HỒNG

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM THEO
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NUÔI TỐT HƠN (BMP) TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MẠNH HỒNG

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM THEO
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NUÔI TỐT HƠN (BMP) TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành: Chính sách công Cần Thơ
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đề tài với tiêu đề “Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo
hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng” là công
trình của riêng tôi. Các tài liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Lê Thị Mạnh Hồng


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Danh mục bảng
Danh mục hình
Danh mục từ viết tắt
Chương 1..................................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU................................................................................................................ 3
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................3
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................................4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................4
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................4
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................5
1.5.1. Phạm vi về không gian.......................................................................................5
1.5.2. Phạm vi về thời gian..........................................................................................5
1.5.3. Phạm vi về nội dung..........................................................................................5
1.6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................................5
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN............................................................................5
Chương 2..................................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................6
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................6
2.1.1. Khái niệm về sản xuất........................................................................................6
2.1.2. Hàm sản xuất.....................................................................................................6
2.1.3. Các khái niệm hiệu quả......................................................................................7
2.1.4. Một số khái niệm khác có liên quan...................................................................7


2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT..............8
2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NUÔI TỐT
HƠN CHO TÔM (BMP - BETTER MANAGEMENT PRACTICES)......................12
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 13
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 13
2.4.2. Phương pháp phân tích..................................................................................... 14
2.5. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................................... 22
2.5.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng..................22
2.5.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................... 22
2.5.1.2. Tài nguyên thủy sản – biển............................................................................ 23
2.5.2. Sơ lược về tình hình sản xuất tôm tại tỉnh Sóc Trăng....................................... 24
2.5.2.1. Diễn biến diện tích nuôi................................................................................ 24

2.5.2.2. Diễn biến sản lượng thu hoạch...................................................................... 27
2.5.2.3. Thiệt hại trên tôm trong 9 tháng đầu năm 2014............................................. 30
Chương 3.................................................................................................................... 32
KẾT QUẢ THẢO LUẬN.......................................................................................... 32
3.1. THÔNG TIN CÁC HỘ ĐIỀU TRA.................................................................... 32
3.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ.............................................................................. 32
3.1.2. Nhân khẩu và lao động..................................................................................... 33
3.1.3. Diện tích đất canh tác....................................................................................... 34
3.1.4. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của nông hộ................................................... 35
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TÔM CỦA NÔNG HỘ............................................. 37
3.2.1. Năng suất, sản lượng và giá bán....................................................................... 37
3.2.2. Kỹ thuật sản xuất của hộ.................................................................................. 39
3.2.3. Chi phí đầu tư của nông hộ.............................................................................. 41
3.3. KẾT QUẢ MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG HIỆU QUẢ KỸ THUẬT........................ 42
3.4. KẾT QUẢ MÔ HÌNH TOBIT............................................................................ 45
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 47

3.5.1. Thuận lợi.......................................................................................................... 47


3.5.2. Những khó khăn............................................................................................... 50
3.5.3. Một số giải pháp............................................................................................... 52
Chương 4.................................................................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 54
4.1. KẾT LUẬN......................................................................................................... 54
4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 55


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các biến sử dụng trong mô hình DEA ...................................................................

Bảng 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và dấu kỳ vọng ..............................
Bảng 2.3: Diễn biến tình hình diện tích nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu
năm 2014 .................................................................................................................................
Bảng 2.4: Cơ cấu diện tích nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014 ...
Bảng 2.5: Tổng sản lượng tôm thu hoạch của tỉnh Sóc Trăng năm 2013 và 9 tháng đầu năm
2014 ........................................................................................................................................
Bảng 2.6: Xếp hạng tổng diện tích và sản lượng nuôi của các huyện ....................................
Bảng 2.7: Diện tích thiệt hại tôm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến tháng 9/2014 ..................
Bảng 3.1: Thông tin chủ hộ ....................................................................................................
Bảng 3.2: Thông tin cơ bản về các hộ nuôi tôm theo BMP ....................................................
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng lao động ....................................................................................
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đất của nông hộ ........................................................................
Bảng 3.5: Tình hình tài chính nông hộ ...................................................................................
Bảng 3.6: Các nguồn vay của nông hộ ...................................................................................
Bảng 3.7: Thông tin các khoản vay ........................................................................................
Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng tôm trong một vụ của các nông hộ ......................
Bảng 3.9: Giá bán tôm ............................................................................................................
Bảng 3.10: Nguồn cung cấp con giống ...................................................................................
Bảng 3.11: Tình hình kỹ thuật sản xuất của nông hộ sau khi thực hiện nuôi sạch .................
Bảng 3.12: Chi phí đầu tư của nông hộ trong vụ ............ .......................................................
Bảng 3.13: Mức độ tập trung hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn BMP . 43

Bảng 3.14: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn
BMP ........................................................................................................................................
Bảng 3.15: Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất tôm ....................
Bảng 3.16: Tác động biên của những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất
tôm ..........................................................................................................................................
Bảng 3.17: Những thuận lợi của người nông dân nuôi tôm theo hướng dẫn BMP ................
Bảng 3.18: Những khó khăn của người nông dân nuôi tôm theo hướng dẫn BMP ................



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Đường sản xuất biên hiệu quả................................................................................ 16
Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng..........................................................................22
Hình 3.1: Cơ cấu chi phí đầu tư cho sản xuất tôm..................................................................42


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ASC

Hội Đ

BMP

Hướn

CRS

Thu n

GDP

Tổng

ĐBSCL

Đồng


HTX

Hợp t

NTTS

Nuôi

THT

Tổ hợ

VRS

Thu n

WWF

Quỹ Q


1

TÓM TẮT
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn
và thủy sản nước lợ, tại Sóc Trăng trong 9 tháng đầu năm 2014 đã thả nuôi 24.000
ha nuôi tôm thẻ chân trắngvà 17.500 ha tôm sú. Tuy nhiên với nguồn lực tự nhiên
có giới hạn cũng như nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều và nhu cầu cao về mặt
chất lượng nhiều tiêu chuẩn/quy trình nuôi được đặt ra nhằm tạo ra được sản phẩm
chất lượng và việc nuôi trồng trở nên bền vững hơn khi tuân theo những tiêu chuẩn

này trong đó phải kể đến BMP. Sóc Trăng là tỉnh đi đầu trong việc nuôi tôm theo
BMP, nhưng nghề nuôi tôm lúc nào cũng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro chưa được
khắc phục như sự phát triển nhanh nhưng chưa ổn định cả về diện tích, năng suất và
sản lượng vì thế đề tài “Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn
thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng" được thực hiện với
những mục tiêu chính là 1) Phân tích tình hình nuôi tôm theo BMP năm 2013-2014
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; 2) Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo
BMP năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; 3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Để
đáp ứng các mục tiêu trên đề tài đã áp dụng phương pháp phân tích bao phủ số liệu
(DEA) và phương pháp phân tích hồi qui, sử dụng hàm TOBIT. Đối tượng nghiên
cứu chính của đề tài là 70 hộ nông dân nuôi tôm theo BMP ở huyện Mỹ Xuyên và
Vĩnh Châu, 70 hộ này được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để thỏa
mãn tính đại diện của mẫu điều tra và suy rộng cho tổng thể. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: 1) Hiệu quả kỹ thuật dưới hai giả thuyết qui mô không đổi và qui mô thay
đổi tương ứng là TECRS = 0,632 và TEVRS = 0,852. Hiệu quả qui mô của các hộ nuôi
đạt khá cao (SE = 0,708). Kết quả này cho thấy: (i) các hộ sản xuất có thể giảm
36,8% (dưới giả thuyết qui mô không đổi) và 14,8% (dưới giả thuyết qui mô thay
đổi) đồng thời các yếu tố đầu vào, nhưng vẫn đạt mức sản lượng hiện tại; (ii) để
nâng cao hiệu quả kỹ thuật các hộ cũng có thể mở rộng qui mô sản xuất. 2) Có ba
yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa về mặt thống kê đến TE là kinh nghiệm sản xuất của


2

nông hộ, hộ có sử dụng con giống được chứng nhận sạch trong chăn nuôi hay không
và hộ có được tập huấn sản xuất theo BMP hay không. Từ những kết quả nghiên
cứu, một số giải pháp chính được đề ra: 1) Tăng cường mở các lớp tập huấn, đặc
biệt kiến thức tập huấn về kỹ thuật phải theo sát và cụ thể theo những quy định của
hướng dẫn BMP; 2) Quy hoạch và phát triển vùng nuôi, nghiên cứu giải pháp cải

tiến về kỹ thuật nuôi và sản xuất tôm giốngvà 3) Bản thân người nông dân phải chủ
động sử dụng con giống sạch đã qua kiểm nghiệm.


3

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, diện tích tự nhiên 330.000
2

km với bờ biển dài 3.260 km có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản nước
mặn và thủy sản nước lợ (BTS, 1996). Năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
là 14.824 ha (Cục NTTS, 2008) đến hết tháng 9 năm 2013 là 45.900 ha. Ước tính
đến 9 tháng đầu năm 2013 sản lượng tôm thẻ trên cả nước đạt 110.000 tấn. Với
nguồn lực tự nhiên có giới hạn cũng như nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều và
nhu cầu cao về mặt chất lượng nhiều tiêu chuẩn/quy trình nuôi được đặt ra nhằm tạo
ra được sản phẩm chất lượng và việc nuôi trồng trở nên bền vững hơn khi tuân theo
những tiêu chuẩn này trong đó phải kể đến BMP (Better Management Practices)
tạm dịch là thực hành nuôi tốt hơn là một bộ hướng dẫn về quản lý nhằm đạt được
những mục tiêu như đã nêu trên. Vụ nuôi năm 2014 ở Sóc Trăng, ước tính đến tháng
09/2014 đã thả nuôi 24.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắngvà 17.500 ha tôm sú. Và Sóc
Trăng cũng là tỉnh đi đầu trong việc thực hiện nuôi tôm theo BMP, trong năm 2014
có 17 HTX/THT trên địa bàn đăng ký tham gia với 94,6 ha ao tôm thẻ chân trắng và
133,1 ha ao tôm sú thâm canh được đăng ký.
Bên cạnh sự phát triển này, thì cũng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro chưa được
khắc phục như sự phát triển nhanh nhưng chưa ổn định cả về diện tích, năng suất và
sản lượng; sự phát triển mang tính tự phát không theo quy hoạch, thả nuôi không
đúng theo lịch thời vụ khuyến cáo của nhà chuyên môn; hạ tầng kỹ thuật chưa được

đầu tư đồng bộ, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; vấn đề
ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đồng thời chưa có phương pháp xử lý triệt
để; dịch bệnh ngày càng gia tăng, diện tích thiệt hại gia tăng hàng năm. Vì thế vấn
đề đặt ra hiện nay và trong thời gian tới là phải giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất
đồng thời tăng năng suất, sản lượng cho người nông dân. Từ thực tế trên đề tài
“Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn


4

(BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng" được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sản
xuất của các hộ thực hiện theo hướng dẫn BMP từ đó đề xuất những giải pháp thích
hợp để phát triển sản phẩm này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất và đánh giá hiệu quả của mô hình nuôi tôm theo
BMP trong năm 2014 qua đó đề xuất giải pháp duy trì và nâng cao hiệu quả mô
hình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình nuôi tôm theo BMP năm 2013-2014 trên địa bàn tỉnh
Sóc
Trăng.
-

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo BMP năm 2014 trên

địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm


theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng sản xuất tôm theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng như thế
nào?
-

Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

đã đạt đến mức độ nào?
- Yếu tố nào có ảnh hưởng ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi?
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng của các
hộ nuôi tôm theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử
dụng phương pháp màng bao dữ liệu (DEA - Data Envelopment Approach) để đo
lường hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ nuôi tôm theo BMP năm
2014 tại tỉnh Sóc Trăng. Ngoài ra, để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật của các hộ nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu bài viết sử dụng hàm hồi qui


Tobit. Trong đó, biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm và biến
độc lập là các biến hộ nuôi được tập huấn kỹ thuật nuôi theo BMP, mật độ thả tôm,


5

tổng chi phí đầu tư, tỷ lệ chi phí lao động thuê trên tổng chi phí lao động, sử dụng
giống có chứng nhận sạch và kinh nghiệm nuôi tôm.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi về không gian

Địa bàn nghiên cứu thuộc hai huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
do đây là 2 huyện có số lượng hộ nuôi tôm theo BMP nhiều nhất.
1.5.2. Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 11/2014 đến tháng 4/2015.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2013.
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ tháng 11 – 12/2014.
1.5.3. Phạm vi về nội dung
Do thời gian nghiên cứu của đề tài có hạn, số liệu sơ cấp được thu thập từ kết
quả phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nuôi, đề tài chỉ phản ánh một số nội dung: phân tích
hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tômtheo tiêu chuẩn BMP, từ đó tìm ra các nhân tố
tác động ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi trên địa bàn.
1.6. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả của việc sử dụng kết hợp các yếu
tố đầu vào của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành tốt hơn (BMP) trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa đến
hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm, nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu
quả sản xuất cho các hộ nuôi tôm theo BMP.
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày gồm các nội dung sau:
Chương 1. Giới thiệu.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả thảo luận.
Chương 4. Kết luận và kiến nghị.


6

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình, thông qua nó, các nguồn lực hoặc đầu vào sản xuất được
sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có thể sử dụng được.
Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp là đất, lao động, phân bón,
thuốc nông dược, v.v…
Các yếu tố đầu ra trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm mà quá trình
sản xuất tạo ra.
2.1.2. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ giữa
đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường được viết dưới dạng:
Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và xi= (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu vào. Các
biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào
được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương
án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố
định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định và nó không ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí máy bơm nước, …) và
các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: giống,
lao động, phân bón, thuốc nông dược,…)
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm
nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản xuất
nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản lượng Y và của
các yếu tố đầu vào xi thường quan hệ theo dạng tuyến tính. Do vậy hàm sản xuất
được viết dưới dạng:


7

lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + …+ βklnXk

Trong đó: Y và xi (i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào của quá
trình sản xuất. Hằng số β 0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác
động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm sản xuất. Những
yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với cùng lượng đầu vào x i,
β0 càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ càng lớn.
2.1.3. Các khái niệm hiệu quả
Theo Coelli, T., R. Sandura and T. Colin.(2002), hiệu quả sản xuất hình thành
từ hiệu quả kỹ thuật (TE – Technical efficiency), hiệu quả phân phối các nguồn lực
(AE – Allocative efficiency) và hiệu quả kinh tế hay còn gọi là hiệu quả sử dụng
chi phí (EE- Economic eficiency hay CE – Cost efficiency). Theo Ông và cộng sự,
Hiệu quả kỹ thuật là đo lường khả năng của một công ty, xí nghiệp sử dụng các kỹ
thuật hiện có một cách tốt nhất hay là việc sử dụng lượng đầu vào cho trước để tạo
ra một sản lượng cao nhất hay sử dụng một lượng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một
lượng đầu ra nhất định (0 ≤ TE ≤ 1). Hiệu quả phân phối nguồn lực là phản ánh
khả năng của một công ty, xí nghiệp sử dụng tỷ lệ các đầu vào tối ưu tương ứng với
giá cả và công nghệ sản xuất. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả tổng hợp giữa hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối (EE = TE x AE).
Các loại hiệu quả này có thể được đo lường bằng phương pháp phân tích
DEA. Phân tích TE để đo lường khả năng của một nông hộ sản xuất tối đa với
lượng đầu vào và công nghệ cho trước. Phân tích AE đo lường khả năng của nông
hộ sử dụng các yếu tố đầu vào tối ưu với giá cả đầu vào và sản lượng đầu ra không
đổi và phân tích EE dự. trên kết quả của TE và AE cho thấy hiệu quả kinh tế của
nông hộ.
2.1.4. Một số khái niệm khác có liên quan
Chi phí cơ hội: Là phần lợi nhuận bị mất đi khi nhà đầu tư lựa chọn dự án này
mà không chọn dự án kia (nếu là hai dự án); trong trường hợp nhiều hơn hai dự án
thì chi phí cơ hội là phần lợi nhuận bị mất đi của dự án có khả năng sinh lợi cao gần


8


nhất so với dự án mà nhà đầu tư đã lựa chọn. Chi phí cơ hội không thể hiện cụ thể
bằng tiền, do đó không được ghi chép vào sổ sách kế toán.
Chi phí kinh tế: Là chi phí bao gồm cả chi phí kế toán (chi phí tài chính) và
chi phí cơ hội.
Hiệu quả kỹ thuật: Là việc sử dụng yếu tố nguồn lực đầu vào ít nhất để tạo ra
một lượng sản phẩm là cao nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là một phần của hiệu
quả kinh tế.
Nông hộ: Là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là một đơn vị hoạt động của
nền kinh tế xã hội, sử dụng các nguồn lực nông hộ để tiến hành các hoạt động sản
suất có hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện xã hội và không tác động đến sinh
thái và môi trường.
Tối đa hoá lợi nhuận: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí của tất cả các nguồn lực để sản xuất. Trên lý thuyết để đạt được lợi nhuận tối đa
khi và chỉ khi chi phí biên bằng với doanh thu biên.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA - Data Envelopment
Approach) đã được sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh
tế. Trong lĩnh vực thủy sản, gần đây nhất vào năm 2010, Nguyễn Phú Son đã áp
dụng DEA để ước lượng hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất Artemia ở Sóc Trăng
và Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui
mô đạt được của những hộ này rất cao (0,95 và 0,91). Kết quả phân tích hồi qui
tương quan cho thấy kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ
thuật với mức ý nghĩa 1% trong khi việc thiếu vốn sản xuất và sự không sẳn có của
phân chuồng có ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả kỹ thuật ở mức ý nghĩa 5% và
10% tương ứng. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiếp cận được hay không với
các tổ chức tín dụng tại địa phương không gây ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của
các hộ nuôi Artemia.
Trong lĩnh vực rau màu cũng có nhiều tác giả sử dụng DEA để ước lượng hiệu
quả sản xuất của các hộ nông dân tham gia sản xuất. Theo một nghiên cứu gần đây



9

của Đoàn Hoài Nhân (2010) về việc “Đánh giá hiệu quả sản xuất nấm rơm ở An
Giang”. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đa số các hộ sản xuất nằm trong mẫu điều
tra đều đạt được hiệu quả khá cao về mặt kỹ thuật (TE = 0,85), tuy nhiên việc sử
dụng hiệu quả và hợp lý các yếu tố nhập lượng với giá cả và kỹ thuật sẵn có còn hạn
chế nên đã làm hạn chế hiệu quả phân phối (AE = 0,31) và vì thế gián tiếp làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế (EE = 0,28). Có hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp một cách tích cực và có ý nghĩa đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất
nấm rơm, bao gồm: (1) số năm kinh nghiệm sản xuất của người sản xuất nấm rơm
và (2) tiếp cận thông tin thị trường. Trong khi đó thì yếu tố tiếp cận được hay không
với các tổ chức tín dụng không có ảnh hưởng ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các
hộ chất nấm.
Liên quan đến việc sử dụng DEA để ước lượng hiệu quả sản xuất của các hộ
nuôi cá tra ở An Giang, năm 2009 Bùi Lê Thái Hạnh đã sử dụng phương pháp này
để xác định hiệu quả kỹ thuật đạt được của các hộ nuôi trong năm 2008. Và kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật dưới giả thuyết thu nhập qui mô không đổi là
0,595, với giả thuyết thu nhập qui mô thay đổi thì hiệu quả kỹ thuật là 1, và hiệu
quả qui mô là 0,58. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng kinh nghiệm sản xuất và
mức độ đầu tư có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật.
Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014) “Phân tích hiệu quả kinh tế
của nông hộ trồng sen trên địa bản tỉnh Đồng Tháp”. Từ dữ liệu thu thập của 120
hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng khả năng
cao nhất (MLE) để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế từ hàm sản xuất
và hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung
bình đạt được ở vụ 1 là 86,81% và ở vụ 2 là 85,33%. Việc kém hiệu quả do chưa đạt
được hiệu quả kỹ thuật tối đa làm mất đi trung bình ở vụ 1 là khoảng 1.280 kg/ha và
trong vụ 2 khoảng 1.027 kg/ha. Mức hiệu quả kinh tế đạt được ở vụ 1 là 82,18%,

còn ở vụ 2 là 82,99%. Và do mức kém hiệu quả do chưa đạt được hiệu quả kinh tế
gây thất thoát trung bình khoảng 5.665 ngàn đồng/ha ở vụ 1 và vụ 2 mất khoảng
13.891 ngàn đồng/ha. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sen của 2 vụ là


10

lượng giống, lượng phân đạm, phân kali, phân lân thuốc bảo vệ thực vật và lao động
gia đình. Ngoài ra tác giả còn dùng mô hình hồi qui tuyến tính để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng sen ở tỉnh Đồng Tháp, kết
quả cho thấy các yếu tố có tác động gồm vốn vay, trình độ học vấn và diện tích gieo
trồng sen của nông hộ.
Tiên Hoàng Huy (2014)“Phân tích hiệu quả sản xuất mía của nông hộ ở tỉnh
Hậu Giang”. Từ dữ liệu khảo sat của 130 hộ trồng mía ở tỉnh Hậu Giang thông qua
phương pháp DEA, bài nghiên cứu cho thấy được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí của các nông hộ trồng mía tỉnh Hậu Giang.
Kết quả từ DEA cho thấy, các hiệu quả đạt mức tương đối, chưa đạt kết quả cao, thêm
vào việc phân tích hiệu quả theo quy mô cho thấy được các nông hộ sản xuất còn manh
mún, nhỏ lẻ, không tập trung, cụ thể trung bình hiệu quả kỹ thuật đạt khoảng 82,5%,
hiệu quả phân phối khoảng 71,1%, hiệu quả sử dụng chi phí khoảng 57,9% và hiệu quả
theo quy mô khoảng 89,5%. Ngoài ra, ước lượng mô hình hồi quy Tobit cho thấy các
hiệu quả chịu tác động bởi các nhân tố như trình độ hoc vấn; tham gia hội, đoàn thể;
giới tính chủ hộ; tập huấn; kinh nghiệm sản xuất; số lao động của hộ và tín dụng. Qua
kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit cho thấy, biến số lao động của hộ, tham gia
hội đoàn thể, trình độ học vấn, giới tính, tín dụng có hệ số có ý nghĩa trong mô hình
hiệu quả sản xuất và tương quan thuận chiều. Từ những kết quả đó cho thấy, việc nâng
cao trình độ cho các nông hộ bằng cách mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất và cần có các chính sách ưu đãi vay vốn cho các nông hộ để họ đảm bảo được
nguồn vốn đầu tư sản xuất và đạt hiệu quả hơn.


Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi, Hà Văn Dũng (2013) “Phân tích
hiệu quả chi phí và hiệu quả theo quy mô của hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh
Châu tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số”. Bài nghiên cứu
sử dụng phương pháp tiếp cận phi tham số để đo lượng hiệu quả sử dụng chi phí của
các hộ sản xuất hành tím ở huyện Vĩnh Châu từ dữ liệu thu thập của 70 hộ. Hiệu
quả sử dụng chi phí bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối, thông qua
phương pháp màng bao dữ liệu DEA và phần mềm máy tính DEAP tác giả đã ước


11

lượng được các loại hiệu quả này. Ngoài ra tác giả còn thông qua phương pháp DEA
để đo lường và so sánh hiệu quả theo quy mô sản xuất của các nông hộ. Kết quả cho
thấy, các hộ sản xuất hành tím có hiệu quả sản xuất tương đối cao và sự biến động
thấp (trung bình là 98% với độ lệch chuẩn 3%) nhưng hiệu quả sử dụng chi phí lại
khá thấp (trung bình 62%).
Nguyễn Hữu Đặng (2012) “Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011”.
Tác giả ước lược hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp tham số thông qua hàm sản
xuất biên Cobb –Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật, bài nghiên cứu cho
thấy các yếu tố đầu vào có tác động đến năng suất, ngoài ra tác giả còn tìm hiểu về
các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của
các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011 là
88,96%, hiệu quả kỹ thuật ở năm 2011 thấp hơn hiệu quả kỹ thuật năm 2008. Tăng
trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn 2008-2011 là do đóng góp của các yếu tố
đầu vào như đất đai, lao động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm,
tăng phân lân. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội và tín dụng nông
nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật nhưng ngược lại thì
thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng
cải thiện hiệu quả kỹ thuật.

Thái Thanh Hà (2009) thực hiện nghiên cứu “Áp dụng phương pháp phân
tích màng bao dữ liệu và hồi quy Tobit để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên
nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kon Tum”. Đề tài ngiên cứu về hiệu quả sản xuất
thông qua phân tích hiệu quả quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí. Số liệu của đề tài
được tác giả thu thập từ 122 hộ trồng cao su thiên nhiên ở tỉnh Kum Tum, Tây
Nguyên. Tác giả tính hiệu quả sản xuất thông qua 2 bước. Thứ nhất, tính hiệu quả
chi phí và hiệu quả kỹ thuật thông qua phương pháp màng bao dữ liệu DEA. Thứ
hai, dùng hồi quy Tobit để xác định các yếu tố tương quan đến chỉ số hiệu quả kinh
tế và hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhưng hộ có quy mô lớn (trên
2 ha) có hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí cao hơn những hộ có quy mô nhỏ


12

(dưới 2 ha). Đồng thời, các nhân tố như vốn vay đầu tư sản xuất cao su, số cây mở
miệng cạo, và hệ số kỹ thuật cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi
phí. Qua đó cũng khẳng định sự cần thiết và tính đúng đắn phải tập trung đất đai
nhằm thực hiện sản xuất cao su thiên nhiên ở quy mô lớn.
Qua kết quả tổng kết lý thuyết ta nhận thấy phương pháp DEA được sử dụng
để đánh giá hiệu quả kỹ thuât, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế trong nhiều
lĩnh khác nhau như lĩnh vực trồng trọt và thủy sản. Tuy nhiên, việc ứng dụng mô
hình DEA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo tiêu chuẩn BMP,
tác giả chưa tìm thấy các nghiên cứu có liên quan, có thể do tiêu chuẩn BMP là tiêu
chuẩn mới được triển khai tại Sóc Trăng. Do đó, để có những đánh giá cụ thể hơn về
hiệu quả kỹ thuật của việc nuôi tôm theo tiêu chuẩn BMP nên tác giả thấy đây là
điểm mới để Tác giả chọn làm nội dung nghiên cứu cho luận văn cao học.
2.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH NUÔI TỐT
HƠN CHO TÔM (BMP - BETTER MANAGEMENT PRACTICES)
BMP là một bộ hướng dẫn về quản lý, không phải là tiêu chuẩn trong chăn
nuôi. BMP dễ áp dụng và không cần tăng chi phí trong quá trình thực hiện. Từ “tốt

hơn” ám chỉ rằng BMP luôn tiến triển, không hạn chế việc thay đổi theo hướng tích
cực và cải thiện những nội dung cần thiết theo sự phát triển của nghề nuôi.
BMP là một biện pháp nuôi được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu khoa
học về đánh giá thực trạng và phân tích rủi ro. Các biện pháp làm giảm yếu tố rủi ro
được xem là BMP, BMP có mục tiêu chung là tăng cường trách nhiệm và vì một
ngành thủy sản phát triển bền vững, chứ không chỉ đơn thuần tăng năng suất như
những biện pháp dùng trong khuyến nông khuyến ngư (thường chỉ tập trung vào các
phương pháp giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm). Chính vì vậy, BMP có
thể giúp người sản xuất tạo ra những sản phẩm hàng hóa theo chiều hướng bền
vững hơn và luôn xem xét tới các khía cạnh môi trường và kinh tế xã hội.
BMP thường là tự nguyện, nhưng có thể được sử dụng làm cơ sở của những
quy định tại địa phương, hoặc thậm chí đáp ứng và tuân theo các tiêu chuẩn của
chương trình chứng nhận nào đó.


13

Hiện tại bộ hướng dẫn BMP dành cho tôm được thành lập dựa theo Bộ tiêu
chuẩn ShAD/ASC (Shrimp Aquaculture Dialogue/Aquaculture Stewardship
Council) gồm 7 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1. Tuân thủ tất cả luật lệ và quy định áp dụng trong phạm vi quốc
gia và địa phương.
Nguyên tắc 2. Trại nuôi được xây dựng ở những nơi phù hợp về mặt môi
trường đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng.
Nguyên tắc 3. Xây dựng và vận hành trại nuôi có lưu ý đến các cộng đồng
xung quanh.
Nguyên tắc 4. Vận hành trại nuôi thể hiện trách nhiệm với người lao động.
Nguyên tắc 5. Quản lý sức khỏe và chăm sóc tôm một cách có trách nhiệm.
Nguyên tắc 6. Quản lý nguồn gốc xuất xứ bố mẹ, chọn giống và các ảnh
hưởng đến quản lý giống.

Nguyên tắc 7. Sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả và có trách nhiệm bảo
vệ môi trường.
Theo các nguyên tắc phải tuân theo thì việc áp dụng hướng dẫn BMP có thể
mang lại được những lợi ích sau:
- Giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh.
- Cải thiện tốc độ tăng trưởng.
- Giảm bớt chi phí nuôi.
-

Cải thiện điều kiện môi trường nuôi và giúp hạn chế tối đa tác động của nghề

nuôi lên môi trường xung quanh.
- Đạt được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
-

Cũng cố mối quan hệ với cộng đồng địa phương qua nhận thức về bảo vệ

môi trường.
- Tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Tạo thuận lợi trong việc duy trì sự bền vững.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu


14

* Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các nguồn: (1) Sở Thủy sản tỉnh Sóc
Trăng, Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng; (2) Các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các
tổ chức khác: các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến hiệu

quả mô hình nuôi tôm; (3) Các nhận định, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh
vực nuôi trồng thủy sản.
* Số liệu sơ cấp
Cỡ mẫu được xác định theo công thức Slovin, với tổng thể 230 hộ nuôi theo
hướng dẫn BMP trên địa bàn tỉnh ta có thể xác định được cỡ mẫu phù hợp là 70 với
mức sai số 10% theo công thức như sau:
2

n = N/(1+Ne )
Với N là kích thước tổng thể
e là sai số cho phép
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua danh sách các
hộ nuôi tôm theo BMP tại hai huyện Mỹ Xuyên và Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nuôi
trên địa bàn dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc.
2.4.2. Phương pháp phân tích
(1) Đối với mục tiêu 1 (Phân tích tình hình nuôi tôm theo BMP năm
20132014 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng).
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để mô tả thực
trạng và tình hình sản xuất tôm theo BMP trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp phân tích thống kê mô tả theo Võ Thị Thanh Lộc (2000) là các
phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và
mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên
cứu. Các công cụ trong thống kê mô tả như bảng thống kê, tần suất. Các đại lượng
thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung:


15


mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch
chuẩn, khoảng biến thiên.
Phương pháp so sánh
Cũng theo Lộc (2000), Phương pháp so sánh dùng để so sánh diện tích, sản
lượng, năng suất sản xuất qua các năm và các khu vực. Tính tốc độ tăng trưởng của
của các chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng… qua các năm và qua các khu
vực. Các công cụ trong phương pháp so sánh như phương pháp so sánh số tương đối
và số tuyệt đối.
-

Phương pháp so sánh số tương đối: để phân tích tốc độ tăng trưởng của các

chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Được tính bằng cách lấy số tương đối năm sau trừ số
tương đối năm trước. Thể hiện qua công thức:
Y1-Y0
∆Y=

Y

×100%

0

Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
-

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: dùng để phân tích sự biến động của giá trị


của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm. Phương pháp so sánh số tuyệt đối được tính
bằng cách lấy giá trị năm trước trừ giá trị năm sau trong cùng một chỉ tiêu.
Công thức: Y = Y1-Y0
Yo : Chỉ tiêu năm trước
Y1 : Chỉ tiêu năm sau
ΔY : là sự chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế
(2)

Đối với mục tiêu 2 (Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm theo

BMP năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng).
Sử dụng phương pháp DEA (DEA - Data Envelopment Approach-phương
pháp màng bao dữ liệu) để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng theo BMP năm 2014 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.


×