Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Tác động của FDI , tự do kinh tế và các yếu tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.16 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
….o0o….

NGUYỄN ĐỖ BÌNH AN

TÁC ĐỘNG CỦA FDI, TỰ DO
KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ KINH
TẾ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hoa

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Đỗ Bình An



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tóm tắt........................................................................................................................... 1
Chương 1........................................................................................................................ 2
GIỚI THIỆU..................................................................................................................2
1.1 Vấn đề nghiên cứu:...................................................................................................2
1.1.1 Tình hình FDI toàn cầu:........................................................................................2
1.1.2 Đặt vấn đề:.......................................................................................................... 12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................. 13
1.3 Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................... 13
Chương 2...................................................................................................................... 15
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY..........15
2.1Cơ sở lý thuyết:....................................................................................................... 15
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế:............................................................................................ 15
2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:................................................................................ 15
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:..................................................................... 16
2.2.1 Các nghiên cứu về lý thuyết:............................................................................... 16
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm:.............................................................................. 18
2.2.2.1 Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế:....................................................... 18
2.2.2.2 FDI và hiệu ứng lan tỏa công nghệ:.................................................................. 22
2.2.2.3 Khả năng hấp thụ dòng vốn FDI:...................................................................... 25
Chương 3...................................................................................................................... 34
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 34



3.1 Dữ liệu:................................................................................................................... 34
3.2 Phương pháp:......................................................................................................... 34
3.3 Kiểm định củng cố mô hình:.................................................................................. 40
Chương 4...................................................................................................................... 42
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................... 42
Chương 5...................................................................................................................... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 57
5.1 Các kết quả nghiên cứu chính................................................................................. 57
5.2 Chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:........................................................... 58
5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:.......................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP:

Tổng sản lượng quốc gia

PCI:

Quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người

FDI:


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

MNCs:

Multinational corporation (Các công ty đa quốc gia)

GMM:

Mô hình Moments Tổng quát

OLS:

Phương pháp bình phương bé nhất

WB:

WorldBank (Ngân hàng Thế Giới)


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Dòng FDI vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.........................................3
Hình 2.2 Dòng FDI vào khu vực Châu Âu.....................................................................5
Hình 2.3 Dòng FDI vào khu vực Bắc Mỹ......................................................................7
Hình 2.4 Dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean....................................9
Hình 2.5 Dòng FDI vào khu vực Trung Đông và châu Phi........................................... 11


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 4.1. Ma trận hệ số tương quan. Thời kì 2000-2013............................................. 42
Bảng 4.2. Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy GMM cho
mẫu toàn bộ các nước đang phát triển. Thời kì 2000-2013........................................... 44
Bảng 4.3. Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy GMM cho
mẫu các nước có thu nhập trung bình cao. Thời kì 2000-2013.....................................49
Bảng 4.4. Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy GMM cho
mẫu các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp. Thời kì 2000-2013.......................51
Bảng 4.5. Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy OLS cho mẫu
toàn bộ các nước đang phát triển. Trung bình thời kì 2000-2013.................................53
Bảng 4.6. Biến phụ thuộc: tăng trưởng GDP đầu người. Kết quả hồi quy OLS với biến
trễ FDI. Trung bình thời kì 2008-2013......................................................................... 55


1

Tóm tắt
Bài viết này tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa
FDI với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, bài nghiên cứu này cũng cung cấp một
cái nhìn sâu hơn vào các điều kiện địa phương mà có thể ảnh hưởng đến quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng hai
phương pháp hồi quy: phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp
GMM hệ thống để làm rõ những vấn đề nêu trên. Về dữ liệu định lượng, dữ liệu
trong bài nghiên cứu được lấy từ nguồn World Bank (WB) và chuỗi quan sát
kéo dài từ năm 2000 đến năm 2013. Bài nghiên cứu đồng thời cũng xem xét
tầm quan trọng của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố tự do kinh tế
khi đánh giá tác động kinh tế của các dòng vốn nước ngoài.


2


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Vấn đề nghiên cứu:
1.1.1 Tình hình FDI toàn cầu:
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương dẫn đầu với tổng số dự án và giá trị
ròng vào khoảng 184,67 tỉ đô la. Con số này giảm nhẹ 4,67% trong năm 2013.
Trung Quốc vẫn là quốc gia nhận được dòng FDI lớn nhất với 61,14 tỉ đô la
chiếm 34,73%. Trong khi dòng FDI vào Trung Quốc giảm nhẹ thì các quốc gia
khác cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ. Tổng giá trị FDI vào Việt Nam tăng gấp 3
lần từ 5,34 trong năm 2012 đến 15,31 tỉ đô la năm 2013 do Việt Nam ngày càng
hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và đưa ra nhiều chính sách thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài. FDI vào Myanma tăng từ 1,54 tỉ lên 13,22 tỉ trong năm
2013 chiếm 7,16% do hưởng lợi từ tự do kinh tế và chính trị ổn định từ cuộc
bầu cử dân chủ năm 2010.
Dòng vốn vào Ấn Độ giảm một nửa trong năm 2013. Ngược lại Nhật
Bản nhận sự gia tăng đáng kể lên 8,91 tỉ đô la so với 3,84 tỉ đô la trong năm
2012 chiếm 4,83% tổng giá trị FDI vào khu vực này. Trong số các dự án vào
Nhật Bản, có một số dự án lớn như dự án của công ty SanDisk (Mỹ) và Toshiba
(Nhật Bản) đang có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 4 tỉ đô la ở
thành phố Yokkaichi.


3

Hình 2.1 Dòng FDI vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Nguồn: FDI Market.
Than đá, dầu mỏ và khai thác khí ga tự nhiên là những khu vực thu hút

FDI nhiều nhất ở khu vực này. Tổng giá trị tăng gấp đôi từ 13,23 tỉ đô la trong
năm 2012 đến 24,98 tỉ đô la năm 2013. Khu vực này thu hút những dự án lớn
như nhà máy năng lượng hóa thạch trị giá 9,85 tỉ đô la của Mitshubishi với sự
tham gia của Electricity Generating của Thái Lan và Thai Development của Ý,
một sự dự án khác là nhà máy lọc dầu trị giá 9 tỉ đô la của Kuwait Petrolium và
một số đối tác khác đến từ Nhật Bản và Việt Nam.


4

Các ngành khác đều cho thấy sự sụt giảm trong dòng FDI bao gồm: bất
động sản, khách sạn, hóa chất, nhựa và cao su. Trong đó ngành dịch vụ tài
chính cho thấy sự sụt giảm mạnh nhất là 21,69%. Hóa chất, nhựa và cao su
giảm nhẹ 8% trong năm 2013 xuống còn 17,14 tỉ đô la. Tuy nhiên số dự án tăng
nhẹ 4,29% cho thấy các nhà đầu tư sẽ vẫn tiếp tục phát triển lĩnh vực này với
một mức độ thấp tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế toàn cầu.
Khu vực Châu Âu
Dòng FDI vào Châu Âu giảm 12,08% trong năm 2013 xuống còn 137,26
tỉ đô la và số lượng dự án giảm 6% xuống còn 4166. Nước Anh vẫn dẫn đầu
khu vực này với 796 dự án với tổng giá trị 26,51 tỉ đô la. Tuy nhiên tỉ trọng so
với toàn khu vực thì sụt giảm xuống còn 20% trong năm 2013 so với 26,13
trong năm 2012. Thổ Nhĩ Kì liên tục gia tăng dòng vốn FDI nhận được trong
các năm qua và chiếm 6,69% tổng giá trị của khu vực Châu Âu. Hà Lan gia
tăng gấp đôi từ 3,7 đến 6,87 tỉ đô la trong năm 2013 và thay thế vị trí của
Secbia trong bảng xếp hạng Châu Âu.
Về số lượng dự án FDI, 10 nước đầu trong bảng xếp hạng đều cho thấy
sự sụt giảm ngoại trừ Ireland (tăng 0,68%). Đức tăng ba bậc lên vị trí thứ năm
liên quan đến số lượng việc làm được tạo ra ở châu Âu cụ thể FDI trong nước
tạo ra 23.836 việc làm trong năm 2013, tăng 33,62%.



5

Hình 2.2 Dòng FDI vào khu vực Châu Âu.

Nguồn: FDI Market
Trong năm 2013, công nghệ thông tin là lĩnh vực lớn nhất đối với FDI
vào châu Âu, tăng từ vị trí thứ ba trong năm 2012, chiếm 18,08% tổng vốn đầu
tư vào khu vực này. Bất động sản, khách sạn và du lịch giảm từ vị trí dẫn đầu
xuống vị trí thứ ba vào năm 2013 với sự sụt giảm 43,84%. Than, dầu và khí tự
nhiên tụt khỏi nhóm năm xuống vị trí thứ chín, bị giảm đáng kể 63,99%. Mặc
dù động cơ, tua bin, máy móc không lọt vào đầu nhóm năm nhưng khu vực này


6

đạt mức tăng trưởng mạnh với lượng đầu tư gấp đôi đến 7,8 tỉ đô la trong năm
2013.
Khu vực Bắc Mỹ
Dòng FDI vào Bắc Mỹ giảm 1,36% trong năm 2013 xuống còn 58,06 tỉ
đô la, số lượng dự án giảm 0,77% xuống còn 1680 và số lượng việc làm được
tạo ra tăng 4,48% lên 141.452. Ontario là bang hàng đầu ở Bắc Mỹ, vào năm
2013 thu hút 7,23 tỉ đô la FDI, chiếm hơn một phần mười của FDI ở Bắc Mỹ.
Vốn đầu tư vào Ontario tăng hơn gấp đôi so với năm 2012, bất chấp sự sụt
giảm 23,81% số lượng dự án và 20,97% về số lượng việc làm được tạo ra.
Năm bang hàng đầu cho đầu tư vốn chiếm 44,97% tổng thị phần của FDI
vào Bắc Mỹ trong năm 2013 là Ontario chiếm 12,46%, theo sau là Texas
(11,4%), California (8,65% ), Quebec (6,77%) và Louisiana (5,69%). Texas là
tiểu bang duy nhất trong đầu năm có một sự suy giảm FDI, giảm 31,93% so với
năm 2012.

Trong số 15 quốc gia hàng đầu ở Bắc Mỹ, phát triển nhanh nhất về
nguồn vốn đầu tư từ các dự án FDI đã công bố là Quebec (321,44%), North
Carolina (133,26%), Oklahoma (130,98%) và Georgia (125,10%). California đã
thu hút 206 dự án trong năm 2013, cao hơn 24,76% so với New York.
California cũng là bang dẫn đầu về số lượng việc làm được tạo ra, có 14.263
việc làm mới trong năm 2013, tăng 48,76% so với năm 2012 và chiếm 10,08%
tổng số vốn FDI giải quyết việc làm ở Bắc Mỹ.


7

Hình 2.3 Dòng FDI vào khu vực Bắc Mỹ.

Nguồn: FDI Market
Trong năm 2013, công nghệ thông tin với 13,8 tỉ đô la và hóa chất, chất
dẻo, cao su với 9,78 tỉ đô la là hai lĩnh vực thống trị về dòng FDI ở Bắc Mỹ.
Nói chung, hai ngành này chiếm 40,61% vốn đầu tư trong khu vực.
Trong số 10 ngành hàng đầu thì ngành gỗ, giấy và may mặc đã trải qua
sự gia tăng lớn nhất vào năm 2012. Đầu tư tăng từ 420 triệu đô la Mỹ trong
năm 2012 lên 1,6 tỷ đô la trong năm 2013. Số lượng việc làm được tạo ra gần
như tăng gấp ba trong ngành và số lượng dự án tăng 41,67%.


8

Linh kiện điện tử và chất bán dẫn có vốn đầu tư FDI suy giảm đáng kể
nhất, giảm 92,39%, từ 4,94 tỉ đô la năm 2012 còn 370 triệu đô la. Năm 2013, số
lượng việc làm được tạo ra giảm 76,17% và số lượng các dự án giảm 37,5% so
với năm 2012.
Khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean

Trong năm 2013, FDI vào Mỹ Latinh và Caribbean tăng hơn gấp đôi từ
69,37 tỉ đô la vào năm 2012 lên 139,81 tỉ đô la, số dự án tăng 10,18% lên 1320,
và tăng 20,54% số lượng việc làm được tạo ra.
Với ước tính khoảng 40,51 tỉ đô la FDI, Nicaragua đứng đầu trong năm
2013 ở Mỹ Latinh và vùng Caribbean thay cho Brazil, do khoản đầu từ 40 tỉ đô
la bởi công ty Hong Kong Nicaragua Canal Development Investment. FDI vào
Brazil đã giảm 3,31% trong năm 2013 xuống còn 27,32 tỉ đô la so với năm
2012, theo sau sự sụt giảm đảng kể về số lượng dự án. Brazil là quốc gia duy
nhất trong nhóm 10 quốc gia có một sự suy giảm về số dự án, chỉ còn 327 các
dự án trong năm 2013. FDI vào Mexico tăng 48,5% lên 22,47 tỉ đô la vào năm
2013. Nhóm ba quốc gia dẫn đầu về lượng vốn đầu tư trong khu vực Mỹ Latinh
là Nicaragua, Brazil và Mexico chiếm gần 65% FDI vào năm 2013.
FDI vào Colombia tăng năm lần cụ thể là 10,58 tỉ đô la vào năm 2013
với số lượng các dự án FDI tăng 12,38%. Trong khi đó, FDI vào Chile và
Argentina đã giảm 1,84% và 29,64%, tương ứng 9,7 tỉ đô la và 4,16 tỉ đô la.
Trong số 10 nước đứng đầu về vốn đầu tư, Nicaragua chiếm 28,97% vốn FDI
vào châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tiếp theo là Colombia (7,57%), Peru
(4,34%), Cộng hòa Dominica (1.85%), Puerto Rico (1,74%) và Venezuela
(1,35%).


9

Hình 2.4 Dòng FDI vào khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribbean.

Nguồn: FDI Market.
Ba lĩnh vực hàng đầu ở Mỹ Latinh và vùng Caribbean trong năm 2013 là
kinh doanh và dịch vụ tài chính với FDI trị giá 48,19 tỉ đô la, công nghệ thông
tin với 17,04 tỉ đô la và tái tạo năng lượng với 13,28 tỉ đô la. Ba ngành này
chiếm 56% vốn FDI ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean.

Trong năm ngành hàng đầu, thiết bị vận tải là ngành duy nhất có một sự
suy giảm trong năm 2013, với FDI giảm 4,19% xuống 11,72 tỉ đô la. Điều này


10

đã bất chấp sự gia tăng về số lượng dự án 7,03%. Các ngành kinh doanh, dịch
vụ tài chính, than, dầu và khí tự nhiên là những ngành phát triển nhanh nhất.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
FDI vào Trung Đông và châu Phi (MEA) tăng lên vào năm 2013 khoảng
24,27%. Tuy nhiên, số lượng các dự án trong khu vực giảm 8,59% và số lượng
việc làm được tạo ra giảm 12,98%.
FDI và Iraq gia tăng mạnh mẽ, tăng từ 960 triệu đô la trong 2012 lên
14,96 tỉ đô la vào năm 2013. Jordan cũng đã trải qua một sự gia tăng đáng kể về
FDI vào năm 2013, chủ yếu là do một dự án nhà máy điện hạt nhân 10 tỷ USD.
FDI vào Jordan tăng từ 1,26 tỉ đô la lên 10,9 tỉ đô la trong năm 2013. Thị phần
vốn đầu tư của Jordan cũng tăng trong năm 2013, đạt 11,03% so với 2012, bất
chấp số lượng dự án giảm 35,29%. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu
từ về một sự hồi phục kinh tế ở quốc gia này.
Do bất ổn chính trị và kinh tế ở Ai Cập, dòng vốn FDI suy giảm đáng kể,
giảm từ 9,66 tỉ đô la năm 2012 xuống còn 2,93 tỉ đô la vào năm 2013 tương
đương 69,65% và số lượng việc làm được tạo ra giảm 65,45%.


11

Hình 2.5 Dòng FDI vào khu vực Trung Đông và châu Phi.

Nguồn: FDI Market.
Trong năm 2013, than, dầu và khí tự nhiên là lĩnh vực hàng đầu thu hút

FDI trong khu vực MEA, tăng 52,01% chiếm khoảng 29,14 tỉ đô la, tăng
60,61% về số lượng các dự án và tạo ra 9.165 việc làm mới.
Ngành gỗ, giấy và may mặc tăng từ mức thấp 200 triệu USD trong năm
2012 lên 3,8 tỉ đô la trong năm 2013, tạo hơn 12.000 việc làm mới. Bất động


12

sản, khách sạn và du lịch; công nghệ thông tin; tái tạo năng lượng; kinh doanh
và dịch vụ tài chính; vật liệu xây dựng, gốm sứ và thủy tinh; giao thông vận tải,
lĩnh vực kho bãi đều có sự gia tăng trong năm 2013.
Đầu tư vốn vào khu vực giải trí và vui chơi giải trí giảm từ 1,68 tỉ đô la
trong năm 2012 xuống còn 330 triệu đô la trong năm 2013. Ngành kim loại và
khoáng chất giảm số lượng dự án từ 59 trong năm 2012 còn 31 trong năm 2013.
1.1.2 Đặt vấn đề:
Trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) được xem là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần
đáng kể vào tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nó góp phần tích cực cải thiện cán cân
thanh toán, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời nó cũng tạo động lực
thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý kinh doanh,
nâng cao sức cạnh tranh hơn cho nền kinh tế. Có rất nhiều nghiên cứu tranh
luận về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các bằng
chứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế vẫn còn là một câu hỏi không rõ ràng. Bên cạnh đó, vai trò của
tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô trong quá trình thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ FDI
cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trong bài nghiên cứu này, tôi kiểm tra
xem xét liệu quốc gia có môi trường tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô tốt hơn có
thể khai thác FDI hiệu quả hơn không. Qua đó, bài viết này kiểm tra các mối
liên hệ khác nhau giữa FDI, sự phát triển của môi trường tự do kinh tế, sự ổn
định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Tất cả những yếu tố này không chỉ

đóng một vai trò quan trọng như lực hút chính của dòng vốn nước ngoài mà còn
góp phần làm tăng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.


13

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Để tiếp tục đóng góp vào những tranh luận hiện nay và làm rõ mối quan
hệ giữa FDI, tăng trưởng kinh tế, tự do kinh tế và sự ổn định kinh tế vĩ mô,
đồng thời lấp vào những khoảng trống về nghiên cứu tác động giữa FDI và tăng
trưởng kinh tế, bài viết hướng đến các mục tiêu chủ yếu sau:
-

Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế;

-

Ngoài ra, để hỗ trợ trong việc đề xuất chính sách đối với việc hấp thụ
dòng vốn FDI phục vụ tăng trưởng kinh tế, bài viết nghiên cứu các
yếu tố như chất lượng tự do kinh tế và môi trường vĩ mô tác động tới
tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ của FDI và tăng trưởng.

Các mục tiêu nghiên cứu ở trên hướng vào trả lời các câu hỏi nghiên
cứu:
-

FDI tác động như thế nào đến tăng trưởng?

-


Tự do kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến tăng
trưởng?

-

Quốc gia có môi trường tự do kinh tế và kinh tế vĩ mô tốt hơn có thể
khai thác mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế hiệu quả hơn hay
không?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung vào 21 nước
đang phát triển trong giai đoạn 2000-2013.
1.3 Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trên cơ sở bài nghiên cứu


14

của các tác giả trên thế giới và được thực hiện trên cơ sở các bước tiến hành sau
đây:
Trước tiên, xác định câu hỏi nghiên cứu;
Thứ hai, xác định khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu lý thuyết trước
đây;
Thứ ba, xây dựng mô hình và phương pháp thực nghiệm;
Thứ tư, thu thập dữ liệu phục vụ mô hình thực nghiệm;
Thứ năm, sử dụng phần mềm Eview 7.2 để xử lý dữ liệu và hồi quy theo
phương pháp bình phương bé nhất và phương pháp GMM hệ thống;
Thứ sáu, kiểm định củng cố mô hình bằng các phương pháp và mẫu khác
nhau. Cụ thể là phương pháp OLS hồi quy với dữ liệu chéo và biến trễ FDI để
xử lý vấn đề nội sinh. Qua đó thảo luận kết quả từ ước lượng;
Cuối cùng, kết luận, gợi ý chính sách, xác định hạn chế và các hướng

nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
Bố cục luận văn: Mở đầu bài nghiên cứu, tôi sẽ trình bày một cách ngắn
gọn mục tiêu nghiên cứu và những kết quả đạt được như trên. Nội dung nghiên
cứu chính, tức là các phần trình bày sẽ được tóm tắt trong phần giới thiệu, cũng
như vấn đề tại sao phải nghiên cứu đề tài này. Phần II là phần trình bày các
nghiên cứu và các kết quả đã đạt được trước đây. Phương pháp nghiên cứu, nội
dung và kết quả được trình bày trong phần III và phần IV; cuối cùng tôi đưa ra
các kết luận, thảo luận và kiến nghị của bài nghiên cứu trong phần V.


15

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Cơ sở lý thuyết:
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó làm
cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của
cộng đồng được cải thiện. Ngoài ra, nó tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc
làm, củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý
của Nhà nước đối với xã hội.
2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI)
là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà


16

người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường
hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi
là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
2.2.1 Các nghiên cứu về lý thuyết:
Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình về cơ chế tăng trưởng kinh
tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế
khác bổ sung. Solow đã nhận được giải Nobel về kinh tế năm 1987 nhờ cống
hiến này. Mô hình này còn gọi là Mô hình tăng trưởng tân cổ điển vì một số giả
thiết của mô hình dựa theo lý luận của kinh tế học tân cổ điển. Mô hình này còn
có cách gọi khác, đó là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, bởi vì không liên quan
đến các nhân tố bên trong, cuối cùng tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ
về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên ngoài, đó là
công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở trạng thái bền vững.
Mô hình tăng trưởng Solow mở rộng mô hình tăng trưởng của Harrod–
Domar (1946) bằng việc thêm vào lao động như là một yếu tố sản xuất, và tỉ lệ
giữa lao động và vốn là không cố định. Điều này cho phép tách biệt giữa thâm
dụng vốn và tiến trình công nghệ.
Mô hình này dựa trên một số giả định sau:
 Giá cả linh hoạt trong dài hạn. Đây là một quan điểm của kinh tế học


tân cổ điển. Khi này, lao động L được sử dụng hoàn toàn, và nền kinh tế tăng


17

trưởng hết mức tiềm năng và ổn định. Đồng thời toàn bộ tiết kiệm sẽ chuyển
hóa thành đầu tư.
 Mức sản lượng thực tế Y phụ thuộc vào lượng lao động L, lượng tư

bản K vài năng suất lao động A. Từ đó, ta có một hàm sản xuất vĩ mô Y =
F(A,L,K). Giả thiết là hàm này có dạng Cobb-Douglas, tức là:

 Nền kinh tế đóng cửa và không có sự can thiệp của Chính phủ.
 Có sự khấu hao tư bản. Khi có đầu tư mới, trữ lượng vốn tăng lên.

Nhưng đồng thời, vốn cũng bị khấu hao theo thời gian. Khi đó lượng vốn mới
có sẽ bằng lượng vốn mới tạo ra từ đầu tư, trừ đi các khoản hao mòn.
 Tư bản K và lao động L tuân theo Quy luật lợi tức biên giảm dần. Có

nghĩa là khi tăng k thì ban đầu y tăng rất nhanh đến một lúc nào đó nó tăng
chậm lại.
Một số kết luận của mô hình Solow:
 Đầu tiên, mô hình này chỉ ra trạng thái dừng của nền kinh tế. Trạng

thái dừng là điểm cân bằng mà ở đó lượng vốn giữ nguyên không đổi, bởi vì
lượng đầu tư để tạo ra vốn mới mỗi năm chỉ đủ để bù trừ phần vốn bị hao mòn.
Khi vốn không tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng. Vì vậy, ở trạng thái
dừng, lượng vốn trên một lao động là cố định, và sản lượng trên một lao động
là cố định. Vốn và lao động không tăng thì tổng sản lượng cũng là cố định. Đây
là hệ quả của hàm sản xuất có hiệu suất biên giảm dần. Nếu vốn tiếp tục tăng,

sản lượng sẽ tăng nhưng với tốc độ giảm dần. Do vậy, thu nhập dành cho tiết
kiệm cũng tăng với tốc độ giảm dần, và đầu tư tăng cũng với tốc độ giảm dần.
Vì vậy, luôn luôn tồn tại một “trạng thái dừng” của nền kinh tế, nơi mà mọi


18

biến số đều hội tụ về một giá trị cố định. Như vậy, mô hình Solow dự đoán rằng
những nước có tăng trưởng dân số cao hơn sẽ có mức vốn và thu nhập trên lao
động thấp hơn trong dài hạn.
 Mô hình giải thích được sự tăng trưởng đều đặn của thu nhập bình

quân một số nước là do tốc độ tăng trưởng về công nghệ. Còn tốc độ tăng
trưởng tổng sản lượng Y là do tăng trưởng lao động và tăng trưởng công nghệ
kết hợp.
2.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm:
2.2.2.1 Tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế:
FDI dường như mang lại nhiều lợi ích ngoài việc tăng vốn cổ phần trong
nước mà còn tác động tích cực đến tăng trưởng năng suất thông qua chuyển
giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý. FDI có xu hướng ổn định hơn, và sẽ ít
gây hậu quả hơn so với những loại khác. Tuy nhiên, tác động của FDI lên tăng
trưởng vẫn còn là một bài toán khó đối với các nhà kinh tế học. Kết quả đạt
được rất đa dạng: chẳng hạn, Soto (2000) sử dụng dữ liệu của 44 quốc gia trong
giai đoạn 1986-1997 nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế với
phương pháp ước lượng GMM sai phân. Kết quả cho thấy dòng vốn FDI tác
động dương và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng kinh tế. Li và Liu
(2005) sử dụng dữ liệu của 84 quốc gia giai đoạn 1979-1999 để đánh giá tác
động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy FDI tác động
mạnh đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển cũng như đang phát triển.
Borensztein và Lee (1998) đã thực hiện phân tích hồi quy trên 69 quốc

gia đang phát triển cho những năm từ 1970-1979, tác giả đã đưa ra bằng chứng


×