Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.23 KB, 7 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA
1. Muc tiêu:
Để đạt được những kết quả trên, ngân hàng đã tự khẳng định mình trên
thường trường với những chủ chương và giải pháp phù hợp. Chi nhánh tiếp tục
duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm thêm khách
hàng có nguồn tiền gửi lớn, chi nhánh sẽ tiếp tục pháp huy những mặt tích cực,
làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ thuận lợi
nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế đặc biệt là
dành sự ưu đãi đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Định hướng năm
2004 và những năm sau:
- Tăng trưởng nguồn vốn 45%
- Tăng trưởng sử dụng vốn 38%
- Tỷ lệ nợ qúa hạn nhỏ hơn 0.7% tỷ lệ cho vay trung dài hạn 60%
- Tỷ lệ cho vay doanh nghiệp 80% tổng dư nợ
2. Giải pháp
• Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, an toàn hiệu qủa nâng cao chất
lượng thẩm định dự án đầu tư tăng cường công tác huy động vốn của các thành
phần kinh tế và dân cư.
• Làm tốt công tác tiếp thị, tiếp cận khách hàng, rà soát phân loại doanh
nghiệp, đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém thua lỗ không có
khả năng trả nợ phải giảm dần mức độ đầu tư để bảo đảm an toàn tín dụng.
• Tích cực tìm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ tồn đọng, qúa hạn
khó đòi, phối hợp với các cơ quan pháp luật và cơ quan thi hành án xử lý tài sản
thế chấp thu hồi nợ, có biện pháp để nâng cao tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm
• Xây dựng chỉnh sửa và bổ sung các cơ chế, quy chế điều hành như: khoán
tài chính lề nối làm việc, đầy mạnh phong trào thi đua và hoạt động của các tổ
chức, đoàn thể nhằm khích lệ tinh thần làm việc của người lao động


• Tăng cường đổi mới vật chất, trang thiết bị làm việc. Tập trung đào tạo nâng
cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên theo hướng đào tạo nghiêpj vụ
chủ yếu, nâng cao kiến thức toàn diện.
• Phát triển với các sản phẩm: tài khoản trả góp, tài khoản xây dựng nhà ở và
tiền gửi khu công nghiệp cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán
trong nước, ngân quỹ, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
ĐỐNG ĐA.
1. Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định:
Trong quy trình cho vay thì khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất.Vì vậy
cần tiến hành các biện pháp sau:
• Đào tạo đội ngũ cán bộ thẩm định vừa giỏi về năng lực chuyên môn, vừa am hiểu
một số lĩnh vực khác liên quan đến ngành nghề hoạt động của khách hàng.
• Thu thập thông tin về các doanh nghiệp cần vay vốn một cách chính xác bằng cách
đến tận địa bàn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kiểm tra, thẩm tra thông
tin đại chúng hay thẩm tra qua một số khách hàng có quan hệ với họ, tìm thông tin
qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng...Đặc biệt Ngân hàng phải
thường xuyên theo dõi các thông tin được cung cấp từ trung tâm thông tin tín dụng
của NHNNVN.
• Ngân hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm đến khách hàng. Khi đó ngân hàng
sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Và đối
tượng mà ngân hàng tìm đến sẽ là các tổng công ty, các thành viên của chúng làm
ăn có hiệu quả, ngoài ra có thể hướng tới các DNNQD như công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân, cá thể, kinh tế hộ gia đình... làm ăn có
hiệu quả.
2.Đổi mới cơ chế cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:
2.1. Về lãi suất cho vay:
Trên cơ sở lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước Trung ương quy định, Ngân
hàng công thương Việt Nam nên có những chính sách ưu đãi đối với những khách

hàng truyền thống, đối với những khách hàng vay nhiều và có dự án khả thi, có uy
tín đối với ngân hàng. Điều đó sẽ tạo sự khác biệt giữa chi nhánh công thương và
các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn, thu hút khách hàng đến với
ngân hàng nhiều hơn.
2.2.Về kỳ hạn cho vay:
Ngân hàng nên có định hướng mở rộng cho vay trung dài hạn trong điều
kiện tăng cường chất lượng quá trình thẩm định một cách kỹ lưỡng. Một khách
hàng có một chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mỗi khách hàng có một
chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau do đó đối với từng loại hình kinh doanh của
khách hàng mà ngân hàng tiến hành cho vay với những kỳ hạn phù hợp.
2.3.Về đảm bảo tiền vay:
Ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong vấn đề này thông qua uy tín, kết quả sả
xuất kinh doanh hay dự án khả thi của các doanh nghiệp này. Như vậy để tìm biện
pháp khắc phục tình trạng mọi khoản vay đều đỏi hỏi tài sản thế chấp. Từ việc
nâng cao năng lực thẩm định dự án, phương án vay vốn của ngân hàng, bên cạnh
việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi của nhà nước, có thể phân định một số dạng
sau:
• Đối với doanh nghiệp được bảo lành tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp cho
phần còn lại thì yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đảm bảo nợ đủ theo yêu cầu.
• Đối với doanh nghiệp được bảo đảm tín dụng một phần và tài sản thế chấp không
đủ đảm bảo cho phần còn lại thì yêu cầu dùng tài sản hình thành bằng vốn vay và
tiếp tục đảm bảo cho nợ vay còn lại.
• Đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện không đủ thực hiện hai dạng trên thì
ngân hàng phải tiến hành thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua hội đồng
tín dụng, trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết
định đầu tư hay không và mức bao nhiêu. Đồng thời toàn bộ tài sản hình thành từ
vốn vay được coi là vật tư đảm bảo tiền vay.
Ngoài ra ngân hàng nên phát triển bằng hình thức bảo đảm bằng các chứng
từ có giá như việc chiết khấu thương phiếu.Muốn vậy cần phải phát triển thị trường
chứng khoán hơn nữa để chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thương phiếu...có thể mua

bán trên thị trường một cách dễ dàng. Khi cần, ngân hàng có thể xin tái chiết khấu
các thương phiếu đó tại NHNN để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn
thanh toán. Khả năng xảy ra rủi ro đối với hình thức đảm bảo bằng chứng từ có giá
nhỏ nhất so với các hính thức tín dụng khác, hoặc sử dụng tín dụng chứng từ xuất
nhập khẩu làm tài sản đảm bảo.
2.4. Về phương thức cho vay:
Hiện nay chi nhánh mới chỉ cho vay được theo hạn mức tín dụng, cho vay
từng lần, và cho vay theo dự án đầu tư nhưng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chủ yếu vấn là
vay từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng lại phải lập lại những thủ tục cần thiết để
vay vốn như vậy sẽ mất nhiều thời gian cho khách hàng lẫn ngân hàng. Còn cho
vay theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng và khách hàng thoả thuận một mức dư nợ
tối đa trong thời hạn nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và tài sản
bảo đảm của khách hàng. Như vậy cần đưa phương pháp cho vay theo hạn mức tín
dụng (cho vay luân chuyển) vào áp dụng đối với DNNQD.
Ngoài ra ngân hàng có thể tiến hành cho vay trả góp như một số ngân hàng
đã tiến hành nhằm tăng thêm lợi nhuận như trên đã phân tích.
Ngân hàng nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi .Ưu điểm của nghiệp vụ này là khách
hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Đối với khách
hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tại khoản tiền gửi phát sinh thường xuyên
đều đặn đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn ngân hàng nên cho phép
khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản này dư có thì khách hàng là
chủ nợ của ngân hàng và ngược lại .
III. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHU VỰC
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH:
1. Đối với chi nhánh Ngân hàng công thương Đống đa.
- Tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ cho các DNNQD có thể vay vốn mà không
cần thế chấp tài sản thông qua uy tín và kết quả sản xuất kinh doanh hay dự án khả
thi của các doanh nghiệp này.
- Ngân hàng công thương Đống Đa nên yêu cầu NHCTVN cho ngân hàng
công thương Đống Đa một mức phán quyết cụ thể để ngân hàng cho vay hợp lý đối

với từng loại hình doanh nghiệp.
- Nên thành lập quỹ đầu tư vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Phối hợp chặt chẽ với NHCTVN để tổ chức hiệu quả chương trình thông
tin tí dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin, giúp chi nhánh
phòng ngừa rủi ro tốt nhất.
- Phải thường xuyên trao đổi với các DNNQD về những khó khăn vướng
mắc dể cùng họ tháo gỡ, tạo điều kiện cho đầu tư tín dụng.

×