THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC LẠNG SƠN TRONG
THỜI GIAN QUA.
2.1. Vài nét về KBNN Lạng Sơn.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Lạng Sơn.
Lạng Sơn là một tỉnh niềm núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam,
nằm cách Hà Nội 154 km về phía Bắc. Là một trong những tỉnh có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, An ninh Quốc phòng của cả nước.
Với tổng diện tích tự nhiên là 8127,25 km2, có độ cao trung bình so với mặt
biển là 252m, có đường biên giới Việt - Trung chạy dài 253 km. Hiện nay Lạng
Sơn có 1 thị xã và 10 huyện với 206 xã và 19 phường , thị trấn. Dân số toàn tỉnh là
hơn 800.000 người trong đó ở thị xã gần 300.000 chiếm khoảng 33%, bao gồm 34
dân tộc anh em trong đó dân tộc Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất là 43,86%, dân tộc Tày
chiếm 35,4%, dân tộc Kinh chiếm khoảng 15,26%, dân tộc Dao chiếm khoảng
3,54% còn lại là các dân tộc thiểu số khác sống xen kẽ với nhau. Địa bàn dân cư
phân bố không đồng đều, địa hình phức tạp có nhiều đỉnh núi cao, trong đó cao
nhất là đỉnh núi Mẫu Sơn cao 1.541m, sông, suối có nhiều thác ghềnh độ dốc lớn.
Địa hình bị chia cắt thành nhiều vùng với nhiều đặc điểm khác nhau về độ cao,
thời tiết, khí hậu...
Là một tỉnh miền núi với địa hình phức tạp, có nhiều xã thuộc vùng cao,
vùng sâu, xa, phương tiện đi lại khó khăn cho nên kinh tế của Lạng Sơn chậm phát
triển, sản xuất nông nghiệp là một vụ, mang nặng tính tự cấp tự túc, nền sản xuất
hàng hoá chưa phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chính sách mở
cửa quan hệ giao lưu buôn bán với Trung Quốc nên kinh tế của Lạng Sơn đã có sự
thay đổi nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cơ sở hạ tầng cũng được
chú trọng để tạo điều kiện để phát triến kinh tế. Cùng với sự cố gắng tích cực thực
hiện việc đổi mới trên các lĩnh vực nên Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả sau:
* Về kinh tế:
Năm 1996 độ tăng trưởng GDP đạt 12,12%, năm 1997 đạt 10,26%, năm
1998 đạt 8,26%. Trong đó nhịp độ tăng trưởng GDP của ngành Nông, lâm nghiệp
bình quân trong 3 năm là 6,75% vượt mục tiêu Đại hội 12 đảng bộ tỉnh đề ra là 5,5-
6%, ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản là18,14% không đạt mục tiêu Đại hội 12
đề ra là 25-30%... GDP bình quân đầu người năm 1996 là 2.041 ngàn đồng, năm
1997 là 2.232 ngàn đồng , năm 1998 là 2462 ngàn đồng. Cơ cấu ngành trong GDP
đã chuyển dịch trong hướng tiến bộ, giảm tỷ trọng ngàng Nông lâm nghiệp, tăng
ngành công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ. Ngoài ra quán triệt quan điểm của
Đảng ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
hường XHCN. Trong những năm qua Tỉnh Uỷ Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo sắp
xếp, củng cố xây dựng các DNNN. Doanh thu thu sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm là 5,5% song đại bộ phận các DNNN còn
bé, vốn ít, việc phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế còn hạn chế. Kinh tế hợp
tác xã(HTX) cũng được quan tâm củng cố, toàn tỉnh hiện có 146 HTX trong đó
108 HTX nông nghiệp, 2 HTX lâm nghiệp, 4 HTX xây dựng, 13 HTX tiểu thủ
công nghiệp, 14 HTX vận tải, bên cạnh đó các công ty trách nhiệm hữu hạn, các
doanh nghiệp tư nhân, kinh tế trang trại cũng phát triển. Nền kinh tế ngày càng ổn
định và phát triển hơn.
* Về văn hoá xã hội
Trong những năm qua trong những lĩnh vực như xoá mà chữ, phổ cập tiểu
học, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xoá đói giảm nghèo, sắp xếp lao động giải quyết
công ăn việc làm, định canh định cư, phủ sóng phát thanh truyền hình...đã có nhiều
tiến bộ, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng
bước được cải thiện và ổn định đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Sự nghiệp đào tạo và giáo dục, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân được quan tâm thoả đáng và tiếp tục phát triển.
Có thể nói rằng, mặc dù là một tỉnh miền núi, Lạng Sơn đã gặp không ít
những khó khăn trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế, song do sự nỗ lực cố gắng
của Đảng bộ cũng như nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nền kinh tế của tỉnh đã
ngày một phát triển vững vàng hơn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, và sự phát triển nền kinh tế đất nước.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của kho bạc Nhà nước Lạng Sơn.
Ngày 01/04/1990 KBNN Lạng Sơn được ra đời cùng với sự ra đời của hệ
thống kho bạc trong cả nước theo quyết định số 07/ HĐBT của hội đồng Bộ trưởng
( hay là Chính phủ). KBNN tỉnh Lạng Sơn nằm trên địa bàn đừờng Lê Lợi- thị xã
Lạng Sơn, bao gồm 10 KBNN huyện trực thuộc và văn phòng kho bạc tỉnh. Đó là
các KBNN huyện Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc,
Hữu Lũng, Chi Lăng, Lộc Bình, Đình Lập. Mặt khác do nằm trên đại bàn thị xã
nên KBNN tỉnh kiêm luôn vai trò của KBNN thị xã vì thế hoạt động của KBNN
tỉnh rất phong phú và phức tạp.
Với tổng số cán bộ,viên chức từ hệ thống Ngân hàng và tài chính chuyển
sang, được KBNN TW cấp kinh phí hoạt động cũng như được sự giúp đỡ của các
ngành, các cấp chức năng trong tỉnh , KBNN Lạng Sơn đã đi vào hoạt động theo
cơ cấu tổ chức chặt chẽ thống nhất từ KBNN tỉnh đến KBNN các huyện và đã dần
dần trưởng thành qua năm tháng, cho đến nay đã có đội ngũ cán bộ vững mạnh
trên dưới 192 cán bộ, trong đó số cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỷ
lệ khá cao. Tuy nhiên việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công
nhân viên chức trong toàn bộ hệ thống KBNN của tỉnh vẫn luôn là vấn đề quan
tâm của ban lãnh đạo KBNN Lạng Sơn để hoàn thành tốt hơn những công việc mà
KBNN đảm nhiệm trong công việc quản lý quỹ NSNN.
Bên cạnh công tác chuyên môn, các công tác ngoại khoá như công tác Đảng,
đoàn thể cũng được định hướng một cách rõ nét. Với cương vị là một đơn vị hành
chính sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài Chính, KBNN tỉnh Lạng Sơn chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của KBNN TW. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Tại KBNN tỉnh gồm 7 phòng và và
một tổ nghiệp vụ trực thuộc ban lãnh đạo của KBNN Lạng Sơn, đứng đầu là giám
đốc KBNN tỉnh, ta có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
KBNN Lạng Sơn
Giám đốc
P. Giám đốc
P. Giám đốc
Phòng
KH- TH
Phòng
h nh chính quà ản trị
Phòng
tổ chức
cán bộ
Phòng
thanh
tra
Phòng thanh toán vốn ĐTXDCB
Phòng
kế toán
(tổvi tính)
Phòng
kho
quỹ
KBNN
Đình lập
KBNN
Tr ngà
Định
KBNN
Văn Lãng
KBNN
Văn Quan
KBNN
Bình Gia
KBNN
Bắc Sơn
KBNN
Chi Lăng
KBNN
Hữu Lũng
KBNN
Cao Lộc
KB
NN
Lộc
Bìn
Hơn 10 năm ra đời và trưởng thành KBNN Lạng Sơn đã khẳng định vị trí và
vai trò không thể thiếu của mình trong việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước
nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.
Lạng Sơn là một tỉnh có địa bàn khó khăn và phức tạp, có vị trí quan trọng
nên nhiệm vụ của KBNN Lạng Sơn cũng hết sức nặng nề và quá trình thực hiện
gặp không ít những khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó , nhìn chung KBNN Lạng
Sơn đã cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao nhằm góp phần hoàn thành
nhiệm vụ chính trị, kinh tế văn hoá xã hội , an ninh Quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể về công tác chuyên môn như sau:
- Về công tác quản lý quỹ NSNN: Đây là một công tác trọng tâm và thường
xuyên nên luôn luôn được cấp uỷ Đảng và Chính quyền tỉnh quan tâm và chú trọng
lãnh đạo chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện mọi biện pháp thu từ mọi nguồn
vào NSNN, đồng thời quản lý chi tiêu theo dự toán được duyệt theo luật NSNN
qua các năm, cụ thể :
+ Thu NSNN qua các năm như sau: năm 1990 thu được 17.021 triệu đồng,
năm 1991 thu được 21.037 triệu đồng, năm 1992 thu được 64.093 triệu đồng, năm
1993 thu được 188.678 triệu đồng, năm1994 thu được 240.375 triệu đồng, năm
1995 thu được 292.124 triệu đồng, năm 1996 thu được 288.678 triệu đồng, năm
1999 thu được 433.280 triệu đồng, năm 2000 thu được 832.718 triệu đồng.
+ Chi NSNN qua các năm như sau: năm 1990 chi 45.214 triệu đồng,năm
1991 chi 52.768 triệu đồng, năm 1992 chi 107.511 triệu đồng, năm 1993 chi
233.454 triệu đồng, năm 1994 chi 239.051 triệu đồng, năm 1995 chi 299.091 triệu
đồng, năm 1996 chi 304.608 triệu đồng, năm 1997 chi 310.700 triệu đồng,năm
1998 chi 375.294 triệu đồng, năm 1999 chi 440.290 triệu đồng, năm 2000 chi
694.193 triệu đồng.
- Về công tác kế toán: Thực hiện hệ thống quản lý quỹ NSNN theo luật định,
do đó trong quá trình thực hiện luôn có sự bổ sung, sửa đổi cho hoàn chỉnh đồng
thời từng bước hiện đại hoá bằng máy vi tính để nhằm hạch toán và quản lý quỹ
NSNN có hiệu quả.
- Công tác tiền tệ, kho quỹ, thường xuyên chú ý tổ chức học tập các chế độ
quy định của Nhà nước, tập huấn tay nghề nhằm kiểm nhận, quản lý phải an toàn
tuyệt đối.
- Về công tác tín dụng Nhà nước: Qua 10 năm triển khai, công tác tín dụng
của KBNN Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong công tác phát
hành và thanh toán tín phiếu, công trái XDTQ. Từ các nguồn vốn huy động được,
KBNN thực hiện triển khai các hình thức tín dụng tài trợ theo mục tiêu chỉ định
của Chính phủ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động( như chương trình
120), đầu tư phát triển kinh tế như đường dây tải điện 500 kv, chương trình 135,
trung tâm cục xã và đường ra biên giới. Để hoàn thành nhiệm vụ trong công tác
huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc phát hành TPCP,
KNNN Lạng Sơn đã làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng, tổ chức các bàn bán, phục vụ nhiệt tình người mua. Do vậy, trong 10
năm qua KBNN Lạng Sơn đã huy động được với tổng doanh số là: 434,22 tỷ đồng.
- Về công tác thanh tra kiểm tra: chấp hành thực hiện công tác thanh tra
kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời hiện tượng vi phạm, từ đó các
hoạt động KBNN được chấn chỉnh kịp thời đi vào nề nếp, hạn chế những sai sót
tiêu cực.
Nhìn lại một cách khái quát nhất về hoạt động từ khi ra đời đến nay ta thấy
rằng KBNN Lạng Sơn đã và đang từng bước trưởng thành.
2.2. Công tác tổ chức và quản lý huy động vốn
2.2.1. Bộ máy thực hiện:
Trong quá trình huy động vốn, mỗi bộ phận thực hiện một nhiệm vụ riêng
biệt và kết hợp chặt chẽ với nhau hoàn chỉnh một chu trình phát hành hay thanh
toán TPCP.
Giám đốc KBNN điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, Phó giám đốc
phụ trách kế toán trực tiếp chỉ đạo công tác phát hành và thanh toán TPCP: bố chí
cán bộ, phương tiện, quán triệt các quyết định của Chính phủ, các công văn, thông
tư về phát hành và thanh toán TPCP.
Bộ phận kế toán là bộ phận trực tiếp phát hành TPCP, hạch toán vay dân,
điều tiết cho NSTW, kê bảng kê phát hành TPCP theo từng loại mệnh giá và sêri.
Trực tiếp tiến hành thanh toán TPCP theo từng lạo kì hạn và lãi suất tương ứng
đồng thời lưu giữ chứng từ theo đúng quy định.
Bộ phận kho quỹ: trực tiếp thực hiện thu tiền bán trái phiếu, kiểm tra đúng
số tiền, niêm phong tiền và cất tiền vào kho, thực hiện chi trả trái phiếu chính xác,
đồng thời quản lý trái phiếu trắng nhận từ Trung ương về và phân phối cho các đơn
vị liên quan, làm báo cáo ấn chỉ nhập xuất kho theo từng đợt phát hành.
Bộ phận kế toán tổng hợp, tổng hợp số liệu báo cáo lãnh đạo và báo cáo về
KBNN TW. Tổng hợp tình hình phát hành và thanh toán TPCP một cách chung
nhất.
2.2.2. Quy trình phát hành:
Sơ đồ 1: Quy trình thu bán trái phiếu Chính phủ.
3
Người mua
Kế toán
Thủ quỹ
1
4
2
5
Quy trình được thực hiện tuần tự theo 5 bước:
1. Người mua viết các yếu tố quy định trên phiếu mua trái phiếu, kí tên lên
chỗ quy định rồi chuyển cho kế toán kho bạc.
2. Kế toán kiểm tra các yếu tố trên phiếu mua và tiến hành:
- Viết các yếu tố quy định trên tờ khai phiếu kho bạc ( phần cuống + thân).
- Yêu cầu người mua kí chữ kí mẫu vào cuống trái phiếu .
- Giao tờ trái phiếu và phiếu mua cho thủ quỹ.
3. Thủ quỹ kiểm tra các yếu tố trên tờ trái phiếu, phiếu mua trái phiếu đảm
bảo khớp đúng, hợp lệ thì tiến hành :
- Thu tiền của người mua trái phiếu .
- Kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu.
- Đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” lên tờ mua trái phiếu .
- Thủ quỹ giao tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu lại cho kế toán và ghi
nhật ký quỹ.
4. Nhận được trái phiếu và phiếu mua trái phiếu kế toán tiến hành:
- Kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái phiếu và phiếu mua trái phiếu.
- Giao tờ trái phiếu cho người mua.
- Cuối ngày căn cứ vào số liệu trên bảng kê chi tiết bán trái phiếu và phiếu
mua trái phiếu , tiến hành hạch toán, lập sổ chi tiết tài khoản 90, và lưu chứng từ
theo quy định.
5. Cuối ngày kế toán và thủ quỹ đối chiếu số tiền thu về bán trái phiếu
KBNN.
2.2.3. Quy trình thanh toán, chi trả trái phiếu:
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán chi trả trái phiếu.
Thủ quỹ
Kế toán
Người mua
1
2
3
5
1. Người có trái phiếu tự ghi các yếu tố quy định trên phiếu thanh toán, kí
tên sau đó nộp cho kế toán, kí tên sau đó nộp cho kế toán: tờ trái phiếu, phiếu
thanh toán, chứng minh thư, giấy uỷ quyền (nếu có)...
4
2. Nhận được các chứng từ trên kế toán tiến hành ;
- Kiểm tra tờ trái phiếu, phiếu thanh toán trái phiếu, các chứng từ liên quan
đảm bảo hợp lệ.
- Đối chiếu chữ kí mẫu ở phiếu thanh toán và ở cuống trái phiếu.
- Đối chiếu tờ trái phiếu với bảng kê phát hành trái phiếu số khai báo mất
trái phiếu ... Trường hợp gốc trái phiếu đang bị phong toả do người mua dùng tờ
trái phiếu để thế chấp hoặc đã báo mất ... thì phải xử lý theo những quy định cho
từng trường hợp cụ thể.
- Tính toán lại số tiền gốc, lãi phải trả để ghi số tiền thanh toán vào trái
phiếu.
-Rút cuống trái phiếu đó ghim kèm với tờ trái phiếu và phiếu thanh toán .
Chuyển cho thủ quỹ tờ trái phiếu, cuống trái phiếu và phiếu thanh toán.
3. Thủ quỹ kiểm tra số tiền phải thanh toán ghi tên trái phiếu và phiếu thanh
toán trái phiếu, kí tên vào trái phiếu, yêu cầu người nhận kí tên vào tờ trái phiếu và
trả tiền, đóng dấu “ ĐÃ CHI TIỀN” vào phiếu thanh toán , cắt góc và đóng dấu “
ĐÃ CHI TIỀN ” vào tờ trái phiếu đã thanh toán và ghi sổ quỹ.
4. Nhận được các chứng từ này, kế toán kí tên vào chỗ quy định trên tờ trái
phiếu và thanh toán trái phiếu .
- Ghi bảng kê chi tiết thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
- Cuối tháng căn cứ vào bảng kê thanh toán trái phiếu , phiếu thanh toán trái
phiếu, lập sổ chi tiết tài khoản 90, 61 và lưu chứng từ theo quy định.
5. Cuối ngày, kế toán và thủ quỹ đối chiếu số tiền thanh toán trái phiếu sau
cùng, thủ quỹ bàn nộp tiền đã niêm phong theo bó cho bộ phận kho quỹ, gửi trái