Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.53 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN
VỐN NỘI BỘ FTP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------

TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT

PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN
VỐN NỘI BỘ FTP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số: 60.31.12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ HIỆP THƢƠNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình. Cụ thể:
Tôi tên là: Trần Thị Ánh Tuyết
Sinh ngày 28 tháng 07 năm 1986 – tại: Thành phố Hồ Chí Minh
Quê quán: Quảng Bình
Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh TP.HCM
79A Hàm Nghi, Phƣờng Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM.
Là học viên cao học khóa 11 của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.
Mã số học viên: 020111090138
Cam đoan đề tài: Phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam.
Chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng - Mã số chuyên ngành 60.31.12
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hiệp Thƣơng
Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn đƣợc chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
TP.HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tác giả


Trần Thị Ánh Tuyết


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

BHTG

Bảo hiểm tiền gửi
The Joint Stock Commercial

BIDV

Tiếng Việt

Bank for Investment and
Development of Vietnam

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

CL

Chênh lệch

CN


Chi nhánh

DP

Dự phòng

DTBB

Dự trữ bắt buộc

DTTT

Dự trữ thanh toán

ĐCTC

Định chế tài chính

ĐVKD

Đơn vị kinh doanh

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HSC

Hội sở chính


KH&HT

Kế hoạch và Hỗ trợ

LS

Lãi suất

NH

Ngân hàng

NHCT

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc


NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTM NN

Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc

NHTMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tài sản

TSC

Trụ sở chính

TSC - TSN

Tài sản có – tài sản nợ


TSCĐ

Tài sản cố định

TW

Trung ƣơng

USD

United State Dollar
Vietnam Joint Stock

VietinBank

Commercial Bank for Industry
and Trade

VND

Vietnam Dong

Đô la Mỹ
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Công Thƣơng Việt Nam
Đồng Việt Nam


DANH MỤC THUẬT NGỮ

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Asset/Liability Management

Ủy ban quản lý tài sản có - tài

Committee

sản nợ

ALM

Asset and Liability Management

Quản trị tài sản có – tài sản nợ

ATM

Automatic teller machine

Máy rút tiền tự động

DG

Duration Gap


Độ lệch thời lƣợng

FTP

Fund Transfer Pricing

Định giá chuyển vốn nội bộ

INCAS

Incombank advanced system

Hệ thống hiện đại hóa

IRSG

Interest Rate Sensitive Gap

Độ lệch nhạy cảm lãi suất

NII

Net Interest Income

Thu nhập ròng từ lãi

NIM

Net Interest Margin


Lãi cận biên ròng

ALCO

Điểm bán hàng nơi cho phép
POS

Point of Sale

thanh toán bằng thẻ tín dụng,
phổ biến nhất trong môi trƣờng
bán lẻ.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Trang
BẢNG
Bảng 1.1: Các giải pháp quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất ........................................... 11
Bảng 1.2: Giải pháp quản trị rủi ro lãi suất ..................................................................... 13
Bảng 2.1: So sánh cơ chế quản lý vốn cũ và cơ chế quản lý vốn tập trung .................... 34
Bảng 2.2: So sánh công cụ FTP và công cụ tính lãi điều hòa một giá ............................ 38
Bảng 2.3: Phân tích hiệu quả HĐKD không có định giá chuyển vốn nội bộ FTP ......... 54
Bảng 2.4: Phân tích hiệu quả HĐKD có định giá chuyển vốn nội bộ FTP .................... 55
Bảng 2.5: Khả năng thanh khoản của VietinBank .......................................................... 57
Bảng 2.6: Khả năng sinh lời của VietinBank .................................................................. 57
HÌNH
Hình 2.1: Mô hình hệ thống tổ chức của VietinBank ..................................................... 29
Hình 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của VietinBank ...................... 29
Hình 2.3: Mô hình công cụ tính lãi điều hòa một giá ..................................................... 37
Hình 2.4: Mô hình công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP ................................. 38

Hình 2.5: Mô hình vận hành của hệ thống tại hội sở chính ............................................ 39
Hình 2.6: Mô hình giá mua bán vốn FTP ....................................................................... 42
Hình 2.7: Mô hình nguyên tắc xây dựng lãi suất mua bán vốn ...................................... 44


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................................
DANH MỤC THUẬT NGỮ ...............................................................................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH ...................................................................................
MỤC LỤC ...........................................................................................................................
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................
CHƢƠNG 1: QUẢN TRỊ TÀI SẢN VÀ CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN
VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................ 1
1.1. QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................... 1
1.1.1. Quản trị tài sản có ................................................................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm tài sản có ............................................................................................. 1
1.1.1.2. Mục tiêu quản trị tài sản có .................................................................................. 1
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị tài sản có .................................................... 1
1.1.1.4. Các nguyên tắc quản trị tài sản có........................................................................ 2
1.1.2. Quản trị tài sản nợ ................................................................................................... 2
1.1.2.1. Khái niệm tài sản nợ............................................................................................. 2
1.1.2.2. Mục tiêu quản trị tài sản nợ.................................................................................. 2
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị tài sản nợ .................................................... 3


1.1.2.4. Các nguyên tắc quản trị tài sản nợ ....................................................................... 4
1.1.3. Chiến lƣợc quản trị tài sản có – tài sản nợ .............................................................. 5
1.1.3.1. Chiến lƣợc quản trị dựa vào tài sản có ................................................................. 5

1.1.3.2. Chiến lƣợc quản trị dựa vào tài sản nợ ................................................................ 5
1.1.3.3. Chiến lƣợc quản trị hỗn hợp................................................................................. 6
1.1.4. Quản trị rủi ro lãi suất ............................................................................................. 6
1.1.4.1. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ........................................................................... 6
1.1.4.2. Những ảnh hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng .......................... 9
1.1.4.3. Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất ............................................................................ 9
1.1.4.4. Quản trị độ lệch nhạy cảm lãi suất ..................................................................... 10
1.1.4.5. Quản trị độ lệch thời lƣợng ................................................................................ 12
1.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................... 13
1.2.1. Cơ chế quản lý vốn................................................................................................ 13
1.2.2. Các phƣơng pháp quản lý vốn............................................................................... 14
1.2.3. Cơ chế quản lý vốn tập trung ................................................................................ 14
1.2.3.1. Khái niệm cơ chế quản lý vốn tập trung ............................................................ 14
1.2.3.2. Mục đích thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung .............................................. 15
1.2.3.3. Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung ........................................... 15
1.2.3.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung ............................... 17


1.3. CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ............................................................................................................... 18
1.3.1. Khái niệm định giá vốn điều chuyển .................................................................... 18
1.3.2. Các phƣơng pháp định giá vốn điều chuyển ......................................................... 18
1.3.3. Mục tiêu của công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP ................................ 20
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN
VỐN NỘI BỘ FTP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................. 21
1.4.1. Đối với nền kinh tế ................................................................................................ 21
1.4.2. Đối với các ngân hàng thƣơng mại ....................................................................... 21
1.4.3. Đối với khách hàng ............................................................................................... 22
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN
NỘI BỘ FTP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .......................... 23

1.5.1. Kinh nghiệm của BIDV ........................................................................................ 23
1.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải ............................. 24
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho VietinBank ................................................................... 25
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ FTP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM .................................................. 28
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ............ 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Công thƣơng Việt Nam ................ 28
2.1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VietinBank ................................ 29


2.1.3. Hệ thống quản lý tài sản tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam ............ 30
2.1.3.1. Quản lý tài sản có ............................................................................................... 30
2.1.3.2. Quản lý tài sản nợ............................................................................................... 31
2.2. SO SÁNH CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN CŨ VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP
TRUNG TẠI VIETINBANK .......................................................................................... 33
2.2.1. Cơ chế quản lý vốn cũ ........................................................................................... 33
2.2.1.1. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn cũ ...................................................... 33
2.2.1.2. Nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn cũ ..................................................... 33
2.2.1.3. Những tồn tại của cơ chế quản lý vốn cũ ........................................................... 33
2.2.2. So sánh cơ chế quản lý vốn cũ và cơ chế quản lý vốn tập trung hiện nay ............ 34
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI
BỘ FTP TẠI VIETINBANK .......................................................................................... 36
2.3.1. Các công cụ điều chuyển vốn nội bộ tại VietinBank qua các thời kỳ .................. 36
2.3.1.1. Công cụ tính lãi điều hòa chênh lệch cố định .................................................... 36
2.3.1.2. Công cụ tính lãi điều hòa một giá ...................................................................... 36
2.3.1.3. Công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP ............................. 37
2.3.1.4. So sánh công cụ định giá FTP và công cụ tính lãi điều hòa một giá ................. 38
2.3.2. Mô hình vận hành hệ thống định giá điều chuyên vốn nội bộ FTP ...................... 39
2.3.2.1. Mô hình vận hành tại trụ sở chính ..................................................................... 39

2.3.2.2. Mô hình vận hành tại chi nhánh ......................................................................... 40
2.3.3. Hệ thống báo cáo FTP ........................................................................................... 41


2.3.4. Công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank ....... 41
2.3.4.1. Khái niệm định giá chuyển vốn FTP ................................................................. 41
2.3.4.2. Nguyên tắc định giá chuyển vốn nội bộ FTP ..................................................... 41
2.3.4.3. Cách tính giá bán vốn – mua vốn trong hê thống FTP ...................................... 42
2.3.5. Tính toán thu nhập và chi phí FTP ........................................................................ 46
2.3.5.1. Đối với tài sản có ............................................................................................... 46
2.3.5.2. Đối với tài sản nợ ............................................................................................... 47
2.3.5.3.Tổng chi phí và thu nhập FTP của đơn vị kinh doanh trong ngày ...................... 48
2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ FTP TẠI
VIETINBANK ................................................................................................................ 48
2.4.1. So sánh lợi nhuận của chi nhánh giữa công cụ tính lãi điều hòa một giá và công
cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP ........................................................................ 48
2.4.2. Thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu .................................................. 51
2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 58
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN
VỐN NỘI BỘ FTP TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM ............................. 64
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIETINBANK ............................................. 64
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN
NỘI BỘ FTP CỦA VIETINBANK ................................................................................ 66
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI
BỘ FTP CỦA VIETINBANK ........................................................................................ 68


3.3.1. Điều kiện để triển khai áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp
kỳ hạn FTP ..................................................................................................................... 68

3.3.2. Tổ chức thực hiện .................................................................................................. 69
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện điều kiện triển khai ứng dụng công cụ định giá điều chuyển
vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank .................................................................. 72
3.3.4. Giải pháp khắc phục nhƣợc điểm của công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ
khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank..................................................................................... 75
3.3.5. Giải pháp phát triển những ƣu điểm hiện có của công cụ định giá điều chuyển
vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại VietinBank .................................................................. 79
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................................... 81
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 84
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ ................................................................................................... 86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng thƣơng mại Nhà
nƣớc đƣợc xem là công cụ quan trọng để đảm bảo ổn định thị trƣờng tài chính, củng cố
niềm tin của ngƣời gửi tiền vào hệ thống tài chính và điều tiết kinh tế vĩ mô. Đồng thời,
thực hiện các mục tiêu cơ bản của đề án tái cơ cấu NHTM NN bao gồm: nâng cao năng
lực tài chính; mở rộng hoạt động kinh doanh; hiện đại hóa công nghệ và phát triển sản
phẩm mới; xây dựng mô thức quản lý hiện đại đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro
và kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Từ nhận thức trên, NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam, một trong những NHTM
NN, đang từng bƣớc xây dựng chiến lƣợc phát triển thành Tập đoàn Tài chính Ngân
hàng lớn có uy tín trong khu vực. Một trong những nhiệm vụ mà VietinBank đang
khẩn trƣơng thực hiện chính là công tác quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, quản lý
vốn, mà trọng tâm là giải quyết công tác điều hành vốn nội bộ trong ngân hàng. Nhận
thức đƣợc vấn đề này, ngày 02/04/2011, VietinBank đã chính thức triển khai áp dụng
công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP trên toàn hệ thống.
Công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội

bộ hiện nay của VietinBank từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơ chế quản lý vốn
tập trung. Qua đó áp dụng một mức giá điều chuyển vốn nội bộ thống nhất cho tất cả
các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng, làm cơ sở xác định thu nhập và chi
phí chính xác cho từng chi nhánh và quan trọng là quản lý đƣợc các rủi ro trong công
tác quản lý vốn nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản. Đồng thời, công cụ định giá điều
chuyển vốn nội bộ FTP sẽ hỗ trợ ban lãnh đạo ngân hàng đƣa ra các quyết định phân
bổ nguồn lực phù hợp khi phân tích đƣợc khả năng sinh lời của từng mảng hoạt động,
của từng khách hàng và của từng sản phẩm dịch vụ.


Tuy nhiên qua quá trình triển khai áp dụng, công cụ định giá điều chuyển vốn
nội bộ FTP đã bộc lộ một số nhƣợc điểm nhất định. Vì thế, tôi đã quyết định chọn đề
tài “Phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại Ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị tài sản có và quản trị tài sản nợ tại các
ngân hàng thƣơng mại làm cơ sở để nghiên cứu cho quá trình triển khai và ứng dụng cơ
chế quản lý vốn tập trung thông qua công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ
hạn FTP trong công tác quản lý và điều hành vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam.
 Đánh giá thực trạng việc áp dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ khớp
kỳ hạn FTP trong công tác quản lý và điều hành vốn tại Ngân hàng TMCP Công
Thƣơng Việt Nam. Từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân qua thực
tiễn ứng dụng.
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển công cụ định
giá điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản
lý tài sản có – tài sản nợ và việc ứng dụng công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ

FTP trong công tác điều hành và quản lý vốn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
Công thƣơng Việt Nam.
 Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam. Tài liệu và số liệu sử dụng để nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn
2008-2012


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp mô tả: Trình bày tình hình áp dụng công cụ định giá điều chuyển
vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam. Trên cơ sở
đó, so sánh hiệu quả vận dụng 2 công cụ định giá cũ và mới.
 Phƣơng pháp thống kê: sử dụng các phƣơng pháp toán học xác định cách tính
toán thu nhập, chi phí và các tiêu chí khác khi áp dụng công cụ định giá điều chuyển
vốn nội bộ khớp kỳ hạn FTP.
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu: kết cấu đề tài gồm có 3 chƣơng
 Chƣơng 1: Quản trị tài sản và công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân
hàng Thƣơng mại.
 Chƣơng 2: Thực trạng ứng dụng công cụ dịnh giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.
 Chƣơng 3: Giải pháp phát triển công cụ định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP tại
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.


1

CHƢƠNG 1
QUẢN TRỊ TÀI SẢN VÀ CÔNG CỤ ĐỊNH GIÁ ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. QUẢN TRỊ TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Quản trị tài sản có

1.1.1.1. Khái niệm tài sản có
Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, là những tài sản đƣợc
hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Quản trị tài sản có là quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn hiện có một
cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế đƣợc các rủi ro
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
1.1.1.2. Mục tiêu quản trị tài sản có
Quản trị tài sản có là tạo lập và thực hiện các chiến lƣợc định hƣớng kinh doanh,
củng cố bảng cân đối kế toán nhằm đảm bảo các kế hoạch, mục tiêu đề ra, đảm bảo an
toàn thanh khoản, bảo vệ các giá trị tài sản (các chứng khoán), ổn định các mức thu từ
lãi, tăng mức chênh lệch giữa thu và chi từ lãi, tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu an toàn,
chống lại và kiểm soát đƣợc các rủi ro về kỳ hạn và lãi suất.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản có
 Các qui định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
 Mối quan hệ tƣơng hỗ giữa ngân hàng và khách hàng.
 Lợi nhuận kinh doanh.
 Hiệu quả và sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.


2

1.1.1.4. Các nguyên tắc quản trị tài sản có
 Chấp hành đúng qui định về các giới hạn sử dụng vốn
 Đa dạng hóa các khoản mục tài sản có để phân tán rủi ro
 Đảm bảo sự hài hòa giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản
 Đảm bảo đƣợc sự chuyển hóa một cách linh hoạt giữa các khoản mục của tài sản
có nhằm giúp cho ngân hàng luôn có đƣợc một danh mục tài sản có phù hợp với
những biến động của môi trƣờng kinh doanh.
1.1.2. Quản trị tài sản nợ
1.1.2.1. Khái niệm tài sản nợ

Tài sản nợ theo nghĩa rộng đó là đối tƣợng đƣợc tạo ra để kinh doanh. Do đặc
điểm kinh doanh nên dù là nợ vẫn là đối tƣợng kinh doanh nên gọi là tài sản nợ.
Tài sản nợ là kết quả của việc huy động vốn của ngân hàng từ các tổ chức
kinh tế và mọi tầng lớp dân cƣ trong xã hội. Luật pháp ngân hàng của các nƣớc cũng
nhƣ ở Việt Nam đều khẳng định “Trách nhiệm hoàn trả” mà các ngân hàng phải thực
hiện khi huy động vốn trong nền kinh tế xã hội. Với lý do nêu trên, việc quản trị tài sản
nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh ngân hàng.
Quản trị tài sản nợ là quản trị các nguồn vốn của ngân hàng, bao gồm các nguồn
tiền gửi, tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá và các khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ, sao
cho ổn định và đảm bảo đủ nguồn cho hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất.
1.1.2.2. Mục tiêu quản trị tài sản nợ
 Tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ nguồn vốn
cho hoạt động kinh doanh tiền tệ
 Gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để mở rộng quy mô hoạt động


3

 Đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng.
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tài sản nợ
 Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi


Lãi suất huy động: là giá mà ngƣời vay phải trả để đƣợc sử dụng tiền không

thuộc sở hữu của họ và là lợi tức ngƣời cho vay có đƣợc đối với việc trì hoãn chi tiêu.


Chất lượng dịch vụ ngân hàng: phụ thuộc vào những yếu tố sau:


 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
 Sự đa dạng và tiện ích của sản phẩm dịch vụ
 Chất lƣợng đội ngũ nhân viên của ngân hàng


Chính sách khách hàng: Trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng,

ngân hàng nào có chính sách khách hàng đúng đắn, ngân hàng đó sẽ thành công cả
trong huy động vốn và cho vay. Chính sách khách hàng liên quan đến tài sản nợ, cần
đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, tƣ tƣởng coi khách hàng là Thƣợng đế cần đƣợc
quán triệt sâu rộng trong mọi hoạt động của ngân hàng.


Các nhân tố khách quan khác: Các nhân tố khách quan thƣờng tác động trên

diện rộng và bao trùm toàn hệ thống ngân hàng. Những nhân tố này gồm tình hình kinh
tế, tài chính, chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ…Tuy có tác động trên diện
rộng, nhƣng ngân hàng nào có nhận định và đánh giá đúng tình hình, dự báo sát thực
cũng có ảnh hƣởng mạnh đến huy động vốn của ngân hàng.
 Chi phí huy động vốn: là khoản chi phí đƣợc cấu thành bởi chi phí lãi phải trả
các khoản tiền gửi của khách hàng và các chi phí phi lãi phát sinh khác trong quá trình
huy động vốn nhƣ chi phí trả lƣơng nhân viên, chi phí khoa học công nghệ, chi phí
quản lý,…


4

 Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn: Thực tế cho thấy, việc lựa
chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc

vào chi phí huy động vốn của mỗi nguồn mà còn phụ thuộc vào rủi ro mà nguồn vốn
huy động đó có thể mang lại. Nguồn vốn huy động với chi phí thấp thì rủi ro cao và
ngƣợc lại. Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng nhƣ sau:
 Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị
trƣờng hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất (ví dụ nhƣ lạm phát) dẫn
đến những tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
 Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi
trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mƣợn để
đáp ứng yêu cầu của nhu cầu thanh toán.
 Rủi ro vốn chủ sở hữu: khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu,
các nhà đầu tƣ sẽ lo lắng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút
vốn ra khỏi ngân hàng đó, hoặc việc huy động nguồn vốn quá lớn so với quy mô vốn
sở hữu sẽ xuất hiện rủi ro về khả năng hoàn trả.
Để giảm thiểu các rủi ro nêu trên, ngoài việc các nhà quản trị NHTM phải có
kế hoạch huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hợp lý, NHNN cũng ban hành các
qui định về lãi suất (áp dụng mức lãi suất trần), tỷ lệ dự trữ, tỷ lệ thanh khoản tại
các NHTM và qui định về mức tối đa huy động vốn so với vốn chủ sở hữu.
1.1.2.4. Các nguyên tắc quản trị tài sản nợ
 Tuân thủ pháp luật trong hoạt động huy động vốn
 Không đƣợc che giấu các khoản tiền bất thƣờng (chống rửa tiền);
 Giữ gìn bí mật tài khoản và hoạt động trên tài khoản của khách hàng;
 Tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;


5

 Hoàn trả gốc và lãi cho khách hàng theo thời hạn đã cam kết;
 Không đƣợc cạnh tranh bất hợp pháp (thông tin giả, đầu cơ…).
 Thoả mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất: Để
đáp ứng yêu cầu này, trƣớc hết phải đảm bảo huy động nguồn vốn một cách ổn định cả

về số lƣợng và kỳ hạn, chỉ có nhƣ vậy kinh doanh mới phát triển bình thƣờng.
 Phải đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản: Đáp ứng nhu cầu thanh khoản phải
đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong quản trị kinh doanh nói chung và quản trị tài sản nợ nói
riêng.
1.1.3. Chiến lƣợc quản trị tài sản có – tài sản nợ
1.1.3.1. Chiến lược quản trị dựa vào tài sản có
Là quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn hiện có một cách hợp lý và có
hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các khoản mục tài sản nợ cơ bản bao gồm vốn huy
động và vốn chủ sở hữu để cho vay là hoàn toàn hợp lý, nhất là trong các giai đoạn
mà Chính phủ thực hiện thắt chặt các quy định đối với ngành ngân hàng cụ thể quy
định đối với các loại tiền gửi. Với chiến lƣợc này ngân hàng chỉ giới hạn trong việc
quản lý tài sản không bao gồm quản lý nguồn tiền gửi và các khoản vay mƣợn khác,
không quyết định quy mô và loại hình của các nguồn vốn huy động.
1.1.3.2. Chiến lược quản trị dựa vào tài sản nợ
Xu hƣớng cạnh trạnh gay gắt về lãi suất và nguồn vốn khiến các ngân hàng
buộc phải tái cấu trúc lại các danh mục tài sản nợ, chi phí các khoản mục tài sản nợ
cần đƣợc cân đối và giảm thiểu tối đa. Ngân hàng phải tính đến quy mô của các
khoản mục, giá cả của các nguồn vốn huy động hay lãi suất của các món vay.
Nếu nhu cầu vay lớn hơn vốn khả dụng: ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động và
cả lãi suất vay tạo ƣu thế cạnh tranh, vừa thu hút vốn vừa có thể không bị tăng chi phí
chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào.


6

Nếu nhu cầu vay nhỏ hơn vốn khả dụng: ngân hàng sẽ giảm lãi suất huy động
và cả lãi suất vay. Đây có thể đƣợc hiểu nhƣ một động thái nhƣờng lại thị trƣờng cho
các đối thủ. Cách làm này nên đƣợc cất nhắc thật kỹ vì áp dụng biện pháp này
ngân hàng có thể mất đi một số các khách hàng trung thành. Thông thƣờng việc hạ
lãi suất là cách lựa chọn sau cùng của các nhà quản trị tài sàn nợ. Cách giải quyết

trong thời gian ngắn hạn là cho vay vốn trên thị trƣờng liên hàng, đầu tƣ trực tiếp
thông qua các dự án đầu tƣ hoặc gián tiếp vào các loại giấy chứng từ có giá nhƣ các
chứng khoán (công ty hoặc Chính phủ).
1.1.3.3. Chiến lược quản trị hỗn hợp
Vì một số nhƣợc điểm trong từng chiến lƣợc quản trị riêng lẻ, chiến lƣợc
quản trị TSC - TSN hỗn hợp ra đời. Chiến lƣợc này cho phép vận dụng ƣu điểm lớn
nhất chính là sự dung hòa giữa hai chiến lƣợc quản lý riêng lẻ. Những mục tiêu lâu
dài trong hoạt động quản lý ngân hàng đƣợc chú trọng. Việc kiểm soát quy mô, cấu
trúc, chi phí và thu nhập của cả hai bên tài sản có và tài sản nợ đều đƣợc chú trọng
ngang nhƣ nhau. Sự thống nhất và hỗ trợ nhau trong quá trình quản lý TSC – TSN sẽ
giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giúp tối đa hóa thu nhập của ngân hàng đồng thời
giúp kiểm soát chặt chẽ các rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt. Quản lý ngân
hàng theo quan điểm hiện đại cho ta thấy rõ các nguồn thu nhập không chỉ đơn
thuần xuất phát từ cho vay và đầu tƣ, nó còn xuất phát từ hoạt động quản lý các
khoản mục nguồn vốn, các khoản mục này ngày càng khẳng định tầm quan trọng
không kém nhu các khoản thu nhập từ các khoản mục tài sản trong việc đạt đƣợc
mục tiêu đối ƣu hóa lợi nhuận.
1.1.4. Quản trị rủi ro lãi suất
1.1.4.1. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất
 Khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ trong các
trƣờng hợp sau:


7

 Kỳ hạn của tài sản có lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng huy động vốn
ngắn hạn để cho vay, đầu tƣ dài hạn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi suất huy
động trong những năm tiếp theo tăng lên, trong khi lãi suất cho vay và đầu tƣ dài hạn
không đổi.
 Kỳ hạn của tài sản có ngắn hơn kỳ hạn của tài sản nợ: Ngân hàng huy động vốn

có kỳ hạn dài để cho vay, đầu tƣ với kỳ hạn ngắn. Rủi ro sẽ trở thành hiện thực nếu lãi
suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi, trong khi lãi suất cho vay và đầu
tƣ giảm xuống.
 Do các ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy
động vốn và cho vay.
 Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tƣ với lãi suất biến
đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu
nhập lãi giảm dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
 Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tƣ với lãi suất cố
định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện, vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị
trƣờng, trong khi thu nhập lãi không đổi dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
 Có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và dƣ nợ tín dụng
Tỷ lệ sử dụng vốn huy động để cho vay có ảnh hƣởng rất lớn đến thu nhập và
kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng nào để xảy ra tình trạng có sự mất
cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay, sẽ phát sinh rủi ro lãi suất.
Chẳng hạn, ngân hàng A huy động vốn với khối lƣợng 100.000, thời hạn sáu
tháng, lãi suất 8% năm. Chi phí trả lãi ngân hàng A sẽ là: 100.000 * 6 * 8%/12 = 4.000.
Giả sử mức dự trữ thanh khoản tối thiểu là 20.000, thì ngân hàng A có thể sử
dụng để cho vay là 80.000, với lãi suất 15% năm. Thu nhập của ngân hàng A theo dự
kiến sẽ là: 80.000 * 6 * 15%/12 = 6.000.


8

Thu nhập của ngân hàng sẽ là: 6.000 – 4.000 = 2.000. Giả sử chi phí hoạt động
kinh doanh của ngân hàng A là 1.200 (1,5% giá trị tín dụng) thì ngân hàng A có lãi là:
2.000 – 1.200 = 800
Nếu ngân hàng A vì lý do nào đó đã không sử dụng 80.000 để cho vay, mà chỉ
sử dụng 70.000, thì thu nhập của ngân hàng A bị giảm đi một cách tƣơng ứng.
 Do tỷ lệ lạm phát thực tế diễn biến vƣợt tỷ lệ lạm phát dự kiến, khiến cho vốn

của ngân hàng không đƣợc bảo toàn sau khi cho vay
Tỷ lệ lạm phát thực tế cao hay thấp có ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng rất lớn. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng luôn
phải quan tâm đến lãi suất thực, lãi suất thực đƣợc xác định theo công thức phổ biến
sau:
Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát thực tế
Các ngân hàng thƣờng căn cứ vào công thức trên để xác định và công bố các
mức lãi suất thích hợp. Nếu ngân hàng đƣa ra dự đoán tỷ lệ lạm phát không sát với
thực tế, có khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng.
Giả sử ngân hàng dự kiến tỷ lệ lạm phát trong kỳ là 7%, và áp dụng lãi suất cho
vay là 15% năm. Trong trƣờng hợp này, lãi suất thực mà ngân hàng A thu đƣợc sẽ là
8% năm. Nhƣng nếu tỷ lệ lạm phát thực tế là 8,5% thì mức lãi suất thực ngân hàng chỉ
còn lại 6,5%, mức thu nhập thực tế của ngân hàng A giảm 1,5% năm.
 Khi lãi suất thị trƣờng thay đổi, ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị
tài sản.
Giá trị thị trƣờng của TSC-TSN dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ.
Do đó, nếu lãi suất thị trƣờng tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên,
và do đó giá trị hiện tại của TSC-TSN giảm xuống. Ngƣợc lại, nếu lãi suất thị trƣờng
giảm thì giá trị của TSC-TSN tăng lên.


9

 Ngân hàng sử dụng nhiều loại lãi suất khác nhau trong hoạt động tín dụng.
 Huy động vốn với lãi suất cố định nhƣng cho vay với lãi suất biến đổi, trƣờng
hợp này sẽ xảy ra rủi ro khi lãi suất thị trƣờng giảm.
 Huy động vốn với lãi suất thả nổi nhƣng cho vay với lãi suất cố định, rủi ro sẽ
xảy ra khi lãi suất thị trƣờng tăng.
 Ngân hàng không duy trì sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để cho
vay.

 Huy động vốn nhiều, nhƣng cho vay ít.
 Huy động vốn có kỳ hạn dài, nhƣng sử dụng cho vay ngắn hạn.
1.1.4.2. Những ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động ngân hàng
Từ những nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất nêu trên, có thể thấy những ảnh
hƣởng của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau:
 Làm tăng chi phí nguồn vốn của ngân hàng.
 Làm giảm thu nhập từ tài sản của ngân hàng.
 Làm giảm giá trị thị trƣờng của tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng
1.1.4.3. Mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất
Mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý rủi ro là giảm thiểu tối đa
những ảnh hƣớng xấu của các biến động lãi suất. Các ngân hàng luôn muốn đạt lợi
nhuận của mình ở mức kỳ vọng và ổn định. Để đạt đƣợc mục tiêu này các ngân
hàng chú trọng chủ yếu vào các khoản mục nhạy cảm với lãi suất trong danh mục
TSC – TSN. Đó là các khoản cụ thể nhƣ: các khoản cho vay, đầu tƣ ở danh mục tài
sản có, các khoản tiền gửi, các khoản vay liên hàng ở danh mục tài sản nợ…Một nhà
quản lý ngân hàng phải biết đối phó với những thay đổi trong lãi suất thị trƣờng


×