Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

ĐẶNG ĐÌNH VI

SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Mã số: 60 34 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Phan Ngọc Minh

TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên : Đặng Đình Vi
Sinh ngày 15 tháng 05 năm 1984 tại Thanh Hóa
Hiện công tác tại : BIDV Bảo Lộc
Là học viên cao học khóa 16 Bảo Lộc của Trường Đại học Ngân hàng TP.
Hồ Chí Minh
Mã số học viên : 020116140284
Tôi xin cam đoan đề tài: “ Sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam ”
Mã ngành học : 60 34 02 01
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Ngọc Minh
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả


nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2016
TÁC GIẢ

Đặng Đình Vi


ii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học,
giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới TS. Phan
Ngọc Minh đã khuyến khích, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực
hiện nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, đồng nghiệp và những người bạn
đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn
thành luận văn.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ii

MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ....................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG .......................................................................xii
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... xiv
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ xiv
2. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... xv
3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ xv
3.1. Mục tiêu tổng quát: ........................................................................................ xv
3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. xvi
4. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... xvi
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... xvi
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................xvii
7. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................xvii
8. Đóng góp của đề tài....................................................................................... xviii
9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................ xviii
CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU CHÉO VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................ 1
1.1. LÝ THUYẾT SỞ HỮU CHÉO NGÂN HÀNG ........................................... 1
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo.................................................................................................1
1.1.2. Sở hữu chéo ngân hàng ................................................................................................3
1.1.3. Hình thức tồn tại của sở hữu chéo ...............................................................................3
1.1.4. Nguyên nhân hình thành sở hữu chéo trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng
thương mại ...............................................................................................................................6
1.1.4.1. Nhóm nguyên nhân tác động từ ngoài ngành ngân hàng ................... 6
1.1.4.2. Nhóm nguyên nhân tác động từ nội bộ ngành ngân hàng ................ 10


iv


1.2. TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.................................................................................................... 12
1.2.1. Tác động tích cực ....................................................................................................... 12
1.2.1.1. Sở hữu chéo giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong Ngân
hàng thương mại ............................................................................................ 12
1.2.1.3. Sở hữu chéo tăng cường sự nhất quán trong chiến lược quản trị của
Ngân hàng thương mại .................................................................................. 14
1.2.1.4. Sở hữu chéo giúp Ngân hàng thương mại gia tăng ưu thế trong hoạt động
mua bán và sáp nhập cũng như tránh được sự thâu tóm các thế lực bên ngoài ....... 14
1.2.1.5. Sở hữu chéo giúp giảm bớt tình trạng bất cân xứng thông tin giữa
ngân hàng với các doanh nghiệp ................................................................... 15
1.2.2. Tác động tiêu cực ....................................................................................................... 16
1.2.2.1. Sở hữu chéo có thể làm vô hiệu hóa một số quy định của Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn hoạt động của Ngân hàng thương mại. .......... 16
1.2.2.2. Sở hữu chéo ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường quản trị của Ngân
hàng thương mại ............................................................................................ 18
1.2.2.3. Sở hữu chéo làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính .......... 19
1.2.2.4. Sở hữu chéo tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau ....................................... 21
1.2.2.5. Sở hữu chéo có khả năng làm sai lệch giá trị ngân hàng ................. 21
1.2.2.6. Sở hữu chéo có khả năng tạo ra những phức tạp trong quản trị ngân hàng. . 21
1.2.2.7. Sở hữu chéo có thể làm giảm tính thanh khoản của cổ phiếu .......... 22
1.3. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
CỦA SỞ HỮU CHÉO TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................. 23
1.3.1. Đức .............................................................................................................................. 23
1.3.3. Hàn Quốc .................................................................................................................... 27
1.3.4. Ý .................................................................................................................................. 28
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................................................ 30
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 31



v

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY ............................................................................................................... 32
2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................. 32
2.1.1. Phát triển nhanh chóng về số lượng ......................................................................... 32
2.1.2. Tăng trưởng nhanh về vốn và tài sản ....................................................................... 34
2.2. THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .............................................................................. 39
2.2.1. Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam ............................................................................................................................... 39
2.2.2. Các hình thức sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ... 44
2.2.2.1. Sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tại
các ngân hàng liên doanh .............................................................................. 44
2.2.2.2. Sở hữu chéo giữa các cổ đông chiến lược tại Ngân hàng thương mại
Nhà nước và Ngân hàng thương mại Cổ phần .............................................. 46
2.2.2.3. Sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thương mại Nhà nước và Ngân
hàng thương mại Cổ phần ............................................................................. 47
2.2.2.4. Sở hữu chéo lẫn nhau giữa các Ngân hàng thương mại Cổ phần .... 48
2.2.2.5. Sở hữu giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần và doanh nghiệp
Nhà nước ....................................................................................................... 48
2.2.2.6. Sở hữu chéo giữa các Ngân hàng thương mại Cổ phần bởi các cá
nhân và nhóm cổ đông .................................................................................. 50
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................... 53
2.3.1. Tác động tích cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam .......................................................................................................... 53
2.3.1.1. Ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị ................................................... 53

2.3.1.2. Nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý ....... 54


vi

2.3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại .............. 55
2.3.1.4. Sở hữu chéo tạo tiền đề cho hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng .........55
2.3.2. Tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam .......................................................................................................... 56
2.3.2.1. Sở hữu chéo làm vô hiệu hóa các quy định an toàn của ngân hàng ................ 56
2.3.2.2. Sở hữu chéo làm suy yếu năng lực quản trị của các NHTM ........... 66
2.3.2.3. Sở hữu chéo làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính ... 67
2.3.3. Nguyên nhân gây nên những tác động tiêu cực...................................................... 69
2.3.3.1. Môi trường hoạt động ngân hàng ..................................................... 69
2.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về thể chế tác động trực tiếp đến SHC ............ 72
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ..................................................................... 74
3.1. ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC ĐANG SỞ HỮU CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ................................................................................ 75
3.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và Ngân hàng thương mại nhà nước cần thoái vốn khỏi
các Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................... 75
3.1.2. Giải quyết vấn đề sở hữu chéo song song với thực hiện tái cấu trúc Doanh nghiệp
nhà nước ................................................................................................................................ 78
3.2. ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN .................... 79
3.2.1. Tiến hành thoái vốn để cắt bỏ dần sở hữu chéo...................................................... 79
3.2.2. Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập ........................................ 80
3.2.3. Tách bạch hoạt động Ngân hàng đầu tư ra khỏi Ngân hàng thương mại ............ 81

3.2.4. Nới tỷ lệ sở hữu ở Ngân hàng trong nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.......... 82
3.2.5. Nâng cao đạo đức kinh doanh .................................................................................. 83
3.2.6. Mở rộng quyền giám sát các cổ đông sở hữu Ngân hàng ..................................... 84
3.3. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ ................................................................................ 84


vii

3.3.1. Hoàn thiện các tỷ lệ về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam .......... 84
3.3.2.Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ............................................ 89
3.3.3. Quy định về chế độ công bố thông tin ..................................................................... 90
3.3.4. Kiểm toán vốn để xác định lại vốn tự có ................................................................. 91
3.3.5. Xóa bỏ sở hữu nhà nước, sở hữu của các tập đoàn, DNNN trong các Ngân hàng
thương mại cổ phần.............................................................................................................. 94
3.3.6. Đưa vào luật khái niệm người có liên quan ............................................................ 95
3.3.7. Nâng cao tính hiệu lực của các chế tài ..................................................................... 96
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 99


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng theo loại hình.....................................................33
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về tổng tài sản và vốn của các TCTD đên 31/12/2012....34
Bảng 2.3: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại sau sáp nhập...................35
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống các TCTD đến 31/12/2012 .............37
Bảng 2.5: Nguồn tăng vốn điều lệ của các NHTM CP trong giai đoạn 2006-2010............ 57
Hình 1.1: Sở hữu chéo song phương ...........................................................................4
Hình 1.2: Sở hữu chéo đường thẳng ...........................................................................4
Hình 1.3: Sở hữu chéo vòng tròn ................................................................................4

Hình 1.4: Sở hữu chéo mạng lưới ...............................................................................5
Hình 1.5: Sở hữu chéo mạng không gian ....................................................................5
Hình 1.6: Sở hữu chéo dạng phức tạp .........................................................................6
Hình 1.7: Mạng lưới sở hữu chéo Đức......................................................................25
Hình 1.8: Sở hữu chéo ngân hàng Nhật .................................................................... 25
Hình 2.1: Tăng trưởng của thị trường chứng khoán và vốn điều lệ của các ngân
hàng cổ phần (tỉ VND ...............................................................................................40
Hình 2.2. Ma trận sở hữu chéo của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...............42
Hình 2.3. Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN vào thời điểm cập nhật tháng 10/2013.............44
Hình 2.4: Cấu trúc sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP .............................48
Hình 2.5: Sở hữu chéo giữa các NHTMCP và giữa DNNN .....................................49
Hình 2.6: Văn phòng Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu NHTM ..............50
Hình 2.7: Sở hữu chéo giữa ACB – Eximbank – Sacombank ..................................51
Hình 2.8: Cơ cấu nhóm cổ đông của ACB, Eximbank và Sacombank .....................54
Hình 2. 9: Sở hữu chéo giữa NHTM và cổ đông lớn, doanh nghiệp ........................58
Hình 2.10: Sở hữu chéo – Đầu tư chéo của ACB ..................................................... 64
Hình 3.1: Hình ảnh sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ....74
Hình 3.2. Các yêu cầu vốn tối thiểu của Basel III (hiệu lực vào ngày 1/1, đơn vị %) ..........88


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ACI

Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
Công ty cổ phần Đầu tư Á Châu
Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng


CQTTGSNH
ACBS
Agriseco

Asia Commercial Bank

Công ty Trách nhiệm hữu hạn chứng khoán

Securities

ACB

Agribank Securities Joint

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng

– Stock Corporation

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam

AMC

Asset Management

Công ty xử lý nợ

Company
ANZ


Ngân hàng ANZ

BASEL

Hiệp ước vốn Basel

BSPC

Banks’ Shareholdings

Công ty cổ phần ngân hàng

Purchase Corporation
CAMELS

Capital Adequacy, Asset

Hệ thống đánh giá CAMELS

Quality, Management
competence, Earnings
strength, Liquidity risk,
Sensitivity to market risk
CAR

Capital Adequacy Ratio

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

CTCP


Công ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DOJI

Development of Jewelry

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

and Investment
ETF

Exchange Traded Fund

Quỹ hoán đổi danh mục

EVN

Vietnam Electricity

Tập đoàn Điện lực Việt Nam


FPT

Công ty cổ phần FPT


x

Từ viết tắt
GDP

Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm trong nước

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTTC

Hệ thống tài chính

IFC

International Finance

Công ty Tài chính Quốc tế

Corporation
IPO


Initial Public Offering

Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu

LDR

Loan to deposit ratio

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy
động
Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial

MUFJ

Group Inc
NFSC

National Financial Supervisory Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt
Commission

Nam

NH

Ngân hàng

NHCP

Ngân hàng cổ phần


NHLD

Ngân hàng liên doanh

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước

NN
NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà nước


NHTMVN

Ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTW

Ngân hàng trung ương

OCBC

Overseas Chinese Banking

Ngân hàng OCBC Singapore

Corporation
OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển


xi

Từ viết tắt
PVFC

Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt
PetroVietnam Finance

Tổng Công ty cổ phần Tài chính dầu khí
Corporation

Việt Nam

REIT

Real Estate Investment Trust

Quỹ đầu tư bất động sản

ROA

Return on Assets

Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản

ROE

Return on Equity

Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

SCIC

State Capital and Investment

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn

Corporation


Nhà nước

SHC

Sở hữu chéo

TCTD

Tổ chức tín dụng

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

TNHH MTV

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCK

Ủy ban chứng khoán

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước


USD

United States dollar

Việt Nam Đồng

VND
VNPT

Đô la Mỹ

Vietnam Posts and

Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam

Telecommunications Group
XNK

Xuất nhập khẩu


xii

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG
Ngân hàng

Mã NH

Tên viết tắt


NHTMCP An Bình

ABB

An Binh Bank

NHTMCP Á Châu

ACB

Asia Commercial Bank

AGRI

Agribank

NHTMCP Bắc Á

BAB

North Asia Bank

NHTMCP Đầu Tư và Phát triến Việt Nam

BIDV

BIDV

NHTMCP Bảo Việt


BVB

Bao Viet Bank

NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam

CB

CbBank

NHTMCP Công Thương Việt Nam

CTG

VietinBank

NHTMCP Đông Á

EAB

DongA Bank

NHTMCP Xuất Nhập Khẩu

EIB

Eximbank

NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu


GPB

GP Bank

HDB

HDBank

NHTMCP Kiên Long

KLB

Kien Long Bank

NHTMCP Bưu điện Liên Việt

LVB

LienVietPostBank

NHTMCP Quân đội

MBB

MBBank

NHTMCP Phát triến Mê Kông

MDB


NH Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn
Việt Nam

NHTMCP Phát triến Thành phố Hồ Chí
Minh

NHTMCP Phát triến Nhà Đồng bằng sông

Mekong Development
Bank

MHB

Mekong Housing Bank

NHTMCP Hàng Hải

MSB

MaritimeBank

NHTMCP Nam Á

NAB

Nam A Bank

NHTMCP Quốc Dân


NCB

National Citizen Bank

NHTMCP Phương Đông

OCB

Oricombank

NHTMCP Đại Dương

OCEAN OceanBank

Cửu Long


xiii

Ngân hàng

Mã NH

Tên viết tắt

NHTMCP Xăng dầu Petrolimex

PGB

PG Bank


NHTMCP Phương Nam

PNB

Southern Bank

NHTMCP Đại chúng Việt Nam

PVB

NHTMCP Sài Gòn

SCB

PVcombank
Saigon
Commercial

NHTMCP Đông Nam Á

SEA

SeaBank

NHTMCP Sài Gòn Công thương

SGB

Saigonbank


NHTMCP Sài Gòn - Hà nội

SHB

SHB

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín

STB

Sacombank

NHTMCP Kỹ thương Việt Nam

TCB

Techcombank

NHTMCP Tiên Phong

TPB

Tien Phong Bank

NHTMCP Việt Á

VAB

Viet A Bank


NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam

VCB

Vietcombank

NHTMCP Quốc Tế

VIB

VIB

NHTMCP Bản Việt

VICB

Viet Capital Bank

NHTMCP Xây dựng Việt Nam

VNCB

VNCB

NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng

VPB

VPbank


NHTMCP Việt Nam Thương tín

VTTB

VietBank

Bank


xiv

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Một trong những nội dung cơ bản trong Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức
tín dụng giai đoạn 2011-2015 của chính phủ là: tập trung lành mạnh hóa tình trạng
tài chính của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động
của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong
hoạt động Ngân hàng. Để thực hiện thành công đề án này vấn đề đang được dư
luận quan tâm là xử lý vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong lĩnh vực Ngân hàng.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự đổi mới về thể chế và sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự gia tăng trong hoạt động liên
doanh liên kết giữa các chủ thể kinh tế, một trong những hình thức liên kết đó là
sở hữu chéo giữa các chủ thể trong một hoặc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
Vì vậy, bản chất của sở hữu chéo được xem như một thuộc tính khách khách quan
trong nền kinh tế hiện đại. Sở hữu chéo giữa Ngân hàng và doanh nghiệp có mặt
tích cực là góp phần làm tăng hiểu biết giữa Ngân hàng với doanh nghiệp, đồng
thời hình thành nên một cơ cấu sở hữu, cơ chế tài trợ và quản trị ổn định giữa các
bên. Bên cạnh đó, trong nội bộ hệ thống tài chính cũng có nhiều trường hợp sở
hữu chéo như các ngân hàng lớn sở hữu cổ phiếu ở các ngân hàng nhỏ, và ngược

lại. Mặt tích cực trong mối quan hệ này là khi Ngân hàng nhỏ gặp vấn đề thì sẽ
nhận được những hỗ trợ từ phía các Ngân hàng lớn về vốn, kinh nghiệm quản trị
cũng như về nhân sự điều hành. Lợi ích dễ nhận dạng nhất là sở hữu chéo giúp
doanh nghiệp có thể tăng được lợi thế nhờ quy mô và mở rộng thị trường.
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì sở hữu chéo đang là nguyên nhân của
một số ảnh hưởng tiêu cực: khiến khả năng ứng phó rủi ro của Ngân hàng không
được đánh giá đúng mức, làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát và khiến các
quy định về dự phòng, phân loại nợ trở nên sai lệch. Và một khi mối quan hệ sở
hữu trở nên phức tạp, chồng chéo, khó kiểm soát, biến thành công cụ cho hoạt
động sân sau của một số cá nhân hay tổ chức hoặc trở thành phương tiện đối phó
với những quy định của Nhà nước, sẽ gây nên những hệ lụy khó lường và khó


xv

khắc phục. Đây chính là thực trạng khó khăn của phần lớn các Ngân hàng thương
mại và kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng
đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro và ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn hoạt động của từng Ngân hàng
nói riêng cũng như toàn hệ thống Ngân hàng thương mại nói chung, gây cản trở
nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng thương mại. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu về sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam đã đến lúc cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và nên được xem là một vấn
đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mặc dù, hiện tại cũng đã có một số nghiên cứu về vấn đề sở hữu chéo trong
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng đa số vẫn thiên chủ yếu về
những tác động tiêu cực của nó đến hệ thống Ngân hàng mà chưa vẽ được một bức
tranh toàn cảnh về sở hữu chéo giữa các Ngân hàng cũng như chưa đánh giá được

tác động hai chiều của sở hữu chéo đến hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Từ những trăn trở muốn tìm hiểu về thực trạng, tác động hai mặt của sở
hữu chéo đến sự lành mạnh của hệ thống Ngân hàng thương mại cũng như nguyên
nhân của hiện trạng này từ đó đề xuất những giải pháp khả thi và có khả năng ứng
dụng vào thực tiễn, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Sở hữu chéo
trong hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó đề xuất các khuyến nghị khả thi để giảm
tình trạng sở hữu vốn nhập nhằng giữa các Ngân hàng thương mại, các cổ đông
cũng như hạn chế tác động tiêu cực của nó góp phần lành mạnh hóa hoạt động của
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Với mục tiêu này, tác giả hy vọng sẽ


xvi

đóng góp một phần nhỏ vào nội dung của Đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín
dụng giai đoạn 2011-2015 mà chính phủ đã đề ra.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Một là, nguyên nhân hình thành nên sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng
thương mại;
Hai là, những tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống Ngân
hàng thương mại Việt Nam;
Ba là, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị khả thi nhằm hạn chế các tác
động tiêu cực của sở hữu chéo đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Những nguyên nhân nào góp phần hình thành nên mạng lưới sở hữu chéo
trong hệ thống Ngân hàng thương mại?

Mức độ tác động và phạm vi ảnh hưởng của sở hữu chéo đến hoạt động của
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ?
Giải pháp khả thi để giảm thiểu các tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến
hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam ?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân cũng như
những tác động của vấn đề sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2015. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt
thông tin và số liệu, luận văn sẽ tập trung vào nghiên cứu SHC tại một số Ngân
hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng thương mại nhà nước, và một số tổ chức tài
chính phi Ngân hàng tiêu biểu.
Thông tin là một vấn đề rất nhạy cảm đối với thị trường tài chính Việt Nam,
trong bối cảnh thông tin về sở hữu còn chưa được công khai, minh bạch, luận văn
chủ yếu sử dụng trên các nguồn số liệu và thông tin chính thức bao gồm các báo
cáo của ngân hàng và doanh nghiệp (báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản
cáo bạch, các báo cáo quản trị, …) số liệu thống kê được công bố bởi các cơ quan
quản lý nhà nước (như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục


xvii

thống kê..).và một số phương tiện truyền thông đáng tin cậy.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp lý thuyết, khảo
sát thực tế, tổng hợp và phân tích số liệu, thống kê kế toán, nhận định đề xuất giải
pháp và tham khảo các tài liệu, công trình nghiên cứu đã có để thực hiện nghiên
cứu.
7. Nội dung nghiên cứu
Nôi dung nghiên cứu được thể hiện cụ thể qua 3 chương:
Chương 1: Khung lý thuyết về sở hữu chéo và tác động của nó trong hệ

thống Ngân hàng Thương mại; đây là cơ sở lý luận cho nội dung xuyên suốt của
đề tài. Chương 1 bao gồm: định nghĩa về sở hữu chéo, những hình thức của sở hữu
chéo, nguyên nhân hình thành sở hữu chéo và tác động của nó đến hệ thống Ngân
hàng Thương mại từ đó rút ra được những bài học về vấn đề xử lý sở hữu chéo của
một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
Chương 2: Thực trạng và tác động của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ
thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề được đặt ra
trong Chương 1, trên cơ sở khai thác số liệu từ những nguồn đáng tin cậy tác giả đi
sâu phân tích thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng Thương mại trong
giai đoạn 2006 -2015. Qua đó tác giả đánh giá được những tác động tích cực cũng
như tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại
Việt Nam làm cơ sở đề xuất những giải pháp khả thi để xử lý vấn đề sở hữu chéo
trong hệ thống Ngân hàng Thương mại.
Chương 3: Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực
của sở hữu chéo đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
hiện nay. Luận văn đề xuất những giải pháp khả thi góp phần xử lý vấn đề sở hữu
chéo cũng như những kiến nghị đối với các đơn vị chủ quản trong việc quản lý,
điều hành hệ thống Ngân hàng Thương mại nhằm hạn chế tác động tiêu cực và
góp phần lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt
Nam trong giai đoạn tới.


xviii

8. Đóng góp của đề tài
Với những mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn kỳ vọng sẽ mang lại một
số đóng góp về mặt học thuật cũng như thực tiễn:
Một là: về mặt học thuật, luận văn đưa ra cơ sở lý thuyết về sở hữu chéo,
những nguyên nhân và hình thức tồn tại của vấn đề sở hữu chéo.
Hai là: về mặt thực tiễn, với những phân tích cụ thể, luận văn đưa ra bức

tranh toàn cảnh về các mối quan hệ nhập nhằng đường sau cấu trúc vốn của các
Ngân hàng thương mại, đánh giá tác động hai mặt của sở hữu chéo đến hoạt động
của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam. Những phân tích này là cơ sở để
luận văn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
SHC đến hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Cùng trăn trở với tác giả về vấn đề “Sở hữu chéo trong hệ thống ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam” cũng đã có một số nghiên cứu tiêu biểu:
Tác giả Đào Duy Tiên, “Sở hữu chéo ngân hàng thương mại tại Việt Nam
và những tác động đến hoạt động ngân hàng”, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân
hàng số 130 năm 2013, tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết về sở hữu chéo đồng thời
phân tích thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam
trên cơ sở phân tích những số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính của một
số Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Tác giả Thu Hằng, “Sở hữu chéo ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng - Kinh nghiệm của nƣớc Ý”, Tạp chí Ngân hàng số 23 tháng
12/2013, tác giả nêu ra bối cảnh hình thành nên ma trận sở hữu chéo tại nước ý,
những tác động của sở hữu chéo đến sự cạnh tranh giữa Ngân hàng có sở hữu chéo
và Ngân hàng không có sở hữu chéo thông qua phương pháp Panzar-Rose (phân
tích chỉ số cạnh tranh). Kết quả phân tích của tác giả cho thấy sở hữu chéo là một
nhân tố hạn chế năng lực cạnh tranh trong khu vực Ngân hàng, từ đó tác giả cũng
đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng
thương mại.


xix

Tác giả Nguyễn Khánh Hà: “Tác động của sở hữu chéo đến của hệ thống
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Luận văn tập trung
thể hiện được ma trận sở hữu vốn giữa các Ngân hàng và các cổ đông của một

nhóm Ngân hàng Thương mại cổ phần, tuy nhiên chưa đánh giá hết được tác động
của nó đến hoạt động của từng Ngân hàng trong nhóm Ngân hàng nói trên.
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Diễm: “Sở hữu chéo tác động đến hoạt động
của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế. Tác giả
luận văn nêu ra những khái niệm chắc chắn về sở hữu chéo đồng thời đánh giá
được những tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến hoạt động của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chưa giải quyết dứt điểm được mục tiêu
cuối cùng đã đặt ra đó là đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm giải quyết
vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Thông qua việc tham khảo một cách có chọn lọc các thông tin từ các công
trình nghiên cứu trên, cùng với gợi mở tận tình của người hướng dẫn khoa học và
kiến thức thực tiễn của bản thân về vấn đề sở hữu chéo là những cơ sở quan trọng
để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về vấn đề sở hữu chéo như trên, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu nào giải quyết dứt điểm mục tiêu cuối cùng là hạn chế tác
động tiêu cực của sở hữu chéo. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình tác giả đi sâu
làm rõ cơ sở lý thuyết về vấn đề sở hữu chéo; mổ xẻ tận gốc nguyên nhân hình
thành nên sở hữu chéo; mô tả bức tranh toàn cảnh về vấn đề sở hữu vốn nhập
nhằng giữa một số Ngân hàng thương mại Việt Nam và các cổ đông của họ giai
đoạn 2006-2015; đánh giá tác động toàn diện của sở hữu chéo đến hoạt động của
các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể, thực
tiễn và có tính khả thi cao góp phần hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo đến
hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy, những nội dung
nghiên cứu của đề tài là không trùng lắp với những nghiên cứu đã có trước đây.


1

CHƢƠNG 1: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU CHÉO VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA NÓ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1. LÝ THUYẾT SỞ HỮU CHÉO NGÂN HÀNG
Sở hữu chéo (cross ownership) là một thuộc tính kinh tế khách quan đã xuất
hiện trong quá trình phát triển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới từ lâu. SHC là
một hiện tượng phổ biến ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Nhật Bản, Ý,
Đức, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, SHC nói chung và SHC trong hệ thống ngân hàng nói riêng, mới
được chú ý trong khoảng từ năm 2006 trở lại đây.
1.1.1. Khái niệm sở hữu chéo
SHC là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu trong
giới học thuật, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu về SHC từ góc độ của doanh nghiệp, ngân hàng và các nhà nghiên cứu
về nội dung còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Trên thế giới, khái niệm về SHC đã
được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các nghiên cứu dựa trên định nghĩa về sở
hữu và có thể hiểu đơn giản là hiện tượng DN này nắm giữ cổ phần tại DN khác.
Một số các nhà kinh tế học trên thế giới đưa ra khái niệm về SHC. SHC có
thể hiểu đơn giản là việc các tổ chức nắm giữ cổ phần lẫn nhau. Chẳng hạn như
công ty A đầu tư vào công ty B và công ty B cũng đầu tư ngược lại vào công ty A.
SHC khác với mở rộng sở hữu, là việc cho phép nhiều đối tượng, nhiều thành
phần kinh tế cùng nắm giữ vốn của một đơn vị.
Theo Junning Cai và Jiameng (2008). Mối liên kết chéo giữa các công ty
thường được đo bằng tỷ lệ “nắm giữ cổ phần chéo” được định nghĩa là giá trị nắm
giữ cổ phiếu của công ty này so với tổng cổ phần của công ty kia. Công thức này
giúp xác định mức độ SHC của công ty nhưng chưa phản ánh được sự phức tạp
của mạng lưới SHC.
Alberto,O. và Alessia (2009) định nghĩa: “Sở hữu chéo là việc các DN bao
gồm cả công nghiệp và tài chính nắm giữ cổ phần dài hạn tại các DN khác” Mark
Scher (2001) nhận định: “SHC là việc hai DN nắm giữ cổ phần của nhau. Các DN


2


có thể cùng ngành, có thể là nhà cung cấp và khách hàng, hoặc là chủ nợ với con
nợ”.
Tác giả Đinh Tuấn Minh (2013) định nghĩa “SHC là hiện tượng DN này
chiếm giữ cổ phần tại DN khác”.
Hoặc có thể hiểu: SHC là 2 hoặc nhiều tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau.
Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các
doanh nghiệp thực hiện để sở hữu chéo vốn của nhau.
Tùy từng điều kiện, SHC rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia
kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư, ...
Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và
doanh nghiệp là nổi bật hơn cả.
Qua những ý kiến của các nhà nghiên cứu trên, có thể rút ra những nội
dung cơ bản của SHC như sau:
SHC là việc một hoặc nhiều nhóm công ty tham gia sở hữu một hoặc một
nhóm công ty khác thông qua việc nắm giữ phần vốn của nhau (vốn cổ phần,
chứng khoán vốn) để có ảnh hưởng quyết định hoặc khả năng kiểm soát đối với
nhau.
SHC là mối quan hệ phức tạp và có nhiều dạng thức khác nhau. Một cách
khái quát, SHC là khái niệm để chỉ một hiện tượng xảy ra khi công ty A nắm giữ
cổ phần của công ty B mà công ty B này cũng đang nắm giữ cổ phần tại công ty A.
Khái niệm SHC cũng thường được dùng để chỉ hiện tượng một cá nhân
hay tổ chức cùng lúc sở hữu cổ phần trọng yếu và nắm quyền quản trị điều hành
tại nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau. Nội dung quan trọng nhất của SHC giữa
các DN cả NH) là tạo ra mối liên kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với
nhau bằng phương thức xâm nhập sâu vào hoạt động kinh doanh, quản trị điều
hành của nhau thông qua việc mua cổ phần của đối tác.


3


1.1.2. Sở hữu chéo ngân hàng
Đặc điểm hoạt động kinh doanh ngân hàng là tiền tệ, có sự khác biệt với
hoạt động của các DN trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Nên, SHC trong lĩnh
vực NH, có thể được khái quát như sau:
SHC trong hệ thống NH là việc một hay nhiều NH nắm giữ cổ phần của
nhau thông qua mua bán cổ phần hoặc có thể đầu tư vào NH khác thông qua công
ty con hoặc ủy thác đầu tư qua một bên trung gian.
Nếu như vấn đề SHC đối với hệ thống NH đã mang đến không ít hệ lụy,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hệ thống và thường được dư luận nhìn nhận
dưới góc độ tiêu cực thì SHC đối với các DN thuộc các ngành nghề khác chưa hẳn
là tiêu cực. Đặc biệt, trong giai đoạn mà cả nền kinh tế, các ngành nghề và bản
thân các DN đứng trước áp lực phải tái cơ cấu để nâng cao năng lực cạnh tranh thì
đôi khi SHC lại giúp nâng cao mức độ tích tụ vốn và cơ cấu cổ đông, tạo thuận lợi
cho các kế hoạch tái cấu trúc.
Về bản chất, việc xác định mức độ SHC giữa các thành viên trong nhóm là
xác định khả năng và mức độ ảnh hưởng của một DN hoặc NH đối với các thành
viên còn lại trong nhóm thông qua số lượng cổ phần nắm giữ và quyền biểu quyết.
Phương pháp xác định SHC được tác giả Nguyễn Thành Long đề xuất là lấy giá trị
bình quân của tổng khối lượng cổ phiếu (hoặc giá trị) cổ phiếu sở hữu lẫn nhau
của các DN có quan hệ sở hữu mô tả nêu trên chia cho tổng khối lượng (giá trị) cổ
phiếu đang lưu hành của các DN đó, trong đó trọng số là tỷ trọng giá trị vốn hóa
của các DN đó so với tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường (gọi tắt là tỷ trọng vốn
hóa).
1.1.3. Hình thức tồn tại của sở hữu chéo
Tùy theo góc độ nghiên cứu, mà có các hình thức tồn tại khác nhau. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu SHC dưới hình thức cấu trúc. Dưới góc
độ này SHC cũng đầy đủ nhất và toàn diện nhất về hình thức SHC.
Theo cấu trúc đầu tư, theo Guo Li và Yakura Shinsuke (2010), SHC có thể chia làm
hai loại là SHC cổ phần các công ty trong cùng một tập đoàn (SHC theo chiều dọc)



4

và SHC cổ phần phản ánh các mối quan hệ kinh doanh bên ngoài một tập đoàn,
chẳng hạn như giữa các nhà cung cấp và khách hàng (SHC theo chiều ngang). Như
vậy, SHC có thể tồn tại dưới các cấu trúc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp.
i) SHC đơn giản
Đây là hình thức SHC đơn giản nhất, công ty A mua cổ phần công ty B và ngược
lại, công ty B cũng nắm giữ cổ phần của công ty A (như Hình 1.1).
Hình 1.1: Sở hữu chéo song phƣơng

Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
ii) SHC đường thẳng
Trong hình thức này, các bên tham gia sở hữu một hoặc nhiều công ty khác dưới
hình thức trực tiếp. Chẳng hạn như công ty B đầu tư trực tiếp vào công ty A và
ngược lại, công ty B lại đầu tư trực tiếp vào công ty C, nhưng A và C không có
quan hệ đầu tư trực tiếp với nhau.
Hình 1.2: Sở hữu chéo đƣờng thẳng

Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
iii) Sở hữu chéo vòng tròn
Các mối liên kết sở hữu tạo thành một thành vòng khép kín, trong đó các công ty sở
hữu lẫn nhau. Tuy nhiên, hình thức sở hữu mới chỉ dừng lại ở cấp độ trực tiếp.
Hình 1.3: Sở hữu chéo vòng tròn

Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
iv) Sở hữu chéo mạng lưới



5

Các công ty đã hình thành các mối quan hệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp lẫn nhau
tạo thành một mạng lưới SHC. Dưới cấu trúc này, SHC đã trở nên phức tạp và khó
xác định được tỷ lệ sở hữu thực tế của các công ty.
Hình 1.4: Sở hữu chéo mạng lƣới

Nguồn: Guo Li và Yakura Shinsuke, 2010
Có thể thấy, các công ty trên mạng lưới SHC đều có cổ phần của các công ty khác
dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ công ty A đầu tư trực tiếp vào công ty
B, C, D; ngoài ra công ty A còn sở hữu gián tiếp công ty C thông qua công ty B.
v) Sở hữu chéo mạng không gian
SHC theo hình thức mạng không gian cho thấy kết cấu chính - phụ trong mối liên
kết giữa các công ty. Có thể thấy, các công ty B, C, D nắm giữ cổ phần công ty A
và công ty A cũng đầu tư vào các công ty B, C và D. Tuy nhiên, các công ty B, C và
D không có mối quan hệ sở hữu với nhau.
Hình 1.5: Sở hữu chéo mạng không gian

vi) Sở hữu chéo dạng phức tạp
Đây là cấp độ phức tạp nhất trong các hình thức SHC. Các công ty liên quan gắn kết
chặt chẽ với nhau thông qua việc sở hữu lẫn nhau và cùng sở hữu một công ty khác


×