Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.51 KB, 15 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ
Bước sang năm 2002, năm của bản lề giữa hai thế kỷ, năm có nhiều thuận
lợi và thách thức với ngành Ngân hàng nói chung, hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo & PTNT ) nói riêng. Kết quả đạt được
trong những năm qua tạo đà cho chi nhánh bước vào thiên niên kỷ mới có nhiều
thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Để tăng trưởng, phát triển đi lên, chi
nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ xác định lấy hoạt động kinh doanh tín dụng là
nhiệm vụ trọng tâm và từ đó quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng định hướng chiến
lược cho hoạt động kinh doanh tín dụng cho những năm sắp tới, cụ thể :
- Bám sát định hướng của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam thực
hiện một cách nghiêm túc sự chỉ đạo điều hành của Ban Tổng giám đốc. Đồng thời
tranh thủ sụ ủng hộ giúp đỡ của các phòng, ban thuộc Trung tâm điều hành để giải
quyết nhanh nhất và hiệu quả nhất những vấn đề nảy sinh trong kinh doanh, những
dự án vượt quyền giải quyết của chi nhánh .
- Nắm bắt kịp thời diễn biến của nền kinh tế, từng ngành nghề, doanh
nghiệp từ đó mở rộng và phát triển Tín dụng trên cơ sở nâng cao Chất lượng tín
dụng ( CLTD ) gắn với hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trên địa
bàn Thủ đô, các dự án của Tổng công ty 90_91 và các doanh nghiệp khác trong đó
tập trung vàoTổng công ty BCVT, Tổng công ty xăng dầu VN- là hai đơn vị hiện
đang quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Thực hiện đầu tư theo dự án hoặc phối hợp
đầu tư với các ngành kinh tế, đồng tài trợ với các NHTM khác .
- Mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đầu tư các doanh nghiệp nhà nước có dự án trung, dài
hạn mang tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của đất nước
cũng như đặc thù kinh tế của Hà Nội .
- Nâng cao CLTD bằng các biện pháp coi trọng công tác thẩm định trước khi
cho vay và hoàn tất công tác kiểm tra sau khi cho vay. Thường xuyên tiến hành


phân loại doanh nghiệp để sàng lọc khách hàng cũng như tăng cường tín dụng đối
với khách hàng cụ thể .
- Thường xuyên xác định đúng vai trò kiểm tra, kiểm toán nội bộ và tiến
hành trên tất cả các mặt hoạt động, giúp cho việc chấn chỉnh kịp thời những sai sót,
khuyết điểm, nâng cao ý thức chấp hành chế độ, quy trình nghiệp vụ .
- Mở rộng thêm các nặt hoạt động kinh doanh khác như: nghiệp vụ bảo lãnh,
nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng,.., nhằm thu hút khách hàng.
- Thực hiện đầu tư cải thiện và nâng cao đời sống dân cư, tham gia thị trường
mở…
Cụ thể nhiện vụ trước mắt trong năm 2002 là :
+ Tổng nguồn vốn đạt : 1800 tỷ đồng , tăng 23% so với năm 2001
+ Tổng dư nợ đạt : 850 tỷ đồng , tăng 63% so với năm 2001
Trong đó 70% là dư nợ trung và dài hạn
+ Nợ quá hạn 0,2% tổng số dư nợ
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao CLTD tại chi nhánh
NHNo & PTNT Láng Hạ
Trong thời gian qua CLTD ở chi nhánh Láng Hạ đạt kết quả khá cao: Tổng
nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, dư nợ liên tục tăng trong các năm , tỷ lệ nợ
quá hạn thấp …Nhưng bên cạnh đó còn những hạn chế nhất định: Nguồn vốn dài
hạn có tỷ trọng nhỏ gây khó khăn cho đầu tư trung và dài hạn, số lượng đơn vị vay
vốn ít, trình độ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu. Để đạt được mục tiêu
kinh doanh đề ra Ngân hàng phải tăng cường hoạt động tín dụng, điều quan trọng
hơn cả là nâng cao CLTD tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và góp phần thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế .
Kết quả họat động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: Các yếu tố môi trường kinh tế xã hội, chính sách tín dụng,
tổ chức kinh doanh của Ngân hàng, chất lượng nhân sự, hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp có quan hệ với Ngân hàng.
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm, tình hình hoạt động, những tồn tại
của Ngân hàng em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao CLTD .

3.2.1 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng.
Khách hàng là một chủ thể quan trọng trong quan hệ tín dụng và các nhân tố
thuộc về khách hàng có ảnh hưởng lớn tới CLTD. Từ thực trạng CLTD trong
những năm vừa qua tại NHNo & PTNT Láng Hạ cho thấy những rủi ro trong hoạt
động tín dụng phần lớn là do khâu đánh giá về khách hàng. Chính vì vậy để nâng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
=
Lợi tức sau thuế
Doanh thu thuần
100
cao CLTD thì việc làm trước tiên là nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh gía khách
hàng.
Trước khi quyết định cho vay, Ngân hàng cần phải hiểu rõ về khách hàng vì
khách hàng là người chịu trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, là người quyết
định cuối cùng về hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy đánh gía khách hàng là một
biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh
tín dụng Ngân hàng. Nếu Ngân hàng không tiến hành đánh giá khách hàng hoặc
đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng khách hàng không đủ điều kiện
mà vẫn cho vay vốn, khả năng rủi ro sẽ cao. Có thể nói việc phân tích, đánh giá
khách hàng có ý nghĩa quan trọng vì nó tạo lập cơ sở ban đầu để Ngân hàng làm
căn cứ đưa ra những quyết định trong kinh doanh của mình. Quá trình phân tích,
đánh gía về khách hàng, Ngân hàng cần chú ý đến các nội dung sau :
*Tư cách pháp nhân của đơn vị vay vốn .
Một đơn vị có đủ tư cách pháp nhân phải được cấp có thẩm quyền cấp đầy
đủ các giấy tờ : quyết địng thành lập, quyết định tổ chức, giấy phép kinh doanh.
Quyết định tổ chức của đơn vị cho biết về người lãnh đạo doanh nghiệp,
trình độ kinh tế, quản lý…Một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì vai trò của người
lãnh đạo cũng rất quan trọng trong sự thành bại của đơn vị. Chính vì vậy khi đánh
giá khách hàng Ngân hàng cần quan tâm xem xét liệu người lãnh đạo như vậy có
đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, đem lại hiệu quả_ cơ sở đảm bảo

khoản vay được hoàn trả đúng hạn, đầy đủ.
Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp chứng minh doanh nghiệp đang
hoạt động theo đúng lĩnh vực mà luật pháp cho phép, khi đó vốn vay của Ngân
hàng mới có thể được sử dụng đúng đối tượng, mức độ rủi ro được hạn chế .
*Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng :
- Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vấn đề quan tâm đầu tiên trong đầu tư tín dụng là hiệu quả sinh lợi của hoạt
động sản xuất kinh doanh, vì đây là một nguồn quan trọng để trả nợ Ngân hàng.
Do vậy trước khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải nắm rõ nguồn trả nợ
trong tương lai của khách hàng. Để đánh giá khả năng sinh lời của hoạt động sản
xuất kinh doanh, cần sử dụng hai chỉ tiêu sau:
1.Tỷ suất lợi nhuận:
Hệ số vòng quay tài sản
=
Doanh thu thuầnTài sản vốn bình quân
Hệ số thanh toán ngắn hạn
=
Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn
Hệ số thanhtoán nhanh
=
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.

2. Hệ số quay vòng tài sản:
Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả. Tuy
nhiên khi đánh giá hai chỉ tiêu này phải kết hợp xem xét bản chất của ngành kinh
doanh thì kết quả mới có tính thuyết phục cao
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét

chất lượng công tác tài chính. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp
ta dùng những chỉ tiêu sau:
1. Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn
hạn. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng cao
và ngược lại. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì lúc đó có một
số tiền được tồn giữ quá mức không tham gia hoạt động để sinh lời, tức là vốn
không được sử dụng hiệu quả trong kinh doanh.
Hệ số này khoảng 1,2 đến 2 là tốt.
2.Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển
ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Nếu hệ số này lớn hơn
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân
Hệ số quay vòng các khoản phải thu
=
Doanh thu bán hàng Số dư BQ các khoản phải thu
Tỷ suất vốn tự cótrên tổng tài sản
=
Vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn
0,5 thì đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 có
nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Thông thường hệ
số này đươc chấp nhận từ 0,5 đến 1,2.
3. Hệ số quay vòng hàng tồn kho:

Hệ số này cao thì việc kinh doanh được đánh gía là tốt, nếu hệ số này thấp,
có nghĩa là hàng hoá tồn kho nhiều, nguyên nhân có thể là chất lượng hàng hoá
kém, giá thành cao, không phù hợp với người tiêu dùng.

4. Hệ số quay vòng các khoản phải thu:
Hệ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh
nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều.
5. Tỷ suất vốn tự có / Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối
với chủ nợ, mức độ tự tài trợ của đơn vị đối với tổng nguồn vốn kinh doanh của
mình. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập
cao với chủ nợ, khả năng an toàn về trả nợ cao. Khi đơn vị vay có vốn tự có trong
tổng nguồn vốn kinh doanh thì họ sẽ có trach nhiệm cao hơn khi sử dụng vốn. Mặt
khác trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì vốn tự có sẽ là một nguồn quan trọng để
trả một phần nợ vay Ngân hàng.
Trong quá trình phân tích tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp, cán bộ tín
dụng có thể phát hiện được các khoản nợ có vấn đề khi có những dấu hiệu khó
khăn về tài chính, chẳng hạn như: tỷ suất lợi nhuận giảm, gia tăng các khoản phải
thu, tỷ suất tự tài trợ giảm, số dư tiền gửi giảm sút, ...
Tóm lại, thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, NHTM
có thể biết được một phần tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính khả
quan hay khó khăn, xu hướng phát triển của đơn vị như thế nào để từ đó có quyết
định cho vay đúng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, đầy đủ gốc và lãi
- Đánh giá tính khả thi của các dự án kinh doanh :
Khả năng hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn phụ thuộc vào kết quả dự án
kinh doanh. Chính vì thế đánh giá tính khả thi của một dự án SXKD là một việc
làm không thể thiếu được đối với Ngân hàng trước khi đưa ra quyết định bỏ vốn
đầu tư.
Khi đánh giá một dự án thì cần xem xét những vấn đề sau:
+Đánh giá cơ hội đầu tư : Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước
Nếu dự án doanh nghiệp thực hiện phù hợp với chủ trương chính sách cuả
Đảng và Nhà nước như sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,... thì đó là cơ hội
rất tốt để đầu tư. Khi thực hiện dự án, doanh nghiệp có thể được ưu đãi về nhiều
mặt như thuế, thị trường tiêu thụ …và như vậy hiệu quả đem laị sẽ cao doanh

nghiệp có khả năng thanh toán cho Ngân hàng .
+ Phân tích nguồn nguyên vật liệu (NVL): nguyên vật liệu trong dự án có dễ
kiếm, dễ tìm không, nguồn NVL là từ đâu, tính ổn định có cao không.
Để quá trình sản xuất được tiến hành bình thường thì bguyên vật liệu phải
được cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Có khi theo kế hoạch thì dự án
có đủ NVL nhưng khi đi vào thực tế sản xuất lại bị thiếu do có sự biến động về giá
cả, thiên tai …Ngân hàng cũng cần lưu ý đến khả năng này vì NVL ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến khả năng trả nợ Ngân
hàng của khách hàng. Quá trình giải ngân cần tiến hành theo từng đợt, khi đã có
hoá đơn, chứng từ mua NVL để tránh sử dụng vốn sai mục đích.
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong tương lai về sản phẩm hàng hoá: sản
phẩm của dự án có thị trường tiêu thụ không, khối lượng, chất lượng, mẫu mã sản
phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không, nhu cầu hiện tại và tương lai
đối với sản phẩm. Việc nghiên cứu thị trường sản phẩm rất có ý nghĩa khi đánh giá
khả năng thực thi của dự án cũng như khả năng hoàn trả nợ vay Ngân hàng của
doanh nghiệp vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có nguồn thu để
trả.
+ Phân tích hiệu quả dự án mang lại, ta sử dụng chỉ tiêu:
Lợi nhuận thu được của dự án
Tổng vốn đầu tư bỏ vào dự án

×