Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNO PTNT HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.45 KB, 23 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHN
O
PTNT HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHN
O
& PTNT HÀ NỘI
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà
Nội trong giai đoạn 2001 – 2005.
Trong thời gian tới để duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình nhằm
đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng xây dựng định
hướng phát triển giai đoạn 2001- 2005 như sau:
- Nguồn vốn: tăng 40% năm sau so với năm trước, chú trọng huy động
nguồn vốn ngoại tệ USD trung và dài hạn.
- Dư nợ: tăng 30% năm sau so với năm trước, trong năm 2003 tập trung đầu
tư cho các dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay
thế nhập khẩu.
- Nợ quá hạn: dưới 3% năm.
- Lợi nhuận: tăng 20% năm sau so với năm trước.
- Tiếp tục phát triển đổi mới hiện đại công nghệ thông tin ngân hàng.
3.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn.
3.1.1.1. Thuận lợi:
 Nền kinh tế tiếp tục phát triển ổn định và vững chắc, một số doanh nghiệp đã
dần khẳng định mình và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường, một số
ngành, mặt hàng đã tìm được chỗ đứng trong nước và trên thị trường thế giới. Bên
cạnh đó chính sách kinh tế của nhà nước cũng như ngành ngân hàng ngày một
thông thoáng hơn có tác dụng tích cực thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động
vốn của NHNo & PTNT Hà Nội.
 NHNo & PTNT Hà Nội được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, NHNo &
PTNT Việt Nam, Thành Uỷ, Uỷ Ban Nhân dân thành phố Hà Nội thường xuyên


quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt, được sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành Trung
Ương, sự hợp tác chặt chẽ trên nguyên tắc cùng có lợi ở mọi thành phần kinh tế.
 Sự đoàn kết thống nhất từ các ban chấp hành Đảng Uỷ, ban Giám Đốc, sự
đồng tâm nhất trí, hăng say lao động của tuyệt đại đa số cán bộ viên chức, cùng kỷ
cương điều hành kinh doanh ngày càng khoa học và nhất thống. Đã tạo nên sức
mạnh tổng hợp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng vượt qua mọi khó
khăn và ngày càng phát triển, trong đó việc khoán tài chính, tiền lương là động lực
quan trọng thúc đẩy việc tăng trưởng nguồn vốn.
 Các ngân hàng quận, khu vực đã nhận thức đúng vai trò của nguồn vốn đối
với hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội nên đã tích cực triển khai
nguồn vốn hơn các năm trước, đã chủ động mở rộng mạng lưới huy động, tích cực
thu hút vận động khách hàng nên đã tạo điều kiện tăng trưởng nguồn vốn nhất là
nguồn tiền gửi của khu vực dân cư.
 Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội đã đổi mới việc phục vụ
khách hàng tốt hơn, vì thế đã thu hút được thêm nhiều khách hàng mới, đặc biệt xử
lý nhanh nhạy, hợp lý về lãi suất tiền gửi theo cơ chế cạnh tranh nên nguồn vốn
huy động ngày càng nhiều.
3.1.1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đã nêu trên, trong giai đoạn 2003 – 2005
NHNo & PTNT Hà Nội đã và sẽ còn những khó khăn không nhỏ, đó là:
 Nợ tồn đọng của một số doanh nghiệp Nhà Nước từ những năm trước dồn lại
đến nay chưa giải quyết được thực sự là gánh nặng cho năm 2003 và những năm
sau này đối với NHNo & PTNT Hà Nội. Một số doanh nghiệp Nhà Nước chưa tìm
được chỗ đứng trên thị trường, hoạt động kinh doanh còn bấp bênh nhất là các
doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp không có mặt hàng chủ chốt.
 Tỷ giá ngoại tệ không ngừng biến động (tăng nhanh trong thời gian qua), trong
khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ liên tục giảm không những gây bất lợi cho các doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn là trở ngại không nhỏ trong
việc khai thác và cung ứng ngoại tệ thanh toán với nước ngoài.
 Sự cạnh tranh trong huy động nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn thành

phố Hà Nội ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Một số ngân hàng, nhất là các ngân
hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài không ngừng nâng lãi suất huy động nội tệ
lên cao, có khi cao hơn lãi suất cơ bản do Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam quy định nhưng lại hạ lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất mặt bằng chung cho
các ngân hàng thực hiện nghiêm các quy chế tín dụng, tiền tệ được Nhà Nước cho
phép, rất nhiều. Mà thực chất làm rối loạn không đáng có về hoạt động tín dụng
ngân hàng. Nhiều khi lãi suất huy động lên quá cao NHNo & PTNT Hà Nội không
thể cạnh tranh nổi.
 Việc nhận thức kinh doanh của một số cán bộ ngân hàng, cùng với một số cán
bộ lãnh đạo là chưa hợp lý, khi chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo nguồn vốn.
 Công tác tuyên truyền vận động thu hút nguồn vốn đã triển khai nhưng chưa
thường xuyên, các hình thức huy động còn đơn điệu.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém so với nhu cầu hiên đại hoá của ngân hàng
trong khu vực và trên thế giới trong tương lai. Phong cách phục vụ của cán bộ nhân
viên, nhất là các phòng giao dịch tuy đã đổi mới, song còn nhiều hạn chế nên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hút khách hàng.
3.1.3. Kế hoạch huy động vốn năm 2003.
Thực hiện định hướng của Tổng Giám Đốc NHNo & PTNT Việt Nam về
huy động và sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2001 - 2005. Tập trung huy động nguồn
vốn tại các thành phố lớn chuyển tải về nông thôn, từng bước hiện đại hoá Nông
Nghiệp và phát triển Nông Thôn, xoá dần ranh giới giữa Thành Thị và Nông Thôn.
Trong năm 2003 NHNo & PTNT Hà Nội phải đẩy mạnh hơn nữa tạo nguồn vốn
cùng với việc mở rộng đầu tư tín dụng.
NHNo & PTNT Hà Nội xây dựng kế hoạch huy động vốn mở rộng mạng
lưới các loại hình dịch vụ ngân hàng nhằm hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh
năm 2003, dần khẳng định và nâng cao uy tín của mình, góp phần ổn định và phát
triển vững chắc NHNo & PTNT Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005.
Để đạt được mục tiêu của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám Đốc
NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Hà Nội cụ thể hoá các kế hoạch, mục
tiêu huy động vốn trong năm 2003 và giai đoạn 2001 – 2005 như sau:

3.1.3.1. Mục tiêu:
Trong năm 2003, và các năm tới định hướng của NHNo & PTNT Hà Nội là
tạo nhanh nguồn vốn để có nhiều chênh lệch tạo quỹ thu nhập và trích rủi ro, trong
xu hướng chênh lệch lãi suất ngày càng bị thu hẹp.
Phấn đấu đến hết năm 2003 đạt tối thiểu 9000 tỷ nguồn vốn, vừa đạt chỉ tiêu
kế hoạch, vừa tạo quỹ thu nhập để đủ chi lương theo đơn giá mới và có khả năng
tài chính trích rủi ro cho nợ tồn đọng
3.1.3.2. Định hướng huy động vốn năm 2003:
Năm 2003 định hướng huy động vốn của NHNo & PTNT Hà Nội đạt 9000
tỷ, tăng 40 % so với năm 2002, với các kết cấu như bảng sau:
Bảng 3.1: Kế hoạch huy động năm 2003 tại NHNo & PTNT Hà Nội.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Thực hiện năm 2002 Kế hoạch năm 2003
Chênh lệch năm
2002 so 2003
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
Tỷ trọng
(%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
-Tổng
nguồn vốn
6152 100 9000 100 2848 + 46,3
+ VND 5378 87,4 7800 86,7 2422 + 45,03
+USD

(quy đổi)
774 12,6 1200 13,3 426 + 55
Chia ra:
TGTK+
Kỳ Phiếu
3027 49,2 4800 53,3 1773 + 58,6
TGKB 156 2,5 170 18,9 1544 + 1,089
TGTCKT 899 14,6 1100 12,2 101 + 22,4
TGTCTD 1930 31,4 1200 13,3 - 730 - 47,9
- Tiền gửi
khác
140 2,3 200 2,3 + 60 + 42,9

(Nguồn: Phòng kế hoạch NHNo & PTNT Hà Nội)
Trong đó:
• Nguồn vốn huy động bằng nội tệ dự tính đạt 7800 tỷ đồng tăng 45,4 % so với năm
2002. Tập trung vào tăng nguồn tiền gửi dân cư lên 600 tỷ, tăng 28,5 % so với năm
2002. Và tiền gửi lớn hơn 12 tháng (kỳ phiếu) lên 3600 tỷ, tăng 81,6 % so với năm
2002.
• Nguồn huy động bằng ngoại tệ dự tính đạt 1200 tỷ, tăng 55 % so với năm 2002.
Tập trung vào tăng nguồn tiền gửi của dân cư lên đến 900 tỷ, tăng 78,2 % so với
năm 2002. Tiền gửi lớn hơn 12 tháng lên đến 200 tỷ, tăng 177,7 % so với năm
2002.
• Để đạt kế hoạch huy động vốn năm 2003 như trên NHNo & PTNT Hà Nội phân
bổ đều chỉ tiêu cho các ngân hàng quận và đặc biệt kế hoạch cho trung tâm.
• Dự kiến đến năm 2003, tổng nguồn vốn huy động của trung tâm đạt 4300 tỷ, tăng
46,5 % so với năm 2002, với kết cấu như bảng sau:
Bảng 3.2: Kế hoạch huy động vốn tại Trung tâm NHNo & PTNT Hà
Nội
Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu/Năm 2002 2003
So sánh 2003 với 2002
Tuyệt đối Tương đối (%)
Tổng nguồn 2935 4300 + 1365 + 46,5
Nội tệ 2656 3900 + 1244 + 46,8
TGTK + Kỳ Phiếu 438 900 + 462 105,5
TGTCKT 512 600 + 138 + 27
TGTCTD 1452 1000 - 452 - 31,1
TGKB 124 1200 + 1076 + 867,7
BHXHvà tiền gửi 130 200 + 20 + 15,4
Ngoại tệ 297 400 + 421 + 43,4
Tiết kiệm USD 80 182 + 103 + 128,8
Tiết kiệm EUR 81 6 + 5 + 500
TCKT 37 40 3 8,1
TCTD 149 160 + 11 + 7,4
Kỳ phiếu 24 tháng 12 12 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch NHNo & PTNT Hà Nội).
Tập trung chú trọng vào nguồn tiền gửi của dân cư đạt 900 tỷ, tăng 105,5 %
so với năm 2002.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHN
O
& PTNT HÀ NỘI
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Để đạt được mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong công tác huy động vốn năm
2003 nói riêng cũng như giai đoạn 2001 – 2005 nói chung NHNo & PTNT Hà Nội
phải không ngừng thực hiện các biện pháp để giữ vững khách hàng truyền thống,
đồng thời tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng cao chất lượng thanh
toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công nghệ ngân hàng. Cụ thể có thể áp
dụng một số biện pháp sau:
3.2.1. Mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Để từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường một cách nhanh nhất
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một trong những giải pháp hàng
đầu cần thực hiện trong hoạt động huy động vốn là mở rộng mạng lưới kinh doanh,
đi sâu đi sát vào từng khu vực dân cư, đưa ra những biện pháp tối ưu nhằm tập
chung tối đa mọi nguồn lực nhàn rỗi vào ngân hàng. Đối với NHNo & PTNT Hà
Nội, giải pháp này phải thực sự được coi là giải pháp trọng tâm, cấp bách. Thực tế
khi mở rộng mạng lưới kinh doanh đã tạo điều kiện giúp hoạt động huy động vốn
của ngân hàng đạt được kết quả cao. Do đó trong những năm tiếp theo, để giữ được
khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới ngân hàng cần phải xây dựng ngay
kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh. Hiện nay NHNo & PTNT Hà Nội đã có 1
Ngân hàng cấp I, 7 Ngân hàng cấp quận, 3 Ngân hàng khu vực, cùng 33 phòng
giao dịch.
Phấn đấu đến hết năm 2003, toàn chi nhánh sẽ có 48 phòng giao dịch tại các
quận và khu vực (tăng thêm 15 phòng giao dịch). Dựa trên cơ sở xác định rõ số lao
động kế toán dôi ra khi chương trình World Bank vận hành thông suốt, cùng với
nhu cầu thành lập các phòng giao dịch để cân đối điều hoà chung trong toàn thành
phố. Trước mắt trong quý 2, 3 năm 2003 tối thiểu mỗi chi nhánh cấp quận và khu
vực của ngân hàng phải thành lập được 1 phòng giao dịch, riêng Chi nhánh Hoàn
Kiếm phải tìm ngay địa điểm để mở lại phòng giao dịch số 16. Xây dựng mạng
lưới nắm bắt được thu nghập của từng khu vực dân cư.
Để thực hiện tốt kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh như trên, các chi
nhánh ngân hàng quận và khu vực cần phải tự nỗ lực nhiều hơn, tập chung khai
thác vào các khu chung cư đã và sẽ đưa vào sử dụng trong thời gian tới, và các
trường Đại học, bệnh viện, các cơ quan, tổ chức xã hội, các trung tâm kinh tế, siêu
thị, chợ… tại khu vực để xây dựng các phòng giao dịch.
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động.
Trong hoạt động đầu tư một phương châm luôn phải lưu ý là “không nên bỏ
trứng vào một giỏ”, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Việc
mở rộng qui mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín trên thị trường là hết sức
cần thiết và quan trọng. Nó đòi hỏi các Ngân hàng phải đa dạng hoá các loại hình

hoạt động đầu tư. Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô luôn phải đối
mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt, với phương châm hoạt động: kết hợp kinh
doanh tín dụng với kinh doanh nguồn vốn và các khoản kinh doanh khác, đòi hỏi
NHNo & PTNT Hà Nội luôn luôn phải xây dựng chiến lược huy động vốn đa dạng
và phù hợp, hoàn thiện các hình thức huy động truyền thống và nghiên cứu đưa ra
áp dụng các hình thức huy động mới để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động
kinh doanh của mình.
3.2.2.1. Đối với tiền gửi dân cư:
Trong tất cả các nguồn vốn huy động được của NHNo & PTNT Hà Nội, tiền
gửi tiết kiệm của dân cư được coi là nguồn có tính ổn định và vững chắc nhất cần
khai thác, song để khai thác được nguồn vốn này chúng ta luôn gặp phải những vấn
đề bức xúc và nan giải. Làm sao đánh thức và khơi dậy được sự: “Khao khát tiền
lời trong nhân dân”, NHNo & PTNT Hà Nội cần phải xuất phát từ cái gốc của
người gửi tiền: mong muốn kiếm lợi thông qua nhận lãi tiền gửi hoặc để đảm bảo
an toàn về tài sản cũng như nhận được sự thuận lợi trong giao dịch, thanh toán. Với
mục tiêu phấn đấu trong năm 2003 NHNo & PTNT Hà Nội có số dư tiền gửi dân
cư là 4800 tỷ đồng, chiếm 58,6% nguồn vốn kinh doanh nhằm tạo sự ổn định của
nguồn cũng như lợi thế về lãi suất đầu vào, NHNo & PTNT Hà Nội cần duy trì các
hình thức huy động vốn cũ và mở thêm nhiều các hình thức huy động vốn mới,
phù hợp với tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, ví như:
 Huy động tiết kiệm bằng vàng: Khi điều kiện cho phép, ngân hàng nên huy động
tiết kiệm bằng vàng, vì vàng là phương tiện trao đổi có khối lượng tích trữ trong
dân cư là khá lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do quá trình đô thị hoá, giá
đất tăng lên rất mạnh, nhiều gia đình đã có trong tay một lượng tiền rất lớn thu
được từ hoạt động buôn bán bất động sản này và thường dự trữ dưới dạng vàng.
Nếu để không là tiền chết rất phí, vì vậy ngân hàng nên tìm cách khai thác nguồn
này. Khi có vốn dư thừa bằng vàng, nếu khách hàng gửi trực tiếp sẽ tiết kiệm thời
gian, chi phí chuyển đổi. Mặt khác lượng tiền vàng này rất ít khi mất giá. Do vậy
NHNo & PTNT Hà Nội có thể huy động vốn bằng hình thức này để thu hút tối đa
nguồn vốn tích trữ dưới dạng vàng trong dân cư.

 Huy động vốn theo nhiều loại kỳ hạn, với các hình thức trả lãi thích hợp đối
với tiết kiệm, kỳ phiếu (cả VND và ngoại tệ). Việc đa dạng các kỳ hạn gửi tiền dễ
kéo theo sự vất vả trong hoạt động quản lý lưu trữ hồ sơ của ngân hàng, nhưng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, mở ra
nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng.
 Áp dụng linh hoạt phương thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng quý theo
tình hình cân đối vốn từng thời kỳ, và từng món tiền, đồng thời đảm bảo lợi ích
của người gửi tiền. Nên đa dạng hoá các hình thức trả lãi hơn nhằm thu hút tối ưu
lượng khách hàng. Ví dụ như có thể áp dụng các hình thức sau:
+ Trả lãi bậc thang: Áp dụng cho loại tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Nếu rút
trước thời hạn trong thời gian nào thì được hưởng lãi suất của kỳ hạn trước nó. Ví như
nếu rút trước thời hạn 3 tháng thì hưởng lãi suất không kỳ hạn, trước 6 tháng
hưởng lãi suất kỳ hạn 3 tháng, trước 9 tháng hưởng lãi suất kỳ hạn 6 tháng, trước
12 tháng hưởng lãi suất kỳ hạn 9 tháng. Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng linh
động trong việc gửi và rút tiền.
+ Trả lãi cao nhất cho loại tiền gửi 1 lần rút một lần.
+ Trả lãi cho loại tiền gửi 1 lần lấy lãi nhiều kỳ, gốc giữ nguyên, có thể cho
lấy lãi 6 tháng 1 lần, hoặc tiến tới việc trả lãi hàng tháng cho tất cả các loại tiền gửi
có kỳ hạn khi chương trình World Bank đi vào hoạt động thuận lợi.
+ Loại tiền gửi nhiều lần góp thành số lượng lớn trong thời gian dài mới rút
ra 1 lần, cần ưu đãi khách hàng bằng lãi suất tiền gửi thời hạn dài, khi rút ra có thể
tính theo phương pháp số dư bình quân.
+ Thực hiện trả lãi luỹ tiến theo số lượng tiền gửi (số lượng tiền gửi tăng
thì lãi suất tăng).
 Triển khai trong toàn thành phố việc nhận trả lãi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu
tại nhà đối với lượng tiền lớn (tương đương 100 triệu trở lên). Theo quy trình do
NHNo & PTNT Hà Nội quy định. Việc làm này rất cần thiết, nó khắc phục tình
trạnh bị động trong huy động vốn của ngân hàng, tạo sự thuận lợi, tin tưởng cho
khách hàng. Trong thời gian đầu áp dụng hình thức này có thể làm tăng chi phí huy
động, nhưng trong thời gian tới khi chươngtrình hiện đại hoá ngân hàng của World

Bank triển khai thuận lợi, 1 nhân lực có thể làm được nhiều việc hơn sẽ hạ được chi
phí xuống.

×