Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vai trò của Đoàn Thanh niên trong công tác truyền thông về Dân số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.6 KB, 5 trang )

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ
TRONG TÌNH HÌNH MỚI
----------Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là
sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân ta. Căn cứ Quyết định số 3710/QĐ-UBND
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ngày 13/12/2017 về việc phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 của
tỉnh An Giang, hằng năm Tỉnh Đoàn đều phối hợp với Chi cục Dân số KHHGĐ thực hiện công tác tuyên truyền các vấn đề xoay quanh mảng dân số,
KHHGĐ và các nội dung có liên quan.
Qua nhiều năm phối hợp với Chi cục Dân số Kế hoạch hóa Gia đình, công
tác truyền thông về dân số - KHHGĐ cho các đối tượng thanh thiếu nhi trên địa
bàn tỉnh đã đạt được những kết quả thuận lợi, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách
làm sáng tạo trong cả hệ thống Đoàn. Nhằm tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao theo tinh thần Hướng dẫn số 609/UBND-KGVX ngày 08/6/2020 về
việc Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch Truyền thông Dân số đến năm 2030 của
UBND Tỉnh An Giang, Tỉnh Đoàn An Giang sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm
vụ trọng tâm và có thêm những giải pháp sáng tạo hơn trong công tác truyền
thông về dân số và phát triển.
Truyền thông, giáo dục dân số và đặc biệt trong truyền thông giáo dục
chuyển đổi hành vi đóng một vai trò hết sức quan trọng, theo đó đã tạo ra sự
chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia
đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức
phù hợp với từng nhóm đối tượng. Trong đó, lực lượng thanh thiếu nhi của tỉnh
nhà chiếm một phần lớn tổng dân số của An Giang. Vì vậy, công tác truyền
thông của Đoàn về mảng dân số và phát triển đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong chiến lược phát triển chung của tỉnh.
Xác định rõ đối tượng hướng đến trong công tác tuyên truyền là đoàn viên
thanh thiếu niên các cấp, Tỉnh Đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn tập trung quán
1



triệt Nghị quyết, tập huấn kiến thức cho lực lượng cán bộ Đoàn nòng cốt tại cơ
sở, đào tạo họ trở thành những tuyên truyền viên giỏi tại đơn vị công tác và địa
bàn dân cư, tiếp theo đó mới tiến hành xây dựng các nội dung hoạt động tuyên
truyền rộng rãi trong đoàn viên thanh niên nói chung.
Các hoạt động truyền thông về “Dân số và phát triển” đã được các cấp bộ
Đoàn quan tâm tổ chức, thực hiện thông qua các hình thức tọa đàm, báo cáo
chuyên đề, hội nghị, tư vấn trực tiếp, chia sẻ kinh nghiệm; gián tiếp thông qua
hội thi, hội diễn, liên hoan, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao, họp lệ Chi đoàn và sinh hoạt các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm,... với nội dung
được chú trọng hướng đến là kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của
mỗi gia đình là sự phát triển bền vững của đất nước; dân số ổn định, xã hội phồn
vinh, gia đình hạnh phúc; nam giới có trách nhiệm chia sẻ với nữ giới trong việc
chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái; hãy chọn cho mình một biện pháp tránh
thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thành niên, tình dục an toàn; không lựa chọn giới tính thai nhi, ảnh hưởng
nghiêm trọng của việc chênh lệch tỉ lệ giới tính,…
Bên cạnh đó còn có hoạt động phong phú của các Câu lạc bộ Chăm sóc
Sức khỏe sinh sản vị thành niên tại các trường THPT, Câu lạc bộ Tiền hôn nhân
tại địa bàn dân cư, tuy với quy mô nhỏ nhưng các hoạt động được tổ chức
thường xuyên và chú trọng đến công tác tư vấn trực tiếp, giải quyết triệt để các
vấn đề cụ thể của từng cá nhân hoặc từng gia đình.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác tuyên truyền được tập trung nhiều hơn
trên mặt trận internet, đặc biệt là mạng xã hội. Tỉnh Đoàn phối hợp với các đơn
vị có liên quan xây dựng các tài liệu tuyên truyền trực quan, sinh động: video
clip, tranh ảnh, mini game… để chuyển trực tiếp đến các cơ sở Đoàn, đảm bảo
sự lan tỏa rộng rãi đến từng đoàn viên, thanh thiếu niên có sử dụng mạng xã hội
và các đối tượng khác. Các sản phẩm tuyên truyền phải được nâng cao về chất
và lượng, có sự sáng tạo, cập nhật xu hướng, tạo sự thích thú, hứng khởi cho
thanh niên để họ tự nguyện chia sẻ, lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng.
2



Trong thời gian qua, bằng sự sáng tạo trong các hoạt động, đã xuất hiện
nhiều mô hình, nhiều chương trình hấp dẫn, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh
thiếu nhi tham gia, góp phần nâng cao chất lượng công tác truyền thông của
Đoàn. Cụ thể như sau:
* Tọa đàm về xây dựng Gia đình trẻ tiến bộ, no ấm, hạnh phúc, văn minh:
Thực hiện lần đầu tiên vào tháng 10/2019, chương trình đã mang lại hiệu
quả tích cực, thu hút 120 lượt đoàn viên thanh niên tham dự trực tiếp và được
phát livestream trên kênh Tỉnh Đoàn An Giang thu hút hơn 3.200 lượt xem,
tương tác.
* Hội thi tuyên truyền phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ Công nghiệp
hóa – Hiện đại hóa đất nước:
Thực hiện 4 lần trong 5 năm từ 2014 – 2018, chương trình đã mang lại
sân chơi bổ ích cho lực lượng đoàn viên thanh niên trên địa bàn thành phố Long
Xuyên, xoáy sâu vào lĩnh vực bình đẳng giới, tôn vinh phẩm chất phụ nữ Việt
Nam, Luật Hôn nhân gia đình, kế hoạch hóa gia đình… mỗi đợt tổ chức thu hút
gần 1.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia.
* Chương trình Tôi là cán bộ Đoàn:
Xây dựng dưới hình thức clip ngắn ghi hình về cuộc trao đổi nhanh giữa
diễn giả và người dẫn chương trình về 01 chủ đề cụ thể. Số lượt phát sóng: 12
lần/năm, trong đó tùy theo chủ điểm của mỗi tháng sẽ mời diễn giả và lựa chọn
nội dung phù hợp. Trong đó sẽ có lồng ghép nội dung về tuyên truyền dân số,
gia đình, bình đẳng giới… phát trên kênh Tỉnh Đoàn An Giang, với lượt xem
trung bình mỗi clip hơn 4.000 lượt.
Trong giai đoạn tiếp theo, Tỉnh Đoàn và Chi cục Dân số Kế hoạch hóa
Gia đình cần thực hiện thêm những giải pháp sau đây để nâng cao chất lượng
của các hoạt động, mang lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm chi phí, tạo hiệu ứng
lan tỏa tốt trong cộng đồng:
Một là, tăng cường sự kết nối giữa hai đơn vị: tạo cầu nối vững chắc

giữa hai đơn vị trong quá trình chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông về cơ sở,
3


cung cấp tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí thực hiện hoạt động tuyên truyền,
tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác dân số tại cơ sở.
Hai là, nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thông: theo thống kê
của Bộ Công thương về số lượng người sử dụng smartphone tại An Giang trong
khoảng 209.000 lượt (trong số có người sử dụng hơn 2 cái), tỉ lệ rất cao tại khu
vực ĐBSCL, do đó hướng sắp tới cần hạn chế dần kinh phí đầu tư cho việc in ấn
tài liệu tuyên truyền bằng giấy, áp phích… chuyển sang thực hiện các sản phẩm
truyền thông trực quan, sinh động và thu hút hơn để đăng tải trên mạng xã hội,
cụ thể là video clip, tranh ảnh, inphographic…
Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên phụ trách
công tác dân số: tăng cường tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, trang bị, cập
nhật kiến thức cho cán bộ và đội ngũ cộng tác viên phụ trách truyền thông về
dân số, đặc biệt là tại cơ sở. Trong giai đoạn hiện tại, do ảnh hưởng của dịch
bệnh nên toàn bộ các hoạt động chuyển sang hình thức trực tuyến, vừa tiết kiệm
kinh phí vừa đảm bảo thuận tiện cho cá nhân tham gia tại địa phương. Đội ngũ
báo cáo viên là những diễn giả có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về mảng
truyền thông, có kỹ năng giao tiếp tốt, là người truyền lửa.
Bốn là, phát huy hiệu quả của công tác khen thưởng, tuyên dương:
bên cạnh tuyên dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích tiêu
biểu trong công tác dân số còn tích cực tổ chức tuyên dương theo chủ đề, chủ
điểm các cá nhân, tập thể, mô hình hay. Trong quá trình thực hiện tuyên dương,
phải thực hiện tốt hơn nữa khâu tuyên truyền để tạo động lực cho sự phấn đấu và
phát triển trong thời gian tới. Trước, trong và sau tuyên dương, tiếp tục xây dựng
các phóng sự ảnh, clip chuyên đề, bài viết về từng cá nhân, tập thể và mô hình
hay để đưa vào thực tiễn.
Năm là, giải pháp tháo gỡ khó khăn về kinh phí: tiếp tục thực hiện

lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các chương trình khác để tiết kiệm một
phần kinh phí nhưng vẫn phải đảm bảo được nội dung và hiệu quả tuyên truyền.
Bên cạnh đó, từng bước xã hội hóa bằng nguồn lực vận động tài trợ, để thực
hiện được điều này cần làm:
4


+ Phát huy tối đa sức mạnh của công tác tuyên truyền để xã hội, cộng
đồng thấy được hiệu quả của hoạt động.
+ Nâng cao uy tín, năng lực của cán bộ phụ trách.
+ Tạo mối liên hệ chặt chẽ, tốt đẹp giữa đơn vị với nhà tài trợ.
+ Lồng ghép được lợi ích cho đơn vị tài trợ vào hoạt động của mình một
cách khéo léo (quảng bá hình ảnh, logo… trong hoạt động).
Tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông vào những vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội còn khó khăn và những đối tượng thanh thiếu niên ở vùng sâu
vùng xa còn nhiều hạn chế về nhận thức và thiếu điều kiện tiếp cận thông tin.
Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng dân số trong và ngoài
nhà trường. Hướng đến các giải pháp tuyên truyền trực quan, sinh động, tiết
kiệm, hiệu quả.
Thời gian qua, tuy kết quả thực hiện công tác tuyên truyền chỉ dừng lại ở
một con số khá khiêm tốn là 489 cuộc với sự tham gia của gần 40.000 lượt đoàn
viên, thanh thiếu niên trong toàn tỉnh nhưng cũng mang lại hiệu quả thiết thực,
giúp điều chỉnh hành vi và sự nhận thức của thanh niên về công tác “Dân số và
phát triển” trong tình hình mới, từ đó tạo nên những nhân tố tích cực cho việc
hình thành những gia đình mới tiến bộ - những tế bào khỏe mạnh của xã hội. Đó
chính là thành quả của quá trình chung sức, chung lòng của cả hệ thống Đoàn
trong toàn tỉnh và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành có liên quan, dù thời gian tới
sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức lớn hơn nhưng với một tinh thần
quyết tâm cao, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, trong tương lai, công tác
truyền thông về Dân số của Đoàn sẽ đóng góp một phần thành công cho việc

hoàn thành mục tiêu của UBND Tỉnh đã đề ra./.
Thiên Thanh

5



×