Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 124 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



ĐỖ THỊ HOA



NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
HUYỆN LƯƠNG TÀI , TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Đỗ Thị Hoa















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN


Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan - người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT,
Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn tỉnh đoàn Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê
tỉnh Bắc Ninh; các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh Bắc Ninh; Huyện ủy -
HĐND - UBND huyện Lương Tài và các phòng ban chức năng huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh; Ban Chấp hành huyện đoàn Lương tài; Đảng ủy, HĐND -
UBND các xã, thị trấn, huyện Lương tài đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin
cần thiết để tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình đã động viên tôi trong thời gian nghiên cứu đề tài.

Lương tài, ngày… tháng …năm 2014
Tác giả


Đỗ Thị Hoa



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục sơ đồ ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu, nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Các khái niệm 4
2.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về thanh niên 6
2.1.3 Vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên 15
2.1.4 Chức năng cơ bản của Đoàn thanh niên 17
2.1.5 Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên 18
2.1.6 Những yếu tố tác động đến tình hình thanh niên và công tác thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội. 19
2.1.7 Các tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và chất lượng
Đoàn viên.
22
2.1.10 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố
25
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page v

3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Lương tài Tỉnh Bắc Ninh 27
3.1.1 Dân số, lao động, việc làm của huyện. 27
3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện 28
3.1.3 Kết quả phát triển kinh tế- xã hội của Huyện 31
3.1.4 Đánh giá thuận lợi, Khó khăn trong phát triển, kinh tế, xã hội tại
Huyện Lương tài. 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu 32
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 32
3.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33
3.2.4 Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.5 Phương pháp tổng hợp, xử ý thông tin 36
3.2.6 Phương pháp phân tích số liệu 36
3.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
3.2.8 Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn
thanh niên trong phát triển kinh tế tại Đoàn cơ sở. 38
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Thực trạng về vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế -
xã hội ở Huyện Lương Tài 39
4.4.1 Vai trò của đoàn thanh niên trong các hoạt động hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội tại huyện Lương tài 39
4.1.2 Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật 45
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế- xã hội. 61
4.2.1 Nhóm yếu tố về năng lực cán bộ đoàn 62
4.2.2 Nhóm yếu tố nội tại của thanh niên 67
4.2.3 Nhóm cơ chế, chính sách thu hút vai trò của thanh niên 70
4.2.4 Nhóm yếu tố về môi trường cho thanh niên 73
4.3 Giải pháp nâng cao vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế -

xã hội tại huyện Lương tài trong thời gian tới 75
4.3.1 Quan điểm 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

4.3.2 Mục tiêu 75
4.3.3 Một số giải pháp chủ yếu 75
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Kiến nghị 90
5.2.1 Đối với Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh 90
5.2.2 Đối với UBND tỉnh Bắc Ninh 91
5.2.3 Đối với Huyện ủy- HĐND-UBND Huyện Lương tài 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 92

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCH Ban chấp hành
ĐTN Đoàn thanh niên
ĐVTN Đoàn viên thanh niên
ĐCS Đoàn cơ sở
HCM Hồ Chí Minh
HĐND Hội đồng nhân dân
TN Thanh niên
UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

3.1 Dân số và lao động huyện Lương Tài giai đoạn 2000 - 2014 27
3.2 Tình hình sư dụng đất đai của huyện 29
3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Lương Tài giai đoạn 2009 - 2013 31
4.1 Kết quả thanh niên tham gia các hoạt động hộ trợ, phát triển kinh tế
xã hội trên địa bàn Huyện Lương Tài 40
4.2 Kết quả ĐTN tham gia trồng trọt qua các năm 41
4.3 Kết quả ĐTN tham gia chăn nuôi gia súc qua các năm 42
4.4 Kết quả ĐTN tham gia nuôi thủy sản qua các năm 43
4.5 Kết quả ĐTN tham gia phát triển tiêu thủ công nghiệp qua các năm 44
4.6 Kết quả ĐTN tham gia các hoạt động thương mại dịch vụ qua các năm 45
4.7 Thanh niên tham gia trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật 47
4.8 Vai trò của thanh niên tham gia thực hiện các công trình xây dựng
nông thôn mới 50
4.9 Vai trò của thanh niên tham gia vào hoạt động hướng nghiệp 51
4.10 Tình hình việc làm của thanh niên sau khi tham gia vào hoạt động
tư vấn hướng nghiệp 52
4.11 Vai trò của thanh niên tham gia giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường 55
4.12 Vai trò của thanh niên vào lĩnh vực quốc phòng - an ninh 56
4.13 Vai trò của thanh niên tham gia công tác dân số 58
4.14 Vai trò của thanh niên tham gia trong phát triển văn hóa 60
4.15 Vai trò của thanh niên trong các hoạt động tình nguyện 61
4.16 Kết quả khảo sát nhu cầu kiến thức về kinh tế nông nghiệp cần
trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở 64
4.17 Kết quả khảo sát về các kỹ năng cần được trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở 65

4.18 Đánh giá kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn cơ sở 66
4.19 Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên 69
4.20 Kết quả khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với
thanh niên 71
4.21 Khảo sát đánh giá của thanh niên về môi trường sống 74
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

4.1 Tình hình thu nhập cụm xã trung tâm huyện Lương tài 48
4.2 Tình hình cho vay các xã khó khăn 54
4.3 Tình hình nguồn nhân lực các xã khó khăn 57
4.4 Tỷ lệ thanh niên qua đào tạo và chưa qua đào tạo 67
4.5 Nhu cầu học nghề của thanh niên hiện nay 73


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ Tên sơ đồ Trang


4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của thanh niên trong phát triển
kinh tế- xã hội 62
4.2 Mô hình giải quyết việc làm cho thanh niên 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1


PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên nước ta hết thế hệ này
đến thế hệ khác, đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, hy
sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Được Đảng và Bác
Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, 84 năm qua, Đoàn Thanh niên đã không
ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp, giáo dục, vận
động thanh niên tham gia các phong trào cách mạng. Dưới ngọn cờ vinh quang
của Đảng, thanh niên thời đại Hồ Chí Minh đã không ngừng phấn đấu, vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần cùng
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân viết lên những trang sử hào hùng, giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước, đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi tổ chức Đoàn thanh niên phải tiếp tục xây
dựng củng cố và nâng cao chất lượng, vai trò hoạt động nhằm đáp ứng những yêu
cầu của thời kỳ cách mạng mới. Tổ chức Đoàn phải được củng cố đồng bộ, hợp lý
cả về tổ chức, tư tưởng và hành động đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Có thể khẳng định, thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần đáng
kể trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội; là lực lượng xung
kích trong các phong trào thi đua xây dựng quê hương ngày càng văn minh giàu
đẹp. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên có trình độ và tay
nghề ngày càng cao, được trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn
đấu vươn lên đáp ứng nhu cầu của quá trình đổi mới. Nhiều thanh niên đã tích
cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Việc nghiên cứu để nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển
kinh tế và đưa ra các giải pháp phù hợp trong công tác Đoàn và phong trào thanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

niên để đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên ở địa
phương. Nhằm giải đáp cho những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài; “Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế - xã
hội tại Huyện Lương tài, tỉnh Bắc Ninh”. làm nội dung luận văn nghiên cứu với
mong muốn góp phần cùng Đảng bộ và chính quyền địa phương xây dựng Huyện
Lương tài ngày càng phát triển.
1.2 Mục tiêu, nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong
phát triển kinh tế- xã hội tại huyện Lương Tài; đề xuất giải pháp nâng cao vai
của tổ chức Đoàn thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội của Huyện trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên
trong phát triển kinh tế - xã hội,
- Đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến vai trò của Đoàn thanh
niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại Huyện Lương tài trong những năm qua,
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò hoạt động của Đoàn
thanh niên Huyện Lương Tài trong phát triển kinh tế - xã hội những năm tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn TN trong phát triển
kinh tế - xã hội tại Huyện Lương Tài, Bắc Ninh
Đối tượng khảo sát:
- Cán bộ Đoàn cơ sở : Chỉ nghiên cứu đối tượng là Đoàn viên thanh niên
đã tập hợp vào tổ chức của Đoàn , không nghiên cứu Đoàn viên thanh niên chưa
tập hợp vào tổ chức vì số lượng ảo không có thực tại địa phương.

- Điều kiện làm việc của cán bộ Đoàn cơ sở : Cơ sở vật chất, các nguồn
lực khác phục vụ cho hoạt động Đoàn tại địa phương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

- Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ Đoàn;
chế độ đãi ngộ, kinh phí hoạt động, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ
- Hoạt động Đoàn và các phong trào thanh niên : Tổ chức các chương trình,
xây dựng mô hình, lập kế hoạch, tuyên truyền, vận động, tập hợp thanh niên
- Lực lượng Đoàn viên, thanh niên tham gia
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về không gian: Huyện Lương Tài - Tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian: Luận văn nghiên cứu về vai trò của Đoàn thanh niên trong phát
triển kinh tế - xã hội từ năm 2012-2017 (Nhiệm kỳ 2012- 2017 Đại hội lần thứ XX).
- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung chủ yếu đánh giá vai trò của
đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế- xã hội tại Huyện Lương Tài trong việc
triển khai và tổ chức các hoạt động Đoàn; nghiên cứu những điểm mạnh, điểm
yếu và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao vai trò của Đoàn trong
phát triển kinh tế trong những năm tới.







Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm Thanh niên
Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều
cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận và góc độ nhìn nhận khác nhau mà người
ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên.
Xét về mặt sinh học, các nhà nghiên cứu coi thanh niên là một giai đoạn
xác định trong quá trình “tiến hóa” của cơ thể.
Các nhà tâm lý học nhìn nhận thanh niên gắn với những quy luật phát
triển tâm lý, lứa tuổi và thế hệ.
Dưới góc độ kinh tế học, thanh niên chủ yếu được xem xét là một lực
lượng lao động xã hội, nguồn lực bổ sung thường xuyên cho đội ngũ những
người lao động trên mọi lĩnh vực.
Các nhà xã hội học nhìn nhận thanh niên là một giai đoạn xã hội hóa - thời
kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ phụ thuộc sang hoạt động độc lập với tư cách là một cá
nhân có trách nhiệm.
Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm người từ 15 đến 24 tuổi, chủ
yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm lý và hoàn cảnh xã hội so với
các nhóm xã hội khác.
Để nhìn nhận và đánh giá thanh niên một cách tương đối, toàn diện, có thể
định nghĩa về thanh niên như sau: “Thanh niên được hiểu là một nhóm nhân khẩu
xã hội đặc thù có độ tuổi từ 14, 15 đến trên dưới 30 tuổi, gắn với mọi giai cấp,
mọi tầng lớp xã hội và có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”.
Ở mỗi quốc gia, quy định độ tuổi của thanh niên khác nhau tùy thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm truyền thống và tuổi thọ bình
quân , nhưng hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất tuổi thanh niên bắt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5


đầu từ 14 hoặc 15 tuổi. Còn thanh niên kết thúc ở tuổi nào thì tùy thuộc từng
nước, có thể là 25 tuổi, có thể là 30 hoặc 40 tuổi.
Riêng đối với Việt Nam, tại Điều 1, Chương I, Luật Thanh niên quy định:
“Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi”.
2.1.1.2. Khái niệm Đoàn thanh niên
Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X (đã được Đại hội Đoàn
toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 12/12/2012) thì: “Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.
Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của
Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh” và tại Khoản 2, Điều 1, Chương I nêu rõ: “Thanh niên
Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được
tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ
chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn”. Ngoài
ra, Khoản 1, Điều 4, Chương I Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có
nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không
quá 35 tuổi”.
2.1.1.3 Các khái niệm liên quan
a, Khái niệm về tổ chức:
Tổ chức là sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm
vụ hoặc một chức năng chung. Tổ chức Đoàn thanh niên là một tập hợp người
được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động ví lợi ích chung.
b, Khái niệm hoạt động:
Hoạt động là làm việc, suy nghĩ nhằm theo một ý định - Theo từ điển học sinh
- Nhà xuất bản Giáo dục 1972- Lê Khả Kế và Nguyễn Lương Ngọc chủ biên.
Hoạt động giúp cho con người nhanh nhẹn, hoạt bát. Thông qua hoạt
động, con người được giáo dục và cũng tự đúc kết những bài học, tích luỹ các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

kinh nghiệm cho bản thân mình. Hoạt động giúp con người gần nhau hơn, kết
giao tình cảm với nhau.
c, Khái niệm hoạt động thanh thiếu niên:
+ Theo từ điển: hoạt động thanh thiếu niên là một hình thức sinh hoạt
cộng đồng lành mạnh của thanh thiếu niên.
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh:
hoạt động thanh thiếu niên là một trong ba mảng công tác của Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh, đó là: Giáo dục, hoạt động và tổ chức.
2.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về thanh niên
Lịch sử phát triển của các dân tộc đã chứng minh thanh niên bao giờ cũng
giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. Thanh niên là một
lực lượng xã hội rộng lớn ở từng địa phương, khu vực hay trong một quốc gia, dân
tộc. Nhưng thanh niên chưa lúc nào có một tổ chức của mình, do mình và vì mình.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng, đã nhìn nhận lớp thanh niên là những người xung kích, cổ vũ
những ưu điểm, tích cực phê phán những nhược điểm, yếu kém của lớp người
đang lớn. Từ cách nhìn biện chứng đó, hai ông thấy rằng cần tổ chức thanh niên
vào một tổ chức chính trị. Ph.Ăngghen đã nêu ra quan điểm thanh niên là: "Đội
quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế", "Đội hậu bị của Đảng".
Trong thư gửi Bít-xmắc, Ph.Ăngghen đã khẳng định rõ: "Chính thế hệ trẻ là nguồn
bổ sung dồi dào nhất cho Đảng". Những tư tưởng, quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho việc hình thành tổ chức Đoàn Thanh niên cộng
sản - người trợ thủ đắc lực, đội hậu bị của các Đảng Cộng sản sau này. Trích
C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
V.I.Lênin đã coi thanh niên là "Nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng".
Người đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên và
sự cần thiết phải tổ chức thanh niên vào các nhóm cách mạng. V.I.Lênin đã nhấn

mạnh:
Hãy lấy thanh niên mà xây dựng hàng trăm nhóm xung phong và động
viên họ nỗ lực hoạt động… cần phải khẩn trương một cách táo bạo tập hợp và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

đưa tất cả những người có sáng kiến cách mạng vào hoạt động. Đừng sợ là họ
chưa được đào tạo đầy đủ, đừng run trước việc họ chưa có kinh nghiệm và chưa
phát triển hoàn thiện. Trích V.I.Lênin, Toàn tập, tập 9, trang 247
2.1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên được thể hiện
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, thể hiện trong nhiều tác phẩm,
bài viết, thư gửi và trong các buổi gặp gỡ nói chuyện với thanh - thiếu nhi. Đó là
di sản quý báu mà Hồ Chủ tịch đã để lại cho Đảng, cho Đoàn vận dụng vào xây
dựng Đoàn thanh niên cộng sản trong điều kiện mới.
Với Hồ Chí Minh, thanh niên là động lực của cách mạng, là người chủ
tương lai của đất nước. Trong toàn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ
Chủ tịch luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, "thanh niên là
người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ
trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai", "thanh niên là người xung phong
trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá", "thanh niên là lực lượng cơ bản
trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ" và trong mọi công việc, thanh niên thi
đua thực hiện khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên" ,
Trích Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội - 1980,
trang 328 . Người đã tổng kết: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân
tộc: Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng,
thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu
tranh của dân tộc" trích (Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội).
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài

nói và viết của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà". "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một
phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng
đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm
việc chuẩn bị cho cái tương lai đó" Trích Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo
dục, NXB Sự thật, Hà Nội. Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

định của thanh niên trong tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn
của thanh niên, có thể "rời non", "lấp biển" hết lòng tin yêu thanh niên, song
Người luôn đặt thanh niên trong tư cách là một chủ thể đang phát triển, đang
được tiếp tục hoàn thiện. Điều đó có nghĩa rằng trong thanh niên nói chung và
trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều mang tiềm ẩn
những khả năng lớn cũng như những hạn chế. Bác Hồ nhận thấy ở thanh niên
một tiềm năng to lớn, dồi dào một sức trẻ, luôn hướng tới cái mới. Trong thư gửi
nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết nguyên đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội" Trích trong thư
gưi thanh niên và nhi đồng nhân dịp tết nguyên đán năm 1946.
Niềm tin yêu của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ thể hiện trong nhiều
chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát huy (sử dụng) sức mạnh vật chất và tinh
thần của thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Đây là nhân
tố hết sức quan trọng để Đảng nắm thanh niên. Nơi nào, lúc nào nảy sinh ra hiện
tượng thiếu lòng tin, thiếu trách nhiệm đối với thanh niên thì nơi ấy, lúc ấy sẽ gặp
khó khăn trong vận động thanh niên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp, đoàn kết thanh niên và xây dựng Đoàn
thanh niên được thể hiện qua các điểm sau:
* Tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập tổ chức, rèn luyện Đoàn từ lúc
hiếm hoi chỉ có mấy đoàn viên đầu tiên như Bác đã nói trong buổi lễ kỷ niệm lần

thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26/3/1966). Mục đích của việc tổ chức ra Đoàn,
Hội… là để "tập họp thanh niên, giác ngộ họ và đưa họ ra tranh đấu".
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, để mở rộng việc tập họp,
đoàn kết thanh niên nhằm đưa đông đảo thanh niên vào tổ chức để giáo dục, bồi
dưỡng họ, ngoài Đoàn thanh niên cứu quốc, tổ chức của những thanh niên tiên
tiến đội dự bị chiến đấu của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập
Đoàn thanh niên Việt Nam, sau mang tên là Liên đoàn thanh niên Việt Nam.
Liên đoàn thanh niên Việt Nam là mặt trận rộng rãi của các tầng lớp thanh niên
tự nguyện tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Liên đoàn đã cùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Đoàn thanh niên cứu quốc mở các lớp huấn luyện về tình hình và nhiệm vụ, nhất
là các lớp chính trị tìm hiểu về chủ nghĩa Mác, về đường lối kháng chiến toàn
dân, toàn diện của Chính phủ. Tại Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn (2/1950)
Bác nhắc nhở các đại biểu 2 điều: Đoàn kết và giúp nhau tiến bộ.
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (10/1956), Bác Hồ dạy rằng Đoàn
thanh niên là một tổ chức giúp Đảng giáo dục thanh niên nên mọi đoàn viên phải
gương mẫu "Học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng
trở thành cán bộ, đảng viên tốt" trích Văn kiện đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II
tháng 10 năm 1956
Muốn giáo dục thanh niên, điều trước tiên là phải tập hợp họ lại trong tổ
chức. Chỉ có đứng trong tổ chức, tham gia sinh hoạt trong tổ chức, hoạt động cho
các chương trình, kế hoạch do tổ chức đề ra, thanh niên mới có điều kiện tiến bộ
và mới có thể tự rèn luyện thành người tốt như Bác Hồ dạy. Vì vậy, Bác rất quan
tâm đến phương pháp giáo dục thanh niên trong tổ chức qua sinh hoạt Đoàn, Hội;
qua việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào hành động cách mạng,
Người cho rằng: “Các tổ chức thanh niên có vai trò rất quan trọng trong việc
phải nghiên cứu tìm ra những hình thức, phương pháp thích hợp để tổ chức, giáo
dục thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc" Trích Ban Dân vận Trung ương

(2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Ngày nay, chúng ta có trên 10 triệu thanh niên đã được đứng trong tổ chức
dưới ngọn cờ của Đảng (Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam,
Hội sinh viên Việt Nam, các đơn vị thanh niên xung phong…). Nếu các tổ chức
nêu trên đều làm tốt công tác giáo dục, nghĩa là luôn tích cực tìm kiếm, sáng tạo
những hình thức, phương pháp thích hợp, đặc biệt là trong điều kiện mới (trình
độ mọi mặt của thanh niên đã được nâng lên, hoạt động kinh tế - xã hội - văn hoá
đổi mới, chính sách mở cửa…) thì chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả tốt. Muốn vậy,
các tổ chức Đoàn, Hội phải ý thức sâu sắc về chức năng giáo dục của mình, kiên
quyết đấu tranh chống lại những suy nghĩ và hành động không đúng như coi nhẹ
nhiệm vụ giáo dục, chậm đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Về phong trào thanh niên, Hồ Chủ tịch nói: "Đảng, Chính phủ và Bác rất
chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên.
Nhưng phong trào thanh niên cũng còn nhiều thiếu sót cần khắc phục". Người cho
rằng: "Phong trào thanh niên còn chật hẹp". Tuy rằng "Thanh niên có nhiều sáng
kiến hay gây những phong trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi. Như thế là tốt. Nhưng
phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ có hình
thức, càng không nên "đầu voi đuôi chuột". Trong mọi công việc phải tính toán,
cân nhắc cẩn thận. "Thì giờ là vàng bạc". Phải kiên quyết “chống thói hội họp lu
bù, mất thì giờ, hai sức khoẻ mà không kết quả thiết thực”. Vậy nên nhiệm vụ của
các bạn là phải “Tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanh niên to lớn và
mạnh mẽ". Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ công tác trong thanh niên: Trích Hồ
Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Hiện nay, thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động,không thiếu gì công
việc làm: Nào ở bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào
tăng gia sản xuất… có chí làm thì quyết tìm ra việc, và quyết làm được việc…

Chớ đặt những chương trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng
không thực hiện được. Việc gì cũng phải thiết thực. Nói được, làm được. Việc gì
cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến
cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn là một trăm chương
trình to tát mà không làm được. Trích Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Đặc biệt, Hồ Chủ tịch lưu ý: "Thanh niên phải xung phong đến những nơi
khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung
phong đến làm cho tốt". Trích Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
Về vấn đề phát triển Đoàn, sau khi so sánh tổng số thanh niên với số đoàn
viên, chỉ ra tỷ lệ đoàn viên còn quá ít, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Đoàn có thể và
nên phát triển mạnh hơn nữa. Phong trào thi đua yêu nước làm nảy nở ra nhiều
thanh niên tích cực và tiên tiến ở các ngành, các nghề. Đó là điều kiện thuận lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

giúp cho Đoàn phát triển mạnh mẽ và vững chắc". Trích Hồ Chí Minh (2000), Toàn
tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Ngay từ khi ra đời, Đoàn đã lấy lý tưởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã
hội làm phương hướng phấn đấu của mình. Mỗi bước trưởng thành của Đoàn đều
gắn liền với lời chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tình của Hồ Chủ
tịch. Người đã cho xuất bản tờ báo "Thanh niên" (do Người làm chủ bút) để
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin trong thanh niên. Người cũng đã trực tiếp giáo
dục, rèn luyện lớp lớp các thế hệ thanh niên yêu nước đang say mê với lý tưởng
cách mạng. Chính người đã xác định rõ bản chất, vị trí, chức năng và nhiệm vụ
cho Đoàn thanh niên qua các thời kỳ cách mạng, Người viết: "… Đoàn thanh
niên lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức giáo dục thế
hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự
nghiệp xây dựng XHCN và CNCS". Trích Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh

niên, NXB Thanh niên, Hà nội. Ở một bài viết khác, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Đoàn
thanh niên lao động phải là đầu tầu và cánh tay đắc lực của Đảng trong sản xuất
và xây dựng". "Đoàn thanh niên là cánh tay và đội hậu bị của Đảng, là người
phụ trách dìu dắt các cháu nhi đồng. Trích C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn
tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Người nhấn mạnh thêm:
Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với
các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của
thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết với anh
chị em trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Trích C.Mác - Ph.Ăngghen
(1995), Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh đã xem xét Đoàn là một tổ chức của những
người cộng sản trẻ tuổi, là trợ thủ đắc lực và là đội hậu bị đáng tin cậy của Đảng,
là người đại diện chân chính lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam, là người trực tiếp
phụ trách dìu dắt, giáo dục thiếu niên và nhi đồng…
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc đánh giá thanh niên, tổ chức phong trào
thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên cộng sản ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

2.1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận thức rõ về vị trí, vai trò của thanh niên và công tác vận động thanh
niên đối với sự nghiệp cách mạng, ngay từ khi mới được thành lập, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã chú trọng công tác thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên
cộng sản. Đảng ta chỉ rõ: “Người vào Đảng mà dưới 21 tuổi thì đưa vào nhóm
thanh niên cộng sản”. Trích Hồ Chí Minh 2000), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định:
“Đảng phải thi hành ngay án nghị quyết quốc tế thanh niên cộng sản, phái ra một
số đồng chí trẻ tuổi phụ trách tổ chức thanh niên cộng sản đoàn và giúp cho Đoàn

có tính chất độc lập”. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
tháng 10/1930 là văn kiện đầu tiên, hết sức quan trọng, đặt nền móng cho đường
lối chiến lược về công tác thanh niên của Đảng. Nghị quyết đã đề cập tương đối
toàn diện, sâu sắc về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của thanh niên. Đề ra những định
hướng cơ bản về xây dựng tổ chức Đoàn, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên và Đoàn thanh niên.
Sau cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời đã phải
đối phó với biết bao khó khăn chồng chất. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
có chỉ thị về công tác thanh niên, định hướng về nội dung công tác vận động
thanh niên “Vừa kháng chiến vừa kiến quốc", bảo vệ nền độc lập còn non trẻ với
tinh thần “Cảm tử cho tổ quốc quyết sinh. Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiết thực của
thanh niên trong thời kỳ này là tham gia bộ đội, dân quân để tác chiến, giúp đỡ
việc tản cư, bình dân học vụ, tiểu học, đoàn kết các hạng thanh niên, động viên
thanh niên ra cứu nước” và tích cực củng cố Đoàn Thanh niên cứu quốc để nó có
thể thực sự là tổ chức trụ cột của mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Mục đích
mới của Đoàn là góp sức vào việc xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, Đảng tập trung nhấn mạnh đến nội dung,
phương thức tập hợp thanh niên, nâng cao hiệu quả trong công tác vận động
thanh niên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, đặc biệt là trong
những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Đoàn Thanh niên cứu quốc đã thực sự
là trường học lớn của thanh niên, góp phần vào bồi dưỡng, cung cấp cho Đảng những
đoàn viên ưu tú, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng, góp phần quan trọng đưa
cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế hệ thanh niên
Việt Nam đã chứng tỏ sự trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, phát huy
những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên, cùng nhân dân cả nước làm nên những

thắng lợi vĩ đại của dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất
nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ được Đảng tin tưởng giao
cho sứ mệnh lịch sử là lực lượng xung kích, sáng tạo đi đầu trong sự nghiệp cách
mạng. Đảng ta chỉ rõ:
Đoàn Thanh niên phải được xây dựng và củng cố vững mạnh về chính trí,
tư tưởng và tổ chức xứng đáng là trường học cộng sản chủ nghĩa của lớp người
trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực, là đội hậu bị tin cậy của Đảng. Đoàn phải giáo dục,
rèn luyện thanh niên thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. (Trích Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập,
tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội). Đoàn Thanh niên là người đi đầu, gương
mẫu thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực, thu phục, lôi cuốn quần chúng thanh niên cùng làm theo. Trong mỗi
giai đoạn cách mạng đều có những nhiệm vụ cụ thể, đòi hỏi tổ chức của những
người cộng sản trẻ tuổi đi tiên phong, gian khổ không sờn, hi sinh không ngại,
sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Đảng cần, nêu tấm gương sáng cho
không chỉ quần chúng thanh niên, mà cả thiếu niên, nhi đồng cùng noi theo.
Trong đó tạo nên những phong trào hành động cách mạng có sức cuốn hút thanh
niên đứng về phía cách mạng, về phía tiến bộ, xung kích và sáng tạo thực hiện
thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của Đảng, tạo cho thanh niên cơ hội cống
hiến và trưởng thành.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

Đoàn phải trở thành người đại diện cho quyền lợi của các tầng lớp thanh
niên. Do đặc điểm lứa tuổi, ngoài những quyền lợi chung của mọi công dân, thanh
niên còn có những quyền lợi riêng như học tập, vui chơi giải trí, tình bạn, tình yêu.
Rõ ràng không ai hiểu thanh niên bằng chính tổ chức của họ. Đoàn phải thật sự
liên hệ mật thiết với quần chúng thanh niên. Ở đâu có thanh niên, ở đó Đoàn phải

tăng cường các hoạt động của mình. Có như thế tổ chức Đoàn mới phát huy được
vai trò đầu tầu, gương mẫu, mới kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần
chúng thanh niên, mới tổ chức tập hợp được họ tự giác đi theo con đường cách
mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đoàn Thanh niên đứng trước yêu cầu
phải đổi mới cả về tổ chức và phương thức hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và
nhiệm vụ mới của cách mạng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, khoá VII, “Về công tác thanh niên trong thời kỳ mới” đã đánh
giá về thanh niên một cách toàn diện hơn.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành
công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đảng ta luôn khẳng
định thanh niên là nguồn lực xã hội có tiềm năng to lớn, hùng hậu, mang thế mạnh
được kết tinh bởi tinh hoa dân tộc và thời đại. Đảng nêu rõ nhiệm vụ của thanh niên
và công tác thanh niên trong thời kỳ mới là phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của
mình nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng đói
nghèo, lạc hâu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đảng luôn đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên,
phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên. Để phát huy sức mạnh
và tiềm năng to lớn của thanh niên, để thanh niên thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình, Đảng chỉ rõ:
Công tác thanh niên không chỉ là của Đảng, của Đoàn mà là việc của nhà
nước, của mọi tổ chức xã hội và của từng gia đình Các cấp uỷ từ Trung ương tới
cơ sở có chương trình công tác thanh niên trong nhiệm kỳ, lãnh đạo các cơ quan
nhà nước xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình kế hoạch công tác thanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

niên. Các tổ chức Đảng chăm lo củng cố Đoàn, xây dựng mặt trận thanh niên và
đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng trong thanh niên. Trích Luật Thanh

niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2008
2.1.3 Vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên
Đoàn thanh niên là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tập
thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ
chức cho đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã
hội. Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam; Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức, đoàn thể chính trị- xã hội, trong đó có Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh. Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò là người lãnh đạo hệ thống chính trị
và toàn xã hội. Nhà nước giữ vai trò là người quản lý, điều hành xã hội theo Hiến
pháp và pháp luật. Mối quan hệ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong hệ thống chính trị được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, mối quan hệ của Đoàn thanh niên đối với Đảng cộng sản Việt
Nam: Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người kế tục trung thành sự nghiệp,
lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại Việt
Nam. Tổ chức Đoàn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện và tuyệt đối của
Đảng. Mục tiêu, lý tưởng của Đoàn chính là phấn đấu, thực hiện thắng lợi mục
tiêu, lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Đảng định hướng
chính trị cho mọi hoạt động, nguyên tắc tổ chức của Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi. Đảng chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trẻ có phẩm chất đạo
đức, bản lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Đảng. Đoàn tham
mưu đề xuất với Đảng về những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên và
công tác thanh thiếu nhi, tham gia xây dựng, bảo vệ và tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng, đóng góp ý kiến cho đảng viên và sự lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng. Mối quan hệ giữa Đảng và Đoàn là một quan hệ gắn bó chặt chẽ. Đảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16


vững mạnh, kiên định mục tiêu, lý tưởng cách mạng là điều kiện phát triển thuận
lợi của tổ chức đoàn vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức sẽ đem lại
sức sống, bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng. Phải coi trọng công tác xây dựng,
củng cố tổ chức Đoàn là bộ phận hữu cơ, tất yếu là đi trước một bước trong công
tác xây dựng Đảng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày
25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” là các cấp ủy đảng và đảng viên cần nhận thức đầy đủ và thực hiện
quan điểm của Đảng: “Xây dựng Đoàn vững mạnh là nội dung quan trọng trong
công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng trước một bước”, là quá trình xây
dựng và chuẩn bị đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng cho Đảng.
Thứ hai, Mối quan hệ của Đoàn với Nhà nước: Tổ chức Đoàn chịu sự
quản lý chung của Nhà nước đối với toàn xã hội; mọi hoạt động của Đoàn nằm
trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước thông qua hệ thống tổ
chức, bộ máy chính quyền các cấp ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện
Luật thanh niên (được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực tư
tháng 7 năm 2006). Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến thanh
niên, tạo điều kiện cho các tổ chức của thanh niên phát huy hết khả năng, năng
lực của tuổi trẻ để cống hiến, xây dựng đất nước. Nhà nước đảm bảo nguồn kinh
phí phương tiện làm việc và hoạt động cho Đoàn. Đoàn thanh niên là chỗ dựa
vững chắc, tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp;
tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà
nước; vận động đoàn viên thanh niên xung phong, tình nguyện trong đi đầu trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp tham gia có hiệu quả vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đoàn tham gia quản lý Nhà
nước, quản lý xã hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, thông qua hệ
thống tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cơ sở để đề cử những đại biểu ưu tú nhất
đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của tuổi trẻ vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp. Vận động, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên trở thành những

×