Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống liên hiệp hợp tác xã thương mại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.93 KB, 167 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

DƢƠNG TẤN KHA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
LÀM VIỆC NHÓM TRONG HỆ THỐNG LIÊN
HIỆP HỢP TÁC XÃ THƢƠNG MẠI TP. HỒ CHÍ
MINH (SAIGON CO.OP)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC

INH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN KIM DUNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm
trong hệ thống Liên hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu
của riêng tôi. Các thông tin trong luận văn này là trung thực và đáng tin cậy.
Tác giả luận văn

Dƣơng Tấn Kha



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ..................................................................................................................

1.1

Lý do chọn đề tài ......................................................................................

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................

1.3

Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu ........

1.4

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................

1.5

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .............................................................


1.6

Cấu trúc nghiên cứu: ..................................................................................

CHƢƠNG 2: CƠ Ở LÝ THUYẾT......................................................................................................

2.1

Định nghĩa nhóm và làm việc nhóm ..........................................................

2.1.1

Định nghĩa nhóm ......................

2.1.2

Làm việc nhóm ..........................

2.1.3

Hiệu quả làm việc nhóm ...........

2.1.4

Cách thức đo lường hiệu quả là

2.2

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm ....


2.2.1

Nghiên cứu của Rasker và cộng

2.2.2

Nghiên cứu của Klimoski và Jo

2.2.3

Nghiên cứu của Blendell và côn

2.2.4

Nghiên cứu của Driskell và cộn

2.2.5

Nghiên cứu của Patrick Lencio

2.3

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm và đề xuất

nghiên cứu ..............................................................................................................................


2.4


Định nghĩa các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố với hiệu quả làm

2.4.1 Cam kết nhóm ...........................................

2.4.2 Môi trường làm việc .................................

2.4.3 Mục tiêu ....................................................

2.4.4 Lãnh đạo ..................................................
2.4.5 Phương pháp làm việc .............................

2.4.6 Truyền thông .............................................
2.5

Mô hình nghiên cứu .................................................................................

2.6

Giới thiệu sơ nét về Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí

2.6.1 Lĩnh vực hoạt động ...................................

2.6.2 Đặc điểm thời gian hoạt động ..................

2.6.3 Đặc điểm sử dụng lao động .....................
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................................
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.........

3.1


Quy trình nghiên cứu ................................................................................

3.2

Nghiên cứu định lượng .............................................................................

3.2.1 Giới thiệu thang đo ..................................

3.2.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu...........................
3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu

3.2.4 Phương pháp phân tích dữ liệu ................
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................................
CHƢƠNG 4: ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................................

4.1

Thống kê mô tả .........................................................................................

4.2

Đánh giá thang đo ....................................................................................

4.2.1 Đánh giá thang đo thông qua hệ sron ac
4.2.2 Đánh giá thang đo thông qua phân tích
4.3

Phân tích hồi quy ......................................................................................

4.3.1 Phân tích tương quan ...............................


4.3.2 Phân tích h i quy .....................................


4.3.3
4.4

ác iểm định hác............................................................................................. 54

Thảo luận kết quả....................................................................................................... 55

Tóm tắt chương 4................................................................................................................. 57
CHƢƠNG 5: ẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ....................................................58

5.1

Kết quả chính và đóng góp về mặt lý thuyết............................................................... 58

5.2

Hàm ý cho nhà quản trị............................................................................................... 59

5.3

Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ ỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
EFA: Exploring Factor Analysing (phân tích nhân tố khám phá)
HTX: Hợp tác xã
KMO: Kaiser-Meyer-Olkin
SAIGON CO OP: Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences – chương trình phân tích thống kê khoa học

THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TP: Thành phố
IF: arianc in lation actor (nhân t phóng đại phương sai)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm............................................................. 16
Bảng 3.1: Thang đo cam kết nhóm.............................................................................................................. 33
Bảng 3.2: Thang đo môi trường làm việc................................................................................................... 34
Bảng 3.3: Thang đo mục tiêu........................................................................................................................ 34
Bảng 3.4: Thang đo lãnh đạo......................................................................................................................... 35
Bảng 3.5: Thang đo phương pháp làm việc............................................................................................... 35
Bảng 3.6: Thang đo truyền thông................................................................................................................. 36
Bảng 3 7: Thang đo hiệu quả làm việc nhóm............................................................................................ 36
Bảng 4 : Kết quả tổng hợp thông tin đối tượng khảo sát...................................................................... 42
Bảng 4 2: Kết quả đánh giá thang đo iến đ c lập thông qua hệ số Cron ach Alpha........................44
Bảng 4 3: Kết quả đánh giá thang đo iến phụ thu c thông qua hệ số Cron ach Alpha................... 46
Bảng 4 4: Kết quả ki m định KMO và Bartl tt biến đốc lập.................................................................. 47
Bảng 4 5: Kết quả phép quay ma trận thành ph n biến đốc lập............................................................. 48
Bảng 4 6: Kết quả ki m định KMO và Bartl tt biến đốc lập (l n 2)...................................................... 49
Bảng 4 7: Kết quả phép quay ma trận thành ph n biến đốc lập (l n 2)................................................ 49
Bảng 4 8: Ki m định KMO an Bartl tt biến phụ thu c......................................................................... 50

Bảng 4 9: Kết quả phép quay ma trận thành ph n biến phụ thu c........................................................ 50
Bảng 4

: Ma trận hệ số tương quan.......................................................................................................... 51

Bảng 4

: Kết quả ki m định sự ph hợp của mô hình......................................................................... 52

Bảng 4 2: Kết quả hồi quy............................................................................................................................ 52
Bảng 4 3: Tổng hợp kết quả ki m định các giả thuyết........................................................................... 53
Bảng 4.14: Bảng tổng hợp mối quan hệ giữa các đặc đi m cá nhân với hiệu quả làm việc nhóm ..
55


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Rasker và c ng sự (2001)....................................... 9
Hình 2.2: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Klimoski và Jones (1995)..................................... 10
Hình 2.3: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Blendell và c ng sự(2001)..................................... 13
Hình 2.4: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Driskell và c ng sự (1987).................................... 14
Hình 2.5: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Patrick Lencioni (2002)........................................ 15
Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu dự kiến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm........27
Hình 2.7: Cơ cấu trình đ học vấn của Saigon Co.op............................................................................. 29
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu................................................................................................................... 31


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống Liên hiệp
HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)” nhằm xác định và đo lường mức đ

ảnh hưởng của m t số yếu tố đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống Saigon Co.op.
Ngoài ra, đề tài này cũng nghiên cứu mối quan hệ các đặc đi m các nhân (giới tính, đ tuổi,
…) với hiệu quả làm việc nhóm.
Đề tài s dụng phương pháp nghiên cứu định lượng đ xác định các yếu tố và ki m
định mối quan hệ giữa các yếu tố cam kết nhóm, môi trường làm việc, mục tiêu, lãnh đạo,
phương pháp làm việc, truyền thông với hiệu quả làm việc nhóm. Số liệu được s dụng
phân tích trong đề tài này là số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách g i bảng câu hỏi khảo
sát trực tiếp đến người lao đ ng trong hệ thống Saigon Co.op bằng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện.
Thông qua nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc nhóm, bài nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 1 biến
phụ thu c là hiệu quả làm việc nhóm và 6 biến đ c lập là cam kết nhóm, môi trường làm
việc, mục tiêu, lãnh đạo, phương pháp làm việc, truyền thông. Bài nghiên cứu cũng s
dụng các thang đo có sẵn từ các công trình nghiên cứu trước đây và có sự điều chỉnh lại
đphù hợp với các điều kiện của đề tài nghiên cứu, các thang đo này được xây dựng
theo
thang đo Lik rt 5 mức đ đ đo lường các yếu tố Thang đo được ki m định đ tin cậy bằng hệ
số Cronbach Alpha, sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành đ đánh giá giá
trị thang đo. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy các yếu tố cam kết nhóm, môi trường làm
việc, lãnh đạo, mục tiêu, phương pháp làm việc tác đ ng có ý nghĩa đến hiệu quả làm việc
nhóm Trong đó, yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả làm việc
nhóm, kế đến là các yếu tố cam kết nhóm, lãnh đạo, phương pháp làm việc và cuối cùng
là yếu tố mục tiêu. Ngoài ra, trong nghiên cứu này yếu tố truyền thông không có ý nghĩa
thống kê đến hiệu quả làm việc nhóm.


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh năng đ ng và cạnh tranh ngày càng gay gắt
như hiện nay thì các nhà lãnh đạo nhận ra t m quan trọng của việc tổ chức làm việc theo
nhóm hơn ao giờ hết. Làm việc th o nhóm đã trở thành các tiêu chuẩn trong các tổ chức
và khả năng làm việc nhóm h u như là m t yêu c u bắt bu c đối với người lao đ ng . Các
nhà lãnh đạo thường giao các dự án cho các nhóm thay vì giao cho các cá nhân thực hiện
vì họ tin rằng làm việc theo nhóm có th tạo ra nhiều giá trị hơn so với làm việc đ c lập
(Jones, Richard, Paul, Sloane và Peter, 2007).
Nhiều nghiên cứu chứng minh làm việc nhóm có nhiều lợi ích như giảm thi u các
rủi ro trong việc thiết lập và thực hiện mục tiêu; tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo thông qua
thảo luận nhóm. Ngoài ra, theo Pedler và c ng sự (1989), làm việc nhóm còn giúp tạo điều
kiện cũng như thúc đẩy quá trình trao đổi kiến thức, kỹ năng giữa tất cả các thành viên
trong nhóm. Thật vậy, làm việc theo nhóm tạo ra m t môi trường thuận lợi cho việc chia
sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng; giúp các thành viên phát tri n cả về chuyên môn cũng
như kỹ năng cá nhân m t cách liên tục.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định tính ưu việt của làm việc nhóm
so với làm việc đ c lập Chính vì tính ưu việt của nó mà xu hướng tổ chức làm việc theo
nhóm đã được lan r ng trong nhiều tổ chức từ cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường học
đến các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,… à Saigon Co op cũng không nằm ngoài xu
hướng đó Ước tính hiện nay có khoảng 1,500 nhóm nhỏ với lực lượng lao đ ng khoảng
3, người đang hoạt đ ng trong 6 đơn vị thu c hệ thống Saigon Co.op. Qua số liệu thống
kê cho thấy, hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống là khá tốt (các chỉ số đánh giá hiệu
quả tổ/nhóm trong Saigon Co op như: năng suất lao đ ng, chỉ số thỏa mãn khách hàng, chỉ
số thỏa mãn n i b , tỷ lệ lỗi, hư hỏng, vòng quay hàng tồn kho,… T y vào chức năng và
đặc đi m công việc mà mỗi tổ/nhóm có các chỉ số đánh giá khác nhau) Tuy nhiên, hiệu
quả làm việc giữa các nhóm trong m t đơn vị và giữa các đơn vị còn có sự chênh lệch –
đôi khi có m t khoảng cách lớn. Vì thế câu hỏi những yếu tố nào đóng vai trò chủ đạo làm
ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống được tôi quan tâm


2


đ tìm ra câu trả lời

à đó là lý o chính đ tôi thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí
Minh”. Hy vọng nghiên cứu này sẽ có những đóng góp tích cực trong việc tìm ra các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong hệ thống Saigon Co.op.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố và đo lường mức đ ảnh hưởng của m t số yếu tố đến hiệu quả
làm việc nhóm trong hệ thống Saigon Co.op.
Ki m định sự khác biệt về trung bình hiệu quả làm việc nhóm theo giới tính, đ tuổi,
trình đ học vấn, vị trí công tác.
Đưa ra m t số hàm ý cho nhà quản trị.
1.3 Đối tƣợng nghiên cứu, đối tƣợng khảo sát và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả làm việc nhóm và các yếu tố tác đ ng đến hiệu quả
làm việc nhóm.
Đối tượng khảo sát: người lao đ ng có tham gia làm việc trong các tổ/nhóm thu c hệ
thống Saigon Co.op.
Thời gian nghiên cứu: tháng 10/2013.
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn dữ liệu s dụng: chủ yếu s dụng nguồn dữ liệu từ điều tra người lao đ ng trong
hệ thống Saigon Co.op.
Phương pháp thực hiện: s dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Phát tri n và điều chỉnh thang đo.
- Khảo sát và x lý số liệu:
+ Ki m định sơ

thang đo thông qua phân tích Cron


+

Ki m định hồi quy

+

Ki m định sự khác biệt

ach Alpha va EFA


3

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu này giúp chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả làm
việc nhóm trong hệ thống Saigon Co.op. Kết quả nghiên cứu giúp các nhà lãnh đạo tổ
chức các nhóm làm việc hiệu quả hơn trong đơn vị của mình.
Ngoài ra, những tổ chức khác và những người quan tâm về làm việc nhóm có th s
dụng kết quả nghiên cứu từ bài viết này đ ứng dụng hoặc phát tri n thêm.
1.6 Cấu trúc nghiên cứu:
Bài nghiên cứu gồm 5 chương:
hương 1: Tổng quan – trình bày lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
hương 2: Cơ sở lý thuyết – tóm lược các lý thuyết về hiệu quả làm việc nhóm và
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong các công trình nghiên cứu trước
đây Chương 2 cũng trình ày mô hình nghiên cứu dự kiến được xây dựng từ việc đúc kết
cơ sở lý thuyết nền tảng có liên quan Ngoài ra, chương này cũng trình ày sơ nét về Saigon
Co.op.
hương 3: Thiết kế nghiên cứu và x lý số liệu – trình bày việc xây dựng thang đo,
cách thức chọn mẫu, cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu – trình bày kết quả nghiên cứu và x lý số liệu bao
gồm các kết quả ki m định đ tin cậy, đ tin cậy của thang đo, các kết quả suy diễn và thảo
luận kết quả.
hương 5: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị – đưa ra các kết luận và hàm ý cho
nhà quản trị từ kết quả nghiên cứu, đồng thời chỉ ra mặt hạn chế của đề tài và mở ra
hướng nghiên cứu tiếp theo.


4

CHƢƠNG 2: CƠ Ở LÝ THUYẾT
2.1 Định nghĩa nhóm và làm việc nhóm
2.1.1 Định nghĩa nhóm
Theo nghiên cứu của Francis và Young (1979) thì nhóm là m t tập hợp nhiều người
mà những người này cam kết làm việc với nhau đạt được mục tiêu chung, họ làm việc ăn
ý với nhau đ tạo ra kết quả chất lượng cao.
Adair (1986) phát bi u rằng nhóm là tập hợp các cá nhân chia sẻ m t mục tiêu chung,
các công việc và kỹ năng của từng thành viên phù hợp với những thành viên khác.
Katzenbach và Smith (1993) lập luận rằng nhóm là m t nhóm nhỏ những thành viên
có kỹ năng ổ sung cho các thành viên khác, cam kết hướng đến m t mục đích chung và
cùng chịu trách nhiệm.
Sundstrom, DeMeuse và Futr ll ( 99 ) định nghĩa nhóm là tập hợp các cá nhân phụ
thu c lẫn nhau trong nhiệm vụ của mình, những người chia sẻ trách nhiệm về kết quả,
những người ý thức rằng mình thu c về nhóm, những người được những người khác xem
như m t thành viên không th tách rời của nhóm và những người quản lý các mối quan hệ
của họ trong nhóm.
Theo Cohen và Bailey (1999), nhóm là m t tập hợp các cá nhân phụ thu c lẫn nhau
trong những nhiệm vụ, những người chia sẻ trách nhiệm về kết quả.
Kozlowski và Bell (2003) định nghĩa nhóm là m t tập th người tồn tại đ thực hiện
nhiệm vụ về tổ chức có liên quan, chia sẻ m t hoặc nhiều mục tiêu chung, có tương tác với

nhau, th hiện sự phụ thu c nhiệm vụ. Họ được cơ cấu vào m t bối cảnh tổ chức nghĩa là
phải có ranh giới, phạm vi hoạt đ ng so với các nhóm khác Đi m đáng chú ý của định
nghĩa này là nhóm phải có m t ranh giới đ phân biệt nhóm này và nhóm khác Điều này
liên quan đến việc phân chia phạm vi hoạt đ ng và chức năng của nhóm trong tổ chức.
Morgan, Glickman, Woodar và Salas ( 986) định nghĩa m t nhóm như m t sự thiết
lập riêng biệt của hai hoặc nhiều cá nhân, những người làm việc phụ thu c lẫn nhau đ đạt
được mục tiêu, chia sẻ mục tiêu và thành quả.


5

Garner ( 998) định nghĩa m t nhóm bao gồm những người tiến hành hoạt đ ng phụ
thu c lẫn nhau và sự tương tác của các thành viên đã góp ph n đ nhóm đạt được các mục
tiêu cụ th .
Th o các định nghĩa trên ta có th kết luận đ m t nhóm người trở thành m t nhóm làm
việc thì c n có những điều kiện sau: các thành viên trong nhóm có các kỹ năng ổ sung cho
nhau, cùng cam kết, cùng chịu trách nhiệm đ đạt mục tiêu chung và nhóm có m t ranh
giới so với các nhóm khác theo phạm vi hoạt đ ng và chức năng của nhóm trong tổ chức.
Bài viết này s dụng định nghĩa nhóm của Kozlowski và B ll (2 3) đ phân tích vì nó đ y đủ
các điều kiện đ m t nhóm người trở thành m t nhóm.
2.1.2 Làm việc nhóm
Cũng th o nghiên cứu của Francis và Young (1979) thì làm việc nhóm là các thành
viên trong nhóm làm việc cùng nhau nhằm đạt được mục tiêu chung, mọi người làm việc
ăn ý với nhau đ đạt kết quả chất lượng cao.
Trong nghiên cứu của Gryskiewicz (1999) thì làm việc nhóm được định nghĩa là
phương pháp làm việc mà các thành viên trong nhóm cùng làm việc, tương tác với nhau
đhoàn thành mục tiêu chung.
Kozlowski và Bell (2003) định nghĩa làm việc nhóm là các thành viên trong nhóm
làm việc c ng nhau, c ng hướng tới m t mục tiêu chung mà họ th o đuổi và cùng có trách
nhiệm với mục tiêu đó

Làm việc th o nhóm được định nghĩa

ởi Scamati (2001) là m t quá trình hợp tác,

cho phép những người ình thường có th đạt được kết quả phi thường.
Harris và Harri ( 996) định nghĩa làm việc theo nhóm là cá nhân làm việc với nhau
trong m t môi trường hợp tác đ đạt được mục tiêu của nhóm thông qua việc chia sẻ kiến
thức và kỹ năng với nhau.
Theo Luca & Tarricone (2001), làm việc theo nhóm dựa vào sự đồng b giữa tất cả
các thành viên trong nhóm, tạo ra m t môi trường mà họ sẵn sàng đóng góp, tham gia đ
thúc đẩy và nuôi ưỡng m t môi trường nhóm tích cực, hiệu quả. Thành viên trong nhóm
phải đủ linh hoạt đ thích ứng với môi trường làm việc hợp tác mà mục tiêu đạt được


6

thông qua sự hợp tác và phụ thu c lẫn nhau chứ không phải là nỗ lực cá nhân đ đạt mục
tiêu cạnh tranh.
Theo Senge (1990), làm việc theo nhóm là hoàn thành m t nhiệm vụ bởi m t nhóm
các cá nhân.
Theo Hackman (2002), làm việc theo nhóm là nhiệm vụ thực hiện bởi m t nhóm các
cá nhân nhưng các kết quả không phải là m t khoản đ u ra tách rời mà là m t sự kết hợp
của m t số loại tài nguyên.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm, tuy nhiên h u hết các nghiên cứu
đều cho rằng làm việc nhóm là cách thức, phương pháp mà các thành viên trong nhóm
cùng làm việc, c ng tương tác với nhau đ hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của nhóm.
2.1.3 Hiệu quả làm việc nhóm
Scholtes và c ng sự (1996) lập luận rằng, m t nhóm làm việc có hiệu quả cao hơn so
với cá nhân khi:
1. Nhiệm vụ rất phức tạp;

2. C n sự sáng tạo;
3. Mục tiêu phía trước không rõ ràng;
4. C n s dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên có hạn;
5. Tính cam kết cao;
Trong thực tế ta thấy m t cá nhân có th giỏi ở m t lĩnh vực nào đó nhưng không th
giỏi toàn b các lĩnh vực Qua định nghĩa của Katzenbach và Smith (1993) ở ph n trên ta
thấy làm việc nhóm có ưu đi m là các thành viên trong nhóm bổ sung kiến thức, kỹ năng
cũng như kinh nghiệm cho nhau Đây cũng là m t ưu đi m của làm việc nhóm đã được các
nhà lãnh đạo tập trung khai thác trong việc xây dựng các nhóm, các đ i dự án đ thực hiện
các mục tiêu trong tổ chức của mình.
Theo nghiên cứu của Froebel và Marchington (2005) thì thành viên trong nhóm
nâng cao kỹ năng, kiến thức và khả năng thông qua làm việc theo nhóm. Còn theo Cohen
và Bailey (1999), làm việc theo nhóm tạo ra hiệu suất, năng suất cao hơn và giải quyết
các vấn đề tốt hơn tại nơi làm việc.


7

Theo Ingram (2000), làm việc theo nhóm là m t chiến lược có tiềm năng đ cải thiện
hiệu suất của các cá nhân và tổ chức. Theo Colenso (2000), các tổ chức s dụng làm việc
theo nhóm có th mang lại sự cải thiện đáng k về năng suất, tính sáng tạo và sự hài lòng
của nhân viên.
Theo Hackman (2002), hiệu quả làm việc nhóm là sự cung cấp sản phẩm và dịch vụ
vượt quá mong đợi của khách hàng, phát tri n khả năng nhóm th o thời gian và thỏa mãn
được nhu c u của thành viên trong nhóm.
Theo Cohen (1996), hiệu quả làm việc nhóm được định nghĩa là hiệu suất cao và
thái đ làm việc của các thành viên trong công việc.
Theo Gil, Rico và Sanchez (2008), hiệu quả làm việc nhóm được đánh giá ựa vào
kết quả làm việc, tuy nhiên nó cũng ao gồm các kết quả có th trợ giúp đ duy trì hoạt
đ ng của nhóm theo thời gian, chẳng hạn như sự hài lòng, sự gắn kết của các thành

viên,…
Nghiên cứu của Francis và Young (1979) cho rằng, hiệu quả làm việc nhóm được th
hiện là các thành viên làm việc ăn ý với nhau đ hoàn thành mục tiêu của nhóm m t cách
có chất lượng cao trong m t thời hạn cho phép.
Kirkman và Rosen (1999) cho rằng hiệu quả làm việc nhóm là việc đạt hoặc vượt
mục tiêu công việc đúng thời hạn dựa trên số liệu rõ ràng Tuy nhiên, đối với m t số nhóm
thì mục tiêu có th là m t hoạt đ ng có liên quan đến số liệu, trong khi mục tiêu của m t số
nhóm lại không phải là đạt được m t con số. Ví dụ, đối với các nhóm sản xuất thì số lượng
và chất lượng đ u ra là thước đo ph hợp đ đánh giá hiệu quả nhóm, trong khi sự hài lòng
của khách hàng sẽ là m t thước đo chính xác hơn về hiệu quả làm việc nhóm đối với các
nhóm dịch vụ.
Qua thực tế cũng như qua nghiên cứu lý thuyết ta thấy làm việc nhóm có m t số lợi
ích sau:
1. Các thành viên trong nhóm bổ sung các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho
nhau đ hoàn thành mục tiêu của nhóm
2. Xây dựng mục tiêu rõ ràng và chính xác


8

3. Ra quyết định chính xác, khách quan, giảm thi u các rủi ro thông qua việc trao đổi
và đóng góp ý kiến giữa các thành viên trước khi quyết định
4. Giúp gia tăng tính sáng tạo cũng như giúp có nhiều ý tưởng đ lựa chọn
5. Các thành viên có th học tập lẫn nhau đ hoàn thiện bản thân
6. Giúp các thành viên thỏa mãn được nhu c u th hiện và khẳng định bản thân.
Bài viết này s dụng định nghĩa hiệu quả làm việc nhóm là việc hoàn thành mục tiêu
của m t cách có chất lượng cao trong thời hạn cho phép, kết quả nhóm tạo ra vượt quá
mong đợi của khách hàng và các thành viên hài lòng về hiệu quả làm việc của nhóm.
2.1.4 Cách thức đo lường hiệu quả làm việc nhóm
Nghiên cứu của Rasker và c ng sự (2001) cho rằng, hiệu quả làm việc nhóm được đo

lường dựa trên đ chính xác, kịp thời và mức đ thỏa mãn của các thành viên.
Theo nghiên cứu của Blendell và c ng sự (2001) thì hiệu quả làm việc nhóm được đo
lường dựa trên các yếu tố như: đ chính xác của phản hồi, sự hài lòng, thời hạn, tỷ lệ lỗi.
Klimoski và Jon s ( 995) xác định các biến đ u ra đ đo lường hiệu quả làm việc
nhóm như: hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng của các kết quả, sự hài lòng, thái đ và thành
quả. Nghiên cứu này kết luận rằng, đ đánh giá hiệu quả nhóm c n tách biệt việc hoàn
thành nhiệm vụ và chất lượng của kết quả của nhóm vì trong trường hợp nào đó việc hoàn
thành nhiệm vụ chưa hẳn đã mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài ra, Klimoski và Jones
(1995) cho rằng thái đ của các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng đến chất lượng kết
quả của nhóm và thành quả của m t nhóm cũng có th được mang lại bởi mức đ hài lòng và
thái đ của các thành viên trong nhóm.
Có nhiều cách đ đo lường hiệu quả làm việc nhóm, trong các nghiên cứu trước đây
hiệu quả làm việc nhóm được đo lường bởi các yếu tố đ u ra của quá trình làm việc nhóm
như: hoàn thành mục tiêu, chất lượng kết quả, thời hạn, tỷ lệ lỗi, sự hài lòng, thái đ ,…
Ngoài ra, hiệu quả nhóm cũng có th đo lường dựa trên các yếu tố quá trình trong nhóm
như: mối quan hệ giữa các thành viên, sự phối hợp, truyền thông,...


9

2.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả làm việc nhóm
Bài viết này tham khảo chủ yếu các công trình nghiên cứu của Rasker và c ng sự
(2001), Klimoski và Jones (1995), Blendell và công sự (2001), Driskell và c ng sự
(1987), Patrick Lencioni (2002) đồng thời có tham khảo tóm tắt lý thuyết về làm việc
nhóm từ công trình nghiên cứu của Peter Essens và c ng sự (2005).
2.2.1 Nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001)
Cam kết nhóm
Cấu trúc nhóm
Hệ thống thưởng
Kích thước nhóm

Kiến thức
Môi trường làm viêc
Mục tiêu
Lãnh đạo
Phương pháp làm việc
Thái đ
Truyền thông
Hình 2.1: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Rasker và cộng sự (2001)

Rasker và công sự (2001) cung cấp m t đánh giá toàn iện về hiệu quả làm việc
nhóm. Th o quan đi m này, hiệu quả của làm việc nhóm chủ yếu chịu ảnh hưởng ởi các
yếu tố như: cam kết nhóm, cấu trúc nhóm, hệ thống thưởng, kích thước nhóm, kiến


10

thức, môi trường làm việc, mục tiêu, lãnh đạo, phương pháp làm việc, thái đ
thông.
Theo mô hình này, hiệu quả làm việc nhóm được đo lường dựa trên đ
kịp thời và mức đ thỏa mãn đối với mục tiêu. Ngoài những thành quả hoặc các biện pháp
liên quan đến công việc hiệu quả, mô hình này cho rằng yếu tố tương tác trong nhóm hoặc
mối quan hệ trong nhóm cũng là chỉ số quan trọng đ đo lường hiệu quả làm việc nhóm
(ví dụ: đ ng lực, sự hài lòng). Những yếu tố này được cho là đóng m t vai trò rất quan
trọng khi các thành viên trong nhóm phải hoạt đ ng cùng nhau trong m t thời gian dài
hoặc phải giải quyết những vấn đề đa ạng.
Th o quan đi m của các tác giả, làm việc theo nhóm bao gồm 2 loại hoạt đ ng: các
hoạt đ ng liên quan đến nhiệm vụ và các hoạt đ ng liên quan đến nhóm. Các hoạt đ ng
nhiệm vụ bao gồm tất cả những hành vi cá nhân liên quan trực tiếp đến việc thực hiện
nhiệm vụ. Các hoạt đ ng nhóm bao gồm tất cả những hành vi như thông tin liên lạc, phối
hợp, lưu trữ nhằm tăng cường chất lượng hợp tác và chức năng của các thành viên trong

nhóm.
2.2.2 Nghiên cứu của Klimoski và Jones (1995)
Biến đầu vào
Kích thước nhóm
Lãnh đạo
Quy tắc nhóm
Thành ph n nhóm
Truyền thông

NHU CẦU CỦA MÔI TRƢỜNG VÀ NGUỒN LỰC
Hình 2.2: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Klimoski và Jones (1995)

Mô hình hiệu quả nhóm của Klimoski và Jon s ( 995) đề xuất cũng thông qua
phương pháp tiếp cận các yếu tố đ u vào, quá trình và kết quả. Các biến đ u vào xác định
bởi Klimoski và Jon s ( 995) được trình ày như sau:


11

1. Kích thước – kích thước của nhóm được xác định dựa trên các nhiệm vụ. Ngoài
ra, nguồn lực sẵn có, niềm tin cá nhân của nhà lãnh đạo và cho dù nhiệm vụ đã được
thực hiện thì kích thước của nhóm có th được điều chỉnh so với l n đ u tiên (ví dụ:
nếu m t công việc đang được tiến hành l n đ u tiên hoặc m t nhóm đang được hình
thành l n đ u tiên thì không chắc rằng kích thước nhóm đã tối ưu hay chưa)
2. Lãnh đạo – những nỗ lực có chủ ý đ gây ảnh hưởng đến kết quả nhóm thông
qua
phương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá nhân. Klimoski và Jones (1995) cho
rằng vai trò lãnh đạo chính thức và nguyên tắc lãnh đạo có ảnh hưởng đến hiệu quả
của nhóm.
3. Quy tắc nhóm – các quy tắc chính thức điều chỉnh các thành viên trong nhóm.

Các chỉ tiêu không chỉ phản ánh giá trị của các thành viên trong nhóm mà còn là quá
trình làm việc của nhóm.
4. Thành ph n nhóm – sự pha tr n của kiến thức, kỹ năng và thái đ (KSAs) c ng với
các đặc đi m khác của nhóm. Klimoski và Jones (1995) cho rằng, bất kỳ biến sự
khác biệt cá nhân sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt đ ng (ví dụ: giới tính, chủng t c,
tuổi).
5. Truyền thông – phương thức và mức đ sẵn sàng chia sẻ thông tin trong nhóm.
Klimoski và Jon s ( 995) xác định các biến quá trình sau đây:
1. Các kỹ năng có ích;
2. Các chiến lược;
3. Mức đ nỗ lực và phối hợp;
4. Quyền lực;
5. Khả năng tương thích
Klimoski và Jones (1995) nhấn mạnh rằng, hiệu quả nhóm không xuất phát từ nỗ
lực cá nhân. Nếu mỗi thành viên trong nhóm nỗ lực hơn khả năng tốt nhất của mình thì
điều này sẽ không nhất thiết đồng biến với thành công của nhóm, đặc biệt trong trường
hợp chiến lược nhóm chưa tồn tại Thay vào đó, đ ng lực cá nhân trong nhóm, mức đ thù
địch hoặc nghi ngờ trong nhóm và mức đ tương thích giữa các thành viên trong nhóm là
những yếu tố có th xác định hiệu quả của m t nhóm. Ví dụ: khả năng tương thích cao


12

mang lại tiềm năng cho truyền thông được dễ dàng và phối hợp nhịp nhàng có ảnh hưởng
đến hiệu suất của nhóm (Bass 1982). Ở các nhóm tồn tại mức đ th địch cao, mức đ nỗ lực
phối hợp thấp hoặc chia sẻ thông tin sẽ không hiệu quả dẫn đến những ảnh hưởng không
tốt đến hiệu suất và hiệu quả nhóm.
Klimoski và Jon s ( 995) xác định các biến đ u ra sau đây:
1. Hoàn thành nhiệm vụ;
2. Chất lượng của các kết quả;

3. Sự hài lòng và thái đ ;
4. Thành quả.
Klimoski và Jones (1995) tách biệt hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng của các kết
quả bởi vì hoàn thành các nhiệm vụ không nhất thiết đồng nghĩa với chất lượng của các
kết quả Thái đ trong nhóm (ví dụ: sự hỗ trợ, b u không khí dễ chịu,...) có ảnh hưởng đến
chất lượng kết quả của nhóm. Thành quả của m t nhóm cũng có th được mang lại bởi mức
đ hài lòng và thái đ của thành viên trong nhóm (O'Reilly, Caldwell và Barnett, 1989).
Ngoài ra, thành ph n trong nhóm có th ảnh hưởng đến cả sự hòa hợp trong nhóm và quyết
định các thành viên cùng tồn tại trong nhóm, do đó nó ảnh hưởng đến thành quả và sau đó
ảnh hưởng đến hiệu quả của nhóm.
Những thành công chính trong mô hình hiệu quả nhóm của Klimoski và Jones ( 995)
đề xuất là nó nhấn mạnh nhu c u về môi trường làm việc trong nhóm và tách các kết quả đ
u ra với nhiệm vụ của nhóm. Những hạn chế quan trọng của mô hình hiệu quả nhóm này
là không có sự phân biệt giữa các cá nhân và nhóm. Ngoài ra, mô hình này chỉ là m t quá
trình tuyến tính mà không có bất kỳ sự tương tác trở lại nào.
2.2.3 Nghiên cứu của Blendell và công sự (2001)
Như th hiện trong hình 2.3, các yếu tố liên quan đến làm việc nhóm được chia thành
3 khu vực: đ u vào, quá trình và kết quả đ u ra. Mô hình này chỉ ra rằng các yếu tố đ u vào
(ví dụ: cam kết nhóm, lãnh đạo, thái đ , phương pháp làm việc,...) tác đ ng hoặc ảnh
hưởng đến các yếu tố quá trình xảy ra trong nhóm và sẽ l n lượt ảnh hưởng đến các hoạt đ
ng được thực hiện bởi nhóm đ tạo ra các yếu tố đ u ra (ví dụ: sự hài lòng, tỷ lệ lỗi,...)


13

Yếu tố đầu vào

Yếu tố quá trình

Yếu tố đầu ra


Cam kết nhóm
Đ chính xác
của phản hồi

Môi trường
làm việc

KIẾN THỨC
Kinh nghiệm
SA (năng đ ng)

Mục tiêu

ÃNH ĐẠO
Định hướng
Ảnh hưởng

Sự hài lòng

HÀNH VI
Truyền thông
Giám sát
Phản hồi
Ghi nhận

Thời hạn

Lãnh đạo


Phương pháp
làm việc
Thái đ

THÁI ĐỘ
Đ
ng lực
Môi trường
Bản sắc

Tỷ lệ lỗi

Truyền thông

Hình 2.3: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Blendell và cộng sự (2001)


14

2.2.4 Nghiên cứu của Driskell và cộng sự (1987)
Mô hình này được chia thành 3 ph n: đ u vào, quá trình và kết quả (hoặc đ u ra).
Các yếu tố đ u vào phản ánh các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến năng suất nhóm. Tuy
nhiên, Driskell và c ng sự (1987) nhấn mạnh rằng tiềm năng tạo ra năng suất không nhất
thiết bằng với hiệu quả. Thay vào đó, sự khác biệt giữa hiệu quả tiềm năng và thực tế là
chức năng của các quá trình nhóm, tức là các yếu tố mà các thành viên không mang đến
cho nhóm nhưng xuất hiện từ sự giao lưu nhóm (ví dụ: cấu trúc truyền thông, chiến lược
thực hiện nhiệm vụ, vv…)
TIỀM NĂNG
(Yếu tố đầu vào)


QUÁ TRÌNH

ĐẦU RA

Cam kết nhóm
Cấu trúc nhóm
Hệ thống thưởng
Kích thước nhóm

TĂNG
QUÁ TRÌNH

Kỹ năng
Môi trường làm việc
Mục tiêu
QUÁ TRÌNH
Phương pháp làm việc
Quy tắc nhóm

Hình 2.4: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Driskell và cộng sự (1987)


15

Mô hình của Driskell và c ng sự (1987) xác định và xem xét các vấn đề nổi bật khi
nghiên cứu hiệu suất hoạt đ ng. Mô hình này bao gồm 3 quá trình:
1.

Ảnh hưởng của các yếu tố đ u vào;


2.

Sự tương tác của các yếu tố đ u vào trong quá trình;

3.

Sự tương tác của nhóm biến quá trình.

Ưu đi m chính của mô hình này là nó nhấn mạnh rằng yếu tố đ u vào không đánh
đồng với nhóm hiệu suất/hiệu quả. Thay vào đó, hiệu quả phụ thu c vào sự tương tác
trong nhóm. Mô hình cũng thừa nhận ảnh hưởng của bối cảnh (môi trường) vào các quá
trình và kết quả của nhóm.
2.2.5 Nghiên cứu của Patrick Lencioni (2002)
Patrick L ncioni (2 2) xác định 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm bao
gồm sự tin tưởng, giải quyết xung đ t, cam kết nhóm, trách nhiệm của các thành viên
trong nhóm và sự quan tâm đến kết quả Hamlin (2 8) đã s dụng mô hình nghiên cứu của
Patrick Lencioni (2002) tiến hành nghiên cứu về hiệu quả làm việc nhóm trong các doanh
nghiệp và cho ra kết quả cao.
Sự tin tưởng

Giải quyết xung đ t

Cam kết nhóm

Trách nhiệm của các thành viên

Sự quan tâm đến kết quả


Hình 2.5: Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Patrick Lencioni (2002)



×