Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





LÊ THANH THƯ




CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM TẠI TP. HCM



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




LÊ THANH THƯ




CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA NHÂN VIÊN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY PHẦN MỀM
TẠI TP. HCM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của nhân viên: nghiên cứu trường hợp các công ty phần mềm tại TP.
HCM” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân thôi. Các số liệu điều tra, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ tài liệu nào khác.
TP. HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn


Lê Thanh Thư












MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4 Đối tượng nghiên cứu 5

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 6


1.6 Cấu trúc luận văn 7

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.1 Khái niệm nhóm làm việc (teamwork) 8

2.2 Phân loại nhóm làm việc 9

2.3 Lợi ích của làm việc nhóm hiệu quả (team benefits) 10

2.4 Hiệu quả làm việc nhóm (team effectiveness) 12

2.4.1 Hiệu quả 12

2.4.2 Hiệu quả làm việc nhóm 12

2.5 Đặc điểm công việc của nhân viên ngành công nghệ phần mềm ở TP. HCM
13

2.5.1 Khái niệm công nghệ phần mềm (software engineering) 13

2.5.2 Đặc điểm công việc của nhân viên trong ngành công nghệ phần mềm ở
TP. HCM 14

2.6 Các mô hình nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm
việc nhóm 15

2.6.1 Nghiên cứu của Carl Larson & Frank M.J.LaFasto (1989) 15

2.6.2 Nghiên cứu của Lenicioni (2002) 17


2.6.3 Mô hình Katzenbach J.R. & Smith D.K. (1993) 19

2.7 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của nhân viên: nghiên cứu trường hợp các công ty phần mềm tại TP. HCM
21

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Quy trình nghiên cứu 28

3.1.1 Nghiên cứu định tính 29

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 32

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 Thống kê mô tả 36

4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo 37

4.2.1 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha 37

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 40

4.3 Phân tích hồi quy 44

4.3.1 Xem xét ma trận hệ số tương quan 44

4.3.2 Đánh giá sự phù hợp của mô hình 46


4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 46

4.3.4 Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố 48

4.4 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết 50

4.4.1 Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
cũng như hiện tượng phương sai thay đổi 50

4.4.2 Kiểm tra giả thuyết về phân phối chuẩn 51

4.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 52

4.6 Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính 53

4.6.1 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo giới
tính 53

4.6.2 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các
nhóm tuổi khác nhau 54

4.6.3 Kiểm định khác biệt về hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên theo các
nhóm chức vụ khác nhau 54

Chương 5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57

VÀ KIẾN NGHỊ 57


5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 57

5.2 Kiến nghị 59

5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
FCG: Công ty phầm mềm FCG Việt Nam
FSoft: Công ty phần mềm FPT
TMA: Công ty tin học Tường Minh
TP. HCM: Thành phố Hồ CHí Minh
Viettel: Công t phần mềm viễn thông Viettel















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thang đo Likert 5 điểm 33

Bảng 4.1: Bảng tóm tắt đặc điểm mẫu khảo sát 37

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 39

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 40

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm 42

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 43

Bảng 4.6: Kết quả phân tích nhân tố thang đo hiệu quả làm việc nhóm 43

Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 45

Bảng 4.8: Đánh giá sự phù hợp của mô hình theo R
2
46

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định ANOVA 47

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter 48

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định giả thuyết 52


Bảng 4.12: Kết quả kiểm định khác biệt theo giới tính 53

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo độ tuổi 54

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi 54

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất theo chức vụ 55

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt theo chức vụ 55

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Larson & Lasto (1989) 17

Hình 2.2 Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Lencioni (2002) 19

Hình 2.3 Mô hình hiệu quả làm việc nhóm của Katzenbach J.R. & Smith D.K 21

Hình 2.4 Mô hình đề nghị 26

Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy 49

Hình 4.2 Đồ thị phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa 50

Hình 4.3 Đồ thị Histogram 51














DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM 6

Phụ lục 2 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 12

Phụ lục 3 THỐNG KÊ MÔ TẢ TẦN SỐ VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT17

Phụ lục 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH'S ALPHA 20

Phụ lục 5. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ 28

Phụ lục 6. MA TRẬN TƯƠNG QUAN CÁC BIẾN ĐƯA VÀO PHÂN TÍCH HỒI
QUY 31

Phụ lục 7. PHÂN TÍCH HỒI QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ENTER 32

Phụ lục 8. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC BIẾN ĐỊNH TÍNH 34


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (a) Xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên. (b) Đo lường mức độ tác động của các

yếu tố đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên trong các công ty phần mềm tại
TP. HCM. (c) Đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu giúp các doanh
nghiệp phần mềm xây dựng nhóm làm việc đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mô hình lý thuyết đề nghị gồm 8 thành phần và 8 giả thuyết được phát triển
dựa trên lý thuyết về hiệu quả làm việc nhóm của Katzenbach J.R. & Smith D.K.
(1993). Nghiên cứu định lượng với mẫu gồm 362 nhân viên đang làm việc toàn
thời gian theo nhóm có thâm niên từ một năm trở lên để đánh giá thang đo, phân
tích nhân tố và phân tích các mô hình hồi quy và thực hiện một số các kiểm định
liên quan đến giới tính, độ tuổi và chức vụ của nhân viên. Phần mềm xử lý dữ liệu
SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích.
Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho thấy có 8 thang đo đạt
yêu cầu nhưng có 2 biến quan sát bị loại vì không có ý nghĩa thống kê và không đạt
giá trị nội dung. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho thấy có 8 thành phần được rút
ra từ 33 biến quan sát và có phương sai trích được là 68,137%. Kết quả phân tích
hồi quy cho thấy có 5 thành phần ảnh hưởng ảnh hưởng có ý nghĩa đến hiệu quả
làm việc nhóm theo thứ tự về mức độ quan trọng như sau: mục tiêu nhóm quan
trọng và rõ ràng, cấu trúc nhóm hướng đến kết quả, cam kết thực hiện mục tiêu,
môi trường hợp tác, năng lực của lãnh đạo nhóm.
Nghiên cứu đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu giúp các
doanh nghiệp phần mềm xây dựng nhóm làm việc đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững doanh nghiệp.
1

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sản phẩm tạo ra không
từ những cá nhân đơn lẻ mà phải là kết quả của sự hợp tác của rất nhiều người. Nói
cách khác, làm việc nhóm và học cách làm việc nhóm trở nên cần thiết hơn bao giờ

hết. Để vươn lên vị trí hàng đầu thì các công ty không chỉ tập trung vào những cá
nhân xuất sắc mà còn phải tận dụng sức mạnh của tập thể để cộng hưởng năng lực
của từng cá nhân trong một nhóm để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Ngày
nay, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực công nghệ, con người
là tài sản quý giá nhất và các nhóm làm việc đã trở thành xương sống của một
doanh nghiệp. Thật vậy, ngay cả Albert Einstein cũng khẳng định “Cuộc sống của
tôi và những thành tựu mà tôi đạt được ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của rất
nhiều người. Do đó, tôi phải sống và làm việc sao cho xứng đáng những gì họ đã
làm cho tôi” (Maxwell, 2011). Nhà kinh tế học Lester C.Thurow đã bình luận về
chủ đề này như sau:
“Truyền thống làm việc nhóm đã làm nên lịch sử và văn hóa nước Mỹ. Tinh
thần đồng đội, hướng đến một mục tiêu chung đã đưa nước Mỹ trở thành một cường
quốc về kinh tế, đồng thời là quốc gia đầu tiên đưa được con người lên mặt trăng và
nhiều thành tựu khác nữa” (Maxwell, 2011). Change (1989) đã nhận xét về các
công ty ở Mỹ năm 1989:
“Cấu trúc công ty theo kiểu truyền thống của Mỹ đang rạn nứt. Công việc
kinh doanh ngày càng được thực hiện bởi những đội bán tự trị (semiautonomous)”.
Việc quan tâm đến kết quả làm việc nhóm bắt nguồn từ việc các tổ chức nỗ lực giải
quyết các vấn đề về năng suất và chất lượng cuộc sống trong công việc. Kết quả là
có nhiều nghiên cứu về hiệu quả làm việc nhóm ra đời, chẳng hạn như các nghiên
cứu về mô hình hiệu quả làm việc nhóm như Cohen (Cohen, Ledford, & Spreitzer,
2

1996) nghiên cứu về hiệu quả làm việc nhóm đối với loại nhóm tự quản. Gladstein
(1984) giới thiệu mô hình làm việc nhóm hiệu quả đối với loại nhóm chuyên thực
hiện nhiệm vụ (task team). Hackman & Morris (1975) nghiên cứu về sự tương tác
trong nhóm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Nghiên cứu của Gladstein
(Gladstein, 1984) đưa ra mô hình nhóm làm việc hiệu quả đối với nhóm chuyên
thực hiện nhiệm vụ. Hackman (1987) trong quyển sách “Thiết kế nhóm làm việc: sổ
tay về hành vi của tổ chức” đã đưa ra những mô hình tổ chức nhóm làm việc hiệu

quả. Katzenbach & Smith (1987) trong quyển sách “sự thông thái của nhóm” đã đưa
định nghĩa về nhóm và 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Dựa trên
các mô hình nghiên cứu trước đó, bắt đầu từ thế kỷ 21 cũng có nhiều nghiên cứu về
mô hình hiệu quả làm việc nhóm như của Lencioni (2002) trình bày mô hình kim tự
tháp gồm 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Nghiên cứu của Dana E.
Sims, C. Shawn Burke (2005) về 5 điểm quan trọng trong làm việc nhóm. Nghiên
cứu của Larson & LaFasto (1989) được nêu trong quyển sách: “Làm việc nhóm:
điều gì phải đúng/điều gì có thể sai” đưa ra những quan niệm mới về làm việc
nhóm.
Những thay đổi đáng chú ý nhất là tiến bộ của công nghệ dẫn đến việc thay
đổi về mặt xã hội, kinh tế, gia tăng sử dụng nhóm làm việc và sự trao quyền cho
nhân viên. Việc gia tăng sử dụng nhóm làm việc đã làm biến đổi sâu sắc đến cả bản
chất lẫn hình thức của một tổ chức (Carletta, 2000; Bal, 2001). Từ năm 1986, các
nghiên cứu của Goodman, Ravlin & Argote (1986) đã chỉ ra rằng, những thay đổi
này ảnh hưởng đến tổ chức và cách thức các nhóm làm việc thực hiện chức năng
của mình. Để thành công, các thành viên trong nhóm làm việc phải có kỹ năng tiên
tiến hơn bằng cách ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dựa vào các mô hình nghiên cứu này đã có rất nhiều các nghiên cứu về hiệu
quả làm việc nhóm trên thế giới ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực như quân đội, y
khoa, phần mềm, giáo dục, dệt may, công nghệ phần mềm …
3

Tổ chức làm việc nhóm trong ngành công nghệ phần mềm đóng vai trò hết
sức quan trọng trong việc xây dựng một sản phẩm thành công. Kể từ lúc chiếc máy
tính dạng thô sơ đầu tiên (ENIAC) xuất hiện trên thế giới từ 1946 cho đến thời đại
thống trị của Microsoft, Oracle, Google, Faceboook đã có những bước tiến rất dài.
Trong bài báo của tạp chí Forbes
1
, Larry Ellison
2

ông gọi nhân viên chính là tài sản
quý giá nhất của công ty và “trong mô hình tổ chức hiện đại, bộ phận nhân sự nhất
định phải có trách nhiệm mở rộng đội ngũ và làm việc theo nhóm”. Do đặc trưng
của sản phẩm công nghệ phần mềm đòi hỏi mỗi nhân viên phải có quy trình làm
việc chặt chẽ, sự phối hợp phải chính xác và tập trung cao để tạo ra một sản phẩm
tốt. Để xây dựng được những sản phẩm như vậy thì không thể do một vài cá nhân
mà phải là sản phẩm của rất nhiều nhóm làm việc, mỗi nhóm có một chức năng
nhiệm vụ khác nhau, có sự liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua những quy trình làm
việc cụ thể.
Ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển mạnh từ
những năm 2000 đến nay. Bắt đầu từ khoảng 25 doanh nghiệp nhỏ với khoảng 20-
30 nhân viên, đến cuối năm 2012 là có khoảng hơn 1000 doanh nghiệp trong đó có
khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô xấp xỉ 1000 người, tiêu biểu như FPT Software,
FPT Information System, TMA, PSV (nguồn: tạp chí Bưu Chính Viễn Thông
3
).
Trong thời gian qua các đơn vị sản xuất phần mềm ở Việt Nam cũng đã cung cấp
cho thị trường nhiều sản phẩm có giá trị, đáng chú ý là các phần mềm quản lý như
phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý đầu tư Đặc biệt, nhiều
phần mềm chuyên dùng phục vụ viễn thông (phần mềm tổng đài, phần mềm tính
cước, chăm sóc khách hàng ), phần mềm phục vụ Chính phủ điện tử cũng đã được
các tập đoàn VNPT, Viettel đẩy mạnh phát triển. Nhưng hầu hết các công ty phần

1

/>products/
2
Lawrence Joseph "Larry" Ellison (sinh 17 tháng 8, 1944) là một ông trùm tư bản người Mỹ, đồng sáng
lập và giám đốc điều hành của tập đoàn Oracle, chuyên về phần mềm quản trị. Năm 2012, Forbes xếp ông
giàu thứ 5 trên thế giới

3

/>Viet-Nam-

4

mềm chưa có sản phẩm nổi bật nào hướng ra thị trường thế giới ngoài thị trường gia
công phần mềm ở các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu Âu. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến kết quả này, trong đó có nguyên nhân nguồn lực nhân sự chưa đáp
ứng được yêu cầu, một phần không phải do năng lực từng cá nhân mà là sự gắn kết
tập thể thông qua làm việc nhóm.
Tại Việt Nam, có các nghiên cứu về “Hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên
khối văn phòng” của tác giả Hoàng Thị Hạnh (2012); Nghiên cứu “Kỹ năng hoạt
động nhóm trong học tập của sinh viên Đại Học Sài Gòn” của tác giả Lê Ngọc
Huyền (2010); Nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm
của nhân viên ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Trần Thị Tuyết
Vân (2013). Các nghiên cứu này mặc dù nghiên cứu ở nhóm đối tượng khác nhau
nhưng cũng đã cung cấp cơ sở lý thuyết, cũng như kết quả kiểm định tại Việt Nam
trong lĩnh vực về làm việc nhóm.
Mặc dù kỹ năng làm việc nhóm hiện đang được chú trọng nhiều ở các công
ty phần mềm và ở đa số các công ty, kỹ năng này được đào tạo như một kỹ năng
mềm cho nhân viên cần phải có khi làm việc. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu về
hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực phần mềm nhằm giúp cho các nhà quản trị
tại các doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.
Từ những cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên: nghiên cứu trường hợp các
công ty phần mềm tại TP. HCM. Kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp cho các
doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn có cái nhìn rõ ràng hơn về các yếu tố tác động
lên hiệu quả làm việc nhóm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Từ đó doanh
nghiệp có những chính sách nhân sự hiệu quả nhằm nâng cao năng suất lao động và

góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện xây dựng mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc nhóm, với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của nhân viên.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả làm việc nhóm của
nhân viên trong các công ty phần mềm tại TP. HCM.
- Đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu giúp các doanh nghiệp
phần mềm xây dựng nhóm làm việc đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả làm việc nhóm và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc nhóm.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu này tập trung ở các doanh nghiệp phần
mềm tiêu biểu ở TP. HCM có quy mô nằm trong nhóm 10 công ty hàng đầu ở TP.
HCM và cả nước trong các lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm (Công ty tin
học Tường Minh (TMA), Công ty Phần mềm FPT (FSoft), Trung tâm Phần mềm và
Viễn thông Viettel (Viettel Software), Công ty phầm mềm FCG Việt Nam (FCG)).
Đối tượng khảo sát: các lập trình viên đang làm việc theo nhóm tại các công
ty phần mềm nói trên.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp:
 Nghiên cứu định tính:
Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với các lập trình viên
nhằm khám phá và điều chỉnh thang đo và các thành phần/yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc nhóm này.
6


Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, tác giả thực hiện đánh giá và điều chỉnh mô
hình nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng bảng câu hỏi, phỏng vấn
thử 20 nhân viên để điều chỉnh câu từ trước khi phỏng vấn chính thức.
 Nghiên cứu định lượng:
Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi
được xây dựng và điều chỉnh trong bước nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định
lượng nhằm khẳng định các yếu tố cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm.
Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện các nhân viên đang
làm việc theo nhóm ở các công ty TMA, FSoft, Viettel Software, FCG trên địa bàn
TP. HCM, thời gian làm việc nhóm từ 1 năm trở lên.
Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 với các kỹ
thuật phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi
quy bội, kiểm định T-test, ANOVA.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp phần mềm tại TP. HCM có
cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm trong
doanh nghiệp từ đó hoạch định chính sách nhân sự hiệu quả nhằm nâng cao năng
suất lao động và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Giúp các doanh nghiệp phần mềm nhận biết mức độ tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
7

1.6 Cấu trúc luận văn
Luận văn được kết cấu thành năm chương.
Chương 1- Tổng quan sẽ giới thiệu lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; phương
pháp, phạm vi, đối tượng nghiên cứu; ý nghĩa của đề tài.
Chương 2- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ giới thiệu các lý thuyết, các
nghiên cứu trước trên thế giới làm nền tảng cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm. Chương này cũng giới thiệu các
đặc tính của ngành công nghệ phần mềm và giới thiệu mô hình nghiên cứu.
Chương 3- Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng và
kiểm định thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Chương 4- Phân tích kết quả nghiên cứu sẽ trình bày thông tin về mẫu khảo sát,
kiểm định mô hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá kết
quả có được.
Chương 5- Kết luận và kiến nghị sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu có được và
đưa ra các hàm ý ứng dụng thực tiễn, đồng thời đưa ra các hạn chế của nghiên cứu
và đề xuất các bước tiếp theo để hoàn thiện nghiên cứu.

8

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU
Chương này sẽ giải thích một số các khái niệm cơ bản về nhóm, phân loại nhóm,
đặc điểm nhóm làm việc hiệu quả, khái quát một số nghiên cứu trước về hiệu quả
làm việc nhóm, đặc điểm của ngành công nghệ phần mềm. Cuối cùng là đề xuất các
giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
2.1 Khái niệm nhóm làm việc (teamwork)
Katzenbach J. & Smith D. (1993) định nghĩa “Nhóm làm việc là một số
người có kỹ năng bổ sung cho nhau, cam kết làm việc cùng mục đích chung, cùng
mục tiêu chung về hiệu quả công việc và có trách nhiệm với nhau”.
Còn Francis & Young (1979) mô tả nhóm làm việc là “một nhóm người đầy
năng lượng cam kết đạt được mục tiêu chung, làm việc cùng nhau và đạt được hiệu
quả công việc cao”.
Johnson R.T. & Johnson D. (1986) thì nhấn mạnh vào mối quan hệ: “một
nhóm làm việc là một tập hợp các mối quan hệ giữa người với người được được
thiết lập để đạt được mục tiêu chung”. Trong khi đó Lanza (1985) mô tả nhóm là
một tập hợp những người làm việc cùng nhau mà thành công của một cá nhân luôn

phụ thuộc vào thành công của toàn bộ nhóm. Hackman (1998) định nghĩa nhóm là
tập hợp những thành viên có cùng mục đích chung, thực hiện nhiệm vụ với trách
nhiệm chung.
Paris CR, Salas E. & Cannon-Bowers (2000) đưa ra đặc trưng của nhóm bao
gồm: cùng nguồn thông tin, nhiệm vụ phụ thuộc nhau, sự tương tác giữa các thành
viên, có mục đích và giá trị chung, có vai trò phân biệt và trách nhiệm chung, có
cùng hiểu biết, giao tiếp chuyên sâu và có khả năng thích ứng với sự thay đổi.
Larson & LaFasto (1989) định nghĩa “nhóm gồm 2 người trở lên cùng thực
hiện một mục tiêu cụ thể hoặc cùng nhận biết mục tiêu thông qua hoạt động phối
hợp giữa các thành viên”.
9

Như vậy có nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm nhưng đều hội tụ
vào những điểm chung như: làm việc nhóm là bao gồm một nhóm người làm việc
cùng nhau, hướng mục đích chung, có cùng mục tiêu chung, nhiệm vụ phụ thuộc
nhau, sự phối hợp với nhau trong công việc.
2.2 Phân loại nhóm làm việc
Các nghiên cứu về nhóm đã chỉ ra rằng có nhiều loại nhóm như nhóm hỗ trợ,
nhóm quản lý, nhóm dự án, nhóm phát triển sản phẩm mới, nhóm tự quản, tổ bay,
nhóm ảo Tuy nhiên dựa trên một số tính chất chung có thể phân loại nhóm làm
việc như sau:
- Hackman (1998) phân thành 7 loại theo tính chất công việc: nhóm quản lý
cấp cao (top managerment groups), nhóm đặc nhiệm (task force team), nhóm
hỗ trợ chuyên nghiệp (professional support teams), nhóm chuyên thực thi
(performing groups), nhóm dịch vụ nhân lực (human service teams), nhóm
dịch vụ khách hàng (customer service teams) và nhóm sản xuất (production
teams).
- Katzenbach and Smith (1993) lại phân loại theo chức năng: nhóm chuyên đề
xuất (recommend things), nhóm chuyên hoạt động dịch vụ (make or do
things) và nhóm chuyên thực thi (run things). Các tác giả này cũng phân loại

nhóm theo vòng đời của nhóm. Nhóm chuyên đề xuất bao gồm những loại
như nhóm dự án (project group), nhóm đặc nhiệm (task forces), nhóm
chuyên giải quyết vấn đề (problem solving teams).
- Mohrman & cộng sự (1995) phân loại theo mục đích của nhóm, bao gồm:
các nhóm làm việc (work teams), nhóm tích hợp (integrating teams), nhóm
quản lý (management teams), và nhóm cải tiến (improvement teams).
10

2.3 Lợi ích của làm việc nhóm hiệu quả (team benefits)
Theo Arajs (1991) cho rằng nhóm làm việc hiệu quả là nền tảng của một tổ
chức hoạt động hiệu quả, đó chính là lợi ích thuyết phục nhất cho việc phát triển
nhóm.
Thật vậy, có nhiều nghiên cứu về lợi ích của làm việc nhóm trong tổ chức,
các tác giả cho rằng làm việc nhóm có thể “tránh trùng lắp, gia tăng sự hợp tác, thúc
đẩy phát triển ý tưởng mới, duy trì động lực, giúp mọi người giải quyết vấn đề, gia
tăng chất lượng sản phẩm và dĩ nhiên là tăng lợi nhuận”. George (1977) đề cập đến
sản xuất và lợi nhuận gia tăng và nhiều lợi ích cho nhân viên, trong khi Timmons
(1979) đề cập đến những bằng chứng hiển nhiên rằng nhóm chính là chìa khóa tăng
trưởng.
Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ có lãnh đạo theo nhóm
thường thành công hơn các công ty chỉ có một sáng lập viên duy nhất. Staff (1990)
trong một bài báo trên trang The Economist cho rằng “Một tập thể lãnh đạo thành
công sẽ bền vững hơn một tập hợp các lãnh đạo nhìn xa trông rộng ngồi cạnh
nhau”.
Greco (1988) cho rằng làm việc nhóm giúp các công ty vượt qua khủng hoảng tốt
hơn bởi vì các thành viên sẽ nỗ lực hơn mà không đòi hỏi thêm lợi ích gì. Điều này
hoàn toàn có thể vì sự cam kết nỗ lực của các thành viên sẽ thành nỗ lực chung của
nhóm và cả công ty.
Các nghiên cứu của Margerison M. & McCann D. (1989) cho rằng làm việc
nhóm giúp cải thiện năng suất, sự cam kết, kết quả đầu ra, sự hợp tác và sự sáng tạo.

Ngoài những lợi ích đề cập ở trên, Johnson (1986) còn tập trung vào lợi ích
từ việc phát triển nhóm làm việc và chỉ ra cách làm thế nào để kết nối các thành
viên trong nhóm. Đó là cải thiện cách mọi người tương tác với nhau, từ đó khả năng
giải quyết vấn đề của nhóm trở nên tốt hơn dẫn đến thúc đẩy tinh thần đồng đội và
nâng cao năng suất. Tất cả những yếu tố đó sẽ cải thiện hình ảnh của tổ chức tốt
hơn.
11

Trong nghiên cứu của Wynn R. & Guditus C. (1984) đã chỉ ra nhiều ưu điểm
của làm việc nhóm. Nhóm làm việc hiệu quả sẽ cung cấp một môi trường tốt nhất
có thể cho sự phát triển của các thành viên, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và
cải thiện mối quan hệ xã hội.
Nghiên cứu của Hitt M.A, Colella .A & Miller C (2010) lại tập trung vào vai
trò của trưởng nhóm, họ cho rằng trưởng nhóm sẽ cải thiện khả năng thông tin, sử
dụng tốt hơn nguồn nhân lực, sáng tạo hơn, phát triển kỹ năng lãnh đạo và gia tăng
sự hài lòng trong công việc.
Tuy nhiên, những lợi ích do làm việc nhóm nêu trên không đến ngay lập tức.
Theo Wynn R. và Guditus C. (1984) có thể sẽ mất một thời gian thì nhóm mới cảm
nhận được sự tác động tích cực của tinh thần đồng đội. Theo nghiên cứu của tác giả
thì mất khoảng một năm để kết quả tích cực của làm việc nhóm mới được sự công
nhận rộng rãi trong tổ chức. Như vậy, rõ ràng, làm việc nhóm không dành cho
những ai tìm kiếm lợi ích tức thì.
Tóm lại, việc phát triển làm việc theo nhóm có thể cung cấp cho tổ chức và
những cá nhân có liên quan những lợi ích sau đây:
 Giảm lãng phí công lao động.
 Gia tăng sự hợp tác.
 Phát triển nhiều ý tưởng mới.
 Ra quyết định khôn ngoan và sáng suốt hơn.
 Thúc đẩy sự năng động của các thành viên.
 Cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ.

 Gia tăng năng suất và lợi nhuận.
 Đáp ứng tốt sự biến động của môi trường.
 Giảm thiểu sự xung đột.
 Gia tăng cam kết thực hiện công việc.
 Cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên, các phòng ban và cộng đồng.
Như vậy, những lợi ích quan trọng của nhóm đều tập trung vào sự hài lòng của
các thành viên và hiệu suất.
12

2.4 Hiệu quả làm việc nhóm (team effectiveness)
2.4.1 Hiệu quả
“Hiệu quả” theo định nghĩa của từ điển Oxford là khả năng tạo ra một kết
quả mong muốn. Khi một điều gì đó được xem là hiệu quả có nghĩa là điều đó
phải đạt được kết quả mong đợi hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sống động.
Như vậy, để xác định một điều gì đó có hiệu quả hay không, ta phải đo lường
được bằng một tiêu chuẩn cho trước.
2.4.2 Hiệu quả làm việc nhóm
McGrath (1964) đưa ra định nghĩa đầu tiên về hiệu quả làm việc nhóm bao
gồm hai thành phần. Ông định nghĩa hiệu quả là sự kết hợp của hiệu quả hoạt
động đo lường được (bao gồm: chất lượng, tốc độ và lỗi) và yếu tố khác khó đo
lường hơn (sự hài lòng, sự gắn kết, thái độ, cơ cấu, đo lường xã hội). Khái niệm
gồm hai thành phần này sau đó được kế thừa rộng rãi trong các nghiên cứu sau
đó (Campion và cộng sự, 1996; Goodman, Ravlin & Argote, 1986; Van Der Vegt
và cộng sự, 1998). Sau đó Hackman, J. R. & Morris C.G (1975) mở rộng ra
thành ba thành phần:
 Mức độ sản phẩm đầu ra của nhóm đáp ứng các tiêu chuẩn về số lượng, chất
lượng, thời gian đáp ứng do người sửa dụng sản phẩm đó đánh giá.
 Mức độ đóng góp kinh nghiệm góp phần vào sự tăng trưởng của nhóm và
các thành viên.
 Khả năng sự hợp tác của nhóm trong tương lai.

Nghiên cứu của Hackman & Morris (1975) cũng được lặp lại ở nhiều nghiên
cứu sau này như bởi nhiều tác giả khác (Caproni, 2000; Gladstein, 1984; Guzzo &
Dickson, 1996; Sundstrom & Altman, 1989). Sundstrom và cộng sự (1990) cũng
chấp nhận hiệu quả làm việc gồm ba thành phần nhưng kết hợp hai thành phần sau
của Hackman & Morris (1975) thành khả năng tồn tại của nhóm (team viability).
13

Gladstein (1984) cho rằng dường như các thành viên đánh giá hiệu suất nhóm
dựa trên cảm nhận của họ về quá trình hoạt động nhóm chứ không phải là mức độ
hoàn thành nhiệm vụ, vì vậy cần phải đo các yếu tố khách quan (dựa trên kết quả
hoặc đánh giá của lãnh đạo) và yếu tố chủ quan (cảm nhận của các thành viên).
Theo Shea & Guzzo (1987), hiệu quả làm việc nhóm được đo lường tốt nhất là
dựa vào sản phẩm đầu ra so với mục tiêu nhiệm vụ của nhóm. Cho dù mục tiêu là
sự hài lòng của khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí, số lượng và chất lượng sản
phẩm đầu ra… thì hầu hết các nghiên cứu đều bao gồm ít nhất một thành phần là
hiệu suất làm việc (performance) (Goodman và cộng sự, 1987).
Theo Rickards và cộng sự (2001) thì ngoài yếu tố hiệu suất còn thêm 1 yếu tố
mới đó là sự sáng tạo. Theo Lencioni (2002) thì hiệu quả làm việc nhóm bao gồm 2
yếu tố: hiệu suất cao trong công việc và các thành viên trong nhóm có hợp tác tốt
trong công việc.
Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chọn quan điểm hiệu quả làm việc nhóm
của Lencioni (2002).
2.5 Đặc điểm công việc của nhân viên ngành công nghệ phần
mềm ở TP. HCM
2.5.1 Khái niệm công nghệ phần mềm (software engineering)
Theo Laplante (2007), công nghệ phần mềm là một sự áp dụng một cách tiếp
cận có hệ thống, có kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng, bảo trì
phần mềm. Ngành công nghệ phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, các
phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu xây dựng phần mềm và thực hiện các tác
vụ thiết kế, xây dựng, kiểm thử, triển khai và bảo trì phần mềm. Ngành công nghệ

phần mềm còn sử dụng các kiến thức của các lĩnh vực như: khoa học máy tính,
quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng… và các lĩnh vực khác cần xây
dựng phần mềm.
14

2.5.2 Đặc điểm công việc của nhân viên trong ngành công nghệ phần
mềm ở TP. HCM
Nhân viên trong ngành công nghệ phần mềm trong phạm vi nghiên cứu này
là các lập trình viên. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các
chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ
phần mềm) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi
hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.
Theo nghiên cứu của (Lead, 2003) tổng kết các khả năng cần có của một lập trình
viên thường là: khả năng suy luận một cách logic, khả năng tiếp cận các vấn đề có
thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng làm việc
một mình trong thời gian dài, các kỹ năng thiết kế, tính kiên nhẫn, khả năng tự
học…Trong đó khả năng làm việc theo nhóm là khả năng quan trọng, bắt buộc phải
có nếu làm trong môi trường công ty phần mềm.
Thật vậy, ngày nay thật khó tưởng tượng được một dự án lập trình có thể
thực hiện được bởi một người. Công việc trong ngành này đòi hỏi sự cộng tác của
một đội ngũ lập trình viên. Các lập trình viên phải biết các phối hợp làm việc trong
môi trường tập thể. Các khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử, phối hợp… sẽ
được sử dụng tối đa và thường xuyên.
Ngoài ra, các khả năng: suy luận logic, tiếp cận vấn đề có thứ tự, khả năng
làm việc một mình trong thời gian dài, tính kiên nhẫn, khả năng tự học đều thuộc về
tố chất tự nhiên của mỗi người. Riêng khả năng làm việc nhóm, thiết kế hoàn toàn
có thể đào tạo, rèn luyện trong môi trường doanh nghiệp.
Theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị
trường lao động TPHCM (Falmi) năm 2011, trong giai đoạn 2011 – 2015, với tốc
độ tăng chỗ làm việc mới bình quân 3% đến 3,5% mỗi năm, ngành công nghệ thông

tin có nhu cầu nhân lực lớn khoảng từ 8000 đến 10.000 kỹ sư phần mềm. Tuy nhiên
chất lượng nhân lực cho ngành vẫn là thánh thức lớn, theo thống kê của Viện chiến
lược CNTT thì sinh viên ngành CNTT khi tốt nghiệp ra trường ở Việt Nam có đến
42% thiếu khả năng làm việc nhóm.

×