Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở việt nam giai đoạn 1995 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HCM --------------------------

LÊ BÙI HỒNG KHANH

KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI
TỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1995 – 2012.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TP.HCM --------------------------

LÊ BÙI HỒNG KHANH

KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI
TỚI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1995 – 2012
Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “kiểm định tác động của kiều hối tới lạm phát ở
Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu
thập và tổng hợp từ các nguồn đáng tin cậy.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2014
Tác giả luận văn

Lê Bùi Hồng Khanh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................3
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................3
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.................................................................4
1.3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5

1.5. Cấu trúc luận văn.......................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY........................................................................................................ 7
2.1. Tổng quan về kiều hối................................................................................. 7
2.1.1. Kiều hối là gì?........................................................................................7
2.1.2. Các dòng kiều hối..................................................................................8
2.1.3. Thực trạng kiều hối Việt Nam............................................................... 9
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây.........................................................14


2.2.1. Các nghiên cứu về tác động của kiều hối trên thế giới........................14
2.2.2. Các nghiên cứu về kiều hối ở Việt Nam..............................................20
2.3. Tổng hợp kết quả các nghiên cứu thực nghiệm.........................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................29
3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu...........................................................................29
3.1.1. Mô tả các biến trong mô hình..............................................................29
3.1.2. Nguồn dữ liệu các biến........................................................................33
3.2. Mô hình nghiên cứu...................................................................................33
3.2.1. Mô hình tiền tệ của kiều hối................................................................ 33
3.2.2. Mô hình nghiên cứu.............................................................................43
3.3. Phương pháp kiểm định mô hình...............................................................43
3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test)............................................43
3.3.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu của mô hình.....................................................45
3.3.3. Kiểm định tính ổn định của mô hình................................................... 46
3.3.4. Hàm phản ứng xung (Impulse Response Funtion – IRF) và phân rã
phương sai (Variance Decomposition).......................................................... 46
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.........47
4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test).................................................. 47
4.2. Lựa chọn độ trễ tối ưu................................................................................49
4.3. Kiểm định đồng liên kết Johansen.............................................................50

4.4. Kiểm định tính ổn định của mô hình......................................................... 52


4.5. Kết quả phân tích hàm phản ứng IRF và phân rã phương sai....................53
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN................................................................................... 63
5.1. Kết quả nghiên cứu và kiến nghị chính sách............................................. 63
5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Dữ liệu của các biến trong mô hình
Phụ lục 2: Các kết quả kiểm định trong mô hình
Phụ lục 3: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của Việt Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- FII: Vốn đầu tư gián tiếp.
- IRF: Hàm phản ứng (Impulse response function).
- IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế.
- ODA: Viện trợ phát triển chính thức
- VECM: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số.
- VLSS: Bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Bảng 4.1. Kết quả kiểm định KPSS của các biến
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tính dừng của phần dư
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu I(1)

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định xác định độ trễ tối ưu của mô hình
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định vết ma trận (trace)

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định giá trị riêng cực
đại
Bảng 4.7. Kiểm định tính ổn định
Bảng 4.8. Phân rã phương sai của lạm phát


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1. Kiều hối Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 (đơn vị: tỷ USD).
Hình 2.2: Top 10 quốc gia dẫn đầu về thu hút kiều hối năm 2013 (đơn vị: tỷ
USD)
Hình 4.1. Kiểm định tính ổn định
Hình 4.2. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong kiều hối
Hình 4.3. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong chính nó
Hình 4.4. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong cung tiền M2
Hình 4.5. Phản ứng của lạm phát sau cú sốc trong tỷ giá thực hiệu lực
Hình 4.6. Phản ứng của lạm phát do tác động đồng thời các cú sốc


1

LỜI MỞ ĐẦU
Theo số liệu báo cáo thống kê của World Bank, lượng kiều hối đổ về các nước
đang phát triển liên tục tăng trong thời gian gần đây và ước tính sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tới. Với sự gia tăng nhanh chóng và ổn định như hiện nay thì
dòng vốn này là một nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Bên
cạnh những đóng góp tích cực như gia tăng tiết kiệm, làm tăng nguồn cung ứng

vốn cho các tổ chức tài chính, kiều hối còn có những tác động tiêu cực khác đến
nền kinh tế. Sự gia tăng các dòng tiền vào sẽ có tác động làm tăng giá đồng nội
tệ, làm tăng sức mua đồng nội tệ và tăng cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu và
khuyến khích nhập khẩu và do đó trung hòa hết các dòng tiền kiều hối chuyển
vào trước đó. Do vậy, kiều hối được xem là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán
cân thương mại, hoặc làm suy giảm thặng dư thương mại. Đặc biệt trong chế độ
tỷ giá cố định, các dòng kiều hối chuyển vào sẽ có tác động làm tăng tổng
phương tiện thanh toán do ngân hàng trung ương tăng cường mua vào ngoại tệ
để duy trì sự ổn định của tỷ giá. Từ đó, dòng kiều hối tăng có thể gây áp lực gia
tăng lạm phát.
Giống như nhiều nước đang phát triển khác, kiều hối là một trong những nguồn
vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam
và có xu hướng tăng lên qua các năm. Không những có giá trị lớn, kiều hối còn
là dòng vốn vào có tính ổn định cao nhất so với các dòng vốn vào khác (vốn đầu
tư gián tiếp FII, viện trợ phát triển chính thức ODA). Vì vậy, việc nghiên cứu tác
động của kiều hối lên các biến vĩ mô như lạm phát là điều cần thiết đối với các
nhà làm luật.


2

Cho đến nay, đã có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu tác động của
kiều hối đến lạm phát cũng như tác động của dòng vốn này lên các biến vĩ mô
khác ở các quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam những tác động này vẫn chưa được
nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết. Vì vậy, bài viết kỳ vọng sẽ chỉ ra được
mối quan hệ giữa kiều hối và lạm phát nhằm làm sáng tỏ lý thuyết và góp phần
bổ sung bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam.
Bài viết này nghiên cứu tác động của kiều hối đến lạm phát ở Việt Nam trong
giai đoạn 1995 – 2012. Sử dụng phương pháp phân tích hàm phản ứng IRF và
phân tích phân rã phương sai của mô hình VAR, kết quả nghiên cứu thực nghiệm

cho thấy kiều hối có tác động cùng chiều (positive) tới lạm phát ở Việt Nam.
Ngoài ra, lạm phát cũng chịu tác động của tỷ giá thực hiệu lực, cung tiền với
những độ trễ nhất định. Tuy nhiên, yếu tố quyết định nhiều nhất tới mức lạm
phát hiện tại lại là “ấn tượng về lạm phát trong quá khứ và kỳ vọng nhạy cảm về
lạm phát trong tương lai” (Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành, 2011,
trang 20).


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1.

Đặt vấn đề

Kiều hối là tiền của cá nhân đang làm việc ở nước ngoài được chuyển về nước
và do đó thường xuyên liên quan đến nhiều loại tiền tệ khác nhau. Kiều hối là
nguồn bổ sung ngoại tệ quan trọng góp phần đáng kể trong việc giảm mất cân
đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tỷ giá.
Theo báo cáo di cư và phát triển số 22 của World Bank, kiều hối của các nước
đang phát triển được ước tính khoảng 404 tỷ USD trong năm 2013; tăng 3,5% so
với năm 2012. Tăng trưởng dòng kiều hối của các nước đang phát triển được kỳ
vọng sẽ tăng tốc nhanh hơn nữa trong ba năm tới, với mức trung bình hàng năm
là 8,4%, tăng lên 436 tỷ USD vào năm 2014 và 516 tỷ USD vào năm 2016
(World Bank, Migration and Development Brief 22, 2014). Với số lượng kiều
hối được ước tính liên tục tăng như hiện nay thì đây là một nguồn lực quan trọng
trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như trên thì
dòng vốn này cũng có những mặt tiêu cực, trong đó cần phải kể đến những tác
động của dòng vốn này đến lạm phát của nước nhận kiều hối.

Giống như những nước đang phát triển khác, trong những năm gần đây dòng
kiều hối ngày càng gia tăng và là dòng vốn vào tương đối lớn ở nước ta. Vì vậy,
việc nghiên cứu tác động của kiều hối lên các biến vĩ mô khác, đặc biệt là lạm
phát là điều cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách (policy maker).
Những nghiên cứu trước đây đều tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về tác động
của kiều hối đến lạm phát. Nghiên cứu của Amuedo – Dorantes và Pozo (2004),


4

Bourdet và Falck (2006) và Lopez, Molina, và Bussolo (2007) cho thấy kiều hối
có tác động đến lạm phát và dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng. Adelman và
Taylor (1992), Balderas và Nath (2008) chỉ ra rằng thông qua tác động trực tiếp
và gián tiếp lên tổng cầu, kiều hối có thể tác động đến lạm phát. Đặc biệt, đối với
các quốc gia theo đuổi chính sách tỷ giá cố định thì việc gia tăng kiều hối sẽ làm
tăng lạm phát (Caceres và Saca, 2006; Christopher Ball, Claude Lopez và Javier
Reyes, 2012). Tuy nhiên, trong chế độ tỷ giá thả nổi, các bằng chứng thực
nghiệm về tác động của kiều hối đến lạm phát không rõ ràng.
Mặc dù dòng kiều hối chảy vào Việt Nam ngày càng tăng, đóng vai trò ngày
càng quan trọng trong tổng số các dòng vốn quốc tế nhưng tác động của kiều hối
đến lạm phát cũng như các biến vĩ mô khác vẫn chưa được nghiên cứu một cách
đầy đủ và chi tiết. Ở nước ta, dường như vấn đề kiều hồi thường được nhìn nhận
theo chiều hướng hoàn toàn tích cực, coi đó như một dòng tài chính chảy vào
làm giàu thêm cho đất nước. Mục đích của bài này là chỉ ra rằng, bên cạnh các
mặt tích cực, kiều hối còn có thể gây ra những ảnh hưởng gián tiếp mang tính
tiêu cực đối với nền kinh tế. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Kiểm định tác động
của kiều hối tới lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012”. Thông qua việc
tiến hành nghiên cứu thực nghiệm dựa trên những số liệu đáng tin cậy thu thập
được, bài viết tiến hành kiểm định mức độ tác động của kiều hối tới lạm phát ở
Việt Nam để làm sáng tỏ lý thuyết và góp phần bổ sung bằng chứng thực nghiệm

về mối quan hệ giữa lạm phát và kiều hối.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý luận được tổng hợp từ các bài nghiên cứu trước đây, bài viết sẽ
lần lượt làm rõ các nội dung sau:


5

 Mối quan hệ giữa kiều hối và lạm phát ở Việt Nam là cùng chiều
hay ngược chiều trong ngắn hạn.

 Mức độ tác động của kiều hối và các biến khác đến lạm phát ở
Việt Nam trong ngắn hạn.

Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của mình, toàn bộ nội dung của đề tài sẽ xoay
quanh việc trả lời cho ba câu hỏi sau:
Thứ nhất, kiều hối tác động như thế nào đến lạm phát ở Việt Nam, cùng chiều
hay ngược chiều?
Thứ hai, kiều hối có thể giải thích bao nhiêu phần trăm trong sự thay đổi của lạm
phát ở Việt Nam?
Thứ ba, phản ứng của lạm phát ở Việt Nam sau một tác động đồng thời của các
cú sốc trong kiều hối, GDP, cung tiền M2 và tỷ giá thực hiệu lực như thế nào?
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

Bài viết sử dụng bộ dữ liệu theo quý giai đoạn từ 1995 đến 2012 để kiểm định

tác động của kiều hối tới lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu được sử dụng trong mô hình là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các
nguồn đáng tin cậy như: tổ chức thống kê tài chính quốc tế IFS của IMF, tổng
cục thống kê Việt Nam, Datastream và World Bank. Dựa trên phương pháp phân
tích và mô hình trong nghiên cứu của Christopher Ball, Claude Lopez và Javier
Reyes, bài viết sử dụng mô hình VAR với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 7.0 và
phương pháp phân tích hàm phản ứng IRF (impulse response functions) và


6

phân tích phân rã phương sai để phân tích sự tác động của kiều hối tới lạm phát ở
Việt Nam cũng như mức độ phản ứng của lạm phát khi có sự tác động đồng thời
của các cú sốc trong kiều hối, GDP, cung tiền M2 và tỷ giá thực hiệu lực.
1.5.

Cấu trúc luận văn

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, luận văn sẽ được sắp xếp theo cấu trúc sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về kiều hối và những nghiên cứu trước đây
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận



7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ KIỀU HỐI VÀ NHỮNG
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Tổng quan về kiều hối
2.1.1. Kiều hối là gì?
Một cách đơn giản, theo Puri & Ritzema (1999), kiều hối (international
remittances) có thể được định nghĩa là “phần thu nhập của người lao động ở
nước ngoài gửi về nước”. Một cách chi tiết hơn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) định
nghĩa kiều hối của người lao động “là hàng hoá và các công cụ tài chính do
người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất
nước họ” (Addy et al. 2003).
Kiều hối là nguồn tài chính phát sinh từ những công dân của một nước đang ở
ngoài lãnh thổ quốc gia. Theo định nghĩa hẹp, kiều hối là một khoản chuyển đi
nhưng không được nhận lại (“unrequited transfers”) – chủ yếu nói đến tiền gửi
của những người di cư cho gia đình và bạn bè mà không có bất cứ yêu cầu hay
đòi hỏi nào từ người gửi, không giống như những dòng tài chính khác như nợ
hoặc vốn cổ phần (Devesh Kapur, 2003).
Dựa vào IMF’s Balance of Payments Yearbook, kiều hối được tạo nên từ 3 thành
phần sau:
Thu nhập của người lao động ở nước ngoài (compensation of employees): nếu
những người di cư sống ở quốc gia khác dưới một năm thì toàn bộ thu nhập của
họ được gọi là thu nhập của người lao động ở nước ngoài – một bộ phận của yếu
tố thu nhập trong tài khoản vãng lai.


8

Kiều hối của người cư trú (workers’ remittances) là dòng tiền được chuyển về
nước theo phương thức chuyển tiền vãng lai bởi những người dân di cư hoặc đã

định cư đã sinh sống và làm việc ở một quốc gia khác từ một năm trở lên. Kiều
hối của người cư trú được xem là một bộ phận của chuyển giao hiện tại trong tài
khoản vãng lai.
Tài sản thuyên chuyển của người di cư (migrants’ transfer) bao gồm các khoản
tài chính phát sinh từ việc chuyển đổi, thay đổi nơi cư trú từ một nền kinh tế này
sang một nền kinh tế khác, ở một quốc gia khác. Thành phần này của kiều hối
được xem là một bộ phận của tài khoản vốn.
(Nguồn Worker’s remittances, Economic growth and poverty in developing Asia
and the Pacific countries).
2.1.2. Các dòng kiều hối
Hiện nay có nhiều cách phân chia, tùy theo căn cứ khác nhau mà nguồn tiền kiều
hối được phân loại khác nhau. Nếu căn cứ vào phương thức chuyển tiền thì kiều
hối được phân thành hai loại:



Kiều hối chuyển theo kênh chính thức (formal channel): chuyển
tiền qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền, các đại lý được
cấp phép.



Kiều hối chuyển qua kênh phi chính thức (informal channel): sử

dụng công nghệ chi phí thấp, thô sơ, chủ yếu họ dựa trên sự tin tưởng
nhau. Bao gồm gửi kiều hối bằng tiền mặt hoặc thông qua người vận
chuyển (ví dụ như người thân, bạn bè hoặc những người vận chuyển
khác), tiền hoặc hàng hóa được người di cư chuyển về thông qua các đợt
về thăm quê hương, các tổ chức chuyển tiền không có giấy phép sử dụng
mạng lưới



9

truyền thống như Hawala and Hundi (Nam Á), Fei ch’ien (Trung Quốc),
Phoe kuan (Thái Lan), Hui (Việt Nam), Casa de cambio (Nam Mỹ). Bất
chấp sự phát triển của kênh chính thức, một lượng đáng kể kiều hối vẫn
tiếp tục chảy qua kênh phi chính thức, nằm ngoài tầm kiểm soát và các
quy định của Chính phủ (Devesh Kapur, 2003).
Sở dĩ kênh phi chính thức vẫn thu hút nhiều kiều hối vì: không yêu cầu xuất trình
nhiều giấy tờ và các thủ tục hành chính phức tạp, chi phí giao dịch rẻ và thấp hơn
các kênh chính thức, nhanh và đáng tin cậy vì được dựa trên mạng lưới người
thân và bạn bè.
Tiền được chuyển qua kênh phi chính thức có thể đến từ các hoạt động hợp pháp
và bất hợp pháp mà chính phủ không thể kiểm soát được. Vì vậy nguy cơ lạm
dụng kiều hối để rửa tiền và tài trợ các hoạt động bất hợp pháp (ví dụ như khủng
bố) gia tăng. Điều này có thể vi phạm pháp luật về phòng chống rửa tiền và tài
trợ khủng bố ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.1.3. Thực trạng kiều hối Việt Nam
Với xu thế mở cửa hội nhập, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiều
bào về nước đầu tư cũng như việc nhận kiều hối cũng thông thoáng hơn trước
(người nhận kiều hối được nhận trực tiếp bằng ngoại tệ, không bắt buộc phải bán
hoặc gởi tiết kiệm vào ngân hàng,…). Thêm vào đó dịch vụ chuyển tiền kiều hối
khá phát triển về lượng cũng như về chất, mức phí cũng cạnh tranh hơn. Vì thế,
trong những năm gần đây lượng kiều hối đổ về Việt Nam tăng trưởng ổn định và
đạt được những con số kỷ lục.


10


Hình 2.1. Kiều hối Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013 (đơn vị: tỷ USD).

Vietnam
12000.0
10000.0
8000.0
6000.0

Vietnam

4000.0
2000.0

2001

2000

.0

Nguồn: Số liệu kiều hối World Bank.
Giai đoạn từ năm 2000 đến trước quý 4 năm 2008
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong giai đoạn này liên tục tăng với con số
ấn tượng. Do tình hình kinh tế của đất nước và chính trị - xã hội ổn định, vị thế
của đất nước ngày một tăng và đặc biệt là những chính sách của Nhà nước thông
thoáng tạo nhiều cơ hội cho người đầu tư nên thu hút được nhiều nguồn đầu tư,
cũng như kiều hối chuyển về cho thân nhân đầu tư.
Giai đoạn từ đầu quý 4 năm 2008 đến hết năm 2009
Dựa vào hình 3.1 bên dưới ta thấy, trong năm 2008 có 6,805 tỷ USD kiều hối
được chuyển về Việt Nam, tăng mạnh so với các năm trước. Tuy nhiên, bắt đầu
từ tháng 10/2008 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các kênh chính

thức bắt đầu giảm dần. Trong khi theo thông lệ hàng năm, khoảng thời gian từ
đầu tháng 10 năm nay đến tháng 1 năm sau mới chính là “mùa kiều hối”.
Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.


11

Đặc điểm của kiều hối nhìn chung xuất phát từ hai nguồn chính là tiền của người
Việt Nam đi xuất khẩu lao động gởi về cho gia đình và tiền của người Việt Nam
định cư ở nước ngoài gởi về giúp đỡ người thân trong nước. Do tác động của
khủng hoảng kinh tế, lương trả cho công nhân suy giảm đồng thời việc tiếp nhận
lao động mới cũng không còn được như trước.
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2009 là 6,02 tỷ USD, giảm 12% so với
năm 2008. Đây là lần đầu tiên lượng kiều hối của Việt Nam sụt giảm sau 4 năm
tăng liên tiếp. Điều này là hệ quả tất yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
nhiều nước đã bắt đầu sa thải những nhân viên hiện tại và ngưng nhận nhân công
mới. Theo ghi nhận vào cuối tháng 12/2009 của Bộ lao động, thương binh và xã
hội Việt Nam, mới chỉ có 45.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
trong khi chỉ tiêu xuất khẩu lao động năm 2009 là 90.000 lao động. Tuy nhiên,
kiều hối có được do xuất khẩu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng kiều hối
nhận được. Phần lớn kiều hối đến từ nguồn thứ hai, tức là từ những người nhập
cư chuyển về nước, trong đó gần 2/3 lượng kiều hối Việt Nam nhận được là từ
Mỹ. Kinh tế Mỹ đang trải qua giai đoạn khó khăn làm lượng kiều hối mà cộng
đồng người Việt ở Mỹ chuyển về Việt Nam giảm mạnh.
Giai đoạn từ 2010 đến nay
Trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, lượng kiều hối
chuyển về nước đạt mức kỷ lục. Kiều hối năm 2010 là 8,26 tỷ USD tăng 21% so
với năm 2008 – mức cao nhất của giai đoạn trước. Những năm tiếp theo (từ 2011
đến nay), kiều hối liên tục tăng và tăng một cách ổn định.
Nhìn vào hình 3.2 ta thấy năm 2013 thực sự là một năm ấn tượng, lượng kiều hối

chuyển về Việt Nam là 11 tỷ USD, gần tương đương với xuất khẩu xăng dầu 12


12

tỷ USD – một trong những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực năm 2013 trong kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Với con số kiều hối kỷ lục, Việt Nam đã được
World Bank xếp và top mười quốc gia dẫn đầu về thu hút kiều hối năm 2013.
Hình 2.2: Top 10 quốc gia dẫn đầu về thu hút kiều hối năm 2013 (đơn vị: tỷ
USD)

Nguồn: World Bank.

Các nguyên nhân chính dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ của kiều hối vào Việt
Nam trong giai đoạn này là:



tiền gởi

Sự sôi động trên thị trường bất động sản và sự hấp dẫn về lãi suất

đối với đồng USD. Trong năm 2010, khi lãi suất của đồng USD trên thế
giới khá thấp (lãi suất cho vay liên ngân hàng thế giới chỉ dao động quanh
0.23% đến 0.78% năm cho tất cả các kỳ hạn) thì ở Việt Nam các ngân
hàng thương mại áp dụng lãi suất quanh mức 5% cho tiền gởi bằng đồng
USD.


13




Chính sách kiều hối của Việt Nam thông thoáng và cởi mở hơn
như: cho phép gởi và nhận kiều hối bằng đồng USD, chính thức cho phép
kiều bào tham gia mua bất động sản (Nghị định 71).



Các ngân hàng thương mại triển khai nhiều giải pháp thu hút
nguồn ngoại tệ bằng cách đa dạng hóa các kênh chi trả và nâng cao chất
lượng dịch vụ.
Nói tóm lại, trong những năm qua dòng kiều hối đổ vào Việt Nam liên tục gia
tăng. Riêng trong năm 2008 và 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu nên lượng kiều hối có giảm đi nhưng không nhiều. Nó chỉ là một
sự chuyển biến rất nhỏ so với mức giảm của đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu
tư tài sản tại các nước đang phát triển trong cùng giai đoạn. Từ năm 2010 đến
nay, dòng kiều hối tăng liên tục và ổn định. Cùng với Thái Lan và Philippines,
Việt Nam tiếp tục được xem là nước có nguồn kiều hối tăng trưởng mạnh mẽ
trong số các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (EAP
– East Asia Pacific) (Migration and Remittances Team, Development Prospects
Group, World Bank, 11 Apr 2014). Đây là một trong những nguồn thu hút ngoại
tệ hiệu quả, có tiềm năng lớn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất
nước. Vì vậy, việc nghiên cứu các tác động của dòng kiều hối đến nền kinh tế nói
chung và lạm phát nói riêng để đưa ra chính sách nhằm phát huy thế mạnh và
hạn chế những tác động tiêu cực là điều cần thiết. Trong chương tiếp theo, chúng
ta sẽ đi vào phần nghiên cứu thực nghiệm tác động của kiều hối đến lạm phát ở
Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2012.



14

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
2.2.1. Các nghiên cứu về tác động của kiều hối trên thế giới
Bên cạnh những đóng góp tích cực như gia tăng tiết kiệm, tăng nguồn cung ứng
vốn cho các tổ chức tài chính, kiều hối còn có những tác động tiêu cực khác đến
lạm phát, cung tiền và thâm hụt cán cân thương mại. Trong đó, sự tác động của
kiều hối đến lạm phát được nhìn nhận dưới các góc độ sau: sự tăng giá của nội
tệ, sự tăng lên của lượng tiền cung ứng, và tình trạng của cán cân thanh toán.
Sự gia tăng trong kiều hối ở các nền kinh tế mới nổi có tác động đến hiệu ứng
chi tiêu. Khi luồng ngoại tệ chảy vào một nước thì việc chuyển đổi ngoại tệ sang
nội tệ sẽ làm tăng cung tiền. Nếu lượng tiền này không được hấp thu vào khu
vực sản xuất (hoặc đầu tư vốn), mà đi vào chi tiêu tiêu dùng sẽ thúc đẩy gia tăng
lạm phát. Kiều hối làm tăng tài sản thực, kích thích chi tiêu tiêu dùng. Điều này
làm tăng cầu trong ngắn hạn, dẫn đến sự gia tăng trong mức giá.
Adelman và Taylor (1992), Balderas và Nath (2008) chỉ ra rằng thông qua tác
động trực tiếp và gián tiếp lên tổng cầu, kiều hối có thể tác động đến lạm phát.
Kiều hối được sử dụng một phần cho tiêu dùng và một phần được sử dụng vào
đầu tư. Tác động trực tiếp của kiều hối đến tổng cầu là kết quả của việc tăng lên
trong chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình nhận kiều hối. Ngoài ra tổng cầu có
thể tăng lên nếu số lượng kiều hối được sử dụng để đầu tư tăng lên và đó là kết
quả của lạm phát do cầu kéo.
Acosta, Mandelman, và Lartey (2007) phát triển một mô hình cân bằng tổng quát
động ngẫu nhiên (stochastic dynamic general equilibrium model) của cơ sở vi
mô có thể giải thích cho việc mức giá cả tăng khi kiều hối tăng cao. Họ đưa ra cơ


15

chế truyền dẫn như sau: kiều hối làm thu nhập hộ gia đình tăng lên dẫn đến việc

giảm sút nguồn cung lao động. Một sự thu hẹp trong nguồn cung lao động được
kết hợp với mức lương cao hơn sẽ tác động đến giá của sản phẩm thương mại
(tradable output). Điều này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, góp phần vào sự
thu nhỏ thêm của khu vực thương mại. Tất cả những yếu tố trên cộng với việc
nội tệ tăng giá thực (do kiều hối chảy vào nhiều) làm gia tăng nguy cơ lạm phát.
Một số nghiên cứu về tác động của kiều hối tập trung vào tỷ lệ mậu dịch (ToT –
term of trade) cũng cho thấy mối quan hệ giữa kiều hối và lạm phát. Chẳng hạn
như các công trình của Amuedo-Dorantes và Pozo (2004), Bourdet và Falck
(2006) và Lopez, Molina, và Bussolo (2007) cho thấy kiều hối có tác động đến
lạm phát và dẫn đến tỷ giá hối đoái thực tăng (hay còn gọi là "căn bệnh Hà
Lan"). Gần đây nhất, Narayan và Mishra (2011) nghiên cứu tác động trong ngắn
hạn và dài hạn của kiều hối và các biến thể chế (institutional variable) lên lạm
phát trên 54 nước đang phát triển và xác nhận kiều hối có tác động đến lạm phát.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều giả định rằng các nước theo một chế
độ tỷ giá không thay đổi.
Nói tóm lại, trong nền kinh tế mở nhỏ, sự gia tăng kiều hối giống như một sự gia
tăng cố định trong thu nhập của hộ gia đình, tăng kiều hối sẽ gây ra hiệu ứng chi
tiêu (spending effects) trong cả hai khu vực hàng hóa thương mại và hàng hóa
phi thương mại. Hiệu ứng chi tiêu là một phản ứng của sự gia tăng thu nhập có
sẵn do kiều hối tăng dẫn đến cầu trong nền kinh tế tăng, giả sử độ co giãn của
cầu theo thu nhập là dương. Bởi vì cung của hàng hóa phi thương mại bị ràng
buộc bởi các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế nên khi cầu vượt quá cung sẽ
làm tăng giá của hàng hóa phi thương mại trong khi cầu tăng không ảnh hưởng


16

đến giá của hàng hóa thương mại, do giá của hàng hóa thương mại được thiết lập
trên thị trường quốc tế. Điều này dẫn đến tỷ giá thực tăng. Một sự gia tăng trong
kiều hối còn dẫn đến hiệu ứng di chuyển nguồn lực (resource movement effect).

Do giá của hàng hóa khu vực phi thương mại tăng lên nên việc sản xuất sản
phẩm trong khu vực này có nhiều lợi nhuận hơn so với khu vực thương mại. Việc
mở rộng sản xuất trong khu vực phi thương mại làm tăng cầu các yếu tố sản
xuất, do đó giá của các yếu tố sản xuất trong khu vực phi thương mại tăng cao.
Đáp lại sự tăng giá này là sự dịch chuyển nguồn lực từ khu vực hàng hóa thương
mại sang khu vực hàng hóa phi thương mại, tăng tiền lương thực tế và các yếu tố
chi phí khác của khu vực thương mại. Do hiệu ứng chi tiêu và hiệu ứng di
chuyển nguồn lực, dòng kiều hối có thể làm xói mòn khả năng cạnh tranh của
khu vực thương mại, gây ra sự gia tăng trong tỷ giá thực.
Tỷ giá thực hiệu lực (REER) được định nghĩa như là giá cả liên quan giữa hàng
hóa thương mại và hàng hóa phi thương mại được sản xuất trong nền kinh tế nội
địa:
=

Với chỉ số giá của hàng hóa thương mại tính bằng nội tệ và là chỉ số giá hàng
hóa phi thương mại tính bằng nội tệ (Montiel and Hinkle, 1999 và Montiel,
1999).
Mô hình Salter (1959), Swan (1960), Corden (1960) và Dornbusch (1974) đã
đưa ra cách giải thích cho mối quan hệ về mặt lý thuyết giữa luồng vốn vào
(trong trường hợp này là dòng kiều hối), mức giá cả, và tỷ giá thực tại các quốc
gia đang phát triển. Theo đó, dòng kiều hối chảy vào sẽ tác động đến hoạt động


×