Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp hướng đến chất lượng kiểm toán nghiên cứu tại việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.74 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------NGUYỄN VĨNH KHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ
HỒI NGHI NGHỀ NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG KIỂM TỐN: NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT
NAM
Chun ngành: Kế tốn
Mã số : 934.03.01

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh
TS. Nguyễn Đình Hùng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm
luận án cấp trường họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:


PHẦN GIỚI THIỆU


Lý do chọn đề tài
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp (TĐHNNN) là khái niệm quan trọng
trong kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (Hurtt và cộng sự, 2013; Quadacker và
cộng sự, 2014). TĐHNNN có thể khiến KTV có xung đột với khách hàng hoặc
thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (Shaub và Lawrence, 1996). Khái
niệm TĐHNNN trong lĩnh vực kiểm toán còn nhiều tranh luận (Hurtt và cộng
sự, 2013), có rất khái niệm được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu hàn lâm
(Nelson, 2009; Glover và Prawatt, 2014). Tuy nhiên, điểm chung giữa các khái
niệm còn tranh cãi đều đồng ý TĐHNNN là thái độ nghi vấn. Điều này, phù
hợp với định nghĩa được đưa ra trong CMKT quốc tế và Việt Nam.
Tác giả nhìn nhận tính cấp thiết của đề tài dưới cả hai khía cạnh thực
tiễn và lý thuyết. Theo khía cạnh thực tiễn, báo cáo của PCAOB (2008, 2012,
2014) kết luận rằng các cuộc kiện tụng kiểm toán vừa qua, đặc biệt trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008-2012 thì thể hiện mức độ hoài nghi
nghề nghiệp chưa phù hợp chiếm 40% nguyên nhân xảy ra kết quả trên. Do
đó, IAASB (2012) yêu cầu KTV cần minh chứng TĐHNNN rõ ràng hơn trong
suốt cuộc kiểm toán thông qua hồ sơ kiểm toán. Gần đây, Ủy ban chuẩn mực
kiểm toán quốc tế (IAASB, 2016) có văn bản kêu gọi lời góp ý với tiêu đề
“Nâng cao chất lượng kiểm toán vì lợi ích công chúng: Tập trung vào
TĐHNNN, kiểm soát chất lượng và nhóm kiểm toán”. Trong đó, TĐHNNN
được xem là nhân tố cốt lõi nhằm gia tăng chất lượng kiểm toán và giữ vững vị
thế ngành nghề sau các cuộc kiện tụng. Do đó, TĐHNNN là thái độ cần thiết
cho mọi cuộc kiểm toán dưới góc nhìn từ các hội nghề nghiệp trên thế giới và
tổ chức ban hành chuẩn mực.
Dưới khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu về TĐHNNN của KTV trong lĩnh
vực kiểm toán được quan tâm hàng đầu khi BCTC có nguy cơ về gian lận
(Bell và cộng sự, 2005). TĐHNNN có ảnh hưởng tiềm tàng dưới nhiều góc độ
đến BCTC và thách thức trong việc đối phó với rủi ro gian lận đối với KTV
trong suốt cuộc kiểm toán. Các tổng quan nghiên cứu trước đây cho rằng KTV
với thái độ tin tưởng vào CSDL sẽ ít bị hoài nghi nghề nghiệp hơn và ít có khả

năng tìm thấy các BCKT cho thấy gian lận (Harding và cộng sự, 2016). Theo
nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009), Knechel và cộng sự (2013),
1


TĐHNNN làm gia tăng chất lượng kiểm toán. Vì TĐHNNN ảnh hưởng đến
việc ra quyết định của trợ lý KTV, KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán dẫn đến
TĐHNNN có thể tác động chất lượng dịch vụ cung cấp.
Nghiên cứu về bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN tại
Việt Nam gần như chưa được đề cập trong các nghiên cứu trong nước. Để đáp
ứng yêu cầu về nhận thức TĐHNNN, trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu
trong các nghiên cứu trước, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và
thực trạng TĐHNNN, CLKT của DNKT Việt Nam. Tác giả lựa chọn nghiên
cứu với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN hướng đến CLKT:
Nghiên cứu tại Việt Nam” có tính cấp thiết cả phương diện lý luận và thực
tiễn nhằm đưa ra các gợi ý về mặt chính sách nhằm giúp các nhà quản lý của
doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam, để nâng cao CLKT tại Việt Nam..
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung của luận án là khám phá nhân tố ảnh hưởng TĐHNNN
và đo lường tác động của các nhân tố đến TĐHNNN nhằm nâng cao chất
lượng kiểm toán trong bối cảnh xã hội Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm:
Q1: Các nhân tố nào tác động đến TĐHNNN của KTV trong DNKT
Việt Nam?
Q2: Mức độ tác động của các nhân tố như thế nào đến TĐHNNN của
các KTV trong DNKT Việt Nam như thế nào?
Q3: Mức độ tác động của TĐHNNN đến CLKT trong DNKT Việt Nam
như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong Luận án này là các nhân tố ảnh hưởng
TĐHNNN hướng đến CLKT trong bối cảnh xã hội Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại các doanh nghiệp kiểm toán
đang hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam và không bao gồm
Big Four (KPMG, EY, PwC, Deloitte). Phạm vi nghiên cứu không đề cập đến
Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội bộ.
2


Phương pháp nghiên cứu
PPNC sử dụng là phương pháp hỗn hợp khám phá. Nghĩa là dựa vào
việc tổng kết các nghiên cứu trước đây, tổng kết lý thuyết nền nhằm giải thích
mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu. Từ đó, xác định khoảng trống về
lý thuyết cần thực hiện trong nghiên cứu này. Tiếp đến, nghiên cứu kết hợp
với số liệu khảo sát để xem xét sự phù hợp với mô hình lý thuyết đã xây dựng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
- Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở lý thuyết, luận án đã hiệu chỉnh thang đo dựa trên các thang đo
kế thừa từ các nghiên cứu về chủ đề này, cho các thành phần của mô hình lý
thuyết và kiểm định mô hình đo lường phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Kết quả
luận án sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng thang đo để phục
vụ cho công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt, là nghiên cứu tương lai về chủ đề
hành vi của KTV.
- Ý nghĩa thực tiễn
Thông quan kiểm định mối quan hệ của của các biến nghiên cứu trong
mô hình lý thuyết kết luận các nhân tố tiên quyết tác động đến TĐHNNN. Góp
phần duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp nhằm gia tăng chất lượng kiểm
toán. Từ đó, doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có các biện pháp thích hợp từ
các chính sách tuyển dụng, đánh giá công việc của KTV và cũng nhìn thấy

được những tác động ngược chiều, để có cách khắc phục kịp thời nhằm duy trì
TĐHNNN trong suốt cuộc kiểm toán.
Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Giới thiệu, Luận án được chia thành 5 chương được trình
bày theo thứ tự với các nội dung chính như sau:
Chương 1 - Tổng quan các nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu.
Chương 5 - Kết luận và hàm ý nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Luận án
Dựa trên chủ đề nghiên cứu của các công trình công bố được khảo sát,
tác giả phân loại các nghiên cứu trước đây xoay quanh chủ đề về thái độ hoài
nghi nghề nghiệp thành ba hướng nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu tập trung vào mục tiêu làm rõ khái niệm
TĐHNNN của KTV dựa trên các lý thuyết tâm lý học. Khái niệm về
TĐHNNN có thể được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu hoặc thực tế. Tuy
nhiên, cả hai góc độ này ít biến động, nên các nghiên cứu thuộc chủ đề này tập
trung phân tích các thành phần cấu thành của TĐHNNN và so sánh các thành
phần này dưới các góc nhìn khác nhau nhằm xây dựng thang đo. Nghiên cứu
mang tính khái quát được đăng tải trên tạp chí hàng đầu trong lĩnh vực kiểm
toán về cấu trúc của TĐHNNN bao gồm: Robinson và cộng sự (2018);
Quadackers và cộng sự (2014); Hurtt (2010).
Thứ hai, các nghiên cứu tập trung vào xác định các nhân tố ảnh hưởng

đến TĐHNNN. Đây là chủ đề nghiên cứu được quan tâm nhiều nhất vì
TĐHNNN được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc của
KTV, CLKT (Hurtt và cộng sự, 2013; Nelson, 2009). Các nghiên cứu thuộc
chủ đề này có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN theo các mô
hình gom nhóm các yếu tố. Hai mô hình tổng hợp có hệ thống các nghiên cứu
về vấn đề này trên tạp chí dẫn đầu trong lĩnh vực kiểm toán Auditing: A
Journal of Practice & Theory bao gồm Hurtt và cộng sự (2013); Nelson
(2009).
Thứ ba, các nghiên cứu tập trung vào xem xét ảnh hưởng của TĐHNNN
đến CLKT hoặc khái niệm khác trong cuộc kiểm toán, như hành vi của KTV.
Đây là chủ đề được xem xét riêng lẻ về TĐHNNN của KTV ảnh hưởng đến
CLKT. Một số nghiên cứu của hướng nghiên cứu này như: Bowlin và cộng sự
(2015); Chen và cộng sự (2009).
Phạm vi nghiên cứu đã đề cập, tác giả tập trung trình bày tổng quan về
các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN của KTV, và tác động của TĐHNNN
đến CLKT dựa trên các nghiên cứu trước đây.
1.2. Các quan điểm về thái độ hoài nghi nghề nghiệp
4


TĐHHNN là khái niệm chưa thống nhất và rất khó đo lường, tùy thuộc
vào quan điểm tiếp cận, có những khái niệm khác nhau về TĐHNNN.
1.3. Các nhân tố tác động đến TĐHNNN
Các về chủ đề này khá rời rạc, và không mang tính hệ thống (Nelson,
2009). Vì vậy, tác giả kế thừa hai nghiên cứu dạng tổng hợp về chủ đề các
nhân tố tác động đến TĐHNNN của KTV trước đây. Thứ nhất, là mô hình của
Nelson (2009) phân nhóm nhân tố theo đặc điểm, kiến thức và động cơ. Mô
hình tiếp theo của Hurtt và cộng sự (2013) đã dựa trên Nelson (2009) và mở
rộng hơn với bốn nhóm nhân tố là đặc điểm KTV, đặc điểm BCKT, đặc điểm
khách hàng, và ảnh hưởng yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, tác giả sẽ trình bày

sơ lược về hai nghiên cứu tổng hợp của Nelson (2009) và Hurtt và cộng sự
(2013). Tiếp đến, tác giả, kế thừa và phân loại lại các nhân tố ảnh hưởng đến
TĐHNNN theo các chủ thế ảnh hưởng trực tiếp đến TĐHNNN của KTV bao
gồm đặc tính KTV, doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng và yếu tố bên ngoài.
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.3.1.1. Nhân tố KTV
Dòng nghiên cứu này khảo sát vai trò của năng lực KTV, đạo đức nghề
nghiệp ảnh hưởng đến mức độ TĐHNNN do KTV thực hiện.
1.3.1.2. Nhân tố DNKT
Các bài báo về ảnh hưởng của nhóm nhân tố DNKT đến TĐHNNN theo
lược khảo có khá ít. Nhân tố chủ yếu là ảnh hưởng từ cấp trên đến mức độ hoài
nghi nghề nghiệp do KTV thực hiện.
Nhìn chung, các công bố làm sáng tỏ tầm quan trọng của quan điểm của
cấp trên đến TĐHNNN của KTV. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng
đối với thực tiễn kiểm toán. Điều này có nghĩa là các DNKT có thể khuyến
khích và thúc đẩy KTV thể hiện tư duy hoài nghi có thể chuyển thành
TĐHNNN phù hợp cho cấp dưới và nhóm kiểm toán, và ngược lại. Trong
trường hợp này, quan điểm cấp trên, trách nhiệm giải trình được xem là gây ức
chế khả năng hoài nghi, chứ không phải là thể hiện mức độ TĐHNNN.
1.3.1.3. Nhân tố khách hàng
Khách hàng là đối tượng tác động trực tiếp đến KTV trong quá trình
thực hiện cuộc kiểm toán. Các công bố trước đây tập trung ảnh hưởng của mối
quan hệ giữa KTV và khách hàng (áp lực từ khách hàng, thiện cảm về khách
hàng) ảnh hưởng đến TĐHNNN của KTV.
5


1.3.1.4. Nhân tố bên ngoài
Yêu cầu từ cơ quan quản lý và KSCL là cơ chế có ý nghĩa nhằm KSCL
kiểm toán và tăng sự tín nhiệm của công chúng vào giá trị và độ tin cậy của

dịch vụ kiểm toán. Tuy nhiên, gần như rất ít nghiên cứu thực nghiệm trực tiếp
kiểm tra các mối liên hệ giữa KSCL và TĐHNNN của KTV.
1.3.2. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu tại Việt Nam chưa nghiên cứu bản chất khái niệm và tìm
hiểu toàn diện về vấn đề này. Tuy nhiên, một số các bài viết tiêu biểu nêu rõ
về sự quan trọng của việc duy trì TĐHNNN trong suốt cuộc kiểm toán.
1.4. Ảnh hưởng của TĐHNNN đến CLKT
1.4.1. Nghiên cứu nước ngoài
Tác động của TĐHNNN đến CLKT được các hội nghề nghiệp trên thế
giới và các nhà nghiên cứu quan tâm. CMKT và nghiên cứu hàn lâm đều cho
rằng TĐHNNN tác động thuận chiều đến CLKT. Tuy nhiên, hiện nay có ít
nghiên cứu thực nghiệm vấn đề này trên thế giới.
1.4.2. Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Luận án Phan Văn Dũng (2015), Bùi Thị Thủy (2013)
tập hợp các nhân tố tác động đến CLKT trong bối cảnh tại Việt Nam. Trong
đó, đánh giá phương pháp luận của KTV có ảnh hưởng đến CLKT. TĐHNNN
được xem là thành phần trong phương pháp luận của KTV. Vì vậy, chưa có
nghiên cứu về ảnh hưởng của TĐHNNN đến CLKT một cách riêng biệt.
1.5. Kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước và khe hổng nghiên cứu
1.5.1. Kết quả từ các nghiên cứu trước
1.5.1.1. Nghiên cứu nhân tố tác động đến TĐHNNN
Nhìn chung, các kết quả của tác giả nước ngoài về các nhân tố tác động
đến TĐHNNN theo chủ thể bao gồm: nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm
nhân tố thuộc về DNKT, nhóm nhân tố khách hàng, nhóm nhân tố bên ngoài.
Tại Việt Nam, các công bố trong nước chưa tập trung vào chủ đề
TĐHNNN, rất ít nghiên cứu về TĐHNNN. Tuy nhiên, các nghiên cứu đồng ý
với tầm quan trọng của TĐHNNN trong việc phát hiện gian lận, dẫn đến gia
tăng CLKT. Chỉ có một công bố về vấn đề này nhưng chưa toàn diện, chưa đi
vào bản chất TĐHNNN chỉ là thang đo đơn hướng và các nhân tố tác động
chưa đầy đủ.

1.5.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của TĐHNNN đến CLKT
6


Cả phía hội nghề nghiệp và các nhà nghiên cứu đều cho rằng TĐHNNN
có ảnh hưởng thuận chiều đến CLKT (Knechel và cộng sự, 2013). Theo khuôn
mẫu CLKT nhìn nhận CLKT gồm ba quá trình bao gồm: đầu vào, quá trình,
đầu ra (IASSB, 2015).
1.5.2. Khe hổng nghiên cứu
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu khám phá toàn diện về các nhân tố ảnh
hưởng đến TĐHNNN trong bối cảnh hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu định lượng đo lường mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố TĐHNNN dựa trên nghiên cứu định tính các nhân tố ảnh
hưởng đến TĐHNNN trong bối cảnh xã hội Việt Nam.
Thứ ba, chưa có nghiên cứu trong nước trực tiếp về ảnh hưởng của
TĐHNNN đến CLKT trong bối cảnh Việt Nam.
Kết luận Chương 1

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan các khái niệm
2.1.1. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
Theo CMKT quốc tế số 200 và CMKT Việt Nam số 200 đưa ra định
nghĩa về TĐHNNN: “Là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với những tình
huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận, và
đánh giá cẩn trọng đối với các BCKT”.
Trên góc nhìn trung lập, Hurtt (2010) đưa ra định nghĩa TĐHNNN là
đặc trưng cá nhân được đo lường đa chiều. TĐHNNN là một đặc trưng cá
nhân, vì vậy, TĐHNNN có thể vừa là đặc tính (tương đối ổn định, các thuộc
tính cố hữu của một cá nhân) và cũng là một trạng thái (tình trạng tạm thời do

các biến cố tạo ra).
2.1.2. Chất lượng kiểm toán
CLKT là cuộc kiểm toán cung cấp mức bảo đảm cao mà ở đó KTV đã
có đủ BCKT thích hợp, đầy đủ để chứng minh rằng BCTC được trình bày
trung thực và hợp lý.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN
2.1.3.1. Năng lực KTV
7


Năng lực KTV bao gồm các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, chuyên sâu hóa nhằm giúp KTV thực hiện được chuỗi xét đoán làm
cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.
2.1.3.2. Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức có thể được mô tả như là một hệ thống các nguyên tắc chi phối
hành vi và hành vi của con người. Đạo đức có cấu trúc các giá trị để cung cấp
hướng dẫn khi xem xét đúng so với sai. Bản sắc chuyên nghiệp liên quan đến
sức mạnh của nhận dạng cá nhân với hoặc có liên quan trong một nghề nghiệp.
KTV có cam kết nghề nghiệp có liên quan tích cực với thái độ tuân thủ quy
tắc, trong đó bao gồm tuân thủ các thông lệ, chuẩn mực và quy tắc đạo đức
nghề nghiệp.
2.1.3.3. Động lực cá nhân
Động lực được mô tả là các quá trình tâm lý tạo ra sự khởi đầu, định
hướng, cường độ và sự kiên trì của hành vi (Klein, 1989). Động lực cải thiện
khi nhân viên làm việc với mục tiêu rõ ràng (Locke, 1997).
2.1.3.4. Ảnh hưởng cấp trên
Nghiên cứu về ảnh hưởng cấp trên được thực hiện thông qua hướng dẫn
của công ty kiểm toán, ảnh hưởng cấp trên và chủ phần hùn đối với quá trình
ra quyết định kiểm toán. Peecher (1996) là một trong những người đầu tiên
kiểm tra xem sự ưu tiên của một bên thứ ba ảnh hưởng đến việc ra quyết định

của KTV.
2.1.3.5. Áp lực thời gian
Áp lực thời gian được xem là yếu tố gây căng thẳng mà cá nhân cảm
thấy hàng ngày. Một trong những điều thường nhật mà KTV phải đối mặt là áp
lực thời gian.
2.1.3.6. Mối quan hệ với khách hàng
Tầm quan trọng của khách hàng được xem xét dưới nhiều góc độ, bao
gồm giá phí, các rủi ro liên quan đến danh tiếng đi kèm với quy mô khách
hàng và tầm nhìn về khách hàng. Khi tầm quan trọng khách hàng cao hơn có
thể dẫn đến việc phát triển các định hướng của KTV nhằm giữ chân khách
hàng hiện tại.
2.1.3.7. Trách nhiệm pháp lý và KSCL
Các cơ quan quản lý ảnh hưởng đến tư duy KTV bằng cách nhấn mạnh
các khía cạnh của cuộc kiểm toán cần cải thiện, cân nhắc và đưa ra xét đoán
8


phù hợp hoặc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán. Trong quá trình KSCL, cơ
quan quản lý cung cấp phản hồi cho các KTV và DNKT. Báo cáo từ cơ quan
quản lý sẽ giúp thay đổi hành vi bằng cách truyền đạt thông tin về kỳ vọng
(Ilgen và cộng sự, 1979).
2.2. Tổng quan các lý thuyết nền được sử dụng
2.2.1. Lý thuyết HVDĐ
2.2.2. Lý thuyết Bản sắc xã hội
2.2.3. Lý thuyết hỗ trợ từ tổ chức
2.2.4. Lý thuyết phát triển nhận thức đạo đức
2.2.5. Lý thuyết vai trò
2.3. Mô hình nghiên cứu ban đầu
Hình 2.1: Mô hình lý thuyết ban đầu về các nhân tố tác động đến
TĐHNNN hướng đến CLKT


Kết luận Chương 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này áp dụng thiết kế khám phá và xác nhận để tiến hành trả
lời câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp hỗn hợp sử dụng phương pháp định tính
và định lượng với thu thập dữ liệu ở Việt Nam.
3.2. Quy trình nghiên cứu
9


Tác giả tiếp tục sử dụng PPNC phù hợp nhằm khám phá và kiểm định
các giả thuyết. Quy trình được tiến hành theo trình tự như sau:
Nghiên cứu lý thuyết xây dựng thang đo phù hợp và khám phá nhân tố
mới -PPNC định tính.
Nghiên cứu định lượng sơ bộ-PPNC định lượng.
Nghiên cứu định lượng chính thức-PPNC định lượng.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. PPNC định tính
Mục tiêu
Thảo luận tay đôi với ba nhóm chuyên gia am hiểu trong ngành kiểm
toán được tiến hành nhằm: (i) khám phá nhân tố mới có ảnh hưởng đến
TĐHNNN của KTV; (ii) điều chỉnh các BQS dùng để đo lường các biến
nghiên cứu (tất cả các khái niệm thuộc biến độc lập, biến phụ thuộc).
Đối tượng và cách tổ chức
Đối tượng: Giám đốc tại các DNKT trong nước tại Việt Nam, hiệp
hội nghề nghiệp, và nhà khoa học trong lĩnh vực kiểm toán.
- Địa điểm: Văn phòng làm việc của chuyên gia.
3.3.2. PPNC định lượng sơ bộ
Đối tượng là các KTV hành nghề vì họ là những người trực tiếp tham

gia cuộc kiểm toán và vận dụng TĐHNNN thực tế.
PPNC định lượng sơ bộ là điều tra sơ bộ đối tượng nghiên cứu nhằm
kiểm tra độ tin cậy thang đo đã thiết kế và điều chỉnh cho phù hợp tại Việt
Nam. Cỡ mẫu cho bước này là n = 100 và được chọn theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện đối với các DNKT có trụ sở tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.
3.3.3. PPNC định lượng chính thức
Mục đích của PPNC định lượng chính thức là kiểm định mô hình đường
dẫn về các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN hướng đến CLKT đã được hiệu
chỉnh chỉnh để phù hợp hoàn cảnh xã hội đặc thù về lĩnh vực kiểm toán ở Việt
Nam. Vì thế, Luận án ứng dụng đánh giá mô hình đo lường để kiểm định các
giả thuyết biểu diễn sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s alpha và
phân tích nhân tố khám phá.
3.4. Đo lường khái niệm ban đầu
Năng lực KTV
ĐĐNN
10


Ảnh hưởng từ cấp trên
Mối quan hệ với khách hàng
Trách nhiệm pháp lý và KSCL
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
Chất lượng kiểm toán
Kết luận Chương 3
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh hoạt động kiểm toán tại Việt Nam
Nhìn chung, DNKT đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm hành nghề cho nhân viên thực hiện kiểm toán, nhiều KTV
đạt sự cộng nhật của quốc tế. Tuy nhiên, nhiều KTV vẫn chưa đáp ứng được

yêu cầu với cơ chế chính sách mới thay đổi. Với đặc thù được quản lý bởi cơ
quan nhà nước thì sự phối hợp giữa Bộ Tài chính, VACPA và DNKT sẽ giúp
nâng tầm KTV, đáp ứng yêu cầu ngành nghề.
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
4.2.1. Sự phù hợp của thang đo ban đầu
Nghiên cứu định tính được cụ thể với phỏng vấn 8 chuyên gia. Tác giả
phỏng vấn các chuyên gia bằng cách gặp trực tiếp. Các chuyên gia bao gồm
Giám đốc DNKT, Cơ quan quản lý và hội nghề nghiệp và các giảng viên, nhà
khoa học am hiểu về lĩnh vực kiểm toán.
Với nhóm chuyên gia là các Giám đốc các DNKT, tác giả thu thập 6
nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN, các hiệu chỉnh thang đo.
Với nhóm chuyên gia thứ hai là các Chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý
Nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp. Tác giả thu thập 5 nhân tố ảnh hưởng đến
TĐHNNN, các hiệu chỉnh thang đo và khẳng định mối quan hệ giữa
TĐHNNN có tác động thuận chiều đến CLKT. Tuy nhiên, không phát hiện
thêm nhân tố mới so với nhóm Giám đốc DNKT.
Với nhóm chuyên gia thứ ba là các Chuyên gia thuộc các giảng viên,
nhà khoa học từ các trường Đại học có am hiểu sâu trong lĩnh vực kiểm toán.
Tác giả thu thập được 6 nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN, các hiệu chỉnh
thang đo. Tuy nhiên, cũng không phát hiện thêm nhân tố mới.
4.2.2. Nhân tố khám phá
11


Thông qua trao đổi với chuyên gia, tác giả khám phá thêm hai nhân tố
bao gồm động lực cá nhân thuộc nhóm nhân tố KTV và áp lực thời gian thuộc
nhóm nhân tố DNKT. Vì vậy, tác giả trình bày các khái niệm, các BQS đo
lường hai khái niệm. Cả hai thang đo động lực cá nhân và áp lực thời gian đều
là thang đo kết quả và đơn hướng.
4.2.3. Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh

Thông qua kết quả định tính, tác giả xác lập MHNC chính thức như sau:
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu chính thức

4.3. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu định lượng với bảng khảo sát sơ bộ
Thông qua khảo sát sơ bộ, nghiên cứu chính thức sẽ kiểm định MHNC
lý thuyết của 9 khái niệm với 41 BQS.
Bảng 4.11: Thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức
Số lượng
Sau nghiên cứu
Khái niệm
Kí hiệu
BQS
sơ bộ
Năng lực KTV
NL2 –
4
Loại bỏ thang đo
NL5
NL1
Đạo đức nghề nghiệp
DD1 –
4
Loại bỏ thang đo
DD5
DD2
Động lực cá nhân
DL1 –
4
Giữ nguyên
DL4

Ảnh hưởng từ cấp trên
CT1 – CT3
3
Giữ nguyên
Áp lực thời gian
AL1 –
3
Giữ nguyên
AL3
12


Mối quan hệ với khách hàng
Trách nhiệm pháp lý và kiểm
soát chất lượng
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
Chất lượng kiểm toán

KH1 –
KH4
KS1 – KS4

4

Giữ nguyên

3

HN11 –
HN34

CL1 – CL4

12

Loại bỏ thang đo
KS2
Giữ nguyên

4

Giữ nguyên

4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng với bảng khảo sát chính thức
Sau khi thông qua định lượng sơ bộ thu được kết quả các thang đo sau
khi điều chỉnh đạt yêu cầu. Bảng câu hỏi chính thức được sử dụng cho nghiên
cứu chính thức. Nghiên cứu cứu với đơn vị phân tích là KTV, hiện đang công
tác tại các DNKT Việt Nam.
4.4.1. Tính đại diện của mẫu nghiên cứu
Theo Hair và cộng sự (2016) khi sử dụng PLS_SEM thì kích thước mẫu
cần gấp 10 lần số biến quan sát lớn nhất của khái niệm có thang đo nguyên
nhân hoặc gấp 10 lần số đường dẫn trong mô hình cấu trúc. Bởi vì trong mô
hình bao gồm các thang đo kết quả vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là gấp 10
lần số đường dẫn. Cụ thể là có 8 đường dẫn vậy kích thước mẫu tối thiểu là 80.
Vì vậy, với số lượng mẫu áp dụng trong PPNC định lượng chính thức là
206, đủ tính đại diện theo các phân tích trên.
4.4.2. Thống kê mô tả
Chức vụ, Kinh nghiệm làm việc, Giới tính của người được khảo sát.
4.4.3. Kết quả mô hình đo lường
Sau 2 lần thực hiện phân tích mô hình đo lường, các kết quả kiểm tra
tính nhất quán nội bộ và giá trị hội tụ của các khái niệm trong mô hình đo

lường điều chỉnh được trình bày trong bảng bên dưới.
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra mô hình đo lường điều chỉnh
Tính nhất quán nội
bộ
Độ tin
Cronbach’s
cậy tổng
Alpha
hợp
0.689
0.717

Giá trị hội tụ
Biến
tiềm ẩn

NL

BQS

NL2

Hệ số
tin cậy
BQS
0.783

AVE
0.516
13


Giá trị
phân
biệt



DD

DL

CT

AL

KH

KS

HN1

HN2

HN3

NL3
NL4
NL5
DD1
DD3

DD4
DD5
DL1
DL2
DL3
DL4
CT1
CT2
CT3
AL1
AL2
AL3
KH1
KH3
KH4
KS1
KS3
KS4
HN11
HN12
HN13
HN21
HN22
HN23
HN24
HN25
HN31
HN32

0.665

0.627
0.783
0.829
0.686
0.675
0.756
0.764
0.745
0.725
0.780
0.852
0.693
0.735
0.620
0.705
0.900
0.797
0.804
0.682
0.826
0.739
0.756
0.777
0.788
0.766
0.707
0.695
0.732
0.744
0.752

0.727
0.645

0.546

0.730

0.762



0.568

0.747

0.750



0.582

0.652

0.707




0.564


0.636

0.796


0.583

0.650

0.674


0.600

0.674

0.699

0.604

0.672

0.672



0.528

0.776


0.777



0.518

0.689

0.698



14


CL

HN33
HN34
CL1
CL2
CL3
CL4

0.724
0.776
0.633
0.799
0.709
0.724


0.517

0.693

0.711



4.4.4. Kết quả mô hình cấu trúc
Tiếp đến, nghiên cứu cần đánh giá về các mức ý nghĩa thống kê của các
mối quan hệ giữa các khái niệm nhằm làm làm căn cứ để chấp nhận hay bác
bỏ giả thuyết. Bước này được thực hiện qua việc tính toán các ước lượng và
chạy boostrap 500 lần để xác định mức ý nghĩa thống kê.
Hình 4.2: Kết quả ước lượng mô hình đường dẫn

4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả kiểm định giả thuyết từ mô hình cấu trúc cho thấy năng lực
KTV, đạo đức nghề nghiệp, động lực cá nhân và ảnh hưởng từ cấp trên có tác
động thuận chiều đến TĐHNNN theo mức độ tác động lần lượt là (0.186;
15


0.233; 0.254; 0.265). Các mức nghĩa thống kê ở mức 0.1%. Các biến áp lực
thời gian, mối quan hệ với khách hàng, trách nhiệm pháp lý và KSCL có chiều
tác động trùng với dấu kỳ vọng nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.3: Kết quả các giả thuyết nghiên cứu chính thức
Giả
thuyết


Giả thuyết nghiên cứu

Kết quả

H1.1

Năng lực KTV có tác động thuận chiều đến
TĐHNNN.

Chấp
nhận

H1.2

ĐĐNN có tác động thuận chiều đến TĐHNNN.

Chấp
nhận

H1.6

Động lực cá nhân có tác động thuận chiều đến
TĐHNNN.

Chấp
nhận

H1.3

Ảnh hưởng cấp trên có tác động thuận chiều đến

TĐHNNN.

Chấp
nhận

H1.7

Áp lực thời gian có tác động nghịch chiều đến
TĐHNNN.

Bác bỏ

H1.4

Mối quan hệ với khách hàng có tác động nghịch chiều
đến TĐHNNN.

H1.5

Trách nhiệm pháp lý và KSCL có tác động thuận
chiều đến TĐHNNN.

H2.1

TĐHNNN có tác động thuận chiều đến CLKT.
Kết luận Chương 4
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU

5.1. Kết luận


16

Bác bỏ

Bác bỏ

Chấp
nhận


Kết quả chính của Luận án cho thấy các giả thuyết nghiên cứu sau được chấp
nhận:
 Năng lực KTV tác động thuận chiều đến TĐHNNN của KTV;


ĐĐNN tác động thuận chiều đến TĐHNNN của KTV;



Động lực cá nhân tác động thuận chiều đến TĐHNNN của KTV;



Ảnh hưởng cấp trên tác động thuận chiều đến TĐHNNN của KTV;



TĐHNNN tác động thuận chiều đến CLKT.


5.2. Hàm ý quản trị
Đối với DNKT, KTV
 Thứ nhất, Các DNKT cần thực hiện việc ký hợp đồng lao động theo
quy định để tránh trường hợp gian lận trong đăng ký hành nghề, đồng
thời thực hiện đúng chế độ cho người lao động nhằm giúp KTV gắn
bó lâu dài với công ty.
 Thứ hai, Năng lực KTV cần duy trì và cập nhật thông qua các khóa
đào tạo nội bộ của công ty. Bên cạnh đó, kỹ năng mềm cũng rất cần
thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, kỹ thuật đàm phán rất cần thiết
đối với KTV. Vì nếu KTV có thể thuyết phục khách hàng thay đổi
thông tin BCTC với sự hợp tác và tiếp tục hợp đồng dịch vụ, thay vì
để khách hàng thừa nhận sai sót dẫn đến bế tắc và mất khách hàng. Do
đó, với kỹ thuật đàm phán tốt sẽ giúp KTV duy trì TĐHNNN.
 Thứ ba, Các nghiên cứu cho thấy bằng cách yêu cầu KTV mức độ hoài
nghi liên tục có thể không dẫn đến cơ hội cao trong việc phát hiện gian
lận. Vì vậy, TĐHNNN ngoài việc được nhấn mạnh đến trong CMKT
thì có thể dưới hình thức khác như tư duy phản biện. Tư duy phản biện
là yếu tố quan trọng đối với hoạt động riêng lẻ để phân tích và đánh
giá thực chất của một vấn đề đang được xem xét để hiểu nội dung từ
một quy trình đánh giá nghiêm ngặt (Natale và Ricci, 2006).
17


 Thứ tư, Đánh giá kết quả công việc có tính chất quyết định đến thăng
tiến của KTV. Chính vì vậy, việc thiết kế và cách đánh giá hiệu quả
công việc rất quan trọng trong việc thúc đẩy, duy trì TĐHNNN của
KTV.
 Thứ năm, Công việc đánh giá, rà soát được thực hiện xuyên suốt quá
trình thực hiện kiểm toán nhằm duy trì TĐHNNN (Rich và cộng sự,
1997). Do đó, các DNKT có thể áp dụng chính sách luân chuyển

người rà soát các nhóm kiểm toán thường xuyên nhằm duy trì
TĐHNNN.
 Thứ sáu, Các công cụ hỗ trợ việc ra quyết định của KTV thông qua các
chương trình phần mềm kiểm toán, các công cụ phân tích tùy thuộc
lĩnh vực kinh doanh của khách hàng sẽ giúp duy trì TĐHNNN phù
hợp. Điều này nhằm giảm thiểu các sự ưu tiên khi thực hiện kiểm toán
và bỏ sót các rủi ro tiềm ẩn
 Thứ bảy, Động cơ cá nhân ảnh hưởng đến TĐHNNN thông qua việc
suy giảm nỗ lực tìm kiếm bằng chứng phù hợp. Do đó, việc thiết lập
động cơ cá nhân phù hợp sẽ giúp KTV gia tăng nỗ lực kiểm toán dẫn
đến giảm thiểu các rủi ro kiểm toán. Vì vậy, DNKT cần nhấn mạnh
tầm quan trọng ở mức độ hợp lý nhằm tránh việc thực hiện kiểm toán
quá mức hoặc dưới mức yêu cầu.
 Thứ tám, Các hiệp hội nghề nghiệp và công chúng mong đợi rằng các
KTV tuân thủ các nguyên tắc của chuẩn mực ĐĐNN vì niềm tin nghề
nghiệp hơn là trách nhiệm pháp lý. Ngoài việc cung cấp các hướng
dẫn cho việc ra quyết định đạo đức, các quy tắc ĐĐNN của DNKT
còn có thể cung cấp một loạt các câu hỏi mà các KTV có thể tự hỏi
để xác định xem các quyết định mà họ có tuân thủ các nguyên tắc.

18


5.3. Hàm ý quản trị
Đối với cơ quan quản lý, hiệp hội nghề nghiệp
Cơ quan quản lý cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động
kiểm toán độc lập và thực hiện KSCL từ bên ngoài đối với các DNKT Việt
Nam nhằm duy trì CLKT.
Với tình hình mới, VACPA cần tiếp tục đổi mức nội dung, hình thức
và nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, các khóa cập nhật kiến thức về bản

chất TĐHNNN nhằm hiểu rõ hơn về yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến
CLKT.
5.4. Hạn chế nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tương lai
Hạn chế xuất phát từ cách đo lường khái niệm nghiên cứu, có hai quan
điểm về TĐHNNN và mức độ hoài nghi phù hợp. Do đó, nếu sử dụng các cách
đo lường khác có thể tạo sự so sánh về việc đánh giá mức độ TĐHNNN và so
sánh giữa các cách đo lường này.
Hạn chế từ các mối quan hệ giữa các biến trong MHNC, các khái niệm
nghiên cứu trong MHNC có thể có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, với mục
tiêu nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN nhằm nâng cao
CLKT thì chưa xem xét đến các mối quan hệ này. Vì vậy nghiên cứu trong
tương lai có thể xem xét các mối quan hệ này.
Kết luận Chương 4
KẾT LUẬN
Sự quan tâm đối với TĐHNNN và CLKT luôn là ưu tiên nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu và hội nghề nghiệp trên thế giới. Với nhiều quan điểm tiếp
cận khác nhau về TĐHNNN và CLKT nhưng tất cả quan điểm đều chung nhận
định TĐHNNN có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao CLKT. Vì vậy,
với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến TĐHNNN và
tác động của TĐHNNN đến CLKT. Qua đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng
các nhân tố đến các khái niệm TĐHNNN và CLKT nhằm kiểm định các mối
quan hệ này ở bối cảnh Việt Nam. Từ kết quả từ dữ liệu thị trường, nhận định
các nhân tố có ảnh hưởng đến TĐHNNN của KTV với sự đặc thù về cách
quản lý và bối cảnh xã hội tại Việt Nam. Bên cạnh đó, còn khẳng định tầm
19


quan trọng của TĐHNNN đối với CLKT dưới góc độ nghiên cứu tại quốc gia
đang phát triển. Từ đó, đưa ra các đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn từ kết
quả nghiên cứu. Tóm lại, với những hạn chế nghiên cứu còn tồn tại nhưng

nghiên cứu đã góp phần vào tổng quan nghiên cứu về TĐHNNN ở nước đang
phát triển. Với nhu cầu nghiên cứu về TĐHNNN của cả từ hiệp hội nghề
nghiệp trên thế giới và các nhà nghiên cứu hiện này, các hướng nghiên cứu
tương lai về khái niệm TĐHNNN và các mối quan hệ liên quan. Cuối cùng,
tác giả hi vọng nội dung luận án là tài liệu tham khảo về chủ đề hành vi của
KTV nói chung cho các đối tượng có quan tâm.

20


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN
1. Nguyễn Vĩnh Khương. 2016. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong hành
động phù hợp trong kiểm toán báo cáo tài chính, Tạp chí kế toán và kiểm
toán, 9, tr. 27-29.
2. Nguyễn Vĩnh Khương. 2016. Nâng cao thái độ hoài nghi nghề nghiệp của
kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính, Tạp chí nghiên cứu khoa
học kiểm toán, 109 (11), tr.20-26.
3. Nguyễn Vĩnh Khương. 2017. Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi
nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo,
15(5), tr.34-40.
4. Nguyễn Vĩnh Khương. 2018. Đánh giá thang đo thái độ hoài nghi nghề
nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu
khoa học kiểm toán, 124 (02), tr.20-28.



×