NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO PTNT
HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN.
Những năm tiếp theo là tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, hoạt động của Ngân hàng sẽ đứng trước những thuận lợi cơ bản đó là: Nền kinh
tế sẽ phát triển theo hướng bền vững và ổn định, môi trường pháp lý, môi trường kinh
tế xã hội sẽ tiếp tục được hoàn thiện và củng cố. Nhưng hoạt động kinh doanh của NH
Nông nghiệp Huyện Phù Cừ cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn, thử thách, nền
kinh tế trên địa bàn còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp chưa cao. Trước những thời cơ và thử thách đó: Căn cứ vào định hướng
phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên, căn cứ vào định hướng mục tiêu hoạt động của
NHNo VN; NHNo Huyện Phù Cừ , định hướng công tác tín dụng của NHNo Huyện
Phù Cừ trong thời gian tới là:
Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng, tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quyết
định 67 - QĐ -TTG ngày 30/4/99 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TDNH
phục vụ phát triển Nông nghiệp và nông thôn, nghiên cứu cho vay các dự án vừa và
nhỏ ở trên địa bàn Nông nghiệp và nông thôn và các hợp tác xã đã chuyển đổi có đủ
điều kiện nghiên cứu và xác lập thị trường đầu tư, đối tượng đầu tư phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài, xây dựng chính sách chiến lược khách
hàng, xác định mục tiêu, phương châm "an toàn, hiệu quả và phát triển”. Tìm mọi
biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng giải quyết một cách triệt để nợ quá hạn nhất là
các khoản nợ quá hạn tồn đọng từ những năm trước đây nhằm giảm nợ quá hạn đạt
mức quy định của NHNoVN không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao
tinh thần trách nhiệm trong nhiệm vụ được giao.
Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tín dụng của NHNo VN, luôn luôn giữ gìn kỷ
cương phép nứơc Từ năm 2000 hoạt động tín dụng phải thực sự có chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện đạt 2 mục tiêu cơ bản là: " Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng
nhanh và nâng cao chất lượng tín dụng đạt hiệu quả cao".
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT
HUYỆN PHÙ CỪ TỈNH HƯNG YÊN.
3.2.1 Chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay.
Muốn nâng cao chất lượng tín dụng thì nhất thiết phải thực hiện cho vay đúng
quy trình nghiệp vụ, chấp hành chế độ tín dụng nghiêm túc, thực hiện đúng nguyên
tắc tín dụng , hồ sơ cho vay phải đầy đủ đảm bảo tính pháp lý. Phải đảm bảo nghiêm
ngặt quy trình cho vay, quy trình gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn. Đặc biệt là phải coi
trọng việc thẩm định, tái thẩm định các dự án xin vay trước khi trình lãnh đạo quyết
định cho vay. Chỉ đạo cán bộ tín dụng làm tốt công tác kiểm tra cụ thể:
Thực hiện tốt khâu kiểm tra trước khi cho vay, làm tốt khâu này đảm bảo an
toàn 50 % món vay. Trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm được tư cách pháp
nhân của khách hàng, tính khả thi của dự án, năng lực quản lý kinh doanh, năng lực
tài chính của khách hàng. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, tính pháp lý của tài sản thế
chấp, giá trị của tài sản thế chấp, mục đích vay có hợp pháp hay không, khả năng trả
nợ của người vay ...
Kiểm tra trong khi cho vay: Kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, việc sử dụng
vốn vay của khách hàn, tính hợp pháp của các hợp đồng kinh tế, hoá đơn, phiếu xuất
kho ...
Kiểm tra sau khi cho vay: Đây là việc làm quan trọng để đánh giá chất lượng
sử dụng vốn vay của khách hàng hiệu quả dự án đầu tư, việc bảo quản tài sản thế chấp
cầm cố, kế hoạch trả nợ có đúng cam kết trong hợp đồng TD . Vì vậy việc kiểm tra có
thể tiến hành thường xuyên hay đột xuất để phát hiện vay vốn có sử dụng đúng mục
đích hay không, có đủ vật tư đảm bảo hay không. Từ đó quyết định đầu tư tiếp hay thu
hồi. Như vậy có tăng cường việc kiểm tra giúp cho cán bộ tín dụng nắm chắc được
việc sử dụng vốn có khả năng thanh toán hay không và đồng thời nhắc nhở khách
hàng có ý thức sử dụng vốn vay và đảm bảo việc trả nợ.
Song song với việc chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay cần phải thực hiện
tốt các bảo đảm tín dụng sẽ góp phần thực hiện đảm bảo an toàn trong kinh doanh tín
dụng của Ngân hàng, khi sử dụng đảm bảo trong kinh doanh thực chất là tạo ra nguồn
thu nợ thứ 2 trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, mặt khác nó gắn trách
nhiệm của người đi vay với khoản vay nâng cao ý thức của người vay trong việc sử
dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp đảm
bảo tiền vay tạo điều kiện cho việc thiết lập quan hệ tín dụng đặc biệt là những quan
hệ tín dụng chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro. Do đó thực hiện tốt đảm bảo tín dụng , Ngân
hàng cần quan tâm :
Lựa chọn hình thức đảm bảo cho phù hợp, chắc chắn
Có cơ sở pháp lý của tài sản
Trách nhiệm quản lý đối với tài sản
Đánh giá giá trị tài sản phải phù hợp
Thường xuyên quan tâm đến giá của tài sản
Sự tồn tại của tài sản trong thời hạn làm đảm bảo tiền vay
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích và hướng dẫn khách hàng lập dự án vay
vốn.
Lập dự án vay vốn là công đoạn đầu tiên của một quá trình cho vay cho nên
công đoạn này là rất quan trọng đối với một khoản vay. Bởi vì công đoạn lập dự án
vay vốn nó quyết định đến khả năng vay được vốn của khách hàng. Nếu dự án vay
vốn đó là khả thi thì người đi vay mới có thể vay được vốn của Ngân hàng. Nếu
quá trình lập dự án mà không tốt thì khả năng người này vay được vốn của Ngân
hàng là rất khó khăn. Song song trong quá trình hướng dẫn khách hàng lập dự án
vay vốn đó thì người cán bộ tín dụng phải phân tích và thẩm định xem dự án nàycó
thể đem lại được lợi nhuận cho người vay được hay không. Vì nguồn thu nhập mà
dự án này đem lại sẽ là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng và phân tích nó có quan
hệ nhân quả với chất lượng tín dụng. Đánh giá tình hình khách hàng càng chính
xác, chất lượng tín dụng càng cao bởi vì thông qua đánh giá tổ chức tín dụng sẽ
lượng định được mức độ rủi ro trong quá trình cho vay để có các biện pháp sử lý
kịp thời nhằm hạn chế tới mức tối đa vốn bị thất thoát. yêu cầu của công tác phân
tích là đánh giá tình hình khách hàng và chuẩn đoán được khả năng trả nợ của
khách hàng theo những chỉ tiêu sau.
3.2.3.1. Phân tích vốn tự có của hộ tham gia vào dự án.
Vốn tự có của hộ có thể là bằng tiền, bằng hiện vật . . Đối với những hộ sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì vốn tự có chủ yếu là sức lao động, còn các
hộ sản xuất ngành nghề và kinh doanh dịch vụ, thương mại thì vốn tự có chủ yếu là
phương tiện sản xuất , tiền mặt, tỷ lệ vốn tự có của hộ tham gia vào dự án, phương án
sản xuất kinh doanh càng lớn thì mức độ an toàn vốn cho vay của Ngân hàng càng
cao, vì khi có mọi dự định và cách thức cũng như quá trình tiến hành thực hiện dự án
của hộ sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng, thận trọng hơn, nội dung này là một
trong các chỉ tiêu quan trọng giúp cho cán bộ tín dụng xác định mức cho vay hợp lý,
bởi trên thực tế cho thấy hầu hết các phương án, dự án thì hiệu quả sử dụng vốn đều
không cao, khả năng trả nợ đúng hạn sẽ gặp nhiều khó khăn, cá biệt còn có những
khoản rủi ro khó thu hồi.
3.2.3.2. Xác định tài sản hiện có của hộ.
Tài sản hiện có của hộ cũng là nội dung cần thiết khi thẩm định cho vay, bởi vì
thông qua thẩm định nhằm đánh giá thực lực kinh tế hiện có của hộ, thông qua đó cán
bộ tín dụng có thể phân loại và xếp hộ theo tiêu thức hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình,
hộ nghèo, từ đó xác định mức cho vay hợp lý và có thái độ xử lý đúng đắn. Ngoài ra
các tài sản này sẽ là nguồn trả nợ bổ sung của hộ vay trong những trường hợp phương
án, dự án sản xuất kinh doanh của hộ gặp rủi ro.
3.2.3. Nâng cấp hệ thống thu thập và xử lý thông tin cho hoạt động TD
Trong kinh doanh nhất là kinh doanh tiền tệ cần phải có nhiều thông tin. Nếu
thiếu thông tin thì chẳng khác nào đi trong bóng tối. Vì vậy việc tổ chức thu thập
thông tin và xử lý thông tin là rất quan trọng. Khi cho bất cứ một đối tượng nào vay
thì cần phải có thông tin về đối tượng đó. Cho nên NHNo Huyện Phù Cừ cần tăng
cường trang thiết bị để hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao trình độ,
khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của đội ngũ cán bộ tín dụng , khuyến khích
CBTD tự hoàn thiện và nâng cao kiến thức của mình về chuyên môn cũng như ngoài
chuyên môn, để có thể nắm bắt và xử lý thông tin một cách nhạy bén phục vụ cho
công tác của mình.
Tổ chức tốt việc tiếp thị, phân tích khách hàng, giám sát chặt chẽ quá trình sử
dụng vốn vay của khách hàng.
Hoạt động tín dụng muốn đạt hiệu quả cao, an toàn thì cần phải có hệ thống
thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác kinh doanh để nắm bắt đưa ra quyết định cho
vay đúng đắn.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
Công tác kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong quản trị điều hành của
các Ngân hàng , trong điều kiện kinh doanh đa dạng, cạnh tranh quyết liệt môi trường
kinh doanh phức tạp, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
hiện nay. Vì vậy Ngân hàng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng . Đặc biệt là kiểm tra chấn chỉnh việc chấp hành quy trình nghiệp
vụ cho vay, hồ sơ cho vay có đầy đủ đảm bảo tính pháp lý hay không và kiểm tra đảm
bảo tiền vay ...
Kiểm soát cụ thể trên các mặt:
Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn
Kiểm tra hồ sơ cho vay, cần đánh giá chính xác về tính hợp lệ, hợp pháp và có
đầy đủ không? đặc biệt là tính pháp lý, tính thực tiễn của những tài liệu trong hồ sơ
vay vốn.
Kiểm tra về thời hạn cho vay, kì hạn trả nợ, mức dư nợ được cấp
Kiểm tra việc bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố xem xét mối tương quan về
mặt giá trị tài sản đảm bảo so với vốn cho vay, việc quyết toán hợp đồng tín dụng ,
thanh lý tài sản đảm bảo.
Kiểm soát việc đảm bảo an toàn vốn vay, cần kiểm tra các điều kiện về đảm
bảo an toàn tiền vay như việc thực hiện quy chế an toàn vốn, các biện pháp bảo đảm
tín dụng và hạn chế rủi ro.
Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch về nợ quá hạn, nợ có vấn đề ..
Ngoài ra phải kiểm tra mục đích sử dụng tiền vay và khả năng trả nợ trực tiếp ở
một số khách hàng, thường xuyên đối chiếu nợ để phát hiện sai sót đề xuất với giám
đốc và cán bộ tín dụng có liên quan, có hướng xử lý chỉnh xửa góp phần đảm bảo an
toàn vốn cho vay ra.
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng NHNo
Huyện Phù Cừ cần bố trí những người làm công tác kiểm tra có trình độ nghiệp vụ
chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực kinh nghiệm trong kiểm tra. Thường
xuyên cho tập huấn học tập nâng cao trình độ, kiên quyết xử lý những trường hợp vi
phạm Quy trách nhiệm đối với những cá nhân thực hiện sai Quy trình dẫn đến thất
thoát vốn Ngân hàng .
3.2.5. Thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế và xử lý nợ quá hạn.
Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của NHTM, nền kinh tế thị
trường, là nơi chứa đựng nhiều rủi ro. Như vậy nợ quá hạn là điều không thể tránh
khỏi đối với hoạt động kinh doanh của bất kì NHTM nào, khi nói đến chất lượng tín
dụng thì phải chú ý quan tâm đến nợ quá hạn, xem nợ quá hạn chiếm tỷ trọng bao
nhiêu trong tổng dư nợ từ đó phân tích nguyên nhân để đưa ra các biện pháp. Đối với
NHNo Huyện Phù Cừ , tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ đến 31/12/2003 là 0.963%.
3.2.5.1 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn mới.
Để từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHNo Huyện Phù Cừ thì
vấn đề đầu tiên là phải ngăn chặn nợ quá hạn mới phát sinh đây là một biện pháp tích
cực nhất để hạn chế nợ quá hạn gia tăng. Ngăn chặn nợ quá hạn mới bằng nhiều biện
pháp trong đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Có thực hiện tốt các biện
pháp phòng ngừa thì mới giảm rủi ro trong kinh doanh hay hạn chế mức thấp nhất rủi
ro có thể xẩy ra. Từ đó Ngân hàng phân tích đánh giá được nguyên nhân dẫn đến rủi
ro trong kinh doanh để có biện pháp hạn chế. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro cần giải quyết tốt một số vấn đề sau.
Phân tích rủi ro bằng cách đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, cho vay phân
tán khách hàng, phân loại khách hàng, rà soát lại hồ sơ, phân loại dư nợ theo nguyên
nhân để có biện pháp xử lý.
Để hạn chế rủi ro bản thân NH phải đánh giá chính xác về khách hàng trước khi
thiết lập một quan hệ hay trước khi bỏ vốn ra, cụ thể phải nghiên cứu năng lực pháp lý
của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, năng lực phẩm chất của người
điều hành, năng lực kinh doanh của khách hàng.
Nghiên cứu và hình thành các đảm bảo tín dụng một cách chắc chắn.
+ Người bảo lãnh phải có đủ điều kiện pháp lý và khả năng tài chính
+ Tài sản đảm bảo phải nghiên cứu theo giá cả, số lượng và chất lượng trên thị
trường.
+ Việc lựa chọn đảm bảo phải phù hợp với tính chất khoản vay.
- Phải nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ để
xây dựng chính sách tín dụng của Ngân hàng đúng luồng.
- Thu thập đầy đủ các thông tin về rủi ro của khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra của Ngân hàng .
- Tích cực giúp khách hàng trong việc tìm kiếm giải pháp hữu hiệu cho quá
trình kinh doanh. Từ việc bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thu hồi các khoản công nợ
để trả nợ Ngân hàng . Nếu các khoản thu hồi có khả năng thu nhưng do nguyên nhân
thu chậm là thích đáng thì có thể cho gia hạn nợ.
3.2.5.2. Biện pháp thu hồi nợ quá hạn.
Để tiến hành thu hồi nợ quá hạn tốt NHNo Huyện Phù Cừ phải thường
xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng tiến hành phân loại nợ quá hạn một cách chính xác
theo nguyên nhân theo thời gian, theo khả năng thu hồi tổ chứ phân tích để đưa ra
biện pháp thích hợp để thu hồi nợ quá hạn cụ thể cán bộ tín dụng bám sát khách hàng
cùng UBND các xã phường để tự đôn đốc thu hồi nợ qúa hạn
Tiếp tục duy chì ban chỉ đạo thu hồi nợ quá hạn nhưng cần phải có kế hoạch giao
cho từng đoàn, từng cụm, giao cho từng cán bộ chịu trách nhiệm đôn đốc kiểm điểm
nghiêm túc có thưởng phạt đối vào kết quả công tác của từng tháng, từng quý.
Làm việc với UBND các xã phường và cơ quan nội chính để ký hợp đồng nhờ
thu.
Những khoản nợ khó đòi, mất khả năng thanh toán thì tiến hành xử lý theo 2
hướng:
- Vận động khách hàng tự bán tài sản thế chấp để trả nợ hoặc kê biên xiết nợ để
thu.