MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ
ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà
nước. Nói theo quan điểm triết học thì chúng ta đang ở giai đoạn tích luỹ về
lượng để đến một “điểm mút” nhảy vọt đưa Việt Nam trở thành con rồng
mới trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Trong giai đoạn quá độ
này, cái cũ chưa tắt hẳn, cái mới thì chưa tới, mọi giá trị dường như bị đảo
lộn, vậy để vật lộn với tình hình này nhằm đưa chất lượng hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng lên cao không còn cách nào khác Ngân hàng cần phải
khắc phục những tồn tại của những năm vừa qua và định hướng hoạt động
cho năm tới.
I. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG TRONG THỜI GIAN TỚI.
Theo định hướng chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự chỉ
đạo trực tiếp của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân
hàng công thương Hai Bà Trưng trong những năm qua đã cố gắng vượt khó
khăn, thử thách với phương châm “ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển”
Trong năm 2002 chi nhánh đã đề ra phương hướng phát triển, là tiêu chí
phấn đấu cho mọi hoạt động tín dụng của mình:
•
Tiếp tục phát triển nguồn vốn huy động, đảm bảo tăng trưởng 20%
so với năm 2001.
•
Thực hiện cơ chế tín dụng để đảm bảo an toàn vốn và tăng trưởng dư
nợ một cách lành mạnh từ 10
÷
15% so với năm 2001.
•
Tăng trưởng dư nợ vay trung và dài hạn, đảm bảo tỷ trọng đầu tư từ
16
÷
20% trong tổng mức đầu tư.
•
Khắc phục nhanh chóng và có hiệu quả các khó khăn tồn tại trong
kinh doanh, những sai sót trong chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng.. .
Như chúng ta đã biết, hoạt động Ngân hàng là một hoạt động kinh
doanh mang tính đặc thù khác hẳn với kinh doanh hàng hoá thông thường.
Bởi vậy trong cơ chế thị trường - một cơ chế mà mặt trái của nó chỉ toàn là
thủ đoạn lừa lọc, thực hiện lợi nhuận tối đa bằng bất kỳ giá nào - Ngân hàng
rất dễ gặp rủi ro trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng công thương Hai Bà
Trưng đã và đang tổ chức thực hiện tốt phương án chấn chỉnh hoạt động
Ngân hàng, xem đây là nhiệm vụ cấp bách xuyên suốt trong mọi hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng:
•
Trước hết, mọi cán bộ tín dụng và các cán bộ có liên quan phải thực
hiện nghiêm túc công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng, chấn chỉnh hoạt
động tín dụng, thực hiện đúng chế độ, thể lệ tín dụng hiện hành do Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành cũng như chấp hành đúng đắn các văn
bản của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
•
Chủ động tích cực tìm kiếm và lựa chọn khách hàng, xây dựng một
đội ngũ khách hàng ổn định, tin cậy có tính chiến lược để tạo lợi thế cho
kinh doanh dịch vụ Ngân hàng.
•
Thường xuyên chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát
hiện kịp thời những sai sót trong mặt nghiệp vụ, đảm bảo an toàn tài sản,
tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
•
Tổ chức bộ máy cán bộ, đảm bảo cho mọi cán bộ công nhân viên
phát huy được khả năng của mình trong công tác.. .
II. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
Qua phân tích thực tế và đánh giá hoạt động thẩm định dự án đầu tư
tại Ngân hàng công thương Hai Bà Trưng ta thấy rằng Ngân hàng đã và đang
cố gắng để thực hiện công tác thẩm định tốt hơn và góp phần khắc phục
những tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên trong điều
kiện hiện nay khi nền kinh tế còn đang trong giai đoạn chuyển tiếp, các chế
độ và chính sách còn chưa đồng bộ, nhiều điều còn chưa hợp lý và còn luôn
thay đổi thì yêu cầu đòi hỏi phải có các biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa
nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả trong hoạt động thẩm định của Ngân hàng
là yêu cầu cần thiết. Bằng sự hiểu biết và học hỏi của bản thân và với mong
muốn cùng Ngân hàng giải quyết và khắc phục những tồn tại trên em xin
trình bày một số đề suất như sau:
1.
Về phía nhà nước và các cơ quan hữu quan
Như chúng ta đã biết hệ thống chính sách của nhà nước có ảnh hưởng
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, chính trị, văn hoá..
. Bất kỳ một thay đổi nào trong chính sách của Nhà nước cũng đều tác động
ngay lập tức đến toàn xã hội, quá trình thẩm định dự án đầu tư không phải là
trường hợp ngoại lệ. Dưới đây ta xem xét một số vấn đề còn nổi cộm.
1.1.Xây dựng một sân chơi đồng nhất và ổn định
Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hiện nay nhu cầu vốn đầu tư của
Việt Nam là rất lớn, cả về đầu tư cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lẫn
đầu tư cho các dự án khác. Thông thường các dựa án đầu tư cho cơ sở hạ
tầng được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ vốn. Thế còn các dự án khác thì
sao ? nguồn vốn đầu tư phải tìm ở đâu ? Câu trả lời là: Nguồn vốn tự có, đi
vay hoặc viện trợ .. . hầu như các nguồn vốn đó là đi vay. Các dự án này
phần nhiều thuộc khu vực tư nhân. Nhưng trong thực tế đầu tư vào khu vực
này đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi rất nhiều các quy định và quy chế.
Việc có quá nhiều quy định và quy chế này dẫn đến việc khi đưa xuống địa
phương thực hiện thì đã bị sai lệch đi nhiều hay bị các quan chức địa
phương tuỳ tiện áp dụng. Nó đã tạo ra tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu gây
cản trở nhiều đến việc đầu tư của tư nhân hay của Nhà nước, của nước ngoài
hay của trong nước. Bệnh quan liêu giấy tờ trong các thủ tục hành không chỉ
là “ cơn ác mộng “ đối với các nhà đầu tư .. . nó còn làm nản lòng các nhà
đầu tư, và không loại trừ ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án. Bởi vì
những quy định, những điều khoản mập mờ như vậy nó làm cho các cán bộ
tín dụng rất khó khăn trong việc đánh giá tính pháp lý trong hồ sơ xin vay.
Nạn tham nhũng, ô dù sẽ tạo ra những chứng thực không đúng với thực tế.
Do đó khi thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng có thể đưa ra những quyết
định sai lầm nếu chỉ nhìn vào các dấu son và các chữ ký xác nhận.
Bên cạnh đó, trong khi chính phủ công bố đối sử bình đẳng như nhau
đối với tất cả các thành phần kinh tế, nhưng lại có hàng loạt các quy chế rắc
rối được đưa ra nhằm đặt các doanh nghiệp quốc doanh vào vị trí thuận lợi
hơn so với các thành phần kinh tế khác. Trong mọi việc dù là đi vay tiền hay
xin giấy phép kinh doanh, xuất nhập khẩu, hay về thuế.. . doanh nghiệp quốc
doanh thường được ưu đãi hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Như vậy bằng
chính sách của mình Nhà nước đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy khi nào doanh nghiệp quốc
doanh còn cảm thấy được lợi thế này thì họ không cần thiết phải nỗ lực hết
sức trong hoạt động kinh doanh của mình.
Môi trường kinh doanh không bình đẳng này cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động thẩm định dự án. Nó tạo tâm lý thiên vị đối với doanh
nghiệp quốc doanh của cán bộ tín dụng. Họ thường muốn duyệt vay cho
doanh nghiệp quốc doanh hơn là các doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ các doanh
nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì vẫn có khả năng được Ngân sách cấp bù
hay chỉ định các Ngân hàng cho vay với lãi suất ưu đãi.. . Như thế một cách
gián tiếp trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng đã bỏ qua những dự án
có khả năng sinh lời cao hơn do các doanh nghiệp tư nhân xin vay. Vì vậy có
thể nói nguồn vốn trong nước đã bị sử dụng lãng phí.
Để cải thiện tình hình này Nhà nước cần xem xét lại các quy chế,
chính sách của mình sao cho hợp lý, nhằm tạo môi trường kinh doanh ổn
định, tạo một “ sân chơi đồng nhất ”. Có như vậy sự cạnh tranh trong nước
mới lành mạnh, tạo sự thúc đẩy phát triển của xã hội, sản xuất tăng lên, chất
lượng hàng hoá được nâng cao, giá thành hạ, cạnh tranh được với hàng hoá
của các nước, hiệu quả sử dụng vốn cao.. . Mặt khác ngoài việc tạo “một sân
chơi đồng nhất” thì Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế, chính sách ổn
định để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiện có hoạt động, thu hút được
vốn đầu tư từ nước ngoài vào. Để được như vậy thì Nhà nước chỉ ra các quy
chế, chính sách, luật đầu tư .. . hôm nay vẫn còn có hiệu lực vào ngày mai, 5
năm sau và lâu hơn nữa.
1.2.khắc phục những thiếu sót trong luật đất đai
Đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, mọi tổ chức kinh tế và cá
nhân đều có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu. Với diện tích
đất đai nhỏ hẹp, dân số lớn nên quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam rất có giá
trị. Việc sử dụng đất đai có hiệu quả hay không trở nên quan trọng đối với
nền kinh tế.
Hiện nay ngoài việc đầu tư chiều sâu, hầu hết các dự án đầu tư trung
và dài hạn đều sử dụng đất đai để mở rộng quy mô sản xuất, hoặc xây dựng
mới. Mặt khác ở nước ta đang rất cần có đất để xây dựng, mở rộng, cải tạo
các cơ sở hạ tầng .. . Cho nên việc sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả càng
trở nên phức tạp. Chính vì vậy luật đất đai có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư.
Trên thực tế các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể
sử dụng đất. Nhưng để có quyền sử dụng đất đai, thông thường các dự án
phải thông qua một cơ chế khá phức tạp, phải qua nhiều cấp xét duyệt như
nhiều thủ tục, qua nhiều bước trung gian .. .. Rõ ràng với những quy định
rắc rối này chủ đầu tư sẽ phải tiêu hao khá nhiều thời gian tiền của và công
sức. Đương nhiên khi thẩm định dự án có liên quan tới quyền sử dụng đất
đai, vì tính phức tạp của nó nên cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian rà
soát thật kỹ càng. Vì vậy nó làm chậm tiến độ thẩm định dự án.
Bên cạnh tính phức tạp của những quy định, thủ tục thì thời gian sử
dụng đất đai còn nhiều vấn đề vướng mắc. Luật đất đai hiện nay tuy phần
nào khắc phục được các tranh cãi về quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng
đất đai làm tài sản thế chấp .. . nhưng vẫn cần phải làm rõ thêm về thời hạn
sử dụng đất. Luật này không quy định thời hạn sử dụng đất ở các khu công
nghiệp, đô thị và thương mại mà lại chuyển phần này sang các văn bản thực
hiện. Vì vậy trong các quyết định cho thuê đất của các cấp có thẩm quyền
nộp cho Ngân hàng tuy có đưa ra thời hạn cho thuê đất nhưng lại luôn đi
kèm với câu “ Trong thời gian thuê đất, nếu Nhà nước hoặc Tỉnh, Thành phố
có nhu cầu sử dụng diện tích này thì đơn vị phải chấp nhận và chuyển đi nơi
khác ”. Điều đó có nghĩa là bất cứ lúc nào hoạt động của dự án cũng bị đe
doạ, nhất là trong tình trạng quy hoạch đô thị luôn bị thay đổi như hiện nay.
Một khi có điều đó xảy ra thì dự án coi như bị thất bại, do đó cán bộ tín
dụng không khỏi ngần ngại khi xem xét để đưa ra kết luận đầu tư bởi không
có sự bảo đảm chắc chắn của pháp luật.
Để khắc phục tình trạng trên nhằm khuyến khích đầu tư, cũng nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả của thẩm định dự án, Nhà nước cần bổ sung
thêm một số điều luật cần thiết về thời gian cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên, giảm bớt các thủ tục phiền hà, xoá bỏ các quy định chồng
chéo, xây dựng các căn cứ, phương pháp định giá thuê đất, xây dựng một
quy hoạch tổng thể về đất đai trong thời gian dài.. .
1.3.Thiết lập một hệ thống kế toán thực sự có hiệu quả
Công tác kế toán ở Việt Nam rất lộn xộn nhất là khu vực ngoài quốc
doanh. Hiện nay ngoài một số doanh nghiệp Nhà nước, một số doanh nghiệp
tư nhân làm ăn lớn có liên quan đến xuất nhập khẩu có hoạt động kế toán
nghiêm túc, chấp hành các quy định của nhà nước. Còn lại hầu hết các doanh
nghiệp làm kế toán sơ sài và tuỳ tiện chủ yếu theo hình thức ghi sổ. Do vậy
việc đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị này rất khó khăn. Đấy là
chưa kể đến tình trạng “sổ ma”, một doanh nghiệp có nhiều sổ kế toán: Một
quyển gốc phản ánh tình hình kinh doanh thực tế, một quyển để chuyên dùng
để đối phó với cơ quan thuế vụ ( thường trong đó thu nhập tính ra sẽ rất thấp
hoặc bị lỗ ), một quyển dùng để đối phó với việc kiểm tra của các Ngân
hàng cho vay vốn ( Thường làm ăn có hiệu quả, đủ điều kiện vay vốn .. .)
Trước tình hình đó, trong quá trình thẩm định dự án cán bộ tín dụng sẽ
mất nhiều thời gian, công sức để kiểm tra lại các số liệu trên của các đơn vị
trong sổ kế toán, đối chiếu với chứng từ gốc. Có như vậy những chỉ tiêu
được tính ra mới có ý nghĩa và phản ánh trung thực khả năng kinh doanh của
đơn vị.
Như vậy để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thẩm định
dự án đầu tư tại Ngân hàng, để các con số được tính ra xác thực thì phải
nâng cao chất lượng công tác kế toán. Muốn vậy Nhà nước cần có các quy
định về hình thức sử phạt đối với các đơn vị không thực hiện hay vị phạm
chế độ kế toán để số liệu kế toán được trung thực và đầy đủ. Ngoài ra cũng
cần thanh tra, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán nhằm phát hiện những
doanh nghiệp vi phạm để xử lý kịp thời. Làm như vậy công tác kế toán sẽ