Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giá của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐÀO PHÚ QUÝ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

ĐÀO PHÚ QUÝ

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP
NƢỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƢƠNG MAI
XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trong trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên
các ấn phẩm, tạp chí và website theo danh mục tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Đào Phú Quý


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ứng dụng những
kiến thức đã học của học viên vào thực tế ứng dụng. Để hoàn thành đƣợc luận
văn không chỉ nhờ vào sự cố gắng của tác giả, mà còn có sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy, cô giáo và của các đồng nghiệp tại trƣờng Đại học Kinh tế- Đại
học Quốc Gia Hà Nội, nơi tác giả thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quý thầy cô giáo trƣờng Đại học

Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Quý thầy cô Viện Quản trị Kinh doanh
đã truyền đạt, giảng dạy cho tôi những kiến thức quý báu và những kinh
nghiệm trong thực tế và đặc biệt cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Phƣơng Mai,
ngƣời đã tâm huyết, nhiệt tình hƣớng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ................................................................................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 20
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu...................................................................... 22
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển giá ..................................................................... 24
1.2.1. Khái niệm và bản chất của chuyển giá ................................................. 24
1.2.2. Các hình thức chuyển giá...................................................................... 28
1.3. Tổng quan về công ty FDI và vấn đề chuyển giá .................................... 34
1.3.1. Khái niệm công ty FDI .......................................................................... 34
1.3.2. Vấn đề chuyển giá của công ty FDI ...................................................... 36
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giá ..................................................... 47
1.4.1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam ................................................................ 48
1.4.2. Sự khác biệt về mức thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 49
1.4.3. Sự khác biệt về mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ........................... 49
1.4.4. Biến động tiền tệ và lạm phát................................................................ 49

1.4.5. Những hạn chế chuyển lợi nhuận về nước ............................................ 50
1.4.6. Vị thế cạnh tranh của Công ty con ........................................................ 51
1.4.7. Lợi nhuận tổng thể trên phạm vi toàn cầu của MNC ........................... 51
1.4.8. Hạn chế nhập khẩu................................................................................ 52


1.4.9. Quản lý ngoại hối của Chính phủ nước sở tại. ..................................... 52
1.4.10. Môi trường chính trị và xã hội ............................................................ 53
1.4.11. Hạn chế tiền bản quyền. ...................................................................... 54
1.4.12. Kiểm soát và duy trì dòng tiền. ........................................................... 54
1.4.13. Mức độ ổn định của chính sách thuế .................................................. 54
1.4.14. Sự khác biệt về các khoản chi phí hợp lý làm cơ sở tính thuế thu nhập
doanh nghiệp ................................................................................................... 55
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 56
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 56
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 57
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu............................................................ 60
2.3.1. Xây dựng mô hình và phát triển giả thuyết ........................................... 60
2.3.2. Thang đo nghiên cứu ............................................................................. 62
2.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ........................................................... 63
2.3.4. Mẫu và quá trình thu thập số liệu ......................................................... 66
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VIỆC CHUYỂN
GIÁ CỦA CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM ..................................................................................................... 68
3.1. Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tại Việt Nam hiện nay ............................. 68
3.1.1. Các nguồn đầu tư .................................................................................. 68
3.1.2. Chính sách thuế (thuế TNDN, thuế suất, thuế xuất nhập khẩu…) ........ 69
3.1.3. Về cơ chế chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác ........................... 73
3.1.4. Môi trường chính trị, xã hội .................................................................. 76
3.2. Thực trạng chuyển giá của công ty FDI tại Việt Nam ............................. 77

3.2.1. Những loại hình doanh nghiệp FDI thường áp dụng chuyển giá ......... 77
3.2.2. Các hình thức chuyển giá của FDI tại Việt Nam .................................. 78


3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chuyển giá của công ty FDI tại
Việt Nam hiện nay .......................................................................................... 81
3.3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................... 81
3.3.2. Kiểm định thang đo ............................................................................... 83
3.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .......................................................... 85
3.3.4. Đánh giá của các công ty FDI về các yếu tố môi trường ..................... 88
3.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 90
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ................................................................. 92
4.1. Đề xuất với Nhà nƣớc .............................................................................. 92
4.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước với các công ty FDI .................. 92
4.1.2. Hoàn thiện các chính sách tài chính và thuế ........................................ 92
4.1.3. Ban hành các quy chế để giám sát chặt chẽ việc chuyển giao công nghệ .. 94
4.1.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp FDI ....................... 94
4.1.5. Nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của cán bộ quản lý khu
vực đầu tư nước ngoài..................................................................................... 96
4.2. Đề xuất với doanh nghiệp FDI ................................................................. 96
4.2.1. Tự nâng cao ý thức trách nhiệm với quốc gia sở tại ............................ 96
4.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên .......................... 97
4.3. Đề xuất đối với doanh nghiệp nội địa ...................................................... 97
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 97
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 100
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CSDL
MNC
FDI
QLNN
Bộ KHĐT
WTO
ITP
TNDN
NĐTNN
OECD
UN
TNC
TCSĐ
DN

Nguyên nghĩa

Cơ sở dữ liệu
Công ty đa quốc gia (Multi-national Corporation)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
Quản lý nhà nƣớc
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
Tổ chức thƣơng mại thế giới
Chuyển giá quốc tế
Thu nhập doanh nghiệp
Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Tổ chức Liên hiệp quốc
Công ty xuyên quốc gia

Tài sản cố định
Doanh nghiệp

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

1

Bảng 2.2

Thang đo các biến độc lập

54

2

Bảng 3.1

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

74

3


Bảng 3.2

Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo

75

4

Bảng 3.3

Kết quả phân tích EFA các thang đo biến độc lập

76

5

Bảng 3.4

Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến

77

6

Bảng 3.5

Kết quả phân tích hồi quy

79


7

Bảng 3.6

Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố pháp luật

80

8

Bảng 3.7

Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chính trị xã hội

80

9

10

Bảng 3.8

Bảng 3.9

Nội dung

Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế bên ngoài
công ty
Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế bên trong
công ty


ii

Trang

81

82


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

1

Hình 1.1

Mô hình MNC liên kết theo chiều ngang

39

2

Hình 1.2

Mô hình MNC liên kết theo chiều dọc


39

3

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

49

4

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu

53

Nội dung

iii

Trang


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, sau gần 30 năm, kể từ khi đất nƣớc mở cửa kinh tế và kêu
gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, nguồn vốn FDI đầu tƣ vào Việt Nam không ngừng
tăng lên, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc và liên tiếp lập những mốc kỷ lục

mới về tổng mức vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia
nhập WTO (tháng 01/2007), nguồn vốn FDI đầu tƣ vào Việt Nam đã tăng đột
biến. Theo thống kê của Bộ KHĐT, tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã thu
hút đƣợc 124.580 dự án FDI với vốn đăng ký đã đạt 316,91 tỷ USD và tổng
vốn đã thực hiện đạt 170,85 tỷ USD, bằng 53,9% tổng vốn đăng ký còn hiệu
lực. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã đầu tƣ vào 19/21 ngành trong hệ thống
phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
chiếm tỷ trọng cao nhất với 185,2 tỷ USD, chiếm 58,4% tổng vốn đầu tƣ, tiếp
theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,7 tỷ USD (chiếm 16,6%
tổng vốn đầu tƣ), sản xuất, phân phối điện, khí nƣớc với 20,8 tỷ USD (chiếm
6,6% tổng vốn đầu tƣ). Đến nay đã có trên 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dự án đầu tƣ còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với
tổng vốn đăng ký 57,5 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tƣ). Nhật Bản
đứng thứ hai với 49,1 tỷ USD (chiếm 15,5% tổng vốn đầu tƣ), tiếp theo lần
lƣợt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.
Nhƣ vậy, có thể thấy nguồn vốn FDI đầu tƣ vào nƣớc ta không chỉ tăng
về số lƣợng các dự án mà tăng về cả quy mô và chất lƣợng của các dự án.
Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả
nƣớc, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tƣ cũng đƣợc mở rộng tạo điều kiện cho
việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế
tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nƣớc. FDI trở thành
1


một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh tế, là động lực
thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động, cạnh tranh cho
thị trƣờng và góp phần đƣa kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế
thế giới. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam và đã đóng góp
cho công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc và giúp nền kinh tế của Việt Nam hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng phải kể đến các công ty đa quốc gia.

Vốn đầu tƣ của các công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam đa phần từ
các MNC có phạm vi hoạt động rộng khắp thế giới và đều có xu hƣớng hợp
nhất các hoạt động thƣơng mại trên phạm vi toàn cầu hơn là trong phạm vi
của mỗi quốc gia riêng lẻ (Lin, 2001) và các MNC đã thực hiện chuyển giao
số lƣợng lớn hàng hóa và dịch vụ giữa các công ty con đang hoạt động tại các
quốc gia khác nhau thông qua các hoạt động của các Công ty FDI. Theo đó,
khi các MNC này đến Việt Nam đầu tƣ sản xuất kinh doanh cũng tuân thủ
theo nguyên tắc đó và các MNC này cũng đã thiết lập giá chuyển giao nội bộ,
hay nói cách khác nhóm công ty này đã thực hiện chuyển giá thông qua các
giao dịch mua bán, chuyển giao tài sản hữu hình, chuyển giao hoặc sử dụng
tài sản vô hình, cung cấp tài chính hoặc cung cấp dịch vụ, bí quyết công nghệ
và sở hữu trí tuệ chuyển qua biên giới giữa các đơn vị thành viên trên phạm vi
toàn cầu và đặc biệt là giữa các chi nhánh nƣớc ngoài và công ty mẹ nhằm
mục đích làm giảm doanh thu, lợi nhuận thực tế tại công ty con tại Việt Nam,
đồng thời lợi dụng các ƣu đãi đầu tƣ về thuế để kê khai khống các mức chi
phí chuyển giao công nghệ, quảng cảo, đào tạo, tiếp thị… tại Việt Nam. Từ
góc độ quản lý nhà nƣớc thì hoạt động chuyển giá của các MNC tại Việt Nam
đã làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế, bóp méo môi
trƣờng kinh doanh, tạo sức ép bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm suy
giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa và hiệu lực quản lý nhà
nƣớc và ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam. Tất cả các yếu
2


tố trên dẫn đến tình trạng nhập siêu tăng do số lƣợng ngoại tệ dùng để nhập
khẩu nguyên vật liệu luôn lớn hơn số ngoại tệ thu về khi xuất khẩu sản phẩm
và giá bán thì thấp hơn giá vốn. Những vấn đề nêu trên đặt ra những thách
thức lớn đối với các cơ quan chức năng của nhà nƣớc đối với hoạt động
chuyển giá của nhóm các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Ngƣợc lại dƣới
góc độ quản lý doanh nghiệp, việc định giá chuyển giao quốc tế là quá trình

định giá sử dụng cho việc chuyển giao hàng hoá và dịch vụ giữa các công ty
có liên quan tại các quốc gia khác nhau (Borkowski, 1997b; Chan và Chow,
năm 1998; Oyelere, Emmanuel và Forker, 1999). Theo đó, hệ thống định giá
chuyển giao qua biên giới trong phạm vi mạng lƣới các doanh nghiệp thành
viên của MNC, đặc biệt là giữa các chi nhánh nƣớc ngoài và công ty mẹ, tạo
ra các vấn đề về quản lý và thuế do tác động trực tiếp của hệ thống đối với lợi
nhuận của cả MNC và nguồn thu từ thuế của các quốc gia chủ nhà nói chung
và Việt Nam nói riêng.
Thực tế trong năm 2013, cơ quan thuế cả nƣớc đã tiến hành thanh tra,
kiểm tra 1.495 doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá. Qua đó, cơ quan thuế
đã điều chỉnh giá dẫn đến nhiều doanh nghiệp từ lỗ đã chuyển sang có lãi, cơ
quan thuế đã tiến hành truy thu và phạt 622,8 tỷ đồng của các doanh nghiệp
này, làm giảm lỗ 3.306,6 tỷ đồng và đã nộp vào ngân sách 206,7 tỷ đồng, đặc
biệt có cuộc thanh tra đã điều chỉnh giảm giá vốn tới gần 80 triệu USD. Ngoài
ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FDI hoạt
động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong một số năm gần đây, kết quả
cho thấy các doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ hàng năm chiếm tỷ lệ trung
bình trên 70%. Một số ít doanh nghiệp FDI kê khai có lãi, nhƣng tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp này cũng không đáng kể. Tỷ lệ
đóng góp cho ngân sách quốc gia của khối này khá thấp, chỉ dao động quanh
9-10% tổng thu ngân sách của quốc gia. Năm 2009, phần đóng góp của doanh
3


nghiệp FDI giảm 11,2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tƣ nhân trong
nƣớc chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nƣớc tăng 6,2%.
Theo đó, bằng cách thông qua các nghiên cứu trƣớc về cơ sở lý thuyết về
chuyển giá quốc tế, công ty đa quốc gia, hệ thống pháp luật về chống chuyển
giá của Việt Nam và nghiên cứu thực trạng hoạt động chuyển giá của các
MNC tại Việt Nam để tiến hành một nghiên cứu và làm rõ nguyên nhân, động

cơ chuyển giá bằng cách kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động và hành
vi chuyển giá của MNC tại Việt Nam nhƣ thế nào? Giúp các MNC đang hoạt
động tại Việt Nam giảm thiếu đƣợc rủi ro và vƣớng mắc về thuế liên quan đến
các giao dịch nội bộ giữa các đơn vị thành viên bên ngoài Việt Nam. Xuất
phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ: “Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giá của các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) tại Việt Nam” vừa có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
Luận văn đƣợc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các câu hỏi sau đây:
(1) Có tồn tại hoạt động chuyển giá quốc tế tại các Công ty FDI ở Việt
Nam hay không?
(2) Các yếu tố môi trƣờng (bao gồm cả môi trƣờng bên trong và bên
ngoài) nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp chuyển giá của các
công ty FDI tại Việt Nam?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nhằm mục đích đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
chuyển giá của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam theo góc độ tiếp cận quản trị
kinh doanh và đƣa ra các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá của các
công ty FDI.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu
4


bao gồm:


Trình bày hệ thống cơ sở lý luận về chuyển giá và nghiên cứu

các khuôn khổ pháp luật về chống chuyển giá của Việt Nam, môi trƣờng kinh

doanh và thực trạng hoạt động chuyển giá của các Công ty FDI tại Việt Nam


Đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố môi trƣờng

bên trong và môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp tác động đến việc lựa chọn
phƣơng pháp chuyển giá.


Đƣa ra một số đề xuất nhằm hạn chế vấn đề chuyển giá của các

công ty FDI ở Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu, tìm hiểu, xem xét các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng tới việc chuyển giá
của các Công ty FDI ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi về nội dung
Luận văn chỉ tìm hiểu các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
việc lựa chọn phƣơng pháp chuyển giá của công ty FDI tại Việt Nam.
 Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các công ty FDI tại Việt Nam có
các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa với các tổ chức, cá nhân bên
ngoài Việt Nam nhƣ sau: doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài;
doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài, doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ theo hình thức hợp đồng BCC, hợp
đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, doanh nghiệp nƣớc ngoài mua cổ
phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ, doanh nghiệp nƣớc
ngoài mua lại doanh nghiệp trong nƣớc.

5


 Phạm vi về thời gian
Luận văn phân tích tình hình chuyển giá của công ty FDI tại Việt Nam
trong giai đoạn từ 2010 đến nay.
4. Những đóng góp của luận văn
Mặc dù có nhiều nghiên cứu trƣớc trên thế giới đã nghiên cứu về
chuyển giá của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dƣới nhiều góc độ khác
nhau và đa phần đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển, một số ít đƣợc thực
hiện ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, rất khó tìm thấy các nghiên
cứu trƣớc liên quan đến việc xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giá
của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại các quốc gia có bối cảnh nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa tƣơng tự nhƣ Việt Nam. Các
nghiên cứu trƣớc của của các học giả Việt Nam về chuyển giá chủ yếu tập
trung vào các dấu hiệu nhận biết chuyển giá của các công ty FDI tại Việt Nam
và phân tích thực trạng các hành vi trốn thuế của các tập đoàn, doanh nghiệp
FDI, các báo cáo của Chính phủ thƣờng tập trung vào số lƣợng doanh nghiệp
có dấu hiệu và hành vi chuyển giá. Bằng luận văn này của mình, tác giả sẽ
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến việc đƣa ra quyết định và lựa chọn
phƣơng pháp chuyển giá của các công ty FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần phụ lục và các tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình
bày theo 4 chƣơng nhƣ sau:
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ
CHƢƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6



CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VIỆC
CHUYỂN GIÁ CỦA CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
KẾT LUẬN

7


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CHUYỂN GIÁ
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Các MNC thƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp định giá chuyển giao
trong chính sách chuyển giá của mình để chuyển giao nội bộ (tức là thực hiện
mua/bán dƣới hình thức xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa hữu hình, dịch vụ, tài
sản vô hình và tài chính với các bên liên quan) với công ty mẹ, các công ty
con khác, các chi nhánh liên kết và chi nhánh qua biên giới quốc tế. Những
phƣơng pháp này có thể đƣợc phân thành ba loại chính: dựa trên giá thị
trƣờng, dựa trên chi phí và dựa trên thƣơng lƣợng (Chan và Chow, 2001).
Phƣơng pháp dựa trên thị trƣờng gọi là “nguyên tắc xác định giá thị trƣờng”.
Nguyên tắc này quy định giá chuyển giao hàng hóa, dịch vụ với mức giá đã
đƣợc thống nhất giữa các doanh nghiệp độc lập trong các giao dịch và trƣờng
hợp có thể so sánh đƣợc (Evans, Taylor và Rolfe, 1999). Phƣơng pháp dựa
trên chi phí có nguồn gốc chủ yếu là thông qua các thông tin chi phí tài chính
và phƣơng pháp này trái ngƣợc với phƣơng pháp xác định giá thị trƣờng. Ví
dụ nhƣ chi phí biến đổi, chi phí đầy đủ hoặc một số biến phí khác của chi phí
nhƣ chi phí tiêu chuẩn (Evans và cộng sự, 1999). Trong một số trƣờng hợp,

các công ty con của một MNC có thể tự do đàm phán giá chuyển giao với
nhau. Thông tin sẵn có về chi phí và giá cả thị trƣờng có thể đƣợc nhập vào và
đƣợc sử dụng trong các cuộc đàm phán (Evans và cộng sự, 1999).
Trong một nghiên cứu chuyên về chuyển giá của Hirshleifer (1956) đã
phát triển một mô hình kinh tế để giải thích việc nên sử dụng những phƣơng
pháp định giá chuyển giao nào trong những trƣờng hợp nhất định. Mô hình
này có nghĩa là: nếu thị trƣờng trung gian có cạnh tranh, giá chuyển giao nội
bộ sẽ theo nguyên tắc xác định giá thị trƣờng; nhƣng nếu thị trƣờng trung gian
8


có cạnh tranh không hoàn hảo, thì giá biên thay thế giá cả thị trƣờng.
Wu và Sharp (1979) đã nghiên cứu các chính sách chuyển giá quốc tế
thông qua 61 công ty có trụ sở tại Mỹ trong điều kiện khi giá thị trƣờng không
tồn tại. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng khi giá thị trƣờng tồn tại ở một sản
phẩm trung gian, phƣơng pháp giá cả thị trƣờng trở nên phổ biến, tiếp theo
thứ tự giảm dần là giá cả thƣơng lƣợng, giá dựa trên chi phí đầy đủ cộng với
tỷ suất lợi nhuận, giá cả thị trƣờng điều chỉnh, giá dựa trên toàn bộ chi phí,
giá dựa trên chi phí cận biên, giá dựa trên chi phí biến đổi cộng với tỷ suất lợi
nhuận, và lập trình toán học. Trong trƣờng hợp không có giá thị trƣờng, ba
phƣơng pháp định giá chuyển giao quốc tế đƣợc dùng nhiều nhất là giá
dựa trên toàn bộ chi phí cộng với tỷ suất lợi nhuận, giá thƣơng lƣợng và
giá dựa trên toàn bộ chi phí. Kết quả nghiên cứu của họ phản ánh cách
tiếp cận vốn trong các mô hình kinh tế để giải thích các chiến lƣợc định
giá chuyển giao quốc tế.
Nghiên cứu của Borkowski (1990) phát hiện ra rằng hầu hết các công ty
sử dụng phƣơng pháp giá dựa trên toàn bộ chi phí khi giá thị trƣờng không
tồn tại. Nhƣng sự tồn tại của giá cả thị trƣờng cũng chƣa kết luận đƣợc rằng
phƣơng pháp định giá thị trƣờng sẽ đƣợc sử dụng theo nhƣ các tài liệu kế toán
đã chỉ ra. Kết quả này chỉ đƣa ra gợi ý rằng các doanh nghiệp đa quốc gia đã

không chọn phƣơng pháp chuyển giá quốc tế dựa trên những đề xuất lý
thuyết, hoặc chỉ dựa trên đặc điểm tổ chức của họ. Thay vào đó, có vẻ nhƣ
các doanh nghiệp đa quốc gia đã chọn hệ thống chuyển giá quốc tế đƣợc coi
là tối ƣu cho tình hình cụ thể của họ. Nói cách khác, những lựa chọn về
phƣơng pháp định giá chuyển giao nội bộ trên phạm vi đa quốc gia dựa vào
môi trƣờng hoạt động tại từng quốc gia cụ thể mà mà họ đã tham gia đầu tƣ
(Borkowski, 1992).
Các nghiên cứu về chuyển giá trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến
9


chuyển giá chủ yếu tập trung ở các quốc gia phát triển và phần lớn các nghiên
cứu này xem xét về mức độ quan trọng của các biến môi trƣờng mà nó tạo ra
thị trƣờng không hoàn hảo để lựa chọn phƣơng pháp chuyển giá. Hầu hết các
nghiên cứu trƣớc đã điều tra, khảo sát các MNC đang hoạt động tại Mỹ (ví dụ
nhƣ Tang và Chan 1979; Burns 1980; Borkowski năm 1992, 1997a, 1997b;
Tang năm 1993, 2002). Một vài nghiên cứu trƣớc đây cũng đã khảo sát các
MNC đang hoạt động tại các quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản (Tang và Chan
1979; Borkowski 1997a), Vƣơng quốc Anh (Tang 1981; Mostafa và cộng sự
1984) và Canada (Tang 1981; Borkowski 1997b). Ngoài ra, có nhiều nghiên
cứu về cơ chế đối phó với hành vi di chuyển lợi nhuận của các MNC thông
qua chuyển giá quốc tế (Klassen và cộng sự năm 1993; Jacob năm 1996;
Oyelere và Emmanuel năm 1998; Conover và Nichols 2000), nghiên cứu về
mục tiêu chuyển giá (Cravens và Shearon 1996), và phƣơng pháp chuyển giá
của các MNC (Kachelmeier và Towry 2002). Các nghiên cứu này đã phân
tích các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá quốc tế,
cụ thể nhƣ sau:
Tang và Chan (1979) xác định các biến môi trƣờng quan trọng đƣợc xem
xét bởi các MNC có quy mô lớn của Mỹ và Nhật Bản trong việc thiết lập
chính sách chuyển giá của họ. Họ cũng xác định các biến môi trƣờng mà phân

biệt giữa các MNC của Mỹ và Nhật Bản về thực hành chuyển giá quốc tế.
Bằng cách phân tích kết quả khảo sát của 76 tập đoàn công nghiệp lớn của
Mỹ và 50 tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản, kết quả nghiên cứu của
Tang và Chan cho thấy lợi nhuận tổng thể của MNC, hạn chế về chuyển lợi
nhuận về nƣớc, vị thế cạnh tranh của các công ty con nƣớc ngoài, sự khác biệt
về mức thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập giữa các
quốc gia, đánh giá hiệu suất của các công ty con ở nƣớc ngoài đƣợc các MNC
của Mỹ đánh giá là 5 biến quan trọng nhất. Mặt khác, lợi nhuận tổng thể của
10


MNC, vị thế cạnh tranh của các công ty con nƣớc ngoài, giảm giá và đánh giá
lại ngoại tệ, hạn chế chuyển lợi nhuận về nƣớc và đánh giá hiệu suất của các
công ty con nƣớc ngoài đƣợc các MNC của Nhật Bản đánh giá là 5 biến quan
trọng nhất. Nghiên cứu của Tang và Chan cho thấy các biến môi trƣờng nhƣ:
sự quan tâm của các đối tác địa phƣơng, giảm giá và đánh giá lại ngoại tệ,
pháp luật chống bán phá giá, hạn chế nhập khẩu đƣợc, và những khác biệt
trong tỷ lệ thuế thu nhập và pháp luật về thuế thu nhập giữa các quốc gia đóng
góp phần lớn sự nhận thức khác nhau giữa việc đánh giá các MNC của Mỹ và
Nhật Bản.
Tang (1981) thảo luận về những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa bốn
nhóm quốc gia của các MNC (bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Canada và Vƣơng
quốc Anh) trong nghiên cứu của họ về các biến môi trƣờng ảnh hƣởng đến
quyết định chuyển giá. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy lợi nhuận tổng thể
cho công ty và vị thế cạnh tranh của các công ty con ở nƣớc ngoài đƣợc coi là
biến số quan trọng nhất của tất cả bốn nhóm quốc gia. Các MNC của Anh và
Nhật Bản đánh giá “sự quan tâm của các đối tác địa phƣơng trong các công ty
con nƣớc ngoài” quan trọng hơn so với các MNC của Mỹ và Canada. So với
các nhóm quốc gia khác, các MNC của Nhật Bản đánh giá biến “giảm giá và
đánh giá lại ngoại tệ” là quan trọng hơn cả.

Tang (1982) đã nghiên cứu 20 biến số môi trƣờng xem xét bởi các công
ty đa quốc gia của Anh trong việc xây dựng chính sách chuyển giá đa quốc
gia, bao gồm: (1) Lợi nhuận tổng thể cho công ty; (2)Vị thế cạnh tranh của
các công ty con ở nƣớc ngoài; (3) Đánh giá hoạt động của chi nhánh nƣớc
ngoài; (4) Hạn chế áp đặt bởi các nƣớc trên chuyển lợi nhuận hoặc cổ tức; (5)
Sự cần thiết phải duy trì tiền mặt đầy đủ chảy vào công ty con ở nƣớc ngoài;
(6) Duy trì mối quan hệ tốt với chính phủ sở tại; (7) Giảm giá và đánh giá lại
trong nƣớc; (8) Lợi ích của các đối tác địa phƣơng trong các công ty con
11


nƣớc ngoài; (9) Hạn chế nhập khẩu áp đặt của nƣớc ngoài; (10) Quy định và
yêu cầu của báo cáo tài chính cho các công ty con nƣớc ngoài; (11) Tỷ lệ thuế
hải quan và hải quan pháp luật mà công ty có hoạt động; (12) Chống bán phá
giá pháp luật của nƣớc ngoài; (13) Sự khác biệt trong tỷ lệ thuế thu nhập và
pháp luật về thuế thu nhập giữa các nƣớc; (14) Sự cần thiết của các công ty
con ở nƣớc ngoài để tìm kiếm các quỹ địa phƣơng; (15) Hạn chế áp đặt bởi
các nƣớc trên số tiền bản quyền hoặc phí quản lý có thể đƣợc tính vào chi
nhánh nƣớc ngoài; (16) Pháp luật chống độc quyền của nƣớc ngoài; (17) Tỷ lệ
lạm phát ở nƣớc ngoài; (18) Khối lƣợng chuyển lien quốc gia; (19) Nguy cơ
tƣớc quyền sở hữu ở nƣớc ngoài nơi mà các công ty có hoạt động; (20) Yêu
cầu chính phủ trong nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Dựa trên phƣơng
pháp khảo sát điều tra và phƣơng pháp đánh giá, Tang đã thiết kế 1 bộ câu hỏi
khảo sát dựa trên 20 biến số môi trƣờng nêu trên vàc gửi đến các giám đốc
điều hành của 290 công ty sản xuất và khai thác khoáng sản trong số 500 các
công ty lớn nhất của Anh. Những ngƣời trả lời sẽ đánh giá mức độ quan trọng
của 20 biến số môi trƣờng trong việc xây dựng chính sách giá chuyển nhƣợng
của công ty đa quốc gia. Ngƣời trả lời đƣợc hỏi để sẽ đánh giá tầm quan trọng
của mỗi biến môi trƣờng trên thang điểm cao nhất là 5 điểm và giảm dần tới 1
điểm, trong đó: “vô cùng quan trọng” là 5 điểm; “rất quan trọng” là 4 điểm;

“quan trọng vừa” là 3 điểm; “không quá quan trọng” là 2 điểm; và “không
quan trọng” là 1 điểm. Cuối cùng, Ông đã nhận đƣợc câu trả lời của 80 ngƣời
từ 80 công ty đƣợc hỏi, 63 công ty (79%) cho rằng họ đã sử dụng ít nhất một
phƣơng pháp giá chuyển nhƣợng để tính toán giá chuyển nhƣợng nội bộ; 16
ngƣời trả lời cho biết công ty họ sử dụng giá chuyển giao nội bộ không đáng
kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 20 biến điều tra, “lợi nhuận tổng thể
của công ty” là quan trọng nhất. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng “vị thế
cạnh tranh của các công ty con” và “duy trì dòng tiền mặt đầy đủ trong các
công ty con ở nƣớc ngoài” đƣợc xếp hạng cao, trong khi “sự khác biệt về thuế
12


suất thuế thu nhập và pháp luật về thuế thu nhập” nhận đƣợc sự đánh giá thấp.
Cũng về các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giá quốc tế, Yunker (1983)
đã nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm trong và giữa ba khía cạnh của chính
sách của công ty đa quốc gia. Ba khía cạnh chính sách là: đánh giá hiệu suất,
sự tự chủ của công ty con và chuyển giá. Kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ
giữa các biến số chính sách là có ý nghĩa. Cụ thể, nếu doanh nghiệp đa quốc
gia sử dụng giá chuyển nhƣợng để đạt đƣợc tổng lợi nhuận toàn cầu thì ít chú
trọng vào việc đánh giá năng lực và hiệu suất công việc của các nhà quản lý
tại các đơn vị phụ thuộc. Đồng thời nghiên cứu của Yunker cũng chỉ ra rằng
tổng thể điều kiện thị trƣờng và nhu cầu đối với sản phẩm, quy định của chính
phủ và những hạn chế, nguyên vật liệu, chi phí lao động và mức độ cạnh tranh
là yếu tố môi trƣờng quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự lựa chọn phƣơng pháp
chuyển giá của doanh nghiệp đa quốc gia.
Tang (1993) đã kiểm tra các vấn đề về thuế và quản lý liên quan đến
hoạt động chuyển giá của các MNC của Mỹ trong những năm 1990. Kết quả
cho thấy nhiều công ty sử dụng ít nhất một phƣơng pháp chuyển giá. Kết quả
nghiên cứu rằng các công ty thƣờng sử dụng phƣơng pháp chuyển giá dựa
trên thị trƣờng nhiều hơn trong những năm 1990. Trong số 12 biến số đƣợc

nghiên cứu, biến số "lợi nhuận tổng thể của công ty” đã nhận đƣợc đánh giá
cao nhất. Xếp hạng khác tƣơng đối cao bao gồm “xem xét thuế thu nhập”,
“hạn chế về chuyển lợi nhuận hoặc cổ tức”, “vị thế cạnh tranh của các công ty
con ở nƣớc ngoài” và “tỷ lệ thuế hải quan và pháp luật hải quan nơi công ty
hoạt động”. Ba biến số có ảnh hƣởng ít nhất là “Chính phủ Mỹ yêu cầu về
FDI”, “nguy cơ tƣớc quyền sở hữu tại nƣớc ngoài” và “tỷ lệ lạm phát ở nƣớc
ngoài”. Nhƣ vậy, so với nghiên cứu trƣớc của Tang (1979), chênh lệch về
mức thuế thu nhập và sự khác nhau về pháp luật thuế giữa các quốc gia, duy
trì mối quan hệ tốt với chính quyền nƣớc sở tại, nhu cầu tìm kiếm nguồn vốn
địa phƣơng của các công ty con ở nƣớc ngoài, và pháp luật chống độc quyền
của nƣớc sở tại là các biến môi trƣờng quan trọng tác động đến quyết định
13


chuyển giá của các MNC.
Tang (2002) cập nhật Tang (1993), một số biến môi trƣờng đƣợc sử
dụng trong Tang (1993) đã đƣợc thay thế bằng các biến môi trƣờng mới trong
nghiên cứu Tang (2002). Ví dụ, biến “sự khác biệt về mức thuế thu nhập và
pháp luật thuế giữa các quốc gia” cũ không đƣợc sử dụng, và thêm vào các
biến mới bao gồm “chuyển giá và các quy định thuế khác ở Mỹ”, “chuyển giá
và các quy định thuế khác của nƣớc ngoài”, và “sự khác biệt về mức thuế thu
nhập giữa các quốc gia”. Kết quả nghiên cứu của Tang (2002) cho thấy
chuyển giá và các quy định thuế khác ở Hoa Kỳ là quan trọng nhất, tiếp theo
là lợi nhuận tổng thể là yếu tố quan trọng thứ hai đối với quyết định chuyển
giá của các MNC.
Nhằm mục đích tìm ra mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng
khác nhau đến quyết định chuyển giá của các MNC, Burns (1980) đã phân
tích những phản hồi từ giám đốc điều hành tài chính của 62 MNC có trụ sở tại
Mỹ. Các giám đốc điều hành tài chính đã đƣợc yêu cầu đánh giá tầm quan
trọng của mỗi yếu tố môi trƣờng và lựa chọn ra 5 yếu tố môi trƣờng quan

trọng nhất ảnh hƣởng đến quyết định chuyển giá của họ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy điều kiện thị trƣờng ở nƣớc ngoài, cạnh tranh ở nƣớc ngoài, lợi
nhuận hợp lý cho các chi nhánh nƣớc ngoài, thuế thu nhập liên bang Hoa Kỳ,
và điều kiện kinh tế ở nƣớc ngoài đƣợc đánh giá là năm yếu tố quan trọng
nhất trong số những yếu tố khác.
Mostafa và Cộng sự (1984) sử dụng phân tích biệt để kiểm tra xem
các biến môi trƣờng bao gồm lợi nhuận tổng thể của công ty, quyền tự chủ
của các công ty con ở nƣớc ngoài, và tuân thủ thuế nƣớc ngoài và các quy
định thuế xuất nhập khẩu ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các phƣơng pháp
chuyển giá của MNC. Bằng cách khảo sát và thu thập dữ liệu từ 46 MNC của
Anh. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của các biến, bao gồm cả lợi nhuận
14


tổng thể của công ty, quyền tự chủ của các công ty con ở nƣớc ngoài, và tuân
thủ thuế nƣớc ngoài và các quy định thuế xuất nhập khẩu, và đánh giá hiệu
quả của các công ty con ở nƣớc ngoài có liên quan đáng kể đến các phƣơng
pháp chuyển giá quốc tế đƣợc sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu này không xếp
hạng tầm quan trọng của mỗi biến trên quyết định chuyển giá, cũng không
kiểm tra mối quan hệ giữa các phƣơng pháp chuyển giá đƣợc sử dụng và các
biến môi trƣờng độc lập.
Oyelere và cộng sự (1999) đã nghiên cứu tầm quan trọng tƣơng đối
của 17 yếu tố môi trƣờng theo xếp hạng của hai nhóm: Công ty đa quốc gia
do nƣớc ngoài kiểm soát và Công ty đa quốc gia do những ngƣời bản địa
kiểm soát. Dữ liệu đƣợc thu thập bằng cách khảo sát 300 công ty trụ sở tại
Anh. Một nửa trong số các công ty mẫu là doanh nghiệp đa quốc gia do nƣớc
ngoài kiểm soát. Những mẫu này sau đó đã giao cho 150 ngƣời Anh kiểm
soát. Kết quả cho thấy mức độ thống nhất cao giữa hai nhóm trên bảng xếp
hạng 17 yếu tố mẫu. Khi các yếu tố đƣợc xếp thành ba nhóm khác nhau
(chuyển dịch thu nhập, hoạt động nội bộ và các yếu tố kinh tế liên quan), tuy

nhiên, hai nhóm công ty đƣợc tìm thấy chỉ đồng ý về thứ tự xếp hạng của các
yếu tố chuyển dịch thu nhập. Họ không đồng ý các cấp bậc của hoạt động nội
bộ và các yếu tố kinh tế. Ở mức độ yếu tố cá nhân, khác biệt đáng kể trong
bảng xếp hạng của họ trong năm yếu tố môi trƣờng bao gồm; „đánh giá năng
suất”, “duy trì dòng tiền”, “yếu tố kinh tế/điều kiện thị trƣờng”, “hạn chế về
chuyển thu nhập về nƣớc” và “quyền tự chủ công ty con”.
Oyelere và Emmanuel (1998) kiểm tra khả năng sử dụng chuyển giá
quốc tế nhƣ một cơ chế chuyển dịch thu nhập của các công ty do nƣớc ngoài
kiểm soát hoạt động Anh bằng cách phân tích các báo cáo tài chính thƣờng
niên. Họ so sánh lợi nhuận và cổ tức phân phối của 36 công ty do nƣớc ngoài
kiểm soát và 36 công ty do Anh kiểm soát trong khoảng thời gian hai năm. Họ
15


×