Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Phân tích chiến lược định vị, lien kết thương hiệu trong doanh nghiệp Cocacola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.07 KB, 26 trang )

ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT VÀ ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
CHO VÍ DỤ ?
LỜI MỞ ĐẦU
Cũng như con người sinh ra luôn muốn có một chỗ đứng trong xã hội.Sản phẩm
khi được tạo ra cũng mong có vị trí xứng đáng trên thị trường.Vì thế,ngay từ khi
còn thai nghén ,nó đã mang biết bao mong ước ấp ủ ,để định vị bản thân ở vị trí tốt
nhất.Sản phẩm dù đơn giản hay phức tập thì trong mỗi thiết kế của nó đều mang ý
nghĩa riêng hàm chứa thông điệp của người sản xuất,để nó không chỉ là vì sao xuỵet
ngang bầu trời mà trở thành hình ảnh sống động khắc sâu trong tâm trí khách
hàng.Đó là thành công của rất nhiều nỗ lực,cố gắng định vị và liên kết.
Có khi nào bạn hỏi :
Vì sao TH true milk chọn màu trắng tinh khôi và màu xanh non của cỏ tươi
Dầu gội X - Men là hình ảnh người đàn ông lịch lãm quyến rũ
Bánh trung thu Kinh Đô với trăng vàng sum họp.
Coca-cola với sắc đỏ rực rỡ.
Trung Nguyên là “khơi nguồn cảm hứng”
Tại sao những người quyền thế,giàu có chọn Mercedes?.... và rất nhiều những câu
hỏi khác nữa.
Đề tài “phân tích chiến lược định vị và liên kết thương hiệu” sẽ là câu trả lời cho
những thắc mắc đó!
CHƯƠNG 1 : CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU
I)Khái niệm :
Định vị thương hiệu là chiếm giữ “hình ảnh” trong tâm trí của khách hàng.
Chiến lược định vị phù hợp sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt được khắc sâu trong
suy nghĩ của khách hàng. Định vị thương hiệu tạo ra chỗ đứng của thương hiệu so
với các đối thủ trong ngành,định hướng các hoạt động tiếp thị, truyền thông và
chiến lược thương hiệu.
Định vị sản phẩm hay dịch vụ là nghệ thuật và khoa học để làm cho sản phẩm hoặc
dịch vụ phù hợp với một hoặc nhiều phân đoạn thị trường, theo hướng khác biệt
một cách có ý nghĩa trong cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu khác biệt và nổi trội.


II) Phát triển chiến lược định vị:
Để tạo ra vị trí cho một sản phẩm và dịch vụ, các nhà quản lý trước hết phải trả
lời được sáu câu hỏi:
Một, vị trí của sản phẩm hay thương hiệu của cty được khách hàng nhận thức
trên thị trường là gì?
Hai, thương hiệu của cty muốn đạt được vị trí gì?
Ba, cty phải cạnh tranh với cty nào nếu chúng ta dự định thiết lập vị trí đó?
Bốn, liệu cty có đủ tài chính để theo đuổi và duy trì vị trí đó trên thị trường?
Năm, cty có dám dốc hết tâm sức để theo đuổi chiến lược định vị đó không?
Sáu, phương pháp sáng tạo nào phù hợp với chiếnlược định vị đó?
Tuỳ thuộc vào mỗi sản phẩm hay dịch vụ, người ta lựa chọn chiến lược định vị
cho phù hợp. Có thể định vị theo đặc tính và lợi ích sản phẩm, theo giá và chất
lượng, theo lớp sản phẩm, theo người sử dụng sản phẩm, hoặc theo đối thủ cạnh
tranh.
III) Quyết định chiến lược :
Sau khi xem xét sự lựa chọn về các phương pháp định vị đã nêu,các công ty
phải quyết định chiến lược nào là phù hợp nhất cho hãng hoặc cho một sản
phẩm, và bắt đầu phát triển chiến lược đó. Thông thường, quá trình để quyết
định được 1 chiến lược định vị cho 1 sản phẩm hay thương hiệu cần thực hiện 6
bước:
• Xác định đối thủ cạnh tranh: Quá trình này yêu cầu tầm suy nghĩ rất rộng.
Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những sản phẩm hoặc thương
hiệu nằm trong danh mục sản phẩm của cty, hoặc là cty phải cạnh tranh một
cách trực tiếp.
• Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về các đối thủ cạnh tranh: Đó là
đánh giá những đặc tính quan trọng khi người tiêu dùng chú ýá một sản
phẩm hay một thương hiệu? Người tiêu dùng phải được mời tham dự những
cuộc toạ đàm hoặc thông qua cuộc khảo sát để chỉ ra những đặc tínhquan
trọng của sản phẩm trong quyết định tiêu dùng của họ. Quá trình này tạo nên
cơ sở để quyết định các vị trí cạnh tranh.

• Đánh giá các vị trí của đối thủ cạnh tranh: Sau khi xác định các yếu tố liên
quan và tầm quan trọng tương ứng đối với người tiêu dùng, chúng ta phải xác
định mỗi đối thủ cạnh tranh định vị sản phẩm theo đặc tính nào, so sánh
tương đối với các đối thủ khác. Các cuộc khảo sát người tiêu dùng được yêu
cầu để thực hiện đánh giá này.
• Phân tích sự ưa chuộng của người tiêu dùng: Các nghiên cứu về phân đoạn
thị trường cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố có thể phân biệt các nhóm khách
hàng, bao gồm phong cách sống, động lực mua hàng, sự khác biệt về nhân
chủng học. Mỗi phân đoạn này sẽ có động lực khác nhau và sự đánh giá tầm
quan trọng khác nhau.
• Ra quyết định: Các nhà quản lý thường phải trả lờimột số câu hỏi. Liệu
chiến lược phân đoạn thị trường có phù hợp hay không? Nguồn lực tài chính
có đủ để truyền thông vị trí của thương hiệu hiệu quả hay không? Mức độ
cạnh tranh mạnh như thế nào? Chiến lược định vị hiện tại có đang được thực
hiện hay không?
• Giám sát thực hiện chiến lược: Khi chiến lược được triển khai, cty phải
giám sát mức độ thành công trên thị trường, thực hiện các cuộc nghiên cứu
khảo sát để đo lường hình ảnh của sản phẩm hay của hãng một cách liên tục.
Các cty phải luôn xác định được những nhận thức thay đổi của khách hàng,
bất cứ một nhận thức lệch lạc về nào về hình ảnh của thương hiệu cần phải
được chú ý và điều chỉnh ngay. Đồng thời, tác động của các đối thủ cạnh
tranh vào nhóm khách hàng của công ty cũng luôn cần được theo dõi.
Khi đã xác định được phương pháp tiếp cận thị trường, bước kế tiếp là tìm cách
thu hút khách hàng đến với thương hiệu.
IV, Các chiến lược định vị
1.Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu ,sản phẩm:
Thông thường ,các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính để dẫn đầu trong
toàn bộ các lĩnh vực ,vì vậy họ cần phải lựa chọn giữa các khả năng và tập trung
vào một khía cạnh để dẫn đầu trong các khía cạnh đó .Có 3 cách định vị rộng mà
thường người ta vẫn chú ý:

+ Trở thành nhà sản xuất sản phẩm chuyên biệt với các sản phẩm khác .Đó là
các nhà sản xuất đi đầu về việc tạo ra các sản phẩm mới độc đáo khác biệt với
đối thủ cạnh tranh đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng.
+ Dẫn đầu về giá thành thấp nhất: Khi không thể trở thành người dẫn đầu về
công nghệ hay khai thác thị trường chuyên biệt thì cái đích hướng tới là dẫn
đầu về giá thành thấp. Tuy nhiên ,trong thực tế vẫn tồn tại trường hợp một số
doanh nghiệp có thể dẫn đầu trên cả hai lĩnh vực là sản xuất sản phẩm độc đáo
với chi phí thấp.Ví dụ như công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt-Ý khoonh
những là công ty dẫn đầu về sản phẩm độc đáo mà còn thiên về cơ cấu chi phí
sản xuất thấp .
+ Khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường
chuyên biệt.
Nếu công ty cố gắng tập trung vào cả 3 khía cạnh trên mà không dẫn đầu một
khía cạnh nào cả ,họ có thể thất thế trước những doanh nghiệp chỉ xuất sắc trong
1 khía cạnh. Các chiến lược khác nhau đòi hỏi văn hóa đặc thù của tổ chức theo
các quá trinh nhằm phục vụ cho quá trình đó.
2. Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu ,sản phẩm:
Cốt lõi của định vị đặc thù là nhấn mạnh đến một lý do duy nhất để khách hàng
chọn mua,rồi xoáy vào đó đưa ra chiến lược truyền thông hiệu quả tác động vào
nhận thức của khách hàng. Xuất phát từ thực tiễn sản phẩm kinh doanh và chiến
lược hoạt động của công ty để lựa chọn một trong những cách thức sau:
2.1.Định vị dựa trên Lợi ích sản phẩm (Benefits)
Tiêu thức này tương tự như tiêu thức trên, nhưng khác ở chỗ thay vì nói đặt tính
hiện hữu của sản phẩm, tiêu thức này nói về hiệu quả lợi ích và đặc tính mà sản
phẩm đó mang lại cho người tiêu dùng. Trong trường hợp kem đánh răng có chứa
fluor (tức là feature), lợi ích mang lại là ngừa sâu răng (benefit).
Tiêu thức này thỏa mãn việc trả lời trực tiếp và câu hỏi của người tiêu dùng là
“sản phẩm (nhãn hiệu) này mang lại cho tôi lợi ích gì”.
Nếu triển khai định vị cho tiêu chí safety của Volvo, ta có thể tuyên bố một lợi ích
gần gũi hơn có thể là protection (bảo vệ). Dĩ nhiên tuyên bố này phải đi liền với

một feature hiện hữu, như là túi khí an tòan trước vô lăng (airbag).
2.2.Định vị theo Giá trị và sự nổi tiếng của doanh nghiệp
Nhiều công ty dựa vào ưu thế Thương hiệu Công ty để định vị nhãn hiệu sản phẩm
hay đồng hóa nhãn hiệu sản phẩm với thương hiệu công ty. Điển hình là Sony,IBM
và Nestlé. Uy tín, mức độ nhận biết và giá trị của thương hiệu mẹ là một tài sản
quý giá cho việc đính nhãn vào các nhãn hiệu con, hay bảo trợ cho các nhãn hiệu
con. Đối với người bán (the trade: đại lý, người bán lẻ) thì chiến thuật này chứng
minh được lợi thế vô song, ngay cả khi mà việc đầu tư cho các nhãn phụ (sub-
brand) chưa được thực hiện.
Tuy nhiên chiến lược này không phải là không có mặt trái. Điển hình là trong tình
huống mà các đối phương đã xác lập các nhãn hiệu sản phẩm thực sự mạnh và
đầy cá tính. Một Công ty đến sau không thể máy móc áp dụng chiến thuật thương
hiệu mẹ bao trùm, lý do dễ hiểu là một thương hiệu lớn đã đi vào tiềm thức công
chúng với những hình ảnh rất cụ thể, mà các hình ảnh đó chưa chắc đã phù hợp
với một nhãn hiệu sản phẩm rất riêng biệt.
Một nhãn hiệu con được bảo chứng, khi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng ngược lại đến
các thương hiệu mẹ. Trường hợp của nhãn hiệu lốp xe hơi Firestone, khi gặp vấn
đề chất lượng, xì-căng-dan này ảnh hưởng ngay đến uy tín thương hiệu mẹ là
Bridgestone và nhãn hiệu xe Ford.
Một ví dụ về sự áp dụng tiêu thức này rất thành công tại Việt Nam là Vinamilk.
Trong những năm gần đây, bằng việc tái định vị hình ảnh thương hiệu công ty
“chất lượng quốc tế – chất lượng Vinamilk”, công ty đã đột phá trong việc tái cấu
trúc cả một hệ thống nhận diện thương hiệu bao trùm và thay đổi hệ thống nhận
diện mới bằng cả một kế họach tốn kém hàng trăm tỷ đồng, song song đó là những
giải pháp truyền thông hiệu quả mang tính sáng tạo (điển hình là lần đầu tiên tài
trợ chương trình dự báo thời tiết). Tất cả các giải pháp tái định vị và giá cố hình
ảnh bằng hệ thống nhận diện mạnh mẽ đã làm vững chắc hơn uy tín của một
thương hiệu mạnh Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
2.3.Định vị dựa trên các tiêu chí chất lượng và thành tố giá trị
Đây là tiêu thức định vị kinh điển thường được sử dụng với nhiều chủng loại sản

phẩm khác nhau kể cả các Nhãn hiệu hàng tiêu dùng danh tiếng, điển hình là các
nhãn hiệu Unilever và của P&G. Các đặc tính sản phẩm hay thành tố hình ảnh
thương hiệu (brand attributes) được sử dụng triệt để và nhất quán để nêu bật sự
khác biệt, tốt hơn hay cả hai điều đó.
Trong ngành xe hơi, hầu hết các hãng xe đều sử dụng tiêu thức này để giữ cho các
thương hiệu sản phẩm của mình một khoản an toàn vượt lên trên các đối thủ cạnh
tranh, hoặc nói cách khác là tạo trong tâm thức người tiêu dùng rằng nhãn hiệu
của mình vượt trội.
Volvo là một điển hình thành công với tiêu chí an toàn (safety) sử dụng nhất quán
và xuyên suốt và đạt thành công đến mức không ít các hãng xe hơi khác cố công
định vị theo safety, và dĩ nhiên không thể thành công như người tiên phong Volvo
(the nguyên tắc first-in của Al Ries & Jack Trout).
Tiêu chí vượt trội về giá trị của sự an toàn dẫn đắt và định hướng qúa trình
nghiên cứu phát triển tạo ra những lợi ích sản phẩm xe hơi thiên về sự an toàn cho
người sử dụng mà điển hình nhất là hệ thống túi khí.
Với chiến lược định vị sử dụng tiêu thức này, có thể tạo ra khả năng đi trước và sở
hữu một giá trị hình ảnh (brand image attribute) nhất quán và lâu bền, nếu như
tiêu chí được chọn phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong suốt một thời gian dài,
như trường hợp safety của Volvo
2.4. Định vị Cạnh tranh
Một tiêu thức rất quan trọng nữa đó là xây dựng định vị dựa trên cạnh tranh.
Chúng ta hãy tạm gọi đó là chiến lược định vị đối ứng. Mặc dù trong tình thế có thể
là bị động, định vị đối ứng hay định vị cạnh tranh lại là điều bắt buộc phải làm
trước khi có thể buột phải đi đến một quyết định định vị sai lầm khác hay một
quyết định bỏ cuộc.
Đa phần các định vị theo tiêu thức cạnh tranh thường hay sử dụng phép so sánh.
Chúng ta cần lưu ý phải sử dụng tiêu chí định vị so sánh một cách thật khéo léo, và
trong mọi trường hợp hầu như không được phép nêu đích danh tên của nhãn hiệu
cạnh tranh. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp chúng ta có thể sử dụng tên
của một đơn vị trung gian, một đơn vị hay một nhãn hiệu có uy tín đứng ra bảo

chứng cho ưu thế cạnh tranh định vị của mình.
Việc tuyên bố dẫn đầu hay phô trương ưu thế cạnh tranh của thương hiệu công ty
đôi khi lại không có tác dụng hay không liên quan gì đến khả năng dẫn đầu hay ưu
thế cạnh tranh của nhãn hiệu sản phẩm. Những tiêu chí chứng minh ưu thế cạnh
tranh là đáng tin cậy về mặt luận lý hay pháp lý, nhưng đối với người tiêu dùng
bình thường thì đôi khi họ không thể hiểu hay chấp nhận được.
2.5.Định vị theo nhóm Khách hàng mục tiêu
Đây là một chiêu thức kinh điển, xuất phát từ các phương pháp Phân khúc Thị
trường cơ bản như demographic. Càng đào sâu nghiên cứu và thấu hiểu người
tiêu dùng (consumer insight), chúng ta càng có nhiều cơ hội định vị nhãn hiệu một
cách hiệu quả với những chiêu thức hấp dẫn và sáng tạo.
Nike là một điển hình, Nike tập trung nghiên cứu người tiêu dùng của mình và đưa
ra những chương trình huấn luyện chuyên đề cho từng nhóm sản phẩm đối với
từng bộ môn thể thao.
Đây là một công cụ định vị đa nhãn hiệu một cách hiệu quả. Bởi càng đào sâu vào
các phân khúc, chúng ta càng khám phá ra những phân khúc mới rất riêng biệt.
Điển hình của thành công này tại Việt Nam là công ty hóa mỹ phẩm UNZA với các
nhãn hiệu Enchanteur, Eversoft và Romano, với những chiêu thức định vị rất
chuyên biệt, dựa trên nghiên cứu thấu đáo về đa dạng phân khúc (segmentation).
Vấn đề có thể xảy ra trong khi áp dụng chiêu thức này là chưa thật sự nắm vững
hay am hiểu các phân khúc thị trường hay đánh giá các phân khúc thị trường
bằng con mắt chủ quan. Thật ra các Phân khúc sau khi đã được nhận rõ và phân
định, còn cần phải được lượng hóa một cách khoa học để đánh giá tiềm năng thật
sự.
CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC LIÊN KẾT THƯƠNG HIỆU
I, Khái niệm
Liên kết thương hiệu được hiểu là tất cả các biện pháp và phương tiện kết nối bộ
nhớ của khách hàng với hình ảnh thương hiệu.
Đặc điểm:
- Liên kết thương hiệu không tự nhiên mà có, mà nó là kết quả của quá trình nỗ

lực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động và được ghi nhận bởi khách hàng.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng các phương tiện, công cụ khác nhau để tạo dựng
liên kết thương hiệu.
- Liên kết thương hiệu cùng với nhận thức thương hiệu, chất lượng thấy được,
tài sản khác, và lòng trung thành là những tài sản thương hiệu.
- Liên kết thương hiệu chỉ có thể có khi khách hàng biết đến thương hiệu.
II, Các dạng liên kết thương hiệu :
1, Phân loại theo kinh nghiệm thực tiễn
Aaker theo kinh nghiệm thực tiễn về tầm quan trọng của liên kết thương hiệu, đã
liệt kê ra 11 loại liên kết thương hiệu như sau:
1.1.Thuộc tính của sản phẩm:đó là sử dụng các hình ảnh nổi trội độc đáo của
thương hiệu để liên kết với khách hàng
Khi nhắc tới thương hiệu Mercedes mọi người đã nghĩ tới hình ảnh sang trọng, nổi
trội của nó.
Hay nhãn hiệu kem đánh răng Colgate nổi trội với công dụng ngừa sâu răng.
1.2.Thuộc tính vô hình : đó là khi chất lượng của sản phẩm mà khách hàng cảm
nhận được.
Nhiều khách hàng rất thích sử dụng sản phẩm dầu gội Dove. Vì chất lượng tốt,đáp
ứng được nhu cầu của người sử dụng đó là: mượt tóc, tóc khỏe không bị chẻ ngọn,

1.3.Lợi ích của khách hàng: hiệu quả sử dụng của sản phẩm khi khách hàng sử dụng
sản phẩm.
Điện thoại của Nokia tạo cho khách hàng sự yên tâm về độ bền, chất lượng của loại
sản phẩm này
1.4.Giá cả tương quan: tạo liên tưởng tới chất lượng như là giá cả cao chất lượng
cũng cao, giá cả thấp chất lượng vẫn giữ nguyên,giá cả thấp chất lượng không cao.
Điện thoại iphone của Apple giá cả cao làm cho người tiêu dùng liên tưởng tới chất
lượng của sản phẩm phải cao hơn các sản phẩm cùng loại.
Hàng Wow trong Big C giá cả rẻ hơn các hàng chính hãng và chất lượng cũng thấp
hơn phù hợp với những người có thu nhập trung bình.

Nước mắm Nam Ngư đệ nhị giá rẻ hơn nước mắm Nam Ngư nhưng chất lượng vẫn
không có gì khác biệt.
1.5.Khả năng sử dụng,ứng dụng, thời điểm sử dụng sản phẩm.
Những chai dầu gội dạng chai to giúp người sử dụng có thể tiết kiệm được nhiều
hơn túi shacked.
1.6, Người sử dụng, loại khách hàng
Thương hiệu có thể phân loại khách hàng, mỗi khách hàng thuộc các đối tượng
khác nhau sẽ có những sản phẩm riêng, phù hợp với họ. có rất nhiều cách phân chia
sản phẩm theo khách hàng, có thể chia theo lứa tuổi, giới tính,…
Sản phẩm dầu gội đầu, có thương hiệu dành riêng cho nam: clear for men, hay
Xmen,…
Hay sản phẩm dầu gội trị gàu dành cho khách hàng da gầu, sản phẩm dầu gội đầu
ngăn rụng tóc dành cho khách hàng muốn có mái tóc dày,…
1.7, Nhân vật nổi tiếng
Thương hiệu có thể được gắn với những nhân vật nổi tiếng để tạo ra sự thu hút với
khách hàng, hay tạo ra độ tin cậy. ví dụ như hình ảnh của Minh Hằng gắn với Head
and Shoulder, Mỹ Tâm với Pepsi,..
Nhân vật nổi tiếng có thể liên quan tới thương hiệu hoặc không. Nhưng cần phải có
sự chọn lựa kỹ càng trước khi chọn ai đó làm đại sứ thương hiệu. Nhũng nhân vật
này được gọi là các đại sứ thương hiệu, đại sứ thương hiệu có vai trò rất quan trọng
đối với doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp mới thành lập. đại sư thương hiệu
không đóng vai trò trong sự thành bại của doanh nghiệp nhưng có vai trò kích thích
sự phát triển của doanh nghiệp. Hình ảnh người nổi tiếng giúp tăng sự nhận biết của
khách hàng đối với quảng cáo, và giúp các quảng cáo dễ đi vào tâm trí khách hàng.
Có thể thấy quan hệ cùng chiều giữa thương hiệu và đại sứ thương hiệu: cùng đi lên
hoặc cùng đi xuống. nếu như đại sứ thương hiệu ngày càng nổi tiếng thì thương
hiệu cũng ngày càng được biết đến và ngược lại. nhưng khi sảy ra scandal của đại
sứ thương hiệu, thì thương hiệu ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Xét về mặt hiệu quả,
việc sử dụng "ngôi sao" quảng cáo có tác động rất lớn đến người tiêu dùng cũng
như thương hiệu, vì không chỉ gây ấn tượng tốt với khách hàng, những tên tuổi nổi

tiếng còn lôi kéo khách hàng chú ý đến thương hiệu, khiến họ có cái nhìn thiện cảm
đối với thương hiệu giống như tình cảm họ dành cho thần tượng của mình. Nhưng
khi có một sự kiện không hay sảy ra, hình tượng ấy lập tức sụp đổ trong lòng khách
hàng, họ sẽ quay lưng lại với chính sản phẩm mà trước đó vẫn tin dùng, mặc dù
quyết định ấy không liên quan tới sự thay đổi chất lượng sản phẩm. Pepsi đã từng
dùng cầu thủ Văn Quyến làm đại sứ thương hiệu, khi Văn Quyến là cầu thủ nổi trội
trong đội bóng, thì đây được coi là cơ hội tốt để quảng cáo cho Pepsi. Nhưng khi
Văn Quyến rơi vào vụ cá độ bóng đá, uy tín của Pepsi cũng bị giảm sút theo.
1.8, Lối sống, cá tính
Thương hiệu có thể làm nổi bật lối sống, cá tính cho người tiêu dùng. Đây chính là
một dạng liên kết thương hiệu doanh nghiệp tạo ra cho người tiêu dùng. Khi tiêu
dùng bất cứ sản phẩm nào, khách hàng cũng có thể nhìn thấy tính cách của mình
trong đó, hoặc là cách thể hiện tính cách của mình với mọi người. việc liên kết
thương hiệu với cá tín có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh, tăng doanh thu. Những sản phẩm có chất lượng tương tự nhưng tới từ các
thương hiệu khác nhau sẽ có những mức giá khác nhau, những người muốn khẳng

×