Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Thực tập tại xí nghiệp lương thực xay xát lúa Sài Gòn – SATAKE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 115 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Thực tập môn học Quá Trình Và Thiết Bị là cơ hội để sinh viên chúng em thu nhận những kiến thức thực tế.Được sự sắp xếp của bộ môn Máy Thiết Bị,chúng em được đến thực tập tại xí nhiệp lương thực Sài Gòn SATAKE. Một tháng thực tập tại đây đã giúp chúng em thu nhân rất nhiều điều bổ ích. Đó chính là cơ sở và nền tảng để chúng em có thể hiểu rõ hơn các mơn chun ngành trong những học kì tiếp theo.

Để có được kết quả này, trước tiên chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Máy- Thiết Bị, khoa Hóa trường đại học Bách Khoa Tp.HCM đã tạo điều kiện cho chúng em đến với xí nghiệp lương thực xay xát lúa Sài Gòn – SATAKE.

Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà máy, các chú trong phòng kĩ thuật và ở phân xưởng sản xuất đã giúp đỡ,hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian qua. Sau cùng chúng em xin cảm ơn cô Như Ngọc, bộ môn máy – Thiết Bị đã hướng dẫn tận tình, giúp chúng em sữa chữa và hòa thành tốt báo cáo thực tập và các bản vẽ theo yêu cầu của bộ môn.

Tuy nhiên, báo cáo vẫn không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý nhận xét và chỉ dẫn của nhà máy, thầy cô hướng dẫn.

Tp HCM, tháng 7 năm 2009. Nhóm sinh viên thưcï tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NHẬN XÉT CỦA NHÀ MÁY </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

MỤC LỤC

<b>Phần I: Tổng quan xí nghiệp lương thực xay xát lua Sài Gịn- Satake --- Trang 4 </b>

I. Giới thiệu chung --- Trang 4 II. Lịch sử thành lập và phát triển --- Trang 4 III. Địa điểm xây doing --- Trang 4 IV. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự (H.1) --- Trang 5 V. Sơ đồ mặt bằng (H.2) --- Trang 6 VI. An toàn lao động --- Trang 7 VII. Xử lý nước thải và vệ sinh công nghiệp --- Trang 7 VIII. Cơng tác phịng cháy chữa cháy --- Trang 7

<b>Phần II: Dây chuyền công nghệ (DCCN) --- Trang 9 </b>

I. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh --- Trang 9 II. Năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất --- Trang 14 III. Sản phẩm của nhà máy --- Trang 15 IV. Sơ đồ bố trí thiết bị – máy móc (H.5) --- Trang 17

<b>Phần III: Quy trình cơng nghệ (QTCN) --- Trang 18 </b>

I. Quy trình cơng nghệ (H.6) --- Trang 19 II. Các cơng đoạn của quy trình --- Trang 20

<b>Phần IV: Máy – Thiết bị --- Trang 23 </b>

I. Máy sàng tạp chất --- Trang 24 II. Máy sấy --- Trang 30 III. Máy tách sạn --- Trang 41 IV. Máy xay lúa --- Trang 47 V. Máy gằn --- Trang 57 VI. Máy xát trắng --- Trang 68 VII. Máy đánh bóng --- Trang 76 VIII. Máy sàng đảo --- Trang 83 IX. Máy sàng trống --- Trang 91 X. Máy tách màu --- Trang 101

<b>Phần V: Các chỉ tiêu --- Trang 109 </b>

I. Chỉ tiêu chất lượng --- Trang 109 II. Tỉ lệ thu hồi thành phụ phẩm từ luau --- Trang 113 III. Định mức tiêu hao vật tư chủ yếu --- Trang 114

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Phần I </b>

<b>TỔNG QUAN VỀ </b>

<b>XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC SÀI GỊN – SATAKE. </b>

<b>I. GIỚI THIỆU CHUNG </b>

• Xí nghiệp lương thực Sài Gịn – Satake là một doanh nghiệp nhà nước , trực thuộc tổng công ty lương thực miền Nam.

• Nhà máy sản xuất và kinh doanh gạo với quy mô xay xát lúa lớn nhất, có cơng nghệ hồn thiện nhất Việt Nam, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

• Thị trường tiêu thụ: Việt Nam, Malaysia, Iran, Irag, Indonesia, Srilanka, Philippin…

<b>II. LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN 2.1. Lịch sử hình thành: </b>

• Xí nghiệp lương thực Sài Gịn – Satake được khởi công xây dựng vào ngày 22 tháng 7 năm 1988, dưới sự quản lý của công ty lương thực và sự giám sát lắp đặt của công ty Satake cung cấp thiết bị theo hình thức chuyển giao cơng nghệ trọn gói.

• Khánh thành vào ngày 26 tháng 7 năm 1989 với tên: “Nhà máy xay lúa Sài Gịn – Satake”.

• Giám đốc đầu tiên là cơ Nguyễn Thị Thi.

• Ban đầu có 300 cán bộ cơng nhân viên, gồm ban giám đớc và 7 phịng ban.

<b>2.2. Tình hình hoạt động và phát triển: </b>

- Nguyên liệu chủ yếu là lúa và gạo.

- Nhà máy thuộc tổng công ty lương thực miền Nam. - Hiện nay nhà máy có 42 cán bộ cơng nhân viên.

 Chức năng chủ yếu của nhà máy hiện nay là kinh doanh, chế biến xay xát lúa gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

<b>III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG </b>

 Trụ sở chính: Nhà máy xay xát lúa Sài Gòn – Satake, số 9 Đường Nguyễn Hữu Trí, xã Tân Túc, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

 Vị trí địa lí:

+ Phía đơng: giáp nhà dân

+ Phía tây: giáp nhánh sơng thơng ra chợ đệm. + Phía nam: giáp đường Nguyễn Hữu Trí. + Phía bắc: giáp sơng chợ đệm.

<b>IV. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ 4.1. Sơ đồ tổ chức: </b>

<i>Hình 1: Sơ đồ bố trí nhân sự của nhà máy </i>

<b>4.2. Bố trí nhân sự: </b>

4.2.1. Ban giám đốc:

- Một giám đốc phụ trách chung trực tiếp quản lý về mặt kinh tế của xí nghiệp.

- Một phó giám đốc kỹ thuật. - Một phó giám đốc hành chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4.2.2. Các phịng ban:  Phịng tổng hợp: • Cơ cấu:

- Bộ phận tổ chức hành chính: 2 người. - Tổ bảo vệ: 6 người.

- Tổ lái xe: 2 người.

- Kế hoạch kinh doanh: 2 người. - Điểm bán: 4 người

- Quản lý nguyên liệu, sản phẩm xuất, nhập, tồn kho.

- Lưu trữ và bảo quản nguyên liệu, sản phẩm trong kho, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

- Thực hiện kiểm tra nguyên liệu nhập kho và thành phẩm bằng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng sản xuất.  Xưởng sản xuất:

• Cơ cấu: 6 người - Ca máy 1. - Ca máy 2. - Tổ tiếp nhận. - Tổ cơ điện. - Tổ đóng gói  Tổ kỹ thuật: • Cơ cấu: 6 người

<b>V. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG ( Hình 2 ) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>VI. AN TOÀN LAO ĐỘNG </b>

Tuân thủ các quy định sau:

- Phải nắm vững các quy định công nghệ trước khi vận hành máy.

- Thận trọng khi thao tác gần các bộ phận đang chuyển động, các bộ phận ở vị trí cao.

- Chấp hành nghiêm chỉnh an toàn lao động và an toàn kỹ thuật lao động. - Trước khi vận hành máy phải kiểm tra xem máy có hư hỏng hay khơng. Nếu có hiện tượng phá hoại phải báo cáo với giám đốc và bộ phận bảo vệ để xử lý. Khơng có bất cứ ai vào gần máy để xem hoặc sờ mó khi máy đang hoạt động nếu khơng có sự cho phép của ban quản lý.

- Mỗi máy phải có hồ sơ, lý lịch máy, bản quy trình, quy phạm gắn vào máy. - Khi bàn giao ca, tổ trưởng phải ghi chép đầy đủ các chi tiết quy định trong sổ ban giao, nhật ký sản xuất, tình trạng máy móc, thiết bị, để ca sau làm việc có hướng xử lý.

- Đảm bảo đúng quy định nhập liệu để máy không quá tải. - Chú ý tiếng máy và còi báo động để đề phòng rủi ro xảy ra.

- Tổ sửa chữa cơ điện cần được huấn luyện và tuân thủ chặt chẽ an toàn vận hành mọi cơ cấu thiết bị, máy móc để tránh xảy ra sự cố.

- Bảo dưỡng máy định kỳ.

<b>VII. XỬ LÝ PHẾ THẢI VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 7.1. Xử lý phế thải: </b>

• Nước thải: Chủ yếu là nước sinh hoạt, nước vệ sinh máy nên ô nhiễm không đáng kể, do đó có thể thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh.

• Khí thải: Hiện nay nhà máy chỉ tiến hành sấy gió nên khơng có khí độc, do đó có thể thải lên trời bằng hệ thống hút hơi.

• Bụi cơng nghiệp: Chủ yếu là bụi cám, được xử lý bằng cách cho qua các buồng lắng nên bụi ra ngồi khơng đáng kể.

<b>7.2. Vệ sinh cơng nghiệp: </b>

• Thực hiện khá tốt chế độ vệ sinh công nghiệp trong quy trình sản xuất. • Vệ sinh mỗi đợt sản xuất.

• Vệ sinh mỗi ngày.

<b>VIII. CƠNG TÁC PHỊNG CHÁY CHỮA CHÁY </b>

Nhà máy có những điều kiện hết sức thuận lợi cho cơng tác phịng cháy, chữa cháy:

<b>8.1. Vị trí và điểm đặt của nhà máy: </b>

• Vị trí tiếp giáp với sơng chợ Đệm thuận lợi cho việc chữa cháy. • Địa điểm xa nhà dân nên khơng có khả năng cháy xa.

• Gần đội phịng cháy chữa cháy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

• Bên trong nhà máy có lối đi rộng nên xe chữa cháy có thể tiếp cận dễ dàng.

<b>8.2. Nguồn nước chữa cháy dồi dào: </b>

• Nguồn nước bên ngoài: Hai mặt nhà máy tiếp giáp sông, khi thủy triều xuống xe chữa cháy vẫn lấy được nước. Có nhiều ao hồ xung quanh, nơi gần nhất cách nhà máy 500m.

• Nguồn nước bên trong nhà máy: Hệ thống nước máy rông khắp nhà máy.

<b>8.3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy nổ: </b>

• Do sự cố về điện.

• Vi phạm nội quy an tồn chống cháy nổ. • Có kho dầu (dầu đốt lò sấy).

<b>8.4. Đặc điểm cơng tác phịng cháy chữa cháy của nhà máy: </b>

• Lực lượng phịng cháy chữa cháy tại chỗ.

• Một đội gồm 36 người làm việc theo ca,mỗi ca gồm 12 người do công an quận 6 huấn luyện.

• Phương tiện: 1 máy bơm, 9 cuộn dây, bình bột 100kg, 37 bình CO<small>2</small>.

<b>8.5. Cơng tác kiểm tra an tồn phịng cháy chữa cháy(PCCC): </b>

• Đề ra nội quy, quy định an toàn về PCCC cho từng khu vực. • Thưcï hiện các kiến nghị của đội PCCC thành phố và quận.

• Đề ra biện pháp PCCC cho từng khu vực sản xuất, bảo quản, vận chuyển vật tư hàng hóa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Nhà máy được thiết kế chủ yếu dùng cho nguyên liệu là lúa. - Tuy nhiên nguyên liệu chính của xí nghiệp là lúa và gạo lứt.

<b>1.1. Điều kiện vận chuyển nguyên liệu: </b>

- Vị trí xí nghiệp rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu theo đường sông và đường bộ.

- Đường sơng là chính, phương tiện vận chuyển là xà lang, ghe, tàu… - Đường bộ vận chuyển chủ yếu bằng xe tải.

<b>1.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của lúa gạo: 1.2.1. Cấu tạo của hạt lúa: </b>

Cấu tạo của hạt lúa gồm những thành phần sau:

<i>Hình 3: Cấu tạo hạt </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

a) Vỏ trấu:

- Là lớp bao ngoài cùng của hạt lúa.

- Gồm các tế bào rỗng có thành hóa gỗ có thành phần là cellulose. - Các tế bào vỏ trấu được kết với nhau nhờ khoáng và lignin. - Vỏ trấu thường có gân nổi rõ, xù xì và ráp.

- Màu sắc của vỏ trấu khá đa dạng: Vàng, vàng nâu, vàng rơm…

- Độ dày vỏ trấu tùy thuộc vào giống hạt, vào độ mẩy: Trong khoảng 0.12 – 0.15mm, chiếm khoảng 18 – 19.6% so với toàn hạt.

b) Vỏ quả và vỏ hạt:

- Vỏ quả: Liên kết không bền với vỏ hạt.

- Thành phần vỏ quả thường chứa cellulose, pentosan, pectin và khoáng. - Trong cùng một hạt, chiều dày lớp tế bào vỏ quả không giống nhau, ở gần phôi, lớp vỏ quả là mỏng nhất.

- Vỏ quả liên kết chặt chẽ với lớp aleurone.

- So với vỏ quả thì vỏ hạt chứa ít cellulose hơn nhưng nhiều protid và glucid hơn.

c) Lớp aleurone:

- Bao bọc nội nhũ và phôi.

- Chiếm khoảng 6 – 12% khối lượng hạt.

- Trong tế bào, lớp aleurone có chứa nhiều protid, tinh bột, cellulose, pentosan, các giọt lipid và phần lớn các vitamin và khống của hạt.

 Vì thế trong q trình chế biến hạt, khơng nên xay xát q kỹ để giữ lại các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên do có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là protein nên gạo cịn nhiều lớp aleurone khó bảo quản, dễ bị côn trùng và vi sinh vật phát triển phá hoại.

- Do đó đối với gạo xuất khẩu hoặc cần bảo quản lâu, người ta phải xát trắng, loại bỏ hêt lớp aleurone, mặc dù bị mất một số chất dinh dưỡng.

- Khi xay xát hạt, lớp aleurone bị vụn ra thành cám. d) Nội nhũ:

- Nội nhũ là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt.

- Các tế bào nội nhũ khá lớn, thành mỏng và có hình dạng khác nhau.

- Thành phần hóa học của nội nhũ: Tinh bột và protid, ngồi ra cịn chứa một lượng nhỏ lipid, muối khống, cellulose và một số sản phẩm phân giải của tinh bột như dextrin, đường…

- Lượng vitamin và muối khoáng trong nội nhũ khơng nhiều, ta có thể làm tăng hàm lượng các chất này trong nội nhũ nhờ q trình gia cơng nước nhiệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

- Tùy theo giống và điều kiện canh tác, phát triển của hạt lúa mà nội nhũ có thể trắng hay đục, vấn đề này quan hệ rất lớn đến tỷ lệ chế biến ra gạo. Nếu độ nhũ có độ trắng trong cao thì gạo ít nát và cho tỷ lệ thành phẩm cao, ngược lại nếu nội nhũ có độ trắng đục cao thì hạt qua chế biến bị gãy nát nhiều, tỷ lệ thành phẩm thấp, tỷ lệ tấm gạo cao.

e) Phơi:

- Khi hạt nảy mầm thì phơi sẽ phát triển lên thành cây con.

- Trong phôi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển ban đầu. - Thành phần hóa học của phơi gồm có protid, glucid hịa tan, khá nhiều lipid, khống, cellulose và các vitamin.

- Phơi các nội nhũ bởi lớp ngù là lớp trung gian chuyển từ nội nhũ sang phôi khi hạt nảy mầm.

- Lớp ngù có cấu tạo từ các tế bào dễ thẩm thấu các chất hòa tan và rất nhiều các enzyme.

- Các chất dinh dưỡng trong phôi rất dễ bị biến đổi.

 Vì thế để thuận tiên trong tồn trữ, xay xát, chất lượng thành phẩm, người ta sấy hạt sao cho làm phôi và nội nhũ bị chết đi, thuận tiện cho quá trình tồn trữ trước xay xát.

<b>1.2.2. Thành phần hóa học của hạt lúa: </b>

<i>Bảng 1: Thành phần hóa học của một số nơng sản </i>

( Tính theo 100g )

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Bảng 2: Sự phân bố glucid trong từng phần của hạt lúa </i>

Tên các thành phần Tinh bột (%) Đường (%) Cellulose (%)

 Trong các bộ phận thì tinh bột tập trung chủ yếu ở nội nhũ và phôi. Trong lớp aleurone thì chỉ có một thành phần đường 6 – 8%, cellulose 7 – 10%.

<i>Bảng 3: Hàm lượng các glucid trong hạt lúa </i>

• Tinh bột của lúa nếp: 100% amilopectin.

 Đường trong lúa gồm các loại như: Glucose, saccharose, fructose, ranfinose. Ngồi ra cịn có mantose ( chỉ xuất hiện ở hạt nảy mầm).

 Hạt càng lớn thì hàm lượng tinh bột càng cao, hàm lượng cellulose càng thấp và ngược lại.

 Nhiệt độ hồ hóa của ttinh bột gạo là 68 – 78<sup>0</sup>C.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.3. Phân loại kiểm tra và xử lý nguyên liệu: 1.3.1. Đối với nguyên liệu là lúa: </b>

- Theo tiêu chuẩn chất lượng (sẽ trình bày rõ ở mục ): Độ ẩm của hạt gạo thành phẩm phải đạt 14%, tùy theo nơi yêu cầu, thường là phải nhỏ hơn 15%. Vì thế nguyên liệu lúa phải đạt độ ẩm 14.8 – 15%.

- Tùy theo thời vụ trong năm mà lúa có độ ẩm khác nhau: • Vụ Đơng xn: Lúa có độ ẩm từ 16 – 18%.

• Vụ Hè thu: Lúa có độ ẩm từ 18 – 20%.

 Do đó, lúa thị trường bao giờ cũng có độ ẩm cao hơn yêu cầu. Để đưa lúa vào sản xuất cũng như tồn trữ địi hỏi phải có sự điều chỉnh độ ẩm thích hợp. Đối với thiết bị sấy lúa thì nhiệt độ sấy yêu cầu 50 – 65<small>0</small>C, thường sấy ở 55<small>0</small>C.

- Tuy nhiên do độ ẩm của lúa ở các thời vụ là khác nhau, nên xí nghiệp linh động điều chỉnh phương pháp sấy cũng như nhiệt độ, thời gian sấy khác nhau. Đối với lúa ở vụ Đơng xn thì chỉ sấy 1 vịng, nhưng đối với lúa ở vụ Hè thu thì phải qua sấy 2 vòng. - Tùy vào thời gian tồn trữ lúa trước khi xay xát thì yêu cầu độ ẩm của hạt lúa khác nhau. Độ ẩm của hạt lúa sau khi sấy tối ưu là 14.5%, tuy nhiên do tốn kém chi phí năng lượng nên sấy cịn 15 – 16%. Trong quá trình tồn trữ kết hợp với thơng gió để tránh làm bốc nóng khối hạt, hạt bị biến dạng.

<b>1.3.2. Đối với nguyên liệu là gạo lứt: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Hạt hư. - Hạt đỏ. - Hạt sọc.

- Độ rạn nứt của hạt. - Độ đồng nhất của hạt.

• Tất cả các bao gạo nhập vào đều được đưa đi lấy mẫu và đem so sánh mẫu mà bên bán đã đưa ra. Nếu hạt gạo không đạt các chỉ tiêu trên, KCS sẽ báo lại với phịng kinh doanh để định giá lại.

• Độ ẩm của gạo lứt mua vào được xác định bằng máy đo độ ẩm, thường độ ẩm đạt yêu cầu là 14 – 15%. Gạo lứt thu mua thường đạt độ ẩm chấp nhận được.

• Về vệ sinh an tồn thực phẩm: Gạo lứt sau khi sấy khơng có những độc tố của tác nhân sấy.

• Về kỹ thuật: Gạo sấy dễ bị rạn nứt.

• Về khoa học: Gạo lứt sau khi sấy sẽ mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng.

<b>II. NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG VÀ TIỆN NGHI HỖ TRỢ SẢN XUẤT 2.1. Năng lượng sử dụng: </b>

<b>2.1.1. Điện: </b>

- Lượng điện của nhà máy được tính trên đơn vị nguyên liệu sản xuất. Trung

<b>bình để sản xuất 1 tấn gạo lức ra gạo thành phẩm cần 32-36kW/h. </b>

- Máy phát điện dự phịng cơng suất nhỏ 30kW, chỉ phòng để chuyển nguyên

<b>liệu vào silo. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>III. SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY 3.1. Các sản phẩm chính phụ: </b>

- <b>Sản phẩm chính: Gạo chủ yếu là gạo xuất khẩu chất lượng cao. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, xí nghiệp sản xuất các loại gạo khác nhau từ 5-25% tấm. </b>

- Sản phẩm phụ: Tấm, cám.

<b>3.2. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm và xử lý phế thải: 3.2.1. Các phương pháp kiểm tra sản phẩm: </b>

- <b>Chất lượng gạo được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: </b>

• Hạt nguyên vẹn • Tấm

• Tấm mẵn • Hạt bạc phấn • Hạt vàng

• Hạt hư hỏng và hạt xanh non • Hạt sọc đỏ và hạt đỏ

• Tổng tạp chất • Thóc lẫn • Độ ẩm

• Gạo xay và gạo nếp

- Bộ phận KCS sẽ kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu của khách hàng. Tùy theo loại gạo từ 5-25% tấm mà có quy định cụ thể về cỡ tấm ,% gạo nguyên, %gạo gãy. Nếu % tấm không đạt hoặc vượt mức cho phép thì tiến hành điều chỉnh lại tỉ lệ phối trộn bằng hệ thống điều khiển .

- Mẫu gạo được lấy bằng phép chia chéo.

- Độ ẩm của gạo được đo bằng máy đo độ ẩm, tiến hành khoảng 9-10 lần để giảm sai số, sai số cho phép khoảng 2%. Độ ẩm của gạo thành phẩm khoảng 14.5%, nếu cao hơn thì phải sấy gió để giảm xuống.

<b>3.2.2. Xử lý bụi cám: </b>

- Bụi cám từ máy đánh bóng của hai dây chuyền 1E-15 và 2E-15 được hút vào hai cyclon lắng. Phần bụi nhuyễn được hút ra phía trên cyclon lại cho qua một cyclon nữa, bụi nhuyễn qua cyclon này được chuyển ra ngồi, bụi thơ được vít tải chuyển đến sàng đảo để tách tấm mẵn và cám. Sở dĩ cho qua một cyclon thứ cấp vì bụi cám này thu từ máy

<b>đánh bóng nhuyễn. </b>

- Bụi cám từ các máy xát thô của hai dây chuyền M2E-3,6 và M1E-3,6, từ các máy xát tinh, đánh bóng M2E-9,12 , M1E-9,12 được qua hai cụm để xử lý. Phần bụi nhuyễn ở phía trên cyclon được quạt hút đến buồng lắng bụi lớn để lắng theo nguyên tắc

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

lắng quán tính là dùng tấm chặn , phần buị thơ ra phía dưới cyclon được vít tải đưa đến

<b>- Kho bảo quản phải bảo đảm các yêu cầu sau: </b>

• Khơng bị hắt, dột khi mưa bão.

• Sàn và tường phải bảo đảm chống thấm, chống dột tốt. • Bảo đảm thống, mát.

• Hạn chế sự lây nhiễm của sâu mọt, nấm mốc, chuột và các lồi cơn trùng khác.

• Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh tường kho, bục, kệ phải được tiệt trùng bằng các loại thuốc cho phép sử dụng trong các kho lương thực và theo quy định của cơ quan chuyên ngành.

• Trước khi cất gạo vào kho, nền kho phải được kê lát bằng bục gỗ hoặc dùng bục gỗ để sát trùng trải thành lớp dày từ 0.3-0.4mm sau đó trải cót hoặc bạt.

- Lô gạo xếp cách tường 0.5-0.8m, khoảng cách giữa hai lơ ít nhất là 1m có thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu và sử lý.

- Gạo đưa vào bảo quản phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn độ ẩm không lớn hơn 14%. Nếu độ ẩm lớn hơn 14% phải xếp riêng để bảo quản tạm thời chờ xử lý hoặc tiêu thụ ngay.

- Mỗi kho gạo phải có thẻ kho riêng để ghi các nội dung sau: • Số hiệu kho, lơ.

• Khối lượng gạo. • Loại gạo. • Ngày nhập kho. • Số lượng bao. • Loại bao. • Nơi sản xuất.

• Độ ẩm gạo khi nhập.

• Nhận xét chung về chất lượng gạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

• Định kỳ kiểm tra gạo từ 3-5 ngày một lần và phải ghi vào sổ giám sát với nội dung sau:

 Tình trạng, sự biến đổi của chất lượng gạo.  Mật độ sâu mọt.

 Các nhận xét khác:

- Phải thường xuyên vệ sinh nhà kho, vệ sinh lô hàng, môi trường xung quanh kho, không để nước đọng xung quanh nhà kho…

- Mở cửa thơng gió tự nhiên khi ngồi trời đạt các điều kiện sau: • Trời nắng ráo, khơng mưa.

• Độ ẩm khơng khí ngồi trời không quá 80%

- Khi mật độ sâu mọt quá 3 con (còn sống) trong 1kg gạo (lấy mẫu ở nơi có mật độ cao nhất) thì phải xử lý sát trùng ngay bằng các loại thuốc cho phép và tuân thủ theo các quy trình do cơ quan chức năng đã quy định, hoặc do cơ quan chuyên ngành sát trùng.

- Hiện nay nhà máy sử dụng thuốc trừ sâu hiệu DDVP phun xung quanh các silo, kho chứa.

- Gạo xuất khẩu phải được xông thuốc theo yêu cầu của khách hàng. Việc xơng thuốc do cơ quan chun ngành thực hiện. Hóa chất được sử dụng là photphin hoặc metylbromide hoặc kết hợp cả hai.

- Gạo được đóng bao và xếp thành khối, sau đó được chùm kín để phun thuốc vào trong. CH<sub>3</sub>Br nặng hơn khơng khí, phun từ trên xuống, thời gian trùm bạt ủ thuốc khoảng 24-48h. Sau thời gian ủ cơ quan thông trùng sẽ xuống hút các khí độc cịn lại và mở bạt thơng thống khoảng 6h thì có thể xuất gạo đi được. Liều lượng dùng khoảng 40-50mg CH<small>3</small>Br/ m<small>3 </small>gạo.

- PH<small>3</small> dạng viên đặc ở trên khối gạo sẽ kết hợp với nước phân hủy từ từ, thấp dần xuống dưới. Thời gian ủ khoảng 72h, liều lượng dùng 5 – 6g/m<small>3</small> gạo.

<b>3.3.3. Vận chuyển sản phẩm: </b>

- <b>Gạo được vận chuyển bằng ghe, tàu, xe. </b>

- Phương tiện vận chuyển gạo phải khơ, sạch, khơng có mùi lạ, khơng bị

<b>nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu và các loại hóa chất, xăng dầu, cơn trùng, sâu mọt. </b>

- Phương tiện vận chuyển gạo phải đủ mui, bạt, các trang thiết bị an toàn bảo

<b>đảm chống thấm, chống cháy, chống sự xâm nhập của phân bón, thuốc trừ sâu. </b>

- <b>Khơng được xếp gạo ngồi trời khi có mưa. </b>

- <b>Khi bốc xếp gạo không được dùng các dụng cụ làm rách bao như móc sắt IV. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THIẾT BỊ – MÁY MĨC </b>

( Hình 5 )

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>PHẦN III </b>

<b>QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ </b>

<i>Hình 6 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>II. CÁC CÔNG ĐOẠN CỦA QUY TRÌNH 2.1. Hút: </b>

- Mục đích: hút lúa từ ngồi vào để chuyển đến các q trình xử lý lúa tiếp

<b>2.3. Sấy: </b>

- <b>Mục đích: Làm giảm độ ẩm của lúa để tăng thời gian bảo quản trong silo. </b>

- <b> Nguyên tắc: Lúa được tiến hành đo độ ẩm trước. Nếu lúa có độ ẩm thấp </b>

(14-15%) thì sẽ đưa vào các silo chứa. Nếu lúa có độ ẩm cao thì được đưa vào các silo

<b>nhỏ để chuẩn bị đưa vào thiết bị sấy. </b>

- Thiết bị sấy sử dụng là tháp sấy loại LRD20E, nhiệt độ 45-55<small>o</small>C, công suất

<b>buồng đốt là 2,2 kW, quạt sấy là 55 kW. </b>

- Lúa sau khi sấy nếu đạt được độ ẩm theo yêu cầu thì sẽ được đưa vào silo chứa còn nếu chưa đạt sẽ được chuyển vào các silo nhỏ khác để sấy tiếp cho đến khi đạt

<b>độ ẩm yêu cầu thì mới chuyển vào các silo lớn để chứa. </b>

- Lúa trước khi được đưa vào silo lớn để chứa sẽ được cân kiểm lượng lần

<b>thứ 2 để xác định lượng tổn thất. 2.4. Sàng đá: </b>

- Mục đích: Tách sạn ra khỏi nguyên liệu để tăng hiệu suất xay, tránh làm

<b>hỏng thiết bị trong khi hoạt động do nguyên liệu có lẫn sạn. </b>

- <b>Nguyên tắc: Từ silo, lúa được chuyển tới máy sàng để tách tạp chất. Thiết </b>

bị sử dụng là máy tách sạn GA100BG: năng suất 3,5-4 tấn/h (đối với hạt dài), 4-5 tấn/h

<b>(đối với hạt tròn), công suất 2,2 kW. </b>

- Thiết bị hoạt động theo nguyên lý khí động học. Khí được chuyển qua lớp lúa, vì có trọng lượng nhỏ nên lúa sẽ nổi lên trên ịn sạn có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống

<b>và được gằn đưa ra ngoài. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>2.5. Xay: </b>

- <b>Mục đích: Tách trấu. </b>

- <b>Nguyên tắc: Lúa sau khi đã tách hết sạn được chuyển đến máy xay bằng </b>

vít tải. Tỷ lệ bóc vỏ của máy xay là 85-90%, sản phẩm gồm 3 loại: Trấu được thổi ra kho

<b>chứa, lúa được hoàn lưu trở lại máy xay, gạo lức được chuyển đến máy gằn. 2.6. Gằn: </b>

- Mục đích: tách thóc cịn lẫn trong gạo lức.

- Nguyên tắc: Nguyên liệu được phân tách thành 3 loại: • Lúa được hồn lưu trở lại máy xay để tách vỏ trấu. • Hỗn hợp gạo lúa được hồn lưu trở lại sàng gằn. • Gạo lức được chuyển đến máy xát

- Thiết bị sử dụng là sàng gằn loại PS60E: là thiết bị phân riêng hoạt động dựa trên sự khác nhau về trọng lượng giữa lúa và gạo. Năng suất 2,4-3,6 tấn/h (đối với hạt ngắn), 1,8-2,8 tấn/h (đối với hạt dài), công suất 0,75 kW.

<b>2.7. Xát: </b>

<b>- Mục đích: tách lớp vỏ cám của gạo. </b>

- <b>Nguyên tắc: Hạt gạo được mài xát giữa bề mặt bằng đá mài của một khối </b>

quay hình trụ với các thanh xát bằng cao su với số vòng quay là 260 vòng/phút. Luồng gió từ bên ngồi thổi vào theo các khe liền kề các thanh cao su có tác dụng giải nhiệt hạt gạo và tách phần cám sinh ra một cách triệt để. Buồng xát được phân thành nhiều cột xát độc lập, đặc biệt các gân của lưới xát hướng các hạt gạo đi theo một lộ trình nhất định trong

<b>buồng xát. </b>

- Thiết bị sử dụng là máy xát đứng loại IRW40B: công suất 20-30 kW, năng

<b>suất 4-6 tấn/h. </b>

<b>2.8. Đánh bóng: </b>

- <b>Mục đích: làm trắng và bóng hạt gạo.• </b>

- Ngun tắc: Tùy theo yêu cầu sản xuất, gạo sẽ được đánh bóng 1 lần hoặc 2 lần.Nếu thực hiện đánh bóng 2 lần thì gạo được đưa vào thùng làm mát trước để hạ

<b>nhiệt độ vì nhiệt độ cao trong q trình đánh bóng lần 1 có thể làm hư gạo. </b>

- <b>Thiết bị là loại KB40G: công suất 22 kW, năng suất 3-4 tấn/h. 2.9. Sàng lần 1: </b>

- <b>Mục đích : phân loại hỗn hợp trong nguyên liệu. </b>

- <b>Nguyên tắc: Gạo được đưa vào máy sàng đảo để phân thành 3 loại: </b>

• Tấm 3/4 được chuyển ra ngồi đóng gói. • Gạo nguyên được chuyển thẳng đi phối trộn. • Hỗn hợp tấm và gạo được đưa vào máy sàng lần II

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

- Thiết bị sử dụng là sàng rung ST527R: năng suất 6 tấn/h,công suất 0,75 kW.

<b>2.10. Sàng lần 2: </b>

- <b>Mục đích: tách hỗn hợp tấm gạo ra. </b>

- Nguyên tắc: Hỗn hợp được đưa vào máy sàng trống và được chia làm 3

- <b>Mục đích: phân loại những hạt trắng,vàng, đỏ và thóc lẫn. </b>

- <b>Nguyên tắc: Tùy theo yêu cầu mà gạo sau khi phối trộn sẽ được đưa vào máy tách màu. </b>

• Tách hạt bạc bụng trong gạo xát

• Tách hạt gạo khơng phải gạo nếp trong gạo nếp

<b>• Tách hạt màu trong gạo xát </b>

- Loại máy GS588 AIS: năng suất 6 tấn.h ; cơng suất 2,4 kW

<b>2.12. Đóng gói: </b>

<b>- Nguyên tắc: gạo được đem cân sau đó được đóng gói lại ra gạo thành phẩm. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>PHẦN IV </b>

<b>MÁY – THIẾT BỊ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>I. MÁY SÀNG TẠP CHẤT </b>

<b>1.1. Giới thiệu chung: </b>

- PH 250A là một loại máy sàng có năng suất lớn, có các q trình loại bỏ

<b>tạp chất triệt để và hiệu quả. </b>

- Điều kiện lý tưởng để sử dụng máy là trong giai đoạn tiếp nhận trước khi

<b>sấy và lưu trữ. </b>

- Sự sắp xếp hợp lý và hiệu quả của các loại lưới sàng giúp máy đạt năng

<b>suất lớn. </b>

- <b>Máy có hệ thống quạt hút lớn làm tăng hiệu quả phân tách tạp chất. </b>

- Máy cũng có thể sử dụng trong các quá trình làm sạch ở giai đoạn cuối ( trước khi cho lúa vào máy xay) bằng cách thay lưới trống và lưới giật bằng loại lưới có

<b>kích thước lỗ thích hợp. </b>

- Lúa sau khi làm sạch tạp chất có thể lấy ra từ các hứng : bên trái, bên phải

<b>hoặc ở giữa máy. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.2. Đặc tính kỹ thuật: </b>

- <b>Model: PH 250A </b>

- <b>Năng suất: </b>

• Theo lúa thơ ( độ ẩm 25%, tỉ lệ tạp chất < 3%): 23-25 T/h. • Theo lúa khơ ( độ ẩm 18%, tỉ lệ tạp chất < 3%): 30-35 T/h - Cơng suất động cơ:

• Motor rải liệu: 0,4 kW

• Motor quay sàng trống: 2,2 kW

• Motor làm chuyể động sàng giật: 2,2 kW - Kích thước: 3105(L) x 3450(W) x 4905(H) mm. - Tốc độ:

• Rải liệu: 140-160 v/ph. • Sàng trống : 13 v/ph.

• Chổi cao su cho sàng trống: 25 v/ph. • Trục giữa: 35 v/ph.

<b>1.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.3.1. Cấu tạo: </b>

<b> </b>

<b>1.3.2. Nguyên lý hoạt động: </b>

- Lúa được cho vào trên đỉnh của thùng , và được phân bố thành hai phần ở hai bên nhờ sự quay tròn của bộ phận rải liệu. Van và cuộn nạp liệu sẽ điều chỉnh lúa

<b>thành dòng. </b>

- Lúa sau khi qua cuộn nạp liệu vào sàng trống với góc độ được điều chỉnh

<b>bằng một van điều chỉnh đặt phía ngồi. </b>

- Sàng trống là một ống hình trụ bằng thép với các lỗ hình lục giác. Tạp chất có kích thước lớn sẽ được giữ bên ngoài ống lưới và theo đường dẫn đi ra ngoài. Lúa và

<b>bụi sẽ lọt qua lỗ sàng rồi theo các đĩa bên trong chuyển xuống dưới . </b>

- Sau khi ra khỏi sàng trống, lúa sẽ đi vào buồng hút bụi. Tại đây, bụi và tạp

<b>chất nhỏ được tách ra nhờ quạt hút. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Sau giai đoạn hút , lúa sẽ đi đến bộ phận phân phối để tách thành hai dòng .Mỗi dòng sẽ đi vào sàng giật riêng của từng dòng. Motor sàng giật sẽ tạo cơ cấu lệch

<b>tâm làm sàng lắc theo phương ngang. </b>

- Tạp chất không vào được lỗ sàng giật sẽ được loại ra ngoài theo đường

<b>riêng. </b>

- <b>Lúa sạch sẽ qua lưới sàng và ra khỏi máy theo đường tháo liệu. </b>

- Sàng trống và sàng giật đều có chổi cao su tương ứng để làm sạch và thơng

<b>lỗ trong suốt q trình vận hành . </b>

- Tạp chất nhỏ như cát, bụi còn lại…sẽ đi qua các lỗ của tấm chắn và được

<b>đưa ra ngoài. </b>

<b>1.4. Chuẩn bị vận hành: </b>

- <b>Kiểm tra sức căng của dây xích, dây đai, kiểm tra đĩa xích và bu-lơng… </b>

- <b>Bơi trơn các bộ phận truyền động, thay dầu ở hộp giảm tốc: </b>

• Lần đầu: sau khi vận hành được 100h đầu.

• Lần sau: cứ mỗi 500h vận hành thì thay dầu một lần.

• Nếu máy khơng sử dụng q 6 tháng thì thay dầu trước khi vận hành - •Làm sạch các bụi bẩn, cát, đá… trong máy, phải chắc chắn rằng không có tạp chất cịn sót lạo trong máy.

- Vận hành không tải: sau khi kiểm tra sơ bộ và bảo dưỡng xong thì bắt đầu vận hành khơng tải trong một lúc để kiểm tra độ rung, vòng quay, chiều quay của sàng trống, xích và các bộ phận truyền động khác. Kiểm tra xem có âm thanh lạ, có sự rung bất thường hay sự phát nhiệt khơng. Kiểm tra các chổi cao su có chuyển động song song với mặt sàng không.

<b>1.5. Vận hành: </b>

- •Khởi động motor theo trình tự sau: • Motor sàng trống.

• Motor sàng giật.

• Motor ở bộ phận rải liệu

Khi tắt các motor thì ta tiến hành theo chiều ngược lại.

- Lúa được phân tán nhờ bộ phận rải liệu và chia thành hai phần đi vào bên trong máy.

Nếu có sự chênh lệch lớn giữa hai phần thì ta điều chỉnh vị trí của ống nhập liệu sao cho lúa rơi vào tâm đĩa của bộ phận rải liệu. Bộ phận giảm tốc được thiết lập ở thang 4-6.Tùy thuộc vào độ ẩm và tỷ lệ tạp chất mà ta thay đổi tốc độ cho phù hợp.

- Nếu lúa có xu hướng ở lại trong thùng phía trên mà khơng chảy xuống thì ta điều chỉnh van (3) bằng cách xoay tay cầm (i) trên máy sang vị trí OPEN .

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

- Nếu lúa không qua được sàng trống và bị loại ra ngồi cùng với tạp chất thì điều chỉn góc tiếp xúac giữa lúa và sàng trống bằng cách

xoay tay cầm (ii) sang vị trí OPEN.

- Nếu tạp chất nằm lại trên sàng trống mà không thải ra ngồi được thì ta điều chỉnh sang vị trí CLOSE.

- Điều chỉnh quạt hút bụi thích hợp để tách hết bụi ra mà không hút bay lúa.

- Điều chỉnh lượng nhập liệu để lượng lúa đi vào sàng giật là thích hợp.

<b>1.6. Sự cố và cách khắc phục: </b>

Triệu chứng Nguyên nhân Khắc phục Hư hỏng các thiết bị

liên kết làm cho quy trình bị dừng hay tạm ngưng

Cân tự động hay gàu tải bị nghẹt

Sửa chữa máy bị hỏng. Khi vận hành lại , chú ý khởi động các motor thep trình tự: motor quay xích tải, motor sàng giật, motor của rải liệu

Bộ phận rải liệu không hoạt động

a)Hư hộp giảm tốc: (1)Dây dẫn điện của motor hỏng

(2)Motor bị cháy (3)Bánh răng bị kẹt do khô dầu.

(4)Bộ phận truyền động bị hư

b)Rơm rác cuộn lại quanh trục rải liệu

a) Trong trường hợp (1): thay dây dẫn. Trong trường hợp (2), (3), (4): thay motor/ hộp giảm tốc.

Nếu chưa thể thay thế ngay motor/ hộp giảm tốc nhưng quy trình địi hỏi máy sàng phải tiếp tục hoạt động, ta có thể cho máy chạy mà không cần bộ phận rải liệu và hạn chế dòng nhập liệu bằng cách ln đóng tay cầm điều chỉnh

b) Ngừng máy, lấy hết rơm rác ra , vận hành không tải để kiểm tra rồi vận hành bình thường

Sàng trốn không hoạt động hoặc có âm thanh lạ

a)Vật lạ kẹt giữa sàng trống và thành máy b)Chổi cao su bị gài vào đĩa xích

c) Motor quay xích hỏng

a)Lấy vật lạ ra

b)Điều chỉnh lại cho xích và bánh xích khớp nhau, gắn lại chổi cao su c)Sửa chữa hoặc thay thế motor. Nếu việc sửa chữa ,thay thế tốn nhiều thời gian, ta vẫn có thể để sàng tiếp tục hoạt động bằng cách tháo xích của

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

trục sàng trống và sàng giữa, giảm ượng nhập liệu bằng tay cầm điều khiển

Sau đó phải kiểm tra lại bộ phận rải liệu và các bộ phận khác

Chổi sàng giật không hoạt động

a)Xích bị kẹt tại các đĩa xích vì hai trục quay xích khơng song song

b)Đĩa xích nằm khơng đúng vị trí là cho dây xích bị cuộn lại

c)Thay thế phụ tùng xích khơng phù hợp, hay bu-lông bị bung ra, làm cho các vịng kẹp cao su bị dính lại. d)Sàng trống bị hư

a)Chỉnh lại vị trí hai trục cho song song

b)Chỉnh lại vị trí các bánh xích c)Siết lại bu-lơng, chỉnh lại xích d)Sửa chữa hư hỏng ở sàng trống Máy sàng có thể tiếp tục hoạt động mà không cần chổi quét (làm sạch lưới sàng bằng tay theo chu kỳ)

Độ rung bất thường a)Dây courore bị chùng

b)Lỏng ốc trục cam hay lưới sàng giật c)Trục lệch tâm hay vòng đệm bị mòn

a)Tăng độ căng bằng cách kéo căng puly (truyền động). Nếu vẫn cịn bị chùng thì phải thay dây courore. b) Siết chặt lại.

c) Thay thế Tiếng ồn từ trục

a)Vô dầu

b)Siết chặt/ thay thế

c)Thay thế chốt sắt/ đĩa đệm/trục cam

Gãy lò xo a)Lò xo bị giòn dẫn đến gãy.

b)Rung động quá mức c)Bộ phận lắp ráp bị hỏng

a)Thay thế

b)Kiểm tra để chắc rằng puly chữ V đã được sử dụng. Thay thế nếu cần. c)Xem xét nguyên nhân b hoặc c và liên hệ với nhà sản xuất

<b>II. MÁY SẤY </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>2.1. Kích thước hình học: </b>

<b>2.2. Chức năng – Chủng loại: </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Chức năng: Sấy lúa có độ ẩm cao về độ ẩm thích hợp cho q trình xay xát

<b>sau này cũng như góp phần làm tăng thời gian bảo quản nguyên liệu. </b>

- <b>Chủng loại: Máy sấy dạng tháp, kiểu LDR20E, sản xuất tại Nhật bản. 2.3. Đặc tính kỹ thuật: </b>

- <b>Model: LDR20E </b>

- <b>Sức chứa: 20 tấn </b>

- <b>Lượng liệu chảy: 25 tấn/giờ </b>

- <b>Thời gian sấy: 30 – 60 phút </b>

- <b>Giảm ẩm độ mối chu kỳ sấy: 1 – 2.5% </b>

- Nhiệt độ khi sấy nóng: 50 – 65<small>0</small><b>C </b>

- Năng lượng cần để sấy ( với nhiệt độ 27<small>0</small><b>C ): 950000 Kcal/giờ </b>

- <b>Ký hiệu buồng sấy: RC 1115 GEM </b>

- <b>Ký hiệu buồng đốt: FGA – 8 </b>

- <b>Tiêu hao dầu: 40 – 115 lít/giờ </b>

- <b>Tên dầu: Solar oil </b>

- Cột áp: 160mmH<small>2</small><b>O </b>

- <b>Ký hiệu quạt hút bụi: LLA_ 8 – 4 </b>

- <b>Lưu lượng thổi ( hút ) : 1000m/phút </b>

- <b>Công suất yêu cầu van xoay: 0.2 Kw 1/1000 4P </b>

- <b>Buồng đốt: 2.2 Kw ; 2.5 Kw </b>

- <b>Quạt hút bụi ( motor ) : 55Kw ; 4P </b>

- <b>Vít tải buồng sấy ( trên đỉnh ) : 2.2 Kw ; 1/15 ; 4P </b>

- <b>Tổng công suất yêu cầu: 53.3 Kw </b>

- <b>Trọng lượng tịnh buồng sấy: gần 9.4 tấn ( không tính quạt và buồng đốt) </b>

 Đặc tính kỹ thuật có thể thay đổi tùy điều kiện thực tế, tuy nhiên sự khác biệt này sẽ nằm trong khoảng 20%.

<b>2.3.1. Dòng chảy và sức chứa buồng sấy: </b>

- Cả 2 được tính tốn trên cơ sở tỉ trọng riêng của lúa là 0.6 tấn/m. Nếu lúa có tỉ trọng riêng khác thì thay đổi giá trị cơ bản 0.6 tấn/m để tính dịng chảy và sức chứa thật sự. Ngồi ra nó có thể khác tùy theo tính chất vật ký của hạt ( ẩm độ, hình dáng, góc rơi

<b>tự do…). Tuy nhiên sự khác biệt chỉ trong khoảng trên dưới 20% 2.3.2. Độ gãy của hạt: </b>

- Nếu lúa có độ gãy trên 20% hoặc nếu hạt dễ bị vỡ tự nhiên ( hoặc lý do khác) thì phải sấy với nhiệt độ thấp hơn tiêu chuẩn.

- Lưu ý: Có trường hợp lúa có hơn 20% hạt vỡ, rạn nứt nguyên thủy, mặc dù nhìn bề mặt bên ngồi bình thường trước khi sấy. Những hạt này dễ dàng bị gãy khi sấy.

Ghi chú: Tỉ lệ gãy gia tăng = ( tỉ lệ khi sấy ) – ( tỉ lệ gãy trước khi sấy )

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>2.4. Cấu tạo: </b>

<b>2.4.1. Bộ phận trên đỉnh tháp sấy: </b>

- Có 1 vít tải để phân phối liệu cho buồng sấy.

- Bộ phận cảm biến được đặt trong tháp báo hiệu mức độ chứa đầy lúa trong tháp và sẽ giở tín hiệu đến hệ thống điều khiển máy sấy để đóng hoặc mở băng tải tháo liệu và khởi động máy sấy.

<b>2.4.2. Cấu tạo buồng sấy: </b>

- ng dẫn khí nóng và ống dẫn khí thốt từ ống dẫn hơi nóng được sắp xếp luân phiên ở khoảng trống theo chiều ngang, chúng sẽ được lưu thông theo chiều ngang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

ng dẫn khí nóng có cửa vào và ống dẫn khí thốt có cửa ra. Vì thế ống dẫn khí như vậy sẽ cung cấp 1 lượng khí ổn định cho quạt để sấy cho hạt đều nhau trong tháp sấy.

- Cả khí nóng và khí lạnh đều được thổi tới lớp hạt dưới cùng của buồng sấy khi đóng hoặc mở nắp chắn.

- Lớp lúa thấp nhất trong quá trình sấy sẽ được xiên mẫu kiểm tra xem đã đạt độ ẩm cần thiết chưa, nếu đã đạt yêu cầu thì được chuyển vào silo, nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục được hoàn lưu sấy lần hai bằng cách điều chỉnh dịng khơng khí ở ống dẫn khí thấp nhất bằng cách đóng hay mở cửa gió ở vị trí thấp nhất của máy sấy.

- Oáng dẫn khí nóng thấp nhất trong thân tháp sấy được điều khiển bằng bộ cảm biến nhiệt, cảm biến này được nối với bộ phận chỉ thị bằng dây chì.

- Cửa sổ quan sát được lắp 2 bên tháp và bên hông buồng sấy để dễ dàng quan sát liệu chảy bên trong.

<b>2.4.3. Phần xả liệu: </b>

- Hai van xả với 6 tấm xả đặt trên máng xà nghiêng buồng sấy. Khi 2 trục quay ngược chiều nhau sẽ cuốn lúa rơi xuống gàu tải.

- Van xả được điều khiển bằng motor hộp giảm tốc ( 1/100 ) liên tục hoạt động trong thời gian ấn định ( 30 – 60 giây ) bởi tín hiệu từ hệ thống điều khiển sấy.

- Khả năng xả liệu trong 30 vòng/phút sẽ cho năng suất 33m/giờ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Van xả được nối với motor hộp giảm tốc bởi dây sên.

<b>2.4.4. Quạt hút và máng dẫn khí nóng / khí thốt: </b>

- Khí nóng được tạo ra từ buồng nhiệt và được thổi vào trong buồng sấy bằng hệ thống dẫn khí nóng và quạt hút.

- Khoảng trên của ống dẫn khí nóng và ống thải khí nhỏ hơn phần dưới để cung cấp đều lượng khí tới mỗi khu vực sấy.

- Cả 2 ống dẫn và thải tác nhân sấy đều được gắn thêm những thanh trợ lực, những thanh này được dùng như là bậc thang để kiểm tra mặt cắt từ đỉnh.

<b>2.5. Chuẩn bị vận hành: </b>

1. Kiểm tra xiết chặt các bulon, căng dây sên, căng dây đai. 2. Kiểm tra các van xả, vít tải, quạt hút bụi, bulon, con tán.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

3. Kiểm tra chiều quay van xả và cho chạy 1 lúc và xem nghe tiếng có bình thường hay bị q nhiệt.

4. Quạt thổi, vô dầu mỡ ổ bi, kiểm tra chiều quay và cho chạy thử 1 lúc.

5. Điều chỉnh nắp chặn để điều khiển bằng tay nhẹ nhàng ( điều chỉnh kiểm tra tốc độ, chỉnh vít điều khiển tốc độ trên xilanh đóng mở ):

• Vặn nhẹ vít điều khiển tốc độ bằng vít nhỏ sẽ làm giảm lượng khí thốt tức là làm chậm đi tốc độ piston, xilanh.

• Vít điều chỉnh số 1 để điều chỉnh piston, cịn vít điều chỉnh số 2 là điều chỉnh ngược lại.

• Quay ngược lại vít điều chỉnh gần 0.5mm ( 1 lần ) sẽ mở đầy. Cịn nếu mở hơn sẽ khơng làm thay đổi vận tốc.

• Đường vặn vít điều chỉnh tới hơn 6mm ( 5mm trong trường hợp 125 bộ tính từ mặt cuối đệm )

• Khơng để lỏng ốc khóa. • Quan sát sự cố về khí ( rị rỉ ).

• Kiểm tra khí rị rỉ trong đường ống mối xilanh.

• Kiểm tra ống dẫn dầu: Sự rò rỉ dầu sẽ gây nhiều nguy hiểm. Nó sẽ xảy ra sự cố buồng đốt.

• Kiểm tra rị rỉ dầu ở những chỗ nối của ống.

<b>2.6. Vận hành: </b>

Tất cả cái phải làm là mở nút vận hành băng tải và cái khác. Như vậy dầu đốt cũng phải hoạt động đồng thời ( yêu cầu xem bảng hướng dẫn sử dụng dưới đây trước khi vận hành ) :

Sơ đồ vận hành: Khởi động

Vận hành trên bảng điện

Tín hiệu trên bảng điện từ cơng tắc mực… Vận hành của người điều

khiển

Xem hoạt động của máy

Đọc mô tả trong hướng dẫn sử dụng

Xem hoạt động của thiết bị trên bảng điều khiển

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

• Aán ON băng tải trước buồng sấy • Aán ON băng tải sau buồng sấy. • Chọn nhiệt khí nóng

• Chọn thổi khí nóng hay lạnh cho phần dưới buồng sấy.

• Chọn thời gian vận hành cho van xả.

• Chuyển sang ON công tắc khởi động buồng sấy.

• Quạt ……….ON

• Vít tải đổ liệu …………..ON

• Mở van đóng mở phần dưới buồng ủ…………ON

Đốt trong khoảng nhiệt độ đã chọn

• Vận hành sấy nóng trong 30 phút.

• 30 phút sau khi đánh lửa thì bắt đầu xả lú. • Tiếp tục nạp lúa theo tín hiệu từ cơng tắc mực • Nếu công tắc mực không có tín hiệu sau thời gian ấn định ( 10 phút ) đầu kết thúc sấy. Kết thúc trong 30 phút.

• Bắt đầu xả lúa sau khi kết thúc sấy. • Sẽ tự động tắt ( nguội )

• 70 phút sau khi ngừng đốt, ngừng quạt, vít tải.

Cơng tắc mực buồng sấy bắt đầu hoạt động

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

• Sau khi lúa xả hết ra khỏi buồng sấy. Băng tải trước máy sấy ………OFF Băng tải sau máy sấy…………..OFF

<b>2.7. Hộp điều khiển độ sấy: </b>

<b>2.7.1. Tên gọi từng phần và cấu tạo: Vịng chia độ chính, vịng chia độ phụ, đèn báo hoạt động, lỗ chỉnh sai số ( 0.5 – 10% FS) </b>

<b>2.7.2. Phương pháp vận hành: </b>

- Nhiệt độ được ấn định bởi phối hợp của bảng chia nhiệt độ chính, phụ. Bảng chia nhiệt độ chính ấn định nhiệt độ khí nóng. Bảng chia nhiệt độ phụ ấn định nhiệt độ nóng nhưng nhỏ hơn 5.

- Lỗ chỉnh sai số sẽ được chỉnh về vị trí tận cùng bên trái để giảm tối đa sai số vận hành.

<b>2.7.3. Điều khiển buồng đốt: </b>

- Đối với nhiệt độ cao:

Hỗn hợp đốt nóng từ buồng đốt nút ON cho tới khi kim chỉ thị nhiệt độ đốt tới giá trị đã được ấn định ( đốt nóng cao)

- Đốt nhiệt độ thấp:

Khi nhiệt độ chỉ thị vượt quá giá trị vòng chia nhiệt độ phụ nhưng không tới giá trị của vịng chia chính, được gọi là đốt nóng thấp.

- Ngừng đốt:

Khi nhiệt độ vượt quá giá trị nói ở phần 2 và vượt hơn giá trị ấn định ở bảng chia chính thì buồng đốt tự động ngắt. ( Như thế khi kim nhiệt độ xuống q vị trí quy định, q trình đốt bắt đầu trở lại)

- Thời kế trong bảng điện:

Thời kế đã chuyển từ đốt thấp lên đốt cao khi kim nhiệt độ đạt giá trị ấn định bởi bảng chia phụ.

Thời kế thường được đặt 5 – 10 giây, tuy nhiên nó cịn phụ thuộc theo điều kiện vận hành cụ thể.

- Ngắt lửa ( sự cố):

Khi đèn báo có sự cố cháy ( ON) rờ le bảo vệ sẽ hoạt động, lý do có thể vì trục trặc ở mắt thân, van, bơm, hoặc hết dầu… Tìm ra nguyên nhân và khắc phục, sau đó ấn lại rờ le bảo vệ ( Rờ le bảo vệ nằm bên trong bảng điện )

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>2.8. Bảo trì và kiểm tra: </b>

1. Kiểm tra từng thời kỳ van xả, nắp chắn của quạt hút bụi. 2. Kiểm độï trùng sên và băng tải, dây đai.

3. Cho dầu nhớt vào những chỗ quay thường kỳ: • Sên động cơ ( motor xả )

• Mực dầu: 90 Dầu nhớt máy... tới mức qui định • Dây sên: 90 Nhớt máy ... vơ thường kỳ • Ổ bi: Mỡ bị ... vơ thường kỳ • Ổ bi quạt hút bụi ... vô mỡ thường kỳ 4. Phần thân buồng sấy: ( phần phễu)

Sự phân tích tụ bụi, rơm rác… bên trong sẽ tạo nên trục trặc cho việc xả lúa. Mở của quan sát thường kỳ để làm sạch. Hoặc thay phễu mở tấm bên hông của máng gió trong khu máy sấy.

5. Van xả:

Khi ngừng máy, kiểm tra độ chảy tràn của lúa từ van xả. Nếu độ chảy tràn tăng lên thì van xả có thể bị biến dạng. Tháo van xả từ khung máy và kiểm tra độ biến dạng nếu có gò lại bằng búa… Tốt nhất là phải hiểu biết đầy đủ để tráng sự cố xảy ra. Tháo ra ngoài để kiểm tra mỗi ngày.

Đầu tiên, đẩy cửa quan sát ra vị trí ON trước khi kiểm tra. Sau khi quan sát xong, đóng cửa lại quay trở lại vị trí OFF của đèn báo, và tiếp tục vận hành.

Vặn chắc các bù lon và vít, con tán.

- Sau thời gian nghỉ, muốn chạy trở lại, phải vận hành máy với buồng đốt nhiệt độ thấp một ngày , cấp ít nhất.

<b>2.9. </b> Triệu chứng hư hỏng và khắc phục:

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Triệu chứng Nguyên do Cách sửa chữa Khơng có điện nguồn

(đèn báo cấp nguồn đứng OFF)

Hỏng điện nguồn ở phịng điều khiển khơng có đủ điện ON

Aán lại nút ON ở AUTOMAT ( rò le nhiệt )

Điện nguồn có nhưng motor khơng chạy

- Rờ le nhiệt không tác dụng

- Hỏng dây hoặc chỗ nối dây.

- Van xả liệu và van giữ liệu không xoay

- Kiểm tra giá trị cường độ an toàn rờ le nhiệt.

Đặt giá trị = cường độ motor x 1.2

- Sửa dây dẫn lại. - Gỡ rác bám vào van. Tắt van xả làm vệ sinh

- Dây nối không tốt - Điện áp thất thường

- Đổi chiều quay motor - Sửa lại dây nối

- Kiểm tra 3 pha, 200V cấp điện sao cho đúng.

- Dây gàu chạy lệch 1 bên

- Hạt lúa kẹt trong van ( van xả và van giữ) - Van xả và van giữ bị biến dạng

- Kiểm tra qua cửa sổ và tăng lại ( nếu trùng)

- Điều chỉnh cho dây chạy đúng ở giữa

- Làm sạch van - Sửa lại

chạy

- Khí nén bị rị - ng nối sai

- Đèn tối, khơng làm việc

- Chạy bơm khí nén và điều chỉnh đúng áp suất khí.

- Sửa lại chỗ rị. - Sửa chữa lại.

- Điều chỉnh sửa chữa lại.

sấy bị đóng.

- Bị rị rỉ khí thốt ra ngồi.

- Nhiệt độ không đúng

- Mở nắp chắn ra.

- Mở cửa quan sát và làm kín chỗ bị rị.

- Đặt lại theo đúng giá trị

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

theo bảng chỉ thị.

- Cảm ứng nhiệt chit thị không đúng.

nhiệt độ sấy.

- Làm lại cho đúng

ở vị trí STOP là lúa khơng lưu thông

- Aåm độ đo khơng chính xác

- Đặt lại núm cho đúng

- Đo lại độ ẩm chính xác. Bắt đầu đo ẩm độ tối thiểu 5 lần. Cũng đo ẩm độ ở mỗi độ sấy.

Buồng đốt không đánh lửa ( theo bảng hướng dẫn sử dụng)

- Hư bộ đánh lửa ( mắt lửa).

- Khơng có tia lửa ở bộ lửa.

- Rờ le bảo vệ nhiệt bị hỏng.

- Dầu rỉ trong đường ống. - Có khơng khí trong đường.

- Dầu không cấp.

- Kiểm tra theo bảng hướng dẫn lò đốt và làm sạch bộ đánh lửa.

- Kiểm tra khoảng hở điện cực theo bảng hướng dẫn. Sửa lại cho đúng, vệ sinh.

- Kiểm tra và đặt nút ấn “ reset” cho đúng.

- Sửa lại.

- Tháo mở cho khí ra.

- Kiểm tra số lượng dầu trong bồn và cấp lại cho đủ. Chỉ thị công tắc mựïc đèn

báo không sáng

- Nối dây đèn không đúng.

- Bụi và rác bẩn bám vào công tắc mực ở van xả

- Nối lại dây.

- Làm vệ sinh công tắc mực.

</div>

×