Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng quản lý và sử dụng đất tại xã phúc trạch huyện bố trạch tỉnh quảng bình giai đoạn gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.85 KB, 62 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã
hội, an ninh, quốc phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định:
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn
dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô
thị hoá và công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày một tăng cao, trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề
đặt ra đối với Đảng và nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách
tiết kiệm, hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai.
Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các văn bản pháp luật
quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992 nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định
181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật
đất đai năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất
đai được ban hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng
dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm
2004…
Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng
bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã làm cho nhu cầu sử dụng đất
ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực đất đai phức tạp và vô cùng
nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết hợp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích và chính đáng của các đối tượng trong quan hệ đất đai.
Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng.
1
Phúc Trạch là một xã miền núi nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch,
tỉnh Quảng Bình. Là nơi có đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua và là xã


nằm trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, đó là điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại
đây, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử
dụng đất có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà
nước về đất đai.
Vì vậy, việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn
đề cấp thiết hiện nay. Với yêu cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn
của thầy giáo thạc sĩ Nguyễn Văn Bình. Tôi xin thực hiện đề tài: “Thực
trạng quản lý và sử dụng đất tại xã Phúc Trạch huyện Bố Trạch tỉnh
Quảng Bình giai đoạn gần đây”.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá đúng thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn
xã.
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình
quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên
địa bàn xã.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm của đất đai
Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa như sau: đất
đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu

thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: khí
hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông suối hồ, đầm lầy,
…) các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với các mạch nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của
con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại.
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng
đứng và theo chiều nằm ngang có vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với hoạt động sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài
người
2.1.2. Các nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: Là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất.
Đối với đất nông nghiệp thì con người có vai trò rất quan trọng tác động
đến đất làm tăng độ phì của đất.
- Điều kiện tự nhiên: Việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng như: địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa…Do đó
chúng ta phải xem xét điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp
bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm chế độ xã hội, dân số, lao động,
chính sách đất đai, cơ cấu kinh tế…Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý
nghĩa đối với việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường
được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ
3
nhất định, điều kiện kỹ thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu
của thị trường.
- Nhân tố không gian: Đây là một trong những nhân tố hạn chế của
việc sử dụng đất mà nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không
thay đổi trong quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không
gian cho mọi hoạt động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy
đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá
trình sử dụng đất phải biết tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài

nguyên đất bền vững.
2.2. Khái niệm về quản lý nhà nước.
“Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó
nhằm trật tự hoá nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất
định”
“Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyên lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động của con nguời để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và
trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà
nước”.
2.3. Nội dung- Phương pháp- Quản lý nhà nước về đất đai
2.3.1. Đối tượng, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc quản lý của quản lý nhà
nước về đất đai
2.3.1.1. Đối tượng của quản lý đất đai
Đối tượng của quản lý đất đai là vốn đất của nhà nước ( toàn bộ trong
phạm vi ranh giới quốc gia từ biên giới tới hải đảo, vùng trời ,vùng biển)
đến từng chủ sử dụng đất.
Chế độ sở hữu nhà nước về đất đai là điều kiện quyết định để tập hợp,
thống nhất tất cả các loại đất ở mọi vùng của tổ quốc thành vốn tài nguyên
quốc gia, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đóng vai trò người
chủ sở hữu.
4
Chỉ giao cho các đơn vị cá nhân khác nhau để sử dụng đất: trong điều 5
luật đất đai 2003 ghi “ Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước đại
diện chủ sở hữư”. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội (gọi chung là tổ chức),
hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài dưới hình thức giao đất
không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất.Nhà nước còn
cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận quyền sử dụng đất từ người khác

trong luật này gọi chung là người sử dụng đất. Được quy định ở điều 9 luật
đất đai 2003.
2.3.1.2 Mục đích yêu cầu của quản lý nhà nước về đất dai
- Mục đích
+ Bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người sử dụng.
+ Bảo đảm sử dụng vốn đất hợp lý của nhà nước.
+ Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
+ Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống.
- Yêu cầu
Phải đăng ký thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích,
chất lượng đất đai ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến trung ương.
2.3.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai.
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý Nhà
nước về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được
quản lý lẻ tẻ từng vùng.
- Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại,
hạng phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đó.
5
- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống
nhất trong toàn quốc.
- Những quy định biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong
ngành địa chính.
- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống
nhất so sánh trong cả nước.
- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải
phản ánh được.

- Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để
nhà nước đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
- Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả số
liệu nhận được từ thực tế.
- Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ,
đúng thực tế.
- Quản lý Nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai,
các biểu mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan
chuyên môn từ trung ương đến cơ sở.
- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
2.3.2. Phương pháp quản lý đất đai.
Phương pháp quản lý là cách mà cơ quan quản lý sử dụng để tác
động đến đối tượng quản lý (chủ sử dụng đất) nhằm thực hiện các
quyết định của nhà nước.
Phương pháp quản lý phải phù hợp với các nguyên tắc của quản lý
kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ
phất triển của công nghệ khoa học và trình độ nhận thức của xã hội.
Thông thường có 3 phương pháp:
- Phương pháp hành chính.
6
- Phương pháp đòn bẩy kinh tế.
- Phương pháp tuyên truyền giáo dục.
2.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Tại khoản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước
về đất đai gồm 13 nội dung Tại điều 6 khoảng 2 luật đất đai 2003 có nêu
rõ:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành

chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát đo đạc đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản.
- Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
- Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các
vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
2.4. Cơ sở pháp lý
7
Dựa trên hệ thống luật đất đai, văn bản dưới luật là cơ sở vững nhất.
Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai bao gồm:
- Luật đất đai năm 2003.
- Hiến pháp 1992.
- Nghị định 181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc
thi hành luật đất đai năm 2003.
- Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban
hành ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

ngày 01 tháng 11 năm 2004.
- Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng
07 năm 2004 về thi hành luật đất đai năm 2003.
- Căn cứ vào số liệu, tài liệu về thống kê, kiểm kê đất của
phường qua các năm.
- Căn cứ vào phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
phương án quy hoạch sử dụng đất phường đến năm 2010.
2.5. Cơ sở thực tiễn
2.5.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất của Việt Nam qua các thời
kỳ.
Bất kỳ một quốc gia nào, nhà nước nào cũng có một quỹ đất nhất định
được giới hạn bởi biên giới quốc gia mà thiên nhiên ban tặng.Bất kỳ một
nhà nước nào , chế độ chính trị nào ở thời kỳ lịch sử nào cũng cần có đất.
Đất đai là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia vì vậy nhà nước muốn tồn
tại và phát triển thì phải quản chặt nắm chắc tài nguyên đất đai đó. Mỗi
thời kỳ lịch sử với giai cấp khác nhau, chế độ chính trị khác nhau đều có
chính sách quản lý đất đất đai đặc trưng cho thời kỳ lịch sử đó.
Ở chế độ nô lệ thì ở nước ta triều đại Hùng Vương kéo dài hàng nghìn
năm, xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã.Vì vậy
8
ruộng đất đang chuyển từ tay tập thể công xã sang giai cấp chủ nô. Các
chủ nô nắm quyền quản lý đất đai và cả nô lệ.
Sang thời kỳ phong kiến thì đất đai chủ yếu tập trung vào tay của tầng
lớp thống trị và bọn địa chủ. Nhân dân không có ruộng đất, phải làm thuê
hoặc mướn ruộng đất để sản xuất.
Đối với chế độ thực dân phong kiến thì từ khi tới xâm lược nước ta
thực dân pháp đã điều chỉnh mối quan hệ đất đai theo luật pháp của nước
Pháp. Công nhận quyền sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai.Khác với
luật lệ nhà Nguyễn.Thực dân pháp đánh thuế thổ canh (đất nông
nghiệp) rất cao nhưng thuế đất thổ cư (đất ở) không đáng kể. Ngay

sau khi tới Việt Nam, Pháp đã cho lập bản đồ địa chính theo toạ độ và
lập sổ địa bạ mới nhằm mục đích thu thuế nông nghiệp triệt để.Công
trình lập bản đồ địa chính két thúc năm 1898 tại Nam Bộ, năm 1925
tại Bắc Bộ và đến năm 1945 chưa hoàn thành ở Trung Bộ.
Cách mạng tháng Tám thành công nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời. Với mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, năm
1946 hiến pháp đầu tiên ra đời đã thể hiện ý chí và quyền lực của nhà
nước trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Tháng 11/1953 hội nghị lần
thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng thông qua cương lĩnh ruộng
đất và quyết định cải cách ruộng đất, tịch thu, trưng mua, trưng thu ruộng
đất của địa chủ để chia cho dân nghèo, đến khoảng 1956 đã hoàn thành
cải cách ruộng đất. Như vậy với chính sách đó đã đem lại ruộng đất cho
nông dân, xoá bỏ giai cấp địa chủ đã có hàng nghìn năm. Tuy nhiên công
tác này gặp phải những sai lầm nhất định và hậu quả để lại của nó là nạn
đói hoành hành, đất đai bị hoang hoá.
Để ổn định tình trạng sử dụng đất ở nông thôn chính phủ đã ban hành
chỉ thị 354/TTg trong đó có việc hợp thức hoá nông nghiệp, người dân
làm ăn theo công điểm. Nhưng hiệu quả không cao, nông sản làm ra
không đủ ăn, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết
9
tình trạng trên Nhà nước đã ban hành nghị quyết khoán mười (nghị quyết
10-NQ/TW). Sau khi nghị quyết này ra đời đã kích thích tính chủ động
sáng tạo của người dân, người dân hăng hái tham gia sản xuất.
Hiến pháp năm 1960 đã xác lập quyền sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân về đất đai.
Hiến pháp năm 1980 ra đời, quy định: Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ
đất đai, nhà nước thống nhất quản lý.
Năm 1987 luật đất đai đầu tiên ra đời mở ra bước ngoặc mới cho công
tác quản lý và sử dụng đất nước ta. Tiếp theo đó là các thông tư nghị định
của các bộ ban hành nhằm điều chỉnh, hướng dẫn những chính sách đất

đai của Nhà nước: Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18/12/1991 của bộ
thuỷ sản và tổng cục quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ,
mương rạch nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình và ao lớn, hồ lớn
thì giao cho một nhóm hộ gia đình sử dụng; quyết định số 327/CT của hội
đồng bộ trưởng ngày 15/7/1992 về thực hiện chính sách giao ruộng đất,
đồi núi trọc, ruộng bãi bồi, ven biển và mặt nước cho hộ gia đình sử
dụng.
Đến năm 1992 luật đất đai tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng nhu
cầu sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới.
Để phù hợp với những yêu cầu kinh tế trong giai đoạn mới, kỳ họp
quốc hội khoá IX ngày 14/7/1993 luật đất đai, luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp được thông qua. Sau đó liên tục các văn bản của chính phủ và các
bộ ngành ra đời nhằm triển khai luật này: Nghị định 64/CP ngày
27/9/1993 về đất nông nghiệp, nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 về đất đô
thị, nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về đất lâm nghiệp.
Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực thi hành vào ngày 15/10/1993 đã
tiếp tục khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý” thể hiện đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta
trong công tác quản lý đất đai.
10
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm phát sinh nhiều vấn đề mà
luật đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế nó liên tục được sửa đổi bổ
sung như luật sửa đổi bổ sung được ban hành ngày 2/12/1998, luật sửa
đổi bổ sung một số điều ban hành 1/10/2001 nhằm quy định khung giá
đất.
Ngày 26/11/2003 luật đất đai ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2004 tiếp
tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường trong thời đại mới,
hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành luật kèm theo đã thực sự đưa
công tác quản lý và sử dụng đất đi vào nề nếp, ổn định.
2.5.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã Phúc Trạch

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003
ra đời, công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn xã đã đi vào nề
nếp. Việc thực hiện nội dung quản lý Nhà nước và sử dụng đất trên địa
bàn đạt được những kết quả nhất định. Đại bộ phận đất nông nghiệp,
chưa sử dụng đã được giao cho các chủ sử dụng đất cụ thể công tác
giao đất thực hiện khá tốt; công tác thanh tra giải quyết đơn khiếu nại
được chú trọng, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội và giữ vững sự ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều hạn
chế. Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, quy hoạch sử dụng đất chưa
được thực hiện, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm; cán bộ địa chính
chưa đáp ứng nhu cầu nên công tác tham mưu giúp UBND xã thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập dẫn đến việc
khai thác tiềm năng đất đai cũng như việc sử dụng các loại đất mang lại
hiệu quả không cao.
11
12
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Phúc Trạch
- Toàn bộ quỹ đất của xã Phúc Trạch
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử
dụng đất trên địa bàn xã
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Thời gian: trong giai đoạn 2005-2009.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Phúc Trạch
trong giai đoạn từ 2005-2009.
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Phúc Trạch
giai đoạn 2005-2009
3.3.3. Đánh giá tình hình sử dụng đất của xã Phúc Trạch giai đoạn 2005-
2009.
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và
sử dụng đất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra thu thập số liệu.
- Điều tra thực địa, khảo sát thực tế đối chiếu số liệu.
- Phân tích thống kê tình hình sử dụng đất, tổng hợp xử lý thống kê.
- Phương pháp bản
13
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phúc Trạch là một xã ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX.Thời kỳ Pháp thuộc đến trước cách mạng tháng tám năm 1945 thuộc
tổng Thuận Thọ - Phủ Quảng Trạch. Tháng tám năm 1945 được thành lập
xã Phúc Nguyên ( thuộc ba xã: Phúc Trạch – Lâm Trạch – Lâm Trạch).
Đến năm 1947 xã được đổi tên từ xã Phúc Nguyên sang xã Phúc Trạch,
sau cải cách ruộng đất đã tách thành ba xã Phúc Trạch, Lâm Trạch và
Xuân Trạch hiện nay. Xã Phúc Trạch được chính thức gọi tên từ đó cho
đến nay.
Phúc Trạch là một xã nằm ở phía tây của huyện Bố Trạch - tỉnh

Quảng Bình. Xã có vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Lâm Trạch
- Phía Tây giáp xã Xuân Trạch.
- Phía Nam giáp xã Sơn Trạch.
- Phía Đông giáp xã Liên Trạch và Hưng Trạch.
Phúc Trạch có thượng nguồn của sông Son, có 2 nhánh Đông và Tây
của đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài khoảng trên 4km, do
đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường sông cũng như
đường bộ và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá
– xã hội
4.1.1.2.Địa hình
Phúc Trạch có diện tích đất tự nhiên khoảng 6022.35ha, trong đó vùng
đồi núi và đá vôi chiếm hơn 3/4 diện tích.
14
Phúc Trạch là một xã miên núi nên có địa hình khá phức tạp, xã có
chiều dài khoảng 15km và được phân thành 4 khu vực chính đó là: Phúc
khê ( trước đây gọi là Khe Ngang ), Phúc Đồng (trước đây gọi là Troóc ),
Thanh Sen và Chày Lập.
15
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:
* Khí hậu
Phúc Trạch có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm.
Khí hậu được chia làm 2 mùa là mùa đông và mùa hè, ngoài ra còn chịu
ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).
- Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 23 - 24
0
C, nhiệt độ cao nhất trong
năm là 40 - 41
0

C (tháng 7) và nhiệt độ thấp nhất trong năm là 12
0
C(tháng
1).
- Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1500 - 1700 giờ. Các
tháng có nắng nhiều là tháng 5, 6, 7 bình quân tới 7 đến 8 giờ\ngày, tháng
ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ\ngày.
- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1879 mm, tập trung chủ yếu vào
tháng 3, thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên
1000mm, chiếm 60% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của 2 hướng chính là gió
Tây Nam và gió mùa Đông Bắc
- Độ ẩm không khí bình quân 85% , tháng có độ ẩm thấp nhất là 50%
(tháng 6, tháng 7), tháng có độ ẩm cao nhất là 95% (tháng 10, tháng 11).
* Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có nhiều nhánh sông suối nhỏ đổ vào nhưng nguồn
cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt là sông Chày cung cấp
cho khu vực Chày Lập và Thanh Sen, sông Vạc Chèo cung cầp cho khu
vực Phúc Đồng và đập nước Khe Ngang cung cấp nước cho ba thôn Phúc
Khê. Xã có địa hình khá cao ráo và là thượng nguồn của sông Son nên ở
đây hiếm khi có tình trạng ngập lụt xảy ra.
Nguồn nước ngầm mạch nông có trên diện rộng, độ sâu từ 4-10m rất
thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất nông
nghiệp
16
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
* Tài nguyên đất.
Theo số liệu của chi cục thuế huyện Bố Trạch đất nông nghiệp trên địa
bàn xã có 5 hạng từ hạng 2 đến hạng 6 trong đó nhiều nhất là đất hạng 3.
Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình và cát pha,

hàng năm được bồi đấp bởi hai con sông: sông Chày và sông Vạc Chèo,
ngoài ra do địa hình được bao bọc xung quanh là núi cho nên hàng năm
vùng đồng bằng cũng được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm cho
đất đai có tầng đất canh tác dày và tương đối màu mỡ và tạo điều kiện
cho vùng phát triển cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn
ngày.
* Tài nguyên nước
Trên địa bàn xã có hai con sông lớn chảy bao quanh bắt nguồn từ các
dãy núi và các nhánh sông suối nhỏ đổ vào, kết hợp với hệ thống hói, ao,
hồ và nguồn nước ngầm cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, và
phục vụ đời sống dân sinh.
Như vậy nguồn nước mặt của xã dồi dào thuận lợi cho phát triển thuỷ
lợi phục vụ sản xuất.
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất có rừng trên địa bàn xã là 3487.87 ha, trong đó rừng sản
xuất(RSX) là 2357.87 ha, rừng đặc dụng(RDD) là 1130.00ha.Xã nằm
trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nên tài nguyên
rừng khá đa dạng và phong phú tuy nhiên những năm gần đây bị người
dân tàn phá nặng nề. Hiện nay rừng chủ yếu là rừng tái sinh và trồng lại
theo các dự án như: 327 hay 661. Do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và
phần lớn là rừng mới trồng nên khả năng che phủ và chống xói mòn vẫn
chưa được tốt lắm, chất lượng rừng vẫn ở mức trung bình do chưa được
đầu tư thâm canh cao
* Tài nguyên khoáng sản
17
Phúc Trạch là xã với hơn 3/4 diện tích là đồi núi và đá vôi nên trữ
lượng đá vôi trên địa bàn xã khá lớn là nguồn cung cấp vật liệu lớn cho
ngành xây dựng, ngoài ra còn có một số trữ lượng mỏ sắt tương đối lớn
chuẩn bị đưa vào khai thác và đây có thể là nguồn thu lớn cho ngân sách
xã trong tương lai.

* Môi trường cảnh quan
Phúc Trạch có môi trường tự nhiên tương đối sạch, tuy vậy nơi đây
tập trung một số điều kiện bất lợi về thời tiết, khí hậu cùng với sự ảnh
hưởng của hệ thống giao thông nên môi trường ít nhiều bị ảnh hưởng. Là
một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ giới hoá vẫn chưa phát triển
lắm, tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ và phân tán nên chất lượng
không khí còn khá sạch.
Những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ cùng với
nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng nên cảnh quan môi
trường củng được quan tâm đáng kể, hệ thống cây xanh được trồng theo
đúng quy định để tạo môi trường xanh sạch đẹp cho toàn xã.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành nghề
* Nông nghiệp
Sản xuất năm 2009 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của những yếu
tố khách quan như: giá cả hàng hoá, vật tư tăng nhanh, thời tiết…đã làm
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm của
Đảng và các ban ngành đã chỉ đạo tốt chuyển đổi giống cây trồng vật
nuôi, phòng chống dịch lở mồm long móng ở trâu, bò; làm tốt công tác
khuyến nông, ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng
trọt, chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng cả năm: 997.24 ha, trong đó vụ
đông xuân 499.53 ha, vụ hè thu, vụ 8, vụ 10: 497.71 ha, chuyển đổi 100%
giống Ngô năng suất bình quân đạt 39.56 tạ/ha, có nơi đạt cao 47 tạ/ha,
riêng vụ hè thu đạt 15.7 tạ/ha; chuyển đổi 95.5% giống Lạc lai, năng suất
18
bình quân đạt 18.46 tạ/ha, một số mô hình trình diễn Lạc cao sản đạt từ
23 đến 29 tạ/ha; năng suất lúa bình quân đạt 45.13 tạ/ha có nơi đạt 51
tạ/ha.
Bảng 1: Năng suất sản lượng một số loại cây trồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Lúa
Diện tích(ha) 66.02 66.02 66.02 66.02 66.02
Năng suất(tạ/ha) 38.7 39.5 43.3 44.52 45.13
Sản lượng(tấn) 255.49 260.78 285.86 293.92 297.94
Lạc
Diện tích(ha) 309.38 309.38 300.20 269.75 269.75
Năng suất(tạ/ha) 16.95 17.98 18.02 18.32 18.46
Sản lượng(Tấn) 524.39 556.26 540.96 494.18 498.04
Ngô
Diện tích(ha) 145.5 143.65 142.74 141.24 141.24
Năng suất(tạ/ha) 33.65 35.15 37.42 39.30 39.56
Sản lượng 489.60 504.92 534.13 555.07 558.74
(nguồn báo cáo của UBND xã Phúc Trạch)
Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi có hiệu quả, tăng số
lượng chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phòng chống dịch lở mồm
long móng, kiểm dịch gia súc, kiểm soát giết mổ gia cầm tại chợ
Troóc. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng đàn trâu, bò 3856 con, tổng
đàn lợn 1200 con, gia cầm trên 27000 con.
* Phát triển kinh tế trang trại
Tiếp tục củng cố duy trì phát triển các trang trại chăn nuôi phát triển
sau khi có công bố hết dịch, thời gian trang trại chăn nuôi trên địa bàn
hoạt động ổn định, tập huấn hướng dẫn đầu tư kỹ thuật nuôi trồng để bà
con duy trì, phát triển nuôi, toàn xã hiện có trên dưới 10 trang trại theo
mô hình lợn + cá + vịt ,dê; vườn + ao + chuồng + rừng đang khôi phục,
mở rộng và phát triển.
* Lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn là 3487.87 ha
chiếm tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Xã đã hoàn thành việc đo đạc lại
19
toàn bộ diện tích đất rừng và làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất rừng cho nhân dân gồm 405 hộ, diện tích 1654.09 ha.
Rừng trồng chủ yếu là cây tràm hoa vàng, keo, bạch đàn và thông. Trong
những năm gần đây, thấy được lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường mà
rừng mang lại. Công tác giao đất giao rừng ngày càng được chú trọng.
Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của các dự án và các tổ chức tín dụng trong
và ngoài nước. Nên người dân hăng hái nhận rừng sản xuất. Đến nay, hầu
hết diện tích rừng được phủ xanh. Tạo công việc và nguồn thu nhập ổn
định cho người dân.
* Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với người dân ở địa phương.
Nó giải quyết được công nhàn rỗi của nông dân trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập. Tạo điều kiện trong việc chuyển dịch
kinh tế của địa phương.
Tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là xay xát gạo, ngô, ép dầu lạc, đan
lát,làm gạch, bờ lô, xây dựng, bên cạnh đó nghề mộc hiện nay cũng tương
đối phát triển. Tuy nhiên chỉ hình thành ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ
gia đình. Chưa có tính tập trung, chuyên môn hoá. Nên sản phẩm ít, chất
lương không cao, khó cạnh tranh.
Ngành xây dựng trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Trên
địa bàn xã có các tài nguyên khoáng sản như: sét, đá vôi cung cấp nguyên
liệu cho ngành xây dựng. ngoài ra trên dịa bàn xã còn có mỏ sắt trữ lượng
khá lơn và chuẩn bị đưa vào khai thác trong những năm tới.
* Dịch vụ
Các loại hình dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng ăn uống,
dịch vụ thương mại chợ, quầy tạp hoá,… ngày càng phát triển.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Theo tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009 thì dân số xã Phúc Trạch khá
cao: tổng số hộ là 2298 hộ, số dân là 10365 khẩu, dân số được phân thành
20
4 vùng theo địa hình, một số vùng dân cư ở thưa thớt như: Chày Lập,

Phúc Khê, Thanh Sen. Dân số Phúc Khê có 555 hộ với 2682 khẩu, Phúc
Đồng có 1047 hộ với 4423 khẩu, Thanh Sen có 525 hộ với 2450 khẩu,
Chày Lập có 171 hộ với 810 khẩu
- Mức sống và thu nhập
Phúc Trạch là một xã có diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp khá
lớn do vậy có tới 90% lao động nông nghiệp và thu nhập của nhân dân
trên địa bàn chủ yếu cũng từ nông nghiệp. Tổng thu ngân sách trên địa
bàn xã là 953116880 đồng (30/11/2009), tổng thu nhập bình quân đầu
người 3.52 triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 là
18.57%. Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà
nước đời sống người dân đã tưng bước được cải thiện. Nhưng nhìn chung
mức sống và thu nhập vẫn còn ở mức thấp.
4.1.2.3. Hạ tầng kỷ thuật.
* Giao thông
Hệ thống giao thông của xã ngày càng được nâng cấp, cải tạo để phục
vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Hiện nay
trên địa bàn xã phần lớn các tuyến đường liên thôn đều được bê tông hoá,
nhựa hoá. Tuy vậy một số khu vực vẫn sử dụng đường đất và đường cấp
phối đã xuống cấp ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại và vận chuyển của
người dân nhất là trong mùa mưa lũ. Trong thời gian sắp tới xã sẽ phấn
đấu 100% các tuyến đường giao thông nông thôn đều được bê tông hoá.
Trên địa bàn xã bao gồm các tuyến đường chủ yếu sau:
- 2 nhánh Đông – Tây của đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua khu vực
Phúc Đồng và Thanh Sen, Chày Lập tổng chiều dài khoảng 6.5km.
- Tuyến đường Phúc Đồng (Troóc) – Phúc Khê rộng 6m, kết cấu
đường là cấp phối, với tổng chiều dài 6.5km.
- Tuyến đường Troóc – Thanh Sen – Chày Lập rộng 5m, kết cấu là bê
tông và nhựa, với tổng chiều dài 3km.
21
- Giao thông nội đồng khu vực Phúc khê khoảng 4.5km, rộng 3m.

- Giao thông nội đồng khu vực Phúc Đồng khoảng 3.8km, rộng 3m.
- Giao thông nội đồng khu vực Thanh Sen – Chày Lập khoảng 5km,
rộng 3m.
* Thuỷ lợi
Trên địa bàn xã đã xây dựng 1trạm bơm điện ở khu vực Chày Lập và
2 hồ chứa chứa nước ở Phúc Khê với trên 15.2 km kênh mương thuỷ lợi
cung cấp nước cho hơn 9 thôn để phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi chưa được đầu tư hoàn thiện để
tưới tiêu phục vụ sản xuất, hệ thống kênh mương chưa hoàn toàn được bê
tông hoá và nhiều nơi đã xuống cấp làm ảnh hưởng lớn đến việc tưới tiêu
phục vụ sản suất.
* Hệ thồng điện và thông tin kiên lạc
- Hiện nay tỷ lệ hộ dùng điện là 98.5%. Tuy nhiên do hệ thống điện
được xây dựng từ năm 1998 -2000, phần lớn cột điện bằng gỗ nên hiện
nay mạng lưới điện đang xuống cấp không đảm bảo an toàn cũng như
không ổn định về điện áp. Trong năm vừa qua và 2010 sẽ tiến hành sữa
chữa, thay mới cột và xây dựng nhiều tuyến điện để phục vụ cho người
dân.
- Trên địa bàn xã có 1 trạm bưu điện khang trang phục vụ thông tin
liên lạc cho nhân dân toàn xã.Những năm gần đây với sự ra đời của máy
điện thoại không dây thì hiện nay trên địa bàn xã hầu như có đến 85 –
95% các hộ gia đình đã có máy điện thoại, giúp cho người dân thuận tiện
trong việc liên lạc và phục vụ đắc lực cho buôn bán, sản xuất và kinh
doanh. Tất cả các thôn trong xã đều có hệ thống loa phát thanh để truyền
đạt cho người dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật và cung cấp thông tin
về sản xuất nông nghiệp.
4.2.1.4. Hạ tầng xã hội.
- Giáo dục và y tế
22
* Giáo dục

Trên địa bàn xã hiện có 1 trường Mần non, 2 trường tiểu học ,1 trường
Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông.
Lảnh đạo các trường đã tập trung chỉ đạo đúng mức nên chất lượng
đại trà ở các cấp học được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được duy trì và
có nhiều chiều hướng phát huy tốt.Cán bộ, giáo viên, nhân viên các
trường học đã có nổ lực lớn trong tổ chức dạy và học, nhất là quan tâm
đầu tư các mũi nhọn.
Tỷ lệ học sinh THCS về học lực đạt khá giỏi: 31.3%, trong đó: giỏi 2.8%,
khá 28.5%, trung bình 58.9%, yếu 9.5%, kém 0.2%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT
đạt 66%.
Học sinh tiểu học về học lực đạt khá giỏi: 44.45%, trung bình 53.29%,
yếu 2.17%, kém 0.1%.
Năm học 2009 – 2010 có 83 lớp với 2252 học sinh, trong đó: THCS
24 lớp với 864 học sinh, trường tiểu học số 1 là 26 lớp với 727 học sinh,
tiểu học số 2 là 20 lớp với 341 học sinh,Mần non 13 lớp với 320 học sinh.
Vào đầu năm học mới đến nay ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên,
nhân viên trường THCS đã có nhiều cố gắng trong việc vận động phụ
huynh và thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường, vì vậy số lượng
học sinh bỏ học đã cơ bản trở lại trường,còn lại 16 học sinh đi làm ăn
xa không cs khả năng trở lại trường.
Huy động trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 45.9% trong đó trẻ 5 tuổi
đạt 98.2%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
* Y tế .
Xã có một trạm y tế với 7 giường bệnh và 5 nhân viên y tế, trong đó
có 1 bác sĩ, 3 y tá và 1 hộ lý. Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chương trình quốc gia y tế; khám bảo
hiểm và cấp thuốc cho các đối tươngh hộ nghèo đạt 75.6%; xử lý nguồn
nước uống cho nhân dân sau mùa bảo lụt, thực hiện tốt các đợt truyền
23
thông về sức khoẻ sinh sản. Nhìn chung vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho

người dân trê địa bàn xã được cải thiện đáng kể.
- Thể thao và văn hoá
Toàn xã có 1 sân bóng đá, 1 sân bóng chuyền. Hàng năm xã thường tổ
chức các hoạt động văn hoá - thể thao phục vụ các sự kiện chính trị của
dân tộc như mừng Đảng, mừng Xuân, quốc khánh, thành lập đoàn…và
các lể hội của làng xã trong năm. Chỉ đạo tốt việc xây dựng gia đình văn
hoá, gia đình thể thao, đảm bảo các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn
xã phát triển lành mạnh đúng pháp luật.
- Quốc phòng – An ninh.
Thực hiện tốt nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu, phòng chống bảo lụt; đăng
ký độ tuổi 17 đạt 100%, khám tuyển, tuyển quân vượt chỉ tiêu, không có
quân nhân đào ngũ, tổ chức giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo
mệnh lệnh của cấp trên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
cơ bản ổn định, các vụ việc xảy ra đã giải quyết kịp thời góp phần đem lại
trật tự, an toàn cho người dân.
4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc
Trạch
4.1.3.1. Thuận lợi
Phúc Trạch nằm trong vành đai của rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng, và là khu vực trung tâm của 3 xã Phúc Trạch, Lâm Trạch và Xuân
Trạch nên xã có điều kiện giao lưu văn hoá, kinh tế - chính trị, học hỏi
kinh nghiệm sản xuất, và là thị trường lớn các loại hàng hoá nông sản.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.
- Diện tích đất màu khá lớn, có thị trường tiêu thụ rất thích hợp cho
việc phát triển các loại cây màu như: ngô, khoai, sắn, lạc…
- Chợ Troóc là chợ trung tâm của các xã lân cận nên có nhiều điều
kiện để phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán.
24
- Xã có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu
thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Lực lượng lao động lớn có kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp.
Là điều kiện để khai thác, phát huy hết các tiềm năng của địa phương.
- Giao thông thuận lợi, xã có 2 nhánh Đông – Tây của đường mòn Hồ
Chí Minh chạy qua nên có nhiều thuận tiện trong việc đi lại và giao lưu
hàng hoá.
4.1.3.2. Khó khăn
- Là xã miền núi nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng hơn
60km cách trung tâm huyện lỵ khoảng hơn 45km về phía Nam nên xã gặp
nhiều khó khăn trong việc giao lưu buôn bán, vận chuyển hàng hoá phục
vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Địa hình phức tạp, phân thành nhiều khu vực nhỏ lẻ làm ảnh hưởng
đến việc quản lý.
- Khí hậu thời tiết nằm trong khu vực miền Trung nên cũng chịu ảnh
hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo dài kèm
theo gió Tây Nam, gió Lào khô nóng; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh kèm
theo gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp, lượng mưa tập
trung vào một số tháng gây ra ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng, vật nuôi.
- Đất đai kém màu mỡ, địa hình dốc, phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp. Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa số lao động chưa
qua đào tạo, tập quán sản xuất dựa vào kinh nghiệm chưa áp dụng khoa
học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm không cao.
- Áp lực gia tăng dân số, tốc độ gia tăng dân số nhanh ( tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên trên 1,19% /2009) do trong nhân dân còn nhiều quan niệm lạc
hậu.
25

×