Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế và xây dựng bắc miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.74 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ THANH HÕA

QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ
VÀ XÂY DỰNG BẮC MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

--------------------LÊ THỊ THANH HÕA

QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ
VÀ XÂY DỰNG BẮC MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHÖ GIANG


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. NGUYỄN PHÚ GIANG
Hà Nội - 2016

TS. NGUYỄN TRÚC LÊ


LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “Quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết
kế và Xây dựng Bắc Miền Trung đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn, giúp
đỡ của các thầy giáo, cô giáo Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội, các đồng nghiệp, đặc biệt là sự hƣớng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS-TS
Nguyễn Phú Giang Trƣờng Đại học Thƣơng mại.
Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu nhƣng đây là một đề tài rộng, bên
cạnh đó thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Đây là một công trình nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn nên
em rất hy vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp phần nào
vào công tác quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và
xây dựng Bắc Miền Trung.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các
bạn đồng nghiệp. Đồng thời, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô và các bạn để đề tài thực sự có hiệu quả hơn.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chƣa
đƣợc dùng để bảo vệ một học vị nào và nó xuất phát từ tình hình thực tế đòi
hỏi của Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung. Các
thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc./.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .........................................................................................ii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP . 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 5
1.2. Cơ sở lý luận về chi phí xây lắp và quản lý chi phí xây lắp ............................ 9
1.2.1. Khái niêm, đặc điểm, phân loại của chi phí xây lắp ................................ 9
1.2.2. Nội dung quản lý chi phí xây lắp ............................................................ 16
1.2.3.1. Xây dựng định mức chi phí.............................................................. 16
1.2.3.2. Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...................... 19
1.2.3.3. Tổ chức quản lý chi phí xây lắp khi phát sinh chi phí ...................... 24
1.2.3.4. Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp xây lắp................................ 29
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây lắp ...................... 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 39
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ............................................................................... 39
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể..................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu................................................... 40
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp ...................................................... 40
2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả................................................................... 41
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG BẮC MIỀN TRUNG.............. 43

3.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc
Miền Trung ........................................................................................................... 43
3.1.1. Tổng quan về công ty.............................................................................. 43
3.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí xây lắp tại Công
ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung ................................ 49


3.2. Thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết
kế và Xây dựng Bắc Miền Trung.......................................................................... 49
3.2.1. Công tác xây dựng định mức chi phí xây lắp ......................................... 55
3.2.2. Công tác lập dự toán chi phí xây lắp ..................................................... 55
3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý chi phí thi công ............................................ 61
3.2.4. Thực hiện kiểm soát chi phí .................................................................... 71
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý chi phí xây lắp của Công ty cổ phần Tƣ
vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung........................................................... 77
3.3.1. Thành quả đạt được................................................................................ 77
3.3.2. Nguyên nhân ........................................................................................... 78
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ VÀ
XÂY DỰNG BẮC MIỀN TRUNG TRONG THỜI GIAN TỚI ........................... 81
4.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong giai đoạn 2015- 2020 .................... 81
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí xây lắp............. 81
4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí xây lắp ....................... 81
4.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý chi phí .......................... 87
4.3.3. Giải pháp về kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong quản lý chi phí ..... 90
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 100
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BOT

đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

4

BMT

Bắc Miền Trung


5

CP

6

CPNVLTT

7

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

8

CPMTC

Chi phí máy thi công

9

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

10

CPXL


Chi phí xây lắp

11

DN

Doanh nghiệp

12

ĐVTC

Đơn vị thi công

13

GTGT

Giá trị gia tăng

14

KHTSCĐ

15

KPCĐ

16


NVL

17

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

18

SPXL

Sản phẩm xây lắp

19

SXKD

Sản xuất kinh doanh

20

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

21

TSCĐ


Tài sản cố định

Cổ phần
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khấu hao tài sản cố định
Kinh phí công đoàn
Nguyên vật liệu

i


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu sản xuất và điều hành thi công dự án ................................ 25
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và
Xây dựng Bắc Miền Trung ............................................................................. 45
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy tài chính- kế toán của công ty............................. 48
Bảng 3.1: Tình hình thực hiện chi phí xây lắp trong 3 năm ........................... 60
Bảng 3.2: Bảng dự toán tổng hợp chi phí xây dựng ....................................... 60
Bảng 3.3: Sổ chi tiết Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................... 63
Bảng 3.4: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp ............................................ 65
Bảng 3.5: Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công ........................................ 67
Bảng 3.6: Sổ chi tiêt chi phí sản xuất chung ................................................... 69
Bảng 3.7: Sổ chi tiết tài khoản 154 ................................................................. 70
Bảng 3.8: Bảng đối chiếu giá thành ................................................................ 72
Bảng 4.1: Bảng tính định mức máy đào 0,8 M3 ............................................. 85
Bảng 4.2: Bảng tính định mức máy ủi 140CV................................................ 86
Bảng 4.3: Bảng tính định mức máy trộn bê tông 250L .................................. 86
Bảng 4.4: Báo cáo thực hiện kế hoạch chi phí ................................................ 92

Bảng 4.5. Báo cáo thực hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....................... 94
Bảng 4.6: Báo cáo thực hiện chi phí nhân công trực tiếp ............................... 95
Bảng 4.7: Báo cáo thực hiện chi phí sử dụng máy thi công ........................... 96
Bảng 4.8. Báo cáo thực hiện của Đơn vị trực thuộc ....................................... 97

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam trong những năm vừa qua ngành xây dựng cơ bản đang thu
hút một khối lƣợng vốn đầu tƣ lớn, là ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc
dân, tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, góp phần đƣa đất nƣớc
tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung hoạt
động trong lĩnh vực xây lắp nên các yếu tố chi phí có mối liên hệ mật thiết với
các công trình thi công. Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc... có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài
làm cho vốn sản xuất của doanh nghiệp ứ đọng, doanh nghiệp dễ bị gặp rủi ro
khi có biến động về giá cả, vật tƣ, lao động. Mặt khác sản phẩm xây lắp cố
định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác nhƣ lao động, thiết bị,
vật tƣ, máy móc... luôn phải di chuyển theo mặt bằng, vị trí thi công và do
ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu nên dẫn đến tình trạng lãng phí, hao hụt mất
mát vật tƣ, tài sản, tăng các chi phí nhƣ chi phí vận chuyển, lƣu kho... dẫn đến
tăng chi phí sản xuất.
Đặc biệt khi giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng, khả năng huy
động vốn gặp nhiều khó khăn, nếu doanh nghiệp không nắm bắt đƣợc tình
hình sử dụng chi phí, không có kế hoạch và biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm
hạ giá thành sản phẩm thì quá trình SXKD của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn,
trì trệ ảnh hƣởng lớn đến tiến độ thi công gây ảnh hƣởng lớn đến uy tín của

doanh nghiệp. Do vậy công tác quản lý chi phí xây lắp của doanh nghiệp cần
đƣợc nâng cao hơn nữa về chất lƣợng nhằm đáp ứng đƣợc các yêu cầu về tiến
độ chất lƣợng các hạng mục công trình, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành
để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1


Trong thời gian vừa qua việc quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ
phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung có nhiều bất cập nhƣ:
Việc quản lý chi phí chƣa chặt chẽ, toàn diện vì thế giá thành sản phẩm chƣa
phản ánh đúng bản chất của nó. Trong giá thành xây lắp của Công ty, nguyên
vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong
những hƣớng chính để tạo điều kiện hạ giá thành. Trong ba năm gần đây chi
phí sản xuất chung của doanh nghiệp luôn tăng, chứng tỏ công tác quản lý chi
phí này của nhà quản lý là chƣa tốt. Nhà quản lý cần tìm ra nguyên nhân và
khắc phục nhằm tiết kiệm và giảm chi phí này xuống để tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp. Qua phân tích thực trạng tình hình quản lý chi phí sản xuất xây
lắp tại công ty em nhận thấy chi phí nhân công trực tiếp năm 2014 là tăng cao
(trong khi đó doanh thu lại giảm). Việc phản ánh chi phí phát sinh của công
trình thi công là không kịp thời…Từ những lý do trên tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế và Xây dựng Bắc
Miền Trung” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu :
- Nhà quản lý cần có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý
chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền
Trung?
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động công tác quản lý chi

phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung
trong những năm vừa qua, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý chi xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng
Bắc Miền Trung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

2


- Hệ thống đƣợc một số các công trình nghiên cứu về quản lý chi phí ở
doanh nghiệp.
- Hệ thống các cơ sở lý luận về quản lý chi phí xây lắp tại doanh
nghiệp.
- Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp
tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung trong
những năm vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí xây
lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: là đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí
xây lắp tại công ty cổ phần Tƣ vấn và thiết kế Bắc Miền Trung.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý chi
phí xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung
trong thời gian từ năm 2012 đến nay.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống các cơ sở lý luận về quản lý chi phí xây lắp tại doanh
nghiệp.
- Phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp
tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung trong

những năm vừa qua.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí xây
lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung trong
thời gian tới.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
có kết cấu làm 4 chƣơng:
3


Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản
lý chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng về quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần
Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung.
Chƣơng 4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí
xây lắp tại Công ty cổ phần Tƣ vấn thiết kế và Xây dựng Bắc Miền Trung
trong thời gian tới

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, ngành kinh doanh xây lắp ngày càng phát
triển đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội. Do đặc thù của
ngành xây lắp là tạo nên những sản phẩm có giá trị sử dụng cao và lâu dài,
nên vấn đề quản lý và sử dụng chi phí một cách hợp lý luôn đƣợc các doanh

nghiệp chú trọng. Chi phí luôn gắn với chất lƣợng công trình và sự sống còn
của doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về
quản lý chi phí, nghiên cứu về quản lý chi phí kinh doanh ta có thể kể đến
nhƣ sau:
Bài viết “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”, Quang Trung,
Báo điện tử Điện Biên Phủ, ngày 11/4/2012. Tác giả đề cập công tác quản lý
chi phí đầu vào của các dự án đầu tƣ xây dựng công trình có vai trò quan
trọng đối với hiệu quả đầu tƣ và tác động trực tiếp tới chất lƣợng công trình.
Chủ đầu tƣ đã quan tâm triển khai thực hiện công tác quản lý chi phí xây
dựng góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nguồn vốn đầu
tƣ từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc và chất lƣợng hiệu quả sử dụng công trình
sau đầu tƣ. Tuy nhiên bài viết chƣa đề cập đến các rủi ro mà dự án có sử dụng
nguồn vốn từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp. Rủi ro lớn nhất đối với doanh
nghiệp xây lắp là ứ đọng vốn do nguồn vốn của chủ đầu tƣ bị hết hay nguồn
ngân sách cấp chƣa đủ. Điều đó khiến dự án bị treo, thi công cầm chừng vì
không có kinh phí, có khi phải để sang năm tài chính tới.
Bài viết “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng - Bài toán đã có lời giải”, Vũ
Huyền, Báo Xây dựng, đăng ngày 03/6/2009 đã đề cập: Quản lý chi phí đầu
5


tƣ xây dựng sao cho hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực, phù hợp với thông lệ
quốc tế luôn là vấn đề nóng bỏng đối với lĩnh vực xây dựng, tạo bƣớc chuyển
biến lớn từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trƣờng, tạo sự chủ động và dám
chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, từng bƣớc xây
dựng chính sách quản lý giá phù hợp với sự biến động của thị trƣờng. Chính
sự phân cấp rõ và giao quyền nhiều hơn cho Chủ đầu tƣ, giảm sự can thiệp
của Nhà nƣớc vào quá trình định giá xây dựng đã nâng cao hiệu quả đầu tƣ dự
án. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trƣờng có nhiều biến động, đòi hỏi cơ chế

quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tiếp tục đổi mới phù hợp và linh hoạt tác giả
chƣa nêu đƣợc cách thức hợp lý để hội nhập với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Lê Toàn Thắng, đề tài “Quản lý vốn đầu tư
xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội”, Trung tâm
đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên ngành lý luận chính trị, 2012. Tác giả đã
nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc của thành phố Hà Nội; phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc của
thành phố Hà Nội; đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp quản lý vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên trong
công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu tác giả chủ yếu đề cập đến hình thức
chỉ đinh thầu, chƣa đi sâu vào đấu thầu mở rộng.
Bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản”,
Minh Thanh, Báo điện tử Quảng Ninh, 2012. Tác giả đã nêu lên vấn đề cần
quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn
kiềm chế lạm phát, đồng thời cần tập trung nguồn chi cho các dự án quan
trọng. Cùng với việc rà soát cắt giảm chi đối với các dự án ngừng, hoãn, giãn
tiến độ, UBND tỉnh cũng chỉ đạo tập trung nguồn vốn chi cho các dự án quan
trọng, nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đƣa vào sử dụng phục vụ cho
các mục tiêu phát triển của địa phƣơng. Tuy nhiên bài báo chƣa đề cập đến
6


ảnh hƣởng của địa phƣơng trong chƣơng trình nông thôn mới, chƣa đảm bảo
đời sống văn hóa, xã hội khi ồ ạt phát triển các dự án trọng điểm của tỉnh.
Bài viết “Tác động các quy luật kinh tế và thể chế quản lý chi phí đầu
tư xây dựng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Trần Hồng Mai, Tạp
chí Kinh tế xây dựng, số 04/2013. Tác giả đề cập một số tác động chủ yếu đến
sự hình thành phƣơng thức quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng nhìn nhận từ sự
vận động của các quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trƣờng và những nội

dung chủ yếu hoàn thiện thể chế quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng vận hành
trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Tuy nhiên tác giả chỉ nêu ra các
thông tƣ, các chỉ thị, các văn bản áp dụng chƣa chỉ rõ đƣợc sự thay đổi, thay
thế của các loại văn bản đó trong tổ chức thi công.
Bài viết “Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng – Thực trạng của Việt Nam
và kinh nghiệm quốc tế”, Phạm Văn Khánh, Tạp chí Kinh tế xây dựng, số
04/2013. Tác giả làm nổi bật chính sách quản lý đầu tƣ xây dựng có vai trò rất
lớn trong việc thực hiện đúng quy hoạch, tiến độ, bảo đảm chất lƣợng, an toàn
và hiệu quả vốn đầu tƣ cũng nhƣ hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với
các dự án xây dựng sử dụng vốn Nhà nƣớc. Tuy nhiên tác giả chƣa chỉ rõ
đƣợc các chính sách về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại Việt Nam có phù
hợp với thì trƣờng quốc tế hay không.
Hoàng Thị Phƣơng, “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác
quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần cầu 14 Cienco-1”. Luận văn đã
nêu khá đầy đủ về mặt lý luận cơ bản về chi phí và quản lý chi phí kinh doanh
trong doanh nghiệp xây lắp: Các khái niệm cơ bản về chi phí, khái niệm về
giá thành xây lắp công trình, nêu đƣợc kết cấu chi phí xây lắp,vai trò của quản
lý chi phí. Luận văn đã đƣa ra thực trạng công tác quản lý chi phí tại công ty
cổ phần cầu 14 Cienco-1 ở ba năm 2006, 2007, 2008 và đƣa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần cầu 14
Cienco-1. Tuy nhiên luận văn chƣa nêu ra đƣợc các chi phí sản xuất kinh
7


doanh ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp, luận văn chƣa
đi sâu phân tích tìm hiểu về chi phí sử dụng máy thi công, và chƣa nêu ra
đƣợc nguồn của các số liệu
Bùi Thị Thu Thủy, “Quản lý chi phí SXKD và các giải pháp nâng cao
chất lượng công tác quản lý chi phí SXKD tại công ty Cổ phần đầu tư xây
dựng và sản xuất vật liệu xây dựng”. Qua luận văn đã nêu đƣợc những lý luận

cơ bản về chi phí SXKD của DN, cách phân loại chi phí trong doanh nghiệp.
Luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng công tác quản lý chi phí tại công ty Cổ
phần đầu tƣ xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng ở 2 năm 2004-2005 từ đó
đƣa ra mốt số ý kiến nhằm nâng cao chất lƣợng công tác quản lý chi phí
SXKD tại công ty. Tuy nhiên luận văn mới chỉ đƣa ra phân tích thực trạng
công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại 2 năm 2004 và 2005, luận
văn cũng chƣa đƣa ra đƣợc các khoản mục chi phí ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Luận văn chƣa đi sâu phân tích tìm
hiểu về chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC (trong đó có chi phí sử
dụng máy thi công)
Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến quản lý chi phí xây
dựng cơ bản nói chung và quản lý chi phí xây lắp nói riêng ở dạng tổng quát
nhất và đối tƣợng nghiên cứu cụ thể của địa phƣơng, từng nội dụng, lĩnh vực
quản lý chi phí xây lắp. Các công trình nghiên cứu trên cung cấp nguồn tƣ
liệu cơ bản nhất về cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn, kinh nghiệm, để tìm ra
những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí xây lắp tại doanh nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề chung thì ở các địa phƣơng, các nội dung khác
nhau của quản lý chi phí xây dựng cơ bản có những giải pháp khác nhau để
hoàn thiện quản lý chi phí xây lắp phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp
từng địa phƣơng, từng giai đoạn. Tuy nhiên, từ năm 2010-2015 tại Nghệ An
chƣa có đề tài nghiên cứu nào để tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
chi phí xây lắp tại các doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020. Chính vì vậy, đề tài
8


nghiên cứu “quản lý chi phí xây lắp tại doanh nghiệp” tác giả thừa kế đƣợc
những lý luận cơ bản về quản lý và kiểm soát chi phí xây lắp tại doanh nghiệp
và phƣơng pháp nghiên cứu của các đề tài trƣớc. Tác giả phát triển thêm tại
đề tài nghiên cứu về phạm vi quản lý chi phí xây lắp, qui trình thực hiện,
trách nhiệm và giải pháp mới hoàn thiện công tác quản lý chi phí xây lắp tại

doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; Vì vậy đề tài “Quản lý chi phí xây lắp tại
công ty cổ phần tƣ vấn thiết kế và xây dựng Bắc Miền Trung” vẫn có tính cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi phí xây lắp
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại của chi phí xây lắp
Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài ngƣời,
là điều kiện tiên quyết, tất yếu và cần thiết của sự tồn tại và phát triển trong
mọi chế độ xã hội.
Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trƣờng nhằm
mục đích lợi nhuận, các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định,
những chi phí dƣới hình thức hiện vật hoặc hình thái giá trị là điều kiện bắt
buộc để các doanh nghiệp có đƣợc lợi nhuận. Để tồn tại, phát triển và có đƣợc
lợi nhuận tối ƣu thì buộc doanh nghiệp phải tìm cách giảm tới mức tối thiểu
các chi phí của mình, muốn vậy các nhà quản lý phải nắm chắc đƣợc bản chất
và khái niệm về chi phí. Sau đây là một số khái niệm cơ bản về chi phí:
1.2.1.1. Khái niệm về chi phí xây lắp
- Chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác
phát sinh để tiến hành hoạt động sản xuất thi công của doanh nghiệp xây lắp
trong một thời kỳ nhất định. Chi phí của doanh nghiệp phát sinh hàng ngày,
hàng giờ đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm và quy mô

9


các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp
luôn phải tổ chức quản lý tốt nhất nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp không bao gồm những
khoản chi phí bỏ ra không mang tính chất sản xuất nhƣ: chi phí bán hàng, chi

phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thƣờng.
1.2.1.2. Đặc điểm của chi phí xây lắp
Kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính
chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông
thƣờng hoạt động xây lắp do các đơn vị xây lắp tiến hành. Ngành sản xuất
này có đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm xây lắp là công trình vật kiến trúc... có qui mô lớn, kết cấu
phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài... Do vậy, việc tổ
chức quản lý phải có dự toán, thiết kế thi công .
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất
khác nhƣ lao động, vật tƣ, thiết bị luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí
thi công. Mặt khác, hoạt động xây lắp cơ bản tiến hành ngoài trời thƣờng bị
ảnh hƣởng của thời tiết, khí hậu nên dẫn đến tình trạng hao hụt, mất mát, lãng
phí vật tƣ, tài sản làm tăng chi phí sản xuất.
- Thời gian thi công các công trình thƣờng kéo dài, đặc điểm này làm
cho vốn đầu tƣ sản xuất của các doanh nghiệp ứ đọng, dễ gặp rủi ro khi có
biến động giá cả vật tƣ, lao động.
- Tốc độ phát triển kỹ thuật và mức độ áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật chậm hơn các ngành khác.
- Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp có thể là các
hạng mục công trình, đơn đặt hàng giai đoạn công việc hoàn thành. Vì thế
phải lập dự toán tính giá thành theo từng đối tƣợng hạch toán.

10


1.2.1.3. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với
từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh,
việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần đƣợc tiến hành trong từng khoảng thời

gian nhất định. Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi
phí, tính toán đƣợc kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất toàn doanh
nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Căn cứ vào các tiêu thức
khác nhau có thể phân loại chi phí của doanh nghiệp xây lắp nhƣ sau:
a. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
phẩm dùng trong thi công xây lắp
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện
cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí đƣợc phân theo khoản mục. Cách
phân loại này dựa theo công dụng chung của chi phí và mức độ phân bổ chi
phí cho từng đối tƣợng. Theo quy định hiện hành thì giá thành sản phẩm bao
gồm những khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên
liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển
tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp, giúp cho việc thực hiện và
hoàn thành khối lƣợng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và
hoạt động sản xuất chung).
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lƣơng, tiền công và các
khoản phụ cấp mang tính chất tiền lƣơng trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công
nhằm thực hiện khối lƣợng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy
trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng
động cơ hơi nƣớc, xăng, điện, diezen... Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi
phí thƣờng xuyên và chi phí tạm thời.

11


+ Chi phí thƣờng xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lƣơng
chính, lƣơng phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí
nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch

vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nƣớc, bảo hiểm xe, máy..) và các chi phí
bằng tiền khác.
+ Chi phí tạm thời: chi phí sữa chữa lớn máy thi công (đại tu, trùng
tu...), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ đƣờng ray,
chạy máy...) Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trƣớc hoặc phát sinh
sau nhƣng phải đƣợc tính trƣớc vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ
- Chi phí sản xuất chung: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công
trƣờng xây dựng bao gồm: lƣơng nhân viên quản lý đội, công trƣờng, các
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ dùng
chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động
của đội,
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả các chi phí phục vụ
cho công tác tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh nói chung trên
toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí nhƣ: chi phí văn phòng,
tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân viên quản lý doanh nghiệp,
khấu hao tài sản cố định (nhƣ nhà văn phòng, các phƣơng tiện vận tải,...) phục
vụ cho quản lý doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác
b. Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế
ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát
sinh, chi phí đƣợc phân theo các yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây
dựng và phân tích định mức vốn lƣu động cũng nhƣ việc lập, kiểm tra và phân
tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí
đƣợc chia thành các yếu tố:

12


- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ ....sử dụng trong sản

xuất kinh doanh.
- Chi phí nhiên liệu, động lực: sử dụng vào quá trình sản xuất
- Chi phí nhân công: tiền lƣơng và các khoản phụ cấp theo lƣơng phải
trả cho công nhân viên chức.
- Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số
tiền lƣơng và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên.
- Chi phí KHTSCĐ: tổng số khấu haoTSCĐ phải trích trong kỳ của tất
cả TSCĐ sử dụng trong hoạt động SXKD.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
cho hoạt động SXKD.
- Chi phí bằng tiền khác: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa phản ánh
vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD.
Theo cách phân loại này doanh nghiệp xác định đƣợc kết cấu tỷ trọng
của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh BCTC
đồng thời phục vụ cho nhu cầu công tác quản trị trong doanh nghiệp làm cơ
sở để lập mức dự toán cho kỳ sau.
c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao
vụ hoàn thành
Theo cách phân loại này chi phí đƣợc phân loại theo cách ứng xử của
chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay
đổi chi phí đƣợc phân thành ba loại:
- Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối
lƣợng công việc hoàn thành, thƣờng bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí bao bì..... Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một
mức ổn định.

13


- Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lƣợng công việc

hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí
lại biến đổi. Định phí thƣờng bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng
chung, tiền lƣơng nhân viên, cán bộ quản lý.
- Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả các yếu tố
biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện
các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí.
Hỗn hợp phí thƣờng bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp...
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch,
kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí,
tìm ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm.
1.2.1.4. Quản lý chi phí xây lắp
Quản lý chi phí xây lắp là sự tác động có mục đích của doanh nghiệp
xây lắp đến toàn bộ hao phí lao động và các chi phí cần thiết khác phát sinh
để tiến hành hoạt động sản xuất thi công của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.
Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp xây lắp có một điều quan trọng mà không một doanh nghiệp
nào bỏ qua là các chi phí xây lắp phải đƣợc quản lý và sử dụng nhƣ thế nào?,
xem các đồng vốn bỏ ra có hiệu quả đến đâu và mang lại lợi nhuận nhƣ mong
muốn hay không. Có thể nói tri thức quản lý chi phí xây lắp là yếu tố quan
trọng trong đầu tƣ và kinh doanh các công trình thi công. Nếu không có kiến
thức cơ bản về quản lý chi phí xây lắp thì doanh nghiệp không thể nào biết
đƣợc tình hình thực tế của dự án đầu tƣ, các kế hoạch công ty cũng nhƣ toàn
bộ quá trình SXKD của doanh nghiệp. Rõ ràng yếu tố chi phí xây lắp luôn
đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trƣởng kinh
doanh nào, các công ty muốn tăng trƣởng và đẩy mạnh lợi nhuận không
14



ngừng tìm phƣơng thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn chi
phí xây lắp, đồng thời tái đầu tƣ các khoản tiền đó cho những cơ hội phát triển
triển vọng nhất. Nhu cầu vốn và chi phí xây lắp của công ty luôn biến động
nhất định theo từng thời kỳ, vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất
của quản lý chi phí xây lắp là xem xét lựa chọn cơ cấu vốn và chi phí xây lắp
sao cho một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Quản lý tốt chi phí xây lắp sẽ giúp DN thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh hiệu quả cao nhất, do tiết kiệm đƣợc chi phí và hạ đƣợc giá thành
sản phẩm các công trình. Biểu hiện:
- Tổ chức phân công, phân cấp quản lý chi phí xây lắp và giá thành
xây lắp đúng đắn phù hợp với tình hình đặc điểm SXKD của DN.
- Làm tốt công tác kế hoạch hóa chi phí xây lắp và giá thành sản xuất
xây lắp (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch tìm các giải pháp biện pháp quản lý tốt để hạ
thấp chi phí và giá thành ngay cả trong qúa trình thực hiện kế hoạch cũng nhƣ
trong thời kỳ kế hoạch tới).
Trong công tác kế hoạch hóa, kế hoạch chi phí xây lắp và giá thành
sản phẩm xây lắp là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý chi phí giá
thành xây lắp. Kế hoạch này đƣợc lập ra nhằm phục vụ cho việc hoàn thành
kế hoạch sản xuất các công trình một cách tốt nhất, đồng thời phải quán triệt
mục tiêu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì vậy thực hiện tốt kế hoạch hóa chi phí xây lắp và hạ giá thành xây
lắp đồng nghĩa với thực hiện tốt kế hoạch SXKD, tiết kiệm đƣợc chi phí hạ
đƣợc giá thành của các công trình, dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, do tiết
kiệm đƣợc chi phí xây lắp hạ đƣợc giá thành các công trình mà doanh nghiệp thi
công nên các công trình của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trƣờng về
giá, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lƣợc hạ giá thành các công trình với giá
cạnh tranh hợp lý sẽ giúp đƣợc doanh nghiệp tăng doanh thu, một tiền đề quan
15



trọng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tƣơng lai, ngoài ra ngoài
việc loại bỏ những chi phí xây lắp không cần thiết, tránh đƣợc hiện tƣợng lãng phí
trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giải phóng đƣợc vốn
phục vụ đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao
đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung quản lý chi phí xây lắp
Có nhiều cách quản lý chi phí xây lắp nhƣng các doanh nghiệp thƣờng
sử dụng hai cách sau:
- Quản lý theo các khoản mục chi phí: áp dụng với các công trình lớn,
phức tạp mà công ty không giao khoán hoặc chỉ giao khoán một phần thì chi
phí không nằm trong giao khoán sẽ đƣợc quản lý theo khoản mục chi phí.
- Giao khoán: khoán gọn, khoán thu nộp và hạch toán báo sổ, khoán
theo từng hạng mục chi phí
Mỗi phƣơng pháp quản lý chi phí xây lắp đều đƣợc thực hiện theo các
bƣớc sau:
+ Xây dựng định mức chi phí
+ Lập dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
+ Tổ chức thực hiện chi phí xây lắp trong doanh nghiệp
+ Kiểm soát chi phí.
1.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí
Định mức chi phí là khoản chi đƣợc định trƣớc bằng cách lập ra những
tiêu chuẩn gắn với từng trƣờng hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định
mức chi phí không những chỉ ra đƣợc các khoản chi dự kiến mà còn xác định
nên chi trong trƣờng hợp nào.Tuy nhiên, trong thực tế chi phí luôn thay đổi vì
vậy các định mức cần phải đƣợc xem xét lại thƣờng xuyên để đảm bảo tính
hợp lý của chúng.
Trong các DNXL, định mức dự toán xây dựng cơ bản (gọi tắt là định
mức dự toán, viết tắt là ĐMDT) là định mức kinh tế- kỹ thuật xác định hao
16



phí cần thiết về vật liệu, lao động, máy thi công để hoàn thành một đơn vị
khối lƣợng công tác xây lắp tƣơng đối hoàn chỉnh nhƣ1m3 tƣờng gạch, l m3
bê tông, l m2 lát nền, l m2 trát tƣờng... từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc
công tác xây lắp (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kĩ thuật và tổ chức
sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây lắp liên tục, đúng quy trình, quy phạm
kỹ thuật).
Định mức dự toán xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng nghiên cứu và ban
hành, áp dụng thống nhất trong cả nƣớc.
a. Xây dựng định mức chi phí vật liệu
Vật liệu xây dựng ngoài xi măng sắt thép còn có các vật liệu trong môi
trƣờng tự nhiên nhƣ cát đá sỏi. XDCB là một nghành sản xuất không chấp
nhận sản phẩm kém chất lƣợng vì vậy các nhà thầu luôn phải thƣờng xuyên
kiểm tra vật liệu tại công trƣờng, tránh tình trạng hỏng phá đi làm lại vì ngoài
chi phí phải thi công lại, còn tốn chi phí di dời sản phẩm hỏng ra khỏi công
trƣờng nhà thầu sẽ chịu rất nhiều tốn kém.
Về mặt lƣợng vật liệu: Lƣợng nguyên vật liệu cần thiết để thi công
1m3 bê tông, 1m2 tƣờng gạch… có cho phép những hao hụt bình thƣờng. Để
thi công 1 hạng mục công việc thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:
1. Nguyên vật liệu cần thiết để thi công một hạng mục công việc nhƣ 1m3
bê tông, 1m3 vữa xây, 1m2 tƣờng gạch …
2. Tỉ lệ hao hụt cho phép
Về mặt giá nguyên vật liệu: Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị
nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thƣơng mại,
giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:
- Giá mua (trừ đi các khoản chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng
bán)
- Chi phí thu mua nguyên vật liệu, hoặc tự sản xuất nhƣ đá các loại.
- Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình

17


×