Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.53 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

PHẠM THỊ THANH HOA

QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
VỊNH HẠ LONG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o--------

PHẠM THỊ THANH HOA

QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI
VỊNH HẠ LONG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế

Mã số

: 60 34 04 10



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội
XÁC NHẬN CỦA CTHĐ

XÁC NHẬN CỦA GVHD

PGS.TS Lê Danh Tốn

PGS.TS Hà Văn Hội
Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các
nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Thanh Hoa


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn này, học viên xin gửi lời cảm ơn đến tất
cả các quý thầy cô đã giảng dạy trong chƣơng trình Cao học Quản lý kinh tế
khóa 2013 - 2015, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã

truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích nói chung và về Quản lý kinh tế
nói riêng làm cơ sở cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hà Văn Hội đã tận tình
hƣớng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Với sự quan tâm chỉ
bảo và sự góp ý chân thành của thầy đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chƣa nhiều
nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến
đóng góp của quý thầy cô để học viên tiếp tục hoàn thiện công tác nghiên cứu
trong thời gian tới.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
Học viên

Phạm Thị Thanh Hoa


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ DU LỊCH THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI THEO HƢỚNG
BỀN VỮNG ...................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................ 5
1.2. Những vấn đề chung về quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới ........ 13
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 13
1.2.2. Vai trò của quản lý khai thác di sản thiên nhiên thế giới ...................... 19
1.2.3. Các nhân tố tác động đến quản lý khai thác di sản thiên nhiên thế giới

hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững .............................................. 21
1.3. Nội dung quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới theo hƣớng bền
vững ................................................................................................................. 24
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng về quản lý du lịch thiên nhiên thế
giới theo hƣớng bền vững ............................................................................... 28
1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam ....................................................... 28
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình .......................................................... 31
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh .......................................... 34
CHƢƠNG 2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ......................................................................... 36
2.2. Khung phân tích ....................................................................................... 36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 37
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp .......................................................... 37
2.3.2. Phƣơng pháp thống kê........................................................................... 39
2.3.3. Phƣơng pháp so sánh............................................................................. 40


2.3.4. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH DI SẢN THIÊN NHIÊN
THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ........................ 42
3.1. Khái quát chung về Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ............... 42
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .............................................................. 42
3.1.2. Những giá trị nổi bật của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long .... 44
3.2. Thực trạng các hoạt động du lịch ở Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long hiện nay .................................................................................................. 51
3.2.1. Những loại hình du lịch chính đang khai thác ở vịnh Hạ Long ............ 51
3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ................................................ 52
3.2.3. Kết quả kinh doanh du lịch ................................................................... 57
3.3. Thƣ̣c trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo
các tiêu chí phát triển bền vững giai đoạn 2011- 2014 ................................... 58

3.3.1 Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trên cơ sở phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng .......................................................................... 59
3.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới ............................................................... 63
3.3.3. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, kết hợp với đào tạo,
bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long................................................................................................................. 67
3.3.4. Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trƣờng và phát huy giá trị di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long........................................................................... 71
3.3.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 74
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long .................................................................................................. 78
3.4.1. Những thành công ................................................................................. 78
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ................................................ 80


3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .............................................. 84
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ DU LỊCH
DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG ................................. 86
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ......................................................................... 86
4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động tới hoạt động quản lý du lịch Di
sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững ........................ 86
4.2. Định hƣớng quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
theo hƣớng bền vững ....................................................................................... 87
4.2.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển du lịch bền vững Di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ................................................................. 87
4.2.2. Định hƣớng, mục tiêu quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vinh
Hạ Long ........................................................................................................... 89

4.3 Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững thời gian tới. ......................................... 91
4.3.1. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách quản lý du
lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ................................................ 91
4.3.2. Đẩy mạnh tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật và các chính sách
quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới ..................................................... 92
4.3.3. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý
du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long .......................................... 93
4.3.4. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá
trị của DSTNTG VHL. .................................................................................... 94
4.3.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động kinh
doanh du lịch DSTNTG VHL ......................................................................... 95
4.4 Kiến nghị ................................................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa
Di sản thiên nhiên thế giới

1

DSTNTG

2


DSTNTG VHL Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long

3

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

4

HĐND

Hô ̣i đồ ng nhân dân

5

IRDNC

Tổ chức bảo tồn tự nhiên và phát triển nông thôn

6

IUCN

Cơ quan tổ chƣ́c bảo tồ n thiên nhiên thế giới

7

KAZA


Khu bảo tồn Xuyên biên giới Kavango-Zambezi

8

UBND

Ủy ban nhân dân

9

UNESCO

Tổ chức liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa

10

USAID

Cơ quan phát triển quốc tế của Chính phủ Mỹ

11

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

12

WHO


Tổ chức y tế thế giới

13

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

TÊN BẢNG

TRANG

1

Bảng 3.1: Các tuyến thăm quan Vịnh Hạ Long

52

2

Bảng 3.2. Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng
sao


55

3

Bảng 3.3. Tình hình kết quả kinh doanh du lịch Di sản thiên nhiên
thế giới Vịnh Hạ Long

58

4

Bảng 3.4: Tổng hợp công tác tuyên truyền Chính sách, pháp luật
Quản lý Nhà nƣớc đối với DSTNTG VHL cho du khách

65

5

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả giám sát công tác quản lý tàu du lịch
trên Vịnh Hạ Long

66

6

Bảng 3.6: Tổ ng hơ ̣p xƣ̉ lý vi pha ̣m trên Vinh
̣ Ha ̣ Long

76


ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Ninh là vùng đất địa đầu Tổ quốc đã từ lâu đƣợc nhiều du khách trong
và ngoài nƣớc biết đến với các địa danh nổi tiếng nhƣ khu di tích lịch sử văn hóa
Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, đền Cửa Ông, bãi tắm Trà Cổ, trong đó, Vịnh Hạ Long
là tiêu biểu nhất. Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên vô giá mà tạo hóa đã
ban tặng cho Quảng Ninh. Khi đến với Vịnh Hạ Long du khách sẽ đƣợc cảm nhận,
hòa mình vào trong những cảnh sắc của tài nguyên thiên nhiên hùng vĩ với những
đảo đá tuyệt đẹp, hang động lộng lẫy nhiều nhũ đá, măng đá, những bãi tắm trong
xanh,…và tài nguyên văn hóa phong phú nhƣ những kho tàng cổ vật của con ngƣời,
những kiến tạo kỳ vĩ và rất đặc biệt của hệ thống đảo đá… Trên dải đất Việt Nam
tƣơi đẹp, Vịnh Hạ Long luôn nổi bật lên nhƣ một hình ảnh độc đáo và hấp dẫn vào
bậc nhất: Hạ Long - hang động kỳ ảo; Hạ Long - bảo tàng địa chất khổng lồ; Hạ
Long - đa dạng sinh thái và Hạ Long - cái nôi của nền văn hóa cổ.
Với những giá trị đặc trƣng độc đáo của mình, Vịnh Hạ Long đã đƣợc
UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (tháng 12/1994 và
tháng 11/2000 ). Việc đƣợc công nhận là Di sản Thế giới một mặt là vinh dự và tự
hào lớn của Việt Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nƣớc ta nói chung và tỉnh
Quảng Ninh nói riêng những đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế, văn
hóa và xã hội.
Với lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên, trong
những năm qua, Quảng Ninh đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút
nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Năm 1996, Quảng Ninh thu hút đƣợc
236.248 du khách, năm 2006 là 1.788.329 du khách, năm 2014 là hơn 2 triệu lƣợt
du khách, trong đó phần đa là đến thăm quan du lịch tại Vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, việc khai thác Vịnh Hạ Long cho hoạt động du lịch đã và đang đặt
ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác quản lý du lịch di sản. Lƣợng du khách

tham quan ngày càng đông, kéo thu nhu cầu tăng cƣờng các tuyến thăm quan, dịch
vụ ăn uống, lƣu trú, vui chơi giải trí,…Điều này đã gây nên một sức ép lớn đốn với

1


môi trƣờng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của Vịnh Hạ Long. Do đó, việc quản lý,
khai thác những giá trị thiên nhiên Vịnh Hạ Long một cách bền vững là một nhiệm
vụ quan trọng hiện nay. Với mong muốn góp phần đƣa ra những định hƣớng, giải
pháp quản lý du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long một cách hiệu quả,
bền vững trong thời gian tới, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý du lịch di sản thiên
nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo hướng bền vững” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành quản lý kinh tế.
2. Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích đề tài nghiên cứu: góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị di sản
thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long để nơi đây mãi mãi là một viên ngọc, một
nguồn lợi bền vững cho tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cho quốc gia nói chung.
b. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý du lịch di sản thiên nhiên
thế giới theo hƣớng bền vững;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long tại tỉnh Quảng Ninh trong mối quan hệ với phát triển du lịch bền
vững để xác định những tồn tại, thách thức và nguyên nhân của các vấn đề đó;
- Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vững thời gian tới cho
tỉnh Quảng Ninh.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho công tác quản lý du lịch di sản

thiên nhiên thế giới theo hƣớng bền vững;
- Đề xuất và chứng minh tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp quản lý du
lịch di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững.

2


Cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế
giới vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững? là câu hỏi nghiên cứu xuyên suốt mà tác
giả lựa chọn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý du lịch di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững.
b. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà nƣớc về du
lịch đối với di sản thiên nhiên thế giới, trong đó chủ thể nghiên cứu là các cơ quan
quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Về không gian và thời gian: Trong giới hạn đề tài nghiên cứu, luận văn
nghiên cứu công tác quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời gian 3 năm ( từ 2011 - 2014).
4. Nhƣ̃ng đóng góp của luận văn
- Phân tić h, chỉ rõ những nhân tố tác động đến quản lý khai thác di sản thiên
nhiên thế giới hƣớng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh
Hạ Long thời gian qua, tìm ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất mô ̣t số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc

kết cấu thành 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu và một số vấn đề lý luận về quản lý du lịch
di sản thiên nhiên thế giới theo hƣớng bền vững
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu

3


Chƣơng 3.Thực trạng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long
giai đoạn 2011 - 2014
Chƣơng 4. Giải pháp tăng cƣờng quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững thời gian tới.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ DU LỊCH THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI THEO HƢỚNG BỀN VỮNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phát triển du lịch nói chung và việc quản lý du lịch đối với các di sản thiên
nhiên thế giới nói riêng, trong đó có Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là
vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học dƣới nhiều góc độ
tiếp cận khác nhau, có thể kể đến một số công trình nhƣ:
- Bài viết “Phát triển du lịch Quảng Ninh nhìn từ kinh nghiệm của
Singapore“, tác giả Nguyễn Đức Thành (Bí thƣ Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện
Cô Tô), năm 2013. Bài viết đã đề cập đến kinh nghiệm phát triển du lịch thành công
của Singapore và vấn đề phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh. Trong đó bài nghiên
cứu tập trung đề cập vấn đề cập tới vấn đề hoạch định, xây dựng, triển khai thực
hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh

Quảng Ninh nói riêng. Đồng thời, chỉ rõ thế mạnh của du lịch tỉnh Quảng Ninh là
di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các lễ hội truyền thống, địa điểm du
lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo. Bài nghiên
cứu cũng chỉ rõ: Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và để du lịch đóng góp
nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, các nhà quản lý cần có tầm nhìn dài
hạn, lựa chọn đƣợc những ý tƣởng, phƣơng án quy hoạch phù hợp, lựa chọn đƣợc
các nhà tƣ vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc
kết, học tập kinh nghiệm từ sự thành công cũng nhƣ thất bại trong xây dựng, thực
thi chính sách phát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tỉnh
Quảng Ninh nên nghiên cứu, triển khai việc đấu thầu quản lý và phát triển các hoạt
động dịch vụ trên vịnh Hạ Long. Ban quản lý Vịnh Hạ Long chỉ thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nƣớc, bảo tồn, phát huy giá trị ngoại hạng của Vịnh Hạ Long, còn việc
phát triển dịch vụ thì để cho các doanh nghiệp.
- Bài viết “Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới
phục vụ phát triển ở nước ta”, tác giả Nguyễn Quốc Hùng, Tạp chí Di sản văn hóa
số 1 (14), năm 2006. Nghiên cứu của tác giả nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn và phát

5


huy giá trị các di sản, trong đó tập trung vào di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế
giới ở Việt Nam nhƣ: Quần thể di tích kiến trúc Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994,
2000), Khu phố cổ Hội An (1999), Khu di tích Chăm Mỹ Sơn (1999), Vƣờn Quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003); Nhã nhạc - nhạc cung đình Việt Nam (2003) và
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên (2005). Nghiên cứu đã tập trung chỉ
ra các thế mạnh của di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới của Việt Nam so với các di
sản khác cùng loại trên thế giới. Đồng thời nhấn mạnh những đóng góp về kinh tế,
xã hội to lớn của những di sản văn hóa - thiên nhiên thế giới đối vơi sự phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Từ đó, tác giả đề cập
đến vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các nhà quản lý di sản đó là: Nâng cao hiệu

quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt
Nam hiện nay. Để thực hiện đƣợc công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, tác giả
đã đề xuất một số giải pháp thực hiện nhƣ: Thành lập đơn vị quản lý di sản thế giới
trực thuộc cấp tỉnh, có đợn vị trực thuộc cấp huyện; tăng cƣờng xây dựng đội ngũ
cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan quản lý di sản để đáp ứng nhiệm vụ
bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới; Phối hợp với các tổ chức cá nhân trong và
ngoài nƣớc cùng tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản; nhà nƣớc
cần còn có những cơ chế riêng về tài chính nhƣ bố trí lại các nguồn thu cho các di
sản thế giới nhằm tạo sự chủ động cho các hoạt động của di sản thế giới.
- Bài viết “Hoạt động bảo tồn các di sản văn hóa trong phát triển du lịch”, tác
giả Đặng Hoàng Lan, Tạp chí Văn hoá và Du lịch, số 11, tháng 5 năm 2013. Nghiên
cứu đã đề cập đến vấn đề hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du lịch
của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, tác giả Đặng Hoàng Lan đã chỉ rõ những bất cập
trong việc hiểu và thực hiện hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trong phát triển du
lịch của Viêt Nam hiện nay chƣa thực sự thống nhất và cần khắc phục. Cụ thể, trong
nghiên cứu của mình Đặng Hoàng Lan chỉ rõ: “Việt Nam là quốc gia có nguồn tài
nguyên về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khá đa dạng, phong phú. Đây là nguồn
tài nguyên quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa của đất nƣớc. Hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc hiểu
đúng về yêu cầu của công tác bảo tồn, hơn nữa bảo tồn để khai thác cho phát triển

6


du lịch, thì không hẳn đã có quan điểm thống nhất”. Từ những nhận định xác đáng
về hoạt động bảo tồn di sản trong phát triển du lịch tại Việt Nam hiện nay, tác giả
đã đề cập đến những vấn đề mà các nhà quản lý hiện nay cần quan tâm trong hoạt
động bảo tồn di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch đó là: Bảo tồn di sản phục vụ
du lịch trƣớc hết phải đảm bảo đúng yêu cầu của Luật Di sản văn hóa; Bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hoá cũng có nghĩa là bảo vệ ngƣời kế thừa di sản văn hoá

- những nghệ nhân dân gian; Bảo vệ, tôn tạo di sản phải nhằm mục đích giới thiệu
di sản đến với công chúng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác
của ngƣời dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; bảo vệ và tôn tạo môi
trƣờng tại các khu di sản.
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở thành
phố Hạ Long” - tác giả Lê Anh Cƣờng, Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại
học Thái Nguyên, năm 2013. Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung quản lý nhà
nƣớc về du lịch, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nƣớc về du lịch nhƣ: khái niệm du lịch, các loại hình du lịch, vai trò của du lịch đối
với phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng và những nội dung chủ yếu của quản lý
nhà nƣớc về du lịch, các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về du lịch, một số
kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng trong
nƣớc. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn thành
phố Hạ Long để tìm ra những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó,
đƣa ra quan điểm, định hƣớng, giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về phát triển
du lịch ở thành phố Hạ Long trong thời gian tới.
- Đề tài luận văn thạc sỹ “Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt
động du lịch bền vững tại Hạ Long”, tác giả Lê Thị Thúy Vinh, Học viện Hành
chính, năm 2010. Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động du lịch và
quản lý nhà nƣớc về du lịch, tổng quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, mối quan hệ
giữa quản lý, bảo tồn di sản với phát triển du lịch. Tác giữa khái quát một số bất cập
hiện nay trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, đƣa ra một
số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động

7


du lịch. Tác giả phân tích thực trạng hoạt động du lịch và công tác quản lý nhà nƣớc
về du lịch trên Vịnh Hạ Long, đƣa ra những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ
đó, tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch bền vững

trên Vịnh Hạ Long và có đƣa ra một số kiến nghị với Trung ƣơng và tỉnh Quảng
Ninh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Quảng Ninh.
Bùi Thị Thu Hƣơng (2014), nghiên cứu khoa học trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đăng trên Website
halongbay.com.vn. Nghiên cứu đã chỉ rõ đặc điểm địa chất - địa mạo, đa dạng sinh
học và văn hóa lịch sử và giá trị thẩm mỹ của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ
Long. Đông thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sức thu hút khách du lịch trong và ngoài
nƣớc đến với Vịnh Hạ Long trong gần 20 năm từ khi đƣợc công nhận Di sản thế
giới đến nay đã đón gần 25 triệu lƣợt khách du lịch và trở thành một nhân tố quan
trọng trong lĩnh vực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh và khu vực. Tuy nhiên,
tác giả cũng chỉ ra rằng, chính sự gia tăng các hoạt động kinh tế xã hội cũng nhƣ
hoạt động du lịch diễn ra trên vịnh đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo tồn
các giá trị của Di sản. Vì vậy, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác bảo tồn
và phát huy giá trị các giá trị di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam nói chung và
Vịnh Hạ Long nói riêng. Cũng nhƣ đề xuất những giải pháp quan trọng trong công
tác quản lý bảo tồn phát huy giá trị Di sản đó là: Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu
khoa học về vịnh Hạ Long bằng việc tích cực đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa
học, chủ động phối hợp, liên kết với các cơ quan bảo tồn thiên nhiên thế giới, các
Viện nghiên cứu đầu ngành, Trƣờng đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc
nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, từng bƣớc làm rõ và bổ sung
đầy đủ những giá trị Di sản nhƣ: Đa dạng sinh học; Văn hoá - Lịch sử; Địa chất địa mạo…; Coi trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ Di
sản; thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học cho
đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của Ban quản lý di sản, khuyến khích các cán
bộ quản lý thực hiện các đề tại nghiên cứu, các chuyên đề nghiên cứu về các vấn đề
liên quan đến quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới.

8


Nghiên cứu Vũ Duy Anh (2015), “Bảo tồn, phát huy di sản thế giới - quần

thể danh thắng Tràng An”, Thông tấn xã Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ rõ những
giá trị nổi bật của quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình nhƣ : Quần thể danh
thắng Tràng An chính thức đƣợc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên
nhiên thế giới và là một trong 31 di sản hỗn hợp của thế giới, là di sản hỗn hợp thứ
11 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng và là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam
và khu vực Đông Nam Á; Phần lớn diện tích của Quần thể danh thắng Tràng An
chƣa có ngƣời ở và trong trạng thái tự nhiên, không có các tác động có hại lên các
giá trị văn hóa và tự nhiên; Tràng An gồm một loạt các địa hình karst điển hình,
nhiều loại đồi tháp ngoạn mục bao quanh bởi hàng loạt các thung lũng và hố sụt kín
có các đầm lầy rộng liên kết với nhau bởi một hệ thống sông suối ngầm; Nhiều
nghiên cứu cho rằng, Tràng An là một cuốn biên niên sử nguyên vẹn nổi bật về sự
biến đổi môi trƣờng và những ứng phó của con ngƣời trong quá khứ xa xôi.
Từ những giá trị nổi bật của danh thắng Tràng An, tác giả đã chỉ ra yêu cầu
bức thiết trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay đó là:
"Để sức sống của di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng
Tràng An ngày càng lan tỏa, chúng ta phải kết hợp đồng bộ giữa việc gìn giữ, bảo
tồn và phát huy di sản trong một khối tổng thể, gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trƣờng sinh thái một cách bền vững; Toàn bộ những di tích này phải
đƣợc bảo vệ theo các quy định tại Luật Di sản văn hóa của Việt Nam nhằm đảm bảo
giữ gìn các giá trị nổi bật toàn cầu về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ và cảnh
quan thiên nhiên. Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình cần vận dụng có hiệu quả các bộ luật
khác có liên quan nhƣ: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trƣờng,
Luật Xây dựng, Luật Khoáng sản để mọi hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị
di sản hoặc những hoạt động có khả năng ảnh hƣởng tới giá trị, tính toàn vẹn và xác
thực của di sản đƣợc địa phƣơng xây dựng thành từng dự án cụ thể, trình Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch cùng các bộ, ban, ngành có liên quan thẩm định kỹ lƣỡng
trƣớc khi đƣa vào triển khai thực hiện. Thời gian tới, 5 địa phƣơng nơi đặt Di sản
Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An gồm Gia Viễn,

9



Hoa Lƣ, Nho Quan, thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, tăng cƣờng quản lý
hoạt động du lịch; bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản; quản lý môi trƣờng;
quản lý dân cƣ, cộng đồng địa phƣơng; tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng cƣ
dân sở tại tham gia vào việc quản lý, bảo vệ di sản; ứng dụng khoa học công nghệ,
đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồng thời đẩy mạnh việc tuần tra, giám sát các hoạt
động kinh tế-xã hội diễn ra trong khu vực di sản; Ban Quản lý Quần thể danh thắng
Tràng An đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phƣơng
thực hiện các quy chế theo phân cấp quản lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn
vệ sinh môi trƣờng và cảnh quan sinh thái trong khu vực di sản, nhất là khi mùa lễ
hội 2015 đang đến gần. Bên cạnh đó, tăng cƣờng bảo vệ di tích, khai quật khảo cổ,
bảo vệ rừng, phát triển du lịch và theo dõi chặt chẽ đối với doanh nghiệp hoạt động
trong khu vực di sản nhằm bảo vệ tuyệt đối an toàn vùng lõi di sản và vùng đệm
xung quanh.
Nghiên cứu “Quản lý di sản UNESCO công nhận bằng gì?” đăng trên báo
Đại đoàn kết. Nghiên cứu đã chỉ rõ Việt Nam hiện đang sở hữu 17 di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới đƣợc UNESCO công nhận. Bao gồm di sản thiên nhiên, di
sản vật thể, phi vật thể và di sản hỗn hợp. 22 năm qua, việc bảo vệ di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đƣợc thực hiện chủ yếu dựa trên tinh thần Công
ƣớc quốc tế về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới; Luật Di sản Văn
hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm
2009. Riêng với những di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam, việc quản lý bảo
tồn và phát huy giá trị di sản còn đƣợc thực hiện theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng và
những Nghị định hƣớng dẫn chi tiết thi hành liên quan. Nghiên cứu cũng đề cập đến
việc Bộ VHTT&DL mới ban hành Quyết định số 1620/QĐ-BVHTTDL thành lập
ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên
thế giới ở Việt Nam. Vì vậy, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có thêm Nghị định về
quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam. Và nghiên cứu chỉ ra
rằng: Thực tế hiện nay việc quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt

Nam còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: Các cơ quan quản lý chƣa thống nhất đƣợc

10


trong việc phân cấp quản lý di sản rõ ràng bởi bộ máy quản lý các Di sản thế giới ở
Việt Nam hiện nay còn thiếu đồng bộ. Việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm
cụ thể cho các đơn vị quản lý ở địa phƣơng còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa tƣơng
xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới; Công tác bảo tồn di sản dựa trên văn bản
pháp luật, dựa vào bộ máy ban quản lý danh thắng đƣợc lập ra tại Việt Nam hiện
nay chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả do chƣa dựa vào cộng đồng, vì lợi ích cộng đồng.
Nghiên cứu “ Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản
văn hóa và phát triển cộng đồng ở Việt Nam”, đăng trên mục nghiên cứu - trao đổi
của Cinet. Nghiên cứu đã đƣa ta ra khái niệm về di sản văn hoá và cộng đồng và chỉ
rõ vai trò của Văn hoá và Cộng đồng với phát triển du lịch, cũng nhƣ vai trò của
cộng đồng với phát triển Du lịch. Đồng thời, nghiên cứu cũng nêu ra định hƣớng
phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa và phát triển
cộng đồng ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, chỉ ra hai nhóm giải pháp tăng cƣờng vai trò
của Văn hoá và Cộng đồng với phát triển du lịch đó là:
Nhóm giải pháp tăng cƣờng vai trò của Văn hóa với phát triển du lịch bao
gồm các giải pháp cụ thể sau: Quy hoạch tổ chức không gian du lịch phải phù hợp
với Công ƣớc Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới và các quy định pháp
lý đƣợc quy định trong các Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên
quan; Quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trƣờng
du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch căn cứ báo cáo đánh giá tác động
môi trƣờng đối với các dự án đầu tƣ phát triển du lịch tại các khu vực di tích, đặc
biệt là di sản thế giới; Đóng góp từ thu nhập du lịch cho hoạt động bảo tồn, theo đó
cần quy định cụ thể tỷ lệ đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo tồn các giá trị di sản
từ thu nhập du lịch. Để thực hiện vấn đề này cần có sự phối hợp của các ngành có
liên quan, đặc biệt là ngành Tài chính; Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phƣơng từ

hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện
cơ sở hạ tầng địa phƣơng và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng đƣợc tham gia
vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần hạn chế đáng
kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở

11


thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị
di sản ở Việt Nam.
Nhóm giải pháp tăng cƣờng vai trò của Cộng đồng với phát triển du lịch bao
gồm một số giải pháp chủ yếu nhƣ: Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể
tham gia vào quá trình quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
nơi mà cuộc sống của cộng đồng gắn liền. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo
cho quy hoạch đi vào cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của
cộng đồng đối với mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu đƣợc những
gì sẽ biến đổi trên mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát
triển du lịch để có đƣợc cuộc sống tốt hơn; và để cộng đồng có đƣợc sự chuẩn bị tốt
hơn cho những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn
hóa truyền thống trong quá trình phát triển du lịch; Nâng cao nhận thức của cộng
đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc
sống của họ với những thu nhập họ có đƣợc qua việc tham gia vào hoạt động phát
triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trƣớc
hết nhận thức này cần đƣợc nâng lên ở những ngƣời “già làng, trƣởng bản”, những
ngƣời có ảnh hƣởng rộng rãi trong cộng đồng; Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các
quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng
đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà
nƣớc hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch; Xây dựng cơ chế,
chính sách phù hợp với đặc thù của địa phƣơng để đảm bảo một phần từ thu nhập
du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài

nguyên môi trƣờng, du lịch nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng
đồng; Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận
lợi nhất cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch nhƣ hỗ trợ
cho vay vốn với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần
thiết phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; Tăng cƣờng sự hợp tác, tranh
thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cƣờng năng lực tham gia của cộng
đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua đó hạn

12


chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trƣờng, góp phần cho phát triển
du lịch bền vững ở Việt Nam.
- Đề án “Chiến lược và biện pháp phát triển du lịch bền vững khu vực Hạ Long”,
nằm trong khuôn khổ các chƣơng trình của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật Bảo vệ môi trƣờng
vịnh Hạ Long do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, năm 2012. Đại diện
nhóm quản lý nguồn tài nguyên du lịch và môi trƣờng đã trình dự thảo đề án các chiến
lƣợc và biện pháp phát triển du lịch bền vững khu vực Hạ Long. Theo đó, mục tiêu của
đề án là chuyển đổi từ du lịch đại chúng sang du lịch bền vững. Trong đó, tập trung
thực hiện 6 chiến lƣợc: Tăng cƣờng năng lực quản lý phục vụ và phát triển du lịch bền
vững; phát triển khung thể chế và pháp lý, chính sách hỗ trợ du lịch sinh thái; bảo vệ tài
nguyên du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch bền vững; nâng cấp dịch vụ và chất
lƣợng các cơ sở du lịch và kinh doanh du lịch; quảng bá và xúc tiến du lịch bền vững.
Ngoài ra, đề án còn đề xuất các biện pháp, phƣơng hƣớng phát triển du lịch nhƣ: Lập
quy chế xúc tiến du lịch sinh thái ở Quảng Ninh; lập khung thể chế, chính sách và
khuyến khích các hoạt động xúc tiến du lịch sinh thái; kiểm soát tàu du lịch và các khu
vực tàu neo đậu tại các đảo chính vào giờ cao điểm...
Nhƣ vậy, hiện nay mới chỉ có một số ít những nghiên cứu về vấn đề quản lý
du lịch thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững. Các công trình kể
trên mới chỉ tiếp cận chủ yếu về việc bảo tổn, phát triển du lịch và nội dung quản lý

nhà nƣớc đối với di sản thiên nhiên thế giới nói chung và Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long nói chung, chƣa đề cập sâu đến vấn đề làm sao để quản lý di sản này
theo hƣớng thực sự bền vững. Do đó, đề tài “Quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long theo hƣớng bền vững” vẫn cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu.
1.2. Những vấn đề chung về quản lý du lịch di sản thiên nhiên thế giới
1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Du lịch di sản thiên nhiên thế giới
- Di sản thiên nhiên thế giới: Tính đến hết năm 2014, Tổ chức Khoa học,
Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc viết tắt là Unesco đã trao bằng công nhận
cho tất cả 962 di sản đại diện cho 157 quốc gia trên thế giới. Trong 962 di sản có
745 di sản văn hóa, 188 di sản thiên nhiên và 29 di sản hỗn hợp ( gồm cả 2 loại văn

13


hóa và thiên nhiên). Do vậy, để đƣa ra đƣợc khái niệm đúng nhất, chính xác nhất về
di sản thiên nhiên thế giới thì trƣớc tiên chúng ta phải trả lời đƣợc câu hỏi “ di sản
thế giới là gì?”. Lý giải cho câu hỏi này, Unesco đã đƣa ra khái niệm di sản thế giới
nhƣ sau: “ Di sản thế giới là những di chỉ hay di tích của một quốc gia nhƣ các kiến
trúc, thành phố, rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc, nghệ
thuật…do các nƣớc có tham gia vào Công ƣớc di sản thế giới đề cử cho Chƣơng
trình quốc tế Di sản thế giới đƣợc xét duyệt, công nhận và quản lý bởi UNESCO.
Những đề cử di sản của các quốc gia đƣợc gửi đến chƣơng trình quốc tế Di sản thế
giới sẽ đƣợc tổ chức Unesco lập danh mục, đặt tên và bảo tồn. Những đề cử đƣợc
đƣa vào danh sách di sản thế giới có thể đƣợc nhận tiền từ Quỹ di sản thế giới theo
một số điều kiện nhất định. Chƣơng trình này đƣợc lập theo Công ƣớc về Bảo vệ di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới gọi tắt là Công ƣớc Di sản. Công ƣớc Di sản
đƣợc Đại hội đồng UNESCO thông qua ngày 16 tháng 11 năm 1972. Dựa trên
những nghiên cứu về các đặc điểm của di sản, Công ƣớc Di sản thế giới năm 1972
đã phân loại di sản thế giới thành 3 loại là di sản văn hóa, di sản thiên nhiên và di

sản hỗn hợp. Trong đó:
Di sản văn hóa là: “ Các di tích, các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và
hội họa, các yếu tố hay các cấu trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang
đá và các công trình có sự liên kết giữa nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật toàn cầu xét
theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; Các quần thể các công trình xây
dựng: Các quần thể các công trình xây dựng tách biệt hay liên kết lại với nhau mà do
kiến trúc của chúng, do tính đồng nhất hoặc vị trí của chúng trong cảnh quan, có giá
trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học; Các di chỉ:
Các tác phẩm do con ngƣời tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên nhiên
và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu
xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”.
Di sản hỗn hợp là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tƣơng hỗ nổi
bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản.

14


Vậy, di sản thiên nhiên là: “Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động
kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi
bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học; Các hoạt động kiến tạo
địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác
tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật đang bị đe dọa có giá trị
nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn”.
- Du lịch di sản thiên nhiên thế giới:
Các di sản thiên nhiên thế giới sau khi đƣợc công nhận luôn đƣợc các nƣớc
bản địa đánh giá cao và đƣợc định hƣớng khai thác để phát triển trở thành các khu,
điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, làm động lực cho sự phát triển du lịch
ở nƣớc này. Vì vậy, việc xác định khái niệm du lịch di sản thiên nhiên thế giới là rất
quan trọng trong việc tìm kiếm những giải pháp quản lý du lịch bền vững tại các nơi
đƣợc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Theo Francesco Bandarin, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO
tại Paris, Pháp thì” Du lịch là một lối thoát về quản lý quan trọng ở các khu Di sản
văn hóa và thiên nhiên thếgiới. Nó là ngành công nghiệp với những chi phí mà ai
cũng biết, nhƣng cũng đầy tiềm nănghỗ trợ cho những nỗ lực bảo vệ di sản”1.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc
Liên Hiệp Quốc: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm
trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống
định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là
một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
Kết hợp khái niệm “du lịch”, khái niệm “ di sản thiên nhiên thế giới” nhƣ đã
trình bày ở trên và quan niệm của Francesco Bandarin về mối quan hệ giữa du lịch
và di sản thiên nhiên thế giới, chúng ta có thể đƣa ra đƣợc khái niệm du lịch di sản
Arthur Pedersen (2002), Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu Di sản thế
giới, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO

1

15


thiên nhiên thế giới nhƣ sau: “ Du lịch di sản thiên nhiên thế giới là du lịch chủ yếu
dựa vào thiên nhiên bao gồm các hoạt động khai thác và bảo tồn môi trường tự
nhiên, bản sắc văn hóa và các giá trị kiến tạo nên di sản”.
Đặc điểm của du lịch di sản thiên nhiên:
Cũng giống nhƣ các loại hình du lịch khác, du lịch di sản thiên nhiên có đầy
đủ các đặc điểm của các loại hình du lịch thông thƣờng. Tuy nhiên, du lịch di sản
thiên nhiên có một số đặc điểm đặc thù sau đây:
- Du lịch di sản thiên nhiên là những hoạt động du lịch gắn liền giữa tìm hiểm,

khám phá và nghiên cứu với việc gìn giữ và bảo tồn các giá trị thiên nhiên, văn hóa,
môi trƣờng, địa chất….Trong các hoạt động du lịch di sản thiên nhiên, chủ thể quan
tâm nhiều hơn đến việc tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu hơn là các mục đích nghỉ
ngơi, thƣ giãn, hay giải trí. Họ muốn đƣợc khám phá những giá trị thực, muồn đƣợc
đắm chìm trong những trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa và lịch sử thú vị. Không
giống một số loại hình du lịch khác, tài nguyên, đối tƣợng của du lịch di sản thiên
nhiên là những giá trị vô giá về tự nhiên, địa chất, môi trƣờng mà thiên nhiên ban
tặng mà con ngƣời dù với công nghệ, máy móc hiện đại cũng không thể tạo ra. Có
rất nhiều di sản thiên nhiên đƣợc công nhận có những giá trị đặc biệt và duy nhất,
không nơi nào có đƣợc (ví dụ: Di sản TNTG Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ
Bàng…). Chính vì vậy du lịch di sản thiên nhiên phải là những hoạt động du lịch
trong đó lợi ích du lịch phải hài hòa với nhiệm vụ bảo tồn; các dịch vụ, loại hình du
lịch có tác động tiêu cực hay phá vỡ cảnh quan, môi trƣờng thiên nhiên bị hạn chế
tối đa trong khi các loại hình du lịch trải nghiệm, nghiên cứu khoa học hay các hình
thức du lịch khác nhằm đánh thức, khai thác các tiềm năng của di sản thiên nhiên
đƣợc khuyến khích. Hay nói một cách khác du lịch di sản thiên nhiên phải là du
lịch bền vững.
Khái niệm du lịch bền vững: Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch bền
vững. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì các khái niệm khác nhau đƣợc xây dựng trên
cơ sở các góc nhìn, mục đích và mục tiêu khác nhau.

16


×