Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giao án Âm nhạc tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.47 KB, 16 trang )

Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
Thứ hai, 29.11.2010: 4A – 4B – 4C
ÂM NHẠC 4
Tiết 1 5 : HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời ca).
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn bài hát
trước lớp.
- Giáo dục: Yêu thích giai điệu thiếu nhi và yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát
- Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Hướng dẫn dạy hát:
Giáo viên xem cấu trúc bài hát: nhịp điệu, giai điệu, tốc độ …
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu ô nhịp và lưu ý
học sinh những tiếng có độ ngân, nghỉ ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu
lặng). Tốc độ bài hát vừa phải, nhịp nhàng.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu lời
ca:
@ é e q | Ú Q \ é e q | Ú
Q(Theo nhịp)
@ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú
Q(Theo phách)
@ é é Ú | Ú Q \ é é Ú |


ÚQ(Theo tiết tấu)
Nguyễn Phước Thành () Trang 1
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Học sinh tập biểu diễn bài hát
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách biểu diễn một bài hát đơn giản trước
lớp với các hình thức đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp ca …khi hát có
động tác phụ họa phù hợp với nội dung bài hát.
- Giáo viên cung cấp thêm cho HS cách thức hát cùng nhạc:
* Nghe nhạc dạo.
* Hát vào bài (lần 1).
* Nhạc dạo giữa bài
* Hát vào bài (lần 2).
* Kết bài.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân …
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu:: CD Âm nhạc (hoặc GV hát + đệm đàn).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 3 bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe,
Cò lả.
Thứ hai, 29.11.2010: 5A
Thứ năm, 02.12.2010: 5B – 5C
MĨ THUẬT 5
Tiết 1 5 : VẼ TRANH
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI

MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu một vài hoạt động của bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và
trong sinh hoạt hàng ngày.
- Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài “Quân đội” (Sắp xếp hình vẽ cân đối,
biết chọn màu, vẽ màu phù hợp).
- Học sinh vẽ được tranh về đế tài “Quân đội”.
- Giáo dục: Học sinh thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
Nguyễn Phước Thành () Trang 2
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài:
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quân đội và gợ ý:
* Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ
đội.
* Trang phục(mũ, quần áo, …) của quân đội khác nhau giữa các binh chủng.
* Trang bị vũ khí và phương tiện của quân đội gồm: súng, xe, pháo, tàu, máy
bay,…
* Đề tài về Quân đội rất phong phú. Có thể vẽ các hoạt động như: chân dung
cô, chú bộ đội, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội đứng gác, bộ đội luyện tập thao
trường,…
- Học sinh xem tranh tham khảo và chọn nội dung.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh
- Giáo viên cho học sinh xem tranh và gợi ý cách vẽ:
* Vẽ hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó.
* Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung đề tài.
* Màu sắc có độ đậm nhạt phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh xem các bức tranh giới thiệu ở SGK.
- Học sinh vẽ từng bước như đã hướng dẫn.

- Giáo viên bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, đặc biệt là đối với các
em còn lúng túng về cách chọn đề tài và cách vẽ.
- Học sinh vẽ tranh theo cảm nhận riêng.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét:
* Nội dung (rõ chủ đề).
* Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ).
* Hình vẽ, nét vẽ (sinh động).
* Màu sắc (hài hòa, có độ đậm nhạt rõ ràng).
- Học sinh tự nhận xét và xếp loại bài vẽ đẹp, chưa đẹp.
- Giáo viên bổ sung, khen thưởng, động viên cả lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học và dặn học sinh về nhà sưu tầm bài vẽ về tĩnh
vật.
- Học sinh chuẩn bị Bài Vẽ theo mẫu: “Mẫu vẽ có hai vật mẫu”.
Nguyễn Phước Thành () Trang 3
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
Thứ ba, 30.11.2010: 1A – 1B – 1C
ÂM NHẠC 1
Tiết 15: - ÔN TẬP HAI BÀI HÁT
ĐÀN GÀ CON & SẮP ĐẾN TẾT RỒI
MỤC TIÊU
- Học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát.
- Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Học sinh làm quen và tập biểu diễn 2 bài hát trước lớp.
- Giáo dục: Niềm vui ngày Tết và qua bài hát các em biết kính trọng, yêu
thương ông bà, cha mẹ.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Đàn gà con
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1

- Học sinh đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e e e ' e e q '
Trông kia đàn gà con lông vàng..….
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Trông kia
đàn gà con lông vàng…”. Trong bài không có dấu luyến. Cấu trúc bài hát
là hai đoạn đơn A – B và A’ – B’ gồm có 8 câu hát ngắn với 2 lời ca trên
một nền nhạc, mỗi lời có 4 câu hát. Câu 1, 2, 5, 6 có chung một âm hình
tiết tấu @ e e e e ' e e q ' và Câu 3, 4, 7, 8 có chung
một âm hình tiết tấu @ e e e e ' q q ' . Giai điệu
bài hát vui tươi, linh hoạt. Khi hát cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2

với tốc độ vừa phải.
- Hướng dẫn ôn tập:
* Ôn tập tiết tấu.
Nguyễn Phước Thành () Trang 4
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Ôn tập theo nhóm, cá nhân.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo phách, theo nhịp, theo
tiết tấu lời ca.:
@ é e é e ' é e Ú '
Trông kia đàn gà con lông vàng… (Theo phách)
@ é e e e ' é e e '

Trông kia đàn gà con lông vàng… (Theo nhịp)
@ é é é é ' é é Ú '
Trông kia đàn gà con lông vàng… (Theo tiết tấu)
- Hướng dẫn ôn tập:
* Luyện tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập bài háti Sắp đến Tết rồi
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e q | q Q \ e e q | q
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui…
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc của bài hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Sắp đến
Tết rồi. . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, nhí nhảnh. Cấu trúc bài hát là một
đoạn đơn gồm 4 câu hát ngắn. Câu 1, 2 có tiết tấu giống nhau, câu 3 và 4
cũng gần giống nhau, chỉ khác ở ô nhịp thứ hai Trong bài không có dấu
luyến. Cuối mỗi câu hát thường nghỉ 1 phách. Câu kết bài mở rộng bằng
tiếng vỗ tay @ êÚ'êÚ'êê'ÚQ]
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2

và nghỉ
ở cuối mỗi câu hát ngắn (chỗ dấu lặng đen). Tốc độ bài hát vừa phải nhưng

rất vui tươi, nhịp nhàng.
- Hướng dẫn ôn tập:
* Ôn tập tiết tấu.
* Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
* Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
Nguyễn Phước Thành () Trang 5
Bài soạn Âm nhạc Tiểu học Tuần 15: 29.11.2010 – 03.12.2010
* Ôn tập theo nhóm, cá nhân.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
* Giáo viên chú ý luyện tập học sinh cách vỗ tay ở câu cuối bài. Có thể
tách riêng ra rồi sau đó ghép lại vào bài khi đã hát thuộc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vỗ tay (gõ đệm) theo nhịp, theo phách, theo
tiết tấu lời ca:
@ é e q | Ú Q \ é e q | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo nhịp)
@ é e Ú | Ú Q \ é e Ú | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo phách)
@ é é Ú | Ú Q \ é é Ú | Ú
Q
Sắp đến Tết rồi, đến trường rất vui… (Theo tiết tấu)
- Hướng dẫn ôn tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Ôn tập nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
- Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.

- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Nghe hát Quốc ca Việt Nam & Kể chuyện âm nhạc.
Nguyễn Phước Thành () Trang 6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×