Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (690.08 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN HÀ LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2016

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN HÀ LINH

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI

GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG

HÀ NỘI - 2016

ii


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG ...................................................................................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động ..10
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động .................................10
1.3. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................19
1.3.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam ................................19

1.3.2. Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan và yêu cầu quản lý
nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động .................................................28
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong việc quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động và bài học cho Việt Nam ............................................................................33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................42
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................42
2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................43
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ..........................................................46
THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN .....................................................................................46
3.1. Các nội dung cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao
động sang Đài Loan ..................................................................................................46
3.1.2. Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động .............54

iii


3.1.3. Định hƣớng, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ...................................................63
3.1.4. Các cơ chế phản hồi từ những ngƣời lao động về hoạt động của các doanh
nghiệp ........................................................................................................................67
3.2. Thực tiễn triển khai và đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác quản lý nhà
nƣớc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan .........................71
3.2.1. Kết quả đạt đƣợc của việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
xuất khẩu lao động ....................................................................................................71
3.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân ........................................................................77
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG .............................84
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN......................................................84
4.1. Bối cảnh của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan thời gian
tới...............................................................................................................................84

4.2. Một số giải pháp chính sách ...............................................................................86
4.3. Các kiến nghị về một số định hƣớng chính sách chung .....................................92
KẾT LUẬN ...............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................96

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1.

DN

Doanh nghiệp

2.

LĐTBXH

Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

3.


NLĐ

Ngƣời lao động

4.

QLLĐNN

Quản lý lao động ngoài nƣớc

5.

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

6.

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bốn trụ cột cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp dịch vụ ..18
Bảng 1.2. Số lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở Liên Xô và Đông Âu (1980 –
1990)..........................................................................................................................20
Bảng 1.3. Số lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài (1991 – 2000) .......22

Bảng 1.4. Số lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài (2000 – 2005) ..............23
Bảng 1.5. Số lao động Việt Nam đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài (2006 - 2015)........26

ii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các bƣớc phân tích của luận văn ..............................................................45
Hình 3.1. Mô hình quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và lao động làm
việc ở nƣớc ngoài ......................................................................................................54
Hình 3.2. Cơ cấu bộ máy của Cục quản lý lao động ngoài nƣớc ..............................60
Hình 3.3. Bộ máy hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ..................73

iii


LỜI NÓI ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển việc làm ngoài nƣớc là mục tiêu quan trọng trong chiến lƣợc việc
làm quốc gia của Việt Nam qua các thời kỳ, đặc biệt là giai đoạn 2010-2020 theo xu
hƣớng toàn cầu hóa và chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc
ta. Cùng với những lợi ích kinh tế và xã hội to lớn nhƣ giải quyết việc làm và tạo
thu nhập, qua thời gian làm việc ở nƣớc ngoài lao động Việt Nam còn đƣợc nâng
cao trình độ tay nghề, ngoại ngữ, văn hóa ứng xử... giúp phát triển nghề nghiệp và
việc làm bền vững khi trở về.
Những năm gần đây, trong cơ chế thị trƣờng hoạt động đƣa ngƣời lao động
đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc chủ yếu thực hiện thông qua các doanh nghiệp dịch
vụ xuất khẩu lao động, chiếm 80% tổng số lao động đƣợc đƣa đi. Các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động (XKLĐ) này là loại hình doanh nghiệp tƣơng đối đặc thù, hoạt
động theo cả Luật Doanh nghiệp và Luật Ngƣời lao động Việt nam đi làm việc ở

nƣớc ngoài theo hợp đồng.
Quan điểm quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực xuất khẩu lao động đƣợc cụ thể hóa
trong các Nghị Quyết, Chỉ thị của Đảng. Ngay từ năm 1998, Chỉ thị 41-CT/TW của
Bộ Chính trị (Khóa XIII) về xuất khẩu lao động và chuyên gia nêu rõ nhiệm vụ của
quản lý nhà nƣớc đƣợc đặt ra là “... nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất
khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người
lao động đi làm việc ở nước ngoài…”. Tuy nhiên, cùng với các tác động của khủng
hoảng kinh tế, chính trị trong khu vực và trên toàn cầu, việc gia tăng số lƣợng lao
động Việt Nam ra nƣớc ngoài làm việc đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp ảnh
hƣởng lớn đến sự an toàn của việc làm ngoài nƣớc. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát
từ những hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ. Nhiều doanh
nghiệp có quy mô nhỏ, ít đầu tƣ vốn và nguồn nhân lực nên hoạt động chƣa hiệu
quả. Một số doanh nghiệp không chú trọng công tác quản lý lao động làm việc ở
nƣớc ngoài, chậm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh đối với ngƣời lao động.
Thậm chí, vẫn còn một số doanh nghiệp còn chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt; một số

1


doanh nghiệp không quản lý chặt chẽ hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở
nƣớc ngoài của các chi nhánh đƣợc giao nhiệm vụ; khi xảy ra tranh chấp trong quá
trình thực hiện, có những doanh nghiệp đã không tích cực giải quyết kịp thời, dứt
điểm, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời lao động.
Việt Nam đƣa lao động sang làm việc tại Đài Loan kể từ tháng 11/1999 theo
Thoả thuận về gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc ký giữa
Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc với Văn phòng Kinh tế Văn hoá
Đài Bắc tại Hà Nội.
Nhiều năm qua, Đài Loan là thị trƣờng tiếp nhận nhiều nhất lao động Việt
Nam. Số lƣợng lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan tăng trƣởng ổn định,
đặc biệt gia tăng mạnh trong 5 năm trở lại đây (năm 2014 là trên 62.000 lao động, 8

tháng đầu năm 2015 là 49.000 lao động). Phần đông ngƣời lao động Việt Nam đƣợc
chủ sử dụng lao động Đài Loan đánh giá là chăm chỉ, cần cù và thông minh; chính
vì vậy mà số lƣợng ngƣời lao động Việt Nam đƣợc chủ sử dụng lao động lựa chọn
khá cao và luôn đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 trong số 6 nƣớc đƣa lao động sang làm
việc tại Đài Loan từ năm 2004 đến nay.
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay tình hình ngƣời lao động Việt Nam làm việc
tại Đài Loan bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp cao, với tỷ lệ khoảng 8%
so với số lao động Việt Nam có mặt tại Đài Loan và chiếm gần 50% tổng số lao
động nƣớc ngoài bỏ hợp đồng tại Đài Loan. Trong khi đó, tỷ lệ ngƣời lao động Việt
Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp và tình trạng thu phí quá cao so
với quy định vẫn không đƣợc cải thiện. Nguyên nhân của tình trạng này có một
phần từ hoạt động chạy theo lợi nhuận, buông lỏng khâu kiểm tra của các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động và việc quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp này
còn chƣa thực sự hiệu quả.
Thực trạng trên đang đặt ra các yêu cầu cấp bách trong việc tăng cƣờng quản
lý nhà nƣớc thông qua các công cụ về pháp lý để giám sát đƣợc việc tuân thủ luật
pháp, đánh giá đƣợc hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời
lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tìm ra các giải pháp và có các hành động nhanh

2


chóng nhằm khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế kể trên, nhằm tiếp tục thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan làm việc theo hƣớng vừa bảo đảm
mục tiêu kinh tế, vừa đảm bảo đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao
động cũng nhƣ giữ gìn và củng cố uy tín của nhà nƣớc ta trên lĩnh vực này.
Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và đóng góp
vào việc tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động đƣa ngƣời lao động đi
làm việc tại Đài Loan, tôi chọn đề tài : “Quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan” làm luận văn

thạc sỹ cho mình.
Liên quan đến đề tài bài viết cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam sang
Đài Loan đƣợc tiến hành nhƣ thế nào?
- Những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong công tác quản lý
nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan
là gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?
- Việt Nam cần những giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc
đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan thời gian tới?
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Luận văn nhằm hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của
công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, từ đó vận
dụng vào việc phân tích, đánh giá việc quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan và đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm
hoàn thiện công tác này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của việc quản lý nhà nƣớc
đối với các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan của Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan.

3


- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với
các doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của

các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan, đặc biệt là các
công cụ quản lý, cơ chế và chính sách quản lý của nhà nƣớc đối với các doanh
nghiệp này.
Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp
XKLĐ của Việt Nam sang Đài Loan.
*Phạm vi thời gian: chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2011 – 2015 (về số
liệu), có tham chiếu giai đoạn trƣớc với dấu mốc là việc ban hành Luật Ngƣời lao
động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng năm 2006.
1.4. Các đóng góp của luận văn
Luận văn đã đƣa ra kiến nghị về một số giải pháp chính sách, trong đó gồm
nhiều giải pháp mới, mang tính đột phá và sáng tạo (nhƣ các giải pháp về phân loại
doanh nghiệp, các chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm, minh bạch thông tin...)
nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp XKLĐ của Việt
Nam sang thị trƣờng Đài Loan.
1.5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu và tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu làm 4 chƣơng:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động sang thị trường Đài Loan
Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quá trình phát triển của kinh tế thế giới đã đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó
mối liên kết phân công lao động giữa các nƣớc, các khu vực ngày càng diễn ra
mạnh mẽ hơn, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên. Trong bối cảnh đó, việc
khai thác các lợi thế nói chung, lao động nói riêng là cách thức quan trọng nhằm
tăng cƣờng hợp tác vì lợi ích của các nƣớc cũng nhƣ của chính ngƣời lao động
(NLĐ). XKLĐ có quan hệ chặt chẽ với vấn đề di cƣ, di chuyển lao động... do vậy,
khi nghiên cứu không thể không đề cập đến nội dung này. Trong số các công trình
đã công bố có liên quan đáng chú ý là cuốn: Di chuyển con người để cung cấp dịch
vụ của các tác giả Aaditya Matto- Antonia Carzanifa (2003). Đóng góp có giá trị
của công trình trên là làm rõ các khái niệm có liên quan: di cƣ, di chuyển lao động,
dịch vụ lao động... kinh nghiệm di cƣ của Thái Lan, Philipin và nhất là chỉ ra cách
tiếp cận từ chính các nhà quản lý, các chính sách của các nƣớc nhập cƣ lớn hiện nay.
Ở Việt Nam khi bàn về XKLĐ, nhiều quan điểm cho rằng, cần thiết phải đặt
vấn đề này trong tổng thể chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực lao động. Có thể nêu
lên công trình có nhiều đóng góp giá trị đƣợc công bố của Nguyễn Huy Chƣơng
(2002) Về tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Kết luận
chung của công trình này là nhấn mạnh tầm quan trọng của phát trỉển nguồn nhân
lực nói chung, lao động Việt Nam nói riêng hiện nay và trong thời gian tới. Ở nhiều
cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã làm rõ thực trạng lao động của Việt Nam cả
ở khía cạnh tích cực và hạn chế, nêu lên nhiều ý kiến thực tế nhằm phát huy lợi thế
của Việt Nam về sử dụng lao động trong nƣớc và quốc tế.
Ở Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm XKLĐ của các nƣớc cũng là chủ đề
hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu. Trong số các công trình về lĩnh vực này đáng
chú ý là nghiên cứu: XKLĐ của một số nước Đông Nam Á: Kinh nghiệm và bài học
của Nguyễn Thị Bích Hồng (2007). Công trình đã làm rõ cách tiếp cận về nhận thức

5



cũng nhƣ chính sách của các nƣớc về vấn đề XKLĐ. Tác giả cho rằng, phải coi
XKLĐ nhƣ là ngành kinh tế quan trọng, chủ động vạch ra chiến lƣợc cũng nhƣ xây
dựng một hệ thống chính sách để phát triển ngành kinh tế đặc biệt này.
Trong khi các nƣớc kém phát triển chủ yếu XKLĐ phổ thông để giải quyết
nạn thừa lao động thiếu việc làm và tìm kiếm nguồn ngoại tệ để nâng cao mức sống,
giảm tải áp lực xã hội, thì các nƣớc phát triển một mặt nhập khẩu lao động loại này
để giải bài toán thiếu hụt lao động, mặt khác các nƣớc đó lại XKLĐ cao cấp để thu
về nguồn ngoại tệ lớn. Liên quan đến vấn đề này, công trình nghiên cứu “Báo cáo di
dân quốc tế” của Tổ chức di cƣ quốc tế (2010) đã chỉ ra và khẳng định thực trạng
cũng nhƣ sự khác biệt về chất lƣợng nguồn lao động xuất, nhập khẩu ở các nƣớc có
nền kinh tế phát triển khác nhau, từ đó giúp cho chúng ta có bài học và định hƣớng
trang bị về kiến thức chuyên môn cũng nhƣ các hiểu biết về phong tục, tập quán cho
NLĐ, phục vụ tốt cho công tác XKLĐ trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Phân tích và làm rõ thực trạng XKLĐ của các nƣớc và nhất là ở Đông Nam
Á là đóng góp nổi bật của một số công trình công bố gần đây. Đáng chú ý là nghiên
cứu có giá trị về vấn đề này đƣợc trình bày tại Hội thảo quốc tế: “International
Migration and Labor Maket in Asia” (Di dân quốc tế và thị trƣờng lao động ở châu
Á) do Viện Lao động Nhật Bản tổ chức tại Tokyo tháng 2- 2001, trong đó nhiều báo
cáo có giá trị đƣợc công bố nhƣ của tác giả Manolo Abella: Cooperation in
managing labour migration in a globalizing world (Hợp tác trong quản lý lao động
di cƣ trong thế giới toàn cầu hóa), của Chalamwong Yongyuth: International
Migration and Labor Market in Thailand (Di dân quốc tế và thị trƣờng lao động của
Thái Lan) và của Rosalinda Dimapilis Baldoz: Managing the Philippine overseas
employment (Quản lý lao động Philippine làm việc ở nƣớc ngoài). Nhìn chung,
nghiên cứu của các học giả trên đã khái quát khá đầy đủ bức tranh toàn cảnh của
vấn đề XKLĐ ở châu Á, trong đó phân tích các tác động của liên kết kinh tế và di
cƣ quốc tế, khía cạnh xã hội của vấn đề, đặc biệt về tƣơng lai của hợp tác XKLĐ.
Đóng góp nổi bật có thể nhận thấy là: thực tế XKLĐ của một số nƣớc nhƣ Thái


6


Lan, Philippine, Việt Nam... đã đƣợc đánh giá khách quan cả ở khía cạnh tích cực
và hạn chế.
Không chỉ có các nƣớc trong khu vực và thế giới mà XKLĐ hiện đang là thế
mạnh của Việt Nam và hiệu quả của nó là không thể phủ nhận cả ở khía cạnh kinh
tế, xã hội, đào tạo phát triển nhân lực cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho cá nhân, gia
đình NLĐ và giúp phần nào giải quyết an sinh xã hội. Vì vậy, phân tích làm rõ thực
trạng XKLĐ của Việt Nam thời gian qua thực sự thu hút sự quan tâm không chỉ của
những nhà hoạch định chính sách, các cơ quan có liên quan mà còn của các nhà
nghiên cứu, các học giả trong nƣớc và quốc tế. Trên thực tế, có không ít đề tài
nghiên cứu khoa học, các luận văn tiến sỹ, thạc sỹ... trực tiếp luận giải về vấn đề
này. Tiêu biểu trong số này là công trình của Trần Văn Hằng (1996) Các giải pháp
nhằm đổi mới quản lý nhà nước về XKLĐ trong giai đoạn 1995- 2010. Mặc dù ở
nhiều cách tiếp cận khác nhau, song đóng góp nổi bật của các công trình trên là làm
rõ đƣợc bức tranh XKLĐ của nƣớc ta trong thời gian qua tập trung vào các nội
dung: phân tích sự gia tăng về số lƣợng, chất lƣợng lao động xuất khẩu qua các thời
kỳ, đi sâu vào xem xét các thị trƣờng trọng điểm nhƣ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Malaysia và Trung Đông, các ngành nghề lĩnh vực mà lao động của chúng ta
tham gia.
Các đánh giá tƣơng đối thống nhất trong các công trình trên là: chủ trƣơng
đƣa NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài của ta là hoàn toàn đúng đắn. Việc xác định các
thị trƣờng trọng điểm và khai thác các thị trƣờng này trong thời gian qua nhìn chung
là khá hiệu quả. Hầu hết các nghiên cứu trên đã làm rõ những đóng góp của việc
XKLĐ không chỉ đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc (là ngành thu ngoại tệ lớn,
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá
đói, giảm nghèo ...) mà còn cho phép cải thiện chất lƣợng lao động, tiếp thu khoa
học công nghệ và quản lý... mở rộng quan hệ hợp tác và hữu nghị với nhân dân
nƣớc bạn...

Bên cạnh việc đánh giá thành công trong XKLĐ, các công trình đều cho rằng
vẫn còn khá nhiều bất cập cần phải giải quyết. Những yếu kém này tồn tại ở nhiều

7


phía, nhiều khâu cả ở tầm vĩ mô cũng nhƣ ở cơ sở và cả doanh nghiệp cũng nhƣ cá
nhân ngƣời lao động. Nghiên cứu của Nguyễn Lƣơng Phƣơng (2002) XKLĐ và
chuyên gia không chỉ khẳng định những thành tựu của XKLĐ mà còn nêu rõ những
hạn chế trong lĩnh vực này nhƣ: số lƣợng lao động đƣa đi của các doanh nghiệp còn
ít so với yêu cầu; nhiều doanh nghiệp thiếu chủ động tìm kiếm khai thác thị trƣờng;
chất lƣợng đội ngũ lao động thấp, nhất là ngoại ngữ, tay nghề; vấn đề lao động bỏ
trốn đang gây ảnh hƣởng xấu đến uy tín của lao động Việt Nam, sự rủi ro của NLĐ
và cả các doanh nghiệp đƣa ngƣời đi lao động vẫn còn lớn; tiêu cực, lừa đảo trong
XKLĐ vẫn còn tồn tại và hoạt động ngày càng tinh vi hơn, gây hậu quả xấu trong
xã hội... Đây là những nội dung rất quan trọng đang đƣợc các cơ quan có trách
nhiệm cũng nhƣ ngƣời lao động quan tâm.
Không chỉ phân tích thực trạng đƣa NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài mà đóng
góp có ý nghĩa thực tiễn đáng chú ý trong các công trình nghiên cứu thời gian qua là
đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cũng
nhƣ đảm bảo hoạt động và nâng cao chất lƣợng XKLĐ của nƣớc ta hiện nay và
trong thời gian tới. Với mục tiêu đó, một số ít nghiên cứu đã tập trung phân tích,
đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Thí dụ, nghiên cứu “Nghiên cứu thẩm quyền và thủ tục cấp phép XKLĐ” của Đào
Công Hải (Bộ LĐTB&XH, 2003) đã phân tích có căn cứ lý thuyết và thực tiễn về
các giải pháp đảm bảo việc làm và tăng cƣờng XKLĐ. Các kiến nghị cụ thể của
những công trình nghiên cứu trên tập trung vào các nội dung sau: 1) Cần đặt vấn đề
XKLĐ trong chiến lƣợc phát triển và sử dụng nguồn lực lao động chung của đất
nƣớc; 2) Cần xây dựng định hƣớng chiến lƣợc dài hạn về phát triển thị trƣờng
XKLĐ, trong đó nhấn mạnh đến các thị trƣờng trọng điểm và lâu dài với loại hình

chất lƣợng cao; 3) Cần phối hợp các giải pháp động bộ: nhà nƣớc, địa phƣơng,
doanh nghiệp, NLĐ... các bộ, ngành có liên quan để đảm bảo hoạt động XKLĐ có
hiệu quả và chất lƣợng; và 4) Cần tích cực tháo gỡ những bất cập, khó khăn đang
tồn tại để đƣa hoạt động XKLĐ ngày càng đi vào nề nếp, kỷ cƣơng và có hiệu quả
kinh tế, xã hội tốt hơn. Công trình của Thái Thị Hồng Minh (2003): “Hoàn thiện

8


quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội” đã phân tích cơ
sở lý luận về quản lý dịch vụ XKLĐ, đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý
dịch vụ XKLĐ của Bộ LĐTBXH giai đoạn 1996-2002 và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ XKLĐ của Bộ LĐTBXH. Công trình của Trần
Thị Thu (2006): “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh
nghiệp trong điều kiện hiện nay”. Công trình nghiên cứu đƣợc tiến hành trên cơ sở
thực tiễn XKLĐ tại Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thƣơng mại (SONA)
cùng một số doanh nghiệp với mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết nâng cao
hiệu quả quản lý XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, đƣa ra một số
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam
và kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp
XKLĐ.
Vấn đề XKLĐ của Việt Nam nói chung và XKLĐ của Việt Nam sang thị
trƣờng Đài Loan cũng là chủ đề nghiên cứu của một số luận văn thạc sỹ kinh tế, thí
dụ: “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trƣờng khu vực Đông Bắc Á: thực
trạng và giải pháp” (Lƣu Văn Hƣng, 2005), trong đó đề cập đến hoạt động XKLĐ
sang thị trƣờng Đài Loan; “Hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài
Loan” (Đặng Văn Ngữ, 2012); “Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang
Đài Loan” (Dƣơng Thanh Thùy, 2013)… Các luận văn này đều chủ yếu tập trung
phân tích thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang thị trƣờng Đài Loan dƣới các góc độ
tiếp cận khác nhau về chuyên ngành (nhƣ kinh tế chính trị, kinh tế đối ngoại…) mà

chƣa đề cập nhiều đến nội dung quản lý doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đã khái quát lý luận về xuất khẩu lao
động và thực trạng hoạt động XKLĐ và quản lý nhà nƣớc về XKLĐ, quản lý hoạt
động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp ở nƣớc ta và đƣa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện và đổi mới hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ
của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay chƣa có một đề tài khoa học hay công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu, cập nhật cả trên phƣơng diện lý luận và

9


thực tiễn về công tác quản lý đối với doanh nghiệp XKLĐ sang thị trƣờng Đài Loan
giai đoạn hiện nay.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao
động
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động
* Một số khái niệm cơ bản
“Lao động”, theo định nghĩa của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đƣợc hiểu
là hoạt động có chủ đích, có ý thức của con ngƣời nhằm thay đổi những những vật
thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động cũng chính là sự vận động của
sức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, là quá trình kết hợp
giữa sức lao động và tƣ liệu sản xuất, trong đó, sức lao động là tổng hợp thể lực và
trí lực của con ngƣời trong quá trình lao động tạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho
xã hội.
“Nguồn nhân lực” là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, có khả năng
tham gia lao động và đƣợc thể hiện ở hai khía cạnh là số lƣợng (tổng số những
ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc và thời gian lao động có thể huy động đƣợc
từ họ) và chất lƣợng (sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành
nghề của ngƣời lao động). Nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, bao
gồm các nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động,

sản xuất xã hội.
“Thị trường lao động” và “Di chuyển lao động”: Theo ILO: Thị trƣờng lao
động là thị trƣờng trong đó có các dịch vụ lao động đƣợc mua và bán thông qua quá
trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng nhƣ mức độ tiền công. Thị
trƣờng lao động đƣợc hình thành bởi cung và cầu lao động. Do có sự phát triển
không đồng đều, giữa các quốc gia và mỗi nƣớc đều có lực lƣợng lao động hay
nguồn nhân lực khác nhau, vì vậy, trong mỗi quốc gia đã hình thành cung và cầu lao
động khác nhau. Trong nền kinh tế thị trƣờng tự do và các thị trƣờng lao động đƣợc
mở cửa, việc di chuyển lao động là một thực tế khách quan. Tùy thuộc vào nhu cầu
lao động, khả năng cung ứng việc làm và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi quốc

10


gia trong từng giai đoạn, nhất định tất yếu dẫn đến sự lƣu chuyển của ngƣời lao
động (NLĐ) vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đồng
thời, để đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lao động di cƣ đó, các
quốc gia đều có những cơ chế pháp lý riêng và cơ chế phối hợp mang tính thể chế
pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ nƣớc mình tại quốc gia
mà NLĐ đến làm việc và khuyến khích lực lƣợng lao động di cƣ hợp pháp, góp
phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia mình. Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng
hiện nay, sức lao động trở thành hàng hóa, hình thành nên các thị trƣờng lao động
trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động; khả năng cung ứng lao động; giá cả của sức
lao động (tiền lƣơng); cạnh tranh trên thị trƣờng lao động; cơ sở hạ tầng của thị
trƣờng lao động...
“Xuất khẩu lao động”: là một loại hình dịch vụ nhằm đƣa ngƣời lao động từ
nƣớc này sang làm việc ở nƣớc khác. Xuất khẩu lao động là một hình thức di
chuyển lao động trong nền kinh tế thị trƣờng với những đặc điểm và vai trò sau:
* Đặc điểm của xuất khẩu lao động
- Xuấ t khẩu lao động là hoạt động mang tính tấ t yế u khách quan

Khoảng cách về trình độ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới

là lý do để

hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra . Các nền kinh tế phát triển có nhiều lao đô ̣ng
có trình độ cao , nhƣ̃ng chuyên gia giàu kinh nghiê ̣m nhƣng la ̣i thiế u mô ̣t lƣ̣c lƣơ ̣ng
lớn lao đô ̣ng phổ thông đảm nhâ ̣n nhƣ̃ng công viê ̣c vấ t vả , nă ̣ng nho ̣c, thu nhâ ̣p thấ p
hơn mƣ́c trung biǹ h chung của toàn xã hô ̣i . Những nƣớc đang phát triể n hay kém
phát triển với đặc điểm đông dân có lƣ̣c lƣơ ̣ng lao đô ̣ng dồ i dào song lại thiếu việc
làm và thu nhập thấp. Tuy nhiên, lao đô ̣ng ở các nƣớc đang phát triể n và kém phát
triể n thƣờng có triǹ h đô ̣ , tay nghề thấ p, chƣa đƣơ ̣c tiế p câ ̣n với sƣ̣ phát t riể n của
công nghê .̣ Chính sự khác biệt này mà giữa các quốc gia đã tiến hành hoạt động
xuấ t và nhâ ̣p khẩ u lao đô ̣ng . Do quy luâ ̣t cung cầ u trên thi trƣơ
̣
̀ ng

lao động, hoạt

đô ̣ng XKLĐ trở nên phổ biế n rô ̣ng raĩ và mang tin
́ h tấ t yế u khách quan .
- Xuấ t khẩu lao động mang tính lợi ích cao:

11


Hoạt động xuất khẩu lao động đem lại lợi ích cho cả ba bên : nhà nƣớc, doanh
nghiê ̣p và cả bản thân ngƣời lao đô ̣ng đi xuấ t khẩ u . Đồng thời, hoạt động này cũng
đem la ̣i lơ ̣i ić h cho cả nhà nƣớc và doanh nghiê ̣p của nƣớc tiế p nhâ ̣n lao đô ̣ng .
Trƣớc tiên, về phiá quố c gia xuấ t khẩ u lao đô ̣ng , đó là nguồ n thu cho ngân
sách nhà nƣớc từ các khoản thuế thu nhậ p doanh nghiê ̣p cùng với ngoa ̣i tê ̣ đƣơ ̣c các

lao đô ̣ng gƣ̉i về cho gia điǹ h . Nguồ n ngoa ̣i tê ̣ này có vai trò quan tro ̣ng trong viê ̣c
cân bằ ng la ̣i cán cân thƣơng ma ̣i , xóa đói giảm nghèo . Thêm vào đó , xuấ t khẩ u lao
đô ̣ng đã phầ n nào giải quyết đƣợc thất nghiệp và nhu cầu việc làm tăng cao do đặc
thù đông dân ở các nƣớc đang phát triển hay kém phát triển .
Hoạt động này cũng đem lại doanh thu cho các công ty xuất khẩu lao động từ
các khoản chi phí có đƣợc trong quá trin
̀ h đƣa ngƣời lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nƣớc
ngoài nhƣ: tiền dịch vụ, tiền môi giới,...
Bản thân ngƣời lao động có cơ hô ̣i đƣơ ̣c làm viê ̣c ở nƣớc ngoài , giúp họ có
đƣơ ̣c nhiề u lơ ̣i ić h trƣ̣c tiế p và gián tiế p . Lơ ̣i ić h trƣ̣c tiế p chin
́ h là khoản tiề n lƣơng
hàng tháng, tƣ̀ đó ho ̣ có thể đảm bảo phí sinh hoa ̣t cá nhân , có tích lũy , gƣ̉i tiề n về
phụ giúp gia đình . Sau khi kế t thúc hơ ̣p đồ ng lao đô ̣ng , với số tiề n tiế t kiê ̣m , họ
hoàn toàn có t hể đầ u tƣ để tiế p tu ̣c ta ̣o ra lơ ̣i nhuâ ̣n . Trong quá trin
̀ h nhiề u năm làm
viê ̣c, rèn luyện ý thức , tác phong làm việc , trình độ và tay nghề của ngƣời lao động
cũng đƣợc nâng cao.
Còn đối với quốc gia tiếp nhận lao động , lơ ̣i ích đƣợc tạo ra từ chính những
ngƣời lao đô ̣ng này đó là phầ n bù đắ p lƣơ ̣ng lao đô ̣ng thiế u hu ̣t trong nƣớc

. Thêm

nƣ̃a, khoản tiền lƣơng chi trả cho các lao động nƣớc ngoài là tƣơng đối rẻ so với
tiề n lƣơng trả cho lao đô ̣ng trong nƣớc.
- Xuấ t khẩu lao động mang tính phổ biế n trên toàn thế giới
Hoạt động xuất khẩu lao động không chỉ dành cho các nƣớc đang phát triển
hay kém phát triể n

mà các nƣớc phát triển cũng tiến hành xuất khẩu lao động


.

Nhƣng các nƣớc phát triể n tiế n hành xuấ t khẩ u lao đô ̣ng của min
̀ h sang các nƣớc
khác thƣờng là lao động có trình độ , tay nghề cao và thƣờng là lao đô ̣ng chấ t xám .

12


Xuấ t khẩ u lao đô ̣ng tƣ̀ các nƣớc đang và kém phát triể n , lƣ̣c lƣơṇ g lao đô ̣ng thƣờng
thiế u tay nghề , trình độ thấp, đƣơ ̣c hiể u là lao đô ̣ng đơn giản.
- Xuấ t khẩu lao động cũng có tính cạnh tranh
Hoạt động XKLĐ đƣơ ̣c đă ̣t trong môi trƣờng ca ̣nh tranh gay gắ t giố ng nhƣ
các hoạt động kinh tế khác . Trên thƣ̣c tế , lƣơ ̣ng hồ sơ đăng kí đi làm viê ̣c ở nƣớc
ngoài là rất lớn nhƣng số lao động đƣợc chọn lại đƣợc giới hạn từ phía doanh
nghiê ̣p của quố c gia tiế p nhâ ̣n . Vì vậy, viê ̣c ca ̣nh tranh giƣ̃a nhƣ̃ng ngƣời lao đô ̣ng
với nhau là không tránh khỏi , sƣ̣ ca ̣nh tranh không chỉ dƣ̀ng la ̣i tƣ̀ phía ngƣời lao
đô ̣ng mà còn xảy ra giƣ̃a các doanh nghiê ̣p

, công ty xuấ t khẩ u lao đô ̣ng khi có

chung mô ̣t thi trƣơ
̣
̀ ng xuấ t khẩ u .
Mô ̣t sƣ̣ ca ̣nh tranh khác với quy mô rô ̣ng lớ n hơn, đó là ca ̣nh tranh giƣ̃a các
quố c gia cùng tiế n hành xuấ t khẩ u lao đô ̣ng . Ngày càng có nhiều nƣớc tham gia vào
lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong hiện thời và trƣớc mắt các nƣớc nhập khẩu lao
động chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ năng cao, thích ứng với công nghệ mới,
siết chặt chính sách nhập cƣ có xu hƣớng quản lý lao động nhập cƣ thông qua các
hợp đồng lao động tạm thời và chính sách quản lý lao động nhập cƣ.

- Xuấ t khẩu lao động mang tính xã hội cao
Xuấ t khẩ u lao đô ̣ng không đơn thuầ n chỉ là bán sƣ́c lao đô ̣ng tƣ̀ quố c gia này
sang quố c gia khác , hoạt động này kéo theo việc di chuyển lao động giữa các nƣớc .
Sƣ̣ khác biê ̣t về văn hóa , phong tu ̣c tâ ̣p quán , lố i số ng, múi giờ, khí hậu... đem la ̣i
xáo trộn cho cả xã hô ̣i ta ̣i nơi tiế p nhâ ̣n và nơi lao đô ̣ng đƣơ ̣c đƣa đi . Nhờ xuấ t khẩ u
lao đô ̣ng mà đời số ng của nhân dân đƣợc cải thiện thông qua khoản thu nhâ ̣p ngƣời
lao đô ̣ng gƣ̉i về cho gia đình và ngƣời thân . Đây cũng là biê ̣n pháp nhằ m tiế n hành
xóa đói giảm nghèo bền vững.
* Vai trò của xuất khẩu lao động
- Xuấ t khẩu lao động góp phần tạo việc làm
Hoạt động xuất khẩu lao động đóng một vai trò lớn, đă ̣c biê ̣t đố i với các quố c
gia đang phát triể n hay châ ̣ m phát triể n . Vai trò đầ u tiên hế t sƣ́c quan tro ̣ng là giải
quyế t viê ̣c làm cho quố c gia tiế n hành xuấ t khẩ u lao đô ̣ng

13

. Đặc biệt các quốc gia


đang và kém phát triể n , nhƣ̃ng nơi đông dân với chin
́ h sách phát triể n còn chƣa phù
hơ ̣p, khố i lƣơ ̣ng viê ̣c làm bi ha
̣ ̣n chế và thấ t nghiê ̣p khiế n cho vấ n đề ổ n đinh
̣ kinh tế
vĩ mô trở nên khó khăn.
- Xuấ t khẩu lao động góp phầ n vào công tác xóa đói giảm nghèo
Ngƣời lao đô ̣ng đi làm viê ̣c ở nƣớc ngoài có đƣơ ̣c nguồ n thu nhâ ̣p ổ n đinh
̣ ,
tùy vào vị trí công việc và lĩnh vực làm việc cũng nhƣ thị trƣờng lao động mà mức
lƣơng hàng tháng sẽ có sƣ̣ khác biê ̣t . Tuy nhiên, sau khi trƣ̀ chi phí sinh hoa ̣t , ngƣời

lao đô ̣ng vẫn có thể dƣ ra mô ̣ t khoản tiế t kiê ̣m và sau đó sẽ tích lũy để gƣ̉i về cho
ngƣời thân. Đây cũng là nguồ n thu nhâ ̣p cho gia đin
̀ h của ho ̣ giúp cho nhƣ̃ng gia
đình này cải thiê ̣n cuô ̣c số ng và sau này khoản tiề n gƣ̉i cũng có thể trở thành khoản
đầ u tƣ cho viê ̣c ổ n đinh
̣ nghề nghiê ̣p lâu dài .
- Xuấ t khẩu lao động góp phầ n nâng cao chấ t lượng nguồ n nhân lực
Xuấ t khẩ u lao đô ̣ng góp phần xây dựng đô ̣i ngũ lao đô ̣ng có tay nghề , trình
đô ̣, ý thức kỷ luật cao sau khi kết thúc hợ p đồ ng làm viê ̣c ở nƣớc ngoài tiế p nhâ ̣n
lao đô ̣ng.
- Xuấ t khẩu lao động cho phép phát huy lợi thế so sánh về nguồn nhân lực
Trên thƣ̣c tế , đố i với các thi trƣơ
̣
̀ ng tiế p nhâ ̣n lao đô ̣ng tƣ̀ nƣớc khác , nhƣ̃ng
chủ doanh nghiệp sẽ phả i trả mƣ́c lƣơng thấ p hơn so với lao đô ̣ng trong nƣớc

.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất nếu thuê lao động
nƣớc ngoài. Đây đƣơ ̣c coi là mô ̣t lơ ̣i thế tƣ̀ các nƣớc xuấ t khẩ u lao đô ̣ng .
- Xuất khẩu lao động giúp tăng cường hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế
XKLĐ cũng tăng cƣờng hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới khi
xu hƣớng toàn cầ u hóa ngày càng trở nên phổ biế n . Đây cũng là cơ hô ̣i để giao lƣu
văn hóa, tiế p nhâ ̣n nhƣ̃ng nét đe ̣p văn hóa tƣ̀ quố c gia khác .
1.2.2. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động
Tại các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập nhƣ Việt
Nam, nhà nƣớc có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của ngành dịch vụ do khu vực
kinh tế tƣ nhân vốn rất năng động phù hợp để phát triển ngành dịch vụ bị hạn chế.
Trong bối cảnh đó, nhà nƣớc cần xây dựng khung khổ luật pháp và chính sách nhằm


14


quản lý sự phát triển của ngành dịch vụ, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ; đảm bảo việc
thực thi các cam kết quốc tế. Trong lĩnh vực dịch vụ nhƣ XKLĐ, Nhà nƣớc có vai
trò thiết yếu trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy giảm nghèo, đảm
bảo công bằng xã hội trong việc tiếp cận dịch vụ của các công ty XKLĐ.1
XKLĐ là một loại hình dịch vụ, do vậy quản lý nhà nƣớc đối với các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ này cần đƣợc nghiên cứu trong khung khổ quản lý nhà
nƣớc đối với các doanh nghiệp dịch vụ nói chung. Trong bối cảnh mới của Việt
Nam hiện nay, quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
dịch vụ nói riêng phải dựa trên nguyên tắc phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng,
lấy cơ chế thị trƣờng làm nền tảng để định hƣớng cho việc áp dụng các công cụ
quản lý. Trong mối quan hệ này, nhà nƣớc cần thực sự coi trọng những quy luật
khách quan, mang tính phổ biến của thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng hiện đại, thừa
nhận vai trò quyết định của thị trƣờng trong phân bổ các nguồn lực của xã hội. Nhà
nƣớc tập trung thực hiện các vai trò và chức năng nhƣ: i) Ổn định kinh tế vĩ mô và
kiến tạo cơ hội phát triển; ii) Thiết lập khung khổ pháp luật, chính sách và bộ máy
thực thi đảm bảo các loại thị trƣờng liên tục đƣợc hoàn thiện và hoạt động có hiệu
quả, có cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh
doanh dƣới mọi hình thức, v.v.. iii) Tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công ích,
thiết yếu; giảm bất công, bất bình đẳng về thu nhập, phúc lợi và thực hiện các
nhiệm vụ xã hội khác. Nhà nƣớc cần đoạn tuyệt hoàn toàn tƣ duy phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế để tạo lập một môi trƣờng thực sự bình đẳng, tự do
cạnh tranh trong phát triển giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế.
Trên cơ sở đó, quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp dịch vụ nói chung
và các doanh nghiệp XKLĐ nói riêng đƣợc thực hiện trên bốn phƣơng diện:
- Nhà nước thiết lập môi trường, khung khổ pháp luật và các quy định để
giám sát, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp:


Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Dự án VIE/02/009 (2005), “Phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam: Chìa khóa cho
tăng trƣởng bền vững”, tháng 11/2005
1

15


Khung khổ pháp luật và điều tiết của nhà nƣớc có vai trò quan trọng và là
chìa khóa đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ. Nhà nƣớc cần
xây dựng môi trƣờng hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trƣờng
pháp lý và thể chế; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp;
tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng, đặc biệt coi trọng và thực hiện
tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế. Do nền kinh tế nƣớc
ta đã đƣợc đa dạng hoá về hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trƣờng nên
công cụ quản lý bằng pháp luật của nhà nƣớc hết sức quan trọng.
Trên thực tế, hệ thống pháp luật trong nƣớc có thể tạo ra những cơ chế bóp
méo hoạt động dịch vụ. Nhiều nƣớc đang phát triển có quá nhiều hoặc không có các
quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề; chuẩn mực
đối với các giấy phép kinh doanh và chứng chỉ hành nghề có thể lại quá thấp; các
quy định đƣợc nêu ra rất chung chung dẫn đến những diễn giải tuỳ tiện. Trong lĩnh
vực XKLĐ, thủ tục phiền hà và những quy định không minh bạch khiến cho chi phí
giao dịch cao hơn; đồng thời những thay đổi không đoán trƣớc đƣợc trong khuôn
khổ luật pháp sẽ tác động tiêu cực đến lĩnh vực dịch vụ này.2 Tình trạng buông lỏng
kỷ luật, kỷ cƣơng, xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh
nghiệp đã tác động tiêu cực đến hoạt động XKLĐ thời gian qua. Để khắc phục tình
trạng trên, cần từng bƣớc đƣa hoạt động XKLĐ vào khuôn khổ pháp luật, thiết lập
các quy định, tiêu chí hoạt động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này, đồng thời có chế tài xử phạt rõ ràng và đúng mức.
- Nhà nước thiết lập bộ máy hành chính để quản lý hoạt động của các doanh

nghiệp:
Trong quản lý nhà nƣớc đối với các dịch vụ nhƣ XKLĐ cần sự phối hợp
chính sách giữa các cơ quan của chính phủ, chủ yếu do: i) các hoạt động dịch vụ
XKLĐ có tính liên ngành khó có thể quản lý đƣợc bởi duy nhất một bộ, ngành; ii)
Trong lĩnh vực XKLĐ, ngày càng có nhiều vấn đề mới, phức tạp, nảy sinh không
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc. 2006. Khung khổ cho chiến lược
quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020. Dự án VIE/02/009. Hà nội, tháng 06/2006.
Tr.34, 35

2

16


thể giải quyết một cách toàn diện thông qua khuôn khổ chiến lƣợc của một bộ/cơ
quan cụ thể, do vậy đòi hỏi phải có cách tiếp cận của “toàn bộ bộ máy chính
quyền”; iii) Nguồn ngân sách hạn hẹp khiến cho nhiều cơ quan có xu thế chỉ tập
trung giải quyết các vấn đề của bản thân mình mà bỏ qua các vấn đề liên ngành; iv)
Ngƣời dân, nhất là ngƣời nghèo kỳ vọng nhiều hơn vào chính phủ trong việc giải
quyết các vấn đề về XKLĐ, do đó đòi hỏi chính phủ phải có sự quản lý tốt hơn đối
với khu vực tƣ nhân; v) lĩnh vực XKLĐ liên quan đến cả yếu tố nƣớc ngoài và rất
khó xác định các rào cản đối với thƣơng mại dịch vụ do phần lớn rào cản này không
xảy ra “ở biên giới,” mà ở “trong biên giới” từng quốc gia.3
- Nhà nước định hướng, hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp:
Một trong những chức năng chính của quản lý nhà nƣớc đối với doanh
nghiệp dịch vụ nói chung và đối với doanh nghiệp XKLĐ nói riêng là định hƣớng
về mặt chiến lƣợc cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Sự định hƣớng này đƣợc
thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách kinh tế-xã hội vĩ mô (thí dụ, các
chính sách về lãi suất, tỷ giá, các chủ trƣơng chung về đầu tƣ phát triển, giảm
nghèo…). Ngoài ra, nhà nƣớc có thể trực tiếp giúp đỡ các doanh nghiệp dịch vụ

XKLĐ khắc phục những khó khăn riêng của mình (thí dụ, các vấn đề về tuyển dụng
lao động, đào tạo, công tác lãnh sự ở nƣớc ngoài, các vấn đề liên quan đến khiếu
nại…).
Nhìn chung, nhà nƣớc đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh
nghiệp XKLĐ nhằm khắc phục những khó khăn phổ biến sau:
+ Khó khăn trong việc tuyển dụng lao động để đƣa đi làm việc ở nƣớc ngoài
(thí dụ, thiếu nguồn cung ứng lao động trong những lĩnh vực mà phía đối tác nƣớc
ngoài có nhu cầu cao), trong đó bao gồm cả khó khăn trong việc đào tạo kỹ năng
cho ngƣời lao động đáp ứng nhu cầu đối tác nƣớc ngoài
+ Khó khăn trong việc quản lý lao động Việt Nam ở nƣớc ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc. 2006. Khung khổ cho chiến lược
quốc gia phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến năm 2020. Dự án VIE/02/009. Hà nội, tháng 06/2006.

3

17


+ Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin (đặc biệt là thông tin về thị trƣờng
nƣớc ngoài), về cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý, về quy định của hội nhập.
- Nhà nước thiết lập các cơ chế phản hồi từ những người lao động đối với
hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ:
Cơ chế phản hồi từ phía những ngƣời lao động là yếu tố hết sức quan trọng
nhằm hỗ trợ nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp XKLĐ.
Ngƣời lao động là ngƣời trực tiếp nhận dịch vụ từ các công ty, chịu ảnh hƣởng lớn
nhất từ chất lƣợng và giá cả của các dịch vụ này. Thực tế thời gian qua cho thấy,
một số công ty XKLĐ đã không tuân thủ những quy định của nhà nƣớc về việc thu
phí, tuyển dụng, đào tạo và các yêu cầu bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngƣời lao
động Việt Nam ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nhiều ngƣời lao động không có hoặc ít có

cơ hội để phản ánh các vấn đề này với các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Việc thiếu
vắng các cơ chế tiếp nhận và xử lý phản hồi của ngƣời lao động một cách nhanh
chóng, hiệu quả cũng là một trong những trở ngại lớn đối với việc nâng cao hiệu
quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp XKLĐ Việt
Nam hiện nay.
Bảng 1.1: Bốn trụ cột cơ bản của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp dịch vụ

Môi trƣờng, khung
khổ pháp luật và
các quy định

Bộ máy hành
chính

Định hƣớng, hỗ
trợ phát triển

Cơ chế phản hồi
từ những ngƣời
lao động

- Nguyên tắc hoạt - Các tổ chức quản - Các dịch vụ cụ - Các cơ chế (thí
động của nhà nƣớc lý (từ trung ƣơng
trong nền kinh tế thị tới địa phƣơng,
trƣờng
trong nƣớc và
- Môi trƣờng pháp ngoài nƣớc)

thể nhằm hỗ trợ
các doanh nghiệp

giải quyết khó
khăn

luật chung
- Cơ chế phối hợp
- Các quy định cụ thể giữa các tổ chức
giám sát, điều tiết
Nguồn: Tác giả tổng hợp

18

dụ: tổ chức, diễn
đàn,
hiệp
hội,
đƣờng dây nóng…)
tiếp nhận, xử lý
nhanh chóng ý kiến
của ngƣời dân


×