Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mỹ và tự do thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.3 KB, 12 trang )


NĂM


Mĩ và Tự do Thương mại

Ricardo Vẫn còn Đúng?



ới tư cách một người Mĩ luôn tin vào các giá trị của tự do
thương mại, tôi đã có một câu hỏi quan trọng để trả lời sau
chuyến đi Ấn Độ của tôi: Tôi vẫn phải tin vào tự do thương mại
trong một thế giới phẳng? Đây đã là một vấn đề cần sắp xếp lại
ngay lập tức – không chỉ bởi vì nó trở hành vấn đề nóng bỏng trong
cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2004 mà cũng bởi vì toàn bộ
quan điểm của tôi về thế giới phẳng sẽ phụ thuộc vào cách nhìn của
tôi về tự do thương mại. Tôi biết rằng tự do thương mại không nhất
thiết có lợi cho mọi người Mĩ, và rằng xã hội chúng ta sẽ phải giúp
những người bị nó gây thiệt hại. Nhưng với tôi câu hỏi then chốt đã
là: Tự do thương mại sẽ có lợi cho nước Mĩ như một tổng thể khi
thế giới trở nên phẳng đến mức rất nhiều người có thể cộng tác, và
cạnh tranh với các con tôi? Có vẻ là rất nhiều việc làm sẽ có đủ cho
mọi người. Phải chăng cá nhân những người Mĩ sẽ khấm khá hơn
nếu chính phủ của chúng ta dựng một số bức tường và cấm một số
outsourcing và offshoring?
Lần đầu tiên tôi vật lộn với vấn đề này khi làm film thời sự
Discovery Times ở Bangalore. Một hôm chúng tôi đến khu Infosys
khoảng 5 giờ chiều- đúng khi các công nhân call center của Infosys
tràn vào khu để làm ca đêm bằng đi bộ, minibus, và xe máy, trong
khi nhiều kĩ sư cao cấp hơn đang đi ra vào cuối ca ban ngày. Nhóm


làm film và tôi đứng ở cổng và ngắm dòng sông người được đào
tạo này chảy vào và chảy ra, nhiều người trò chuyện sinh động. Tất
cả đều có vẻ cứ như họ đạt 1.600 điểm ở các [kì thi] SAT của họ,
và tôi cảm thấy sự bật mở óc tưởng tượng bất thình lình đến với tôi.
Đầu tôi đơn giản liên tục bảo tôi, “Ricardo đúng, Ricardo đúng,
Ricardo đúng.” David Ricardo (1772-1823) là kinh tế gia Anh đã
phát triển lí thuyết tự do thương mại về ưu thế so sánh, lí thuyết
cho rằng nếu mỗi quốc gia chuyên sản xuất các hàng hoá mà nó có
ưu thế so sánh về chi phí và sau đó trao đổi với các quốc gia khác
V
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


226

để lấy các mặt hàng mà họ chuyên sản xuất, thì sẽ có lợi toàn bộ
trong thương mại, và mức thu nhập toàn bộ sẽ phải tăng trong mỗi
quốc gia buôn bán. Như thế nếu tất cả dân kĩ thuật Ấn Độ này làm
cái mà họ có ưu thế so sánh của họ và sau đó quay sang và dùng
thu nhập của họ để mua tất cả các sản phẩm từ Mĩ mà chúng ta có
ưu thế so sánh - từ Kính Corning đến Microsoft Windows - cả hai
nước chúng ta sẽ được lợi, cho dù một số cá nhân người Ấn Độ hay
Mĩ có thể phải chuyển việc làm trong quá độ. Và ta có thể thấy
bằng chứng về lợi ích chung này trong sự gia tăng đột ngột về xuất
khẩu và nhập khẩu giữa Hoa Kì và Ấn Độ trong các năm vừa qua.
Nhưng mắt tôi tiếp tục nhìn tất cả các zippie Ấn Độ này và bảo
tôi cái gì đó khác: “Ôi, Trời ơi, họ rất đông, và tất cả họ có vẻ rất
nghiêm túc, rất háo hức làm việc. Và họ cứ tiếp tục đến, hết làn
sóng này đến làn sóng khác. Làm thế quái nào lại có thể là tốt cho
các con gái tôi và hàng triệu thanh niên Mĩ khác khi những người

Ấn Độ này có thể làm cùng công việc như chúng có thể làm vì một
phần nhỏ của lương?”
Khi Ricardo viết, hàng hoá đã có thể trao đổi được, nhưng phần
lớn công việc trí tuệ và các dịch vụ thì không. Đã không có cáp
quang dưới đáy biển để khiến việc làm trí tuệ có thể trao đổi được
giữa Mĩ và Ấn Độ vào khi đó. Đúng khi tôi bị nỗi lo kích động, nữ
phát ngôn viên của Infosys tháp tùng tôi tình cờ kể rằng năm ngoái
Infosys Ấn Độ đã nhận được “một triệu đơn xin việc” từ những
người Ấn Độ trẻ cho chín ngàn chỗ làm việc kĩ thuật.
Chúc một ngày tốt lành.




ôi gắng sức hiểu cảnh này là thế nào. Tôi không muốn thấy bất
cứ người Mĩ nào mất việc làm của mình do cạnh tranh nước
ngoài hay do đổi mới công nghệ. Tôi chắc chắn không muốn mất
việc làm của mình. Khi bạn mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp không là
5,2 phần trăm; nó là 100 phần trăm. Không cuốn sách nào về thế
giới phẳng có thể là chân thật nếu không thừa nhận những lo ngại
như vậy, hay thừa nhận rằng có tranh luận nào đó giữa các nhà kinh
tế về liệu Ricardo có còn đúng không.
T
MỸ VÀ TỰ DO THƯONG MẠI


227
Sau khi nghe các lí lẽ cả hai bên, tuy vậy, tôi đi đến nơi mà tuyệt
đại đa số các nhà kinh tế đi đến – Ricardo vẫn đúng và nhiều người
dân Mĩ sẽ khấm khá hơn nếu chúng ta không dựng các rào cản đối

với outsourcing, xâu chuỗi cung, và offshoring so với nếu chúng ta
dựng. Thông điệp đơn giản của chương này là ngay cả khi thế giới
trở nên phẳng, nước Mĩ như một tổng thể sẽ được lợi nhiều hơn
bằng bám vào các nguyên lí tự do thương mại, như nó đã luôn bám
vào, hơn là thử dựng các bức tường.
Lí lẽ chính của trường phái chống-outsourcing là, trong một thế
giới phẳng, không chỉ hàng hoá có thể trao đổi được, mà nhiều dịch
vụ cũng đã trở nên có thể trao đổi được. Bởi vì sự thay đổi này, Mĩ
và các nước đã phát triển khác có thể phải đương đầu với một sự
suy sụp tuyệt đối, chứ không chỉ suy sụp tương đối, về sức mạnh
kinh tế và mức sống trừ phi họ đi đến chính thức bảo vệ các việc
làm nhất định khỏi sự cạnh tranh nước ngoài. Như thế nhiều người
chơi mới không thể gia nhập nền kinh tế toàn cầu- trong các lĩnh
vực dịch vụ và trí tuệ mà bây giờ do những người Mĩ, Âu Châu, và
Nhật Bản chế ngự- mà lương không được dàn xếp ở một cân bằng
mới, thấp hơn, trường phái này lập luận.
Lí lẽ phản bác chủ yếu từ những người chủ trương tự do-thương
mại/outsourcing là, trong khi có thể có pha quá độ trong các lĩnh
vực nhất định, trong đó lương bị giảm, không có lí do nào để tin
rằng sự xuống dốc này sẽ là vĩnh cửu hay toàn bộ, chừng nào cái
bánh toàn cầu vẫn tiếp tục tăng. Để gợi ý rằng sẽ thế, là đi viện dẫn
đến cái gọi là lí thuyết dư thừa lao động- khái niệm rằng có một cục
công việc cố định trên thế giới và rằng một khi tổng số công việc
đó được hoặc những người Mĩ hay Ấn Độ hay Nhật ngoạm mất, thì
sẽ không còn việc làm nào nữa để đủ cho mỗi người. Nếu bây giờ
chúng ta có miếng lớn nhất về việc làm, và rồi những người Ấn Độ
kiến nghị làm cùng việc đó với ít tiền hơn, họ sẽ có miếng to hơn,
và chúng ta sẽ có ít hơn, lí lẽ này tiếp diễn đại loại như thế.
Lí do chủ yếu mà lí thuyết dư thừa lao động là sai, là nó dựa trên
giả thiết rằng tất cả mọi thứ cần được đầu tư đã được đầu tư, và

rằng vì thế cạnh tranh kinh tế là một trò chơi có tổng bằng zero,
một cuộc đấu tranh trên một cục cố định. Giả thiết này bỏ qua sự
thực rằng tuy việc làm nhiều khi bị mất với số lượng lớn – do
outsourcing hay offshoring - bởi các công ti lớn riêng lẻ, và sự mất
mát này thường tạo thành các tin hàng đầu, năm, mười, và hai mươi
THẾ GIỚI LÀ PHẲNG


228

việc làm mới cũng được tạo ra bởi các công ti nhỏ mà bạn không
thể thấy. Thường cần đến một bước nhảy vọt về niềm tin để tin
rằng điều đó xảy ra. Nhưng nó đang xảy ra. Nếu giả như không, tỉ
lệ thất nghiệp của Mĩ sẽ cao hơn mức 5 phần trăm hiện nay rất
nhiều. Lí do nó đang xảy ra là khi việc làm dịch vụ cấp thấp và chế
tác di chuyển khỏi Châu Âu, Mĩ và Nhật Bản sang Ấn Độ, Trung
Quốc và Đế chế Soviet trước đây, cái bánh toàn cầu không chỉ tăng
lên lớn hơn- bởi vì nhiều người hơn có nhiều thu nhập hơn để chi
tiêu- nó cũng trở nên phức tạp hơn, do nhiều việc làm mới, và
nhiều chuyên ngành mới được tạo ra.
Hãy để tôi minh hoạ điều này bằng một thí dụ đơn giản. Hãy
tưởng tượng rằng chỉ có hai nước trên thế giới- Mĩ và Trung Quốc.
Và hãy tưởng tượng rằng nền kinh tế Mĩ chỉ có 100 người. Trong
100 người đó, có 80 công nhân tri thức được đào tạo tốt và 20 công
nhân có kĩ năng thấp ít được đào tạo. Bây giờ tưởng tượng rằng thế
giới trở nên phẳng và Mĩ tham gia thoả thuận tự do thương mại với
Trung Quốc, nước có 1.000 người nhưng là một nước kém phát
triển. Như thế ngày nay Trung Quốc chỉ có 80 người lao động tri
thức được đào tạo tốt trong số 1.000 đó, và có 920 người lao động
có kĩ năng thấp. Trước khi Mĩ tham gia thoả ước thương mại tự do

với Trung Quốc, đã chỉ có 80 công nhân tri thức trên thế giới của
nó. Bây giờ có 160 trên thế giới hai nước. Các công nhân tri thức
Mĩ cảm thấy như họ có nhiều cạnh tranh hơn, và đúng thế. Song
nếu bạn nhìn vào phần thưởng mà họ theo đuổi, bây giờ là một thị
trường mở rộng hơn nhiều và phức tạp hơn nhiều. Nó đi từ một thị
trường gồm 100 người thành một thị trường gồm 1100 người, với
nhiều nhu cầu và đòi hỏi hơn. Như thế sẽ là tình thế thắng-thắng
cho cả các công nhân tri thức Mĩ và Trung Quốc.
Chắc chắn, một số công nhân tri thức ở Mĩ có thể phải di chuyển
theo chiều ngang sang các việc làm trí tuệ khác, bởi vì cạnh tranh
từ Trung Quốc. Nhưng với một thị trường lớn và phức tạp thế, bạn
có thể chắc chắn rằng các việc làm tri thức mới sẽ mở ra với đồng
lương tử tế cho bất cứ ai giữ được kĩ năng của mình. Cho nên đừng
lo về các công nhân tri thức của chúng ta hay công nhân tri thức
Trung Quốc. Họ cả hai đều làm ăn tốt với thị trường lớn hơn này.
“Anh muốn nói gì với đừng lo?” bạn hỏi. “Làm sao chúng ta giải
quyết sự thực rằng tám mươi công nhân tri thức đó từ Trung Quốc
MỸ VÀ TỰ DO THƯONG MẠI


229
sẽ sẵn lòng làm việc với ít đến vậy so với tám mươi công nhân tri
thức từ Mĩ? Sự khác biệt này được giải quyết ra sao?”
Nó không xảy ra một sớm một chiều, như thế một số công nhân
tri thức Mĩ có thể bị ảnh hưởng trong quá độ, nhưng ảnh hưởng sẽ
không dài lâu. Paul Romer chuyên gia về kinh tế mới của Stanford
lập luận, đây là cái bạn cần hiểu: Lương của các công nhân tri thức
Trung Quốc đã rất thấp, tuy kĩ năng của họ đã có thể bán được một
cách toàn cầu như kĩ năng của các đồng nghiệp Mĩ, bởi vì họ đã bị
mắc kẹt ở bên trong một nền kinh tế bị đè nén. Hãy tưởng tượng

một chuyên gia máy tính hay nhà phẫu thuật não Bắc Triều Tiên
được trả ít đến thế nào ở bên trong nhà tù khổng lồ đó của một
quốc gia! Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc mở ra với thế giới và
được cải cách, lương của các công nhân tri thức Trung Quốc sẽ
tăng lên mức lương Mĩ/thế giới. Lương của chúng ta sẽ không tụt
xuống mức của một nền kinh tế bị đè nén, bị tường bao. Bạn có thể
thấy điều này xảy ra rồi ở Bangalore, nơi cạnh tranh vì các nhà viết
phần mềm Ấn Độ đã nhanh chóng đẩy lương của họ tiến đến mức
Mĩ/Âu Châu- sau các thập niên tiều tuỵ khi nền kinh tế Ấn Độ bị
đóng. Đó là vì sao những người Mĩ phải làm tất cả cái họ có thể để
thúc đẩy cải cách nhiều hơn và nhanh hơn ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Phải lo, tuy vậy, về 20 người Mĩ có kĩ năng thấp, những người
bây giờ phải cạnh tranh trực tiếp hơn với 920 người Trung Quốc có
kĩ năng thấp. Một lí do cho 20 người Mĩ có kĩ năng thấp đã được
trả lương tử tế trước kia là, so với 80 người Mĩ có kĩ năng, họ đã
không nhiều đến thế. Mỗi nền kinh tế cần lao động chân tay kĩ
năng thấp nào đó. Nhưng bây giờ Trung Quốc và Mĩ đã kí hiệp ước
thương mại tự do, tổng cộng có 940 công nhân kĩ năng thấp và 160
công nhân tri thức trong thế giới hai nước của chúng ta. Những
công nhân Mĩ có kĩ năng thấp đó những người làm các công việc
có thể thay thế được – các công việc dễ di chuyển sang Trung
Quốc- sẽ có vấn đề. Không có sự phủ nhận điều này. Lương của họ
chắc chắn bị giảm. Để duy trì hay cải thiện mức sống của họ, họ sẽ
phải di chuyển dọc chứ không phải theo chiều ngang. Họ sẽ phải
cập nhật sự đào tạo của họ và cập nhật các kĩ năng trí tuệ của họ
sao cho họ có thể chiếm một trong những việc làm mới chắc chắn
được tạo ra trong thị trường Hoa Kì-Trung Quốc được mở rộng
nhiều. (Trong chương 8 tôi sẽ nói về nghĩa vụ của xã hội chúng ta
để đảm bảo rằng mỗi người có cơ hội để kiếm các kĩ năng đó.)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×