Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

(Luận án tiến sĩ) Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 203 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––

PHẠM THỊ NHƯ PHONG

QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

PHẠM THỊ NHƯ PHONG

QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Ngành: Quản lí Giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Tính

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu được trích dẫn trong công trình
này là chính xác, trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu
này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận án

Phạm Thị Như Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và triển khai đề tài “Quản lý dạy học theo tiếp

cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông
Hồng”, tôi đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ
của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Tính là người luôn tận tụy hướng dẫn tôi về mặt khoa
học, luôn quan tâm, chia sẻ những khó khăn của Nghiên cứu sinh trong suốt
tiến trình nghiên cứu đề tài, luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án.
Tôi xin gửi tới các thầy cô trong khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại
học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và có những đóng góp chỉ bảo
tôi từ những ngày đầu nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận án.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo, Hiệu trưởng, Phó
Hiệu trưởng các trường THPT và đội ngũ cán bộ cấp sở thuộc địa bàn các
tỉnh Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương đã nhiệt tình
cộng tác và cung cấp những vấn đề thực tiễn làm sáng tỏ đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên, khích lệ
tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Xin bày tỏ sự biết
ơn tới Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận án chắc chắn không thể tránh khỏi
thiếu sót, kính mong nhận được các ý kiến chỉ dẫn của các thầy cô giáo, các
bạn đồng nghiệp, anh chị và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2020
Tác giả luận án

Phạm Thị Như Phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iii
MỤC LỤC

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục cụm từ viết tắt ................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu đề tài .................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7
8. Những luận điểm cần bảo vệ......................................................................... 7
9. Kết quả nghiên cứu mới của luận án ............................................................. 7
10. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9
1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý dạy học ................................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ....................................................................................................... 13

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.......................................................... 19
1.2.1. Dạy học, quản lý dạy học ...................................................................... 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
1.2.2. Chất lượng, chất lượng dạy học ............................................................ 23
1.2.3. Đảm bảo chất lượng dạy học................................................................. 26
1.2.4. Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường trung
học phổ thông ................................................................................................. 29
1.3. Những vấn đề cơ bản về dạy học ở trường trung học phổ thông ............ 29
1.4. Những vấn đề cơ bản của quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ở trường trung học phổ thông .............................................................. 32
1.4.1. Cách mạng 4.0 và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ....................... 32
1.4.2. Tầm quan trọng của quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ở trường trung học phổ thông .............................................................. 36
1.4.3. Nội dung quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở
trường trung học phổ thông ............................................................................ 37
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ở trường trung học phổ thông .............................................................. 45
1.5.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 45
1.5.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 47
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 49
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .......................................... 50
2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát ............................................................ 50
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ..................................................................... 52

2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 52
2.2.2. Nội dung, phương pháp và quy trình .................................................... 53
2.3. Thực trạng dạy học ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng
sông Hồng ....................................................................................................... 58
2.3.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào .............................................................. 58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
2.3.2. Thực trạng quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông vùng
đồng bằng sông Hồng...................................................................................... 62
2.3.3. Thực trạng đánh giá kết quả dạy học ở trường trung học phổ thông
vùng đồng bằng sông Hồng............................................................................. 64
2.3.4. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình dạy học ở trường
trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ........................................... 67
2.4. Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dạy học
ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ............................ 68
2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về các yếu tố
đảm bảo chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông vùng đồng
bằng sông Hồng............................................................................................... 68
2.4.2. Thực trạng quản lý đầu vào theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các
trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ............................... 70
2.4.3. Thực trạng quản lý quá trình dạy học và hỗ trợ học sinh theo tiếp
cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng
sông Hồng ....................................................................................................... 72
2.4.4. Thực trạng đánh giá kết quả đầu ra của quá trình dạy học theo tiếp
cận đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng

sông Hồng ....................................................................................................... 79
2.4.5. Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá để nâng cao chất lượng dạy
học ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ............... 82
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở
trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ............................... 87
2.5.1. Đánh giá chung về kết quả đạt được và tồn tại ..................................... 87
2.5.2. Nguyên nhân của những mặt hạn chế ................................................... 89
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .......................................... 91
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................................... 91
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu........................................................ 91
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 93
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 93
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 94
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống........................................................ 94
3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở
trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Hồng ........................................... 95
3.2.1. Tổ chức tuyển sinh theo tiếp cận đảm bảo chất lượng dạy học ............ 95
3.2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo
viên theo hướng đạt và vượt chuẩn ................................................................. 98
3.2.3. Tổ chức phát triển chương trình và kế hoạch dạy học theo hướng

mở, tạo tính linh hoạt trong dạy học ............................................................. 102
3.2.4. Huy động nguồn lực từ xã hội nhằm tăng cường cơ sở vật chất đáp
ứng yêu cầu dạy học ...................................................................................... 105
3.2.5. Xây dựng cơ chế và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá thường
xuyên quá trình dạy học ................................................................................ 107
3.2.6. Chỉ đạo sử dụng kết quả giám sát, đánh giá cải tiến liên tục nâng
cao chất lượng dạy học.................................................................................. 112
3.2.7. Tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của các bên liên quan về chất
lượng dạy học của nhà trường để cải tiến nâng cao chất lượng.................... 116
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 121
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp...................... 122
3.4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................... 122
3.4.2. Nội dung khảo sát................................................................................ 122
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii
3.4.3. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 122
3.4.4. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 123
3.5. Thử nghiệm kiểm chứng các biện pháp ................................................. 125
3.5.1. Mục đích thử nghiệm .......................................................................... 125
3.5.2. Nội dung thử nghiệm .......................................................................... 125
3.5.3. Phạm vi, đối tượng, thời gian thử nghiệm .......................................... 125
3.5.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm ................................................ 125
3.5.5. Đánh giá kết quả thử nghiệm .............................................................. 130
Kết luận Chương 3 ........................................................................................ 144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 146
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 150
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lý

CSGD

Cơ sở giáo dục

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

GD

Giáo dục


GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

GV

Giáo viên

KĐCL

Kiểm định chất lượng

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QLCL

Quản lý chất lượng

QLDH


Quản lý dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

QLNN

Quản lý nhà nước

QLNT

Quản lý nhà trường

QTDH

Quá trình dạy học

TBDH

Thiết bị dạy học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


TN

Thử nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thực trạng đầu vào của quá trình dạy học ở trường THPT
vùng đồng bằng sông Hồng ........................................................ 58

Bảng 2.2.

Thực trạng quá trình dạy học ở trường THPT vùng đồng
bằng sông Hồng .......................................................................... 62

Bảng 2.3.

Thực trạng đánh giá kết quả dạy học ở trường THPT vùng
đồng bằng sông Hồng ................................................................. 64

Bảng 2.4.


Yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình dạy học ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng ............................................. 67

Bảng 2.5.

Nhận thức của GV, CBQL về các yếu tố đảm bảo chất lượng
dạy học ở trường THPT .............................................................. 68

Bảng 2.6.

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quy trình, nội
dung các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học ở trường THPT ... 69

Bảng 2.7.

Quản lý đầu vào của QTDH theo tiếp cận ĐBCL ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng ............................................. 70

Bảng 2.8.

Quản lý quá trình dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng ............................................. 73

Bảng 2.9.

Chỉ đạo hoạt động hỗ trợ học sinh ở trường THPT vùng đồng
bằng sông Hồng .......................................................................... 75

Bảng 2.10. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý hoạt
động học tập của học sinh ở trường THPT vùng đồng bằng

sông Hồng ................................................................................... 78
Bảng 2.11. Đánh giá kết quả đầu ra của quá trình dạy học theo tiếp cận
ĐBCL ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng .................. 80
Bảng 2.12. Sử dụng kết quả đánh giá để nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng ................................. 82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
Bảng 2.13. Đánh giá của GV, CBQL về mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến đảm bảo chất lượng dạy học ở trường THPT .................. 85
Bảng 3.1.

Đối tượng trưng cầu ý kiến đề xuất các biện pháp ................... 123

Bảng 3.2.

Đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất ................. 123

Bảng 3.3.

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ................. 124

Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế Kế hoạch và tài liệu dạy
học của giáo viên trước thử nghiệm ......................................... 131


Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát năng lực Tổ chức hoạt động học cho học
sinh của giáo viên trước thử nghiệm......................................... 131

Bảng 3.6.

Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế Kế hoạch và tài liệu dạy
học của giáo viên sau thử nghiệm............................................. 132

Bảng 3.7.

Kết quả khảo sát kỹ năng thiết kế Kế hoạch và tài liệu dạy
học với các tiêu chí cụ thể của giáo viên sau thử nghiệm ........ 133

Bảng 3.8.

Kết quả khảo sát năng lực Tổ chức hoạt động học cho học
sinh của giáo viên sau thử nghiệm ............................................ 133

Bảng 3.9.

Kết quả khảo sát năng lực Tổ chức hoạt động học cho học
sinh của giáo viên sau thử nghiệm với các tiêu chí cụ thể ....... 134

Bảng 3.10. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh trước TN............................................................... 135
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra trước thử nghiệm ........................................... 136
Bảng 3.12. Điểm TB Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

học tập của học sinh STN ......................................................... 137
Bảng 3.13. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của HS trước và sau thử nghiệm ............................................... 138
Bảng 3.14. Tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập của học sinh trước và sau thực nghiệm . 139
Bảng 3.15. Tham gia trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập trước và sau thực nghiệm ............................. 140
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tương quan trước và sau TN của trường THPT Chu Văn An ...... 141
Biểu đồ 3.2: Tương quan trước và sau TN của trường THPT Nguyễn
Đức Cảnh ..................................................................................... 142

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội thì phát huy đến mức cao
nhất nguồn lực con người được coi là nhân tố quyết định, trong đó giáo dục
và đào tạo là đòn bẩy quan trọng nhất. Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề chất

lượng, ĐBCL giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học và trong từng cơ sở giáo
dục luôn được đặt lên hàng đầu nhằm cung ứng cho thị trường lao động
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đảm bảo chất lượng giáo dục, dạy học trong các cơ sở giáo dục cần
được tiến hành một cách có hệ thống sao cho có sự đồng bộ giữa đảm bảo
chất lượng đầu vào, đảm bảo chất lượng quá trình và đảm bảo chất lượng đầu
ra, đồng thời phải có hệ thống quản lý tương ứng với từng khâu của quá trình
giáo dục, dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học và đảm bảo
chất lượng giáo dục, dạy học. Chính vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có
nội dung chỉ đạo: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt,
học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng
xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại
hoá, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế” [48].
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngành Giáo dục nói chung và cấp
học THPT nói riêng đã có nhiều hoạt động đổi mới , như: đổi mới công tác
tuyển sinh, đổi mới nội dung chương trình dạy học; đổi mới hình thức,
phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực và gắn với thực tiễn; đổi mới
đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng năng lực… Theo đó,
các hoạt động quản lý trường học cũng từng bước được đổi mới theo hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, dạy học [48], [7].
Vấn đề nâng cao chất lượng dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận

ĐBCL được cán bộ quản lý và các nhà trường quan tâm từ khâu đầu vào đến
tổ chức quá trình thực hiện và đánh giá kết quả đầu ra. Hơn nữa, xu thế tăng
quyền tự chủ cho các nhà trường ở cả 3 nội dung: chuyên môn, nhân sự và tài
chính đã đặt ra những yêu cầu mới về quản lý trường học; mặt khác, cách
mạng 4.0 đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi giáo dục, dạy học
phải thay đổi từng ngày nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng có khả năng
thích ứng với xã hội mới. Trong xu hướng đổi mới các cơ sở giáo dục phải tự
chịu trách nhiệm và giải trình của nhà trường trước cấp trên và dư luận xã hội
về chất lượng dạy học và đảm bảo chất lượng dạy học của nhà trường. Các
trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng có nền tảng và thành tích giáo dục
thuộc tốp đầu trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hà Nội và Hải Phòng… Tuy
nhiên, trong xu thế phát triển của xã hội trước yêu cầu của cách mạng khoa học
công nghệ, thế giới phẳng, công nghệ ghen, hội nhập quốc tế và khu vực đòi hỏi
các cơ sở giáo dục cần tiếp tục thực hiện đảm bảo chất lượng giáo dục, dạy học
và cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học đáp ứng yêu cầu
của đất nước nói chung và đào tạo nguồn nhân lực của khu vực đồng bằng sông
Hồng nói riêng trong bối cảnh mới. Thực hiện quan điểm chỉ đạo đổi mới và
đảm bảo chất lượng giáo dục, các trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng đã
tiến hành nhiều hoạt động đổi mới, như: phát triển chương trình nhà trường; bồi
dưỡng nâng cao năng lực giáo viên; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học và đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đó là đổi mới quản lý
nhà trường… Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn mang tình rời rạc, thiếu
đồng bộ, còn một số hạn chế, bất cập. Đây chính là nguyên nhân làm cho chất
lượng dạy học ở các nhà trường chưa được như mong đợi.
Qua nghiên cứu các công trình về dạy học và QLDH theo tiếp cận ĐBCL,
tác giả luận án nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLDH ở trường
THPT nhưng chủ yếu theo hướng nâng cao chất lượng dạy học, hoặc dạy học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3
phân hóa, hoặc nâng cao chất lượng tổng thể theo mô hình TMQ, chưa có công
trình nghiên cứu, luận án nào đi sâu nghiên cứu về QLDH ở trường THPT theo
tiếp cận ĐBCL.
Vì vậy, tác giả luận án chọn đề tài: “Quản lý dạy học theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng ở trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông
Hồng” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học, quản lý dạy học
theo tiếp cận ĐBCL, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý dạy học ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
THPT và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường về chất lượng dạy
học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu đề tài
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học ở trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở các trường THPT
vùng đồng bằng sông Hồng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở
trường THPT.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng.
- Đề xuất biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trường
THPT vùng đồng bằng sông Hồng.
- Khảo nghiệm, thử nghiệm kiểm chứng các biện pháp đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học

Quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trường THPT góp phần nâng
cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, nếu đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4
giá đúng thực trạng dạy học, quản lý dạy học và đề xuất được các biện pháp
quản lý mang tính đồng bộ giữa quản lý chất lượng đầu vào với quản lý quá
trình và quản lý chất lượng đầu ra của QTDH sẽ nâng cao chất lượng dạy học
theo tiếp cận ĐBCL ở trường THPT.
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp tiếp cận
6.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL trong mối quan hệ
với việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục THPT và hệ
thống các điều kiện ĐBCL của nhà trường THPT, như: chương trình dạy học,
năng lực cán bộ quản lý, giáo viên; cơ sở vật chất, nguồn tài chính phục vụ
giáo dục, dạy học…
6.1.2. Phương pháp tiếp cận quá trình dạy học
Nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo
ĐBCL trong mối quan hệ giữa các thành tố: ĐBCL đầu vào của quá trình
dạy học, ĐBCL quá trình dạy học và ĐBCL đầu ra của quá trình dạy học.
6.1.3. Phương pháp tiếp cận thực tiễn
Nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL gắn với
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh THPT cùng các
điều kiện ĐBCL dạy học ở trường THPT vùng bằng sông Hồng.
6.1.4. Phương pháp tiếp cận mô hình quản lý theo CIPO
Nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học theo mô hình quản lý CIPO,

quản lý đầu vào, quản lý quá trình và quản lý đầu ra và phân tích các yếu tố
môi trường ảnh hưởng tới hoạt động quản lý dạy học ở các trường THPT theo
đảm bảo chất lượng.
6.1.5. Phương pháp tiếp cận các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học
Hoạt động dạy học ở trường THPT chỉ đảm bảo chất lượng khi nhà
trường đáp ứng các yêu cầu về: chương trình, kế hoạch dạy học; năng lực dạy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
học của đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất; tài chính của nhà trường; mối quan
hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội để triển khai các hoạt động sao cho
đảm bảo ở cả ba khâu: đầu vào, quá trình và đầu ra của hoạt động dạy học.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để phân loại, hệ
thống hóa các tài liệu có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học ở trường
trung học phổ thông, các tài liệu này bao gồm:
- Các văn kiện, văn bản về chủ trương của Đảng và Nhà nước và Bộ
GD&ĐT có liên quan đến đề tài.
- Các sách và tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, khoa học quản lý
giáo dục; về các quan điểm, các xu thế tiếp cận hiện đại của khoa học đảm
bảo chất lượng.
- Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý giáo dục, như: các
chuyên khảo, các báo cáo khoa học, các bài báo và luận án có liên quan đến
đề tài.
Các tài liệu trên được phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ
trực tiếp cho việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp điều tra để nghiên cứu
đánh giá được thực trạng về quy mô và chất lượng học sinh THPT, đội ngũ
cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất - thiết bị dạy học trong các
trường THPT trên địa bàn khảo sát; Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi tiến hành khảo sát trên các đối tượng là giáo viên, CBQL trường THPT,
CBQL của các Sở GD&ĐT vùng đồng bằng sông Hồng để nghiên cứu đánh
giá về thực trạng dạy học và quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ở trường THPT.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi với giáo viên, CBQL trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
THPT, CBQL Sở GD&ĐT một số tỉnh để tìm hiểu thêm về tình hình đội ngũ
giáo viên, CSVC-TBDH, những nhu cầu, điều kiện đảm bảo chất lượng và
đánh giá của họ về thực trạng dạy học, quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm
+ Nghiên cứu các sản phẩm của giáo viên như kế hoạch dạy học, kế
hoạch bài dạy (giáo án), đồ dùng dạy học, kế hoạch tự bồi dưỡng để đánh giá
trình độ và năng lực giảng dạy của giáo viên;
+ Nghiên cứu và phân tích kết quả học tập của học sinh ở một số
trường THPT;
+ Nghiên cứu các kế hoạch, quyết định, báo cáo hằng năm của một số
Sở GD&ĐT và trường THPT để đánh giá được thực trạng quản lý dạy học
theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm làm tốt công tác quản
lý dạy học ở các trường THPT, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản
lý khả thi.
- Phương pháp chuyên gia
Tập hợp ý kiến chuyên gia thông qua các phiếu hỏi để xem xét, khẳng
định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Trưng cầu ý
kiến gồm lãnh đạo Sở GD&ĐT, CBQL trường THPT, giáo viên THPT...
- Phương pháp thử nghiệm
Để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất.
6.2.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng thống kê toán học và phần mềm tin học để xử lý số liệu về
khảo sát thực trạng và kết quả nghiên cứu.
- Sử dụng mô hình, sơ đồ, đồ thị một số nội dung để phân tích vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
một cách trực quan.
6.3. Câu hỏi nghiên cứu
Quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở trường THPT dựa
trên cơ sở lý luận nào? Thực tế quản lý dạy học ở các trường THPT khu vực
đồng bằng sông Hồng hiện nay đã tiếp cận theo hướng đảm bảo chất lượng
chưa? Những biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý dạy học theo hướng
đảm bảo chất lượng ở các trường THPT khu vực đồng bằng sông Hồng.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận
ĐBCL: ĐBCL đầu vào, ĐBCL quá trình và ĐBCL đầu ra của Hiệu trưởng
trường THPT công lập vùng đồng bằng sông Hồng.

8. Những luận điểm cần bảo vệ
Quản lý dạy học theo tiếp cận ĐBCL ở trường THPT là quá trình chủ
thể quản lý tiến hành đồng bộ các khâu quản lý đầu vào, quá trình và quản lý
đầu ra thông qua thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý dạy học, đồng thời
khai thác có hiệu quả các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tích cực tới quá
trình quản lý.
Quản lý dạy học ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng đã quan tâm
đến vấn đề đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, chưa thể hiện tính đồng bộ giữa các
khâu quản lý đầu vào, quá trình và quản lý sản phẩm đầu ra, đồng thời chưa khai
thác được thế mạnh của các yếu tố môi trường cũng như hạn chế những yếu tố
ảnh hưởng tiêu cực tới đảm bảo chất lượng dạy học và quản lý dạy học theo đảm
bảo chất lượng dạy học ở các trường THPT.
Thực hiện tốt các biện pháp quản lý đầu vào, quá trình và đầu ra của
quá trình dạy học... sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT vùng
đồng bằng sông Hồng.
9. Kết quả nghiên cứu mới của luận án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ở trường THPT theo mô hình đảm bảo chất lượng đầu vào, quá
trình và đảm bảo chất lượng đầu ra; đồng thời quản lý các hoạt động trên theo
các chức năng quản lý và khai thác thế mạnh của những yếu tố có ảnh hưởng
tích cực tới hoạt động quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.
Đánh giá được thực trạng dạy học và quản lý dạy học ở trường THPT
vùng đồng bằng sông Hồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng, chỉ ra những
kết quả đạt được có tính ưu thế của vùng miền về giáo dục; đồng thời chỉ ra

những hạn chế trong quản lý dạy học đó là chưa thể hiện tính đồng bộ giữa
các khâu quản lý đầu vào, quá trình và quản lý sản phẩm đầu ra. Các biện
pháp và nội dung quản lý còn một số điểm bất cập.
Đề xuất được hệ thống các biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng: từ việc đảm bảo
chất lượng tuyển sinh đến nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và phát
triển chương trình giáo dục… lấy ý kiến của các bên liên quan về chất lượng
dạy học của nhà trường và sử dụng các kết quả đánh giá, ý kiến phản hồi để
cải tiến nâng cao chất lượng dạy học, các biện pháp đề xuất góp phần nâng
cao chất lượng dạy học và đổi mới giáo dục hiện nay.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo
chất lượng ở trường Trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất
lượng ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng.
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng
ở trường THPT vùng đồng bằng sông Hồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về quản lý dạy học
1.1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Công trình nghiên cứu về quản lý dạy học của các tác giả trên thế giới cho
thấy việc quản lý dạy và học là chức năng, nhiệm vụ quan trọng của lãnh đạo
nhà trường, các nghiên cứu đó được triển khai theo các hướng: phát triển môi
trường dạy học; mối quan hệ giữa quản lý và dạy học, tạo động lực cho hoạt
động dạy học...
Các tác giả Norbert Michel (Nicholls State University), John Cater
(Nicholls State University), Otmar Varela (Nicholls StateUniversity) với
nghiên cứu thực nghiệm về kết quả học tập của học sinh (Active versus passive
teaching styles: an empirical study of student learning outcomes) cũng đã chỉ ra
ý nghĩa các nguyên tắc học tập và giảng dạy tích cực có thể đem lại thành tích
học tập. Họ cho rằng, để có được những tác động tích cực đến học sinh thì quản
lý hoạt động giảng dạy phải áp dụng các nguyên tắc tích cực khi thực hiện các
hoạt động sư phạm trong lớp học: bối cảnh học tập (tạo không khí cởi mở và
thoải mái của lớp học), chuẩn bị bài dạy (tư duy, kế hoạch bài học cụ thể và sáng
tạo trước mỗi giờ dạy), thể hiện trong khi giảng (thực hiện tốt nhất bài học theo
kế hoạch) và nâng cao dần (tìm kiếm và sử dụng các ý kiến phản hồi). Nghiên
cứu cũng chỉ rõ: các phương pháp giảng dạy tích cực được phát triển chi tiết
nhằm thuận tiện hơn cho quản lý và nâng cao chất lượng giảng dạy song tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10
hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, từ các giả thuyết và nghiên cứu thực tiễn kiểm
chứng của nghiên cứu này thể hiện trong kết quả định tính là phương pháp giảng
dạy tích cực có ảnh hưởng tốt đến thành tích của học sinh và thuận lợi cho sự
giám sát quá trình thực hiện của giáo viên; dành thời gian phân tích kết quả học

tập; cùng xây dựng kế hoạch học tập với giáo viên; thiết lập việc giám sát giảng
dạy và cam kết mục tiêu với giáo viên. [75], [85].
Taylor, A and F Hill (1997) và các cộng sự nghiên cứu về quản lý dạy học
cho rằng: đánh giá là công cụ quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học với
hai mức độ, cụ thể là: giám sát (tìm kiếm cách đánh giá các biện pháp để kế
hoạch giảng dạy hiệu quả và kết quả của nó đối với thành tích học tập của học
sinh); đánh giá (đánh giá tác động của việc học và dạy ở mức độ chiến lược
hơn) [69], [82], [84].
Nhóm nghiên cứu của Đại học Ulster Roger E llis trong “Vấn đề và cách
tiếp cận”, Quality Assurance for University Teaching: Issues and Approaches
(1993) [80] đề cập đến mục đích của giảng dạy là học tập, vì vậy, chất lượng của
giảng dạy phải phù hợp với sự thúc đẩy học tập. Các nghiên cứu khẳng định: để
ĐBCL dạy học cần chính xác hóa các tiêu chuẩn; xác định các chức năng và quy
trình chủ yếu nhằm đạt các tiêu chuẩn; giám sát điều chỉnh quá trình thực hiện để
đạt được các tiêu chuẩn xác định và cần có hồ sơ rõ ràng về mức độ đạt được các
tiêu chuẩn để đánh giá.
Thông qua nghiên cứu việc giảng dạy và cách thức để nâng cao chất lượng
giảng dạy, các tác giả cho rằng cần quản lý việc nghiên cứu bài học. Hiệu trưởng
phải là người trực tiếp tham gia vào phần mở đầu của quá trình và thiết lập nó
như là một phần của chương trình học. Việc tham gia của Hiệu trưởng làm cho
giáo viên thấy rằng cải tiến giảng dạy là phần quan trọng nhất trong việc phát
triển trường học [78], [81].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
Như vậy, có thể nói, các xu hướng cơ bản trong quản lý dạy học được các

nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra là:
(1). Nghiên cứu quản lý dạy học gắn với hoạt động giám sát, đánh giá,
điều chỉnh quá trình dạy học theo hướng nâng cao chất lượng dạy học.
(2). Nghiên cứu quản lý dạy học trong mối liên hệ với phong cách giảng
dạy và phong cách học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động dạy học.
(3). Nghiên cứu quản lý dạy học tập trung vào mối quan hệ giữa quản lý,
lãnh đạo nhà trường và công việc dạy học của giáo viên để tìm kiếm giải pháp
nâng cao chất lượng dạy học.
1.1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2010) [177] chú trọng phân tích quản lí dạy
học là quản lí các thành tố: mục tiêu, nội dung - chương trình, phương pháp hình thức, cơ sở vật chất, lực lượng, đánh giá kết quả và môi trường dạy học.
Nội dung quản lí dạy học phải bao gồm:
(1). Quản lí quy chế chuyên môn;
(2). Quản lí tổ chức nhân lực dạy học;
(3). Quản lí việc huy động và sử dụng tài lực, vật lực;
(4). Quản lí môi trường dạy học;
(5). Quản lí việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Tác giả Đặng Quốc Bảo (2011) [4] bàn về quản lí vấn đề đổi mới PPDH
đã nêu quan điểm cần tập trung vào các hướng sau:
(1). Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
trong quá trình lĩnh hội tri thức;
(2). Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau;
(3). Phát triển khả năng tự học của người học;
(4). Kết hợp cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của
cá nhân;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





12
(5). Tăng cường kỹ năng thực hành;
(6). Đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;
(7). Đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục
tiêu bài học.
Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng (2006) đã đi vào xác định cơ sở lý luận của
QLDH thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ
thuật; khảo sát đánh giá thực trạng QLDH thực hành tại các trường sư phạm
kỹ thuật; đề xuất các giải pháp đổi QLDH thực hành theo tiếp cận năng lực
thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật trong đề tài nghiên cứu “Các giải
pháp đổi mới QLDH thực hành theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện cho
sinh viên sư phạm kỹ thuật” [39].
Tác giả Ninh Văn Bình (2008) đi sâu nghiên cứu “Biện pháp quản lý
hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất
lượng dạy học”. Nội dung nghiên cứu cơ bản là: nghiên cứu cơ sở lý luận của
đề tài; đánh giá thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở
Trung tâm Giáo dục thường xuyên; đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng
dạy học [5].
Tác giả Lê Hoàng Hà (2012) nghiên cứu về “Quản lý dạy học theo quan
điểm dạy học phân hoá ở trường trung học phổ thông Việt Nam hiện nay”,
Nguyễn Thanh Bình (2007), “Dạy học phân hóa nhìn từ góc độ của giáo
dục”, Phạm Thị Hồ Điệp (2012) nghiên cứu về “Dạy học phân hóa trong môn
Tiếng Việt ở các trường tiểu học hòa nhập”, Ngô Hữu Dũng (1996) với công
trình “Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông”, Đoàn
Duy Hinh (2008) với bài viết “Mô hình phân hóa trong giáo dục Trung học phổ
thông cho giai đoạn cải cách giáo dục sắp tới”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học (2014)
với nội dung “Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường trung học đáp ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×