Tải bản đầy đủ (.pdf) (241 trang)

Luận án Tiến sĩ Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại các trường Đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 241 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI

PHM C THI

QUảN Lý DạY HọC KHốI KIếN THứC
GIáO DụC ĐạI CƯƠNG TạI cc TRƯờNG ĐạI HọC NGHệ
THUậT THEO HƯớNG ĐảM BảO CHấT LƯợNG

LUN N TIN S KHOA HC GIÁO DỤC

HÀ NỘI


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI

PHM C THI

QUảN Lý DạY HọC KHốI KIếN THứC
GIáO DụC ĐạI CƯƠNG TạI cc TRƯờNG ĐạI HọC NGHệ
THUậT THEO HƯớNG ĐảM BảO CHấT LƯợNG

Chuyờn ngnh: Qun lý giỏo dc
Mó số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN LÊ

HÀ NỘI




i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học.
Kết quả thu được của Luận án là khách quan, trung
thực. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Đắc Thi


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên trong Luận án này, tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân
thành tới Đảng ủy- Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, các thầy giáo,
cô giáo tham gia giảng dạy lớp Nghiên cứu sinh K35 đã cung cấp những kiến thức
quan trọng, sâu sắc, đã động viên và tạo mọi điều kiện cho lớp Nghiên cứu sinh
K35 nói chung cũng như tác giả luận án nói riêng trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và triển khai đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS.
Nguyễn Văn Lê đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo bổ sung kiến thức và
phương pháp luận cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu trường đại học Sân
khấu - Điện ảnh Hà Nội, đại học Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh, các đồng nghiệp
và học sinh, sinh viên, người thân trong gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên tác

giả hoàn thành luận án.
Luận án là kết quả học tập, nghiên cứu của tác giả trong suốt quá trình học
tập tại trường, cùng với sự dạy bảo của tập thể đội ngũ thầy giáo, cô giáo, đã tâm
huyết, giúp nhiều ý kiến để tác giả hoàn thành luận án này. Mặc dù tác giả đã có
nhiều cố gắng trong q trình thực hiện luận án, song khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả kính mong sự đóng góp ý kiến của của các thầy giáo, cơ giáo, đồng
nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phạm Đắc Thi


iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC KHỐI KIẾN
THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ
THUẬT THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dạy học và quản lý hoạt động dạy học
10
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về chất lượng dạy học và quản lý
chất lượng dạy học 17
1.1.3. Các nghiên cứu về quản lý dạy học tại khối trường nghệ thuật
22

1.2. Dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại các trường đại học
nghệ thuật 27
1.2.1. Dạy học và dạy học đại học 27
1.2.2. Các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương
29
1.2.3. Các yếu tố cầu thành hoạt động dạy học khối kiến thức giáo
dục đại cương 34
1.2.4. Mối quan hệ giữa khối kiến thức giáo dục đại cương với khối
kiến thức cơ sở và khối chuyên ngành
36
1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với đổi mới dạy học khối kiến thức giáo
dục đại cương hiện nay 39
1.3.1. Bối cảnh đổi mới dạy học giáo dục đại học hiện nay 39
1.3.2. Những yêu cầu cơ bản đối với dạy học khối kiến thức giáo dục
đại cương trong đào tạo tại khối nghệ thuật
42
1.4. Dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo
chất lượng 44
1.4.1. Đảm bảo chất lượng dạy học
44
1.4.2. Quy trình đảm bảo chất lượng khối kiến thức giáo dục đại
cương theo hướng đảm bảo chất lượng 47
1.4.3. Xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng dạy học khối kiến thức
giáo dục đại cương 51
1.4.4. Xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường 55


iv

1.5. Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng

đảm bảo chất lượng
56
1.5.1. Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục học đại cương
56
1.5.2. Nội dung quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương
theo hướng đảm bảo chất lượng 59
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục
đại cương trong đào tạo đại học nghệ thuật 63
1.6.1. Các yếu tố chủ quan 63
1.6.2. Các yếu tố khách quan
64
Kết luận chương 1 65
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC KHỐI KIẾN
THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ
THUẬT THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
66
2.1. Vài nét về các trường đại học nghệ thuật
66
2.1.1. Khái quát chung về các trường đại học nghệ thuật
66
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy các trường 66
2.1.3. Quy mô đào tạo
68
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
68
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
68
2.2.2. Nội dung khảo sát
69
2.2.3. Phương pháp khảo sát

69
2.2.4. Địa bàn và mẫu khách thể khảo sát 70
2.3. Thực trạng dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại các
trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
71
2.4. Thực trạng quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương tại
các trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng 78
2.4.1. Thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học, phát triển
chương trình, xác đinh mục tiêu, lựa chọn nội dung dạy học thuộc
khối kiến thức GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng 78
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy khối kiến thức giáo dục đại
cương tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
81
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học khối kiến thức giáo dục đại


v

cương tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
87
2.4.4. Thực trạng chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo sau khóa học
khối khiến thức giáo dục đại cương tại các trường đại học nghệ thuật
theo hướng đảm bảo chất lượng 90
2.4.5. Thực trạng tổ chức xây dựng môi trường dạy học thuộc khối
giáo dục đại cương tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm bảo
chất lượng. 92
2.4.6. Thực trạng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học khối kiến
thức GDĐC tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
97
2.5. Kinh nghiệm quốc tế100

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý hoạt động dạy học của một số nước
100
2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra trong quản lý hoạt động dạy học nói
chung, trong đó có quản lý dạy học các môn học thuộc khối kiến thức
giáo dục đại cương 105
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
106
2.6.1. Ưu điểm
106
2.6.2. Hạn chế 107
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng 108
Kết luận chương 2 111
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC KHỐI KIẾN THỨC GIÁO
DỤC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT THEO
HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 112
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
112
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu tồn diện 112
3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển
112
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi, hiệu quả 113
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đặc thù nghề nghiệp 113
3.2. Đề xuất các biện pháp
113
3.2.1. Đề xuất bộ tiêu chí và chỉ báo đánh giá quản lý dạy học khối
khiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng trong
quản lý đào tạo tại khối trường đại học nghệ thuật
113



vi

3.2.2. Chỉ đạo thực hiện phát triển chương trình đào tạo, xây dựng
nội dung và xác định mục tiêu đào tạo khối khiến thức giáo dục đại
cương theo hướng đảm bảo chất lượng 122
3.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động dạy khối kiến thức GDĐC tại các
trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng 125
3.2.4. Chỉ đạo hoạt động học khối kiến thức GDĐC của sinh viên tại
các trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
136
3.2.5. Chỉ đạo thực hiện đổi mới đào tạo khối giáo dục đại cương sau
mỗi khoá học tại các trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo
chất lượng
138
3.2.6. Chỉ đạo xây dựng môi trường dạy học khối kiến thực GDĐC
tại các trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
140
3.2.7. Tổ chức đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy
học khối kiến thức GDĐC tại các trường nghệ thuật theo hướng đảm
bảo chất lượng
142
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 144
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
145
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
145
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm
146
3.4.3. Thang điểm đánh giá khảo nghiệm 146
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của hệ thống

biện pháp
146
3.4.5. So sánh kết quả khảo nghiệm
150
3.5. Thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động dạy học khối kiến thức
giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng
153
3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp 153
3.5.2. Mục đích thử nghiệm 153
3.5.3. Nội dung thử nghiệm 154
3.5.4. Tiến trình, phạm vi và đối tượng thử nghiệm
154
3.5.5. Phương pháp đánh giá và công cụ đo giải pháp thử nghiệm
155
3.5.6. Mô tả quá trình thực nghiệm
155


vii

3.5.7. Xử lý và phân tích kết quả sau thực nghiệm
3.5.8. Đánh giá chung về thực nghiệm 165
Kết luận chương 3 166

159

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 170

TÀI LIỆU THAM KHẢO
171
PHỤ LỤC 1 PL


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

CBQL

Cán bộ quản lý

2.

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

3.

NCKH


Nghiên cứu khoa học

4.

NCS

Nghiên cứu sinh

5.

QLĐT

Quản lý đào tạo

6.

QLGD

Quản lý giáo dục

7.

SK-ĐA

Sân khấu – Điện ảnh

8.

SPNT


Sư phạm Nghệ thuật

9.

VHNT

Văn hóa Nghệ thuật


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô đào tạo của trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội 68
Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP Hồ Chí Minh
68
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học khối kiến thức GDĐC tại
các trường đại học nghệ thuật
72
Bảng 2.4. Chương trình khung khối KTGDĐC trước đây 73
Bảng 2.5. Chương trình khung khối KTGDĐC đã rút gọn và đang thực
hiện tại trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội 73
Bảng 2.6. Chương trình khung khối KTGDĐC đã rút gọn và đang thực
hiện tại trường đại học Sân khấu điện ảnh TP. Hồ Chí Minh 74
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát
triển chương trình, lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu ĐT
khối kiến thức GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng 78
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý bồi
dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của giảng viên
82
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý hoạt

động dạy của giảng viên
84
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý hoạt
động học của người học
88
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý đổi mới
đào tạo khối GDĐC sau mỗi khóa học
90
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý cơ sở
vật chất phục vụ dạy và học 92
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý xây
dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường
95
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát CBGV và HSSV về thực trạng quản lý kiểm
tra, đánh giá kết quả dạy học
98
Bảng 3.1. Bộ tiêu chí và chỉ báo đánh giá quản lý dạy học khối kiến thức
GDĐC theo hướng đảm bảo chất lượng 114
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý
146


x

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý
148
Bảng 3.4. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp
151
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về hoạt động chức quản lý hoạt động dạy của
giảng viên tại trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo

chất lượng trước thực nghiệm
159
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về hoạt động chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi
mới phương pháp, hình thức dạy và học sau thực nghiệm
161


xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, MƠ HÌNH
Biểu đồ 3.1.
Biểu đồ 3.2.
Biểu đồ 3.3.
Biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.5.

Sơ đồ 3.1.
Mơ hình 1.1.
Mơ hình 1.2.
Mơ hình 1.3.
Mơ hình 1.4.
Mơ hình 3.1.

Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp
148
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
150
Sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp 152

So sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm nội dung Tổ
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đội
ngũ giảng viên theo hướng đảm bảo chất lượng
163
So sánh kết quả trước và sau khi thực nghiệm nội dung Chỉ
đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy; đổi mới
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của giảng viên khối
kiến thức GDĐC đảm bảo chất lượng 164
Quy trình giảng dạy khối KTGDĐC 128
Cấu trúc hoạt động dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương.......36
Dạy học theo tiếp cận mơ hình CIPO 48
Đảm bảo chất lượng dạy học đại học 49
Quản lý hoạt động dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương
theo hướng đảm bảo chất lượng 58
Mối quan hệ giữa các nội dung thử nghiệm 156


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Nhân loại đang bước từ xã hội công nghiệp sang xã hội thơng tin với những
biến đổi nhanh chóng cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ.
Nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế tri thức, của xã hội thông tin trên phạm vi
toàn cầu, cách mạng về học trở thành một tất yếu khách quan mở đường cho cách
mạng tri thức của thời đại. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta không ngừng
quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước,
với quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Đảng và Nhà nước xác định mục tiêu của đổi mới

là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo;
đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập
của nhân dân”[2]. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt
nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng
phát triển phẩm chất, năng lực của người học”[84].
Giáo dục đại học là giáo dục một cách tồn diện theo mơ hình khép kín bao
gồm: giáo dục tri thức cơ bản, tri thức cơ sở và tri thức chuyên ngành. Trong đó tri
thức cơ bản chính là nền tảng, cơ sở ban đầu để sinh viên có thể tiếp thu, lĩnh hội tri
thức cơ sở và tri thức chuyên ngành một cách có hệ thống và khoa học. Chỉ khi được
trang bị hệ thống kiến thức cơ bản vững chắc, sinh viên mới có cái nhìn thế giới quan,
nhân sinh quan một cách tồn diện, có một điểm tựa tri thức chính thống để giải thích
những quy luật khách quan và chủ quan khi làm quen với những kiến thức mới từ đó
phát huy tư duy logic và tiếp cận với tri thức khoa học một cách chủ động, tích cực.
Cũng từ việc hiểu được bản chất của sự việc người nghệ sỹ tương lai sẽ tự
tìm cho mình những hình thức biểu đạt thông điệp muốn truyền tải một cách hiệu
quả. Trên cơ sở của những tiêu chuẩn chung, tài năng thực sự của từng người học sẽ
được bộc lộ tự nhiên và được rèn giũa một cách tốt nhất trong mơi trường nghệ
thuật chun nghiệp. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu không được trang bị đầy đủ
hệ thống tri thức cơ bản ngay từ đầu, sự tiếp thu và phát triển khả năng của sinh
viên khi học các môn cơ sở và chuyên ngành sẽ gặp nhiều hạn chế. Sinh viên sẽ
phải tự tìm tịi cách thức biểu hiện trong mơ hồ, không chắc chắn về chuẩn mực


2

đúng sai, khả năng tự nghiên cứu của người học cũng gặp nhiều khó khăn… Chính
vì vậy tri thức cơ bản hay cụ thể là khối học thuộc khối Kiến thức giáo dục đại
cương là những môn học được chú trọng giảng dạy trong trường đại học nghệ thuật,
tìm ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học khối học thuộc khối này trong

trường đại học nghệ thuật là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
Như vậy, để thực hiện mục tiêu dạy học, quản lý hoạt động dạy học nói
chung, quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo chất
lượng được coi là vấn đề quan trọng, là khâu then chốt quyết định đến chất lượng
nguồn nhân lực cho xã hội nên cần phải được nghiên cứu kỹ càng nhằm đạt yêu cầu
về mục tiêu dạy học.
1.2. Về mặt thực tiễn
KTGDĐC là hệ thống các tri thức khoa học đã được đúc kết thành những
quy luật, hiện tượng, được nâng lên thành khái niệm, quy tắc trong cuộc sống. Hệ
thống tri thức giáo dục đại cương giúp người học có thể lí giải các hiện tượng một
cách khoa học và đơi khi trở thành chuẩn mực cho các hành vi. Đây chính là chìa
khóa để SV tiếp cận với kiến thức chun ngành, mở ra khả năng tìm tịi, nghiên
cứu chun sâu nơi người học. Xác định được vai trò và tầm quan trọng của các
môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương như vậy nên các trường đại học
nghệ thuật đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng chương trình khối học
KTGDĐC phù hợp với đặc thù các ngành nghệ thuật trong trường. Đảm bảo được
mục tiêu đào tạo các ngành nghệ thuật của các trường ĐH nghệ thuật theo qui định
của Bộ GD&ĐT.
Các nhà quản lý nhà trường đã có những hướng tiếp cận phù hợp, khoa học
để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học các môn học thuộc khối KTGDĐC; Việc tổ
chức các hoạt động dạy học được thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch học tập được
ban hành, đảm bảo được về nội dung, cách đánh giá kết quả người học; Chỉ đạo và
tổ chức thức hiện cơ bản dạt được mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
trong công tác quản lý hoạt động dạy học các môn học thuộc khối kiến thức giáo
dục đại cương cịn có nhiều bất cập, tồn tại: (1) Chưa có hướng tiếp cận hiệu quả
nhất trong công tác quản lý để nâng cao chất lượng dạy học; (2) Quản lý xây dựng
kế hoạch dạy học cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu, nội dung và
chương trình dạy học chưa có những đổi mới phù hợp với đặc thù của các trường
đại học nghệ thuật; (3) Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên giảng dạy các bộ



3

mơn này chưa được chú trọng tính đặc thù; (4) Hoạt động xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo chưa có sự đổi mới; Sự phối hợp với các cơ sở sử dụng lao
động sau đào tạo để đổi mới chương trình đào tạo hiệu quả chưa cao, cịn mang tính
hình thức; (5) Hoạt động xây dựng mơi trường nâng cao chất lượng dạy học còn hẹp
trong phạm vi nhà trường; (6) Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện thiếu
thường xuyên, liên tục.
Từ những bất cập trong thực tiễn như vậy, vấn đề quản lý hoạt động dạy học
nói chung và quản lý hoạt động dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương nói riêng
là vấn đề cần phải được xem xét, nghiên cứu nhằm đem lại mơ hình quản lý thực sự
có hiệu quả và có chất lượng cao. Hơn nữa, đến nay chưa có cơng trình nào nghiên
cứu việc quản lý hoạt động dạy học khối học thuộc Khối kiến thức giáo dục đại
cương trong các trường đại học nghệ thuật.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý dạy học khối kiến thức
giáo dục đại cương tại trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng”
làm đề tài luận án.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo hướng đảm bảo
chất lượng. Khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng dạy học, quản lý dạy học tại
một số trường đại học nghệ thuật làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động
dạy học khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật nhằm nâng cao chất lượng
dạy học khối học này cũng như góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường đại học nghệ thuật.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC tại các trường đại học nghệ thuật

theo hướng đảm bảo chất lượng.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật
đã đạt được kết quả nhất định, góp phần tạo dựng được nguồn nhân lực trong lĩnh
vực nghệ thuật suốt thời gian qua. Tuy nhiên việc quản lý hoạt động dạy học khối
KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật hiện nay vẫn còn bất cập do nhiều


4

nguyên nhân khác nhau. Nếu Luận Án nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và
từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong
trường đại học nghệ thuật một cách hợp lý và khả thi theo hướng đảm bảo chất
lượng, thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương và góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo nghệ thuật tại các trường đại học nghệ thuật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC
theo hướng đảm bảo chất lượng trong trường đại học nghệ thuật.
5.2. Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học khối KTGDĐC, cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC theo
hướng đảm bảo chất lượng trong trường ĐH nghệ thuật.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC theo
hướng đảm bảo chất lượng trong trường đại học nghệ thuật đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục nghệ thuật.
5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy học
khối KTGDĐC theo hướng ĐBCL trong trường ĐH nghệ thuật.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý dạy học khối KTGDĐC
theo hướng đảm bảo chất lượng của hiệu trưởng trường đại học nghệ thuật nhằm

đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghệ thuật.
6.2. Giới hạn về địa bàn và thời gian khảo sát
Nghiên cứu quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên dạy khối
KTGDĐC và hoạt động học tập của sinh viên (hệ đại học chính qui) tại 2 trường đại
học nghệ thuật, đó là:
- Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội;
- Đại học Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh;
6.3. Khách thể khảo sát
- Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo nhà trường, các phịng, Ban, Khoa trong các trường
đại học nghệ thuật và một số cơ sở quản lý văn hóa nghệ thuật của các địa phương.
- Nhóm 2: Giảng viên giảng dạy các Khoa kiến thức cơ bản trong các trường
đại học nghệ thuật.
- Nhóm 3: Sinh viên trong các trường đại học nghệ thuật nói trên.


5

7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
Sử dụng tiếp cận hệ thống, luận án xem xét mối quan hệ tác động qua lại
giữa các thành tố trong quá trình dạy học có tác động ảnh hưởng đến cả quá trình
dạy học và quản lý hoạt động dạy học trong trường đại học nghệ thuật để điều chỉnh
hoạt động này sao cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của mỗi trường đại học nghệ thuật.
7.1.2. Tiếp cận quá trình
Tiếp cận quá trình trong quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong
trường đại học nghệ thuật là việc xác định rõ các yếu tố đầu vào, đầu ra và đặc biệt
yếu tố quá trình với các thành tố của quá trình giáo dục, thiết lập các qui trình, đo
lường tính hiệu quả của qui trình, xem xét sự tác động lẫn nhau giữa các thành tố

của quá trình giáo dục, lưu ý đến sự cải tiến, bổ sung và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, chất lượng tốt nhất đáp ứng với yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
Luận án sử dụng cách tiếp cận quá trình để phân tích, xác định các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp, tác động đến quá trình giáo dục như nội dung chương trình, CL đội
ngũ giảng viên, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất và môi trường học tập trong
trường học… làm cơ sở đề ra các biện pháp và định hướng hoạt động quản lý nhằm
nâng cao CL đào tạo trong các trường đại học nghệ thuật.
7.1.3. Tiếp cận phức hợp
Để nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong
trường đại học nghệ thuật, luận án đưa vào nhiều lý thuyết thuộc các lĩnh vực khác
nhau như tâm lý học, giáo dục học, lý thuyết khoa học quản lý giáo dục…. làm cơ
sở cho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC
trong trường đại học nghệ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7.1.4. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực trong quản lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong
trường đại học nghệ thuật là xác định rõ các tiêu chuẩn năng lực đối với cán bộ
quản lý và giảng viên chuyên môn để tổ chức hoạt động dạy học nhằm mang lại
hiệu quả cao nhất đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Luận án sử dụng cách tiếp cận năng lực để phân tích, xác định các năng lực
quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng, ban, khoa, các tổ trưởng chuyên
môn, làm cơ sở đề ra các biện pháp và định hướng hoạt động quản lý nhằm nâng


6

cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học nghệ thuật.
7.1.5. Tiếp cận quy trình đảm bảo chất lượng
Tiếp cận quy trình đảm bảo chất lượng để xác định được đầu ra của các nội
dung quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng.

Luận án sử dụng cách tiếp cận này xuyên suốt cả quá tình nghiên cứu để định
hướng và xác định quản lý các nội dung cấu thành hoạt động dạy học (chương trình,
mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, năng lực người dạy, kết quả người học)
đều phải theo hướng đảm bảo chất lượng.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa trong nghiên cứu các nguồn
tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan đến cơng tác quản lý hoạt động dạy học
khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng,
bao gồm:
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh các Văn kiện của Đảng, Nhà nước, các Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch, của các đại học nghệ thuật có liên quan đến đề tài.
- Các tác phẩm về tâm lý học, giáo dục học, khoa học quản lý giáo dục trong
và ngồi nước.
- Các cơng trình nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, các bài báo, luận án, các
bài viết trong kỷ yếu, tập san, hội thảo khoa học được công bố liên quan đến đề tài.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp điều tra, khảo sát
+ Tiến hành điều tra, thống kê để nắm được thực trạng, kết quả của hoạt
động dạy và học khối KTGDĐC trong các trường đại học nghệ thuật.
+ Đối tượng điều tra, khảo sát là cán bộ quản lý các khoa, phòng, ban liên
quan, giảng viên, sinh viên trong trường đại học nghệ thuật.
+ Kết quả điều tra, khảo sát được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra
những thơng tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của luận án.
* Phương pháp chuyên gia
Hỏi ý kiến chuyên gia bằng các phiếu hỏi, bao gồm:
Các nhà quản lý trường đại học nghệ thuật
Trưởng các khoa, tổ trưởng các tổ bộ môn trong khoa Kiến thức cơ bản tại



7

các đại học nghệ thuật
Các nhà khoa học, các chuyên gia về giáo dục học, tâm lý học, quản lý giáo
dục trong và ngoài nước.
Việc lấy ý kiến chuyên gia được tiến hành theo các cách: Hội thảo, trao đổi
hoặc xin ý kiến đóng góp bằng văn bản.
Phương pháp này được sử dụng ngay từ khâu xây dựng đề cương, góp ý bộ
cơng cụ, góp ý vào nhận định đánh giá thực trạng hoặc các giải pháp đề xuất.
* Phương pháp thực nghiệm
Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy
học khối KTGDĐC tại trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thông qua phiếu hỏi.
Thử nghiệm một trong số các biện pháp đã đề xuất. Địa điểm thử nghiệm tại
Khoa Kiến thức cơ bản và Trung tâm Tin học (cả thử nghiệm và đối chứng)
để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp được đề xuất.
* Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành trao đổi với giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý các trường đại
học nghệ thuật để tìm hiểu nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng, xem xét đến môi trường
và điều kiện thực hiện hoạt động quản lý dạy học khối KTGDĐC theo hướng đảm
bảo chất lượng, đồng thời lắng nghe sự đánh giá của họ đối với hoạt động này.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý các
số liệu của đề tài.
- Sử dụng bảng biểu, mơ hình, sơ đồ, đồ thị… để chứng minh, minh họa
Tất cả phương pháp nghiên cứu trên nhằm xác định tính khoa học, tính cấp
thiết và tính khả thi của đề tài.
8. Các luận điểm bảo vệ
(1) Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo
chất lượng là một trong những yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng giáo dục đại

học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
(2) Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương theo hướng đảm bảo
chất lượng cần tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu thành hoạt động dạy học: mục
tiêu dạy học, nội dung, phương pháp dạy học; chương trình dạy học; năng lực của


8

đội ngũ giảng viên, thái độ động cơ học tập của SV, kiểm tra đánh giá quá trình dạy
học theo hướng đảm bảo chất lượng.
(3) Những bất cập, tồn tại này thể hiện rõ ở các khâu quản lý xây dựng kế
hoạch dạy học; xác đinh mục tiêu đào tạo, phương pháp, nội dung và đổi mới chương
trình đào tạo; công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên cũng như xây
dựng môi trường dạy học; Hướng tiếp cận quản lý hoạt động dạy học các môn học
thuộc khối KTGDĐC chưa phù hợp. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng họat động dạy
học, quản lý hoạt động dạy học các môn học thuộc Khối kiến thức giáo dục đại
cương sẽ là căn cứ cốt lõi xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thuộc
Khối kiến thức giáo dục đại cương.
(4) Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ báo đánh giá chất lượng đầu ra của hoạt động
dạy học thuộc Khối kiến thức giáo dục đại cương theo tiếp cận năng lực là cần thiết
để lấy đó làm mục tiêu, thước đo q trình quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục
đại cương theo hướng đảm bảo chất lượng.
(5) Quản lý dạy học khối kiến thức giáo dục đại cương đảm bảo chất lượng góp
phần tạo nên nền tảng cơ bản về lý luận khoa học vững chắc cho sinh viên các trường
đại học nói chung, trong đó có các trường đại học nghệ thuật nhằm nâng cao chất
lượng tổng thể dạy học của nhà trường cũng như hiệu quả của sáng tạo nghệ thuật.
9. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã nghiên cứu và làm rõ khung lí thuyết về quản lý hoạt động dạy
học khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng
từ các hướng tiếp cận: tiếp cận quá trình, tiếp cận năng lực người học, tiếp cận phức

hợp, tiếp cận quy trình đảm bảo chất lượng trên các khía cạnh về nội dung, hình
thức, phương pháp, cách thức tổ chức, kết quả dạy học.
- Luận án đã tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức dạy học và quản lý hoạt
động dạy học các môn thuộc khối KTGDĐC trên cơ sở nghiên cứu lý luận hoạt
động dạy học, quản lý hoạt động dạy học KTGDĐC và từ đó có những nhận định,
đánh giá tổng thể ưu điểm, tồn tại quản lý hoạt động dạy học trong trường đại học
nghệ thuật, xác định nguyên nhân chính của thực trạng làm căn cứ đề xuất các biện
pháp.
- Từ nghiên cứu luận, căn cứ phân tích thực trạng, Luận án đã đề xuất và tiến


9

hành thử nghiệm nhằm khẳng định tính hiện thực và khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động dạy học khối KTGDĐC trong trường đại học nghệ thuật theo hướng
đảm bảo chất lượng để có thể áp dụng vào thực tiễn.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, luận án có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học khối KTGDĐC tại trường đại
học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng;
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý dạy học khối KTGDĐC tại trường đại
học nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng;
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học khối KTGDĐC tại trường đại học
nghệ thuật theo hướng đảm bảo chất lượng.


10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC KHỐI KIẾN THỨC
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, lợi thế cạnh tranh bền vững là
nhân tố cơ bản để đạt tới thành công của một tổ chức. Tổ chức mạnh hay yếu, phụ
thuộc phần lớn vào chất lượng các yếu tố cấu thành tổ chức đó. Đối với mỗi nhà
trường, chất lượng dạy học được xem là yếu tố cốt lõi tạo nên thương hiệu của nhà
trường. Vì vậy, khi nghiên cứu phát triển của một nhà trường các nhà nghiên cứu
thường đề cập đến dạy học, quản lý hoạt động dạy học đảm bảo chất lượng đáp ứng
yêu cầu của bối cảnh hiện tại. Nội hàm nghiên cứu dạy học và quản lý dạy học thực
chất là nghiên cứu các yếu tố cấu thành quá trình dạy học: Mục tiêu, nội dung,
chương trình, phương pháp, mơi trường và các yếu tố ảnh hưởng. Các khía cạnh đó
được thực hiện có hiệu quả khi và chỉ khi xác định được cách tiếp cận khoa học, rõ
ràng và đảm bảo chất lượng. Trong phạm vi của Luận án này, để quản lý hoạt động
dạy học các môn khoa học đại cương tại khối trường đại học nghệ thuật, tác giả đề
cập đến các nghiên cứu tựu trung trong ba vấn đề sau:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về dạy học và quản lý hoạt động dạy học
Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người q trình dạy học được hình
thành và con người đã biết xác định mục đích, hồn thiện nội dung cũng như các
cách thức để tổ chức dạy học có hiệu quả cao nhất. Xã hội càng phát triển càng tạo
thêm áp lực cho giáo dục phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu phát triển mà trong đó
q trình dạy học ngày càng phải được hồn thiện do vậy có thể nói việc đổi mới
quản lý dạy học là vấn đề luôn được quan tâm ở tất cả các cấp học, bậc học, và ở
mọi thời kỳ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Cho đến ngày nay khoa học về lý
luận dạy học đã rất phát triển tuy nhiên vẫn mang tính hàn lâm và chưa có sự nghiên
cứu đi sâu vào các ngành nghề cụ thể do vậy vấn đề này cần tiếp tục được nghiên
cứu đối với các lĩnh vực giáo dục khác nhau đặc biệt là đối với giáo dục nghệ thuật.
Từ trước Công nguyên Khổng Tử (551-479) đã có quan điểm khá rõ ràng về
cách dạy học. Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả về dạy học phải đề cao

đến các qui định về nề nếp dạy và học, ơng muốn nâng cao trình độ của người dạy


11

để lựa chọn được những phương pháp theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy
tinh thần độc lập nghiên cứu và sáng tạo của người học đó là “Dùng cách gợi mở, đi
từ gần tới xa, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực
suy nghĩ… địi hỏi học trị phải tập luyện, phải hình thành nề nếp, thói quen học
tập” và “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” [16].
Đối với phương Tây vấn đề dạy học và quản lý dạy học đã được nhiều nhà
giáo dục quan tâm như Môngtênhơ, J.Rutxơ, Macarencơ, Usinxki và đặc biệt có thể
kể đến “cha đẻ” của giáo dục hiện đại Comenxki (1592-1670), ông đã nhận xét về
việc giáo dục là thích nghi với những tác động tự nhiên, quá trình dạy học phải dựa
vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết (Sự chủ
động sáng tạo của người học), không nên dùng uy quyền bắt buộc, gị ép người ta
chấp nhận bất cứ điều gì mà người ta chưa biết (theo kiểu áp đặt một chiều). Vì vậy,
ơng khẳng định rằng khơng phải chỉ học những châm ngôn, ý kiến trong sách vở mà
phải học từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây giẻ tức là hiểu và học ngay sự vật. Đặc
biệt ông cũng quan tâm đến giá trị to lớn của hoạt động quản lý nói chung, quản lý
các hoạt động từ trong gia đình ra ngồi xã hội. Ơng đưa ra “nhiều nguyên tắc dạy
học hiện vẫn được sử dụng” [19], đó là nguyên tắc trực quan, nguyên tắc phát huy
tính tự giác tích cực của học sinh, dạy học theo nguyên tắc cá biệt, nguyên tắc củng
cố kiến thức…. Có thể nói, tư tưởng giáo dục của ơng đã được các nhà khoa học sau
này khẳng định và tôn vinh về tính đúng đắn, về giá trị và hiệu quả khi vận dụng
các phương pháp dạy học, các nguyên tắc và hình thức tổ chức dạy học trong dạy
học hiện đại ngày nay.
Nghiên cứu vấn đề ở góc độ lịch sử, chúng ta thấy rằng: Trong lịch sử nhân
loại, hoạt động dạy học ra đời rất sớm, cùng với sự hình thành và phát triển của xã
hội loài người dần dần các nhà khoa học nghiên cứu về lí luận dạy học và khái quát

thành lí luận dạy học như hiện nay chúng ta hiểu. Thuật ngữ lí luận dạy học ra đời
vào thế kỷ XVII do Ratkie (1571 - 1635) và Comenxki (1592 - 1670) đã dùng với ý
nghĩa là "Nghệ thuật dạy học" tương đương với từ Hy Lạp Điđắclơ (ơiocpo). Về
sau, các nhà nghiên cứu đã giải thích thuật ngữ này với ý nghĩa khác nhau. Tuy vậy,
nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào cách diễn giải của TA.Comenxki trong tác
phẩm "Phép giảng dạy vĩ đại" đã xác định nội dung khái niệm lí luận dạy học.
Đến khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khoa học về giáo dục thực sự
đã có sự chuyển biến về chất và lượng. Trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác Lê


12

Nin nhiều nhà nghiên cứu như T.A.Ilina, M.I Konđakốp, N.V Savin đã phân tích vai
trị, tầm quan trọng và mối quan hệ của các thành tố trong quá trình giáo dục tổng
thể như mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, cách đánh giá kết quả, ảnh
hưởng của môi trường… đáng kể Savin. N.V với hai tập Giáo dục học (Tập 2:
Những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường) [70]. T.A. Ilina với ba tập (tập 3:
Những cơ sở của công tác giáo dục [44]) Giáo dục học. Hay tập thể tác giả
P.V.Zimin, M.I Konđakốp với cơng trình “Những vấn đề quản lý trường học” [65],
đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về các vấn đề quản lý dạy học được
dịch sang tiếng Việt Nam từ năm 1985.
Về quản lý dạy học, tác giả Muhammad Abdul Malik, Dr.Ali Murtaza,
Dr.Abdul Majeed Khan, trong nghiên cứu “Vai trị của giáo viên trong quản lý tình
huống dạy và học”-“Role of Teachers in Managing Teaching Learning Situation”.
Nghiên cứu này: nói đến vai trị của người dạy trong đánh giá người học; Từ đó cũng
cho cách đánh giá về vai trị của người dạy trong quản lý tình huống giảng dạy; Đề
xuất các giải pháp cho các vấn đề và tình huống liên quan đến việc quản lý dạy và
học. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là giáo viên môn khoa học và sinh viên học môn
khoa học ở thành phố Gujrat, Pakistan, với số lượng đến 180 sinh viên và 100% giáo
viên là giảng dạy môn khoa học. Tác giả sử dụng những cách hỏi khác nhau để tập

trung giải quyết các vấn đề trong dạy học, đó là: giáo viên dành thời gian cho giảng
bài thế nào, sử dụng bảng biểu, ngôn ngữ giảng dạy, mức độ hài lịng với các giải
thích khi sử dụng powerpoint, nghiên cứu này cũng chỉ ra mối quan tâm của giáo
viên tập trung vào bối cảnh môn học, sự tương tác giữa các cá nhân, kiểm soát và kỷ
luật lớp học, đặc biệt là cách truyền đạt thông tin. Để quản lý giảng dạy ngồi các yếu
tố chun mơn cịn cần “… bảo đảm sự hợp tác, sự tham gia, can thiệp và liên quan
của các thành viên trong cùng mục đích…” [88]. Khi đề cập đến mức độ quản lý lớp
học để đảm bảo cho các hoạt động giảng dạy được diễn ra như kế hoạch, nghiên cứu
cũng chỉ ra các vấn đề mà giáo viên phải kiểm soát như phân bổ thời gian, giám sát
thời gian, các quy định của lớp học, tốc độ học của sinh viên hoặc cụ thể hơn là chức
năng quản lý của giáo viên trong lớp học được thể hiện qua các khía cạnh: quản trị
(định hướng, kiểm soát, quản lý,…) quản lý nhân sự, lập kế hoạch, quản lý tài chính,
kiểm sốt – giám sát và hỗ trợ, quản lý và truyền đạt thông tin. Đặc biệt là mục tiêu
cao nhất của quản lý giảng dạy là giáo viên chịu trách nhiệm tạo ra và duy trì mơi
trường học tập tích cực kể cả trong và ngồi chương trình.


×