Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đề Tản Viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.77 KB, 5 trang )

@ihnttsh

NgoTuVan

van10

Đề bài:
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Trích
"Truyền kì mạn lục" - Nguyễn Dữ)
BÀI LÀM
Nếu nhắc đến nền văn học trung đại Việt Nam, dân tộc ta ai ai cũng đều tự hào
khi nhắc đến tên tác giả Nguyễn Dữ. Nguyễn Dữ xuất thân trong gia đình khoa bảng,
tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyền kì mạn lục” được Vũ Khâm Lân khen
ngợi là “thiên cổ kì bút” của nước nhà. “Truyền kì mạn lục”là những ghi chép tản mạn
về những chuyện lạ truyền ở đời vào thế kỉ XVI được viết bằng chữ Hán, thể loại
truyền kì, gồm hai mươi truyện. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác
phẩm đặc sắc, phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kì ảo, hoang đường,
thể hiện quan điểm nhận định của tác giả. Với niềm tin vào công lí, Nguyễn Dữ đã thể
hiện chính nghĩa và tinh thần tự hào dân tộc qua nhân vật Ngô Tử Văn.
Ngô Tử Văn là nhân vật chính của tác phẩm, được Nguyễn Dữ giới thiệu một
cách trực tiếp, ngắn gọn, chính xác về họ tên “Ngô Tử Văn tên là Soạn”, về quê quán
“người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” và về tính tình “khảng khái, nóng nảy, thấy
sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương
trực”. Lời giới thiệu độc đáo này đem lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tạo tính
chân thực cho câu chuyện. Vẫn là phong cách viết văn ngắn gọn, súc tích, Nguyễn Dữ
đã không giới thiệu quá nhiều về nhân vật chính mà trực tiếp đưa ra minh chứng cụ
thể cho tính cách ngay thẳng và hào hiệp của Ngô Tử Văn qua hành động “châm lửa
đốt đền”.
Vốn là một người khảng khái, chứng kiến ngôi đền linh ứng trong làng Tử Văn
sống giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái
trong dân gian, chàng “rất tức giận” và không chần chừ gì đã đưa ra quyết định “châm


lửa đốt đền”. Từ xa xưa, người ta quan niệm đền miếu là nơi linh thiêng, vì vậy việc
đốt đền là hành động thần linh không thể dung thứ, người người đều “lắc đầu lè lưỡi,
lo sợ thay cho Tử Văn”. Song, vì “không thể chịu được” sự việc ngôi đền bị uế tạp bởi
tên tướng giặc bại trận Bách hộ họ Thôi nên Tử Văn đã thẳng thừng “vung tay không
cần gì cả”. Điều này cho thấy Tử Văn đã quyết đấu, quyết chiến với kẻ bất nghĩa, dù
đối thủ là ai cũng phải run sợ. Hành động đốt đền của chàng đã được miêu tả ngắn
gọn trong một câu văn “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi
châm lửa đốt đền” làm bật lên cốt cách dứt khoát, quyết đoán, cương trực của chàng.
Nhưng việc đốt đền hoàn toàn không phải hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ của một
kẻ đang trong cơn nóng giận mà ra. Người trí thức này hiểu được sự linh thiêng của
thần thánh, trời đất, cũng nhận biết được hành động mình đang làm nên đã tiến hành
1|nkkn


@ihnttsh

NgoTuVan

van10

đầy đủ những nghi lễ chứ không phải là hành động làm càn. Trước khi đốt đền, chàng
đã “tắm gội sạch sẽ, khấn trời” để bày tỏ sự tôn kính với thần linh, mong trời đất chứng
giám cho hành động vì chính nghĩa, thể hiện sự nghiêm túc không hề đùa cợt của
chàng.
Đốt đền không còn là một sự liều lĩnh nữa, mà ở đây đã chứng tỏ bản lĩnh dám
đương đầu với những khó khăn, thử thách để giành lại ngôi đền, giành lại cuộc sống
bình yên cho dân làng của Ngô Tử Văn. Chàng như ánh sáng của chính nghĩa không
chỉ dũng cảm đẩy lùi gian tà mà còn đánh vào sự mê tín, mê hoặc làm cho con người
ta trở nên yếu đuối, nhu nhược. Việc làm đốt đền của Ngô Tử Văn đã mở ra một cuộc
chiến gay go giữa chàng và tên Bách hộ họ Thôi, giữa người bảo vệ công lí và kẻ gian

tà. Từ đó dẫn đến nút thắt của câu chuyện, tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn và bộc lộ cốt
cách chính trực của Tử Văn.
Đền bị đốt, nơi nương náu của tên Bách hộ họ Thôi bị phá hủy, hắn tức giận khiến
Ngô Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một
cơn sốt nóng sốt rét”. Trong cơn mơ, chàng đã gặp hồn ma tên tướng giặc tự xưng là
cư sĩ, dùng lí lẽ của ngo giáo để mắng mỏ, chỉ trích việc làm đốt đền của Tử Văn là
nông cạn và đòi chàng làm trả lại ngôi đền như cũ. Tên tà ma lấy điển tích Lư Sơn Cố
Thiệu để đe dọa chàng và đòi kiện chàng ở phong đô “Biết điều thì dựng trả ngôi đền
như cũ. Nếu không thì, vô cớ hủy Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”.
Trước sự hung hăng trắng trợn, quyền phép của tên Bách hộ họ Thôi, Tử Văn “mặc
kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”, giữ vững phong thái ung dung tự tại.
Sau khi gặp kẻ gian tà, Tử Văn đã gặp Thổ công. Thổ công đã tỏ lời cảm kích
trước hành động dám đứng lên vì chính nghĩa của chàng và kể cho chàng toàn bộ sự
thật. Chàng biết được ông mới chính là Thổ công thật sự, là Ngự sử đại phu có công
giúp Lí Nam Đế chống giặc ngoại xâm, sau khi mất được phong ở đây, giúp đỡ dân
hơn ngàn năm nay. Chớ may bị hồn ma tên tướng bại trận của phương Bắc chiếm
đền. Hắn quen dùng chước dối lừa, giả mạo họ tên, thích làm trò thảm ngược. Hắn vô
cùng xảo quyệt, còn giở trò đút lót mua chuộc các đền miếu chung quanh để được
bênh vực mà bưng bít Thượng đế, Diêm Vương. Hồn ma này cứ thế ra sức tác quai
tác quái quấy rầy hạ dân suốt bao năm nay. Trước kẻ địch mưu mô, gian trá, Thổ công
vô cùng lo lắng cho Tử Văn nên đã cho chàng hay tình hình đã nghiêm trọng hơn, tên
hồn ma ấy đã kiện chàng ở Minh ti. Biết được chuyện, Tử Văn đã thận trọng hỏi lại
thật cặn kẽ “Hắn có thật là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?”. Câu hỏi này
không hề thể hiện sự hoang mang lo sợ trước kẻ địch mà càng chứng minh vẻ điềm
nhiên, thần thái cẩn trọng của chàng khi muốn tìm hiểu kẻ địch. Người xưa có câu
“biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, Ngô Tử Văn vô cùng am hiểu điều này, chàng
toát lên vẻ khí phách ngời ngời, bản lĩnh đương đầu trước mọi thử thách và bộ mặt
gian manh của kẻ thù. Thổ công rất kính trọng và cảm phục cốt cách này của chàng
nên đã chỉ cho chàng cách đối phó với tên Bách hộ họ Thôi.
2|nkkn



@ihnttsh

NgoTuVan

van10

Biết được những gian truân sắp phải đối diện, chàng Ngô Soạn không hề chùn
bước, càng thêm tin tưởng vào bản thân và tin những lời Thổ công đã nói. Song, bệnh
tình của chàng ngày càng nặng hơn, trong cơn mơ ngay đêm hôm đó, chàng lại thấy
mình bị hai tên quỷ sứ bắt đi. Ngô Tử Văn dường như đã bắt đầu bước đến hồi căng
thẳng của cuộc chiến sinh tử. Đây là trận chiến không hề đơn giản, nó đầy khốc liệt.
Vụ kiện chẳng phải xảy ra ở tòa án trên cõi trần thông thường mà là xảy ra ở dưới
Minh ti. Dẫu đang bước đi trong khung cảnh rùng rợn “gió tanh sóng xám, hơi lạnh
thấu xương. Hai bên cầu có mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng
nanh ác” cũng không thể khiến cho Tử Văn hoảng loạn, sợ hãi. Tử Văn bị hai con quỷ
dùng gông, thừng trói lại và giải đi rất nhanh, còn bị kết tội thảm khốc “tội sâu ác nặng,
không được dự vào hàng khoan giảm”. Không hề lo sợ dù đang đứng trên ranh giới
giữa sự sống và cái chết, Tử Văn vẫn một mực chứng minh sự ngay thẳng, dõng dạc
kêu oan “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho,
không nên bắt phải chết một cách oan uổng”. Nguy hiểm cận kề, chàng vẫn giữ thần
thái liêm chính và bản tính khảng khái, cứng cỏi, không hề nao núng, không hề sợ hãi.
Đấu tranh với ma quỷ quả thực không hề dễ dàng, chàng Tử Văn đã bị giải đến
điện của Diêm Vương, tình hình căng thẳng đến ngạt thở. Nếu ở công đường chốn
trần gian, quan tòa là vị phán xử quyền lực nhất, thì ở cõi địa ngục, Diêm Vương là vị
phán xử nắm mọi quyền lực, là người nắm trong tay cán cân công lí. Vốn dĩ muốn
chiếm trọn lòng tin của Diêm Vương và các phán quan chốn âm phủ, hồn ma Bách hộ
họ Thôi đã sớm mua chuộc những vị thần ở đền thờ lân cận hòng bao che cho tội ác
quỷ quyệt của mình. Diêm Vương vì chưa rõ đầu đuôi câu chuyện, chỉ mới nghe từ

miệng tên tướng giặc phương Bắc và những kẻ tham của đút nên đã quát Tử Văn, kết
tội chàng. Trước mặt là quyền lực lẫy lừng, uy nghiêm, tứ phương là không khí âm u,
chết chóc có thể khiến bất cứ người nào run sợ lẩy bẩy. Nhưng đối với Tử Văn, chàng
vẫn giữ vững bản lĩnh của một kẻ sĩ chân chính, tâu trình đầu đuôi sự thật như lời Thổ
công đã nói, dùng những lời lẽ “cứng cỏi”, giọng điệu đanh thép với thái độ “không
chịu nhún nhường chút nào”. Dù chỉ là một người phàm bé nhỏ bị đày xuống địa ngục,
nhưng Tử Văn vẫn dũng cảm đứng lên vạch trần bộ mặt bịp bợm của tên hồn ma
phương Bắc. Chàng cương quyết đấu tranh, không chịu khuất phục, cuộc đôi co mỗi
lúc một quyết liệt nhưng vẫn chưa rõ phải trái. Tử Văn vẫn một mực bảo vệ chính
nghĩa “nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi ; không đúng
như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Nhìn thấy sự kiên cường và vẻ chính trực
của Tử Văn, Diêm Vương quyết định sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực.
Giữa công đường, sự thật được phơi bày, mọi chuyện đúng như lời Tử Văn khai báo,
bộ mặt gian xảo của tên Bách hộ họ Thôi bị vạch trần. Hồn ma tên tướng giặc bị “lồng
sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng”, đày vào “ngục Cửu U”. Tử Văn cùng Thổ
công được hưởng xôi lợn cúng tế của dân.
Tử Văn đã chiến thắng tên Bách hộ họ Thôi một cách oai phong bằng phẩm chất
bộc trực, ngay thẳng. Chiến thắng này là chiến thắng của công lí, thể hiện những kẻ
3|nkkn


@ihnttsh

NgoTuVan

van10

bất chính phi nghĩa hiển nhiên phải bị tiêu vong. Sự thắng lợi mang lại cho người dân
cuộc sống yên bình vốn có, dẹp tan thế lực ác ma cậy quyền mà lộng hành. Ngô Tử
Văn đã đem ánh sáng công lí để xóa nhòa đi sự hiện hữu của những kẻ gian tà, làm

sáng tỏ nỗi niềm oan khuất ở nơi tâm hồn sâu thẳm của người dân đất Việt.
Sau khi Thổ công quay lại đền cũ, đền Tản Viên khuyết một chân phán sự, Ngô
Tử Văn được Thổ công tiến cử để giữ chức ấy, một chức quan xem xét về các vụ kiện
tụng, là một người thực thi công lí. Chẳng còn món quà nào ý nghĩa hơn điều này, Tử
Văn đã vui vẻ đồng ý.
Không chỉ bộc lộ nhân cách khảng khái, hào hiệp của Tử Văn, câu chuyện còn thể
hiện tinh thần dân tộc của chàng. Vỗn dĩ hành động đốt đền tà của chàng không chỉ để
đánh bại tà ma quấy rầy người dân mà còn để bảo vệ Thổ thần đất Việt. Chẳng những
đòi lại công bằng, Ngô Tử Văn còn vui vẻ lựa chọn tự bỏ sự sống để nhận chức phán
sự, trở thành người thực thi luật pháp, biểu lộ cốt cách muốn bảo vệ công lí, bảo vệ
điều lẽ phải, bảo vệ cái chính trực.
Cuối truyện, tác giả đã nêu lên suy nghĩ của mình “...Ngô Tử Văn là một chàng áo
vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần
và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữa chức vụ ở Minh ti, thật là xứng đáng.
Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. Đây không phải là một lời đề cao phẩm
chất cao đẹp của Tử Văn mà là lời nhắc nhở kẻ sĩ chân chính phải giữ vững cốt cách
của mình. Lời bình sâu sắc thể hiện rõ quan niệm và thái độ của tác giả.
Nhân vật Ngô Tử Văn được khắc họa mang đậm ý nghĩa niềm tin về sự chiến
thắng của cái thiện với tính cách quyết đoán, dũng cảm qua những câu văn miêu tả
chân thực thái độ, hành động, lời nói, cử chỉ, kết hợp cùng yếu tố kì ảo lôi cuốn. Cốt
truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ và đầy logic. Tác giả đã dẫn dắt
chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi bước dần tới đỉnh điểm
của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng. Người đọc đồng cảm được với
thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh
thần dân tộc, quan niệm ác giả, ác báo. Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để
rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân
đạo của tác phẩm.
Cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn là một tấm gương phản
chiếu nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi của một kẻ sĩ. Chính phẩm chất khảng
khái, ngay thẳng của Ngô Tử Văn đã thiết lập lại trật tự, giữ vững cán cân công lí. Nếu

văn bản thể loại cáo có “áng thiên cổ hùng văn” là tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của
tác giả Nguyễn Dữ thì văn bản thể loại truyền kì có “áng thiên cổ kì bút” là tác phẩm
“Truyền kì mạn lục” của tác giả Nguyễn Dữ. Quả thực, “Chuyện chức phán sự đền Tản
Viên” trong “Truyền kì mạn lục” chẳng những là một câu chuyện ý nghĩa thâm sâu mà
4|nkkn


@ihnttsh

NgoTuVan

van10

còn động viên cho những người làm việc chính nghĩa, đồng thời phản ánh hiện thực
mặt trái của xã hội trong nạn mua chuộc, đút lót.

5|nkkn



×