Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phong cach lanh do ca tony petroski va

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.12 KB, 2 trang )

1. Phong cách lãnh đạo và quản lý của Tony Petroski và Marcia Davenport:
• Phong cách lãnh đạo của Petroski: theo hướng độc đoán, táo bạo trong tư tưởng,

đột phá trong suy nghĩ phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
Dẫn chứng: “Cá tính của ông đã được hình thành qua những năm làm việc ở Công
ty” hay “nhân viên của ông đã quen với những ý tưởng điên rồ của Tony, nhưng
lần này họ nghĩ ông đã thực sự vượt quá giới hạn, ….cuối cùng, Petroski đã chiến
thắng những hoài nghi đó”. Ở phong cách lãnh đạo này không phải thực sự là xấu,
chúng ta có thể nhìn thấy một trường hợp khác ở tập đoàn Samsung, khi chủ tịch
nêu ra ý tưởng phát triển mảng điện thoại di động thông minh. Tất cả thành viên
hội đồng đều phản đối, nêu ra các khó khan, nguồn lực,…Đến giờ thì chúng ta đã
rõ kết quả, 85% doanh thu của Tập đoàn này đến từ mảng điện thoại thông minh.
• Phong cách lãnh đạo của Davenport: chưa rõ ràng nhưng theo nhóm thì khuynh
hướng lãnh đạo của Davenport theo hướng tự do nhiều hơn, không ôm đồm nhiều
việc, chỉ tập trung vào theo dõi các vấn đề tài chính, và các chiến lược của Công ty
như tái cơ cấu nội bộ, hợp nhất các Công ty đã mua lại
2. Dự đoán sự khác nhau trong cách xác định chiến lược để đạt mục miêu của Petroski

và Davenport
• Petroski:
Sử dụng tài năng trong việc bán hàng, trong đàm phán hợp đồng bán hàng, tìm
kiếm các khách hàng mới để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, việc đột phá trong cách
suy nghĩ phát triển sản phẩm (R&D) mà bài viết đã nêu “ tên tuổi của Petroski như
là một tài năng kỳ lạ trong việc phát hiện sản phẩm mới”. Do đó, dự đoán Petroski
sẽ sử dụng chiến lược sản phẩm mới để đạt được mục tiêu.
• Davenport:
Cải thiện các vấn đề nội bộ trước, thị trường hóa Công ty, sau đó sử dụng nguồn
vốn mua cổ phiếu tiếp cận thị trường bán lẻ và thâu tóm các Công ty khác để mở
rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.
3. Nếu được chọn người lãnh đạo kế tiếp của Sportmake, Nhóm sẽ chọn Davenport, vì:
• Đối với Petroski: cũng là một tài năng sáng giá, nhiều người thừa nhận. Mảng tiếp


thị mà ông phụ trách là một mảng rất quan trọng và không thể tách rời của Công
ty. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong quá trình đưa Công ty đến đỉnh cao của sự
phát triển. Để thành công trong thị trường cần nhiều yếu tố cùng lúc. Và có thể


vào thời điểm đó không còn phù hợp cho những sáng tạo lien tục của ông, ví dụ
không còn đủ tiềm lực tài chính để phát triển sản phẩm mới, xuất hiện nhiều đối
thủ cạnh tranh trực tiếp trong sản phẩm cùng loại. Do đó, khi lựa chọn Petroski
năm 1987, Claymore nói “Toni a, trò vui đã qua rồi. Giờ tất cả những gì ông phải
làm là học chịu đựng thứ cà phê đắng cùng với những người còn lại chúng tôi


trong Ban lãnh đạo”.
Đối với Davenport: Cô có một số đặc điểm lợi thế như sau:
o Được đào tạo bài bản: Bản thân Cô là một người sinh viên xuất sắc khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, Cô tốt nghiệp Kinh tế ở Berkely, sau đó, tốt
o

nghiệp MBA ở Wharton
Xuất thân: trong một gia đình giàu có, kinh doanh bất động sản. Có lẻ
Davenport đã là nhà kinh doanh từ nhỏ chứ không phải khi tốt nghiệp đại
học thì cô mới theo nghiệp kinh doanh (học hỏi từ các hoạt động, hành

động, quyết định của cha Cô).
o Là một nhà quản lý chuyên nghiệp kinh qua nhiều vị trí quản lý tại nhiều
Công ty khác nhau nên có kinh nghiệm quản lý. Là người kỹ tính và từng
bước chiếm được cảm tình từ Claymore (“Claymore đánh giá cao những
báo cáo và trình bày của Cô và thường dựa vào những quan sát và ý kiến
tham mưu của Cô”).
o Đặc điểm mang tính quyết định là tầm nhìn bao quát hơn của Cô cộng với

chiến lược để đạt đến mục tiêu phù hợp với yêu cầu thị trường hiện tại và
tương lai.



×