Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.28 KB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍMINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍMINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍMINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHI

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ CÔNG HƢỞNG

TP. HỒ CHÍMINH – NĂM 2017




TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế tất yếu dẫn đến sự luân
chuyển dòng vốn giữa một bên CẦN và một bên CÓ vốn nhàn rỗi làm xuất hiện
quan hệ tín dụng. Ngân hàng (NH) là một trung gian tài chính có chức năng: nhận
tiền gửi của dân cư, tổ chức… và cho vay lại các chủ thể trong nền kinh tế. Trong
hoạt động kinh doanh NH, lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu
nhưng rủi ro cũng không hề nhỏ. Hoạt động cho vay là hoạt động phức tạp và tiềm
ẩn nhiều rủi ro mà không thể loại bỏ hoàn toàn. Lợi nhuận và rủi ro luôn đi song
hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Vì vậy NH chỉ
có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa tốt hoặc chấp nhận rủi ro ở mức cho
phép nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra, đó chính là nhiệm vụ của
công tác quản trị rủi ro (QTRR) trong hoạt động cho vay của NH.
Trong thời gian qua, vấn đề rủi ro và QTRR trong hoạt động cho vay của các
tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã trở nên bức thiết khi các con số về nợ xấu
được công bố. Cho dù được đề cập hay biện luận bằng cách thức nào, thì QTRR là
cách tốt nhất mà tất cả các chủ thể kinh doanh cần thực hiện để không bị mất vốn
đầu tư. QTRR trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay nói chung, của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công
Thương Việt Nam nói riêng tiếp tục mang tính cấp bách. Luận văn hệ thống hóa cơ
sở lý luận về cho vay và hoạt động QTRR trong cho vay tại NHTM, từ đó vận dụng
vào thực tiễn Ngân hàng Công Thương. Ngoài ra, luận văn còn thu thập số liệu thực
tế bằng phương pháp thống kê và khảo sát thực tiễn quá trình tác nghiệp nhằm phân
tích về tình hình hoạt động cho vay và thực trạng QTRR cho vay tại Ngân hàng
Công Thương, từ đó, chỉ ra những tồn tại, đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro, nâng
cao hiệu quả và chất lượng cho vay. Luận văn kiến nghị một số giải pháp với Nhà
nước và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm tạo
lập môi trường kinh tế ổn định, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của NH.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Tuyết Nhi
Ngày sinh: 16 tháng 4 năm 1992
Quê quán: Ninh Thuận
Hiện đang công tác tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Ninh Thuận.
Là học viên cao học khoá XVII (2015-2017) của Trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ ChíMinh.
Mã số học viên: 020117150125
Tên đề tài: “Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Công Hƣởng
Luận văn này được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí
Minh.
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích
dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan của tôi.
TP. Hồ ChíMinh, ngày 01 tháng 11 năm
2017
Tác giả

Nguyễn Thị Tuyết Nhi



LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất tới TS. Hồ Công Hưởng - người Thầy đã tận tụy, nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi
điều kiện thuận lợi, luôn động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Đồng
thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Lý Hoàng Á nh

- Hiệu trưởng cùng toàn thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Ngân hàng thành
phố Hồ ChíMinh, người phản biện độc lập và các thầy, cô giáo đã tham gia giảng
dạy, góp ý, chỉnh sửa để luận văn của tôi được hoàn thiện như ngày hôm nay.
Tôi xin cám ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ công tác tại Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Công Thương Việt Nam đã hỗ trợ tôi về tài liệu, số liệu để nghiên cứu,

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn luôn động viên, cổ vũ, hỗ trợ
tôi những lúc khó khăn để tôi có thể vượt qua và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Thị Tuyết Nhi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................
1.

Đặt vấn đề .......................................................................................................

2.

Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................

2.1


Mục tiêu tổng quát ....................................................................

2.2

Mục tiêu cụ thể .........................................................................

3.

Câu hỏi nghiên cứu .....................................................................................

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................

4.1

Đối tượng nghiên cứu..............................................................

4.2

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................

6.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................


7.

Đóng góp của đề tài .....................................................................................

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................
1.

Giới thiệu ....................................................................................................

2.

Lƣợc khảo kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đây ..............

3.

Đánh giá các kết quả nghiên cứu trƣớc đây ..........................................

CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................
1.1

Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ......

1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................................

1.1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ..............

1.1.3 Cơ cấu rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ...


1.1.3.1 Rủi ro giao dịch ...........................................................


1.1.3.2 Rủi ro danh mục................................................................................. 3
1.1.4

Nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương

mại...................................................................................................................... 3
1.1.4.1 Nguyên nhân từ khách hàng............................................................... 4
1.1.4.2 Nguyên nhân từ ngân hàng................................................................. 5
1.1.4.3 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài............................................... 6
1.2

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại................7
1.2.1

Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại.......................................................................................................... 7
1.2.2

Nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại.......................................................................................................... 8
1.2.2.1 Nguyên tắc cơ bản.............................................................................. 8
1.2.2.2 Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng.............................10
1.2.3

Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương


mại.................................................................................................................... 12
1.2.3.1 Nhận biết rủi ro................................................................................ 13
1.2.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng.................................................................. 20
1.2.3.3 Ứng phó rủi ro.................................................................................. 24
1.2.3.4 Kiểm soát rủi ro cho vay.................................................................. 26
1.2.4

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

của ngân hàng thương mại................................................................................ 27
1.2.4.1 Tiêu chí định lượng.......................................................................... 27
1.2.4.2 Tiêu chí định tính.............................................................................. 28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 31


CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM............................................................................................................ 32
2.1

Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công

Thương Việt Nam.................................................................................................... 32
2.1.1

Mô hình tổ chức bộ máy...................................................................... 32


2.1.2

Tổng quan hoạt động kinh doanh........................................................ 32

2.1.3

Cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận..............34

2.1.4

Hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương

Việt Nam.......................................................................................................... 35
2.2

Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương mai

Cổ phần Công Thương Việt Nam............................................................................ 36
2.2.1

Mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay................................. 36

2.2.2

Quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam................................................. 37
2.2.2.1 Nhận biết rủi ro cho vay tại ngân hàng............................................ 37
2.2.2.2 Đo lường rủi ro cho vay tại ngân hàng............................................ 40

2.2.2.3 Ứng phó rủi ro cho vay tại ngân hàng.............................................. 47
2.2.2.4 Kiểm soát rủi ro cho vay tại ngân hàng...........................................51
2.2.3

Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam................................................. 51
2.3

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam........................................................ 60
2.3.1

Những kết quả đạt được....................................................................... 60

2.3.2

Những hạn chế..................................................................................... 61


2.3.3

Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro cho vay

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam..........................64
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan..................................................................... 64
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan................................................................. 66
CHƢƠNG 3


GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM............................................................................ 69
3.1

Định hướng tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam........................................................ 69
3.1.1

Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới hoạt động cho vay và quản

trị rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam .

69
3.1.2

Định hướng công tác quản trị rủi ro cho vay của Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Công Thương Việt Nam.............................................................. 70
3.1.2.1 Hoàn thiện khung quản trị rủi ro cho vay........................................70
3.1.2.2 Xây dựng quy trình cho vay phùhợp................................................. 71
3.1.2.3 Lượng hoá các thước đo rủi ro......................................................... 71
3.1.2.4 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng............71
3.2

Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam........................................................ 72

3.2.1

Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro cho vay phùhợp với tiến trình phát

triển.................................................................................................................. 72
3.2.2

Đào tạo cán bộ làm công tác quản lý rủi ro......................................... 73

3.2.3

Tăng cường quản lý rủi ro ở cấp độ danh mục, ngành hàng................74

3.2.4

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát rủi ro cho vay........................75

3.2.5

Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro cho vay theo hướng lượng hóa...76


3.2.6

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng............................................... 79

3.2.7

Đảm bảo sự phối hợp giữa quản lý rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tác


nghiệp............................................................................................................... 79
3.2.8

Ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng.............80

3.2.8.1 Hợp đồng quyền chọn tín dụng........................................................ 80
3.2.8.2 Hợp đồng quyền chọn trái phiếu...................................................... 80
3.2.8.3 Hoán đổi tổng thu nhập.................................................................... 80
3.2.8.4 Hoán đổi tín dụng............................................................................ 81
3.3

Kiến nghị....................................................................................................... 81
3.3.1

Kiến nghị với Nhà Nước..................................................................... 81

3.3.2

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam..............................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. a
Phụ lục số 01................................................................................................... f
Phụ lục số 02.................................................................................................. g
Phụ lục số 03................................................................................................... j


STT

Chữ viết tắt
1


BCLCTT

2

BCTC

3

CBTD

4

CBTĐ

5

CĐKT

6

CIC

7

DN

8

DNNN


9

FDI

10

HĐQT

11

KHDN

12

KQKD

13

NH

14

NHCT

15

NHNN

16


NHTM

17

NHTW

18

QLRR

19

QHKH

20

QTRR

21

RR

22

RRTD

23

SXKD


24

TCTD

25

TMCP

26

TSBĐ


27

VĐT

28

VAMC

29

XHTDNB


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 1.1

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11



DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14

Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3



i

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề

Với tư cách là định chế tài chính trung gian, là “cầu nối” giữa cung và cầu
vốn, NHTM huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng nguồn vốn này cấp tín
dụng cho các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế. Trong điều kiện nền
kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường tài chính
tiền tệ vô cùng gay gắt. Nhằm mục tiêu định vị thương hiệu, giữ vững thị phần, gia
tăng lợi nhuận, các NHTM đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ để nâng cao chất lượng
phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa hoạt động sinh lời giúp
hạn chế rủi ro, giảm thiểu sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng đặc biệt là
cho vay. Tuy nhiên, lợi nhuận của các NH từ trước đến nay vẫn phụ thuộc rất lớn
vào hoạt động cho vay, kể cả các NH lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV. Còn
đối với các NH nhỏ, lợi nhuận từ tín dụng có thể chiếm đến 80 – 90%, thậm chí là
bù đắp cho các hoạt động kinh doanh khác thua lỗ.
ĐVT: tỷ đồng
30000


10
90

25000

80
70
20000
15000

60
50
40

10000

30

20
5000
0

Hình 1: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động năm 2016

10
0%


Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các ngân hàng
Từ biểu đồ trên, có thể thấy, không có NH nào trong năm 2016 có tỷ lệ thu

nhập lãi thuần/tổng thu nhập hoạt động dưới 70%. Đặc biệt, trong ba NH lớn có vốn
sở hữu nhà nước thìNgân hàng Công Thương (NHCT) là NH có tỷ lệ thu nhập lãi


ii

thuần/tổng thu nhập hoạt động lớn nhất, trên 80%. Như vậy, trong hoạt động của các
NHTM Việt Nam hiện nay, tín dụng mà cụ thể là cho vay vẫn là một nghiệp vụ
truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và thu nhập của NH.
Tuy mang lại nhiều thu nhập nhưng trong lĩnh vực này nếu gặp rủi ro thìhậu quả lại
rất lớn. Hoạt động NH luôn song hành cùng rủi ro. Vìvậy việc hiểu và quản trị các
loại rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động có vai trò sống còn đối với mỗi NH.
Rủi ro trong kinh doanh tập trung chủ yếu là rủi ro từ hoạt động cho vay. Rủi ro
trong hoạt động cho vay mang tính tất yếu, luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động
cho vay của ngân hàng. Do đó, QTRR trong hoạt động cho vay cần được chú trọng
hàng đầu nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của NH. Một NH hoạt động kinh
doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống QTRR đồng bộ, chuyên
nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững.
Cùng với việc mở rộng cho vay, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh
chóng, tổng số nợ xấu cũng không ngừng theo chân len lỏi vào hệ thống NH.

5
4
3.07
3
2
0.75
1
0


2011

Hình 2: Tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ cho vay trung bình ngành NH và tại NHCT
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHCT và
số liệu thống kê của NHNN


Năm 2011, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, các doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ và nhiều khoản nợ xấu tiềm ẩn, được tích lũy từ nhiều năm trước,


iii

bùng phát dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống gia tăng nhanh chóng lên 85.000 tỉ đồng,
tăng 27.000 tỷ so với năm 2010, chiếm 3,07% tổng dư nợ. Hoạt động kinh doanh
của các NHTM gặp nhiều khó khăn. Việc gia tăng nợ xấu ảnh hưởng đến hệ thống
NHTM trên ba mặt: thứ nhất, các NHTM phải tăng trích lập dự phòng rủi ro tín
dụng (RRTD); thứ hai, lợi nhuận sụt giảm mạnh; thứ ba, các NHTM đối mặt với rủi
ro thanh khoản, kỳ hạn, rủi ro đổ vỡ hệ thống.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nợ xấu của toàn ngành tăng nhanh,
NHCT vẫn là một trong số ít các ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp
0,75%. Định hướng và chỉ đạo tín dụng toàn hệ thống trong năm luôn bám sát diễn
biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của NHNN, kỷ cương tín dụng được siết chặt. Dư nợ
cho vay tại NHCT tính đến ngày 31/12/2011 là 293.434 tỷ đồng. Để chủ động cân
đối vốn kinh doanh, NHCT chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn (chiếm hơn 60%
tổng dư nợ) và kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ theo quy định của NHNN (cơ
cấu dư nợ ngoại tệ duy trìkhoảng 18,4%), chất lượng cho vay được kiểm soát tốt, nợ
xấu chiếm tỷ lệ thấp.
Năm 2012, hoạt động tín dụng của ngành NH bị ảnh hưởng mạnh bởi những
khó khăn chung của nền kinh tế (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm 2012). Sang

quý III/2012, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng so với
năm 2011, chiếm 4,09% tổng dư nợ cho vay. Để củng cố thanh khoản hệ thống NH,
lành mạnh hóa hoạt động tài chính, tái cơ cấu tổ chức, tăng cường quản trị hệ thống
NH… nhằm tiến đến xử lý nợ xấu toàn diện, ngày 03/01/2015, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 01/NQ – CP, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.
Trong nghị quyết trên, một vấn đề lớn được đề cập là hoạt động “Tái cơ cấu hệ
thống tài chính, ngân hàng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại” với việc kiểm
soát tỷ lệ nợ xấu và bảo đảm trích lập dự phòng rủi ro ở các NH.
Riêng tại NHCT, tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến 31/12/2012 đạt 333
nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với đầu năm - đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng


iv

góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng tín dụng, kích thích tăng trưởng kinh tế của
ngành NH. Trong năm 2012, NHCT tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất
lượng cho vay, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục cho vay, quy định các giới
hạn cho vay, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay
nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro, giảm thiểu nợ xấu. Kết thúc năm
2012, tỷ lệ nợ xấu của NHCT ở mức 1,46%, tăng gần như gấp đôi so với năm 2011,
tuy nhiên, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình toàn ngành. Trong năm 2012,
NHCT đã triển khai thành công giai đoạn 1 của chuyển đổi mô hình cấp tín dụng
với định hướng QTRR tập trung theo thông lệ quốc tế.
Năm 2013, có thời điểm nợ xấu tại các TCTD của Việt Nam tăng mạnh tới
23,73% so với năm 2012. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ
thống NH và ổn định tài chính quốc gia. Nợ xấu đã ngày càng xấu, vượt tầm kiểm
soát của các NH. Kết thúc năm 2013, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 3,79%, thấp hơn so với
năm 2012. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng từ Chính phủ và NHNN,
thông qua nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm xử lý triệt để nợ xấu trong hệ thống NH.

Tại NHCT, hoạt động tín dụng tăng trưởng đáng kể với số dư nợ cho vay đến
31/12/2013 là 376 nghì tỷ đồng, đạt 105% kế hoạch đề ra và tăng trưởng 12,9% so
với năm 2012, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, đạt mức dưới 1%.
Bước sang năm 2014, đây là một năm tích cực và chủ động xử lý nợ xấu. Nợ
xấu của hệ thống NH có xu hướng tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2014 do tình
hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp còn khó khăn, TCTD áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt
chẽ hơn để phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng và thực trạng nợ xấu, từ đó
thúc đẩy xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, giảm 0,7% so với năm 2013. Tuy
nhiên, không đi theo xu hướng chung của ngành, tỷ lệ nợ xấu của NHCT tăng nhẹ,
tăng 0,08% so với năm 2013.
Năm 2015, NHNN và toàn hệ thống đang nỗ lực cho mục tiêu đưa nợ xấu về
dưới 3% trước cuối năm theo chỉ tiêu Chính phủ giao. Tại NHCT, cho vay khách
hàng tăng 22,3% trong năm 2015, đạt 538 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng


v

trưởng cho vay của NHCT có thể bị chậm lại do tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng
của NHCT là 109%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Tỷ lệ áp dụng
đối với NHCT là 80% theo Thông tư 36 và được nâng lên 90% theo quy định tại dự
thảo sửa đổi Thông tư 36. Do vậy, NH có thể sẽ gặp áp lực tăng trưởng tín dụng
chậm lại để đảm bảo tỷ lệ yêu cầu.
Tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2015 của NHCT là 0,73%, thấp nhất trong
số các NHTM niêm yết. Trong kỳ, NHCT đã bán hơn 6 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Tỷ lệ
nợ xấu nếu tính cả số dư nợ xấu lũy kế đã bán cho VAMC ước đạt 2,03%. Thu hồi
từ các khoản nợ xấu đã xử lý mang về cho Ngân hàng hơn 2,6 nghìn tỷ đồng, đóng
góp 11,5% tổng thu nhập hoạt động của NHCT.

Tổng dƣ nợ ch


Tỷ đồng
800,000
700,000
600,000
500,000
400,000
300,000
200,000

8.00%
7.00%
6.00%
5.00%
4.00%
3.00%
2.00%

100,000
-

1.00%
0.00%

Hình 3: Tổng dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM năm 2016
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng
Theo thống kê từ báo cáo thường niên năm 2016 của các NH công bố đến
thời điểm hiện tại thìnợ xấu các NH hầu hết đều tăng so với thời điểm đầu năm
2016, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng mạnh. Theo số liệu từ
NHNN, kết thúc năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD ở mức 2,49%.



Mặc dù các NH công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp, thấp hơn mốc an toàn là
3% nhưng con số tuyệt đối không hề giảm và có trường hợp nợ có khả năng mất
vốn còn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số nợ xấu này. Kết thúc năm 2016, tỷ lệ nợ xấu


vi

của NHCT chỉ chiếm 0,90%, dư nợ cho vay đạt 661 nghìn tỷ đồng, tăng 23,03% so
với cuối năm 2015.
Như vậy, có thể thấy, tình hình nợ xấu ở hệ thống các TCTD nói chung và
NHCT nói riêng đang có xu hướng giảm, đạt chỉ tiêu Chính phủ đề ra là dưới 3% và
NHCT đề ra là dưới 1%. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập, cạnh tranh và tình
hình kinh tế vĩ mô biến động không ngừng, việc nâng cao nhận thức về vai trò của
công tác QTRR trong cho vay lại càng vô cùng quan trọng, một mặt nhằm đảm bảo
kế hoạch tăng trưởng tín dụng của NHCT và NHNN nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
tín dụng, một mặt nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, cụ thể là Basell II về hoạt
động QTRR trong cho vay. Do đó, cần có một nghiên cứu về thực trạng QTRR đối
với cho vay tại NHCT cập nhật đến thời điểm hiện tại nhằm cung cấp những kiến
thức nền tảng cần thiết cho hoạt động QTRR trong cho vay, nhận định những tích
cực đạt được giúp cho NHCT có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống, đồng thời chỉ ra
những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp, đẩy lùi nợ
xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho đơn vị. Chính vì vậy, tôi đã chọn
đề tài “Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
phần Công Thƣơng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam thời gian qua.
2.2 Mục tiêu cụ thể
₋ Tìm hiểu về thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHCT,
chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.


Trên cơ sở thực tiễn hiện nay tại NHCT, tác giả đề xuất giải pháp và kiến

nghị nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHCT.


×