Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận cao học, môn thế giới đương đại một số phương pháp tiếp nghiên cứu về thế giới đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.88 KB, 11 trang )

A. Phần mở đầu
1. lý do lựa chọn đề tài
Cuộc sống luôn thay đổi và có những xu hướng cơ bản đang hình thành
trong thế giới chúng ta, nằm sâu trong những sự kiện và quá trình hỗn độn.
Phát hiện ra những xu thế đó là nhiệm vụ của khoa học. Tuy nhiên đây là việc
không đơn giản.
Trong vài thập niên cuối thế kỷ XX, nhất là từ sau những kịch biến chính
trị ở Liên Xô và Đông Âu, trên thế giới đã ra đời rất nhiều hướng tiếp cận
nghiên cứu thế giới, đáng chú ý là những nghiên cứu thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh. Để nghiên cứu thế giới đương đại khi mà lịch sử đang trở thành lịch sử
thế giới, đó là bức tranh lớn đang diễn ra trước mặt chúng ta, thông qua quá
trình toàn cầu hóa, môi trường sống hoạt động của quốc gia dân tộc, là vũ đài
liên kết hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh mà Việt Nam là một chủ thế không thể
đứng ngoài với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu thế giới đương đại và dự báo
tương lai đã đem lại những kiến giải sống động về các mặt của sự phát triển
đời sống thế giới, việc phát hiện ra logich của lịch sử, tái hiện một cách khoa
học và tổng quát về bức tranh thế giới là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học
nói chung và chính trị học nói riêng. Với tư cách là một học viên nghiên cứu
khoa học chính trị chúng tôi lựa chọn đề tài ‘‘Một số phương pháp tiếp nghiên
cứu về thế giới đương đại’’ làm bài tiểu luận của mình.
2. lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trính viết về cách tiếp cận nghiên cứu
thế giới nói chung, về nghiên cứu thế giới đương đại nói riêng. Đó là thành
quả rất đáng trân trọng và hết sức tự hào của các quá trình lao động khoa học
nghiêm túc và không biết mệt mỏi, của các học giả trong nước và thế giới.
Hiện nay, việc nghiên cứu thế giới đương đại đã được tiến hành hơn nữa
thế kỷ. Tuy nhiên, nghiên cứu thế giới nhằm mục đích hội nhập một cách
1



toàn diện có hệ thống chủ yếu được đặt ra sau Đại Hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam ( năm 1991) trong đó, Tư duy Mác xít
về lịch sử thế giới với phương pháp luận duy vật biện chứng được nhiều học
giả đặc biệt
Trong số những đề tài đó có công trình nghiên cứu của GS Nguyễn Đức
Bình ‘‘Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại’’. Hay công trình ‘‘Nhận
thức về thời đại ngày nay’’ của GS Vũ Văn Hiền, được coi là những công
trình tiêu biểu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay, việc nghiên cứu mâu thuẫn của thời đại hết sức khó khăn và
phức tạp, với phạm vi một bài tiểu luận này chúng tôi hi vọng để đưa ra được
một số cách tiếp cận cơ bản về nghiên cứu thế giới từ đó liên hệ tới tình hình
Việt Nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ nghiên cứu định tính và
nghiên cứu lý thuyết
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu của
chúng tôi gồm 2 chương
Chương 1 Một số phương pháp tiếp cận cơ bản nghiên cứu thế giới
đương đại
Chương 2 Việt Nam với tư cách là một chủ thể trong nghiên cứu thế giới
đương đại

2


B. Phần nội dung
Chương 1: Một số phương pháp tiếp cận cơ bản
nghiên cứu thế giới đương đại

1.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thực chứng
Phương pháp nghiên cứu thực chựng xuất hiện như một phản ứng tới
triến học siêu hình tiêu biểu cho khoa học từ trước kỷ nguyên ánh sáng diễn ra
tròn suốt 200 năm từ 1600 đến 1800. Sự phản ứng của chủ nghĩa thực chứng
tới khoa học siêu hình thực chất là chủ nghĩa kinh nghiệm có nghĩa là một tri
thức về thế giới đều phải có ý nghĩa thực [ nhìn được, cảm nhận được, nghe
được, và đo được]. Niềm tin chưa đủ để giải thích thế giới. Những người theo
chủ nghĩa thực chứng tin rằng mục tiêu của khoa học là mô tả hiện tượng
thông qua kinh nghiệm.
Những người theo chủ nghĩa thực chứng đư tiếp cận nghiên cứu thế giới
bằng cách đưa ra lý thuyết dựa trên lý thuyết hiện tượng nguyên nhân và kết
quả. Phương pháp được tiến hành để kiểm định giả thuyết là tiến hành thực
nghiệm và đo dạc các biến số bằng cách thay đổi giá trị của chúng.
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa thực chứng về nghiên cứu thế giới là
khoa học phải khách quan không phụ thuộc và quan điểm giá trị của cá nhân
kiến thức về thế giới phải dựa trên những gì nhà nghiên cứu quan sát và tổng
kết chứ không phục thuộc và niềm tin hay ý kiến cá nhân.
Sau đây là ba phương pháp quan trọng trong nghiên cứu thực chứng
thông dụng
1.1.1 Chủ nghĩa định chế
Trọng tâm của chủ nghĩa định chế vẫn duy trì hướng lựa chọn cho đến
tận những năm 50 của thế kỷ trước chủ nghĩa định chế nghiên cứu các vấn đề
cơ bản liên quan đến các thể chế chính thức như hiến pháp, hệ thống pháp luật
cấu trúc chính phủ và những thay đổi của các thể chế này thông qua phương
pháp so sánh.
3


Chủ nghĩa định chế mới uan tâm tới các khái niệm như các phương pháp
để giành giữ và thực thi quyền lực, trong các tình huống chính trị và quan tâm

tới các giá trị phổ biến của các thành viên.
1.1.2. Chủ nghĩa hành vi
Bắt đầu từ cuối những thập niên 50, một số nhà chính trị bắt đầu tìm
kiếm phương thức cải thiện xã hội thông ua việc tăng cương các thể chế chính
trị, gia tăng sự tham gia của dân chúng, chú trọng đến các vấn đề xã hội có cơ
sở từ chính trị. Trọng tâm của thế chế vẫn không đáp ứng được nhu cầu của
những nhà nghiên cứu mới, họ cảm thấy rằng cách tiếp cận của những nhà mô
tả đơn thuần của phương pháp thể chế vẫn chưa tập trung hoàn toàn tới những
vấn đề của thế giới đương đại.
Theo chủ nghĩa hành vi muốn nghiên cứu thế giới đương đại phải có tám
giả định và mục tiêu dưới đây
Thứ nhất, tính quy củ
Thứ hai, tính xác minh
Thứ ba, kỹ năng
Thứ tư, xác định số lượng
Thứ năm, giá trị
Thứ sáu, hệ thống hóa khái niệm
Thứ bảy, khoa học thuần túy
Thứ tám, sự hòa nhập
1.1.3. Thuyết lựa chọn hợp lý
Thuyết này tiếp cận nghiên cứu thế giới thông qua hành vi con người, lý
thuyết này cho rằng con người ra quyết định nhằm mục đích đưa lại cho họ
nhiều lợi ích càng tốt, những nhà nghiên cứu bắt đầu ứng dụng thuyết hành vi
vòa những năm đầu của thập niên 70, trong tâm cơ bản của nó là phân tích
những phản ứng trong các thể chế chính trị, chính sách công và các hiện
tượng chính trị xã hội khác.

4



Khái niệm cơ bản của thuyết lựa chọn hợp lý là mọi hành vi của con
người đều phát sinh từ một mục đích nào đó, cho nên thế giới ngày nay về
bản chất vẫn xoay quanh lợi ích và mục tiêu tiềm ẩn. Tuy nhiên một luận
điểm cơ bản của thuyết này thì luật chơi luôn được phổ biến và cơ bản đều
phải chấp nhận.
1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo chủ nghĩa Mác
Đây có thể coi là phương pháp tiếp cận nghiên cứu hàng đầu trong việc
phân tích về thế giới đương đại. Chủ nghĩa Mác kinh đỉnh được xây dựng trên
cơ sở ý tưởng cho rằng xung đột giữa những người tư bản và những người vô
sản, giữa ông chủ và công nhân là nguyên nhân của mọi hành vi chính trị, do
đó việc tiếp cận nghiên cứu theo chủ nghĩa Mác tập trung vào làm rõ sự khác
biệt, xác định cấu trúc kinh tế tạo nên và hạn chế phát triển của xã hội.
Có bốn nguyên lý đi kèm với chủ nghĩa Mác kinh điển, đó là chủ nghĩa
kinh tế thuyết định đoạt, chủ nghĩa duy vật và cấu trúc luận, chủ nghĩa kinh tế
là đề cập đến khái niệm chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Thuyết
định đoạt cho rằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định vai trò
của con người trong cuộc sống, chủ nghĩa duy vật và cấu trúc luận là kết cấu
thống nhất quan điểm cho rằng chính cấu trúc kinh tế và cấu trúc chính trị
thiết lập nên hành vi con người.
Chủ nghĩa Mác hiện đại đã được bổ xung và đề cập đến vai trò của toàn
cầu hóa trong việc tiếp cận đến vấn đê thời đại ngày nay. Toàn cầu hóa xét
trên tầm nìn rộng và lâu dài là một nhân tố tiến bộ của lịch sử xã hội loài
người, xét cho cùng là từ kỹ thuật này đến tiến bộ của kỹ thuật khác khiến cho
lịch sử đang trở thành lịch sử của thế giới, do vậy yêu cầu đặt ra cho loài
người hiện nay là đấu tranh để có được toàn cầu hóa chân chính, phát triển
theo con đường dân chủ và bình đẳng, đảm bảo sự hìa hòa giữa xã hội và tự
nhiên.

5



1.3. Phương pháp tiếp cận hậu hiện đại
Phương pháp này được biết đến dưới tên gọi là phương pháp phản duy
bản luận, là một nhánh phát triển của chủ nghĩa hậu thực chứng. Nguyên lý cơ
bản mà họ đêm ra không có sự thật chính trị cơ bản nào tồn tại. Không có
cách thức thu thập tri thức nào là chắc chắn tuyệt đối, không có nguyên tắc
nào đảm bảo được công bằng của xã hội.
Chủ nghĩa hậu hiện đại của có cội rể từ nghiên cứu văn hóa và những
thay đổi văn hóa trên diện rộng của tây phương. Sự sụp đổ của liên bang Xô
Viết, sự mất lóng tin của nhân loại tiến bộ, và sự lan tỏa truyền bá khoa học
công nghệ, sự truyền bá văn hóa, xâm lược và nô dịch bằng văn hóa.
Chương 2: Việt Nam với tư cách là một chủ thể trong nghiên cứu thế
giới đương đại
Hiểu một cách đơn giản hệ thống quan hệ quốc tế là tập hợp các chủ thể
quan hệ quốc tế và mối quan hệ qua lại giữa chúng khi tham gia vào đời sống
quốc tế theo một cấu trúc nhất định. Như vậy, nội hàm của hệ thống quan hệ
quốc tế bao gồm: chủ thể và cấu trúc quyền lực thể hiện mối quan hệ giữa các
chủ thể. Theo đó, chủ thể của hệ thống quan hệ quốc tế phải là những nhân tố
tham gia trực tiếp vào các mối quan hệ quốc tế, có khả năng gánh vác những
trách nhiệm pháp lý quốc tế và tác động tới sự phát triển của đời sống quan hệ
quốc tế. Do tính phức tạp của quan hệ quốc tế nên các hệ thống khác nhau thì
có những chủ thể khác nhau. Nhưng nhìn chung quốc gia - dân tộc là chủ thể
cơ bản, đầy đủ và quan trọng nhất trong mọi hệ thống. Còn cấu trúc của hệ
thống quan hệ quốc tế được cho là sự phối hợp đồng bộ (sự sắp xếp theo một
thứ tự nhất định tạo thành trật tự thế giới) giữa các thành tố (các chủ thể) của
hệ thống dựa trên sự phân bổ quyền lực. Xét về bản chất, cấu trúc của hệ
thống phụ thuộc vào việc duy trì cân bằng quyền lực giữa các chủ thể chính –
những trung tâm quyền lực (gọi là những chủ thể chi phối trật tự) có vai trò
như một cực trong cấu trúc hệ thống. ‘‘Cực” ở đây không nên hiểu theo nghĩa
6



“cực” đối kháng, đối đầu theo hướng loại trừ nhau mà hiểu một cách đơn giản
đó là vị trí cấu thành nên trật tự cấu trúc của một hệ thống do một trung tâm
quyền lực chiếm hữu
Cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ cùng với sự phát triển của kinh
tế tri thức đã tạo thời cơ và vận hội cho nền kinh tế các nước đang phát triển,
đi tắt đón đầu nhằm rút ngắn thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nhưng thách thức từ quá trình toàn cầu hóa là không thể phủ nhận. Các nước
phát triển đang nắm công nghệ, khoa học kỹ thuật chất xám, công nhân lành
nghề. Trong cuộc cạnh tranh để thống lĩnh thị trường tiềm năng và thị trường
toàn cầu thì các nước đang phát triển trong đó có nước ta luôn thua thiệt.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng lên.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc trong điều kiện thế giới
hiện tại làm cho Việt Nam trở thành một chủ thể quan trọng trong uan hệ uốc
tế, và cũng chính bởi vì vậy mà Việt Nam cũng trở thành một đối tượng
nghiên cứu quan trọng của thời đại ngày nay.
Tranh thủ thời cơ vượt lên thử thách để từng bước hoàn thành các mục
tiêu xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội là những đặc điểm nổi bật của chủ
thể này. Văn kiện đại hội X của Đảng cộng Sản nhấn mạnh ‘nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẻ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý
nghĩa sống còn đối với nhân dân ta và Đảng ta’’.
Nhìn lại tình hình những năm 1980, khi chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã
hội khi mà tình hình thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, xu thế hòa bình hợp tác phát triển trở nên mạnh mẽ, Việt
Nam đã phản ứng một cách linh hoạt thể hiện ở đường lối đối ngoại hòa bình,
tôn trọng, hữu nghị hợp tác toàn diện.
Tranh thủ xu thế hòa bình hợp tác phát triển, chúng ta đã đẩy mạnh công
cuộc đổi mới hội nhập, trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ giành thắng lợi uan
trọng về đối nội và đối ngoại.


7


Từ những thập niên 90, chủ thể này là một trong những quốc gia có tốc
độ tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới, chúng ta thành công trong việc mở
rộng đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế trên tinh thần Việt Nam
muốn làm bạn với tất cả cộng đồng thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập, và
phát triển. Hiện nay chủ thể này có mối quan hệ ngoai giao với hơn 190 nước
uan hệ thueong mại với hơn 174 nước. Trong đó, có hiệp định thương mại
Việt Nam – Hoa Kỳ thắng lợi to lớn.

8


C. Phần kết luận
Các phương pháp nghiên cứu về thế giới đương đại là cơ sở tiếp cận
nghiên cứu trật tự, cục diện chính trị thế giới, xu hướng phát triển triển của
thế giới đương đại. Trong đó chỉ ra được những đặc điểm lớn của thế giới
đương đại và vị thế của Việt Nam với tư cách là một chủ thể trong quan hệ
quốc tế hiện nay.
Những đặc điểm uan trọng tác động thường xuyên sâu xa, dưới các góc
nhìn khác nhau sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện, khách quan, đa dạng về
thế giới đương đại.
Dù thông qua cách tiếp cận nghiên cứu theo phương pháp nào, học
thuyết nào, chủ nghĩa nào thì tất cả vẫn thừa nhận hòa bình hợp tác phát triển
là một xu hướng tất yếu của thế giới đương đại, trong bối cảnh quốc tế đó Việt
Nam phải tranh thủ mọi thời cơ, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp
bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội là phát huy sức mạnh
dân tộc, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia tiếp tục công cuộc đổi mới,

hội nhập, đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước.

9


Danh mục tài liệu tham khảo
01. Nguyễn Đức Bình, Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
02. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Hữu Tiến, Góp phần nhận
thức thế giới đương đại, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
03. Nguyễn Đức Bình, Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại Nxb.
Chính trị quốc gia Hà Nội.
04. Đào Duy Quát, biến đổi cơ cấu giai cấp trong chủ nghĩa tư bản hiện
đại, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
05. Vũ Văn Hiền, Nhận thức về thời đại ngày nay, Nxb.Chính trị quốc
gia Hà Nội.

10


MỤC LỤC
A. Phần mở đầu..............................................................................................1
1. lý do lựa chọn đề tài....................................................................................1
2. lịch sử nghiên cứu........................................................................................1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu...........................................................................2
B. Phần nội dung............................................................................................3
Chương 1: Một số phương pháp tiếp cận cơ bản.........................................3

nghiên cứu thế giới đương đại........................................................................3
1.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu thực chứng...........................................3
1.1.1 Chủ nghĩa định chế...................................................................................3
1.1.2. Chủ nghĩa hành vi...................................................................................4
1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu theo chủ nghĩa Mác.............................5
1.3. Phương pháp tiếp cận hậu hiện đại...........................................................6
Chương 2: Việt Nam với tư cách là một chủ thể trong nghiên cứu thế giới
đương đại..........................................................................................................6
C. Phần kết luận.............................................................................................9
Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................10

11



×