Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG văn hóa VN TRONG bối CẢNH ĐNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.39 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á VIỆT NAM.
Ngô Thủy Ngân – QLVH K3.

Câu 1 : CMR : “VN là 1 ĐNA thu nhỏ” ?
Đông Nam Á là một trong những địa bàn được xem như là cái nôi của nhân loại
với sự hiện diện từ rất sớm của loài người. Văn hóa Đông Nam Á ngày nay vừa là
sự kế thừa và phát huy vốn văn hóa bản địa truyền thống vừa là sự tiếp thu có chọn
lọc cả phương Đông lẩn phương Tây. Nói cách khác văn hóa Đông Nam Á là nền
văn hóa thống nhất trong sự đa dạng. Nếu xem Đông Nam Á là một khu vực địa líhành chính thì nó bao gồm không gian của 11 quốc gia: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Phillipines, Malaysia, Singapore, Đông Timor,
Indonesia và Brunei. Những quốc gia này là các thành viên của Hiệp hội các Quốc
gia Đông Nam Á – ASEAN (được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967).
Việt Nam là một trong số những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Trên
chặng đường hình thành và phát triển, Việt Nam – với tư cách là một thành viên
trong không gian Đông Nam Á đã có những sự tiếp nhận, giao lưu và tiếp biến.
Những giá trị văn hóa mà Việt Nam tiếp nhận thể hiện trong đó sự tương đồng,
tương cận với những giá trị văn hóa của Đông Nam Á :
+ Trước tiên, diện tích của Việt Nam bằng khoảng 1/13 tổng diện tích của Đông
Nam Á; hơn nữa Việt Nam lại tọa lạc ngay trung tâm của Đông Nam Á đã tạo
thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa. Nhìn
từ yếu tố địa hình, Việt Nam sở hữu các loại địa hình tương đối đa dạng, vừa có
đồng bằng, vừa có cao nguyên, vừa có biển.
+ Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau,
vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc, quy tụ và giao
thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á – Một nền tảng văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục là Sàrông (váy),
khố, vòng đeo, vòng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau,
cá. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn với người chết
những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục



nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của
các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu
vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
+ Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa,
các cư dân Đông Nam Á sống bằng lúa gạo, với hai hình thức canh tác: ruộng nước
và nương rẫy; thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo; các bộ công cụ lao động và các hệ
thống thủy lợi, dựa theo nguyên lý tự chảy của dòng nước được xây dựng hết sức
đa dạng
+ Về lễ hội: Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có
lể hội như: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường
cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo
(như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như Tết Nguyên đán,…).
+ Về tín ngưỡng bản địa: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông
Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa,
rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ
quan sinh dục nam, nữ; các tục té nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng
thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ
thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
+ Một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông
nước, họ đánh bắt cá và các loài thủy hải sản. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư
dân Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
+ Ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công
như: dệt nhuộm (lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm
gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các
hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các
loại nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
+ Con người VN rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già
được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.



 Quả thật, chỉ có ở Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á mới có một bức
tranh đa dạng, đa sắc, đa hương, đa vị như vậy, với những gam mầu đậm nhạt
khác nhau, sự tương đồng và tương cận của văn hóa Việt Nam với văn hóa
Đông Nam Á đã góp phần làm rõ hơn luận điểm “Việt Nam là một Đông Nam
Á thu nhỏ” như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định.
Câu 2 : Phân tích kết quả quá trình ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc đối
với ĐNA ?
Đông Nam Á với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đặc biệt của mình nằm giữa
trục giao lưu Đông – Tây và Nam – Bắc, từ rất sớm đã trở thành con đường giao
thương trên biển nối thông thế giới Đông – Tây và trở thành ngã tư của các nền văn
minh. Nổi lên trong đó là mối quan hệ giao thương, buôn bán với những thuyền
buôn đến từ Ấn Độ và Trung Hoa.
© Ảnh hưởng của Ấn Độ với ĐNA:
- Chữ viết, văn học: Tiếng Sankrit đóng 1 vai trò truyền tải quan trọng, từ chữ
Sankrit đó các quốc gia ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết đặc trưng của quốc gia mình.
Dòng chảy văn học của ĐNA chịu ảnh hưởng nhất định từ Ấn Độ, thể hiện rõ nét
nhất qua các tác phẩm đậm đà bản sắc dân gian: Ramayana, Jakarta,…
-Tôn giáo: Phật giáo vào ĐNA vào khoảng TK I-II đầu công nguyên. Nó thâm
nhập vào các quốc gia vào từng thời gian, hoàn cảnh khác nhau. Theo đường biển,
các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật
giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh). Ở Việt Nam di tích rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa
Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến
ngày nay.
-Nghệ thuật kiến trúc: Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình
như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi
cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật
của chính nước đó như: Borobudur(Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt
ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.
-Lễ hội- ẩm thực: + Ở Việt Nam, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều

nhất của nền văn hóa Ấn vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ


được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư
hằng năm
+ Ẩm thực truyền thống của Ấn Độ với món cà ri nổi tiếng đã
phổ biến ở trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Khác với cà ri kiểu Ấn người
Việt thường nấu nhiều nước hơn và được dùng với nhiều hình thức đa dạng.
 Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới ĐNA : Con đường hòa bình.
© Ảnh hưởng của Trung Hoa đối với ĐNA: Văn minh Trung Hoa có sự ảnh
hưởng mạnh mẽ ra các vùng lân cận các nước Đông Nam Á, trong đó Việt
Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất.
-Chữ viết: Việc phổ biến chữ Nôm được cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm
lúc bấy giờ được gọi là "Quốc ngữ", " Quốc âm".
-Chính trị-XH: Chính sự các cuộc xâm chiếm của TQ đã làm cho nước ta phải
gánh chịu những ảnh hưởng nhất định về văn hóa của họ đặc biệt là chính trị xã
hội. Thể chế tổ chức bộ máy tập quyền đứng đầu là vua, dưới có cá tể tướng, tướng
quân,…mỗi triều đại lại có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau có nhiều
nét tiếp thu theo cách của Trung Quốc. Các chính sách đồng hóa người Việt tuy
không thành công do sức mạnh của tinh thần dân tộc được nhưng cũng đã làm cho
văn hóa gốc bị tiếp thu và cải biến.
-Tôn giáo: Trung Hoa có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong
số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), Nho giáo,
Đạo giáo, các tư tưởng về quản lý,… Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử
sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa
nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.
-Hội họa, kiến trúc, điêu khắc: + Trung Hoa vốn nổi tiếng với nhiều công trình
kiến trúc nổi tiếng thế giới như Vạn Lý trường thành, các lăng tẩm của vua chúa,
cung điện,.. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thủy mặc có ảnh hưởng nhiều tới các
nước Châu Á.

+ Về nước ta kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử
Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng
điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc
của Trung Hoa. Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh
Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
- Các phát minh nổi tiếng của người Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam.


+ Nghề làm giấy, trước đó thì mọi ghi chép của người Việt đều sử dụng
bằng thẻ tre, gỗ, lụa,..nhưng những thứ này có nhiều nhược điểm. Kỹ thuật làm
giấy du nhập vào Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
+ Nghề in: Nghề in bắt nguồn từ việc khắc chữ cái trên các con dấu đã có
trước từ thời Tần.
+ Từ đời Đường, kỹ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã truyền sang Triều
Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập,..
+ Phát minh la bàn, Phát minh thuốc súng, v.v..
 Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam nói riêng và ĐNA nói
chung bằng con đường hòa bình và cưỡng bức, sự ảnh hưởng đó có cả yếu tố
tích cực và yếu tố tiêu cực. Dù sao nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào
lịch sử văn hiến của nước ta, làm cho văn minh Việt Nam có thể đóng góp
những phần nhỏ vào văn minh thế giới.
 Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa là tiền đề, cơ sở để các cư dân
Đông Nam Á tiếp thu, học hỏi ở hai nền văn hóa lớn của thế giới.Họ đã đón
nhận nó một cách hoàn toàn tự nguyện, hòa bình từ đó làm phong phú thêm nền
văn hóa bản địa của mình, xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ đóng góp vào
kho tàng văn hóa chung của loài người.
Câu 3 : Văn hóa bản địa ĐNA là gì ? Nêu 1 số đặc trưng cơ bản ?
© Văn hóa bản địa được hiểu là văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc trong
một địa phương, khu vực, vùng, miền nhất định. Đặc trưng của văn hóa bản địa
là các bản sắc văn hóa của địa phương ấy.

© Đặc trưng văn hóa Đông Nam Á được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài
do tác động của nhiều yếu tố nhưng về đại thể có thể coi các nhân tố sau đây có
vai trò tác động chủ yếu.
Thứ nhất tác động của môi trường tự nhiên đặc biệt là môi trường nước đã
hình thành văn hóa ruộng nước đậm chất bản địa.
Thứ hai, tác động của hoàn cảnh lao động sản xuất. Trong quá trình chinh
phục các châu thổ, đắp để sản xuất và phòng chống lũ người Đông Nam Á cần tới
sức mạnh của cộng đồng hình thành nên các tổ chức làng có tính cộng đồng và tính
tự trị cao. Đó là văn hóa làng nước và theo đó là sự hình thành hằng số văn hóa mẹ.


-Văn hóa vật chất : Chịu sự chi phối mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
mưa nhiều và địa hình chia cắt phân tầng Đông Nam Á có một hệ sinh thái sinh vật
học rất đa dạng và phong phú. Nếu quan sát kĩ chúng ta có thể thấy rằng những
thói quen những phong tục của người Đông Nam Á ảnh hưởng rất nhiều bởi tính
chất thực vật.
+ Được xem là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất
của nhân loại, văn hóa Đông Nam Á với nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa
bản địa riêng biệt, độc đáo và phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử và đến
tận ngày nay. Người Đông Nam Á rất coi trọng cây lúa, cây lúa là tặng phẩm của
thần linh là lương thực chính của con người. Khác với văn hóa ẩm thực phương
Tây có thành phần chính trong bữa ăn là thịt trứng sữa bữa ăn chủ yếu của người
Đông Nam Á là cơm, rau, cá. Từ lúa gạo người Đông Nam Á đã sáng tạo ra những
món ăn đại diện cho quốc hồn quốc túy của dân tộc mình. Ở Thái Lan món xôi
Xoài được xem là món ăn tráng miệng truyền thống với nguyên liệu hoàn toàn từ
thực vật. Hay ở Indonesia có cơm rang Nasi Goreng và Việt Nam chúng ta có món
bánh chưng bánh dày đặc trưng đã đi cùng chúng ta suốt chiều dài lịch sử.
+ Những thứ đồ uống của người Đông Nam Á cũng làm từ cây
cối lúa gạo mà ra. Họ thích uống chè và hoặc các loại nước từ thực vật khác như
nước lá vối, nước thốt nốt, sữa từ các cây họ đậu như sữa đậu nành sữa đậu xanh…

Đông Nam Á còn có các loại rượu làm từ nông sản rất đặc trưng như rượu gạo
rượu nếp rượu ngô.
+ Tục ăn trầu là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của
người Đông Nam Á. Lá trầu không thêm một chút vôi cuộn tròn nhai với miếng
cau tươi hoặc khô tạo nên một cảm giác nồng ấn, làm cho môi hồng má đỏ tạo nên
cái duyên ngầm cho phụ nữ Đông Nam Á. Ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma
người ta vẫn dùng trầu cau cúng Phật. Ở Indonesia, trầu được dùng để cúng tổ tiên
và chữa bệnh.
+ Nhà ở người Đông Nam Á có nhiều kiểu nhà khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm tự nhiên nhưng kiểu nhà đặc trưng nhất là nhà sàn. Nhà sàn
thường được làm từ gỗ, tre, nứa, lá và có kết cấu sàn khung gỗ. Sau nhà sàn là kiểu
nhà đất. Nhà đất có khung được làm bằng gỗ, tre, nứa nhưng có khung được bao
bọc bằng đất. Tường đất thích hợp cho vùng mưa bão, điều hòa được nhiệt độ


trong nhà mát mẻ vào màu hè ấm vào màu đông. Đông Nam Á là khu vực sông
nước và được bao bọc bởi biển rộng lớn nên phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền
bè. Nghề đóng thuyền đã có mặt ở Đông Nam Á từ rất sớm và nổi tiếng trên thế
giới lúc bấy giờ.
 Như vậy, có thể nói rằng văn hóa thực vật ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống
thường ngày của người Đông Nam Á. Việc ăn, ở, đi lại đều mang những dáng
dấp rõ nét của sắc thái văn hóa thực vật.
-Về hệ thống XH: + Văn hóa làng nước: Trong làng tồn tại hai mối quan hệ đan
xen nhau: quan hệ huyết thống và quan hệ láng giềng trong đó mối quan hệ láng
giềng là chủ đạo. Văn hóa làng nước mang tính cộng đồng và tính tự trị rất cao.
Mỗi làng là một quốc gia nhỏ. Cư dân trong làng được thắt chặt bởi các nghi thức
những tập quán mà bất cứ thành viên nào cũng phải tuân theo.
+ Hằng số văn hóa mẹ: Người phụ nữ chiếm vai trò quan
trọng trong chế độ huyết tộc mẫu hệ tổ chức theo nhu cầu tưới nước cho đồng
ruộng. Bằng chứng là các vị thần của người Đông Nam Á hầu như là thần nữ.

Trong văn hóa Việt Nam người Việt thờ rất nhiều vị thần nữ mà khi đi từ bắc
xuống nam ta có thể thấy như Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà chúa Liễu Hạnh, bà Đá, bà
Đanh, bà Đen, bà chúa xứ.
-Về tôn giáo : + Người Đông Nam Á tin rằng cây lúa là hiện thân của các vị thần,
họ tôn trọng sùng bái và thờ hồn lúa. Mỗi vòng đời của cây lúa đều gắn với một lễ
hội. Bước đầu tiên là cấy lúa có các lễ hội như lễ xuống đồng của người Việt, lễ
mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ ban phát giống thiêng của nười
Campuchia. Ngoài ra cư dân Đông Nam Á còn coi trọng nguồn nước, các lễ hội té
nước được diễn ra vào đầu năm mới cầu mong cho mưa thuận gió hòa như lễ hội
Bun Pi May của người Lào, lễ hội Songkran của người Thái Lan.
+ Tín ngưỡng vạn vât hữu linh: Đông Nam Á cho rằng vạn vật đều
có linh hồn. Từ cây cối, con vật, đất đá...đều có linh hồn.
+ Thờ cúng tổ tiên và thần đất : Hiện nay, dù ở Thái Lan, Lào hay
Việt Nam... người dân vẫn có tập tục làm bàn thờ thiên ngoài trời, trên sân thượng
để thờ thổ thần, thổ địa.


+ Xây dựng đền thờ ở chỗ cao, chôn người chết trong chum và mộ
cự thạch.
+ Cư dân nông nghiệp mong muốn cho cấy trồng, vật nuôi và bản
thân con người sinh sôi nảy nở nhanh chóng đông đúc nên đã hình những nghi lễ
phồn thực để thúc đẩy sự sinh sôi nảy nở của vạn vật. Ở Việt Nam, tín ngưỡng
phồn thực được thờ ở 2 dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao
phối. Ngoài ra, VN còn có tục thờ các thần Mây, Mưa, Sấm, Sét (Pháp Vân, Pháp
Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi).
-Về thần thoại : Điển hình như người Việt Nam tin rằng, mình là con rồng cháu
tiên, được sinh ra trong cái bọc có 100 trứng; hoặc người Campuchia tin rằng
mình là con của thần rắn. Người Lào, người Thái Lan có truyền thuyết cho rằng
con người sinh ra từ quả bầu.
-Về ngôn ngữ: Sử dụng tiếng nói đơn lập với nhiều khả năng chuyển hóa các tiền

tố, vị tố và trung tố.
 Ngày nay theo guồng quay của cuộc sống hiện đại với sự gắn kết ngày càng gần
giữa các nền văn hóa trên thế giới nền văn hóa Đông Nam Á đã có nhiều thay
đổi và xuất hiện nhiều yếu tố ngoại lai. Có chăng những đặc trưng ấy cũng chỉ
biến đổi về mặt hình thức cho phù hợp với sự phát triển của xã hội còn về nội
dung vẫn giữ nguyên được những giá trị ban đầu. Đó là bốn đặc trưng cơ bản
của văn hóa Đông Nam Á: văn hóa thực vật, văn hóa làng nước, văn hóa ruộng
nước và hằng số văn hóa mẹ.
Câu 4: Trình bày những nét tương đồng và khu biệt của văn hóa VN với văn
hóa ĐNA ?
© Những nét tương đồng, tương cận giữa văn hóa VN với ĐNA:
- Về phong tục tập quán: Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì
thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc, quy tụ và giao
thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á – Một nền tảng văn minh nông
nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục là Sàrông (váy),
khố, vòng đeo, vòng đeo cổ… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau,
cá. Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn với người chết
những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục


nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của
các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu
vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.
- Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các
cư dân Đông Nam Á sống bằng lúa gạo, với hai hình thức canh tác: ruộng nước và
nương rẫy; thuần dưỡng trâu, bò làm sức kéo; các bộ công cụ lao động và các hệ
thống thủy lợi, dựa theo nguyên lý tự chảy của dòng nước được xây dựng hết sức
đa dạng
- Về lễ hội: Có thể nói, ở mổi dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội
như: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu

tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ
hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như Tết Nguyên đán,…).
-Về tín ngưỡng bản địa: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á
như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi,
cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh
dục nam, nữ; các tục té nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng
người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn
vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.
-Một bộ phận cư dân Đông Nam Á rất thạo các nghề trong môi trường sông nước,
họ đánh bắt cá và các loài thủy hải sản. Bên cạnh đó, thuyền bè đối với cư dân
Đông Nam Á là vô cùng ưu dụng.
- Ta còn có thể thấy những điểm tương đồng khác như: ngành nghề thủ công như:
dệt nhuộm (lụa và các loại coton, sợi bả, sợi chuối, sợi dứa…), đan lát, làm gốm,
sơn mài, điêu khắc gỗ, kim hoàn… rất phát triển. Đây là khu vực đa dạng các hình
thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại
nhạc cụ rất gần với thiên nhiên.
-Con người Đông Nam Á rất xem trọng giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người
già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.
© Những nét khu biệt :


- Điều làm cho Việt Nam khác biệt với các quốc gia Đông Nam Á khác là vô số
cảnh quan thiên nhiên thực sự tuyệt vời như Đà Lạt, Vịnh Hạ Long, Nha Trang, Đà
Nẵng và Sapa,…. Với không khí thoáng đãng, không gian yên bình cùng khí hậu
thuận lợi, Việt Nam xứng đáng là quốc gia nên đến hàng đầu hiện nay.
-Nền ẩm thực độc đáo: Có nhiều tài liệu từ xa xưa cho rằng nền ẩm thực Việt Nam
chịu nhiều ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc và Pháp, nhưng qua nhiều thế kỷ,
người Việt đã hoàn thiện sự kết hợp này thành một nền ẩm thực Việt Nam ghi dấu
ấn với quốc tế ( phở, cơm).
-Đời sống tinh thần , tôn giáo: Đời sống tinh thần của người Việt chịu ảnh hưởng

của ba tôn giáo chính: Đạo giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều
ngôi chùa và đền cổ , còn có khá nhiều nhà thờ cổ được xây dựng từ thời thuộc địa
Pháp. Điều đó có nghĩa là, người Việt Nam rất cởi mở với các nền văn hóa và lối
sống khác nhau.
-Lễ hội truyền thống: Một trong những ngày lễ phổ biến và nổi tiếng nhất ở Việt
Nam là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên đán được tổ chức trên hầu hết các nước châu
Á, nhưng rõ ràng mỗi quốc gia Đông Nam Á đều có những đặc điểm riêng, và chỉ
tại Việt Nam, bạn mới cảm thấy được sự sum vầy và vô cùng ấm cúng dịp lễ này.
-Di tích lịch sử: Để có được và bảo vệ đất nước như ngày nay, người Việt Nam
phải chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của người Trung Quốc trong gần một thế
kỷ, sau đó là cuộc xâm lược của Pháp và Người Mỹ. Do đó, cùng với di sản văn
hóa, mảnh đất hình chữ S cũng sở hữu rất nhiều tàn dư và di tích chiến tranh tái
hiện các cuộc đấu tranh trong quá khứ.
- “Vương quốc café” của Đông Nam Á: Điều làm cho Việt Nam khác biệt với các
quốc gia Đông Nam Á khác là đó là niềm đam mê với cà phê và ngành trồng, sản
xuất cafe. Chỉ với một tách café ở Việt Nam, bạn có thể ngồi ở một góc phố và
lặng lẽ quan sát sự chuyển động của cuộc sống. Hai loại cafe phổ biến nhất ở Việt
Nam đó chính là cà phê đá (pha với sữa đặc) và cà phê trứng.



×