Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã Điền Hải, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.33 KB, 80 trang )

.

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gần một nửa dân số trên thế giới tồn tại dựa vào lúa gạo. Lúa gạo không

tế
H

chỉ dùng để ăn, để phục vụ chăn nuôi mà nó còn có rất nhiều những công dụng

khác không kém phần quan trọng so với một số nguyên liệu khác như: làm
phân bón, chất đốt, lợp nhà, làm nấm, chế tạo sơn, mỹ phẩm...nếu tận dụng hết
các sản phẩm phụ của cây lúa gạo.

in

h

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số làm nghề
nông. Muốn phát triển đất nước tất yếu phải làm cho nông thôn phát triển, cho

cK

nông dân giàu mạnh. Nếu “tam nông” không được cải thiện đồng bộ thì việc
phát triển đất nước coi như thất bại một nửa.



họ

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi
lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Thế nhưng vẫn có sự chênh lệch giữa thành
thị và nông thôn, giữa các khu công nghiệp với những cánh đồng, những mảnh

Đ
ại

ruộng của người nông dân. Ta đang hướng tới sự phát triển của toàn bộ chứ
không phải chỉ một bộ phận của nền kinh tế, của xã hội. Vì thế, cần phải tiến
hành quá trình ấy ở cả khu vực nông thôn và làm giàu cho người nông dân.

ng

Nhưng người nông dân rất khó thoát khỏi nông nghiệp để làm giàu. Họ

gắn với ruộng đất như một định mệnh, đặc biệt là đối với nông dân Việt Nam.

ườ

Do đó, để phát triển khu vực nông thôn thì biện pháp khả thi nhất là giúp họ

Tr

làm giàu trên chính những mảnh đất đã gắn bó với họ bấy lâu.
Điền Hải là một xã thuần nông của Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa
Thiên Huế. Người dân sống dựa vào nông nghiệp, hoạt động chính là trồng trọt
và chăn nuôi nhỏ. Nguồn thu chủ yếu từ trồng lúa, hàng ngày bán rau ở chợ,

bán những sản phẩm chăn nuôi (chủ yếu là vịt, gà và trứng), một ít từ các công
việc làm thuê trong vùng. Cả xã có 12 đội thì có tới 10 đội sản xuất nông
nghiệp, 2 đội còn lại là ngư nghiệp. Cây trồng chính ở xã là cây lúa (chiếm
1


91,44% diện tích gieo trồng hàng năm); rau các loại, cây có củ và cây ớt chỉ
chiếm 8,66%.
Tuy thế, năng suất lúa của xã không cao, trung bình khoảng 2-2,2 tạ/sào

uế

nếu thời tiết thuận lợi, được mùa. Khi thời tiết xấu, sâu bệnh, mất mùa thì gần

như mất trắng. Những năm gần đây, xã đã có một số chủ trương chuyển dần

tế
H

diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản nhưng việc này rất khó thực hiện

nên đến giờ vẫn chưa làm được. Mặt khác, vì là xã ven biển nên đất trồng lúa là
đất cát pha (thành phần chủ yếu là cát), khả năng giữ nước kém mà ở đây mùa

h

mưa thì đất ngập nước của phá Tam Giang, mùa khô thì nước tưới không đủ

in


nên khó có thể tìm được loại cây trồng phù hợp hơn cây lúa trên loại đất này.
Với mong muốn cho người dân ở đây có được cuộc sống đầy đủ, bớt khó khăn

cK

hơn, tôi đã xem xét thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã và
tìm tòi những giải pháp giúp họ nâng cao năng suất. Chính vì vậy tôi chọn đề

họ

tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã Điền Hải,
Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho khóa

Đ
ại

luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu:

ng

Hệ thống và làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về hiệu quả kinh tế, thâm

ườ

canh ...

Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất lúa tại địa bàn xã trong thời gian


Tr

qua, xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả sản xuất.
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
trên địa bàn xã.

2


3. Phương pháp nghiên cứu
Để xem xét hiệu quả sản xuất lúa của xã và xem xét các nhân tố ảnh
hưởng trong đề tài này sử dụng một số phương pháp cụ thể sau:

uế

3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

tế
H

 Điều tra thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên
không lặp, số mẫu điều tra là 64 hộ ở 2 đội trên địa bàn xã.

h

Số liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu liên quan của UBND xã, niên


in

giám thống kê của huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, các thông tin từ

cK

sách, báo, internet...

 Tổng hợp tài liệu: Việc tổng hợp tài liệu được tiến hành trên cơ sở
phương pháp phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau.

họ

 Phân tích tài liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, sử dụng số
tương đối, số tuyệt đối, số bình quân , phương pháp so sánh để phân

Đ
ại

tích sự khác biệt về mức độ đầu tư, kết quả và hiệu quả thu được...
3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Ngoài việc điều tra hộ, tôi còn tham khảo ý kiến của những người có

ng

kinh nghiệm, của giáo viên hướng dẫn và một số cán bộ khuyến nông... để thu
thập số liệu một cách chính xác và làm rõ những vấn đề có tính chất kinh tế kỹ

ườ


thuật.

Tr

3.3. Phương pháp toán kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ. Hạch toán chi phí và kết quả
sản xuất để tính toán các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả như: Giá trị sản xuất(GO),
chi phí trung gian (IC)...

3


3.4. Phương pháp duy vật biện chứng
Dùng để xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau.

uế

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

tế
H

 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Điền

h


Hải, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

in

 Phạm vi nghiên cứu

cK

Về không gian: Các nông hộ trên địa bàn xã Điền Hải, Huyện Phong
Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó tập trung chủ yếu vào 2 đội (đội 2 và đội
9).

họ

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình đầu tư sản xuất và nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2009.

Đ
ại

Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ năm 2000 – 2009.
Số liệu sơ cấp: Điều tra, thu thập thông tin của vụ Đông Xuân và Hè

Tr

ườ

ng


Thu năm 2009.

4


PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

uế

1.1. CƠ SỞ VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

tế
H

1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được xem là một chuẩn để đánh giá hoạt động của một

h

hệ thống hoặc một phần của hệ thống kinh tế.

in

Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế


với chi phí thấp nhất”.

cK

phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất

Trong đó kết quả sản xuất là toàn bộ sản phẩm hoặc giá trị bằng tiền của

họ

toàn bộ sản phẩm mà hộ sản xuất thu được trong một khoảng thời gian hay một
kỳ sản xuất nhất định. Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí bỏ ra để tổ

Đ
ại

chức và tiến hành quá trình sản xuất. Trong nông nghiệp, các chi phí đó là: chi
phí dịch vụ làm đất, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, công lao động và một số
chi phí khác.

ng

Theo quan điểm này thì quá trình sản xuất đạt hiệu quả khi hộ nông dân

ườ

thu được kết quả cao nhất với lượng yếu tố đầu vào kể trên là thấp nhất.
Quan điểm thứ hai thể hiện qua công trình nghiên cứu của Fasral(1957):

Tr


“Hiệu quả sản xuất là một phạm trù trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối”.
Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng để sản xuất trong điều kiện cụ thể về công
nghệ, kỹ thuật áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu xem xét về mặt vật chất của
quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào kỹ năng của nhà sản xuất.

5


Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm
và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm
trên một đồng chi phí đầu tư hay nguồn lực.

uế

Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt được cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối. Nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học vừa là yêu

tế
H

cầu của sản xuất trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa. Bản chất của nó là sự so

sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Khi đánh giá hiệu quả phải tính toán
đầy đủ các lợi ích và chi phí để đánh giá đầy đủ hiệu quả của vấn đề cần đánh

h


giá.

in

 Cách xác định HQKT

cK

Phương pháp 1: Hiệu quả toàn phần

HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra.

Trong đó:

họ

H = Q/C

H: Hiệu quả kinh tế

Đ
ại

Q: Kết quả thu được của quá trình sản xuất
C: Toàn bộ chi phí bỏ ra để thu được Q

ng

Phương pháp 2: Hiệu qủa cận biên
HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chi phí tăng


Tr

ườ

thêm.

H = Q/C
Trong đó:

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả tăng thêm khi tăng thêm chi phí đầu tư
C: Chi phí đầu tư tăng thêm

 Ý nghĩa của việc đánh giá HQKT

6


Biết được mức độ hiệu của việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá
trình sản xuất, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến hiệu quả kinh tế
để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả

uế

kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
Làm căn cứ để xác định phương hướng hoạt động đạt tăng trưởng cao

tế
H


trong sản xuất nông nghiệp.

Làm căn cứ để đánh giá, so sánh, lựa chọn các hoạt động đầu tư hiệu
quả đồng thời loại bỏ hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.

in

 Khái niệm, bản chất của thâm canh

h

1.1.2. Quá trình thâm canh trong nông nghiệp

cK

Thâm canh là con đường sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu dựa trên
cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc trưng của thâm canh

họ

là không mở rộng phạm vi hoạt động mà tăng cường đầu tư và sử dụng các yếu
tố đầu vào có hiệu quả hơn. Trong nông nghiệp, thâm canh không phải là hiện
tượng có tính chất bộ phận, nhất thời mà đó là xu hướng chung tất yếu. Việt

Đ
ại

Nam là nước có dân số đông, tốc độ tăng dân số còn cao nhưng diện tích đất
đai lại có hạn. Mặt khác, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Do

đó, đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là cần thiết và mang tính chiến

ng

lược lâu dài. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm và

ườ

bản chất của thâm canh.
Theo quan điểm thứ nhất thì thâm canh là phải tăng khối lượng sản

Tr

phẩm trên một đơn vị diện tích. Thâm canh là một quá trình mà hướng đích của
nó là số lượng sản phẩm thu được trên một diện tích hay vật nuôi mà không
tính đến hao phí trong quá trình đầu tư thâm canh. Hạn chế lớn nhất của quan
điểm này là lấy kết quả cuối cùng để giải thích cho một quá trình.

7


Quan điểm thứ hai cho rằng: Thâm canh là qúa trình tăng đầu tư chi phí
trên diện tích đất sẳn có. Tăng chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định
trình độ thâm canh.

uế

Tuy nhiên, trên thực tế có thể với cùng một lượng chi phí đầu tư hay
cùng một nguồn lực nhưng nếu cách bố trí, sử dụng khác nhau lại cho kết quả


tế
H

khác nhau. Chi phí ít hơn nhưng kết quả thu được lại cao hơn. Vì vậy, thâm

canh chính là cách sản xuất nhằm tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị
diện tích với sự kết hợp các đầu vào khác là tối ưu nhất (chi phí đầu tư thấp

h

nhất trên một đơn vị sản phẩm đạt yêu cầu).

in

Trong nông nghiệp, để đánh giá trình độ thâm canh người ta sử dụng

tiêu cơ bản sau:

cK

nhiều chỉ tiêu khác nhau. Đối với ngành trồng trọt ta thường sử dụng các chỉ

Chi phí sản xuất cho 1 ha đất nông nghiệp

họ

Hao phí lao động trên 1 ha đất nông nghiệp

Đ
ại


Giá trị tài sản cố định dùng vào sản xuất nông nghiệp tính trên 1 ha
Giá trị (số lượng) từng loại phân bón trên 1 ha đất nông nghiệp
Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động; được canh

ng

tác bằng máy...

ườ

 Mối quan hệ giữa trình độ thâm canh và hiệu quả kinh tế
Không phải lúc nào thâm canh cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế dù

Tr

trong bất cứ nghành nghề nào. Có nhiều lúc tăng cường đầu tư thâm canh
nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm sút nghiêm trọng. Do vậy việc điều khiển quá
trình đầu tư thâm canh như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn
đề hết sức quan trọng. Thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng nhưng
cũng phải tính toán để quá trình đầu tư đạt hiệu quả. Thực tế có những trường
hợp nâng cao trình độ thâm canh tăng đầu tư các yếu tố đầu vào nhưng năng
suất không tăng thậm chí còn giảm dẫn đến lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên.

8


Nên thực hiện thâm canh cần tính rõ ràng và chính xác các yếu tố đầu tư ảnh
hưởng như thế nào đến năng suất, sản lượng cây trồng và cả lợi nhuận của việc
sản xuất loại cây trồng đó để làm cơ sở xác định cơ cấu đầu tư hợp lý. Như vậy


tế
H

1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa có ảnh hưởng đến hiệu quả

uế

mới có thể điều khiển một cách hiệu quả, chủ động quá trình thâm canh.

1.1.3.1. Giống

Giống là yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả sản xuất. Nó tác động
đến hiệu quả có thể thông qua việc cho năng suất cao hoặc cho chất lượng gạo

h

tốt, phù hợp với yêu cầu cao của người sử dụng hay cũng có thể là chi phí

in

chăm sóc ít mà không ảnh hưởng đến năng suất. Thông thường, các loại giống

cK

cũ trước đây cho năng suất thấp hơn các loại giống mới được lai tạo. Tuy nhiên
cũng có một số giống cũ cho ra gạo ngon như: Tám thơm, nàng hương... Do đó
cần chú ý đến việc tạo ra các loại giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt,

1.1.3.2. Phân bón


họ

phù hợp với khả năng chăm sóc của nông dân và điều kiện thời tiết, khí hậu.

Đ
ại

Phân bón là chất dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung cho cây trồng và cải
thiện điều kiện của đất. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây lúa, tác động đến năng suất từ đó mà quyết định đến hiệu quả.

ng

Tuy nhiên cần xác định lượng bón và thời điểm bón cho đúng nếu không sẽ cho
tác động ngược với mong muốn bởi mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cây

ườ

lúa có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như ở giai đoạn đầu lúa cần

Tr

nhiều đạm hơn ở giai đoạn cuối. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất
lúa đang có xu hướng ngày một tăng cao nên cần có sự kết hợp đạt hiệu quả
nhằm tránh tình trạng “một tiền gà, ba tiền thóc”.
1.1.3.3. Khí hậu
Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu
của vùng. Cây lúa có trồng được ở vùng đó hay không cũng do yếu tố này


9


quyết định hoặc ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất. Nó
bao gồm :
Nhiệt độ: Tác động đến tốc độ phát triển của lúa ở nhiều thời kỳ. Nếu

uế

nhiệt độ thấp (dưới 17oC) sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng, khi quá thấp sẽ

làm chết lúa đặc biệt là thời kỳ lúa còn nhỏ, giống không thể nảy mầm, nhưng

tế
H

cũng không thể cao quá mức chịu đựng của cây lúa (trên 40oC) làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng , phát triển của cây. Tổng tích ôn của một vụ, từ khi nảy mầm
đến thu hoạch là 2500 - 4000oC đối với giống ngắn ngày và 3000-4000oC đối

h

với các giống dài ngày.

in

Ánh sáng: Các giống lúa khác nhau phản ứng với lượng ánh sáng trong

cK


ngày khác nhau. Có loại hợp với ánh sáng ngày ngắn nhưng cũng có loại hợp
với ánh sáng ngày dài. Ánh sáng ảnh hưởng đến phát dục, ra hoa, lượng bức xạ
mặt trời giúp cây lúa quang hợp để phát triển (trung bình từ 2000-3000

họ

calo/cm2/ngày trở lên) và đặc biệt quan trọng khi lúa phơi màu. Thời gian chiếu
sáng trong ngày dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của lúa.

Đ
ại

Nước: Thể hiện qua lượng mưa hàng năm, lượng nước tưới. Nước giúp
thau chua rửa mặn, và rất quan trọng trong thời kỳ trổ-chín sữa (75%-85%
trọng lượng khô của hạt gạo phụ thuộc vào thời kỳ này). Những năm hạn hán

ng

thì không có nước tưới và khi lũ lụt thì thừa nước gây ngập úng, nếu tình trạng
này kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến mất mùa. Nhân dân ta mỗi mùa xuân mới đều

ườ

mong một năm mưa thuận gió hòa để việc gieo trồng được thuận lợi.

Tr

1.1.3.4. Đất đai
Cây lúa có thể gieo trồng được trên hầu hết các loại đất miễn sao ở đó có


nước tưới. Nhưng trên những loại đất khác nhau cần những mức đầu tư chi phí
khác nhau và cho năng suất không giống nhau, từ đó mà tác động đến hiệu quả.
Tuy nhiên, nó phù hợp nhất với loại đất phù sa ngọt ven sông, đất pha cát giàu
dinh dưỡng. Còn với các loại đất khác thì cho năng suất thấp hơn mà chi phí
đầu tư lại cao hơn, kém hiệu quả hơn.

10


1.1.3.5. Thời vụ gieo trồng
Có hai vụ chính để trồng lúa trên cả nước là vụ Đông Xuân và Hè Thu.
Trong cả hai vụ thì việc xác định lúc nào là tốt nhất (để gieo trồng, chăm bón

uế

và thu hoạch) quyết định đến kết quả thu được. Khi gieo trồng muộn hơn so với
yêu cầu thời vụ thì công chăm sóc và phân bón bỏ ra phải nhiều hơn để nó phát

tế
H

triển kịp thời, nhưng nếu sớm quá cũng không tốt. Để tránh được những tác
động xấu do thiên tai và đạt hiệu quả cao cần chọn đúng thời điểm gieo trồng
của từng vụ cho phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh trưởng phát

h

triển của cây lúa, tránh thời kỳ dịch bệnh gây hại. Cơ sở của lựa chọn thời vụ

in


gieo trồng là dựa vào đặc điểm giống, quá trình sinh trưởng và phát triển cây

1.1.3.6. Chăm sóc

cK

lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện khí hậu của vùng...

Trong trồng lúa thì công chăm sóc là công làm cỏ, bón phân , tưới tiêu,

họ

bảo vệ,... Hiện nay, việc cơ giới hóa trong nông nghiệp và các loại thuốc hóa
học đã giúp giảm bớt nhiều khâu công việc (làm đất, phun thuốc diệt cỏ,...)

Đ
ại

nhưng không thể xóa hoàn toàn việc sử dụng lao động bởi đặc trưng của
nghành nông nghiệp là sử dụng nhiều lao động chân tay. Vì vậy cần kết hợp hài
hòa giữa sử dụng lao động và các công cụ hỗ trợ khác để vẫn đạt được kết quả

ng

cao mà tiết kiệm được chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

ườ

1.1.3.7. Thu hoạch

Từ gieo trồng đến thu hoạch là cả một quá trình, trong đó thu hoạch và

Tr

bảo quản sản phẩm là khâu cuối cùng. Trồng cây đã đến ngày ăn quả nhưng
quả đó vẫn còn ở trên cây, cần phải hái quả như thế nào để có thể ăn được mới
là điều quan trọng. Trồng lúa cũng vậy, cần phải thu hoạch đúng lúc, kịp thời
và bảo quản hợp lí để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và đảm bảo chất
lượng lúa gạo, làm tăng giá trị của nó trong lưu thông. Thông thường khi số hạt
chín trên cây khoảng 85% - 90% là có thể thu hoạch được.

11


1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa
1.1.4.1. Các nhân tố vĩ mô

uế

 Thị trường
Thị trường là động lực thúc đẩy sản xuất và cũng là yếu tố kìm hãm việc

tế
H

sản xuất của người nông dân. Sản phẩm không được tiêu thụ hay giá cả không

đủ bù đắp chi phí sản xuất đều làm giảm sản lượng lúa sản xuất ra. Thị trường
tác động đến sản xuất lúa trên một số khía cạnh chính sau:


h

Tác động của cầu thị trường

in

Cầu thị trường là những nhu cầu về sản phẩm có khả năng chi trả, nếu
lớn sẽ thúc đẩy sản xuất. Lúa gạo là một loại lương thực, vì thế nhu cầu tiêu

cK

dùng hàng ngày dẫu có tăng cũng không đáng kể nên cần chú trọng phát triển
các ngành công nghiệp có sử dụng sản phẩm của lúa gạo, góp phần làm tăng

họ

cầu sản phẩm này.

Tác động của cung thị trường

Đ
ại

Cung thị trường là lượng sản phẩm hàng hóa mà người sản xuất có khả
năng cung cấp cho thị trường ở mọi mức giá khác nhau. Khi lượng cung lớn
hơn cầu sẽ làm cho giá cả giảm xuống và giảm đến một mức độ nào đó sẽ làm

ng

giảm động lực sản xuất của nông dân.

Cung - cầu thị trường là nhân tố hình thành nên giá cả sản phẩm, do đó

ườ

cần có sự cân đối giữa hai yếu tố này tránh tình trạng “ được mùa mất giá, được

Tr

giá mất mùa” làm giảm lợi ích của người nông dân.
 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, ...) trợ giúp
cho việc sản xuất được dễ dàng hơn, đảm bảo hoạt động thực hiện đạt kết quả,
trong một số hoàn cảnh nó giúp giảm chi phí ở một số khâu trong sản xuất. Cần
phát triển cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống

12


giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ nhu cầu tưới tiêu, đi lại và vận chuyển
sản phẩm.
 Hệ thống dịch vụ

uế

Dịch vụ đầu vào

tế
H

Hệ thống này cung cấp các yếu tố đầu vào cho việc trồng lúa như:

giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... và cả các dịch vụ làm đất, dịch vụ
liên quan đến lao động. Nó phát triển làm cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh

h

chóng, kịp thời và thuận tiện hơn. Ngược lại thì nó là cản trở việc sản xuất.

in

Dịch vụ đầu ra

Nó giúp quá trình tiêu thụ sản phẩm được thực hiện dễ dàng hơn, làm

cK

cho nông dân yên tâm sản xuất, nhất là trong tình trạng như hiện nay, người
dân luôn bị ép giá (là người chấp nhận giá), họ không thể định giá cho sản

họ

phẩm mình tạo ra, nhưng không bán cũng không được. Vì thế, cần phát triển cả
hai hệ thống này nếu muốn sản xuất lúa phát triển.

Đ
ại

 Chính sách điều tiết của nhà nước
Đây là yếu tố rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của
các chính sách điều tiết đúng đắn của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.


ng

Đặc biệt là những chính sách về lúa gạo: Tích trữ, xuất khẩu, các chính sách hỗ
trợ nông dân...đảm bảo lợi ích của những người trồng lúa. Trong bối cảnh kinh

ườ

tế hiện nay, yêu cầu về độ chính xác của những chính sách là rất cao.

Tr

1.1.4.2. Nhân tố vi mô
 Quy mô ruộng đất
Tình trạng manh mún ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam đã được
phản ánh rất nhiều. Quy mô ruộng đất nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến việc thực
hiện các hoạt động gieo trồng cũng như hiệu qủa sản xuất. Việc áp dụng cơ
giới hóa trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển trong
chính sách kinh tế của các nước trên thế giới. Thế nhưng ruộng đất manh mún
13


làm giảm khả năng áp dụng khoa học công nghệ, máy móc trong nông nghiệp,
đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tích tụ ruộng đất là giải pháp đúng đắn
cho một nền nông nghiệp hiện đại.

uế

 Vốn

tế

H

Vốn cho trồng lúa quyết định đến mức độ đầu tư sản xuất. Nguồn vốn
hạn chế hay khả năng tiếp cận vốn khó làm chậm quá trình sản xuất và ảnh
hưởng xấu đến kết quả thu được. Vì vậy cần tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận
các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn lãi suất thấp.

in

h

 Kiến thức và tập quán canh tác của người dân

Kiến thức và tập quán canh tác của người nông dân quy định cách thức

cK

sản xuất của chính họ. Người dân tuy có nhiều kinh nghiệm nhưng đôi khi
những kinh nghiệm đó lại mang tính phản khoa học, khi nông dân bị hạn chế
về mặt kiến thức thì rất khó thay đổi được quan điểm của họ trong sản xuất

họ

(thường là những người bảo thủ). Bên cạnh đó, tập quán canh tác cũng ảnh
hưởng nặng đến kết quả sản xuất và ảnh hưởng đến môi trường. Một số vùng

Đ
ại

có tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy vừa phá hủy tài nguyên vừa

làm mất cân bằng môi trường sống. Do đó, trong phát triển nông nghiệp cần
chú trọng công tác nâng cao kiến thức cho nông dân và bỏ dần những tập quán

ng

canh tác lạc hậu.

1.1.5. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới, Việt Nam và Tỉnh Thừa

ườ

Thiên Huế

Tr

1.1.5.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa là loại cây trồng quan trọng. Hiện nay, trên thế giới có khoảng
100 quốc gia trồng lúa. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên thế giới. Theo khu vực địa lý thì sản xuất lúa chủ yếu tập trung ở khu
vực Châu Á. Đây là nơi sản xuất và là nơi tiêu thụ khoảng 90% lượng gạo toàn
thế giới. Sản xuất gạo toàn cầu đã tăng lên đều đặn từ khoảng 200 triệu tấn vào

14


năm 1960 tới 600 triệu tấn vào năm 2004. Gạo đã xay xát chiếm khoảng 68%
trọng lượng thóc ban đầu. Năm 2004, ba quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu là
Trung Quốc (31% sản lượng gạo thế giới), Ấn Độ (20%), Indonesia (9%).

uế


Ngày 16 tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã tuyên bố năm
2004 là năm quốc tế về gạo. Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng

tế
H

triệu nông dân trên toàn thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để
trồng lúa. Ở Châu Phi gần như toàn bộ 38 nước đều trồng lúa. Năng suất lúa
của châu Phi thấp, khoảng 1,5 tấn/ha và chỉ bằng 40% năng suất của châu Á.
Theo FAO năm 2005 thế giới sản xuất 628 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục, nhờ

in

h

giá cả tăng trong năm 2004 làm tăng diện tích trồng trọt. Năm 2005, Thái Lan
là nước sản xuất và xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hàng năm bán từ 7 triệu đến

cK

8 triệu tấn trên sản lượng hàng năm khoảng 26 triệu tấn. Đây là quê hương của
gạo thơm Jasmine. Tiếp đó là Việt Nam với 4-5 triệu tấn. Năm 2006, sản lượng

họ

gạo thế giới đạt 635 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2005.
1.1.5.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Đ

ại

Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương với tổng chiều dài là
1650 km, phía Đông và Nam giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào và Camphuchia. Tổng diện tích tự nhiên là 32924,061 nghìn ha với
khoảng 20-25% được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và trên một

ng

nửa diện tích này được dùng cho sản xuất lúa. Cả nước có hai vùng trồng lúa
chính là đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền

ườ

Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, giai đoạn

Tr

2000-2008 là 33-39 triệu tấn. Trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương
đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong
nước và bổ sung dự trữ quốc gia. Ở miền Bắc và miền Trung, một năm có hai
vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa. Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một
năm: Vụ Đông Xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt
nhất cho xuất khẩu), vụ Hè Thu và vụ ba.

15


Bảng 1 : Diện tích và sản lượng lúa cả nước từ 2000-2008
Diện tích


Năm

Lúa

Lúa

Lúa

Đ-X

H-T

Mùa

Tổng

Lúa

Lúa

Lúa

Đ-X

H-T

Mùa

Nghìn ha


Nghìn tấn

uế

Tổng

Sản lượng

7666,3 3013,2 2292,8 2360,3

32529,5 15571,2

8625,0 8333,3

2001

7492,7 3056,9 2210,8 2225,0

32108,4 15474,4

8328,4 8305,6

2002

7504,3 3033,0 2293,7 2177,6

34447,2 16719,6

9188,7 8538,9


2003

7452,2 3022,9 2320,0 2109,3

34568,8 16822,7

9400,8 8345,3

2004

7445,3 2978,5 2366,2 2100,6

36148,9 17078,0 10430,9 8640,0

2005

7329,2 2942,1 2349,3 2037,8

35832,9 17331,6 10436,2 8065,1

2006

7324,8 2995,5 2317,4 2011,9

2007

7207,4 2988,4 2203,5 2015,5

35942,7 17024,1 10140,8 8777,8


2008

7414,3 3013,1 2368,8 2032,4

38725,1 18325,5 11414,2 8985,4

in

h

tế
H

2000

9693,9 8567,4

họ

cK

35849,5 17588,2

( Nguồn: )

Diện tích trồng lúa từ năm 2000 đến 2008 liên tục giảm, năm 2000 là

Đ
ại


7666,3 nghìn ha nhưng đến 2008 giảm còn khoảng 7414,3 nghìn ha do loại đất
này được chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác. Tuy nhiên, sản lượng
lại liên tục tăng, từ gần 32 triệu tấn ( 2000 ) lên gần 38 triệu tấn ( 2008 ). Đó là

ng

kết quả của việc tăng cường đầu tư thâm canh và ứng dụng các loại giống lúa
mới cho năng suất cao.

Tr

ườ

1.1.5.3. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Tỉnh Thiên Huế và Huyện Phong Điền
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt

Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là
5.053,99 km², dân số theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009 là 1.087.579 người.
Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Đông giáp Biển đông, phía Nam giáp Đà Nẵng
và Quảng Nam, phía Tây giáp Lào. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, những
tháng đầu năm có nắng ấm, thỉnh thoảng lụt vào tháng 5, các tháng 6, 7, 8 có

16


gió mạnh, mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10, tháng 11 thường có lụt, cuối
năm mưa kéo dài. Đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh là 53,89 nghìn ha,
trong đó đất trồng lúa là 29,79 nghìn ha (năm 2007). Nhưng con số này không


uế

cố định mà biến đổi qua từng năm. Diện tích trồng lúa thay đổi, khoa học kỹ
thuật phát triển, nhiều loại giống mới cho năng suất cao ra đời… cũng làm cho

xuất lúa của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000-2008).

tế
H

năng suất lúa thay đổi. Điều đó thể hiện rất rõ thông qua bảng 2 (tình hình sản

Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa có giảm nhẹ. Từ năm 2000 đến

h

2002 có tăng từ 51,3 nghìn ha lên 51,9 nghìn ha nhưng đến năm 2003 lại bắt

in

đầu giảm, đến 2006 chỉ còn 50,3 nghìn ha (giảm 1,6 nghìn ha) do đất này

cK

chuyển qua sử dụng vào các mục đích khác như nhà ở, công trình công cộng.
Đến 2008, tăng lên 50,9 nghìn ha (tăng 0,6 nghìn ha). Ngược lại với diện tích là
sự tăng lên đều đặn của năng suất lúa, và đạt 54 tạ/ha vào năm 2008 (tăng 15,7

họ


tạ/ha so với năm 2000). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng năng suất là do sự tác
động của khoa học kĩ thuật, nhất là việc tạo ra những giống lúa mới có năng

Đ
ại

suất, chất lượng cao và kết hợp với các biện pháp thâm canh, áp dụng cơ khí
hóa vào sản xuất. Đồng thời, điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Tỉnh
đã có sự quan tâm thích đáng đến bà con nông dân thông qua những chính sách
hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, cung cấp vốn, nghiên cứu

ng

và lai tạo giống mới… giúp nông dân có thêm kiến thức sản xuất, có điều kiện

ườ

để tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất. Sự tăng lên của năng suất lúa
kéo theo sự gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, có sự khác nhau về năng suất thu

Tr

được giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Vụ Đông Xuân có năng suất cao và tỷ
lệ tăng cũng đều hơn do điều kiện thời tiết trong vụ này thuận lợi hơn.

17


tế
H

uế

Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2000-2008.

DT (nghìn

SL

DT

NS

(nghìn tấn)

(nghìn ha)

(tạ/ha)

SL

DT

NS

SL

(nghìn tấn)

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(nghìn tấn)

42,2

111,8

24,1

34,9

84,0

38,5

102,4

24,3

41,9

101,8

45,9

122,1

24,6


35,8

88,0

26,7

49,0

130,8

24,4

42,7

104,2

26,3

50,6

133,1

24,3

46,3

112,5

51,3


38,3

196,5

26,5

2001

51,6

39,7

204,8

26,6

2002

51,9

40,6

210,9

26,6

2003

51,7


45,6

235,8

2004

51,3

48,1

246,6

2005

50,5

46,5

235,0

25,9

45,7

118,4

24,0

48,3


116,0

2006

50,3

50,2

252,6

25,7

53,8

138,3

24,0

47,3

113,4

2007

50,3

51,6

259,6


25,7

53,9

138,5

24,0

50,1

120,2

2008

50,9

54,0

274,8

25,8

54,8

141,4

24,4

54.2


132,2

họ

ại

ờn
g

Tr
ư

cK

2000

Đ

ha)

NS (tạ/ha)

Vụ Hè Thu

in

Năm

Vụ Đông Xuân


h

Cả năm

( Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế )

18


Phong Điền là một huyện nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Là
một Huyện sản xuất nông nghiệp là chính với trên 2/3 số xã có sản xuất lúa.
Cây lúa chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu cây trồng. Tình hình sản xuất lúa

uế

của Huyện được thể hiện qua bảng sau:

tế
H

Bảng 3: Tình hình sản xuất lúa của Huyện Phong Điền (2003-2007)
ĐVT

2003

2004

2005

2006


2007

Diện tích

Ha

8712

8761

8772

8782

8904

Năng suất

Tạ/ha

42,9

46

45,9

49,1

50,9


Sản lượng

Tấn

37340

40365

43128

45289

in

h

Chỉ tiêu

cK

40233

( Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên Huế)

họ

Qua bảng ta thấy, diện tích, năng suất và sản lượng lúa toàn Huyện liên
tục tăng trong những năm qua. Đến năm 2007 năng suất đạt được lên tới 50,9


Đ
ại

tạ/ha. Đó là sự cố gắng , nỗ lực của toàn thể cán bộ và nông dân trên địa bàn.
1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa
 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất: Biểu hiện mức độ đầu tư cho

ng

sản xuất, gồm:

ườ

Diện tích gieo trồng; diện tích gieo trồng bình quân hộ
Mức đầu tư vốn (cố định, lưu động) cho sản xuất trên 1 đơn vị diện tích

Tr

 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị bằng tiền của các sản phẩm

được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị.
GO = ∑Q.P
Trong đó: Q: Là khối lượng sản phẩm sản xuất ra
P: Giá trị bình quân 1 đơn vị sản phẩm
19


Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua
ngoài bỏ ra (chưa tính khấu hao và công lao động)

IC là chi phí trung gian (gồm những chi phí vật chất và dịch vụ mua

uế

ngoài dùng cho sản xuất).

tế
H

 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất (GO/IC): Cho biết một đồng chi phí trung gian được
đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất này càng lớn thì càng có

h

hiệu quả.

in

Hiệu suất chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): Được tính
bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra, là

cK

chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế.

1.2. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ ĐIỀN HẢI

1.2.1.1. Vị trí địa lý


họ

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Đ
ại

Điền Hải là xã đồng bằng ven biển và đầm phá, nằm trên quốc lộ 49B,
cách trung tâm huyện lỵ 16 km về phía Đông Bắc huyện Phong Điền, có tổng
diện tích tự nhiên 1.278,00 ha, chiếm 1,34% diện tích toàn huyện, với tổng dân

ng

số 6.012 người gồm 1.269 hộ thuộc 8 thôn. Địa giới hành chính của xã được
xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Phong Hải

-

Phía Nam giáp xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền và phá Tam Giang

-

Phía Đông giáp xã Quảng Ngạn huyện Quảng Điền

-

Phía Tây giáp xã Điền Hòa


Tr

ườ

-

1.2.1.2. Thời tiết, khí hậu
Xã Điền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng, ẩm, mưa
nhiều. Có 2 mùa mưa và nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 10 đến hết tháng 1 năm
20


sau. Lượng mưa hàng năm là 2.400mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm
78% lượng mưa cả năm). Hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và
tháng 11, lượng mưa trung bình từ 600-800mm/tháng gây ngập úng cho cả

uế

vùng. Thời gian này lại tập trung áp thấp nhiệt đới, mưa bão và gió mùa đông
bắc nên mùa mưa cũng đồng thời là mùa rét, nhiệt độ trung bình 12o C- 17oC.

tế
H

Mùa khô từ tháng 2 đến tháng 9, nhiệt độ cao nhất là 41oC (vào tháng 6; 7),

thời gian này chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng và lượng mưa không
đáng kể nên thường xảy ra hạn hán. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của chế độ
khí hậu miền Duyên hải, biên độ nhiệt thường thấp hơn vùng sâu đất liền từ


in

h

2oC- 4oC.



cK

1.2.1.3. Thủy văn

Nước ngầm: Tuy chưa có kết quả thăm dò chính thức nhưng qua

điều tra nguồn nước nhân dân đang sử dụng sinh hoạt thì nguồn nước ngầm khá

tốt.

Nước mặt: Chủ yếu là do nước mưa chảy tràn bề mặt sau đó chảy

Đ
ại



họ

phong phú, chỉ cần khoan sâu từ 8-10m là đã có nước ngầm, chất lượng nước

tràn vào các khe, lạch nước nhỏ. Có một số khe nước có dòng chảy thường

xuyên mà nguồn nước được cung cấp do nước rỉ từ trong độn cát ra.

ng

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

ườ

1.2.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng

Tr

của mọi quá trình sản xuất. Đặc biệt, với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thì
lao động là yếu tố không thể thiếu để tiến hành sản xuất. Nó ảnh hưởng đến
biện pháp canh tác cũng như kết quả thu được. Trong những năm qua, dân số
và lao động của xã có nhiều thay đổi, điều đó được thể hiện qua bảng sau:

21


2008

2009

ĐVT
%

SL


%

SL

cK

SL

2008/2007

h

2007

2009/2008

%

+/-

%

+/-

%

in

Chỉ tiêu


tế
H
uế

Bảng 4: Tình hình dân số xã Điền Hải

Người

5960

100

6132

100

6300

100

+172

+2,88

+168

+2,73

Nam


Người

2940

49,33

3060

49,90

3130

49,68

+120

+2,01

+70

+1,14

Nữ

Người

3020

50,67


2.Tổng LĐ

Người

2730

Nam

Người

1360

Nữ

Người

3.Tổng số hộ

Hộ

50,10

3170

50,32

+52

+0,67


+98

+1,59

100

2780

100

2800

100

+50

+1,83

+20

+0,72

49,82

Đ

1380

49,64


1388

49,57

+20

+0,73

+8

+0,29

1370

50,18

1400

50,36

1412

50,43

+30

+1,10

+12


+0,43

1313

100

1320

100

1330

100

+7

+0,53

+10

+0,76

ại

3072

ờn
g

Tr

ư

họ

1.Tổng dân số

( Nguồn: Phòng thống kê xã Điền Hải )

22


Điền Hải là xã có dân số khá đông là thị trường tiêu thụ các sản phẩm
nông nghiệp cũng như sản phẩm của các ngành nghề dịch vụ khác, kích thích
sản xuất phát triển. Năm 2009, toàn xã có 1330 hộ (tăng 17 hộ so với năm

uế

2007) với tổng dân số là 6300 người, tăng 2,73% so với năm 2007. Tỷ lệ tăng
dân số giảm không đáng kể so với năm 2008.

tế
H

Tổng số lao động toàn xã năm 2009 là 2800 người (chiếm gần 45% dân

số toàn xã). Trong đó, lao động nữ nhiều hơn lao động nam (chiếm 50,18%).
Tỷ lệ lao động cũng tăng dần qua 3 năm, năm 2008 tăng 50 người và năm 2009

h


tăng 20 người. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh

in

tế trên địa bàn xã. Tuy nhiên, lao động của xã phần lớn chưa qua đào tạo, hoạt
động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Đó là một hạn chế lớn

cK

ảnh hưởng xấu đến sản xuất của xã. Gần đây, số lao động được đào tạo, có
trình độ ngày càng tăng nhưng lại không tham gia sản xuất tại địa phương mà

họ

tập trung vào các trung tâm lớn làm việc với mức lương cao hơn. Ngoài ra ,
những lao động trẻ của xã còn có xu hướng bỏ quê nhà lên thành phố tìm việc
gây nên tình trạng thiếu lao động tạm thời vào những lúc mùa vụ căng thẳng.

Đ
ại

Vì thế, để phát triển kinh tế xã cần những biện pháp thích hợp giữ chân họ ở lại
đóng góp cho quê hương, giúp người nông dân phát triển theo hướng ly nông
bất ly hương nhằm ổn định cuộc sống.

ng

1.2.2.2. Hiện trạng sử dụng quỹ đất

ườ


Theo số liệu thống kê, xã Điền Hải có tổng diện tích đất tự nhiên là

1.278,00 ha. Đất đai chủ yếu là đất cát và đất có dạng bồi tụ trên cát, được chia

Tr

làm hai loại chính sau:
Nhóm đất cát ở ven biển phân bố ở phía Đông Bắc, thành phần chủ yếu
là cát có lẫn ít mùn bã hữu cơ ở trên mặt, những vùng bằng phẳng có độ ẩm
trong đất rất tốt. Loại đất này phần lớn đang được sử dụng cho mục đích trồng
rừng, chuyên dùng và một phần nhỏ cho đất ở và trồng lúa.

23


Nhóm đất phân bố ở phía Tây Nam: gồm phần đất cát pha bùn, bùn pha
sét và phần đất thuộc phá Tam Giang. Nhóm đất này có dạng bồi tụ trên nền
cát, tầng đất tương đối dày (từ 20 - 40 cm), xuống tầng sâu hơn tỷ lệ cát càng

uế

nhiều. Hiện phần lớn loại đất này đang được sử dụng cho trồng lúa, nuôi trồng
thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng.

tế
H

Trong đó, đất nông nghiệp là 315,65 ha chiếm 24,69% tổng diện tích tự


nhiên; đất phi nông nghiệp là 682,25 ha chiếm 53,38%, trong đó đất ở là 28,24
ha chiếm 4,13%, tăng 0,22 ha so với năm 2005 (năm 2005 diện tích đất ở là

h

28,02 ha). Trong tương lai, đất ở tại xã sẽ tiếp tục tăng do dân số ngày càng

in

tăng cộng với sự đô thị hóa các cụm khu dân cư nông thôn do đó xã đã và đang
có biện pháp nhằm điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu đất ở tại nông thôn để tăng

cK

hiệu quả sử dụng, tránh việc chuyển quá nhiều đất nông nghiệp sang đất ở. Đất
trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và đất có mục đích công cộng là 70,77 ha

họ

chiếm 10,37%, không có đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, điều đó
chứng tỏ người dân ở đây sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, vì vậy
đưa việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và nâng cao chất lượng đàn bò, lợn,

Đ
ại

lúa gạo vào các chương trình trọng điểm là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với
đặc điểm, tình hình kinh tế của địa phương. Đất tôn giáo, tín ngưỡng là 9,85 ha
chiếm 1,44%. Đất nghĩa trang, nghĩa địa là 32,28 ha chiếm 5,00%. Đất sông


ng

suối và mặt nước chuyên dùng là 539,11 ha chiếm 79,06%. Đất chưa sử dụng
là 280,10 ha chiếm 21,93%. Qua đó ta cũng thấy một thực trạng đáng buồn là

ườ

tỷ lệ đất chưa sử dụng chiếm một lượng khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên

Tr

toàn xã (21,93%), trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. Trong 315,65 ha
đất nông nghiệp lại được phân bổ cho nhiều hoạt động gồm: Đất sản xuất nông
nghiệp (chỉ trồng cây hàng năm: lúa và các loại rau màu), đất lâm nghiệp và đất
nuôi trồng thủy sản. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và sự biến đổi của nó
được thể hiện rõ trong bảng 5 (cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp).

24


tế
H
uế

2008

2009

Chỉ tiêu
Ha


Tổng DT đất NN

315,65

100

313,65

1. Đất SX NN

207,85

65,85

205,85

1.1. Đất trồng lúa

190,45

91,63

190,00

1.2.Cây hàng năm khác

17,40

8,37


2. Đất lâm nghiệp

60,40

19,14

2009/2008

%

+/-

%

+/-

%

312,00

100

-2,00

-0,63

-1,65

-0,53


65,63

204,00

65,38

-2,00

-0,63

-1,85

-0,59

92,30

188,41

92,36

-0,45

-0,14

-1,59

-0,51

15,85


7,70

15,59

7, 64

-1,55

-0,49

-0,26

-0,08

60,40

19,26

60,40

19,36

0,00

0,00

0,00

0,00


47,40

15,11

47,60

15,26

0,00

0,00

+0,2

+0,06

ại

15,01

2008/2007

Ha

Đ

ờn
g
47,40


Tr
ư

3. Đất NTTS

%

cK

%

100

họ

Ha

in

2007

h

Bảng 5: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

( Nguồn: Văn phòng thống kê xã Điền Hải )

25



×