Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong các cơ quan hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.03 KB, 107 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ĐẾN
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA NỮ CÁN BỘ TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ LÀNH

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ĐẾN TÌNH
TRẠNG STRESS CỦA NỮ CÁN BỘ TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
(NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Ngành: Xã Hội Học
Mã số: 8310301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS TRỊNH DUY LUÂN



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, do tôi trực tiếp làm dưới sự hướng dẫn của GS.TS Trịnh Duy Luân.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa được sử dụng trong
bất cứ một nghiên cứu nào khác. Đây là kết quả tôi đạt được trong quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan mọi tham khảo trong khóa luận này đều được ghi rõ nguồn
gốc, trích dẫn rõ ràng. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định viết
khóa luận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Lành


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Xã Hội Học với đề tài:“Ảnh
hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan
hành chính (nghiên cứu tại Quận 10 – TP. Hồ Chí Minh”. Trước hết tôi xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã hội học – Học viện khoa
học xã hội, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Xã hội học đã tận tình dạy
bảo, giúp đỡ và định hướng cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến GS.TS Trịnh Duy Luân
– người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo

tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Thường vụ Quận ủy 10, Thường trực
Ủy ban nhân dân Quận 10, Đảng ủy các cơ sở Đảng trực thuộc Quận 10, đặc
biệt là các đồng chí là nữ lãnh đạo, quản lý đã cung cấp những số liệu cần

thiết và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thu thập số liệu phục vụ nghiên
cứu đề tài, đồng thời xin cảm ơn sự hợp tác cung cấp thông tin, giúp đỡ nhiệt
tình của đồng nghiệp trong Quận 10 trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu
tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi những lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn
bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Lành
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................12
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................... 12
1.1.1. Các khái niệm..............................................................................12
1.1.2. Các tác nhân gây Stress (Stressors)............................................ 14
1.1.3. Đo lường các khái niệm.............................................................. 14
1.1.4. Nguyên nhân của stress...............................................................16
1.1.5. Quan điểm tiếp cận stress............................................................18
1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.............................................20
1.2.1. Lý thuyết tương tác biểu tượng trong phân tích căng thẳng xã

hội

20

1.2.2. Lý thuyết hiện đại hóa của Goode...............................................22

1.2.3. Lý thuyết của David Mc Clelland................................................22
1.3. Giới thiệu về địa bàn và mẫu nghiên cứu...........................................23
1.3.1. Địa bàn nghiên cứu..................................................................... 23
1.3.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu.................................................... 26

Chương 2: THỰC TRẠNG STRESS TRONG NỮ CÁN BỘ TẠI CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH Ở QUẬN 10..............................................................30
2.1. Biểu hiện............................................................................................ 30
2.1.1. Tình hình sức khỏe trong 3 tháng trở lại đây.............................. 30
2.1.2. Những biểu hiện về mặt tâm lý khi bị stress................................31
2.1.3. Những biểu hiện về sức khỏe thể chất.........................................34
2.1.4. Những biểu hiện bệnh tật khi bị stress........................................ 35
2.2. Mức độ............................................................................................... 37
2.3. Sự nhận biết........................................................................................39
2.4. Một số hệ quả..................................................................................... 41


Chương 3: CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG
STRESS CỦA NỮ CÁN BỘ...........................................................................45
3.1. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tình trạng stress của nữ cán bộ.....45
3.1.1. Điều kiện làm việc....................................................................... 45
3.1.2. Các yếu tố từ quan hệ gia đình và cộng đồng............................. 58
3.1.3. Các sự kiện cuộc đời xảy ra trong thời gian gần đây (3 tháng). 66
3.2. Phương thức đối phó với stress của nữ cán bộ...................................68

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................74
1. Kết luận................................................................................................. 74
2. Khuyến nghị.......................................................................................... 74
2.1. Đối với cơ quan nhà nước..............................................................74
2.2. Đối với cơ quan nữ cán bộ đang công tác..................................... 76

2.3. Đối với cá nhân nữ cán bộ............................................................. 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội của mẫu nghiên cứu.........................26
Bảng 2.1. Sức khỏe của nữ cán bộ trong 3 tháng gần đây..............................31
Bảng 2.2. Những biểu hiện về mặt tâm lý khi bị stress.................................. 32
Bảng 2.3. Những biểu hiện về mặt sức khỏe thể chất khi bị stress................34
Bảng 2.4. Những biểu hiện bệnh tật khi bị stress........................................... 36
Bảng 2.5. Mức độ bị stress của nữ cán bộ...................................................... 38
Bảng 2.6. Những dấu hiệu nhận biết về stress................................................40
Bảng 2.7. Một số hệ quả khi bị stress............................................................. 41
Bảng 3.1. Đặc điểm công việc của nữ cán bộ.................................................45
Bảng 3.2. Môi trường làm việc của nữ cán bộ................................................50
Bảng 3.3. Mối quan hệ trong cơ quan của nữ cán bộ..................................... 52
Bảng 3.4. Tương quan giữa sự hòa hợp với cấp trên ảnh hưởng đến việc cấp
trên đánh giá hiệu quả công việc.....................................................................54
Bảng 3.5. Mức độ đi làm của nữ cán bộ.........................................................55
Bảng 3.6. Tương tác giữa độ tuổi và mức độ stress........................................56
Bảng 3.7. Tương tác giữa tình trạng gia đình và mức độ stress..................... 57
Bảng 3.8. Tương tác về sự hài lòng giữa mức thu nhập và mức độ stress.....57
Bảng 3.9. Vấn đề chia sẻ công việc trong gia đình của người chồng.............59
Bảng 3.10. Sự phân bố thời gian cho công việc, gia đình và bản thân...........60
Bảng 3.11. Khả năng hoàn thành công việc trong cơ quan và việc nhà.........64
Bảng 3.12. Cảm nhận của bản thân khi nữ cán bộ thực hiện vai trò lãnh đạo
trong cơ quan và thực hiện vai trò trong gia đình........................................... 65
Bảng 3.13. Các sự kiện cuộc đời xảy ra trong 03 tháng gần đây....................67

Bảng 3.14. Các giải pháp và hiệu quả mang lại của các giải pháp mà nữ cán
bộ sử dụng khi bị stress...................................................................................68


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Sức khỏe 3 tháng gần đây của nữ cán bộ................................... 31
Biểu đồ 2.2. Mức độ bị stress của nữ cán bộ.................................................. 38
Biểu đồ 2.3. Sáu dấu hiệu căng thẳng của nữ cán bộ......................................41
Biểu đồ 2.4. Một số hệ quả của stress đối với nữ cán bộ................................42
Biểu đồ 3.1. Số năm công tác tại cơ quan.......................................................47
Biểu đồ 3.2. Sự đúng hạn trong công việc của nữ cán bộ...............................48
Biểu đồ 3.3. Tính trách nhiệm cao trong công việc của nữ cán bộ.................49
Biểu đồ 3.4. Các yếu tố trong môi trường làm việc của nữ cán bộ................51
Biểu đồ 3.5. Sự hòa hợp với đồng nghiệp và cấp trên trực tiếp của nữ cán bộ
......................................................................................................................... 53
Biểu đồ 3.6. Mức độ đi làm của nữ cán bộ trong 01 tháng trở lại đây...........55
Biểu đồ 3.7. Sự phân bố thời gian cho công việc, gia đình và bản thân nữ cán
bộ lãnh đạo quản lý......................................................................................... 63
Biểu đồ 3.8. Khả năng đồng thời vừa hoàn thành việc cơ quan vừa hoàn thành
việc gia đình của nữ cán bộ.............................................................................65
Biểu đồ 3.9. Cảm nhận của nữ cán bộ lãnh đạo quản lý khi thực hiện vai trò
lãnh đạo trong cơ quan và thực hiện vai trò trong gia đình.............................66
Biểu đồ 3.10. Các sự kiện xảy ra trong 3 tháng trở lại đây của nữ cán bộ.....68


DANH SÁCH CÁC HỘP
Hộp 2.1 – Hộp 2.3: Những biểu hiện tâm lý khi bị stress
Hộp 2.4 – Hộp 2.5: Những biểu hiện về mặt sức khỏe thể chất khi bị stress
Hộp 2.6 – Hộp 2.7: Những biểu hiện bệnh tật khi bị stress
Hộp 2.8 – Hộp 2.9: Mức độ bị stress của nữ cán bộ

Hộp 2.10 – Hộp 2.11: Hệ quả khi bị stress của nữ cán bộ
Hộp 3.1 – Hộp 3.2: Mối quan hệ trong cơ quan của nữ cán bộ
Hộp 3.3 – Hộp 3.4: Vấn đề chia sẻ công việc trong gia đình
Hộp 3.5 – Hộp 3.6: Sự phân bố thời gian cho công việc, gia đình và bản
thân Hộp 3.7: Cảm nhận của nữ cán bộ khi thực hiện vai trò lãnh đạo
trong cơ quan và thực hiện vai trò trong gia đình


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật giúp thay đổi môi trường sống cũng như điều kiện
sống và làm cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao dẫn đến
việc họ phải thích nghi với lối sống hiện đại mà đôi khi làm cho con người bị
mất cân bằng về tâm lý, có những biểu hiện như rối loạn thần kinh, thất vọng
ức chế.
Bên cạnh đó, cuộc sống ngày càng khó khăn, con người phải đối mặt
với nhiều nỗi lo toan, nhiều áp lực đến từ nhiều phía, phải gánh vác quá nhiều
vai trò và trách nhiệm với công việc, với gia đình, với bản thân nên tình trạng
stress ngày càng gia tăng. Theo Hans Selye nhà tâm lý học người Mỹ đã nói:
“Chỉ có chết mới hoàn toàn thoát khỏi stress bởi vì mọi hoạt động của con
người đều liên quan đến stress”.
Phụ nữ gánh vác một nửa công việc xã hội và công việc gia đình. Sự
quá tải này dẫn đến tình trạng người phụ nữ không có nhiều thời gian thư
giãn, nghỉ ngơi… hoàn thiện bản thân. Những điều này rất dễ dẫn đến stress,
mà nếu không tự nhận ra, họ sẽ bị chìm đắm vào những muộn phiền, âu sầu
và không tự cân bằng lại được tâm lý và sẽ trở thành bệnh lý.
Mối quan hệ làm việc với đồng nghiệp trong cùng cơ quan, sự ủng hộ
tinh thần từ các đồng nghiệp, sự khuyến khích động viên của lãnh đạo cấp

trên và khả năng giải quyết vấn đề của người quản lý sẽ giúp họ tránh được
stress ở mức tối đa. Phụ nữ ngày nay, đặc biệt là phụ nữ làm công tác lãnh đạo
quản lý, hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người dân, phải giải quyết các
công việc với yêu cầu hoàn thiện cao nhất. Môi trường làm việc, công việc
trong cơ quan và việc gia đình cùng với việc phải không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, v.v… sẽ tạo ra cảm giác bị căng thẳng,
1


ức chế lâu ngày sẽ tạo ra stress.

2


Áp lực trong công việc đã khiến stress gần như trở thành một căn bệnh
gây nhiều tác hại nhất đối với nữ cán bộ. Quản lý là một hoạt động rất phức
tạp, trong những điều kiện có sự thúc ép về thời gian, gắn với trách nhiệm. Đó
chính là lý do khiến tôi muốn tìm hiểu sâu hơn qua đề tài nghiên cứu luận
văn: “Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ
trong các cơ quan hành chính”. Mục đích là để tìm ra được những nguyên
nhân chính, các tác nhân các yếu tố xã hội ảnh tạo ra tình trạng stress trong nữ
cán bộ lãnh đạo quản lý. Từ đó có những kiến nghị nhằm giúp họ vượt qua
mọi thử thách và phòng ngừa gia tăng hội chứng stress.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứ về stress từ lý thuyết cho
đến thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau.
Theo Hans Hugo Bruno Selye, người đã phổ biến từ stress trong cuốn
“The stress of life” và những nghiên cứu của ông trở thành những luận điểm
cơ bản, nền móng cho những nghiên cứu khoa học về Stress.

Vào những năm 1970 - 1980 nhiều nhà nghiên cứu đã công bố các
chương trình nghiên cứu thực nghiệm về stress nhằm tìm hiểu các mối liên hệ
giữa thay đổi trong cuộc sống và đau ốm. Nghiên cứu của Thomas Holmes và
Richard Rahe, 1976 đã lập ra một thang đo về mức độ của stress đi kèm với
các sự kiện cuộc đời gọi là thang đo sự kiện cuộc sống để tìm ra những tình
huống nào có khả năng gây ra stress nhiều nhất.
Có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của stress đối với phụ nữ, học
sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và cả những người cao tuổi. Bên cạnh đó
cũng có những bài báo, tạp chí cũng đề cập đến vấn đề stress này
Trong cuốn “Tâm lý và sức khỏe”do Đặng Phương Kiệt, 2000 chủ biên
có bài “Stress và chứng bệnh tâm thể, stress và ứng phó với stress”. Ông cho
rằng “Stress là kiểu đáp ứng riêng và chung được sinh vật tạo ra đối với các
sự


kiện kích thích làm đảo lộn thế cân bằng của sinh vật và vượt quá năng lực
ứng phó của nó”. Tác nhân gây stress là một sự kiện kích thích từ bên trong
hoặc từ bên ngoài đặt ra một yêu cầu khiến một sinh vật phải có một đáp ứng
thích nghi nào đó.
Một số trải nghiệm sự kiện gây stress lại có vẻ ít hoặc không chịu ảnh
hưởng tiêu cực trong khi những người khác lại bị suy sụp nghiêm trọng bởi
những trở ngại nho nhỏ. Sự khác biệt này có thể bắt gặp trong cách đáp ứng
của con người với stress là vì ảnh hưởng của một tác nhân gây stress vừa phụ
thuộc vào bản chất của nó lại phụ thuộc vào ý nghĩa của nó. Stress là một vấn
đề mang tính cá nhân.
Trong bài viết của Đỗ Nguyên Phương“Ảnh hưởng của yếu tố xã hội
vào quan hệ tâm thân tác động đến sức khỏe” cho biết: Stress là trạng thái
trung gian giữa các yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội và quan hệ tâm thân tổn
hại đến sức khỏe. Một số yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội được coi là tác
nhân gây ra căng thẳng tâm lý (stressor) và những tác nhân này có thể dẫn đến

một số bệnh lý thực sự của tâm thần và thể chất. Ông đã đưa ra một mô hình
nói về cơ chế gây bệnh của stress:
+ Xác định các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội nhất là sự thay đổi của
các yếu tố này được coi là tác nhân gây căng thẳng tâm lý.
+ Giải thích được vì sao một số yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội có thể
gây ra tình trạng căng thẳng tâm lý.
+ Mô tả biểu hiện quan hệ tâm thân từ sự căng thẳng tâm lý để biểu
hiện bệnh lý và ngược lại.
+ Phân tích cơ chế gây bệnh của “Sự căng thẳng tâm lý” từ quan hệ tâm
thân đến sức khỏe.
Về phân loại dựa trên hoàn cảnh có 2 trường hợp sau:
+ Sự thay đổi hoàn cảnh nhưng thích nghi không kịp.


+ Hoàn cảnh bế tắc không có phương án giải quyết
Yếu tố kinh tế - văn hóa – xã hội
Cách nhìn nhận giá trị biểu tượng
Stress
Chu kỳ nhịp sống – Cơ chế tâm thần – thần kinh – miễn dịch
Biểu hiện tâm lý

Cuốn “Khơi sáng tinh thần và giải tỏa Stress” của tác giả Mike Goerge,
2013, đưa ra 7 nhận định sai lầm của con người về stress:
Sai lầm thứ 1: Stress là một điều tự nhiên và tích cực trong cuộc sống
hiện tại.
Sai lầm thứ 2: Bạn phải trở thành bác sỹ để chuẩn đoán và chữa trị
stress. Sai lầm thứ 3: Stress là cần thiết để đạt được thành công.
Sai lầm thứ 4: Stress chỉ đơn giản là một hiện tượng tự nhiên, liên quan
đến cơ thể, chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn một chút là sẽ hết.
Sai lầm thứ 5: Thay đổi chế độ ăn uống, chạy bộ và kỳ nghỉ tốt sẽ xua

đuổi stress.
Sai lầm thứ 6: Bạn phải làm việc 14 giờ một ngày nên liên tục chịu đựng
stress.
Sai lầm thứ 7: Những người khác, các sự kiện tình huống trong cuộc sống
đều phải chịu trách nhiệm về tình trạng stress của bạn.
Trong cuốn “Kỹ năng cho tuổi vị thành niên” có bài “Làm chủ cảm
xúc và quản lý Stress” (Nguyễn Thị Oanh, 2005) cho rằng, trước kia, ít ai biết
stress là gì, ngày nay ai cũng nhắc tới nó. Stress chẳng qua là một áp lực làm
cho cuộc sống ngày càng dồn dập. Theo nghĩa tích cực đó là một thách thức,
một kích


thích để ta cố gắng lên, làm tốt hơn, nhận trách nhiệm lớn hơn để đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống.
Tuy nhiên nếu những gì đòi hỏi ở ta quá lớn vượt quá khả năng của ta
thì ta bị stress và đè nặng lên đời sống tinh thần cũng như thể chất của ta. Khi
bị stress chúng ta không làm được những công việc thật sự chất lượng, chúng
ta mệt mỏi, chán nản mà nhiều khi không nhận ra đó là stress.
Trong trang Web của Tuổi Trẻ online có bài “Stress đối với phụ nữ
công sở” (Trần Thu Hương, 2004) có nêu lên những nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến stress khi phụ nữ làm ở công ty nhất là nữ nhân viên văn phòng: Thứ
nhất: là nguyên nhân từ nghề nghiệp. Nữ nhân viên văn phòng hàng ngày
trong 8 giờ làm việc phải giải quyết những công việc ổn định, đơn điệu từ
năm này qua năm khác, ít có biến động. Bên cạnh đó là môi trường làm việc
khép kín,dù đầy đủ tiện nghi, nhưng thiếu không khí… dễ tạo ra cái gọi là hội
chứng văn phòng. Sắp xếp công việc một cách khoa học để vừa làm tốt công
việc một cách chủ động là một việc hoàn toàn không đơn giản. Thông thường
stress bắt nguồn từ những mong muốn không thực hiện được, từ tâm lý bắt
mình phải hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Các nhà nghiên cứu cho
rằng từ “phải” là nguồn gốc của stress. Thứ hai, là nguyên nhân từ cuộc sống

gia đình. Người phụ nữ luôn đóng vai trò “nội trợ”. Họ gánh vác một nửa
công việc xã hội lại mang trên vai gánh nặng các công việc gia đình và dường
như không được sự giúp đỡ của người chồng. Sự quá tải này dẫn đến tình
trạng phụ nữ không còn thời gian nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sắc đẹp và
hoàn thiện bản thân. Nếu không tự nhận ra tình trạng này, đắm chìm vào
những lo âu, sầu muộn và không tự cân bằng lại được sẽ trở thành bệnh lý.
Trong cuốn “Stress và đời sống” (Đặng Phương Kiệt, 1998) cho biết
các yếu tố tác động đến cuộc sống của con người thông qua gia đình, môi
trường làm việc, những sự kiện và những biến động xảy ra trong cuộc đời làm
cho cá


nhân trong xã hội bị stress. Sau đó là những chiến lược giúp cá nhân vượt qua
khi đối phó với stress. Họ đưa ra các phản ứng của cá nhân đối với stress như
những phản ứng khẩn cấp, những phản ứng về mặt tâm lý, để đối phó với
stress như chiến lược sơ cấp và chiến lược thứ cấp.
Theo một thống kê tại Mỹ gần đây cho thấy có hơn 50% trong số 550
triệu ngày nghỉ việc của người Mỹ mỗi năm là do stress, gần 50% công nhân
có triệu chứng kiệt quệ sức lực cả tinh thần lẫn thể chất. Chi phí do ảnh hưởng
của stress từ công việc là 300 tỉ USD/ năm (nghỉ việc, giảm năng suất, khám
bệnh …). Đặc biệt thống kê cho thấy có 60% đến 80% tai nạn nghề nghiệp là
do stress mà ra. (Báo Mới, 2018). Đây là con số đáng báo động và cần được
quan tâm để điều chỉnh, cân bằng, giảm bớt áp lực từ stress do công việc gây ra.
Tuy nhiên theo một cách nghĩ tích cực thì stress ở mức độ nhất định
cũng là một dạng động lực để bạn có thể hoàn thành xuất sắc công việc bằng
tất cả khả năng của mình. Chỉ cần biết cách cân bằng, kiểm soát và làm mọi
thứ đi đúng quỹ đạo thì stress cũng có thể là động lực thúc đẩy và gia tăng
cảm hứng trong quá trình làm việc.
Theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần Trung ương trong năm
2016, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc chứng bệnh rối loạn tâm thần và

khoảng 25% trong số đó mắc bệnh trầm cảm. Với dân số gần 100 triệu dân số
người mắc trầm cảm khoảng 7 triệu người, (Báo Tiền Phong, 2018) Trong khi
đó, năm 2015 theo thống kê của World Health Organization (WHO) có 3,6
triệu người Việt Nam bị trầm cảm, và nó xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ
biến nhất là độ tuổi từ 18 đến 45 và phụ nữ là người bệnh nhiều hơn nam giới.
Các thống kê dịch tễ học về sức khỏe tâm thần của Tổ chức y tế thế giới cho
thấy các rối loạn liên quan đến stress đang ngày càng gia tăng, tỷ lệ chung
trong dân số có thể từ 5 – 10% và có nhiều nơi tứ 15 – 20% dân số (Báo Mới,
2018). Riêng ở Việt Nam, theo thống kê cả Bộ Y tế trong năm 2017 có
khoảng 15% dân số


mắc các rối loạn về tâm thần phổ biến liên quan đến stress, 3 triệu người bị rối
loạn tâm thần nặng. Chỉ tính riêng 10 loại bệnh tâm thần thường gặp nhất
như: trầm cảm, động kinh, rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt… đã có hơn 13
triệu người mắc phải, trong đó có 40% bệnh nhân ở độ tuổi dưới 30. Tỷ lệ
vướng phải stress ở phụ nữ là rất nhiều, ở mọi lứa tuổi, mọi giai đoạn. Mỗi
giai đoạn, người phụ nữ chịu stress ở mức độ khác nhau…
Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về vấn đề stress và cũng đã chỉ ra
rằng ở mỗi ngành nghề khác nhau yếu tố nguy cơ và mức độ stress cũng khác
nhau. Có rất nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân dẫn đến stress nghề
nghiệp như: cơ cấu tổ chức lao động, điều kiện lao động, mức độ của người
lao động mà còn ảnh hưởng tới các đối tượng cùng tương tác với họ.
Mô hình hệ thống về stress của PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ (Viện tâm
lý thực hành, 2009)

SỰ KIỆN KÍCH
THÍCH
- Có thể đoán trước
- Thời điểm - khác


KHƠI GỢI CẢM XÚC
Sợ - giận dữ - Trầm cảm - khác

-

Từ những công trình nghiên

ĐÁNH GIÁ KÍCH THÍCH
Đe dọa, nguy hại, thách thức, mất mát.
ĐÁNH GIÁ CHỐNG ĐỠ
- Đáp ứng có sẵn và hiệu quả

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CON
NGƯỜI
cứu nêu -trSêựnpchóó tthháểcc–

hNo itềhmấytinrằ–nkgháccác đề tài nghiên cứu về stress, đặc biệt là stress đối
với phụ nữ hiện nay vẫn còn là một lĩnh vực khá mới. Trong các tài liệu này
chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về vấn đề stress, những ảnh hưởng của các
yếu tố xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ lãnh đạo quản lý tại các cơ
quan hành chính nhà nước. Với lý do đó mà tôi chọn đề tài này nhằm bổ


sung thêm kiến thức lý luận và thực tiễnvề


những ảnh hưởng xã hội đến tình trạng stress của nữ cán bộ, và đưa ra những
kiến nghị nhằm hạn chế tình trạng này trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu tổng quát
- Tìm hiểu rõ thực trạng bị stress và các tác nhân, yếu tố xã hội ảnh

hưởng đến tình trạng stress của nữ cán bộ tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng stress của nữ cán bộ lãnh đạo quản lý trong công việc.
- Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội (công việc và gia đình) tới tình trạng

stress đến gia đình và bản thân họ
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách liên quan đến các tác nhân, yếu

tố xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến tình trạng stress của nữ cán bộ
4.2. Khách thể nghiên cứu

Nữ cán bộ (gồm cấp ủy Đảng, trưởng, phó các ban ngành đoàn thể từ
cấp Phường đến Quận)
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Quận 10
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2018

đến tháng 02 năm 2019.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu về thực trạng stress và những yếu tố xã

hội ảnh hưởng đến tình trạng stress của nữ cán bộ trong cơ quan hành chính
nhà nước tại Quận 10.
5. Phương pháp nghiên cứu



- Nghiên cứu tư liệu: Các tài liệu được thu thập và chọn lọc từ các

nguồn: Thư viện tổng hợp Quốc gia, thư viện trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh, thư viện của trung tâm nghiên cứu công tác xã hội, văn phòng
Khoa xã hội học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ
Chí Minh.
- Nghiên cứu định lượng: Điều tra bằng bảng hỏi 150 cán bộ nữ với các

nội dung:
+ Đặc điểm nhân khẩu - xã hội cá nhân và gia đình.
+ Đặc điểm công việc và môi trường làm việc
+ Thực trạng stress (biểu hiện, mức độ, nhận biết và sự ảnh hưởng)
+ Các yếu tố xã hội (quan hệ xã hội nơi làm việc, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ và mối quan hệ trong gia đình)
+ Các phương thức đối phó và hiệu quả mang lại cho nữ cán bộ khi họ
bị stress.
- Nghiên cứu định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu (10 trường hợp gồm 5

cấp Quận và 5 cấp Phường). Mục đích là trả lời cho các câu hỏi “như thế
nào?” và “tại sao?” đối với tình trạng stress của nữ cán bộ.
- Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý

thống kê số liệu định lượng thu thập được.
- Cách chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Đề tài

chọn là nữ cán bộ (Trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, Đảng viên trong cấp
ủy Đảng từ cấp Phường đến Quận).
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng bị stress của nữ cán bộ Quận 10 là như thế nào?

- Những tác nhân xã hội gây ra stress cho nữ cán bộ là gì?
- Có thể có những khuyến nghị gì đối với các yếu tố xã hội để cải thiện

những tình trạng stress của nữ cán bộ.
5.2. Giả thuyết nghiên cứu


5.3.
- Nữ cán bộ gặp phải trình trạng stress do áp lực từ công việc trong cơ
quan và công việc gia đình do đảm nhận nhiều vai trò trong cùng một thời điểm.
- Môi trường làm việc, mối quan hệ trong gia đình, việc cân bằng thời

gian cho việc tại cơ quan và việc cho gia đình làm cho nữ cán bộ gặp phải
stress thường xuyên.
- Việc tạo ra khoảng không gian làm việc, thư giãn, vui chơi giải trí, sự

thông cảm và đồng thuận của cấp trên, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia
đình giúp nữ cán bộ giải tỏa được căng thẳng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Khái quát quan điểm về stress nói chung và stress của nữ cán bộ nói

riêng, làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu trong xã hội học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp kết quả thực tế về việc nhận biết thực trạng và các

yếu tố xã hội ảnh hưởng gây ra tình trạng stress của nữ cán bộ. Từ đó các cấp
lãnh đạo, cơ quan chức năng có liên quan sẽ nắm được thực trạng vấn đè này
và đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của stress
đến công việc và cuộc sống của nữ cán bộ.

6.3. Khung nghiên cứu

Các yếu tố xã hội

Môi trường làm việc:
Đặc điểm công việc
Môi trường làm việc
Mối quan hệ trong cơ quan
Các yếu tố cá nhân

Quan hệ gia đình và cộng đồng:
Chia sẻ trong việc gia đình
Mối quan hệ giữa công việc, gia đình và cá nhân
Việc thực hiện vai trò trong công việc cơ quan và việc gia đình
Các sự kiện trong cuộc đời (3 tháng trở lại đây)

10
STRESS

Thực trạng


7. Kết cấu của luận văn

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng stress của nữ cán bộ.
Chương 3: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng/ gây ra stress trong nữ cán bộ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

PHẦN PHỤ LỤC
Bảng câu hỏi
Tài liệu tham khảo

1


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Stress

Theo các nhà tâm lý thì stress là một hình thái của sự mệt mỏi khó chịu
khiến người mắc phải cảm thấy như bị hụt hơi. Stress là sự căng thẳng sức ép
đặc biệt tác động lên cơ thể có xu hướng gây căng thẳng hoặc làm biến dạng
nó đi (Theo tân từ điển Webster)
Stress theo từ điển tiếng Anh gốc Latinh nghĩa nguyên thủy là nỗi đau,
sự thử thách, tai họa, stress là tổng hợp các phản ứng tâm sinh lý của cơ thể
trước các yếu tố bên ngoài đòi hỏi sự thích nghi của cơ thể.
Theo J. Delay định nghĩa: “Stress là trạng thái căng thẳng cấp diễn của
cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình
huống đang đe dọa”.
Theo Charmaine Sauders định nghĩa: “Stress là trạng thái quá căng
thẳng của tinh thần. Căng thẳng là một áp lực từ bên ngoài do chúng ta cảm
thấy quá bận rộn, mệt mỏi, vội vã hoặc căng thẳng bên trong do chúng ta tạo
ra”.
Theo Nguyễn Thành Khải, 2001, “Stress là trạng thái căng thẳng về
tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như
trong cuộc sống”.

Các áp lực bên ngoài (áp lực công việc, gánh nặng công việc) được xem
như là áp lực tác động đến cá nhân và nó gây ra căng thẳng. (Hinkle, 1973).
Trong luận văn này, stress là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý mà
con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống.


1.1.1.2. Cán bộ lãnh đạo - quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở Quận, Huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
(Điều 4, Luật cán bộ công chức năm 2008).
Cán bộ phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ
chức chính trị xã hội, công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển
dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp
xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Điều 4, Luật cán
bộ công chức năm 2008).
Cán bộ lãnh đạo: Là người phải có những tố chất và tầm nhìn chiến
lược, coi trọng đại cục, tư duy tổng hợp. Điều hành công việc như một bộ
môn nghệ thuật, thường đảm nhận những vai trò trung gian, mọi việc phải
hoàn hảo, phù hợp, hiệu quả. Là người mấu chốt gắn kết tình cảm của tập thể,
người phát biểu trong cơ quan. (Nguyễn Thành Khải, 2001)
Cán bộ quản lý: Là người có tính chiến thuật, quán xuyến cục bộ và có
tính chuyên môn cao, được đào tạo, có kỹ năng, nhiều kinh nghiệm thực tiễn
và là người giám sát trực tiếp. Làm việc để mang lại hiệu quả, phù hợp, tận
dụng mọi kỹ năng để giải quyết mọi khó khăn. Người quản lý phải có tính

khách quan, công bằng, lãnh đạm, lo lắng mọi mặt cho các hoạt động của tập
thể. (Nguyễn Thành Khải, 2001)
Nữ cán bộ tại Quận 10 trong luận văn này bao gồm những nữ cán bộ
chủ chốt làm công tác cấp trưởng, phó các ban ngành đoàn thể, trưởng, phó
các phòng ban, nữ cán bộ trong cấp ủy Đảng từ cấp Phường đến cấp Quận.


1.1.2. Các tác nhân gây Stress (Stressors)

Tác nhân gây stress rất đa dạng và phong phú, bao gồm những ảnh
hưởng bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra stress được gọi
là tác nhân gây stress.
Hans Selye, 1956 đã đưa ra chuỗi sự kiện mà ở đó cơ thể phản hồi và
đáp ứng các tác nhân gây ra stress và ông gọi đây là hội chứng GAS hay là
hội chứng thích nghi tổng quát, bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn phản ứng – báo động: Trong giai đoạn này, cơ

thể sẽ cảnh giác kích thích có hại từ môi trường xung quanh.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn phản kháng – thích nghi: Trong giai đoạn này

thì cơ thể đã đối phó thành công với các tác nhân gây stress và đã có kinh
nghiệm đối phó với stress.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn cạn kiệt – mệt mỏi: Trong giai đoạn này cơ thể

không thể đối phó trước sự tấn công liên tục của các tác nhân gây stress, cơ
thể không có khả năng phục hồi và thích nghi.

Trong luận văn này chỉ tập trung vào các tác nhân xã hội bao gồm các
yếu tố liên quan đến việc làm, mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc, môi trường
làm việc và các quan hệ trong gia đình và cộng đồng.

1.1.3. Đo lường các khái niệm


×