Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Một số giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phẩn thương mại và sản xuất TPC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 97 trang )

.BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN
THƢƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TPC

SINH VIÊN THỰCHIỆN

: TRƢƠNGLỆQUYÊN

MÃSINHVIÊN

:A19747

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINHDOANH

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN
THƢƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TPC

Giáo viênhƣớngdẫn

: Ths. LêHuyềnTrang

Sinh viênthực hiện

: TrƣơngLệQuyên Mã

sinhviên

:A19747

Ngành

: Quản trị kinhdoanh

HÀ NỘI – 2015


Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Trường Đại học

Thăng Long, các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt bốn năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm
ơn cô giáo Lê Huyền Trang, người đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty Thương
mại và Sản xuất TPC đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại Công ty,
được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc, giúp em có thêm hiểu biết về văn hóa doanh
nghiệp của Công ty trong suốt quá trình thựctập.
Mặc dù em đã cố gắng để có thể thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất,
song do những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, cũng như thời gian thực tập tại
Công ty có hạn nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự
đóng góp của các thầy cô và các anh chị trong Công ty để khóa luận được hoàn thiện
hơn. Đó cũng sẽ là hành trang quý giá giúp em hoàn thiện kiến thức củamình.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn Th.s Lê Huyền Trang và không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là
có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên

Trương Lệ Quyên

Thang Long University Library


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG1.CƠSỞLÝLUẬNVỀVĂNHÓADOANHNGHIỆP................................ 1
1.1. Khái niệm văn hóadoanh nghiệp............................................................................ 1
1.1.1. Vănhóa................................................................................................................. 1
1.1.2. Văn hóadoanhnghiệp........................................................................................... 2
1.2. Các biểu hiện của văn hóadoanhnghiệp................................................................ 3
1.2.1. Cấp độ một (Biểu tượng trực quan): Các quá trình và cấu trúchữuhình..........4
1.2.2. Cấp độ hai (Biểu tượng phi trực quan): Các giá trị được tuyên bố và những
quanniệmchung
12
1.3. Vai trò của nâng cao văn hóadoanhnghiệp.......................................................... 15
1.3.1. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bềnvững15
1.3.2. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp thực
hiện sứ mệnhcủamình
16
1.3.3. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tạo nên nét riêng cho doanh nghiệp, giúp
phân biệt doanh nghiệp này với doanhnghiệpkhác
16
1.3.4. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn
doanhnghiệp
17
1.3.5. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới vàsángchế...........17
1.3.6. Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tạo sức cạnh tranh trênthịtrường................. 17
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng văn hóadoanhnghiệp.................................................... 18
1.4.1. Các yếu tố bên ngoàidoanhnghiệp...................................................................... 18
1.4.2. Yếu tố bên trongdoanhnghiệp............................................................................. 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG TY
CỔPHẦNTHƢƠNGMẠIVÀSẢNXUẤTTPC........................................................24
2.1.................................................................................................................. Khá
iquátchungvềCôngtyCổphầnThƣơngmạivàsảnxuấtTPC..................................24

2.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Thương mại và SảnxuấtTPC.................24
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản
xuấtTPC
24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất
TPC 26


2.1.4............................................................................................................................... Tìn
h hình lao động tại Công ty Cổ phần Thương mại và SảnxuấtTPC...................31
2.1.5. TìnhhìnhhoạtđộngsảnxuấtkinhdoanhtạiCôngtyCổphầnThươngmại
và SảnxuấtTPC.............................................................................................................32


2.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần Thƣơng mại và
SảnxuấtTPC.................................................................................................................. 33
2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thương
mại và SảnxuấtTPC
33
2.2.2............................................................................................................................... T
hực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuấtTPC
35
2.3. Đánh giá chung về những kết quả và tồn tại trong hoạt động văn hóa doanh
nghiệptạiCôngtyCổphầnThƣơngmạivàSảnxuấtTPC................................................58
2.3.1. Những kết quả về văn hóa doanh nghiệp mà Công ty đãđạtđược.....................58
2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Thương mại và SảnxuấtTPC
59
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VĂN HÓA DOANH
NGHIỆPTẠICÔNGTYCỔPHẦNTHƢƠNGMẠIVÀSẢNXUẤTTPC................61

3.1. Định hƣớng phát triển văn hóadoanhnghiệp......................................................61
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và SảnxuấtTPC......................................................................................62
3.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ
phần Thương mại và Sảnxuất TPC
62
3.2.2. Nội dung giải pháp nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Thương mại và SảnxuấtTPC
63
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thang Long University Library


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệuviếttắt

Tên đầyđủ

CBCNV

Cán bộ công nhânviên

DN

Doanhnghiệp

HĐQT


Hội đồng quảntrị

TNHH

Trách nhiệm hữuhạn

VN

Vănhóa

VHDN

Văn hóa doanhnghiệp


MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độhọcvấn..........................................................31
Bảng 2.2. Bảng kết quả kinh doanh củaCôngty...........................................................32
Bảng 2.3. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thương mại
và Sảnxuất TPC...........................................................................................................36
Bảng 2.4. Các văn bảnnộibộ........................................................................................39
Hình 1.1. Các cấp độ của văn hóadoanhnghiệp.............................................................3
Hình 2.1. Trụ sở chính Công ty Cổ phần Thương mại và Sảnxuất TPC.......................37
Hình 2.2. Quầy lễ tân tạitầng1.....................................................................................37
Hình 2.3. Phòng làm việc của nhân viên tại tầng 2 vàtầng 3........................................38
Hình 2.4. Phòng họptầng4...........................................................................................38
Hình 2.5. Lễ kỷ niệm thành lậpCôngty........................................................................41
Hình 2.6. Quá trình chấm điểm trong cuộc thi nấu ănnăm2014...................................42
Hình 2.7. Lễ tuyên dươngnăm2014.............................................................................42

Hình 2.8. Website củaCôngty.......................................................................................44
Hình 2.9. Nhân viên trongCông ty...............................................................................45
Hình 2.10. Đồng phục và mũ của nhân viên thuộc bộ phận sản xuất,xâydựng............45
Hình 2.11. Thẻnhânviên...............................................................................................46
Hình 2.12. Logo Công ty.............................................................................................47
Hình 2.13. Hoạt động thể thao tại côngtrình Ditech.....................................................48
Hình 2.14. Buổi sinh nhật của nhân viên phòng tài chính –kếtoán..............................55
Hình 3.1. Đồng phục nhân viênvănphòng....................................................................65
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Thương mại và SảnxuấtTPC..................26

Thang Long University Library


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đềtài
Toàn cầu hoá và xu thế hội nhập không còn đặt ra cho các quốc gia câu hỏi: Hội
nhập hay chấp nhận đứng ngoài lề và lụi bại. Ngày nay, câu hỏi đó đã chuyển sang
một cấp độ cao hơn: Làm thế nào để hội nhập thành công? Bởi vì, hầu như tất cả các
quốc gia đều mong muốn được hoà chung trong xu thế phát triển của thế giới. Nhưng
không phải quốc gia nào, đặc biệt là những nước đang phát triển, cũng nhanh chóng
xác định được cho mình cách thức và đường hướng hội nhập đúng đắn. Để làm được
điều này, cần nắm bắt được những yếu tố cơ bản trong xu thế chung của thời đại,
không chỉ về chính trị, kinh tế hay khoa học kỹ thuật mà còn là vấn đề nhận thức, VH
và sự phát triển trong hệ tư tưởng của toàn xãhội.
Nền kinh tế thế giới đang tiến dần lên tầm cao mới của kinh tế tri thức, ở đó VH
kinh doanh được đặc biệt coi trọng. Xu thế mới tạo nên một sân chơi mới, với những
luật lệ mới và những thành viên có thể đáp ứng được luật chơi. Đó sẽ là những doanh
nghiệp đã xây dựng được văn hóa đủ mạnh, để hoà nhập cùng các thành viên khác và
có được bước đi bền vững cho mình.
Văn hoá doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của DN nói

riêng và của nền kinh tế nói chung. Có thể nói, VHDN là một tài sản vô hình, một vũ
khí cạnh tranh sắc bén của nhiều DN. Một nền VH tốt sẽ giúp gắn kết các thành viên
trong DN; tăng độ chắc chắn và giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh; điều phối và
kiểm soát các hoạt động của DN; khơi dậy niềm tự hào DN và thúc đẩy khả năng làm
việc, sáng tạo của các nhân viên. Nói tóm lại, VHDN là chìa khoá cho sự phát triển và
trường tồn của các DN. Chính vì thế, xây dựng và phát triển VHDN đang trở thành
một xu hướng lớn trên thế giới, và được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều tập đoàn
kinh tế hùngmạnh.
Trong khi đó, ở Việt Nam, VHDN vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ.
Thực tế cho thấy, hầu hết các DN nước ta vẫn chưa có sự nhận thức đúng đắn về
VHDN, chưa thấy được sức mạnh của VHDN như một lợi thế cạnh tranh vững chắc
cho DN. Do đó, không những không đáp ứng được VH kinh doanh của các bạn hàng
nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam còn bị chính những vật cản vô hình của một
VHDN thiếu hoàn thiện đẩy vào thế bị động ngay trên thị trường nộiđịa.
Từ những lập luận trên, em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu "Một số
giảiphápnângcaovănhóadoanhnghiệptạiCôngtyCổphầnthươngmạivàSản


xuất TPC", với hy vọng sẽ nâng cao hiểu biết cho mình và DN về VHDN và tầm quan
trọng của VHDN để từ đó có những nhận thức mới và đầu tư thích đáng cho việc xây
dựng và phát triển VHDN trong tiến trình hội nhập. Có như vậy, năng lực cạnh tranh
của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất TPC nói riêng và các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung mới được nâng cao, uy tín và vị thế của Việt Nam ngày càng được
củng cố trên trường quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu
-

Mục đích nghiêncứu:

Nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất TPC.

-

Nhiệm vụ nghiêncứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về VHDN như các yếu tố cấu thành và các nhân
tố ảnh hưởng tớiVHDN,…
+ Đánh giá thực trạng VHDN tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất TPC.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao VHDN tại Công ty Cổ phần Thương mại và
Sản xuất TPC trong tiến trình hội nhập kinhtế.
3. Đốitƣợngvàphạmvinghiêncứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đềtài:

Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất TPC.
-

Phạm vi nghiên cứu của đềtài:
+ Phạm vi không gian là Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất TPC
+ Phạm vi thời gian là từ năm 2012 đến hiện nay.

4. Phƣơngphápnghiêncứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin (thông qua sách báo, các giáo
trình, luận văn,…), phương pháp phân tích - tổng hợp, hệ thống, mô tả và khái quát,
phương pháp đối chiếu – so sánh để phục vụ mục đích nghiên cứu.
5. Bố cục của đềtài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp trong Công ty Cổ phần
Thƣơng mại và Sản xuất TPC

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp trong
Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Sản xuất TPC

Thang Long University Library


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm văn hóa doanhnghiệp
1.1.1. Vănhóa
Văn hóa là một trong những lĩnh vực gắn với đời sống của nhân loại, là đặc
trưng riêng của con người. Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 400 - 500 định nghĩa
khác nhau về văn hóa. Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng
hay hẹp khác nhau, trong khi văn hóa là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức
tạp. Mặt khác, cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn
hóa có tính chất lịch sử phát triển xuyên suốt lịch sử loại người.Trong quá trình lịch sử
đó nội dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo. Sau đây là một số khái niệm
về vănhóa.
Từ thế kỷ XIX (năm 1871) Edward Burrwett Tylor, một nhà nhân chủng học đã
đưa ra một định nghĩa cổ điển, theo đó văn hoá bao gồm mọi năng lực và thói quen,
tập quán của con người với tư cách là thành viên của xã hội. Với định nghĩa đó, văn
hoá bao gồm ngôn ngữ, tư tưởng, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, nghi thức, qui tắc,
thể chế, chuẩn mực, công cụ, kỹ thuật, công trình nghệ thuật (hội hoạ, điêu khắc, kiến
trúc) và những yếu tố khác có liên quan đến con người, đây là các khía cạnh của văn
hóa tinh thần. Tuy nhiên định nghĩa này lại ít qua tâm đến văn hóa vật chất, một bộ
phận khá quan trọng trong kho tàng văn hóa nhânloại.
Khái niệm tiếp theo được được hiểu một cách dễ dàng hơn với bản chất của văn
hóađượccộngđồngquốctếchấpnhậntạihộinghịliênchínhphủvềcácchínhsáchvăn hóa năm
1970 tại Viense do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) phát triển “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động

mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá
khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành
một hệ sống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng
dântộckhẳngđịnhbảnsắcriêngcủamình”.Địnhnghĩanàyđãnêukháđầyđủcáckhía
cạnhcủaVHDNvàhiệnnayđangđượcsửdụngmộtcáchphổbiếntrênthếgiới.
Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thường sử dụng định nghĩa văn hóa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ
1


thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.Với cách hiểu
này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Như vậy, ta có thể hiểu văn hóa toàn bộ những hoạt động tinh thần của con
người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục tập quán; thói quen và cách ứng xử,
ngôn ngữ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời); các giá trị và thái độ;
các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo; giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách
thức tổ chức xã hội.
1.1.2. Văn hóa doanhnghiệp
Vănhóadoanhnghiệplàquanniệmđượcquantâmnhiềutrongthờigiangầnđây
nhưngvẫncónhiềucáchkhácnhauđểđịnhnghĩavănhóadoanhnghiệp.Đólàvìnóbị

ảnh

hưởng bởi các yếu tố như ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, lịch sử hình
thànhcủacôngty,…Dướiđâylàmộtsốcáchđịnhnghĩavềvănhóadoanhnghiệp:
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization): “Văn
hoá doanh nghiệp là một tập hợp các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền
thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ

chức đãbiết”.
Hay theo Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa
và nhỏ: “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,
nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu
xa của doanh nghiệp”.
Tuy nhiên định nghĩa phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là định nghĩa
của chuyên gia nghiên cứu các tổ chức kinh tế Edgar Schein: “Văn hóa công ty là tổng
hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh”.
Định nghĩa này vừa ngắn gọn vừa phản ánh bản chất lẫn quá trình hình thành của văn
hóa doanhnghiệp.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp: là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật
chất, quy định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp hướng tới những giá trị tốt đẹp tạo nét riêng độc đáo, đồng thời là sức
mạnh lâu bền của doanh nghiệp thể hiện qua sức mạnh sản phẩm của doanh nghiệp
trên thươngtrường.
2

Thang Long University Library


VHDN tạo nên hình tượng hay biểu tượng của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng
xây dựng nên những nét tính cách, phong thái riêng rất dễ nhận ra của các thành viên
của doanh nghiệp ở trong xã hội.
1.2. Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị của doanh nghiệp song nó không
chỉ bao hàm những yếu tố vô hình khó nhận biết mà còn bao hàm những yếu tố hữu
hình dễ nhận biết, thể hiện rõ chẳng những qua hành vi kinh doanh giao tiếp của cán
bộ công nhân viên mà còn qua cả mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung, chất lượng của
hàng hóa, dịch vụ của doanhnghiệp.

Theo Edgar H. Schein, văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành hai cấp độ khác
nhau. Thuật ngữ “cấp độ” dùng để chỉ mức độ có thể cảm nhận được của các giá trị
văn hoá doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình và vô hình, tính trực quan và
phi trực quan trong biểu hiện các giá trị văn hoá đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ
hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ
và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoáđó.
Hình 1.1. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp
Những quá trình và

Cấp độ thứ nhất

cấu trúc hữu hình

(hữu hình)

của doanh nghiệp

Những giá trị được chấp nhận

Cấp độ thứ hai
(vô hình)
Những quan niệm
chung
(Nguồn: Giáo trình văn hóa kinh doanh – Chủ biên: PGS. TS. Dương Thị Liễu)
3


1.2.1. Cấp độ một (Biểu tượng trực quan): Các quá trình và cấu trúc hữuhình
Đây là những biểu hiện trực quan giúp con người dễ dàng nhìn nhấy, nghe thấy,
sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được

ngay từ lần gặp đầu tiên.
Đặc trưng cơ bản của cấp độ văn hóa này là dễ nhận biết, dễ cảm nhận, ta có thể
nhận thấy ngay trong lần đầu tiên tiếp xúc thông qua các yếu tố như vật kiến trúc, cách
bài trí, đồng phục,…, tạo ấn tượng cho khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. Cấp
độ văn hóa này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất công việc,
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Tuy nhiên, cấp
độ văn hóa này lại dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ, sâu sắc văn hóa doanh nghiệp
cũng như các giá trị bên trong của doanh nghiệp. Các giá trị hữu hình này không tác
động đến tư duy, hành vi của nhân viên và hiệu quả hoạt động kinhdoanh.
Cấp độ 1 bao gồm các biểu hiện sau:
-

Kiến trúc của doanhnghiệp

-

Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanhnghiệp

-

Hệ thống các văn bản quy định của doanhnghiệp

-

Các lễ nghi và lễhội

-

Biểu tượng, logo, khẩu hiệu, ngônngữ


-

Những huyền thoại, câu chuyện về doanhnghiệp

-

Đồng phục trong doanhnghiệp

-

Ấn phẩm điểnhình

-

Thái độ, cung cách ứng xử của các thànhviên

1.2.1.1 Kiến trúc của doanhnghiệp
Mỗi doanh nghiệp ngay từ khi thành lập đã xác định cho mình một địa điểm để
làm trụ sở làm việc. Dù là của riêng mình hay đi thuê/ mượn thì trụ sở làm việc đều
mang phong cách riêng của từng doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn, có trụ sở
riêng thì có thể thể hiện qua kiến trúc ngoại thất bên ngoài toà nhà, màu sắc, trang trí,
cách bố trí tiền sảnh,…Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn, họ có thể thuê một
diện tích phù hợp trong các tòa nhà văn phòng thì kiến trúc của doanh nghiệp chủ yếu
được thể hiện qua cách bố trí bàn ghế, thiết bị làm việc,…

4

Thang Long University Library



Những kiến trúc đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp gồm kiến trúc ngoại thất
và kiến trúc nội thất công sở.
Phần lớn những công ty thành đạt hoặc phát triển muốn gây ấn tượng đối với
mọi người về sự thành công, sự khác biệt và sức mạnh của họ bằng những công trình
đồ sộ. Những công trình này được sử dụng như biểu tượng và hình ảnh của tổ chức.
Các công trình này rất được các doanh nghiệp chú trọng như một cách để thể hiện tính
cách đặc trưng của doanh nghiệp.
Những thiết kế nội thất cũng được các doanh nghiệp rất quan tâm. Những vấn
đề như tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trưng, thiết kế nội thất:
mặt bằng, quầy, bàn ghế, phòng, giá để hàng,…và ngay cả những chi tiết nhỏ như vị
trí công tắc điện, thiết bị phục vụ công việc đều được sử dụng để tạo ấn tượng thân
quen, thiện chí và hấpdẫn.
Sở dĩ thiết kế nội thất rất được các doanh nghiệp quan tâm là do:
- Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về
phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện côngviệc.
- Công trình kiến trúc có thể được coi là biểu tượng, một ý nghĩa của doanh
nghiệp.
- Kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược
của doanhnghiệp.
- Công trình kiến trúc trở thành một bộ phận hữu cơ trong các sản phẩm của
doanhnghiệp
- Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với
sự ra đời và trưởng thành của doanh nghiệp và các thế hệ nhânviên.
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức các phòng ban của doanhnghiệp
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá ở trình độ nhất định, được trao các
trách nhiệm và quyền hạn cụ thể và được bố trí theo mô hình quản trị thích hợp nhằm
thực hiện các nhiệm vụ quản trị với hao phí nguồn lực ít nhất.
Cơ cấu tổ chức được coi là phần cứng của tổ chức còn VHDN được coi là phần
mềm và nó hoạt động được dựa trên nền tảng là phần cứng đó. Tổ chức cần phải thích

nghi với môi trường để tồn tại và phát triển vì thế nó cần xây dựng cho mình một cơ
5


cấu tổ chức phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để xây dựng được một cơ cấu phù
hợp cần phải xem xét đến hai khía cạnh cơ bản sau:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức phải thích nghi với môi trường bên ngoài và phải phù
hợp với môi trường bên trong của DN: đặc điểm nguồn nhân lực, công nghệ cũng như
các nguồn lực khác của tổ chức.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức phải phối hợp hoạt động của các bộ phận của từng cá
nhân trong tổ chức bằng cách hướng các cá nhân theo mục tiêu chung của tổ chức đó
chính là nền tảng của tổ chức.
Để làm được điều đó cần phải có hệ thống phân quyền và quản lý của tổ chức
nhằm trả lời được câu hỏi: ai là người lãnh đạo điều hành tổ chức? cơ cấu sẽ bao gồm
bao nhiêu cấp quản lý? Làm thế nào để phối hợp các nhiệm vụ với công việc, giữa các
cá nhân khác nhau với nhau để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Việc
trả lời các câu hỏi đó chính là đã định hình được văn hóa của tổ chức, các giá trị,
chuẩn mực, niềm tin… phụ thuộc vào ai là người điều hành tổ chức và cách mà cơ cấu
tổ chức đó vậnhành.
1.2.1.3 Hệ thống các văn bản quy định của doanhnghiệp
Hệ thống các văn bản quy định của doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ pháp lý,
quan hệ quản lý và quan hệ lao động trong nội bộ doanh nghiệp hoặc quan hệ của
doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác. Văn bản nội bộ doanh nghiệp gồm các loại
chính như:
- Điều lệ doanhnghiệp
- Thỏa ước lao động tậpthể
- Nội quy laođộng
- Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên, Đại Hội đồng cổ đông,HĐQT
- Quy chế hoạt động của ban điềuhành
- Quy chế tài chính doanhnghiệp

- Quy chế bảo mật thông tin kinhdoanh
- Hợp đồng laođộng
- Các quy chế hoạt động của các dựán
- Các biên bản họp, các quyết định của Ban quản lý, điều hành doanhnghiệp
- Các quyết định của Tổng giámđốc
6


Thang Long University Library


- Các tài liệu là sổ tay như sổ tay nhân viên, sổ tay chất lượng, sổ tay tài chính kế
toán, sổ tay kinhdoanh
- Các quy trình, thủtục
- Các hướng dẫn công việc, quy định và biểumẫu
- Các công văn, thông báo của côngty
- Hợp đồng kinh tế, dânsự
- Biên bản thanh lý hợpđồng
- Biên bản nghiệm thu dự án, hợpđồng
Doanh nghiệp là một chủ thể độc lập được cấu thành bởi nhiều người và trong
đó diễn ra quá trình quản lý và điều hành, quá trình thuê mướn và sử dụng lao động,
quá trình giao dịch kinh doanh với đối tác, khách hàng và với các cơ quan hữu quan.
Để một tổ chức (có từ hai người trở lên) hoạt động có trật tự theo một mô hình thì phải
có quy định chung cho mọi hoạt động. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các
quy trình hoạt động đều được thể hiện dưới dạng văn bản và các hình thức do luật định
như điều lệ, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động,…Văn bản nội bộ là căn cứ
cho các quyết định của người quản lý điều hành và cho mọi họat động đang diễn ra tại
doanhnghiệp.
Mỗi một văn bản nội bộ có một ý nghĩa khác nhau, tổng thể của chúng hợp
thành một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải

có một cách nhìn khoa học và chiến lược trong việc xác định vai trò của từng văn bản
nội bộ. Phải làm sao để doanh nghiệp có thể truyền đạt được ý tưởng, mục đích của
mình trong các văn bản nội bộ và tổ chức thực hiện chúng chính là góp phần làm nên
hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp có một hệ thống chặt chẽ và mang tính chính xác cao
thể hiện đúng đường lối chính sách được đề ra sẽ giúp doanh nghiệp có được một tổ
chức chặt chẽ và đồng bộ. Điều đó chính là một phần của văn hóa doanhnghiệp.
1.2.1.4 Các nghi lễ và lễhội
Đây là một trong số các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp. Đó là những hoạt
động được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự
kiện văn hoá - xã hội chính thức, nghiêm trang, tình cảm được thực hiện định kỳ hay
bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức và thường được tổ chức vì lợi ích của
những người thamdự.
7


Nghi lễ cơ bản bao gồm bốn loại sau:
- Nghi lễ chuyển giao: bao gồm các hoạt động như giới thiệu thành viên mới hay
khai mạc, lễ ra mắt…nhằm tạo thận lợi cho nhân viên thâm nhập vào cương vị mới,
vai tròmới.
- Nghi lễ mang tính chất củng cố: ví dụ như phát phần thưởng, tuyên dương trong
các cuộc thi lao động,…có tác dụng củng cố các nhân tố hình thành bản sắc và tôn
thên vị thế của thànhviên.
- Nghi lễ nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hóa, chuyên môn khoa học,
mục đích các hoạt động này là nhằm duy trì cơ cấu xã hội và tăng năng lực tác nghiệp
của nhânviên.
- Nghi lễ liên kết: bao gồm các hoạt động liên hoan, dã ngoại, lễ, tết, nhằm chia
sẻ tình cảm gắn bó giữa các thànhviên.
Những người quản lý có thể sử dụng nghi lễ như một cơ hội quan trọng để giới
thiệu về những giá trị được tổ chức coi trọng. Đó cũng là dịp đặc biệt để nhấn mạnh

những giá trị riêng của tổ chức, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận
thức về những sự kiện trọng đại, để nêu gương và khen tặng những tấm gương điển
hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức.
Ngoài các nghi lễ, nghi thức thông thường, các doanh nghiệp hầu hết đều có các
buổi hội họp, liên hoan, các buổi sinh hoạt xã hội mang nhiều ý nghĩa như các buổi
liên hoan sau mỗi thành công, các buổi làm từ thiện tại các trại trẻ mồ côi, hay hiến
máu nhân đạo,…Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng, nhưng hầu hết đều có
những nghi lễ, nghi thức hoặc các buổi hội họp với tên gọi tương đối giống nhau, chỉ
khác là cách thức tổ chức khácnhau.
1.2.1.5 Biểu tượng, logo, khẩu hiệu, ngônngữ
Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên) thì “Biểu tượng là hình ảnh
tượng trưng, là hình ảnh nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật và giác quan đã chấm dứt”. Các công
trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu
tượng, bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều
muốn truyền đạt một những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận
theo các cách thức khácnhau.

8


Thang Long University Library


Một biểu tượng hay logo là một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện
hình tượng về một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Các biểu tượng này
thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của người quan sát vào một chi
tiết hay điểm nhấn cụ thể, có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, doanh
nghiệp muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó. Logo là loại biểu
tượng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn nên được các tổ chức doanh nghiệp rất

chútrọng.
Bên cạnh logo thì khẩu hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện nét đặc trưng của
VHDN. Khẩu hiệu thường rất ngắn gọn, hay sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ nhớ; do
đó đôi khi có vẻ hình thức. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô động nhất của triết lý hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố
sứ mệnh của doanh nghiệp để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúngchúng.
Ngôn ngữ là một dạng biểu trưng thường được sử dụng để gây ảnh hưởng đến
văn hóa doanh nghiệp. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu chữ đặc
biệt, khẩu hiệu, ví von hay ẩn dụ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của
mình và những người có liên quan.
1.2.1.6 Những huyền thoại, câu chuyện về doanhnghiệp
Huyền thoại là những câu chuyện từ những sự kiện có thật của tổ chức, được
các thành viên trong tổ chức chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới, chứa đựng
những giá trị và niềm tin trong tổ chức, ví dụ như những câu chuyện về quá trình hình
thành và phát triển của doanh nghiệp hay về một nhân vật của doanh nghiệp như người
sáng lập, thủ lĩnh. Nhiều câu chuyện kể về những tấm gương điển hình, đó là những
mẫu hình lý tưởng về hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hoá công ty. Các
câu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp
thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thànhviên.
1.2.1.7 Đồng phục trong doanhnghiệp
Đồng phục là bộ quần áo được may cùng kiểu dáng, cùng màu sắc và cũng
thường cùng chất liệu thường được mặc bởi các thành viên trong một tổ chức, doanh
nghiệp khi tham gia các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp đó theo nội quy, quy
định của tổ chức, doanh nghiệp.
Cũng như biểu tượng, ngôn ngữ, khẩu hiệu,…đồng phục cũng là một biểu
tượngtrựcquancủaVHDN.Nólàsựthểhiệncủatínhchuyênnghiệp,tinhthầnhòa
9


đồng và sự gắn kết tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao. Những biểu hiện về hình thức và

cách sử dụng đồng phục còn cho thấy tri thức, cũng như thẩm mỹ của lãnh đạo, nhân
viên một doanh nghiệp về xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, có sự nhanh
nhạy để phù hợp với nền kinh tế tri thức hiện đại. Đồng phục đẹp tạo ấn tượng chuyên
nghiệp vừa trân trọng, vừa thân thiện với khách hàng sẽ góp phần không nhỏ vào
thành công của doanh nghiệp đó. Vì thế, đầu tư vào việc trang bị đồng phục cho nhân
viên là hạng mục đầu tư có lãi đối với doanh nghiệp, họ sẽ chính là những công cụ
quảng bá thương hiệu hữu hiệu và có sức lan tỏanhất.
Đặc biệt, nhiều nhà quản lý, cũng như chuyên gia tâm lý tin rằng. Khi khoác
trên mình bộ trang phục của doanh nghiệp, tự thân mỗi người không chỉ thấy tăng
thêm tính chuyên nghiệp, sự tự tin vào sức mạnh tập thể, mà họ còn cảm thấy có mục
tiêu phấn đấu hơn, tình thần hăng say làm việc hơn để xứng đáng với hình ảnh mình
đang mang. Từ đó, hiệu suất lao động tăng đồng nghĩa với những vi phạm tại doanh
nghiệp giảm đi đángkể.
1.2.1.8 Ấn phẩm điểnhình
Những ấn phẩm điển hình là một số những tư liệu chính thức, có thể giúp
những người xung quanh nhận biết rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ chức gồm tài
liệu giới thiệu về tổ chức, công ty; sổ vàng truyền thống; tài liệu quảng cáo, giới thiệu
về côngty;…
Những tài liệu này có thể giúp làm rõ mục tiêu của tổ chức, phương châm hoạt
động, niềm tin và giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ đối với lao động, công ty,
người tiêu dùng, xã hội. Đối với những đối tượng bên ngoài đây chính là căn cứ để xác
định tính khả thi và hiệu lực của văn hóa doanh nghiệp; đối với những người bên trong
đây là căn cứ để nhận biết và thực thi VHDN.
Các biểu tượng trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức
doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người quan tâm bên trong và bên ngoài.
Những biểu trưng bên ngoài cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hóa. Chính vì
vậy, nhà quản lý thường sử dụng những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm
ẩn trong phục vụ khách hàng và quan tâm nhân viên.

10



×