Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.73 KB, 140 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN PHÖC LỘC

VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI
ĐẠO CAO ĐÀI Ở TÂY NINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN PHÖC LỘC

VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI
ĐẠO CAO ĐÀI Ở TÂY NINH HIỆN NAY

Ngành

: Chính trị học

Mã số

: 8.31.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CHU VĂN TUẤN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Phan Phúc Lộc, người thực hiện Luận văn này.
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu
nêu trong Luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào
khác. Những trích dẫn cần thiết trong Luận văn được tôi chú thích rõ ràng và trung
thực.
Tác giả Luận văn

Phan Phúc Lộc


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên Cao
học tại Khoa Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội tại
Việt Nam.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến học Viện khoa học Xã hội, đã
tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo, những người phụ trách
Khoa Triết học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong
suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Chu Văn Tuấn, thầy đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành Luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn tập thể, Chi bộ Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi được học tập, tiếp cận và nghiên cứu các tài liệu
chuyên môn trong quá trình học tập. Xin cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2019

Học viên

Phan Phúc Lộc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠO CAO ĐÀI VÀ CÔNG TÁC QUẢN

LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở TÂY NINH HIỆN NAY..............................8
1.1. Khái quát về đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.......................................... 8
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài......................................... 8
1.1.2. Hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ của đạo Cao Đài...................................... 15
1.1.3. Thực trạng đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay................................................. 24
1.2. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Tây Ninh hiện nay............................. 28
1.2.1. Tổ chức bộ máy.............................................................................................. 28
1.2.2. Ưu điểm, hạn chế............................................................................................ 31

Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI
ĐẠO CAO ĐÀI Ở TÂY NINH HIỆN NAY.......................................................... 37
2.1. Khái quát chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Việt Nam hiện nay..........37
2.2. Thành tựu và hạn chế của việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài

ở tỉnh Tây Ninh hiện nay.......................................................................................... 41
2.2.1. Khái quát việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh

hiện nay.................................................................................................................... 41
2.2.2. Một số thành tựu, hạn chế............................................................................... 49
2.3. Những yếu tố tác động đến thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở


Tây Ninh.................................................................................................................. 51
2.3.1. Yếu tố chính sách, pháp luật do Đảng và Nhà nước đề ra............................... 51
2.3.2. Yếu tố tuyên truyền và chấp hành pháp luật.................................................... 52
2.3.3. Yếu tố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về công tác tôn giáo.......................53

Tiểu kết Chương 2.................................................................................................... 54
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU
QUẢ CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO CAO ĐÀI Ở TÂY NINH
HIỆN NAY.............................................................................................................. 55
3.1. Dự báo xu hướng phát triển của đạo Cao Đài ở Tây Ninh trong thời gian tới 55


3.1.1. Những yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển của đạo Cao Đài ở Tây Ninh

trong thời gian tới.................................................................................................... 55
3.1.2. Những yếu tố tiêu cực tác động đến sự phát triển của đạo Cao Đài ở Tây Ninh

trong thời gian tới.................................................................................................... 56
3.2. Một số kiến nghị................................................................................................ 58
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật làm cơ sở cho công tác quản lý nhà

nước và thực hiện chính sách tôn giáo đối với hoạt động của đạo Cao Đài Tây Ninh.
58
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho

công tác quản lý nhà nước và thực hiện chính sách tôn giáo đối với hoạt động của
đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh................................................................... 60
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và


thực hiện chính sách tôn giáo đối với hoạt động của đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh.................................................................................................................. 63
3.2.4. Cần phát huy nguồn lực của tôn giáo nói chung, nguồn lực của Cao Đài nói

riêng trong phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững ở Tây Ninh hiện nay.........64
3.3. Một số giải pháp cụ thể...................................................................................... 66
3.3.1. Thống nhất nhận thức của các ngành, các cấp về công tác quản lý nhà nước đối

với các hoạt động của đạo Cao Đài.......................................................................... 66
3.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung, đối với đạo Cao Đài nói
riêng 68
3.3.3 . Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh kịp thời giải quyết những vấn

đề cấp bách về mặt tổ chức, nhân sự và cơ sở vật chất của đạo Cao Đài đồng thời
đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
quần chúng tín đồ, nhất là ở vùng sâu vùng xa......................................................... 70
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................... 76
KẾT LUẬN............................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANQG : An ninh quốc gia
ANTT : An ninh, trật tự
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CBCC: Cán bộ công chức
LLAN : Lực lượng An ninh

LLCA : Lực lượng Công an
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
QLNN : Quản lý nhà nước
QLNV : Quản lý nghiệp vụ
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một thực thể xã
hội, ra đời và phát triển hàng ngàn năm nay và sẽ tồn tại lâu dài cùng với loài người.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống
chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, tập quán của nhiều dân tộc,
quốc gia. Bên cạnh những đóng góp tích cực, tôn giáo cũng là vấn đề nhạy cảm, dễ bị
lợi dụng.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo
đang có xu hướng phát triển mạnh. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo trong đó có đổi mới về tôn giáo là một quá trình lâu dài. Quản lý nhà nước đối với
tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của công
tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo đã xác định: Một
trong các giải pháp chủ yếu của công tác tôn giáo là phải “Tăng cường quản lý nhà
nước về tôn giáo”. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo là vấn
đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước,
vì tôn giáo là nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân không nhỏ, sẽ tồn tại lâu
dài với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Với số lượng tôn giáo đông có
804.604 tín đồ các tôn giáo trên toàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là đạo Cao Đài hiện nay
có trên 2,5 triệu tín đồ trên toàn quốc [8, tr.1], để giải quyết nhu cầu tín ngưỡng chính

đáng của nhân dân, việc nghiên cứu, hoạch định chính sách và hoàn thiện thể chế pháp
luật về công tác tôn giáo là một trong những yêu cầu cấp thiết trong quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, khẳng định quan điểm nhất
quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân, đây là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp
quy định.
Trong thời gian gần đây, bên cạnh những hoạt động tôn giáo lành mạnh, phát
huy mặt tích cực của tôn giáo, thực hiện tốt phương châm hành đạo vẫn còn có hiện
8


tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Các thế lực thù địch
và phản động đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống

9


đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định
chính trị.
Tây Ninh là tỉnh biên giới, có nhiều tôn giáo, đặc biệt có Tòa Thánh Tây Ninh
là trung tâm tổ đình của đạo Cao Đài Tây Ninh, đóng tại huyện Hòa Thành. Hiện nay
Cao Đài Tây Ninh có khoảng 557.827 tín đồ trên toàn tỉnh [8, tr.2], tình hình tôn giáo
trong tỉnh khá phức tạp, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở Tây Ninh đã được
các cấp, các ngành quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song, bên
cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
Từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo
đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay’’ để làm đề tài Luận văn cao học chuyên
ngành Chính trị học. Thông qua việc phân tích thực trạng tình hình tôn giáo, công tác
quản lý nhà nước về tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở tỉnh Tây Ninh, nhằm đánh giá,
phân tích những thành tựu và bất cập của chính sách tôn giáo hiện nay, từ đó đề xuất

những giải pháp, kiến nghị, góp phần hoàn thiện lý luận, đổi mới chính sách tôn giáo,
khơi dậy và phát huy các giá trị tích cực của đạo Cao Đài Tây Ninh, nhằm thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, góp phần ổn định an ninh, chính trị và phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tây Ninh hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các công trình về việc ban hành chính sách tôn giáo ở Việt Nam

Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta được khẳng định trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, với tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tín
ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết". Sau đó, Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp sửa
đổi năm 1959, Sắc lệnh 234/SL năm 1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định,
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Các chính sách tôn giáo của Đảng,
Nhà nước ở các giai đoạn tiếp theo đã động viên và tập hợp tín đồ, chức sắc tôn giáo
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đường lối đó đã chứng minh tính đúng
đắn trong thực tiễn góp phần đem lại thành công cho cách mạng Việt Nam hơn 7 thập
kỷ qua. Trước đây các triều đại phong kiến Việt Nam đều có chính sách đối với tôn
giáo và thiết lập mối quan hệ với tôn giáo, lịch sử đã để lại những bài học kinh


nghiệm quý


báu cho chúng ta ngày hôm nay. Năm 1986, đất nước ta bước vào đổi mới toàn diện
trên các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Nhưng nói đến tôn giáo, phải đến năm 1990,
Đảng, Nhà nước ta mới có sự thay đổi, với nhận thức mới, quan điểm chủ trương mới
và những khung pháp lý mới để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo. Cụ thể là các Nghị
quyết số 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa VI, Nghị định số 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) đó là những dấu mốc quan trọng trong việc đổi mới công tác tôn giáo
của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị

quyết đã chỉ rõ "Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù
hợp với quan điểm của Đảng", tinh thần này đã được Nhà nước thể chế hóa thành
pháp luật, tạo hành lang pháp lý quan trọng để các tôn giáo hoạt động bình đẳng trước
pháp luật. Có thể nói việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây
Ninh trong những năm qua là vấn đề được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm để
kiện toàn hơn nữa vấn đề an sinh xã hội cho các Chức sắc, tín đồ theo đạo Cao Đài
Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Để thực hiện được những
nhiệm vụ đó, cần có sự phối hợp từ nhiều phía trong đó bao gồm: Nhà nước, cộng
đồng xã hội và Chức sắc, tính đồ để từ đó cùng tìm ra các giải pháp tối ưu khắc phục
những hạn chế, yếu kém của chính sách tôn giáo nhằm có sự điều chỉnh phù hợp với
thực tiễn hiện nay.
2.2. Các công trình nghiên cứu về Cao Đài, chính sách tôn giáo đối với Cao

Đài ở Việt Nam
Vấn đề tôn giáo đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên
cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cao Đài là một tôn giáo nội sinh, mặc dù ra đời
muộn nhưng nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo lớn, đặc biệt là ở Nam Bộ,
chính vì thế đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu với những công trình khoa học tiêu biểu
có liên quan đến đạo Cao Đài Tây Ninh như sau:
+ Một số công trình nghiên cứu về Cao Đài Tây Ninh.
Phan Đức Dư (1994), Hoạt động của bọn phản động lợi dụng Cao Đài Tây
Ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ, MS: 96-20-38. Đề tài nghiên cứu những hoạt động của
các đối tượng lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh xâm phạm an ninh trật tự và từ đó làm


căn cứ để đưa ra những giải pháp nhằm đấu tranh với hoạt động này.


Phan Đức Dư (1998), Những giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an ninh quốc
gia đối với Cao Đài Tây Ninh trong tình hình mới, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học

an ninh nhân dân, Hà Nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề phức tạp, có liên quan
đến an ninh quốc gia của đạo Cao Đài Tây Ninh, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm
đảm bảo an ninh quốc gia đối với đạo Cao Đài Tây Ninh trong tình hình mới.
Trần Xuân Thanh (1998), Đạo Cao Đài Tây Ninh – Thực trạng và giải pháp
nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học an ninh nhân dân,
Hà Nội. Luận văn nghiên cứu những vấn đề phức tạp của đạo Cao Đài Tây Ninh như:
Lịch sử chống phá cách mạng, hoạt động đòi phục hồi tổ chức Hội thánh như trước
năm 1945, hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài của các thế lực thù địch, vấn đề Cao Đài ly
khai…từ đó đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình
mới.
Nguyễn Triều Phong (2013), Xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật trong đấu
tranh chống hoạt động lợi dụng đạo Cao Đài ở địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc
sĩ, Học viện an ninh nhân dân. Luận văn nghiên cứu về công tác xây dựng và sử dụng
mạng lưới bí mật của lực lượng an ninh trong đấu tranh chống hoạt động lợi dụng đạo
Cao Đài Tây Ninh, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
này trong tình hình mới.
Tô Thành Chung (2014), Công tác quản lý nghiệp vụ hệ đối tượng Cao Đài
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học an ninh nhân dân. Luận
văn tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nghiệp vụ của lực lượng an ninh Công an tỉnh Tây Ninh đối với đối tượng
thuộc diện quản lý nghiệp vụ trong đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Những đề tài nêu trên chủ yếu nghiên cứu về công tác đấu tranh chống địch lợi
dụng đạo Cao Đài Tây Ninh xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc một mặt công tác
nghiệp vụ của lực lượng công an đối với đạo Cao Đài như mạng lưới bí mật, quản lý
nghiệp vụ. Qua nghiên cứu cho thấy đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về
“Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay”.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của luận văn


Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo đối với
đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay, luận văn đề xuất các kiến nghị, giải pháp có tính
khả thi nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của việc thực hiện
chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Khái quát chung về đạo cao Đài ở Tây Ninh
- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao

Đài ở Tây Ninh hiện nay, chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế,
những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp có tính khả thi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện
nay.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Tây Ninh
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2009 đến năm 2018
- Phạm vi nội dung: Việc thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở

Tây Ninh.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận

Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo
và giải quyết vấn đề tôn giáo.

Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu đa ngành, liên ngành
khoa học xã hội và nhất là cách tiếp cận của chính trị học, tôn giáo học và khoa học
quản lý.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Luận văn sử dụng các phương pháp
như: phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế, thống kê, mô tả, so sánh.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về chính sách tôn giáo và công tác quản lý
Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay, do vậy, luận văn góp phần
nêu lên được bức tranh tổng thể về hoạt động của đạo Cao Đài Tây Ninh, quy định
của pháp luật với hoạt động của các tổ chức tôn giáo như: Pháp lệnh, Luật, Nghị định
và các văn bản pháp luật liên quan khác, phân tích được những thành tựu, hạn chế và
bài học kinh nghiệm trong việc ban hành và thực thi chính sách tôn giáo nhìn từ phía
chính quyền địa phương và từ phía Giáo hội. Luận văn đã đưa ra các khái niệm, quan
điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh Uỷ Tây Ninh về việc xây dựng và thực
thi chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện nay, mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và Giáo hội, quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ở tỉnh Tây
Ninh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thời kỳ mở cửa hiện nay từ đó đề xuất
một số giải pháp trước mắt và lâu dài cho việc xây dựng và thực thi chính sách tôn
giáo.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích và làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân đạt
được trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách tôn giáo ở Tây Ninh, nghiên cứu
tổng quan về đạo Cao Đài trên địa bàn Tây Ninh và những vấn đề lý luận của công tác

quản lý Nhà nước về tôn giáo đối với hoạt động của đạo Cao Đài. Dự báo tình hình có
liên quan đến công tác quản lý Nhà nước, qua đó đưa ra, đề xuất và luận giải những
giải pháp để hoàn thiện chính sách tôn giáo riêng cho đạo Cao Đài và có một số kiến
nghị để thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo ở Tây Ninh trong thời gian tới. Đề
tài: "Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh hiện
nay" sẽ đóng góp phần nào những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách tôn giáo
đối với đạo Cao Đài, giúp chính sách tôn giáo đi vào thực tiễn đạt hiệu quả.


Luận văn là một tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập, giảng
dạy, công tác xây dựng chính sách, công tác quản lý Nhà nước về Cao Đài trên địa bàn
Tây Ninh nói riêng, cả nước nói chung.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của Luận văn được chia thành 3 chương.
- Chương 1: Khái quát chung về đạo cao Đài và công tác quản lý nhà nước về

tôn giáo ở Tây Ninh hiện nay
- Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở

Tây Ninh hiện nay.
- Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính

sách tôn giáo đối với đạo Cao Đài ở Tây Ninh


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẠO CAO ĐÀI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ TÔN GIÁO Ở TÂY NINH HIỆN NAY

1.1. Khái quát về đạo Cao Đài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài

Khái quát về địa bàn tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ. Dân số gần 1,2 triệu người có
đường biên giới dài 240 km giáp vương quốc Campuchia, có 02 cửa khẩu quốc tế, 04
cửa khẩu quốc gia và 07 đường tiểu ngạch; có diện tích đất tự nhiên 4.035,45 km2. Về
dân tộc thiểu số, toàn tỉnh có 22 dân tộc thiểu số, khoảng 17.661 người, chiếm 1,6%
dân số toàn tỉnh. Tỉnh Tây Ninh có địa giới hành chính gồm 09 huyện, thành phố,
trong đó có 05 huyện biên giới. Tỉnh Tây Ninh nằm trong khu vực Đông Nam Bộ,
phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp
Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay
Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa
khẩu quốc gia là Sa Mát và Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Với vị trí địa lý
nằm giữa các trung tâm kinh tế - thương mại là Thành phố Hồ Chí Minh và phnôm
Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao thông quốc tế và quốc
gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện
thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.
Về tôn giáo, Tây Ninh có 05 tôn giáo chính, gồm Cao Đài; Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Islam giáo. Hiện nay, các tôn giáo ở Tây Ninh có khoảng 804.604 tín
đồ, 8.773 chức việc, hơn 2.000 chức sắc, chiếm gần 69% dân số toàn tỉnh, các tôn giáo
có khoảng gần 300 cơ sở thờ tự.
Cao Đài Tây Ninh hiện nay chiếm số lượng đông nhất trong tỉnh, có trung tâm
tổ đình Tòa Thánh tọa lạc tại Thị trấn Hòa Thành, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh,
hiện nay số lượng tín đồ chiếm đông nhất trong tỉnh với khoảng 557.827 tín đồ, trong
đó: 1.773 chức sắc, 8.420 chức việc (chiếm khoảng 48% dân số trong toàn tỉnh), tại
Tây Ninh có 01 Ban Đại diện Hội thánh và 77 Họ đạo cơ sở với 128 cơ sở thờ tự


(trong



đó: 77 Thánh thất và 53 Điện thờ). Đạo Cao đài Tây Ninh hoạt động tại 38/63 tỉnh,
thành phố trong cả nước. Trong đó, Hội thánh đã thành lập được 28 Ban Đại diện Hội
thánh tại các tỉnh, thành phố, với 407 Họ đạo cơ sở. Riêng Cao Đài Tây Ninh tại hải
ngoại có khoảng 30 cơ sở thờ tự, gần 30.000 tín đồ (đông nhất là ở Mỹ với 22 cơ sở
thờ tự gần 20.000 tín đồ, còn lại là ở Canada, Autralia, Pháp và Campuchia).
Ngoài ra, tỉnh có Cao Đài Ban Chỉnh đạo với khoảng 2.323 người (trong đó: 58
chức sắc, 60 chức việc, 06 cơ sở thờ tự (Thánh thất) và Pháp môn Cao Đài Chiếu
minh Tam thanh vô vi (đây là phái tu chơn) có 02 cơ sở Nhà Đàn, với khoảng 485 tín
đồ.
Nguồn gốc ra đời, quá trình hình thành và phát triển của đạo Cao Đài trên địa
bàn tỉnh Tây Ninh
+ Nguồn gốc ra đời
Theo Hiến chương Đại đạo Tam kỳ phổ độ, Tòa Thánh Tây Ninh, năm Đinh
Hợi – 2007 “Đạo Cao Đài là một tôn giáo độc thần”, có tính dung hợp, được chính
thức thành lập ở Việt Nam vào năm 1926, tên đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Danh từ "Cao Đài" theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao". Theo nghĩa bóng, được hiểu là
nơi cao nhất ở đó Thượng Đế ngự trị; cũng là tên viết tắt dành cho Thượng Đế, người
sáng lập ra toàn vũ trụ, có danh xưng đầy đủ là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha
Tát". Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng Đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ
trụ . Họ tin rằng tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao
Đài" trực tiếp chỉ định. Ngay cả việc xây dựng Toà Thánh Tây Ninh cũng có sự dẫn
dắt của "Đấng Thiêng Liêng" [21, tr.5].
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc
địa Đông Dương để hàn gắn vết thương chiến tranh ở chính quốc bằng nhiều chính
sách kinh tế hà khắc. Trong đó chính sách cướp ruộng đất để lập đồn điền và tăng thuế
đã làm cho người nông dân Nam bộ bị bần cùng hoá, đời sống lầm than khổ cực. Giới
công chức, tư sản, địa chủ, thầy giáo, thầy tu bị chế độ thuộc địa chèn ép bế tắc trong
cuộc sống nên họ đã tìm đến thú chơi "xây bàn" theo kiểu thông linh học của người

phương Tây hoặc cầu cơ chấp bút theo truyền thống của người Việt. Trong thời gian


này ở Nam bộ liên tiếp xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp. Từ các cuộc


khởi nghĩa vũ trang đến phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, từ các tổ chức hội
kín chống Pháp như Thiên địa hội của Phan Xích Long đến các tổ chức đảng phái
chính trị được thành lập công khai như Công hội năm 1921, Đảng Lập hiến năm 1923,
Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội 1926. Tuy nhiên tất cả các cuộc khởi nghĩa, các
phong trào yêu nước của nhân dân Nam bộ đều bị thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp
đẫm máu. Thất bại trong đấu tranh, bế tắc trong cuộc sống, người dân Nam bộ đã tìm
đến tín ngưỡng và tôn giáo để mong được che chở và giải thoát. Thực dân Pháp áp
dụng chế độ chính trị thuộc địa ở Nam bộ tương tự như ở chính quốc, vì vậy chính
sách đối với tôn giáo tại Nam bộ không khắt khe như ở Bắc bộ và Trung bộ. Đây là
điều kiện thuận lợi để một tôn giáo mới ra đời và phát triển. Nam bộ là vùng đất mới
được kiến lập (khoảng 300 năm), cư dân chủ yếu thuộc bốn nhóm người gồm: Người
Việt từ Bắc Trung kỳ vào, người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến xuống, người Chăm
và người Khmer, trong đó người Việt chiếm đa số nên văn hóa, tín ngưỡng của người
Việt vẫn chiếm vị trí chủ đạo. Trong quá trình chung sống cộng cư và thâm nhập lẫn
nhau của các tộc người đã làm cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Nam Bộ trở nên đa
dạng và phong phú, tạo tiền đề để tiếp nhận một tôn giáo mới. Thời kỳ này, Phật giáo,
Nho giáo và các tín ngưỡng truyền thống đang suy thoái, các tôn giáo có nguồn gốc từ
châu Âu như Công giáo, Tin lành dưới con mắt của người Nam Bộ gắn liền với sự mất
nước và cuộc xâm lược của Pháp. Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho)
vốn tồn tại lâu đời trong quá trình hình thành cư dân Nam Bộ nay hoà nhập cùng trào
lưu “Thông linh học" của người phương Tây đã tạo thành phong trào cầu cơ chấp bút
và được các nhóm Ngũ chi Minh đạo vốn có từ trước ở Nam bộ hưởng ứng tích cực.
Có thể nói, những bất lực trong cuộc sống hiện tại, sự suy vi của các tôn giáo đạo lí
đương thời đã tạo ra khoảng trống về tư tưởng, tín ngưỡng, kích thích nhu cầu tâm linh

tôn giáo của quần chúng nhân dân, đó là những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời một
tôn giáo mới và đạo Cao Đài ra đời là sự phản ánh tất yếu của xã hội lúc ấy.
+ Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn từ 1926 đến năm 1975


Đầu thế kỷ XX tư tưởng Tam giáo đồng nguyên (Phật, Lão, Nho) ở Việt Nam
có xu hướng yếu đi nhưng hoạt động của nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh sư, Minh lí,
Minh đường, Minh tân, Minh thiện) đã làm cho tư tưởng ấy hồi sinh. Cùng lúc đó,
phong trào Thông linh học phương Tây rất phát triển tại Nam bộ với những hình thức
“xây bàn” tương tự như tục cầu hồn của người Việt và cầu cơ của nhóm Ngũ chi Minh
đạo đã tạo thành phong trào cầu cơ, chấp bút gọi tắt là “cơ bút”. Trong các đàn cơ này
có hai nhóm chính hình thành đạo Cao đài.
- Nhóm thứ nhất do ông Ngô Minh Chiêu cầu cơ tại các đền, chùa theo truyền

thống cơ bút thuộc nhóm Ngũ chi Minh đạo. Lúc đầu, nội dung các đàn cơ chủ yếu là
xin bài thuốc chữa bệnh và hỏi về thế sự. Đến năm 1920 trong một lần cầu cơ Ngô
Minh Chiêu đã gặp Đức Chí Tôn ( Ngọc Hoàng Thượng Đế), sau đó đến năm 1924,
ông Chiêu về Sài Gòn kết hợp với các ông Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Võ Văn
Sang, Nguyễn Văn Hoài, trở thành những người đầu tiên thờ Đức Cao Đài.
- Nhóm thứ hai gồm các vị Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, Phạm Công Tắc

(nhóm Cao - Phạm) tổ chức xây bàn cầu cơ theo kiểu Thông linh học phương Tây
nhằm mục đích giải trí, sau này mới sử dụng đại ngọc cơ của đàn Minh Thiện (thuộc
Ngũ chi Minh đạo). Theo hình thức cơ bút, ngày 19/12/1925, Đức Cao Đài đã thu
nhận các vị làm đệ tử.
Từ 1924 đến 1926, hai nhóm cơ bút nói trên hoạt động độc lập, đến ngày 01
tháng 01 năm Bính Dần (12/02/1926), trong một bài cơ Thượng Đế đã phán dạy hai
nhóm cơ bút thống nhất hình thành đạo Cao Đài, ông Ngô Minh Chiêu được thiên
phong phẩm vị Giáo tông đầu tiên của đạo. Ngày 9 tháng Giêng năm Bính Dần

(20/02/1926), cơ bút đã điểm tên những đệ tử đầu tiên của đạo gồm 12 vị thông qua
bài cơ như sau :
Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh
Bản đạo khai Sang Quý Giảng thành;
Hậu Đức Tắc Cư Thiên địa cảnh
Huờn Minh Mân đáo thủ đài danh.


Ngày 23/8/Bính Dần (29/9/1926), một số vị chức sắc đứng đầu các đàn cơ và
tín đồ đã họp mặt tại nhà ông Nguyễn Văn Tường (phường Cầu Kho, quận 1 Sài Gòn)
thống nhất kí tên vào tờ khai đạo gửi chính quyền Pháp (gồm 28 vị kí tên đại diện cho
247 chức sắc tín đồ có mặt hôm đó). Đến ngày 15/10/1926(AL) những chức sắc thiên
phong đầu tiên của đạo Cao Đài đã tổ chức lễ khai đạo tại chùa Gò Kén tỉnh Tây Ninh
chính thức cho ra mắt đạo Cao Đài, với sự hiện diện của một số quan chức người Pháp
và người Việt. Sau khi hợp nhất hai nhóm cơ bút Chiêu - Kỳ và Cư - Tắc - Sang vào
đầu năm 1926, ông Chiêu đã từ chối nhận phẩm vị Giáo tông thiên phong mà hợp tác
cùng các ông Võ Văn Sang, Nguyễn Văn Hoài và Lý Trọng Quí chủ trương hành đạo
theo hướng "Nội giáo tâm truyền”. Nhóm này chỉ thu nhận những người có căn duyên
tốt làm đệ tử, tổ chức nhiều nhà đàn, nhà tịnh và sau này hình thành phái Chiếu Minh.
Nhóm Cư - Tắc - Sang chủ trương hành đạo theo hướng phổ độ hay gọi là
“Ngoại giáo công truyền”, nhằm truyền bá đạo đến tất cả chúng sinh. Vì vậy, nhóm
này đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo thông qua việc lập các đàn cơ, tuyên truyền
phổ biến các bài cơ và thu nhận những người có vị trí xã hội như công chức, tư sản,
địa chủ, quan chức, nghiệp chủ, trí thức nhằm mở rộng và phát triển lực lượng. Đến
giữa năm 1926, đạo Cao đài đã thu hút được khoảng 10 ngàn người trong đó có đến
200 người là trí thức, địa chủ, tư sản, công chức.
Sau ngày khai đạo, những chức sắc lãnh đạo Giáo hội Cao Đài tiến hành xây
dựng Toà thánh, phát triển các Thánh thất, điện thờ, xây dựng giáo lí, giáo luật, lễ nghi
và tổ chức Giáo hội. Trong hai năm 1926 - 1927, thông qua cơ bút đạo Cao Đài đã tập
trung xây dựng xong hai văn bản quan trọng qui định luật lệ, lễ nghi và tổ chức Giáo

hội là Pháp Chánh truyền và Tân luật. Vì vậy, đến năm 1930 hoạt động tại Toà thánh
dần dần được củng cố và đi vào nề nếp, những chức sắc thường trực đã thực hiện theo
đúng chức năng nhiệm vụ, các cơ sở đạo phát triển, tổ chức Giáo hội hình thành từ
Trung ương đến cơ sở theo 5 cấp hành chính đạo.
Từ 1931 đến 1934, mâu thuẫn giữa một số chức sắc Hiệp Thiên đài và Cửu
Trùng đài ngày càng nặng nề, tình hình nội bộ Giáo hội mất đoàn kết ngày càng tăng,
một số chức sắc cao cấp bất đồng với Toà thánh đã tự hoạt động theo ý riêng, tiến


hành


×