Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Day hoc cong nghe tieu hoc theo CT GDPT 06 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.44 KB, 109 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
----------0O0----------

NGUYỄN THU HUYỀN

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Ngành đào tạo: Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Trình độ đào tạo: Đại học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
----------0O0----------

NGUYỄN THU HUYỀN

DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Ngành đào tạo: Sư phạm Kỹ thuật Công nghiệp
Trình độ đào tạo: Đại học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Giảng viên hướng dẫn: TS. Nhữ Thị Việt Hoa

HÀ NỘI - 2020



1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thu Huyền


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trung tâm Thông tin –
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để tôi hoàn thành khóa luận đúng
thời hạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Lý luận và
phương pháp dạy học; toàn thể thầy, cô trong Khoa Sư phạm Kỹ thuật đã luôn
ủng hộ, động viên tinh thần giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nhữ Thị Việt Hoa
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, thảo luận, định hướng và dẫn dắt tôi hoàn

thành đề tài này. Do kiến thức và kinh nghiệm có hạn, đồng thời thời gian
thực hiện còn hạn chế, nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Do vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài
này được hoàn chỉnh hơn.
Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những
người thân trong gia đình và những người bạn đã luôn ở bên động viên tinh
thần, khích lệ tôi trong quá trình thực hiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Thu Huyền


3

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................2
MỤC LỤC........................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ...............................................6
MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
I. Lý do chọn đề tài............................................................................................7
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................8
III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................8
IV. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................8
V. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................8
VI. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................8

VII. Cấu trúc khóa luận.....................................................................................9
NỘI DUNG.....................................................................................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 2018.......................................................................................10
1.1. Tổng quan về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương trình giáo
dục phổ thông 2018.........................................................................................10
1.2. Một số khái niệm liên quan......................................................................11
1.3. Dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông
2018.................................................................................................................13
1.4. Cơ sở thực tiễn về dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018.................................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................34
CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 THÔNG
QUA KẾ HOẠCH DẠY HỌC......................................................................35
2.1. Một số yêu cầu thiết kế kế hoạch bài học.................................................35


4

2.2. Đề xuất quy trình thiết kế kế hoạch bài học.............................................36
2.3. Đề xuất thiết kế một số kế hoạch bài học điển hình.................................41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................81
CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ........................................82
3.1. Mục đích...................................................................................................82
3.2. Đối tượng và thời gian xin ý kiến.............................................................82
3.3. Nội dung...................................................................................................82
3.4. Quy trình..................................................................................................83
3.5. Kết quả.....................................................................................................83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................89
PHỤ LỤC.......................................................................................................P1
Phụ lục 1: Phiếu hỏi xin ý kiến giáo viên số 1 về dạy học môn Công nghệ ở
Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018....................................P1
Phụ lục 2: Phiếu hỏi xin ý kiến giáo viên số 2 về tổ chức dạy học môn Công
nghệ theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường tiểu học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018...........................................................P4
Phụ lục 3: Kết quả kháo sát thực trạng từ phiếu hỏi xin ý kiến giáo viên số 1
về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông
2018.................................................................................................................P7
Phụ lục 4: Kết quả khảo sát thực trạng từ phiếu hỏi xin ý kiến giáo viên số 2
về tổ chức dạy học môn Công nghệ theo định hướng phát triển năng lực người
học ở trường Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.............P11
Phụ lục 5: Phiếu hỏi xin ý kiến chuyên gia...................................................P14


5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
GV
HS
DH
CN
GDPT
TH

Viết đầy đủ

Giáo viên
Học sinh
Dạy học
Công nghệ
Giáo dục phổ thông
Tiểu học


6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - HÌNH VẼ
Bảng 1. 1.Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 3
(Phần Công nghệ)..........................................................................................15
Bảng 1. 2. Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 4
(Phần Công nghệ)..........................................................................................18
Bảng 1. 3. Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 5
(Phần Công nghệ)..........................................................................................19
Bảng 1. 4. Yêu cầu khái quát về phương tiện, thiết bị dạy học công nghệ
.........................................................................................................................24
YBảng 2. 1. Yêu cầu cần đạt của nội dung sử dụng đèn
học.........................36
YBảng

3.

1.

Kết

quả


phiếu

xin

ý

kiến

chuyên

gia...........................................81
YHình

2.1:

Quy

trình

...........................................36

thiết

kế

kế

hoạch


bài

học


7

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, Nghị quyết số
51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội và Quyết định số 404/QĐ-TTg
ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo
xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới thay thế cho Chương trình
giáo dục phổ thông hiện hành. Ngày 26/12/2018, Chương trình giáo dục phổ
thông mới đã được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [3].
Mục tiêu giáo dục cơ bản trong tương lai là đào tạo ra những người có
khả năng thích ứng, sáng tạo trong mọi môi trường và điều kiện phức tạp của
cuộc sống hiện đại như sự thay đổi từng ngày của khoa học kĩ thuật hay
những tình huống bất ngờ, mới mẻ của xã hội. Nền giáo dục của chúng ta
đang từng bước đổi mới như: Dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm;
Dạy học tập trung phát triển năng lực của người học; Ứng dụng Công nghệ
thông tin trong dạy học; Dạy học trực tuyến... Tất cả sự thay đổi/ đổi mới đều
tập trung giúp người học tốt hơn về các mặt tri thức, năng lực, đạo đức, phẩm
chất... Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết những sự thay đổi/ đổi mới những
tác động của giáo viên đến học sinh là phù hợp?
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Công nghệ được dạy từ
lớp 3 đến lớp 12. Tư tưởng chủ đạo của Chương trình môn Công nghệ 2018 là
4 đổi mới căn bản gồm (1) Phát triển phẩm chất và năng lực công nghệ của
người học; (2) Thúc đẩy giáo dục STEM; (3) Tích hợp giáo dục hướng

nghiệp; và (4) Tiếp cận nghề nghiệp về kĩ thuật và công nghệ. Là giáo viên sẽ
giảng dạy trực tiếp môn Công nghệ trong tương lai, tác giả muốn tìm hiểu về
dạy học môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 như thế
nào? Bắt đầu từ chương trình môn Công nghệ cấp tiểu học. Chính vì vậy, tác


8

giả đã lựa chọn đề tài: “Dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018”.
II. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học
theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Đề xuất dạy học môn Công nghệ
ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
III. Đối tượng nghiên cứu
Thiết kế giáo án để tổ chức dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học môn Công nghệ ở Tiểu
học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu
học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Đề xuất các biện pháp dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
- Kiểm nghiệm và đánh giá để đánh giá tính đúng đắn, khả thi của đề tài.
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết; phương pháp phân loại và
hệ thống hóa kiến thức thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Để
nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương

trình giáo dục phổ thông 2018.
- Phương pháp điều tra: Để nghiên cứu cơ sở thực tiễn về dạy học môn
Công nghệ ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Để đề xuất một số yêu cầu thiết kế
bài dạy và đề xuất thiết kế bài dạy môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018.


9

- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành kiểm nghiệm tính đúng đắn của đề
xuất một số yêu cầu thiết kế bài dạy và đề xuất thiết kế bài dạy học môn Công
nghệ ở Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lí số liệu thu được thông qua
khảo sát với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL để từ đó rút ra những kết luận
phù hợp.
VII. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm ba chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu
học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Chương 2: Đề xuất dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
- Chương 3: Kiểm nghiệm – đánh giá.


10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC MÔN
CÔNG NGHỆ Ở TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

PHỔ THÔNG 2018
1.1. Tổng quan về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương trình
giáo dục phổ thông 2018
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 môn Công nghệ (CN)
được ban hành và công bố rộng trên cả nước từ năm 2018 nên hiện nay còn ít
công trình công bố liên quan đến dạy học (DH) môn Công nghệ ở Tiểu học
(TH) theo chương trình mới.
Theo chương trình cũ về môn Công nghệ có hai nghiên cứu nổi bật là:
Thứ nhất, nghiên cứu của các tác giả về một số biện pháp dạy học để giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh (HS) Tiểu học trong dạy học môn Công nghệ
gồm: [11]
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng tự phụ vụ cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng hướng nghiệp cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng thích ứng cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng ra quyết định cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho học
sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng tư duy phê phán cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh.
- Phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh.
Thứ 2, tổ chức dạy học thủ công – kĩ thuật ở lớp 3 nhằm phát triển tư duy
kĩ thuật cho học sinh của tác giả Lê Thị Nguyên (2010) [6].
Theo chương trình 2018 môn Công nghệ có nghiên cứu của nhóm tác giả
Lê Huy Hoàng, Đồng Huy Giới, Đặng Văn Nghĩa, Lê Xuân Quang, Vũ Thị


11

Ngọc Thúy nghiên cứu về dạy học môn Công nghệ ở Tiểu học theo chương

trình giáo dục phổ thông mới [5]. Các tác giả đã giới thiệu, đưa ra quy trình
thiết kế hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, giáo án minh họa,... phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh Tiểu học môn Công nghệ. Giáo án minh họa
chưa đi sâu vào các phần cụ thể của môn Công nghệ ở Tiểu học (2019).
Vì còn chưa có nhiều nguồn nghiên cứu về dạy học môn Công nghệ ở
Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên hướng nghiên cứu
của đề tài là cần thiết và có tính khả thi.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Khái niệm dạy học môn Công nghệ
Theo tâm lí học: Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và
người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng
hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo,
trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người
học theo mục đích giáo dục [7].
Theo các nhà nghiên cứu giáo dục: Dạy học là toàn bộ các thao tác có
mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa
mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con
người [10].
Theo quan điểm phát triển, nhất là phát triển về khoa học và công nghệ:
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định
hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động
với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các
giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải
quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người
học [10].
Một cách khái quát, có thể hiểu dạy học bao gồm hai hoạt động chính:
hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.


12


Từ đó ta có thể nhận định hoạt động dạy học do giáo viên làm chủ thể có
hai chức năng là truyền đạt thông tin và điều khiển quá trình nhận thức cho
học sinh; còn hoạt động học do học sinh làm chủ thể có hai chức năng là lĩnh
hội thông tin và tự điều khiển các quá trình nhận thức của mình. Sự tương tác
của các chức năng này làm cho hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan
hệ tác động biện chứng trong một hệ toàn vẹn, thống nhất và làm xuất hiện
khái niệm dạy học: Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò luôn tác
động qua lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt – điều khiển và lĩnh hội – tự
điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn
thiện nhân cách.
Dạy học môn Công nghệ là quá trình cộng tác giữa thầy và trò có sự tác
động qua lại, bổ sung cho nhau để thầy truyền đạt – điều khiển và lĩnh hội –
tự điều khiển của trò các tri thức của môn Công nghệ nhằm hình thành và
phát triển cho người học các kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần
thiết.
Dạy học môn Công nghệ cần bám sát yêu cầu về phương pháp giáo dục
được nêu trong Chương trình tổng thể, chú trọng dạy học định hướng phát
triển năng lực, đặc biệt cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ
động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất cho học sinh; coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm;
coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm
nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học tối thiểu theo nguyên
lí thiết bị, phương tiện dạy học là nguồn tri thức về đối tượng công nghệ. Coi
trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa; khai thác lợi thế của công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện lưu trữ tri thức,
đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập.



13

- Vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ,
Kĩ thuật và Toán học (STEM) góp phần hình thành, phát triển năng lực, phẩm
chất gắn với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
1.2.2. Khái niệm chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể,
chương trình môn Công nghệ
Thực hiện Luật Giáo dục và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng
11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục
phổ thông có thể hiểu: Chương trình giáo dục phổ thông là toàn bộ phương
hướng về kế hoạch giáo dục phổ thông, trong đó nêu rõ mục tiêu giáo dục phổ
thông, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh,
phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục, các thức đánh giáo kết quả giáo dục đối với các môn học,
chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở mỗi lớp và mỗi cấp
học của giáo dục phổ thông [1].
Chương trình tổng thể là văn bản quy định những vấn đề chung nhất, có
tính chất định hướng của chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: quan
điểm xây dựng chương trình, mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông và
mục tiêu chương trình từng cấp học, yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và
năng lực cốt lõi của học sinh cuối cấp học, hệ thống môn học và hoạt động
giáo dục, thời lượng của từng môn học và hoạt động giáo dục, định hướng nội
dung giáo dục bắt buộc ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi
toàn quốc, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục,
điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông [1].
Chương trình môn Công nghệ là văn bản xác định vị trí, vai trò môn Công
nghệ và hoạt giáo dục trong thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, mục tiêu
và yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục cốt lõi của môn Công nghệ và hoạt
động giáo dục ở mỗi lớp học hoặc cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vị

toàn quốc, định hưỡng kế hoạch dạy học môn Công nghệ và hoạt động giáo


14

dục ở mỗi lớp và cấp học, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đánh
giá kết quả giáo dục của môn Công nghệ và hoạt động giáo dục [2].
1.3. Dạy học môn Công nghệ ở tiểu học theo chương trình giáo dục phổ
thông 2018
Như đã trình bày dạy học môn Công nghệ là sự tác động qua lại giữa hoạt
động dạy của thầy và hoạt động học của trò dựa trên đối tượng tác động trực
tiếp là nội dung môn Công nghệ. Hoạt động này là quá trình dạy học chịu chi
phối của sáu thành tố có mối quan hệ biện chứng với nhau cụ thể là:
1.3.1. Mục tiêu
Giáo dục công nghệ ở cấp tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ở
học sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và
đời sống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ.
Kết thúc tiểu học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông
dụng trong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ
thuật đơn giản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công
nghệ trong phạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về
sản phẩm công nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối
với đời sống trong gia đình, ở nhà trường.
* Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ ở tiểu học
a. Nhận thức công nghệ
- Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống
do con người tạo ra.
- Thấy được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình,
nhà trường.
- Kể được về một số nhà sáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế

nổi tiếng có tác động lớn tới cuộc sống của con người.
- Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đối với các hoạt động kĩ
thuật, công nghệ đơn giản.


15

- Trình bày được quy trình làm một số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn
giản.
b. Giao tiếp công nghệ
- Nói, vẽ hoặc viết để mô tả được những thiết bị, sản phẩm công nghệ
trong gia đình.
- Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểu được ý tưởng thiết kế một
sản phẩm công nghệ đơn giản.
c. Sử dụng công nghệ
- Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ kĩ
thuật trong gia đình.
- Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biến trong gia đình.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi
trường công nghệ ở gia đình.
- Thực hiện được một số công việc chăm sóc hoa và cây cảnh trong gia
đình.
d. Đánh giá công nghệ
- Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ.
- Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ có cùng
chức năng.
e. Thiết kế kĩ thuật
- Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần phải thiết kế; thiết
kế là một quá trình sáng tạo.
- Kể được tên các công việc chính trong thiết kế.

- Nêu ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vật liệu
thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.
1.3.2. Nội dung
Nội dung ở tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới kĩ thuật, công nghệ
thông qua các chủ đề đơn giản về công nghệ và đời sống, một số sản phẩm


16

công nghệ trong gia đình mà học sinh tiếp xúc hằng ngày, an toàn với công
nghệ trong nhà; được trải nghiệm thiết kế kĩ thuật, công nghệ thông qua các
hoạt động thủ công kĩ thuật, lắp ráp các mô hình kĩ thuật đơn giản.
Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp được thể hiện ở các bảng:
1.1; 1.2; 1.3
Bảng 1. 1.Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 3
(Phần Công nghệ)
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm
công nghệ.
Tự nhiên và Công

- Nêu được tác dụng của một số sản phẩm công

nghệ

nghệ trong gia đình.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia
đình.

- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận
chính của đèn học.
- Nhận biết được một số loại đèn học thông dụng.

Sử dụng đèn học

- Xác định vị trí bật đèn; bật, tắt, điều chỉnh được
độ sáng của đèn học.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống
mất an toàn khi sử dụng đèn học.
- Nêu được tác dụng và mô tả được các bộ phận
chính của quạt điện.
- Nhận biết được một số loại quạt điện thông dụng.

Sử dụng quạt điện

- Xác định vị trí đặt quạt; bật, tắt, điều chỉnh được
tốc độ quạt phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Nhận biết và phòng tránh được những tình huống

Sử dụng máy thu

mất an toàn khi sử dụng quạt điện.
- Nêu được tác dụng của máy thu thanh.


17

- Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn
giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh.

- Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một
thanh

số chương trình phù hợp với lứa tuổi học sinh trên
đài phát thanh.
- Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng
theo ý muốn.
- Trình bày được tác dụng của máy thu hình (ti vi)
trong gia đình.
- Dựa vào sơ đồ khối, mô tả được mối quan hệ đơn
giản giữa đài truyền hình và ti vi.

Sử dụng máy thu hình

- Kể được tên và nêu được nội dung của một số
kênh truyền hình phổ biến, phù hợp với học sinh.
- Lựa chọn được vị trí ngồi đảm bảo góc nhìn và
khoảng cách hợp lí khi xem ti vi.
- Chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của ti
vi theo ý muốn.
- Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống

An toàn với môi
trường công nghệ
trong gia đình

không an toàn (Ví dụ: các tình huống liên quan đến
điện, nhiệt, khói, khí ga, các đồ vật sắc, nhọn,…)
cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình.
- Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống


mất an toàn xảy ra.
THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Làm đồ dùng học tập - Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng
yêu cầu.
- Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học
tập đúng cách, an toàn.
- Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các
bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm


18

mĩ.
- Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
- Lựa chọn được vật liệu phù hợp.
Làm biển báo giao
thông

- Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an
toàn để làm được một số biển báo giao thông quen
thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.
- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao
thông.
- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn

Làm đồ chơi

giản phù hợp với lứa tuổi.
- Làm được một đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

- Tính toán được chi phí cho một đồ chơi đơn giản.

Bảng 1. 2. Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 4
(Phần Công nghệ)
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh đối với
đời sống.
Hoa và cây cảnh trong

- Nhận biết được một số loại hoa và cây cảnh phổ

đời sống

biến.
- Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ

Trồng hoa và cây cảnh

hoa, cây cảnh.
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu

trong chậu

trồng hoa và cây cảnh.
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa
và cây cảnh trong chậu.
- Mô tả được các công việc chủ yếu để chăm sóc
một số loại hoa và cây cảnh phổ biến.

- Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa, cây


19

cảnh đơn giản.
- Trồng và chăm sóc được một số loại hoa và cây
cảnh trong chậu.
THỦ CÔNG KĨ THUẬT
- Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp
Lắp ghép mô hình kĩ
thuật

ghép mô hình kĩ thuật.
- Lựa chọn và sử dụng được một số dụng cụ và
chi tiết để lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật
đơn giản.
- Nhận biết và sử dụng được mọt số đồ chơi dân
gian phù hợp với lứa tuổi.

Làm đồ chơi dân gian

- Làm được đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
theo hướng dẫn.
- Tính toán chi phí cho một đồ chơi dân gian tự
làm.

Bảng 1. 3. Nội dung và yêu cầu cần đạt môn Tin học và Công nghệ lớp 5
(Phần Công nghệ)

Nội dung
Yêu cầu cần đạt
CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
- Trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ
Vai trò của công nghệ

Nhà sáng chế

trong đời sống.
- Nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công
nghệ.
- Nêu được vai trò của sáng chế trong đời sống và
sự phát triển của công nghệ.
- Tóm tắt được thông tin về một số nhà sáng chế
nổi bật trong lịch sử loài người.
- Nêu được lịch sử sáng chế ra sản phẩm công
nghệ tiêu biểu.
- Nêu được một số đức tính cần có để trở thành


20

nhà sáng chế.
- Nhận thức được muốn tạo ra sản phẩm công
nghệ cần phải thiết kế; thiết kế là một quá trình
sáng tạo.
Tìm hiểu thiết kế

- Kể được tên các công việc chính khi thiết kế.
- Vẽ phác thảo, nêu được ý tưởng thiết kế một sản

phẩm công nghệ đơn giản.
- Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật
đơn giản theo hướng dẫn.
- Trình bày được tác dụng của điện thoại; nhận
biết được các bộ phận cơ bản của điện thoại; nhận
biết được các biểu tượng thể hiện trạng thái và
chức năng hoạt động của điện thoại.

Sử dụng điện thoại

- Ghi nhớ, thực hiện được cuộc gọi tới các số điện
thoại của người thân và các số điện thoại khẩn cấp
khi cần thiết.
- Sử dụng điện thoại an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
và phù hợp với quy tắc giao tiếp.
- Trình bày được tác dụng của tủ lạnh trong gia
đình.
- Nhận biết được vị trí, vai trò các khoang khác

Sử dụng tủ lạnh

nhau trong tủ lạnh.
- Thực hiện được việc sắp xếp, bảo quản thực
phẩm trong tủ lạnh đúng cách, an toàn.
- Nhận ra được một số biểu hiện bất thường của tủ
lạnh trong quá trình sử dụng.

THỦ CÔNG KĨ THUẬT
Lắp ráp mô hình xe
- Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp

điện chạy bằng pin

ghép mô hình xe điện chạy bằng pin.
- Lắp ráp, vận hành được mô hình xe điện chạy


21

bằng pin.
- Mô tả được cách tạo ra điện bằng gió.
- Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của
Lắp ráp mô hình máy

mô hình máy phát điện gió.

phát điện gió

- Lắp ráp được mô hình máy phát điện gió.
- Kiểm tra được hoạt động của mô hình với các
tóc độ gió khác nhau.
- Mô tả được cách sáng tạo ra điện từ ánh sáng
mặt trời.

Lắp ráp mô hình điện
mặt trời

- Nhận biết và mô tả được các bộ phận chính của
mô hình điện dùng năng lượng mặt trời.
- Lắp ráp được mô hình điện mặt trời.
- Kiểm tra được hoạt động của mô hình với những

độ sáng mặt trời khác nhau.

1.3.3. Phương pháp dạy học
a. Định hướng chung
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ
động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực,
phẩm chất cho học sinh; coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm;
coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm
nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Vận dụng sáng tạo quan điểm giáo dục tích hợp Khoa học, Công nghệ,
Kĩ thuật và Toán học (STEM) góp phần hình thành, phát triển năng lực, phẩm
chất gắn với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
b. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
và năng lực chung
* Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu


22

Môn Công nghệ có lợi thế giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ
yếu, đặc biệt là tính chăm chỉ, đức trung thực, tinh thần trách nhiệm thông qua
những nội dung giáo dục liên quan tới môi trường công nghệ con người đang
sống và những tác động của nó; thông qua các hoạt động thực hành, lao động,
trải nghiệm nghề nghiệp; và môi trường giáo dục ở nhà trường trong mối quan
hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội.
* Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học
+ Năng lực tự chủ được hình thành và phát triển ở học sinh thông qua các
hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ,
sử dụng và đánh giá các sản phẩm công nghệ, bảo đảm an toàn trong thế giới

công nghệ ở gia đình, cộng đồng và trong học tập, lao động.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác hình thành và phát triển ở học sinh năng
lực này được thực hiện thông qua dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, khuyến
khích học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Giáo dục công nghệ có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển ở
học sinh năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động tìm
tòi, sáng tạo sản phẩm mới; giải quyết các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ trong
thực tiễn. Trong Chương trình môn Công nghệ, tư tưởng thiết kế được nhấn
mạnh và xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được thực
hiện thông qua các mạch nội dung, thực hành, trải nghiệm từ đơn giản đến
phức tạp là điều kiện để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
c. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực công nghệ
- Năng lực công nghệ và các mạch nội dung của môn Công nghệ là hai
thành phần cốt lõi của chương trình môn học, có tác động hỗ trợ qua lại. Năng
lực công nghệ góp phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch


×