Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản afiex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.93 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP ĐƠNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX

CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long xun, tháng 05 năm 2008


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT
TẠI XÍ NGHIỆP ĐƠNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX

Chun ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH
Lớp: DH5TC. Mã số SV: DTC041751
Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ KIM KHÔI

Long xuyên, tháng 05 năm 2008



CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Người hướng dẫn: Trần Thị Kim Khơi

Người chấm, nhận xét 1:.................................................
..........................................................................................

Người chấm, nhận xét 2:.................................................
..........................................................................................

Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày …… tháng ….... năm …….


LỜI CẢM ƠN
-----Sau gần bốn năm ngồi trên giảng đường đại học được sự quan tâm giảng dạy tận tình
của thầy cô, em đã học hỏi rất nhiều kiến thức chuyên môn và cả kiến thức về cuộc sống.
Giờ đây sắp rời ghế nhà trường, cho phép em gởi lời cám ơn chân thành đầu tiên đến
tất cả thầy cô trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, những người thực hiện giảng dạy em trong thời gian qua. Cảm ơn chân thành đến cô
Trần Thị Kim Khôi – giáo viên hướng dẫn nhiệt tình hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận
tốt nghiệp.
Về phía gia đình, con cũng vơ cùng biết ơn ba mẹ đã cho con niềm tin, điểm tựa về vật
chất cũng như về tinh thần giúp con học tập hồn thành ước mơ của mình.
Sau cùng, em xin chân thành gởi cảm ơn đến tập thể cơ quan thực tập Xí nghiệp động
lạnh thủy sản AFIEX:
- Phịng tổ chức hành chính

- Phịng kế tốn tài chính, đặc biệt là chú Trần Khánh Giang - Kế toán trưởng xí
nghiệp.
- Cùng tồn thể các cơ, chú, anh, chị trong xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều
kiện thuận lợi cho em hồn thành đợt thực tập viết khóa luận này.
Xin chúc quý cơ quan ngày càng phát triển, chúc quý thầy cô và tất cả những người
thân luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống!

Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Oanh


TĨM TẮT
---Phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quản lý
chi phí sản xuất. Thơng qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định
nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ
đó đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để
tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp.
Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị
trường tiêu thụ. Các cơng ty đều có xu hướng mở rộng quy mơ sản xuất, giá nguyên liệu
đầu vào có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn
đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác
định ngun nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát chi phí. Chính vì tầm
quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất
tại xí nghiệp đơng lạnh thủy sản AFIEX”. Nội dung khóa luận trình bày theo bố cục
sau:
Chương 1: “Tổng quan”. Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2:”Cơ sở lý thuyết” gồm các nội dung liên quan đến phân tích biến động

chi phí sản xuất như: khái niệm chi phí, phân loại chi phí, trình tự phân tích biến động chi
phí, định mức chi phí, các phương pháp phân tích và yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí.
Chương 3: “Giới thiệu khái quát về xí nghiệp đơng lạnh thủy sản AFIEX” bao
gồm nội dung: lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm tổ chức quản lý, tình hình hoạt
động kinh doanh những năm gần đây, tổ chức cơng tác kế tốn, những thuận lợi, khó
khăn và phướng hướng phát triển của xí nghiệp.
Chương 4: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đơng lạnh thủy
sản AFIEX”. Chương này là nội dung chính của đề tài được trình bày với nội dung sau:
- Đặc điểm tổ chức quy trình sản xuất sản phẩm của xí nghiệp.
- Xác định định mức chi phí sản xuất.
- Phân tích biến động chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung và xác định nguyên nhân biến động.
- Tổng hợp các mức biến động, tính giá thành sản phẩm.
Chương 5: “Một số giải pháp cho các biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp
đơng lạnh thủy sản AFIEX”. Gồm một số giải pháp kiểm sốt chi phí ngun vật liệu
trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho xí nghiệp.
Kết luận: rút ra kết luận về kết quả phân tích.


MỤC LỤC
---Nội dung

Trang


DANH MỤC BIỂU BẢNG
------

Trang



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Chi phí sản xuất kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản lý. Khi tham gia vào kinh doanh mọi doanh nghiệp đều mong muốn tối đa hóa lợi
nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra.
Tăng doanh thu và giảm chi phí là con đường duy nhất mà các doanh nghiệp đi đến lợi
nhuận trong môi trường cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc tăng doanh thu là điều khó thực hiện vì cần phải tăng sản phẩm
tiêu thụ hay giá bán sản phẩm, hoặc tăng cả hai. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như quan hệ cung cầu của sản phẩm đang kinh doanh, mặt bằng giá cả, tình hình kinh
doanh… do đó các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc quản trị chi phí. Vấn đề của nhà
quản lý là phải nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh chi phí, xây dựng định
mức chi phí sản xuất, theo dõi q trình phát sinh chi phí, đo lường và đánh giá sự phù
hợp của thực tế với định mức, từ đó có biện pháp giải quyết hoặc điều chỉnh phù hợp với
điều kiện kinh doanh thực tế. Việc phân tích biến động chi phí là điều mà các nhà quản lý
cần thực hiện trong quản lý chi phí sản xuất.
Thơng qua phân tích biến động chi phí sản xuất, nhà quản trị xác định nguyên nhân
tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so tiêu chuẩn đặt ra trước đó. Từ đó đề ra các
biện pháp khắc phục những tồn tại, xây dựng phương án hoạt động mới để tiết kiệm chi
phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đang mở rộng thị
trường tiêu thụ. Các cơng ty đều có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, giá nguyên liệu
đầu vào có nhiều biến động, nguồn ngun liệu khơng ổn định, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của nhiều công ty và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Muốn

đạt lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải có biện pháp quản trị chi phí sản xuất, để từ đó xác
định nguyên nhân và thực thi giải pháp phù hợp nhằm kiểm sốt chi phí. Chính vì tầm
quan trọng của vấn đề này mà em đã chọn đề tài “Phân tích biến động chi phí sản xuất
tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc chọn đề tài: “Phân tích biến động chi phí sản xuất tại xí nghiệp đơng lạnh
thủy sản AFIEX” với mục tiêu xây dựng định mức chi phí sản xuất phù hợp cho sản
phẩm, theo dõi chi phí phát sinh, so sánh chi phí thực tế chi phí định mức, tìm hiểu
nguyên nhân các sai lệch và đề ra giải pháp để sử dụng tối ưu nguồn lực của xí nghiệp.
Cụ thể như sau:
- Xác định chi phí định mức sản xuất sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất theo từng
khoản mục: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Đo lường các khoản chí phí thực tế phát sinh trong q trình sản xuất.
- Đánh giá sự biến động của chi phí sản xuất giữa thực tế và định mức.
- Xác định nguyên nhân các biến động chi phí về lượng và giá, từ đó đề ra phương
hướng giải quyết.


1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: dựa vào cơ sở lý thuyết kế tốn chi phí, kế tốn quản trị, kế
tốn tài chính.
- Nghiên cứu thực tế:
+ Thu thập số liệu tại phịng kế tốn của xí nghiệp
+ Phỏng vấn trực tiếp cán bộ xí nghiệp và quan sát quy trình sản xuất.
+ Tham khảo tài liệu từ nguồn: tạp chí, báo, internet…
- Phân tích số liệu theo phương pháp:
+ Phương pháp thống kê: các số liệu được thống kê trong tháng để tiến hành so
sánh và đánh giá.
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: so sánh số liệu thực tế và định mức để từ đó
đưa ra kết luận.

1.4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung nghiên cứu những chi phí sản xuất sản phẩm, số liệu nghiên
cứu một kỳ là tháng 03 năm 2008. Các sản phẩm của xí nghiệp gồm nhiều loại: cá tra
fillet, cá điêu hồng, cá basa, tơm đơng lạnh đóng gói, nhưng chỉ nghiên cứu phân tích
biến động sản xuất sản phẩm cá tra fillet đơng lạnh đóng gói.


Chương 1: Tổng quan

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất
2.1.1. Khái niệm chi phí
Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí, như nguyên
liệu, tài sản cố định, sức lao động…. Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói
trên gọi là chi phí, như chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí
nhân cơng…
Chi phí là biểu hiện bằng tiền tồn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa
phát sinh trong q trình hoạt động của doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh một cách khách quan, nó ln thay
đổi trong quá trình tái sản xuất và gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình
sản xuất kinh doanh.
2.1.2. Phân loại chi phí
2.1.2.1. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí
Tồn bộ chi phí được phân loại như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí nhân cơng: là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn) và các khoản phải trả khác
cho cơng nhân viên chức trong kỳ.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định

chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: các khoản tiền điện, tiền nước, điện thoại, thuê
mặt bằng…
- Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chưa được
phản ảnh trong các chi phí trên nhưng đã chi bằng tiền như chi tiếp khách, hội nghị…
2.1.2.2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân
loại. Tồn bộ chi phí được phân thành hai loại: (1) Chi phí sản xuất, (2) Chi phí ngồi sản
xuất.
(1) Chi phí sản xuất: là tồn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm
hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất được chia thành ba loại:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu
chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ, vải, sợi… và nguyên liệu có
tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với ngun liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm
tăng chất lượng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị cho sản phẩm, hoặc rút ngắn
chu kỳ sản xuất sản phẩm…

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

3


Chương 1: Tổng quan
- Chi phí nhân cơng trực tiếp: là tiền lương chính, phụ, các khoản trích theo
lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn) và các khoản phải trả khác
cho cơng nhân.
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng khơng
kể chi phí ngun vật liệu trực tiếp và chi phí nhân cơng trực tiếp. Chi phí sản xuất chung
bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân cơng gián tiếp, chi phí khấu hao
tài sản cố định sử dụng trong sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí sửa chửa bảo trì, chi

phí quản lý phân xưởng…
(2) Chi phí ngồi sản xuất: là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm và quản lý chung tồn doanh nghiệp. Bao gồm:
- Chi phí bán hàng: là tồn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa; gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân
viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan
đến dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là tồn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức
và quản lý trong tồn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế tốn, quản lý
chung…
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tóm tắt phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Tổng chi phí

Chi phí ngồi sản xuất

Chi phí sản xuất

Chi phí
NVL
trực tiếp

Chi phí ban
đầu

Chi phí
NC trực
tiếp

Chi phí
sản xuất

chung

Chi phí
bán hàng

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

Chi phí
chuyển đổi

2.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh
doanh
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản
phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với các sản phẩm sản xuất cơng nghiệp thì các chi phí này
gồm: chi phí ngun vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

4


Chương 1: Tổng quan
chung. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm: chi phí ngun vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi cơng, chi phí sản xuất
chung.
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết
thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh; bao gồm chi phí bán hàng và chi

phí quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và
trong kỳ khơng có hoặc ít có doanh thu thì chúng được tính thành phí tồn của kỳ sau để
xác định kết quả kinh doanh.
2.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi
phí và được hạch tốn vào đối tượng có liên quan. Thơng thường chi phí trực tiếp là
những chi phí đơn giản nhất cấu tạo bởi một yếu tố như chi phí nguyên vật liệu, chi phí
tiền lương,…
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí,
do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. Chi phí
gián tiếp thường là những chi phí tổng hợp của nhiều chi phí đơn nhất.
2.1.2.5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Gồm ba loại: (1) Biến phí, (2) Định phí, (3) Chi phí hỗn hợp.
(1) Biến phí (chi phí khả biến): là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi
mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thường biến phí của một đơn
vị hoạt động thì khơng đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí
có phương trình biểu diễn như sau:
y = ax
Với y: Tổng biến phí
a: Biến phí đơn vị
x: Mức hoạt động
Biến phí được chia thành hai loại:
- Biến phí tỷ lệ (biến phí thực thụ): là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ
với mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí khơng biến động liên tục so với sự biến
động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến một mức độ nào đó mới
dẫn đến sự biến động về chi phí.
(2) Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tổng số của nó khơng thay
đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Định phí có thể biểu diễn
bằng phương trình sau:

y=b
Với y: Tổng định phí
b: Hằng số

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

5


Chương 1: Tổng quan
Định phí có thể chia làm hai loại:
- Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, cơ sở hạ tầng, quản lý… Những định phí này có hai đặc điểm: có bản chất lâu dài,
khơng thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi hoạt động
sản xuất bị gián đoạn. Thuộc loại này gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, tiền lương
nhân viên quản lý,…
- Định phí tùy ý (định phí khơng bắt buộc): là những chi phí có thể thay đổi
trong từng kỳ kế hoạch do nhà quản trị quyết định. Những định phí này có hai đặc điểm:
có bản chất ngắn hạn, trong những trường hợp cần thiết người ta có thể cắt giảm chúng
đi. Thuộc loại này gồm chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, nghiên cứu,…
(3) Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức
độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Thơng
thường ở mức độ hoạt động vượt quá căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Đặc
điểm chi phí hỗn hợp:
- Phần định phí của chi phí hỗn hợp thường phản ánh chi phí căn bản, tối thiểu
để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó ln ln ở tình trạng sẵn sàng phục vụ.
- Phần biến phí thường phản ảnh chi phí thực tế hoặc chi phí sử dụng vượt định
mức.
Phương trình của chi phí hỗn hợp:
y = ax + b


Với y: Chi phí hỗn hợp
a: Biến phí đơn vị
b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ
x: Số lượng đơn vị hoạt động
Phân tích chi phí hỗn hợp là phải xác định được a và b, được thực hiện bằng ba
phương pháp sau:
- Phương pháp cực đại, cực tiểu
- Phương pháp bình phương bé nhất
- Phương pháp đồ thị phân tán

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

6


Chương 1: Tổng quan
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tóm tắt phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Tổng chi phí

Biến phí

Biến phí
tỷ lệ

Định phí

Chi phí hỗn hợp

Biến phí

cấp bậc

Định phí
bắt buộc

Phân tích CP
hỗn hợp

Định phí
tùy ý

2.2. Trình tự phân tích biến động chi phí sản xuất
2.2.1. Xác lập chỉ tiêu phân tích biến động
Xác định chỉ tiêu phân tích là xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu
diễn chi phí bằng một biểu thức tốn học chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố
có mối quan hệ với nhau.
Các chỉ tiêu được sử dụng phân tích là định mức chi phí và chi phí sản xuất thực tế
phát sinh trong kỳ như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi
phí sản xuất chung.
2.2.2. Xác định đối tượng phân tích biến động
Đối tượng phân tích là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa kỳ thực
tế so với định mức.
Mức độ chênh
lệch chi phí

=

Chi phí thực tế

-


Chi phí định mức

Chi phí định mức điều chỉnh là chi phí định mức được điều chỉnh theo mức độ hoạt
động thực tế, theo phương pháp lập định mức.
Xét trên tổng thể thì định mức chi phí chính là dự tốn chi phí của kỳ kế hoạch
2.2.3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí
sản xuất kinh doanh
Bằng các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp, như phương pháp so sánh,
phương pháp thay thế liên hoàn, …xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự
biến động của chi phí sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể thiết lập các bảng biểu phân
SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

7


Chương 1: Tổng quan
tích thích hợp để hệ thống thơng tin về sự tác động của các nhân tố, để thuận lợi hơn cho
quá trình đánh giá.
2.2.4. Xác định nguyên nhân và giải pháp
Q trình tính tốn, phân tích cần phải chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi,
các nguyên nhân chủ quan hay khách quan tác động đến chi phí, các nguyên nhân làm tiết
kiệm hay lãng phí. Đồng thời phải chỉ rõ người có trách nhiệm giải thích ngun nhân
dẫn đến sự chênh lệch chi phí đó. Thơng qua đó, đề ra các giải pháp thích hợp để quản lý
và khai thác các khả năng tiềm tàng phát hiện được trong q trình phân tích.
2.3. Định mức chi phí sản xuất
2.3.1. Khái niệm
Định mức chi phí được xem là một thang điểm để đo lường việc thực hiện chi phí
trong thực tế sản xuất kinh doanh.

Định mức sẽ được xây dựng theo hai tiêu thức cơ bản:
- Lượng định mức: có bao nhiêu số lượng của loại chi phí được sử dụng.
- Giá định mức: đơn giá của các khoản mục chi phí được sử dụng.
Định mức chi phí được xây dựng cụ thể cho từng loại sản phẩm được sản xuất
trong kỳ.
2.3.2. Các loại định mức
Định mức có khuynh hướng chia làm hai loại: định mức lý tưởng và định mức thực
tế.
- Định mức lý tưởng: là những định mức được xây dựng trong điều kiện những
giả định tối ưu.
- Định mức thực tế: được xây dựng trên cơ sở cho phép thời gian ngừng nghỉ
hợp lý của máy móc và cơng nhân sản xuất, cơng nhân có trình độ tay nghề trung bình,….
2.3.3. Các định mức chi phí sản xuất
Định mức chi phí sản xuất bao gồm: (1) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
(2) Định mức nhân công trực tiếp, (3) Định mức chi phí sản xuất chung.
(1) Định mức chi phí nguyên liệu trực tiếp
Định mức được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các yếu tố đầu vào.
Định mức nguyên liệu trực tiếp là sự tổng hợp của định mức giá và lượng của nguyên
liệu trực tiếp:
- Định mức giá cho một đơn vị nguyên liệu trực tiếp phản ánh giá cuối cùng của
một đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
- Định mức lượng cho một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản ánh
số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, có cho phép những hao hụt
bình thường.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

8



Chương 1: Tổng quan
Định mức chi phí một sản phẩm được tổng hợp từ định mức giá và lượng
nguyên liệu trực tiếp, được xác định bằng công thức sau:
Định mức chi phí
nguyên liệu trực tiếp

=

Định mức giá
nguyên liệu

x

Định mức lượng
nguyên liệu

(2) Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp
Định mức chi phí lao động trực tiếp cũng bao gồm định mức về giá của một
đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành
một đơn vị sản phẩm.
- Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp bao gồm không chỉ mức lương
căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương và các khoản khác….
- Định mức lượng thời gian cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm là loại
định mức khó xác định nhất. Định mức này có thể được xác định bằng cách đem chia
cơng việc hồn thành theo từng thao tác kỹ thuật, rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu
chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời gian tiêu chuẩn cho phép từng công
việc hoặc xác định bằng cách theo dõi bấm giờ. Tuy nhiên, dù theo cách nào, nội dung
của thời gian cho phép từng đơn vị sản phẩm cũng phải có thêm thời gian nghỉ ngơi, thời
gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian lau chùi máy (làm vệ sinh máy) và thời
gian máy nghỉ.

Định mức chi phí nhân cơng trực tiếp cho một sản phẩm được kết hợp từ định mức
giá và lượng thời gian lao động trực tiếp:
Định mức chi phí
nhân cơng trực tiếp

=

Định mức giá nhân
công trực tiếp

x

Định mức lượng thời
gian lao động trực tiếp

(3) Định mức chi phí sản xuất chung
- Định mức biến phí sản xuất chung: cũng được xây dựng theo định mức giá và
định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí
sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số giờ của hoạt động được chọn
làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một đơn vị sản phẩm.
- Định mức định phí sản xuất chung: cũng được xây dựng tương tự như phần
biến phí, sở dĩ chúng được tách riêng ra là nhằm giúp cho các q trình phân tích chi phí
sản xuất chung sau này. Do bản chất tác động của chi phí khác nhau nên khi phân tích
cũng khác nhau dù các phương pháp xác định biến phí và định phí sản xuất chung tương
tự nhau, đều dựa trên đơn giá sản xuất chung phân bổ và số giờ được chọn làm căn cứ
phân bổ chi phí sản xuất chung.
Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, ta lập bảng tổng
hợp các định mức chi phí.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh


9


Chương 1: Tổng quan

Bảng 2.1. Thẻ định mức chi phí
Khoản mục CP

Định mức lượng

Định mức giá

CP định mức

Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân cơng trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Cộng CP định mức 1 sản phẩm (giá thành đơn vị kế hoạch)
2.4. Phân tích biến động chi phí sản xuất
2.4.1. Mơ hình chung
Phần lớn các khoản chi phí sản xuất là những chi phí khả biến: nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân cơng trực tiếp và bộ phận chi phí sản xuất chung khả biến. Tất cả những loại
chi phí này đều được phân chia thành hai yếu tố là lượng chi phí và giá chi phí nên chúng
sẽ được phân tích theo một mơ hình chung là phân chia thành hai loại biến động là biến
động về lượng và biến động về giá.
- Phân tích biến động chi phí sản xuất khả biến: so sánh kết quả giữa thực hiện
với định mức các biến phí sản xuất. Xác định các nguyên nhân biến động trên hai mặt
lượng và giá đã tác động như thế nào đến biến động chung.
- Mơ hình chung:

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất

Lượng thực tế (x) giá
thực tế

Lượng thực tế (x) giá
định mức

Biến động giá

Lượng định mức (x) giá
định mức
Biến động lượng

Tổng biến động
2.4.2. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân tích theo hai loại biến động: (1)
Biến động giá nguyên vật liệu và (2) Biến động lượng nguyên vật liệu, cụ thể như sau:
(1) Biến động giá nguyên vật liệu

Biến động giá nguyên vật liệu nêu lên sự khác nhau giữa số tiền đã trả cho một
lượng nguyên liệu nhất định với số tiền đáng lẽ phải trả theo định mức cho số lượng
nguyên liệu đó. Cơng thức như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

10


Chương 1: Tổng quan

Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế

(i)

(2) Biến động lượng nguyên vật liệu
Biến động khối lượng nguyên liệu nói lên sự khác nhau giữa khối lượng nguyên
liệu sử dụng trong sản xuất với khối lượng đáng lẽ phải sử dụng theo định mức tiêu
chuẩn đã lập cho dù biến động liên quan đến việc sử dụng vật chất của nguyên liệu, nó
vẫn thường được xác định bằng tiền.
Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức ( ii )
Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao nguyên vật liệu thực tế so với định mức tiêu
chuẩn để sản xuất sản phẩm phản ánh chênh lệch bất lợi hoặc thuận lợi, thể hiện sự lãng
phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sự tăng, giảm mức độ tiêu hao
nguyên vật liệu có thể do tác động bởi một hoặc nhiều nguyên nhân như sau:
- Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị, thế hệ của máy móc thiết bị.
- Chất lượng của nguyên liệu sử dụng.
- Trình độ tay nghề của người lao động.
- Trình độ tổ chức, quản lý ở bộ phận sản xuất,…
- Nếu giá cả nguyên vật liệu tăng, giảm do quan hệ cung, cầu, do sự biến
động của nền kinh tế, do sự biến động của tỷ giá, do sự tác động của các chính sách, chế
độ về quản lý kinh tế của Nhà nước,… thì đây là sự tác động của các nhân tố khách quan.
Sự tác động của các nhân tố này sẽ tạo nên những chênh lệch thuận lợi hoặc bất lợi đối
với chi phí, khơng phản ánh sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí.
- Nếu loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan, giá cả nguyên vật liệu
tăng, giảm phản ánh sự lãng phí hoặc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu…
Ví dụ: Sản phẩm A có định mức ngun vật liệu cho một sản phẩm là 3kg và
giá định mức là 4.000 đồng/kg. Trong kỳ doanh nghiệp mua tổng cộng 6.500 kg nguyên
vật liệu với giá bình quân 3.800 đồng/kg (bao gồm cả chi phí liên quan đến việc thu mua)
và sử dụng hết phần nguyên vật liệu này để sản xuất 2.000 sản phẩm A. Biến động chi
phí như sau:

Biến động giá

= (3.800 – 4.000) x 6.500

= -1.300.000

Biến động lượng

= (6.500 – 6.000) x 4.000

= +2.000.000

Tổng biến động

= (-1.300.000 + 2.000.000)

= +700.000

2.4.3. Phân tích biến động chi phí nhân cơng trực tiếp
Tương tự như khi phân tích sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sự
biến động chi phí nhân cơng trực tiếp bao gồm sự biến động giá lao động và biến động
năng suất lao động. Cơng thức tính như sau:
(iii)

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

11


Chương 1: Tổng quan


Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Số giờ thực tế

Biến động năng suất = (Số giờ thực tế - Số giờ định mức) x Giá định mức

(iiii)

Mức độ tăng, giảm của biến động này phụ thuộc vào những nguyên nhân sau:
- Đơn giá tiền lương của các bậc thợ cá biệt tăng (điều này thì khơng thường
xảy ra)
- Sự thay đổi về cơ cấu lao động, tiền lương bình quân tăng lên khi cơ cấu lao
động thay đổi theo hướng gia tăng tỉ trọng công nhân bậc cao và giảm tỉ trọng cơng nhân
bậc thấp tính trên tổng số giờ lao động được sử dụng (nguyên nhân thường xảy ra).
- Năng suất lao động cá biệt của từng bậc thợ
- Tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị
- Chất lượng của nguyên liệu sử dụng
- Các biện pháp quản lý sản xuất tại phân xưởng
- Cách thức trả lương cho cơng nhân…
Ví dụ: Sản phẩm A có định mức lao động cho một sản phẩm là 2,5 giờ và đơn giá
bình quân 1 giờ lao động là 14.000 đồng/giờ. Giả sử trong kỳ công ty đã sử dụng 4.500
giờ lao động trực tiếp và thời gian lao động này là 64.350.000 đồng.
Đơn giá lao động thực tế = 64.350.000 / 4.500

= 14.300 đồng/giờ

Biến động giá lao động

= (14.300 – 14.000) x 4.500

= +1.350.000


Biến động năng suất

= (4.500 – 5.000) x 14.000

= -7.000.000

Tổng biến động

= +1.350.000 – 7.000.000

= -5.650.000

2.4.4. Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là chi phí phức tạp trong tính tốn và phân tích:
+ Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp và được tính vào giá thành sản
phẩm thơng qua các phương pháp phân bổ
+ Chi phí sản xuất chung bao gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau về tính chất
nên khó có thể đưa ra phương pháp phân tích cụ thể
+ Chi phí sản xuất chung gồm cả những chi phí có tính khả biến và những chi
phí có tính bất biến.
- Kế hoạch linh hoạt:
+ Kế hoạch tĩnh: thể hiện tổng chi phí theo một mức độ hoạt động cụ thể.
+ Kế hoạch linh hoạt: dự kiến chi phí trong phạm vi từ mức độ hoạt động tối
thiểu đến mức độ hoạt động tối đa

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

12



Chương 1: Tổng quan
+ Kế hoạch tương xứng với mức độ hoạt động thực tế này được gọi là kế hoạch
điều chỉnh theo sản lượng thực tế
+ Kế hoạch linh hoạt chính: là một sự hoạch định về lợi nhuận. Nó có dạng như
một báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày theo phương pháp đảm phí.
2.4.4.1. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến
Biến động chi phí sản xuất chung cũng được chia làm hai loại biến động là biến
động giá và biến động năng suất.Cơng thức tính biến động tương tự như biến động
ngun vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Trong chi phí sản xuất chung khả biến có
nhiều mục nên thơng thường ta lập một bảng tính tốn tổng hợp các biến động và gọi là
báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến.
Bảng 2.2. Mẫu báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung khả biến
Số giờ thực tế:

x giờ

Số giờ định mức theo sản lượng thực tế:

xx giờ

Chi phí SXC
khả biến

Đơn giá

Giá
định
mức


CP thực
tế theo số
giờ thực
tế

CP định
mức theo
số giờ
thực tế

CP định
mức theo
số giờ
định mức

Giá
thực
tế

Phân tích
tổng biến
động

giá


năng
suất

Lao động phụ

Dầu mở
Động lực…
Cộng
2.4.4.2. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến
Các chi phí bất biến là những chi phí khơng thay đổi cùng những thay đổi của các
mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một khác biệt rất căn bản so với chi phí khả biến là:
đối với chi phí khả biến thì nói một cách lý thuyết, đơn giá sẽ không thay đổi khi mức độ
hoạt động thay đổi, trong khi đơn giá chi phí bất biến sẽ giảm đi nếu mức độ hoạt động
tăng lên. Vì vậy, cần phải có một phương pháp tiếp cận khác hơn để nghiên cứu sự biến
động của loại chi phí này. Các biến động chi phí sản xuất chung bất biến được phân tích
như sau:
(1) Biến động kế hoạch: Các chi phí sản xuất chung bất biến được trình bày
như sau

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

13


Chương 1: Tổng quan

Bảng 2.3. Mẫu phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến
CP định mức
theo số giờ
thực tế

CP thực tế theo
số giờ thực tế

Chi phí SXC bất biến


BĐ chi phí
thực tế so với
kế hoạch

Lương quản lý phân xưởng
Khấu hao TSCĐ
Bảo hiểm…
Cộng
(2) Biến động lượng: biến động lượng phản ánh tình hình sử dụng máy móc
thiết bị so với số giờ máy tối ưu. Công thức:

Biến động
lượng

=

(Tổng số giờ
kế hoạch tĩnh

Tổng số giờ định mức
theo sản lượng thực tế)

-

x

Đơn giá chi phí
SXC bất biến


2.5. Ý nghĩa của phân tích biến động chi phí sản xuất
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tình hình
quản lý sử dụng các loại chi phí trong q trình sản xuất kinh doanh. Qua đó giúp nhà
quản lý kiểm sốt tốt chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.6. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế
như sau:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính
giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí
- Tổng hợp chi phí sản xuất
- Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị từng sản phẩm. Cơng thức tính tổng giá
thành và giá thành đơn vị:
Tổng giá
thành thực =
tế sản phẩm

Chi phí sản
xuất dở
dang đầu kỳ

Giá thành thực tế
đơn vị sản phẩm

+

=

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh


Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ

-

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ

-

Các khoản
làm giảm
giá thành

Tổng giá thành thực tế sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
14


Chương 1: Tổng quan

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

15



Chương 2: Cơ sở lý thuyết


Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QT VỀ
XÍ NGHIỆP ĐƠNG LẠNH THỦY SẢN AFIEX
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp
3.1.1. Lịch sử hình thành
Xí nghiệp xuất nhập khẩu nơng sản thực phẩm An Giang được thành lập theo quyết
định số 528/QĐ-UB ngày 02/11/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Xí nghiệp
thành lập trên cơ sở sát nhập của ba xí nghiệp là: xí nghiệp chăn ni, xí nghiệp xuất
nhập khẩu nơng thủy hải sản, xí nghiệp khai thác chế biến lâm sản. Xí nghiệp xuất nhập
khẩu nơng thủy hải sản An Giang là một doanh nghiệp nhà nước, hiện nay hoạt động với
- Tên gọi: Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang quyết định
thành lập số 69/QĐ-UB ngày 29/01/1996.
- Tên giao dịch: AnGiang AFIEX. CO
- Tên tiếng Anh là: ANGIANG AGRICULTURE AND FOODS IMPORT
EXPORT COMPANY.
- Trụ sở chính tại: 34-36 Hai Bà Trưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Hiện nay, công ty xuất nhập khẩu nơng sản thực phẩm An Giang có các xí nghiệp
như: xí nghiiệp xuất khẩu lương thực, xí nghiệp thức ăn gia xúc, xí nghiệp bột mì, xí
nghiệp đơng lạnh thủy sản, xí nghiệp xây dựng chế biến lâm sản, xí nghiệp chăn ni.
Xí nghiệp đơng lạnh thủy sản (AFIEX SEAFOOD) là một trong các xí nghiệp được
thành lập từ cơng ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, chính thức hoạt động
vào tháng 03/2001, địa chỉ: Quốc lộ 91, Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang.
Xí nghiệp đơng lạnh thủy sản có khoảng 700 cơng nhân tay nghề cao, chuyên chế
biến các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh: chủ yếu là cá basa, cá tra bè đông lạnh
nguyên con, Fillet đông lạnh (không xương, không da), cắt khúc đơng lạnh, quy cách
đóng gói theo u cầu của khách hàng. Ngồi ra, xí nghiệp cịn chế biến theo yêu cầu của
đơn đặt hàng như: các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh, các loại cá biển, các loại nhiễm
thể giáp xác (ghẹ, mực, bạch tuộc…), với máy móc tiên tiến của Mỹ và Châu Âu. Xí
nghiệp đã xây dựng và áp dụng chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm HACCP ngay

từ đầu, đảm bảo tốt nhất các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp trong chế biến (theo tiêu
chuẩn GMB) và luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Tổng nguồn vốn kinh doanh của xí nghiệp khoảng 60 tỷ đồng, trong đó vốn cố định
là 40 tỷ đồng và vốn lưu động là 20 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên xí nghiệp liên tục phát
triển và mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, giữ vững uy tín cho thương hiệu,
quan hệ kinh doanh tốt với nhiều nước trên thế giới.
Với quan điểm “Cách tốt nhất để cạnh tranh và phát triển là phải đảm bảo lợi ích
khách hàng”, chính quan điểm này giúp xí nghiệp tạo được uy tín với khách hàng trong
và ngồi nước. Cũng vì thế mà xí nghiệp đã phát triển mối quan hệ mua bán với hơn 30
quốc gia trên thế giới. Hiện nay, sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang thị trường
Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hông Kông, Nhật, Tiểu vương quốc Ả Rập và trong tương lai
xí nghiệp ngày càng mở rộng hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Phương Oanh

15


×