Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

thuyết trình tính độc lập tương đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.67 KB, 5 trang )

TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
Quan điểm duy vật lịch sử đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa ý thức xã
hội và tồn tại xã hội. Dù ý thức xã hội chịu sự quy định và chi phối của tồn tại xã
hội những nó vẫn có tính độc lập tương đối và còn có thể tác động mạnh mẽ trở
lại tồn tại xã hội.
Để chứng minh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, em sẽ làm rõ qua các
khía cạnh sau:
 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội
Ở phần trước, ta đã khẳng định tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội. Do vậy,
dễ hiểu khi ý thức xã hội chỉ được hình thành sau khi tồn tại xã hội ra đời.
Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi từ rất lâu,
song, ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại.
VD: bói toán, trọng nam khinh nữ…
Điều này được thể hiện ở các khía cạnh truyền thống, thói quen, tập quán…
Những nguyên nhân làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã
hội:
- Tồn tại xã hội diễn ra nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức con
người.
- Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống, do cả tính bảo thủ
của hình thái ý thức xã hội. Hơn nữa, điều kiện tồn tại xã hội mới cũng
chưa đủ làm cho những thói quen, truyền thống cũ hoàn toàn mất đi.
VD: 1. Tục bắt vợ ở miền núi Tây Bắc -> vấn đề nhức nhối-> phản ánh
trong cả tác phẩm văn học. “ Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài ( chú ý: hỏi lớp
có nhớ về tg, tp hoặc nd của tp) : Mị là một cô gái yêu đời, tràn đầy sức
sống, có tình yêu đẹp -> rơi vào tầm ngắm của A Sử, bị lừa bắt về làm vợ
A Sử, làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí -> sống cuộc đời như bị cầm tù,
mất tự do, sống cuộc sống nô lệ. Do tục lệ, thần quyền nên không dám
phản kháng ( trước khi gặp A Phủ), cam chịu…
2. Tảo hôn



VD:Phóng sự của phóng viên Minh Huyền tờ Báo Yên Bái
Ở Mù Cang Chải, xã Nậm Cỏ( nơi có nhiều trường hợp tảo hôn
nhất huyện): trường hợp của cặp vợ chồng Thào A Tính- Lý Thị
Chư
Lấy nhau còn quá trẻ, Chư lấy chồng khi chưa đủ 16 tuổi, chưa
làm gì được ngoài sinh con, không tự chủ được kinh tế lẫn việc
làm vợ, làm mẹ khi còn quá trẻ nên không biết cách chăm sóc
con cái -> cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ.
"Phạt thì người dân không có tiền, chỉ còn cách nhắc nhở, tuyên
truyền mỗi ngày, mỗi tháng để "mưa dầm thấm lâu”, để nâng cao
nhận thức của người dân, từ đó bảo ban con cháu thực hiện
đúng Luật Hôn nhân và gia đình chứ cũng chưa thể giải quyết dứt
điểm ngày một ngày hai được” - Chị Sùng Thị Máy - Trưởng
phòng Dân số - Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải chia sẻ.
 Xã hội thay đổi văn minh hơn nhưng chưa đủ điều kiện thay
đổi nhận thức của người dân, những phong tục tập quán cũ
đã hình thành từ lâu đời.
- Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai
cấp nào đó trong xã hội -> Các tập đoàn, giai cấp lạc hậu bám chặt vào
những tư tưởng lạc hậu để duy trì lợi ích -> chống lại tư tưởng tiến bộ
VD: Triều Nguyễn thời vua Minh Mạng: đất nước rơi vào khủng hoảng
kiệt quệ, bị đe dọa cả về chính trị, kinh tế xã hội…
Minh Mạng cố duy trì sức ảnh hưởng của Nho giáo, nghiêm cấm
truyền bá đạo cơ đốc -> cho Pháp cái cớ để xâm lược việt nam.
Thực hiện chính sách tự cô lập, bế quan tỏa cảng -> nền kinh tế trì trệ,
kiệt quệ -> đất nước rơi vào khủng hoảng
 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trên thực tế, nhiều tư tưởng khoa học, triết học trong những điều kiện nhất
định có thể vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa.
VD: - Democritus ( đê mô crit) ( 460 – 457 TCN ): vật chất là nguyên tử

- Galileo: “ Dù sao Trái Đất vẫn quay”


- Cách đây khoảng 4, 5 thập kỷ, ở Việt Nam, môi trường sống của con người
còn chưa có những diễn biến phức tạp, chưa trở thành một vấn đề cấp
bách. Cũng cần nói thêm là, trên thế giới, mặc dù vấn đề môi trường xuất
hiện sớm ở một số nước công nghiệp phát triển, song khi đó, nó cũng chưa
đạt đến quy mô toàn cầu. Thực tế, cho đến năm 1972, Hội nghị quốc tế đầu
tiên về môi trường con người mới diễn ra tại Stốckhôm (Thụy Điển) và 20
năm sau, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển được tổ chức
ở Rio (Braxin). Trong khi đó, với tầm nhìn xa trông rộng, tài năng và sự nhạy
cảm đặc biệt của mình, từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh
đã dự báo những nguy cơ, hậu quả về môi trường sống do sự tác động tiêu
cực của con người gây ra; hơn thế, còn chủ động đề xuất nhiều luận điểm
quan trọng và sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, đặc biệt
là vai trò của công tác bảo vệ môi trường sống, coi việc bảo vệ môi trường
như một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại, phát triển của con
người và xã hội.
Nguyên nhân: Do ý thức xã hội có khả năng phản ánh đúng những mối liên
hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội.
 Ý nghĩa: Những tư tưởng đi trước này có tác dụng tổ chức, chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó
vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển của
xã hội đặt ra.
 Ý thức xã hội có tính kế thừa
- Các quan điểm lý luận, các tư tưởng lớn của thời đại sau bao giờ cũng
dựa vào các tiền đề đã có từ các giai đoạn lịch sử trước đó.
VD điển hình: Chính Mác và Ăngghen đã xây dựng triết học của mình
dựa trên sự kế thừa của tinh hoa tư tưởng nhân loại
+ Kế thừa Phép biện chứng của Hêghen

+ Kế thừa Chủ nghĩa duy vật của Phơ bách
+ Ngoài ra, Mác và Ăngghen còn kế thừa kinh tế chính trị cổ điển Anh và
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
- Vì ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một tư tưởng
nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế và các
quan hệ kinh tế- xã hội
VD: A là một cậu bé nhà nghèo nhưng liệu như thế đã đủ để khẳng định
A là một đứa trẻ ý thức không tốt, không được dạy dỗ đàng hoàng?


Hoàn toàn không thể, việc khẳng định đó là một cách quy chụp, một
nhận định hoàn toàn phiến diện. A có thể nhà không có điều kiện tốt
nhưng cha mẹ cậu bé có thể dạy dỗ cậu bé tử tế, hành động tử tế.
Lưu ý: Trong xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa
những di sản khác nhau. Giai cấp tiến bộ sẽ tiếp nhận những tư tưởng
tiến bộ và ngược lại.
 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
- Ý thức xã hội tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Các hình thái ý thức
xã hội phản ánh tồn tại xã hội theo những cách khác nhau, có vai trò
khác nhau trong xã hội và trong đời sống con người. Tuy ở các thời đại
lịch sử khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau, vai trò của các
hình thái ý thức xã hội là không giống nhau, song, chúng vẫn có sự tác
động qua lại.
+ Ở các nước Tây Âu thời trung cổ, ý thức tôn giáo có tác động và sức
ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của
ý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó.
Có một giai đoạn lịch sử mà Châu Âu rơi vào tột cùng của đen tối, là một
trong những thời đại hỗn loạn và đáng quên nhất, người ta vẫn gọi là
Đêm trường đen tối.
Trong thời kì này, ngay cả Giáo hội cũng phụ thuộc vào những bộ lạc dã

man, nhà thờ La Mã phụ thuộc vào các man tộc. Đây là giai đoạn mà vai
trò của Thánh và các nhà thờ được đẩy lên cao nhất, ảnh hưởng mạnh
mẽ vô cùng đến cuộc sống của dân thường
Các Thánh không chỉ là hình mẫu lí tưởng của đạo đức hoàn hảo mà lời
cầu nguyện của Thánh cũng được nhà thờ sử dụng. Các Thánh có nhiều
quyền lực thực sự, có vai trò nhất định trong cuộc sống hàng ngày, can
thiệp vào cuộc sống bằng nhiều con đường thực tế. Vị Thánh quan trọng
nhất đối với Gregory là Martin. Lăng mộ ông được xem như cội nguồn
của vẻ đẹp và việc chữa bệnh thần kỳ cho người ốm khắp xứ Gaul.
Thánh Martin được xem đặc biệt giỏi trong chữa bệnh động kinh và
bệnh bại liệt.
 Sự chi phối của ý thức tôn giáo tới các ý thức xã hội khác.


+ Nước Pháp nửa sau thế kỉ XVIII và nước Đức cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX, triết học và văn học đóng vai trò quan trọng bậc
nhất trong việc truyền bá các tư tưởng chính trị và pháp quyền,
là vũ khí tư tưởng và lý luận

Văn học: Những người khốn khổ ( Victor Hugo) : Ghi lại những
nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng 1830. Một xã hội tư sản
tàn bạo được phản ánh, tình trạng cùng khổ của người dân lao
động cũng được mô tả, con người sống trong cảnh khủng khiếp
của cuộc đời tối tăm, ngạt thở. Dưới ngòi bút của Hugo, Paris
ngày cách mạng 1832 đã sống dậy, tưng bừng, anh dũng, một
Paris nghèo khổ nhưng thiết tha yêu tự do.
Triết học: Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp đã nhận thức
được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột lao động, phê phán
sâu sắc xã hội tư bản, và đưa ra dự đoán tương lai. -> Là tư
tưởng tiến bộ trong XH lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh,

là tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác
+ Sau thời kì Trung cổ và phong kiến, nhất là trong thế giới đương
đại, ý thức chính trị có vai trò ngày càng quan trọng và chi phối
các hình thái ý thức xã hội khác.
 Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Tuy ý thức xã hội bị tồn tại xã hội quy định nhưng chúng không phải yếu tố
hoàn toàn thụ động hoặc tiêu cực. Ý thức xã hội không những có tính độc
lập tương đối mà còn có thể tác động mạnh mẽ trở lại tồn tại xã hội.
Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội được biểu hiện qua hai
chiều hướng: Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội
phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã
hội.



×