Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CÔNG tác THU bảo HIỂM y tế và CHĂM sóc sức KHỎE BAN đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 16 trang )

PHỤ LỤC 2:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS ………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm

BÁO CÁO (DÀN Ý SKKN)
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: .

Nam, nữ:

- Ngày tháng năm sinh:
- Nơi thường trú:
- Đơn vị công tác:
- Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu Trưởng
- Lĩnh vực công tác: Quản lí chuyên môn và hoạt động ngoài giờ
II- Tên sáng kiến: CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE BAN ĐẦU
III. Lĩnh vực: Áp dụng vào công tác thu hộ BHYT ở trường THCS P.
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
Qua nhiều năm theo dõi công tác về Y tế học đường trong nhà trường bản thân thấy
được sự cần thiết công tác y tế học đường trong trường học; nhằm cải thiệm chăm sóc sức
khoẻ cho học sinh củng như có kế hoạch và thực hiện được những biện pháp mà đơn vị đề
ra.


Khi viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình về
công tác y tế trường học giúp cho việc thu BHYT - bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho học sinh được tốt hơn. Qua đó giúp các em học sinh và CC-VC có sức khỏe để dạy và
học tập tốt.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Trong nhiều năm công tác tại trường THCS Phú Thạnh, tôi nhận thấy công tác thu
hộ bảo hiểm y tế (BHYT) gặp rất nhiều khó khăn, từ năm học: 2014- 2015 về trước nhà
trường gặp không ít khó khăn trong công tác thu hộ BHYT, không năm nào đạt chỉ tiêu do
cấp trên đề ra.
Nguyên nhân do trường THCS Phú Thạnh nằm trong địa bàn vùng nông thôn của
huyện, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đa số học sống với ông bà (cha mẹ li
1


thân hoặc đi làm ăn xa) và một phần do người dân chưa quan tâm đến chăm sóc sức khẻo
mà chỉ lo làm thuê sinh sống là chủ yếu, nếu không mai rủi ro xảy ra bệnh tật thì giải pháp
được các gia đình đưa ra là lấy tài sản gia đình, vai mượn, bán tài sản để chăm sóc sức
khỏe, nhưng giải pháp tham gia bảo hiểm y tế chưa được các hộ gia đình quan tâm.
Từ đó bản thân là Ban giám hiệu trong nhiệm vụ y tế Trường học, tôi mới cảm nhận
được điều đó, muốn vận động gia đình các em tham gia BHYT là một thử thách không
nhỏ đối với ban giám hiệu và giáo vên của trường.
Từ những hạn chế, khó khăn trên, tôi mạnh dạng cải tiến, thay cho quá trình vận
động những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn tham gia BHYT tự nguyện bằng giải
pháp “ Xã hội hóa trong công tác thu hộ bảo hiểm Y tế ở trường THCS Phú Thạnh”.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Theo thông tư 02/2017 của Bộ y tế, từ ngày 1/6/2017, các cơ sở y tế công lập sẽ
chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối
tượng không có thẻ BHYT và một số dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán
của Quỹ BHYT. Với việc kết cấu thêm chi phí tiền lương, phụ cấp đặc thù của nhân
viên y tế vào giá dịch vụ y tế nhiều dịch vụ y tế có mức tăng từ 2 đến 3 lần giá cũ và

sẽ do người bệnh trả 100% cho thấy sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm y tế đối với
mỗi người dân.
Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính
chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và luôn đề cao
trong hệ thống chính sách an sinh xã hội. Việc tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích
thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi đau ốm, bệnh tật.
Trong bối cảnh giá nhiều dịch vụ y tế tăng và giá dịch vụ y tế do người bệnh chi trả 100%
đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế cho thấy sự cần thiết phải tham gia bảo hiểm y
tế đối với mỗi người dân, qua đó thực hiện thắng lợi lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân trên
địa bàn tỉnh.
3. Nội dung sáng kiến:
*Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu
3.1. Về công tác tổ chức:
* Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trường học:
- Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường.
- Phó ban: Y tế dự phòng trạm y tế xã.
- Thường trực: Cán bộ y tế trường học.
2


- Ủy viên: TPT Đội, đại diện hội CMHS.
*Ban sức khỏe có nhiệm vụ:
- Giải quyết các trường hợp sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh.
- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và
giáo dục triển khai hàng năm.
- Chủ động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Kiểm tra xây dựng trường học
xanh, sạch, đẹp và đảm bảo vệ sinh, ATVSTP.
3.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Nhà trường có phòng y tế riêng và trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, dụng cụ,

tủ thuốc y tế để giải quyết kịp thời các bệnh thông thường và sơ cấp cứu ban đầu những tai
nạn xảy ra trong thời gian học sinh tham gia các hoạt động tại trường.

3


(Ảnh minh họa)
Phòng y tế là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao chất lượng sức
khỏe cho học sinh chính vì vậy cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
3.3. Về công tác tuyên truyền, vận động học sinh:
Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh.
-Có tranh ảnh tuyên truyền giáo dục sức khỏe:

4


(Ảnh minh họa)
- Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe vào các giờ chào cờ thứ 2 hàng
tuần. Tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát
ban, tiêu chảy, thủy đậu, Tay chân miệng, sốt rét, sốt xuất huyết…, phòng chống các bệnh
học đường: cận thị, gù vẹo cột sống… Qua các buổi tuyên truyền giúp các em học sinh
hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống dịch bệnh.
-Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế. Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể các
em học sinh và gia đình các em về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế. Năm qua học
sinh tham gia đều đạt mục tiêu.
5


3.4. Về công tác khám sức khỏe định kỳ:
Phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh

ít nhất một lần trong một năm học và trong năm qua tham gia khám được 2 lần trong đó có
100% đạt sức khỏe tốt loại “ A”.
Phát hiện và thông báo các trường hợp mắc bệnh về gia đình để có biện pháp giải
quyết điều trị kịp thời.
-Hướng dẫn kĩ thuật giám sát các điều kiện vệ sinh trường học: Đẩy mạnh công tác
bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên; triển khai có hiệu quả các
chương trình y tế trong các cơ sở giáo dục, tập trung ưu tiên công tác phòng, chống dịch;
chăm sóc mắt học đường; chăm sóc sức khỏe răng miệng; phòng, chống tật cong vẹo cột
sống; phòng, chống giun sán; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng, chống HIV/AIDS; bảo
đảm an toàn thực phẩm; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em; xây dựng trường học an
toàn phòng, chống tai nạn thương tích; thực hiện Bảo hiểm Y tế bắt buộc với học sinh,
theo quy định. An toàn thực phẩm - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm trong trường học. Thực hiện tốt an toàn thực phẩm theo quy định, không để xảy ra
ngộ độc thực phẩm. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học sinh
- Chỉ đạo các CC-VC tổ chức thực hiện công tác BHYT-BHTN học sinh theo quy
định, phấn đấu đến năm 2016 đạt trên 100% học sinh tham gia BHYT bắt buộc nâng cao
sức khỏe - Tập trung chỉ đạo CC-VC xây dựng trường học nâng cao sức khỏe: xây dựng
cơ chế, chính sách, cải thiện điều kiện vệ sinh trường học, tăng cường hoạt động thể lực,
dinh dưỡng hợp lý, phòng, chống tác hại của thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,
rối nhiễu tâm trí và tâm thần học đường.
-Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh có hình ảnh mang tính minh
hoạ. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe học sinh. Có sổ khám bệnh, hồ
sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh cho cả cấp học.
- Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định hiện hành.
Chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế trong những trường hợp cần thiết.
- Có cơ chế phối hợp với TTYT huyện trong việc chăm sóc, điều trị đối với các
học sinh mắc bệnh mãn tính.
- Có thông báo cho cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ của học sinh về tình hình
sức khỏe học sinh. Có kế hoạch chăm sóc và điều trị cho học sinh có vấn đề sức khỏe.
- Truyền thông nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia chủ động của toàn xã

hội, các cấp, các ngành, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện công tác YTHĐ, bảo vệ,
giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
6


- Chỉ đạo CC-VC tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, đảm bảo
ít nhất 90% học sinh và giáo viên được tiếp cận với các nội dung cơ bản về chăm sóc sức
khỏe học sinh; phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe; vai trò, trách nhiệm và
quyền lợi của học sinh đối với việc tham gia Bảo hiểm Y tế, BHTN.
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, tổ chức các cuộc tọa đàm về công tác
YTHĐ, bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn bảo vệ, giáo dục và chăm sóc sức khỏe
học sinh phòng, chống dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe trong trường học; vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi của học sinh, tham gia Bảo hiểm Y tế.
- Tổ chức các hội thi vẽ tranh với chủ đề “TRƯỜNG EM XANH, SẠCH, ĐẸP"

(Ảnh minh họa)

7


- Tổ chức hội thi thiết kế áp phích, tuyên truyền vệ sinh trường học, rửa tay với xà
phòng

(Ảnh minh họa)
-Tổ chức khám, lập hồ sơ và quản lí sức khỏe học sinh chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Thực hiện và quản lý sức khỏe học sinh, 100% CC-VC và học sinh chăm sóc sức
khoẻ, 100% học sinh được khám sức khỏe định kỳ, phân loại, quản lý và chăm sóc sức
khỏe học sinh theo quy định.
8



- Phòng, chống bệnh, tật trong trường học: Chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình
chăm sóc sức khỏe răng miệng; chương trình chăm sóc mắt học đường; phòng, chống tật
cong vẹo cột sống; phòng, chống bệnh giun sán trong trường học.
- Chủ động phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm
+ Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm, phối hợp với
cơ quan y tế địa phương thực hiện công tác giám sát phát hiện và tổ chức các biện pháp
phòng, chống dịch kịp thời theo quy định.
+Đảm bảo các điều kiện cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, rửa tay với xà
phòng hạn chế nguy cơ phát sinh và lây truyền dịch, bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế thực hiện tiêm chủng vắc-xin
phòng bệnh và các biện pháp chủ động phòng, chống dịch. Chăm sóc sức khỏe sinh sản Xây dựng Kế hoạch hành động về phòng, chống HIV/AIDS của ngành Giáo dục giai đoạn
2012-2015 và tầm nhìn 2020.
- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học,
phấn đấu đến năm 2015: + 100% học sinh, được trang bị kiến thức, kỹ năng và thay đổi
thái độ, hành vi phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với từng cấp học.
- Phòng y tế nhà trường có nhiệm vụ lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ sức khỏe của học
sinh và có trách nhiệm chuyển hồ sơ khi học sinh chuyển trường hay kết thúc chương trình
của cấp học để đảm bảo cho việc quản lý theo dõi sức khỏe cho các em được tốt hơn. Cần
có túi hồ sơ, kẹp hồ sơ và phải được bố trí sao cho thuận tiện khi sử dụng.
3.5. Về công tác phòng dịch:
Thực hiện tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng…
-Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh của TTYT dự phòng, phối hợp với
trạm y tế xã triển khai các chương trình tiêm chủng, tẩy giun trong trường học, Tiêm sởi
Rubenla…
-Hướng dẫn các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân phòng chống bệnh dịch rữa tay
với xà phòng tuyệt khuẩn.

9



10


11


(Ảnh minh họa)
3.6. Về vệ sinh học đường:
Ban chăm sóc sức khỏe tham mưu với BGH hổ trợ mua thêm dụng cụ vệ sinh và tổ
chức vệ sinh hàng ngày, hàng tuần, phát hoang xung quanh trường…
-Tổ chức các buổi tổng vệ sinh môi trường, hướng dẫn các em học sinh đổ rác và
xử lý rác đúng nơi quy định
- Tổ chức trồng hoa và cây xanh trong nhà trường.

12


- Lớp học phải đảm bảo đủ ánh sáng, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
Bàn ghế cho học sinh ngồi học phải đảm bảo đúng quy cách, đúng kích thước theo từng
lứa tuổi, bảng và phấn viết hợp vệ sinh.
- Công trình vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ, luôn được lau rửa thường xuyên, hệ
thống cống rãnh thoát nước tốt.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống trong nhà trường. Hướng dẫn
các em học sinh thực hiện ăn chín, uống sôi và rửa tay trước khi ăn, ăn phải đảm bảo đủ
no, đủ chất nhất là bổ xung thêm muối I ốt vào khẩu phần ăn để tránh bệnh bứu cổ.
* Công tác thu BYT
Thu hộ bảo hiểm y tế.:
Trong đời sống con người sức khỏe là vốn quí nhất của mỗi người nhưng những rủi

ro bất ngờ về sức khỏe luôn xảy ra như: ốm đau, bệnh tật, chi phí khám chữa bệnh không
thể xác định trước, tùy theo bệnh tật, gây tốn rất nhiều tiền, tài sản của gia đình bệnh nhân.
Đôi khi bệnh tật còn để lại những di chứng không thể lường trước được do không đủ kinh
phí điều trị. Đôi khi những phương án gia đình người bệnh đưa ra là: Sản sản của gia đình,
anh em hoặc cầm cố, vai mượn của người khác nhưng giải pháp tham gia bảo hiểm y tế
chưa được các gia đình quan tâm đến.
Vì thế muốn công tác vân động gia đình của học sinh tham gia tốt bảo hiểm y tế thì
giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu, trưởng ban đại diện cha mẹ của trường phải phối hợp
tốt vối nhau và phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong địa bàn nắm rỏ từng hoàn
cảnh của gia đình học sinh.
Thường những học sinh không tham gia bảo hiểm y tế ở trường thường có 03 đối
tượng sau:
1. Hoàn cảnh gia đỉnh khá giả nhưng không tham gia bảo hiểm y tế do xuy nghĩ đủ
điều kiện để chăm lo sức khẻo cho người thân khi không mai xảy ra bệnh tật, “Đủ điều
kiện tham gia”.
2. Điều kiện sống tốt, không am hiểu về quyền của bản thân khi tham gia bảo hiểm y
tế “Đủ điều kiện tham gia”.
3. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống chủ yếu bằng làm thuê, gia đình không thuộc
diện nghèo hay cận nghèo trong địa bàn, không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, “ Không
đủ điều kiện tham gia”.

13


Khi đã nắm rỏ điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình và nguyên nhân gia đình học sinh
không tham gia bảo hiểm y tế cho các em, nhà trường cần đề ra những phương pháp và
biện pháp vận động cho phù hợp.
Đối với đối tượng thứ 1 và thứ 2: Là những đối tượng chiếm một phần rất ít trong
nhà trường, nếu quyết tâm vận động, phối hợp tốt với các ban ngành đoàn thể trong địa
bàn và nhà trường thì nhà trường có thể vận động tốt, nếu giải thích được những chế độ,

chính sách của nhà nước và quyền lợi của bản thân khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện,
thì những gia đình này sẽ tham gia tốt.
Đối với đối tượng thứ 3: Đây là đối tượng khó vận động nhất của nhà trường, vận
động các gia đình này tham gia bảo hiểm là vấn đề khó khăn từ trước đến nay mà nhà
trường không thể thực hiện được. Vì thế bản thân thân tôi đưa ra giải pháp “ Xã hội hóa
trong công tác thu hộ bảo hiểm y tế học sinh ở trường THCS Phú Thạnh”.
Bước 1: Khi kết thúc thu bảo hiểm y tế đợt 1 nhà trường tiến hành tiến hành phối
hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong địa bàn
tiến hành phối hợp, lập danh sách học sinh của các lớp chưa tham gia bảo hiểm, tiến hành
sàng lọc, phân loại ra từng đối tượng ( đối tượng 1,2,3).
Bước 2: Khi sàng lọc và phân loại xong từng đối tượng, đối tượng 1 và đối tượng 2
những đối tượng này gia đình có điều kiện tham gia BHYT, nhưng do gia đình chưa thấy
được quyền lợi và am hiểu về chính sách của nhà nước, chế độ chi trả của BHYT. Nhà
trường thành lập ban vận động thu BHYT đi đến từng gia đình có học sinh không tham gia
bảo hiểm giải thích, động viên, để họ hiểu được và thấy được quyền lợi của bản thân
người thân mình khi tự nguyện tham gia BHYT thì những đối tượng này sẽ thống nhất
tham gia.
Bước 2: Khi phân loại xong đối tượng 1 và 2, còn lại đối tượng thứ 3 là đối tượng
quan trọng nhất, vì đối tượng này là đối tượng khó vận động, là đối tượng gia đình không
đủ điều kiện cho com em mình tham gia BHYT hoặc không có khả năng tham gia một lần.
Khi phân loại xong đối tượng thứ 3 thì nhà trường đưa ra hai giải pháp cần thực hiện.
Giải pháp thứ nhất: Đối với gia đình có khả năng tham gia nhưng không đủ điều
kiện, quyết toán bảo hiểm một lần.
Đối với đối tượng này giáo viên phối hợp cùng trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh
của lớp đến gia đình học sinh vận động tham gia bằng hình thức trả nhiều lần trong năm
học và cũng có thể trả theo mùa vụ ( khi thu hoạch lúa), còn số tiền quyết toán cho đối
14


tượng này có thể là: Vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, mượn nguồn quỹ lớp

hoặc giáo viên tự cho mượn… khi gia đình của các em quyết toán thì sẽ trả lại.
Giải pháp thứ 2: Đây là đối tượng mà giáo viên chủ nhiệm không thể giải quyết
được vì đây là đối tượng không có khả năng tham gia cũng như không có khả năng trả lại
tiền khi cho mượn tham gia.
Riêng đối tượng này giáo viên chủ nhiệm lớp tham mưu với BGH nhà trường và ban
đại diện cha mẹ học sinh lớp. Lúc này BGH nhà trường tiến hành tham mưu với BND ấp,
UBND xã tiến hành vận động các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp
tư nhân ủng hộ cho các đối tượng này bằng hình thức hỗ trợ học bổng cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn nhưng không thuộc đối tượng nghèo của trường bằng hình thức một
em được hỗ trợ một thẻ BHYT nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các em chăm
sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
V- Hiệu quả đạt được:
Với quá trình chỉ đạo của các cấp trong vai trò BGH nhà trường cùng với sự cố
gắng nỗ lực của các thầy cô giáo trong nhà trường, tỉ lệ thu BHYT trong trường học đã
từng bước được nâng lên đáng kể.
Kết quả đạt được: Năm học 2016 -2017 đạt 100% học sinh tham gia BHYT
VI. Mức độ ảnh hưởng:
Sáng kiến trên không những giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
mà còn giúp nhà trường hoàn thành tốt chỉ tiêu do cấp trên chỉ đạo, giúp các ban ngành
đoàn thể trong địa bàn đạt tiêu chí thu BHYT trong tiêu chí đạt nông thôn mới.
Sáng kiến này không những áp dụng tốt ở trường THCS Phú Thạnh và các trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông trong huyện mà nó còn có thể áp dụng tốt trong các
khóm, ấp trong địa bàn huyện Phú Tân nhằm tiến dần đến đạt tiêu chí nông thôn mới .
VII- Kết luận
Từ thực tế sáng kiến này được triển khai ở trường THCS Phú Thạnh, có thể khẳng
định rằng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, việc xã hội hóa trong công tác thu hộ BHYT là
công việc rất cần thiết, vì nó không những giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nó
còn giúp cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường nói riêng và trong
địa bàn huyện nói chung có đủ điều kiện để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Khi áp dụng sáng kiến này trong năm học 2016-2017 nhà trường đạt tỷ lệ học sinh

tham gia BHYT tại trường và nó cũng góp phần nâng tỷ lệ số dân trong địa bàn ấp tham
gia BHYT.
15


Trên đây là sáng kiến “Giải pháp thu hộ BHYT ở trường THCS Phú Thạnh”. của bản
thân tôi.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến
Người viết sáng kiến

16



×