Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

giáo án NV 11 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 129 trang )

Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Tiết 41,42 - Đọc văn

Ngày soạn: 10/11/2010
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao; cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của mơt con người trọng nghĩa
khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp & tấm lòng u nước kín đáo của Nguyễn Tn.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo; tạo khơng khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn & nghệ thuật
tương phản; ngơn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Về kó năng:
- Đọc – hiểu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Về thái độ:
- Quý trọng và tri ân cái đẹp, tâm hồn say mê sáng tạo cái đẹp.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm.
- Tổ chức cho học sinh đọc văn bản.
- Định hướng để giúp các em nhận ra sự đặc sắc về nội dung & nghệ thuật của tác phẩm.
- Kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình
thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Nội dung tích hợp: kĩ năng sống, mơi trường sống, ngữ cảnh, kiến thức văn hoá “cái đẹp “
thời trung đại .
1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11.
- Thiết kế giáo án, một số tranh ảnh, tư liệu về thư pháp .


2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả , tác phẩm.
- Đọc kĩ văn bản ở SGK và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài.
C. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Diễn biến tâm trạng của Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”? (T41)
- Phân tích hình tượng nhân vật Viên Quản Ngục.(T42)
3. Bài mới:
Lời vào bài : Khi Thực Dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ lên đất nước ta, xã hội phong kiến đã
suy tàn, những nho só cuối mùa trở thành lớp người lạc lỏng. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa
buổi“ Tây Tàu nhố nhăng” những con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn
sâu sắc với xã hội đương thời. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi “tài hoa, ngông nghênh của mình để
đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối tốt đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật hình tượng ông Huấn Cao
trong Chữ Người Tử Tù .
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
* Thao tác 1: Dựa vào SKG, em hãy trình bày
những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân.
+ Vò trí quan trọng trong nền văn học hiện đại :
thúc đẩy thể tuỳ bút, bút kí.
+ Nổi tiếng là người tài hoa, phóng túng, lòch
lãm. Luôn đề cao cái đẹp, con người tài hoa,
tài tử, có tâm huyết với đất nước .
+ Chữ ở đây là chữ Hán cổ ( chữ Nho ) thứ văn

tự hình tượng. Theo quan niệm người xưa: Chữ
viết là báu vật trên đời vì qua chữ viết con
người bộc lộ tài năng và nhân cách ( cái đẹp )
* Thao tác 2: Giới thiệu một vài nét về tập“Vang
bóng một thời”
- GV có thể kể tóm tắt một hai câu chuyện trong
tập truyện để h/s có cơ sở hiểu hơn về tập truyện.
* Thao tác 3: Dựa vào tiểu dẫn cho biết xuất xứ…
của “Chữ người tử tù”.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn cho HS đọc-hiểu văn bản
* Thao tác 1: HS đọc tác phẩm :
- u cầu học sinh tóm tắt cốt truyện theo hình
thức kể chuyện diễn cảm .
- Chú ý hướng dẫn h/s nắm vững nghĩa của các từ
Hán Việt được sử dụng trong tác phẩm.
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tình huống
truyện
- Tác phẩm Chữ người tủ tù có mấy nhân vật? Đó
là những nhận vật nào? Theo em, nhân vật nào là
nhân vật chính?
- Theo em , tình huống của câu truyện có gì độc
đáo?Trình bày suy nghĩ, ý tưởng về cuộc gặp giữa
Viên quản ngục và Huấn Cao ở chốn lao tù
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình
huống truyện của Nguyễn Tuân?
* Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nh©n vËt
viên quản ngục
- Trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân
vật viên quản ngục trong tác phẩm:

I. Tìm hiều chung:
1. Vài nét về tác giả
- Nguyễn Tn (1910-1987) sinh ra trong một gia
đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Ơng là một nghệ sĩ tài hoa, un bác, có cá tính
độc đáo.
- Sáng tác ở nhiều thể loại song đặc biệt thành
cơng ở thể loại tùy bút.
- Là nhà văn lớn suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Có đóng góp lớn cho VHVN hiện đại.
- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ
Chí Minh VHNT
- Những tác phẩm chính: SGK
2. Tập “ Vang bóng một thời ”
a. Gồm 11 truyện ngắn.
b. Đề tài: những chuyện xưa cũ còn vang bóng.
c. Nhân vật chính: những nhà nho tài tử…
3.Tác phẩm “Chữ người tử tù”
a. Xuất xứ: rút từ tập truyện ngắn“Vang bóng một
thời”(1940)
b. Là một văn phẩm đạt gần tới sự tồn thiện, tồn
mĩ ( Vũ Ngọc Phan).
II. Đọc - hiểu văn bản:
A. Nội dung:
1. Tình huống truyện: Cuộc hội ngộ éo le giữa
hai nhân vật : Viên quản ngục và Huấn Cao
diễn ra giữa chốn tù ngục:
- Trên bình diện xã hội : họ đối lập gay gắt
một người là “ đại nghòch “ cầm đầu cuộc nổi
loạn đang chờ ngày ra pháp trường - còn một

người là quản ngục , kẻ đại diện cho cái trật tự
xã hội đương thời .
- Trên bình diện nghệ thuật : họ đều là những
người có tâm hồn nghệ só, họ là tri âm, tri kỉ với
nhau.
 Căng thẳng, kịch tính; có ý nghĩa của sự
đối đầu giữa cái đẹp, cái thiên lương với quyền
lực và tội ác=> Cái đẹp, cái thiên lương đã
thắng thế.
2. Hình tượng viên quản ngục
a. Sống trong mơi trường ngục tù tối tăm, đầy tội
ác nhơ bẩn…mà vẫn giữ được thiên lương trong
sáng.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
+ Cho biết c¶nh ngé cđa nh©n vËt viên quản
ngục ?
+ Nhân vật viên quản ngục có những phẩm chất
gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “ một tấm
lòng trong thiên hạ” và tác giả coi đó là “ một
thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà
nhạc luật đều hỗn loạn, xơ bồ”? Phân tích .
 Viên quản ngục và thầy thơ lại vốn đại diện
cho quyền lực, nanh ác, thủ đoạn…sống trong mơi
trường ngục tù tối tăm, đầy tội ác nhơ bẩn…mà
họ vẫn giữ được thiên lương trong sáng, biết đam
mê, biết q trọng cái đẹp thanh tao.
- Theo em, qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn
muốn thể hiện những suy niệm nào về con người
và cái đẹp?

HẾT TIẾT 41
“Lu«n day døt v× ®· chän nhÇm nghỊ”
b. Là người có tâm hồn nghệ sĩ, có sở thích cao
q biết say mê & q trọng cái đẹp:
“ Ham mê thư pháp-coi chữ như một vật báu”
b. Biết cảm phục tài năng, nhân cách & “ biệt
nhỡn liên tài”.
“chân thành , cung kính , biệt đãi Huấn Cao”
 Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao
cảm kích và coi là “ một tấm lòng trong thiên
hạ”; “ một thanh âm trong trẻo chen vào giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xơ bồ”.

Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: Trong
mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn u cái đẹp,
cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hồn cảnh
nào vẫn giữ được “ phẩm chất”, “nhân cách”.
TIẾT 42
* Thao tác 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu nh©n vËt
Hn Cao
- Trình bày cảm nhận của em về hình tượng nhân
vật Huấn Cao trong tác phẩm:
- Xuất hiện trong tác phẩm, nhân vật Huấn Cao
được tác giả miểu tả và kể lại như thế nào? C¶nh
ngé cđa nh©n vËt Hn Cao ?
( Học sinh nêu ý và lựa chọn dẫn chứng để minh
hoạ cho từng ý phân tích  gv bình thêm và nói
thêm về nghệ thuật thư pháp để thấy được tài năng
của Huấn Cao và vẻ đẹp văn hố cổ truyền của
dân tộc.)

- Phân tích những phÈm chÊt tốt đẹp của nhân
vật Hn Cao ?
- Khơng chỉ là một người nghệ sĩ tài hoa, Huấn
cao còn là một người có phẩm chất và tính cách
như thế nào nữa? ( nêu dẫn chứng minh hoạ).
- Là người có tài viết chữ, nhưng Huấn Cao mới
chỉ cho chữ những ai? Vì sao lại như vậy?
- Nếu phải phát biểu ngắn gọn về vẻ đẹp của nhân
vật Huấn Cao, em sẽ nói thế nào?Nhận xét chung
của em về Hn Cao ?
- Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Huấn Cao, em có
cảm nhận gì về quan niệm thẩm mỹ và tình cảm –
thái độ của nhà văn với nhân vật? ( Phân tích,
bình luận )
2. Hình tượng Huấn Cao
a. Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa :
+ Viết chữ nhanh và đẹp.
+ Nét chữ vng, tươi tắn nói lên cái hồi bão
tung hồnh của một đời con người.
 Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm tư tưởng và
nghệ thuật: Kính trọng, ngưỡng mộ những bậc tài
hoa, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền
b. Có khí phách của một trang anh hùng,
nghĩa liệt :
- Dám chống lại triều đình PK tàn bạo mà ơng
khinh ghét. Bị bắt, bị kết án tử hình nhưng vẫn
khơng bị khuất phục trước uy quyền tàn bạo ( dỗ
gơng; thách thức quản ngục) Coi thường cái
chết, khinh bỉ bọn tiểu nhân
- Thản nhiên nhận biệt đãi của ngục quan  ung

dung, b×nh th¶n sống những ngày cuối cùng .
c. Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả.
+ Tính khoảnh, khơng cho chữ vì vàng ngọc hay
danh lợi.
+ Chỉ cho chữ những người tri kỷ, biết giữ thiên
lương.
Cứng rắn trong hành động , tâm hồn rất cao
thượng , trọng nghóa khinh lợi .....
=> Huấn Cao là một người vừa có tài, vừa có
tâm, vừa có khí phách hiên ngang bất khuất trước
cái ác, cái xấu nhưng lại biết trân trọng và sống
hết mình vì cái thiện, cái đẹp.
Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao ,
Nguyễn Tuân muốn khẳng đònh cái đẹp là bất
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
* Thao tác 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh cho
chữ và lời khun của HC
- H/S đọc lại đoạn văn tả cảnh cho chữ--> làm cơ
sở để phân tích.
- Tại sao Nguyễn Tn lại nói: Cảnh cho chữ là
cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
+ Thời gian?
+ Khơng gian?
+ Hồn cảnh người cho và người nhận chữ?
- Phân tích, bình luận về vẻ đẹp của hình tượng
Huấn Cao- khí phách tài hoa & thiên lương thể
hiện đậm nét trong cảnh cho chữ một “ Cảnh
tượng xưa nay chưa từng có”
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn ?

- Qua việc miêu tả cảnh cho chữ, Nhà văn muốn
nói lên điều gì?
- Khơng chỉ cho chữ viên quan ngục, mà Huấn
Cao còn cho lời khun với ngục quan. Em hãy
cho biết nội dung của lời khun và ý nghĩa của
lời khun ấy?
diệt, cái tài & cái tâm, cái đẹp & cái thiện
không thể tách rời ; thể hiện sự trân trọng
những giá trò tinh thần của dân tộc. Đó là một
quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
3. Cảnh cho chữ và lời khun của HC:
a. Cảnh cho chữ : “ Cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”
- Hồn cảnh và địa điểm :Việc cho chữ vốn là
một việc thanh cao , một sáng tạo nghệ thuật
lại diễn ra trong một căn buồng tối tăm, chật
hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù

cái đẹp
được sáng tạo giữa chốn hôi hám, dơ bẩn ; thiên
lương cao cả lại toả sáng ở nơi bóng tối và cái
ác ngự trò
- Tư thế của người cho chữ và người nhận chữ
cũng đặc biệt:
+Người cho chữ là tử tù “cổ mang gơng, chân
vướng xiềng”, ung dung, đĩnh đạc, tự tại.
+Người nhận chữ là kẻ đại diện cho uy quyền
của tù ngục thì “run run”; “khúm núm”.



Trật tự kỉ cương trong nhà tù bò đảo lộn : tù
nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy
quản ngục; quản ngục khúm núm, vái lạy tù
nhân .
* Sự độc đáo trong bút pháp miêu tả của nhà
văn :
- Dùng nghệ thuật tương phản ( giữa ánh sánh
>< bóng tối; thanh khiết >< dơ bẩn; người tử
tù>< kẻ quyền uy…) -->làm bật nổi sự thắng thế
của cái đẹp, cái thiên lương.
- Nhịp điệu chậm , câu văn giàu hình ảnh…
- Dùng nhiều từ Hán Việt…--> tạo sự trang trọng
cho cảnh cho chữ.
=> Niềm tin và sự khẳng định của nhà văn về
sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của
cái đẹp với cái xấu xa; của cái thiện với cái ác.
b. Lời khun của HC:
- Nội dung của lời khun của Huấn Cao với
quan ngục :
+ Từ bỏ chốn tù ngục nhơ bẩn, tìm về chốn thanh
tao để tiếp tục sở nguyện cao q và giữ thiên
lương cho lành vững.
- Ý nghĩa của lời khun:
+ Cái đẹp khó tồn tại và sống chung với cái ác
+ Muốn tơn thờ cái đẹp thì nhân cách phải cao
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
* Thao tác 5: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ
thuật
- Trình bày suy nghĩ về phong cách thể hiện của

Nguyễn Tn trong tác phẩm.
HS trao đổi, thảo luận theo bàn & suy nghĩ trả lời
sau đó GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, phân tích
để làm rõ từng điểm về nghệ thuật.
* Thao tác 6: GV hướng dẫn HS khái qt ý nghĩa
văn bản
Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung-nghệ
thuật của tác phẩm qua phần Ghi nhớ : (SGK)
đẹp.
 Cái gốc của chữ đẹp là thiên lương. Chơi
chữ đẹp là một biểu hiện của cách sống và văn
hố của con người.
B. Nghệ thuật.
a. Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc:
( cuộc gặp gỡ & mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa
viên quản ngục-Huấn Cao)
b. Sử dụng thành cơng thủ pháp đối lập, tương
phản
c. Xây dựng thành cơng nhân vật Huấn Cao (con
người hội tụ nhiều vẻ đẹp)qua bút pháp lãng mạn
lí tửơng hố.
d. Ngơn ngữ góc cạnh,giàu hình ảnh có tính tạo
hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
C. Ý nghĩa văn bản : “Chữ người tử tù” khẳng
định & tơn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái
đẹp, cái thiện, & nhân cách cao cả của con người
đồng thời bộc lộ lòng ye6ui nước thầm kín của
nhà văn.
III.Tổng kết-Ghi nhớ : (SGK)

4. Củng cố: - Tại sao Nguyễn Tn lại coi viên quản ngục như “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa
một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xơ bồ”? (T41)
- Phân tích cảnh cho chữ-một “ Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” .(T42)
5. Dặn dò: - Đọc kĩ tác phẩm nắm vững nội dung, nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài “Lun tËp thao t¸c lËp ln so s¸nh”- tiết sau học .
Chú ý:
- Mơc ®Ých yªu cÇu cđa thao t¸c lËp ln so s¸nh.
- Bài tập: 1,2,3,4(tr.116,117).

Tiết 43 - Làm văn

Ngày soạn: 12/11/2010
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận so sánh .
2. Về kó năng:
- Biết vận dụng thao tác lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức thuyết phục và hấp dẫn.
3. Về thái độ:
- Biết sử dụng và cảm nhận sự thành công của bài văn có sử dụng thao tác lập luận so
sánh.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động :
- Trong q trình học sinh luyện tập, giáo viên gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để học sinh thảo
luận.
- GV gợi mở, diễn giảng theo phương pháp quy nạp.
- Nội dung tích hợp: phÇn ®äc v¨n qua c¸c v¨n b¶n; tÝch hỵp víi TiÕng ViƯt, văn nghò luận .

1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11.
- Thiết kế giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Nắm vững kiến thức về:khái niệm, mục đích, yêu cầu và tác dụng của thao tác lập luận so
sánh trong văn nghò luận.
- HS làm các bài tập: 1,2,3,4(tr.116,117).
C. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Em h·y nªu mơc ®Ých yªu cÇu cđa thao t¸c lËp ln so s¸nh?
3. Bài mới:
Lời vào bài: So sánh là một trong những thao tác lập luận không thể thiếu trong văn nghò luận .Vận
dụng thao tác so sánh hợp lí sẽ giúp bài văn vừa có chiều sâu , vừa có chiều rộng , tạo nên sức hấp
dẫn , thuyết phục cho bài văn
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
Ơn tập lí thuyết.
- Khái niệm thao t¸c lËp ln so
s¸nh?
-Mơc ®Ých yªu cÇu cđa thao t¸c lËp
ln so s¸nh?
- Cách so sánh?
Hoạt động 2 :
A. Tìm hiểu chung:
B. Luyện tập
1. Bài tập 1 /116 / sgk.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011

Luyện tập
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS thực hiện
bài tập 1 /116 / sgk
-Tìm chủ đề của hai bài thơ?
- Tìm sự giống nhau của hai bài thơ?
- Phân tích- rút ra kết luận.
“ Khi đi trẻ, lúc về già ( HTC).
“ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi”
( CLV).
- “Hỏi rằng “ khách ở chốn nào lại
chơi” (HTC).
- “Chẳng lẽ thăm q lại hỏi
người”(CLV)
→ Q hương biến đổi sau chiến
tranh, khơng còn cảnh cũ, người xưa.
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS thực hiện
bài tập 2 /116 / sgk
- HS chú ý bài tập 2 → Viết đoạn
văn ngắn khoảng 5 ->7 câu ( 15 phút)
→ trình bày tại lớp. GV cho HS nhận
xét → GV nhận xét, bổ sung.
( Mùa xn, mùa thu: q trình học,
tiếp thu kiến thức.
Hoa, trái: thành quả thu được tương
ứng với mọi thời điểm, tích lũy theo
thời gian).
* Thao tác 3: Hướng dẫn HS thực hiện
bài tập 3/116 / sgk
- Dạng bài tập 3 so với bài tập 1, 2 có
gì giống và khác? ( bài tập 3 u cầu

so sánh hai bài thơ ở hai phương diện
ngơn ngữ kết luận về hai phong cách
thơ).
- HS so sánh để rút ra điểm giống và
khác. GV bổ sung, HS viết đoạn →
đọc → góp ý → sửa chữa.
- Sau khi đã hiểu cặn kẽ về ngơn ngữ
của hai bài thơ trên, hãy đưa ra nhận
xét của mình về hai phong cách thơ?
* Thao tác 4: Gợi ý bài tập 4:
- Chủ đề của hai câu thơ: Tình cảm của hai tác giả Hạ Tri
Chương và Chế Lan Viên khi về thăm q hương.
- Giống nhau:
+ Cả hai tác giả đều rời q hương ra đi lúc còn trẻ và trở
lại lúc tuổi đã già.
+ Khi trở về q hương, cả hai đều trở thành “ người xa lạ”.
- Kết luận: Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên trên
1000 năm, cảnh và tình có nhiều biến đổi. Tuy vậy giữa
người xưa và người nay vẫn có những nét tương đồng. Đọc
người xưa để hiểu ngày nay sâu sắc hơn.
2. Bài tập 2 / 116 / sgk.
- “ Học” so sánh với “trồng cây”: cần bỏ cơng sức, thời
gian để đầu tư.
+ Trồng cây thì mùa xn - được hoa, mùa thu - được quả.
Trồng cây thì phải khó nhọc chăm sóc khi cây còn non.
Đến khi cây đơm hoa kết trái thì thu hoạch mùa sau nhiều
hơn mùa trước.
+ Học lúc đầu khó khăn→ về sau hiểu dần, tiến bộ dần
trưởng thành hơn.
→Trồng cây và học đều có ích ( trồng cây thì tăng thu nhập

về kinh tế, còn học tập thì trưởng thành về trí tuệ.) → Cần
kiên nhẫn, nỗ lực trong học tập.
3. Bài tập 3 /116 /sgk.
- Điểm giống: Đều viết bằng chữ Nơm; thể thơ TNBCĐL,
niêm, luật, đối, vần chặt chẽ.
- Điểm khác:
+ Thơ Hồ Xn Hương:
. Ngơn ngữ hàng ngày ( tiếng gà văng vẳng, mõ, cốc,
chng…).
. Từ ngữ hiểm hóc, chen lẫn chút tinh nghịch ( cớ sao om,
để mõm mòn, già tom..), chỉ có câu nhiều từ Hán Việt “Tài
tử văn nhân ai đó tá?”.
+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan:
. Sử dụng nhiều từ Hán Việt ( hồng hơn, ngư ơng, viễn
phố,mục tử…).
. Thi liệu quen thuộc trong văn học cổ điển ( ngàn mai, dặm
liễu..).
- Sự khác nhau về ngơn ngữ→ sự khác nhau về phong
cách:
+ HXH: phong cách gần gũi, bình dân, tinh nghịch, hiểm
hóc.
+ Bà HTQ: phong cách trang nhã, đài các.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Có thể là một câu danh ngôn, thành
ngữ, tục ngữ…viết đoạn văn có sử
dụng thao tác lập luận so sánh.
→ Cả hai bài thơ đều hay, mỗi bài có cái hay riêng theo
từng phong cách khác nhau.
4. Bài tập 4 / 117 /sgk. ( HS làm ở nhà).

HS tự chọn đề tài
Bài viết có nội dung so sánh.
4. Củng cố: - Khái niệm, mục đích, yêu cầu và tác dụng của thao tác lập luận so sánh trong
văn nghò luận.
-HS nắm vững nội dung và vận dụng tốt thao tác lập luận so sánh trong bài văn nghị luận
5. Dặn dò: - Về nhà hồn thành bài tập 4 / 117 /sgk.
- Phân tích một số đoạn trích trong văn bản đã học để thấy rõ được lập luận ss trong
văn nghò luận.
- Học bài , chuẩn bị bài: “ Luyện tập vận dụng kết hơäp các thao tác lập luận phân
tích và so sánh”.
Chú ý:
+ Ơn lại lí thuyết về khái niệm, mục đích, yêu cầu và tác dụng của thao tác lập
luận phân tích, so sánh trong văn nghò luận..
+ Vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận trên làm bài tập 1,2 (tr.120,121).
Tiết 44- Làm văn

Ngày soạn: 14/11/2010
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC
LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kó năng về thao tác lập luận phân tích và so
sánh.
2. Về kó năng:
- Nhận ra & phân tích vai trò của sự kết hợp của các thao tác lập luận phân tích, so sánh qua
các văn bản.
- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so
sánh để viết một đoạn văn, bài văn nghò luận về một vấn đề xã hội hoặc văn học.

3. Về thái độ:
- Biết vận dụng những điều đã nắm được để viết một bài( hoặc một phần bài, một đoạn)
văn nghò luận, trong đó có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động :
- Trong q trình học sinh luyện tập, giáo viên gợi ý bằng những câu hỏi nhỏ để học sinh thảo
luận.
- GV gợi mở, diễn giảng theo phương pháp quy nạp.
- Nội dung tích hợp: phÇn ®äc v¨n qua c¸c v¨n b¶n; tÝch hỵp víi TiÕng ViƯt
1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11.
- Thiết kế giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Nắm vững kiến thức về:khái niệm, mục đích, yêu cầu và tác dụng của thao tác lập luận phân
tích, so sánh trong văn nghò luận.
- Xác đònh rõ: tình huống nghò luận, thao tác nghò luận, lời văn nghò luận.
- Tham khảo văn bản cụ thể để thấy rõ sự kết hợp hai phương pháp.
- HS làm các bài tập: 1,2(tr.120,121).
C. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Nêu cách lập luận phân tích và lập luận so sánh?
3. Bài mới:
Lời vào bài: Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong đoạn văn ( bài văn) nghò luận đó là yêu
cầu cần thiết. Một trong những thao tác thường được vận dụng nhiều trong viết văn đó chính là
thao tác lập luận phân tích và so sánh.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Giáo viên: Đặng Xn Lộc

Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Hoạt động 1 :
Ơn lại kiến thức về 2 thao tác lập luận
phân tích và so sánh.
- Thế nào là thao tác lập luận phân tích?
- Có những cách phân tích nào?
- Thế nào là thao tác lập luận so sánh?
- Có những cách so sánh nào?
Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 1
Hoạt động 2 :
Luyện tập
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập
1 /120 / sgk
- Luận điểm chính của đoạn trích là gì?
- Đoạn trích trên sử dụng những thao tác
lập luận nào?
- Thao tác nào đóng vai trò chủ yếu, thao
tác nào là bổ trợ?
- GV:Trong đoạn văn của Bác:“ Chớ tự
đại, tự kiêu” luận điểm;“ Tự kiêu, tự đại là
khờ dại” luận cứ;“ Vì mình….hơn mình”
luận chứng. So sánh để thấy sự nhỏ bé, vơ
nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu, tự
mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể và
cộng đồng.
- Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết
hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích
- Đây có phải là đoạn văn mẫu mực
khơng? Vì sao?
- Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận

dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong
một đoạn (bài) văn NL?
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập
2 /120 / sgk
B1: HS phác thảo nhanh một dàn ý đại
cương.
B2: Chọn các luận điểm và trình bày
luận điểm.
B3: HS chọn bất kỳ một luận điểm nào
đó để viết một đoạn văn có sử dụng pp
lập luận phân tích và so sánh.
B4: HS trình bày tại lớp. GV nhận xét.
* Thao tác 3: Hướng dẫn HS lµm bµi tËp vỊ
nhµ
- Viết một đoạn văn khác.
- Viết một văn bản nghò luận ngắn về
A. Tìm hiểu chung:
1. Lập luận phân tích:
Chia nhỏ vấn đề ra theo một tiêu chí nào đó để làm
sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
2. Lập luận so sánh:
Đặt đối tượng đang bàn luận trong tương quan với đối
tượng khác để làm sáng tỏ đối tượng.
B.Luyện tập vận dụng kết hợp hai thao tác lập
luận.
1. Bài tập 1-tr 120:
Đoạn văn có sử dụng những thao tác lập luận phân
tích và so sánh:
- Phân tích: “…Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình
hay… .thối bộ”.

- So sánh: “Người mà tự kiêu tự mãn …..cái đĩa cạn”
( để thấy sự nhỏ bé, vơ nghĩa và đáng thương của thói
tự kiêu tự mãn của cá nhân trong cộng đồng)
- Phân tích là thao tác chủ đạo, so sánh là thao tác bổ
trợ.
- Đây là đoạn văn mẫu mực:
+ Đồng thời sử dụng cùng lúc hai thao tác.
+ Việc sử dụng rất hài hồ, linh hoạt: cùng làm sáng
tỏ luận điểm nhưng khơng chồng nhau.
- Kết luận:
+ Việc vận dụng kết hợp hai thao tác này là tất yếu vì
khơng có một VB nào chỉ dùng một thao tác. –
+ Ta phải dùng một cách linh hoạt và hiệu quả. Mỗi
đoạn, bài, cần có một thao tác chính, các thao tác còn
lại là bổ trợ.
2. Bài tập 2:Viết một bài ngắn vận dụng hai thao tác
này
a. Đề bài: Phân tích bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn
Khuyến để thấy được vẻ đẹp của bức tranh mùa thu
làng q Bắc Bộ.
b. Lập dàn ý.
*Mở bài: Giới thiệu bài thơ, luận đề.
*Thân bài: Phân tích để thấy rõ vẻ đẹp của cảnh vật
mùa thu làng q Bắc Bộ.
- Luận điểm 1: Cảnh trong “ Thu điếu” được miêu tả
và cảm nhận theo những chiều kích, khơng gian khác
nhau.
- Luận điểm 2: Điển hình hơn cả cho mùa thu của
làng cảnh Việt Nam.
- Luận điểm 3: Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm

buồn.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
phẩm chất của người HS.
- Sưu tầm những đoạn văn hay. Tìm
điểm thành công của tác giả khi sử dụng
phương pháp phân tích và so sánh.
*Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của cảnh vật trong bài
thơ “ Thu điếu”.
3.Bµi tËp 3( sgk /121). (HS lµm ë nhµ)
4. Củng cố : - Nắm được hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.
- Vận dụng được hai thao tác này, nhất là trong việc viết một bài làm văn nghị luận.
- Mục đích, yêu cầu khi sử dụng các phương pháp lập luận phân tích, so sánh.
5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 3 trang 121.
- soạn bài:Hạnh phúc của một tang gia- tiết sau học .
Chú ý:
+ Tóm tắt những nét chính về tiểu sự và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng ?
+ Tóm tắt tiểu thuyết“ Số đỏ”.
+ Đọc kĩ văn bản- giải thích ý nghĩa nhan đề, niềm vui của các thành viên trong gia đình;
cảnh đám tang , nghệ thuật.
Tiết 45,46 - Đọc văn



Ngày soạn:
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
16/11/2010
HẠNH PHÚC MỘT TANG GIA
( Trích Số đỏ -Vũ Trọng Phụng)

A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm.
- Thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời khốc áo văn minh, ”âu hóa” nhưng thực chất
hết sức giả dối, đồi bại & nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.
- Bút pháp trào phúng đặc sắc.
2. Về kó năng:
- Đọc – hiểu văn bản tự sự được viết theo bút pháp trào phúng .
3. Về thái độ:
- Cảm nhận bức chân dung biếm hoạ trong xã hội xưa một cách chân thành, khoa học và
đồng cảm.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động cảm thụ tác phẩm.
- Tổ chức cho học sinh đọc văn bản.
- Định hướng để giúp các em nhận ra sự đặc sắc về nội dung & nghệ thuật của tác phẩm.
- Kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình
thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Nội dung tích hợp: mơi trường sống, kiến thức văn hoá.
1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11.
- Thiết kế giáo án, một số tranh ảnh, tài liệu có liên quan .
2. Học sinh:
- Chủ động tìm hiểu về tác giả , tác phẩm.
- Đọc kĩ văn bản ở SGK và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài.
C. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Ph©n tÝch c¶nh cho ch÷ trong trun ng¾n “Ch÷ ngêi tư tï” vµ lÝ gi¶i t¹i sao t¸c gi¶ nãi ®©y lµ

c¶nh tỵng “Xa nay cha tõng cã” ?(T45)
- Phân tích niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình (T46)
3. Bài mới:
Lời vào bài : Văn học hiện thực phê phán là một đề tài được khá nhiều nhà văn đề cập đến. Nhưng
thành công nhất phải kể đến đó là Vũ Trọng Phụng. Ngòi bút của ông toát lên niềm căm phẫn
mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời. Có thể nói, bằng một tài năng lớn và phong cách
nghệ thuật độc đáo, Vũ Trọng Phụng có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi
hiện đại.
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
I. Tìm hiểu chung:
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
* Thao tác 1 : Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu về tác giả.
- Nêu những nét chính về tác giả Vũ
Trọng Phụng .
- GV bổ sung, nhấn mạnh những nét
trọng tâm ( khơng đầy 10 năm sáng tác (
1930 – 1939) nhưng VTP cho ra đời một
khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm nhiều
thể loại: 6 phóng sự, 9 tiểu thuyết, 30
truyện ngắn, kịch.).
* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu tác phẩm Số đỏ, vị trí đoạn trích.
- Tóm tắt tác phẩm .
- Dựa vào sgk tóm tắt tiểu thuyết“ Số
đỏ”.
- GV tóm lại, nhấn mạnh và nêu ra

đánh giá: Tác phẩm đả kích cay độc các
phong trào Âu hóa, thể thao, nhân danh
văn minh tiến bộ... nhưng thực chất là
ăn hơi trụy lạc, chà đạp trắng trợn lên
mọi nề nếp, đạo đức truyền thống.
- Xác định thể loại của tác phẩm?
- GV u cầu HS xác định vị trí của
đoạn trích?
- Nêu bố cục.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
* Thao tác 1 : Đọc và giải thích từ khó.
- u cầu học sinh đọc vài đoạn tiêu
biểu, kết hợp với việc kể lại tác phẩm.
- u cầu đọc đúng giọng: hóm hỉnh,
cười cợt, khách quan.
* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu mâu thuẫn trào phúng của truyện.
- Phân tích ý nghĩa trào phúng, gây cười
của nhan đề đoạn trích?
* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu cái chết của cụ Tổ và q trình
chuẩn bị đám tang của cụ trong gia
đình Cố Hồng
- Ngun nhân nào dẫn đến cái chết của
cụ Tổ?
1. Tác giả.
- Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) sinh tại Hà Nội.
- Xuất thân: gia đình nghèo.
- Tư tưởng: Ông luôn căm ghét xã hội thực dân nửa

phong kiến thối nát đương thời.
- Là người chăm học và có sức sáng tạo dồi dào.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng.
- Nổi tiếng về tiểu thuyết & truyện ngắn & đặc biệt thành
cơng ở thể loại phóng sự..
- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giơng tố, Vỡ đê, Cạm bẫy
người….
2. Tác phẩm Số đỏ:
a. (1936) được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam, có thể “ làm vinh dự cho mọi
nền văn học”(Nguyễn Khải)
b. Tóm tắt: SGK
c. Giá trị: phản ánh hiện thực, phê phán xã hội thượng lưu
thành thị ở VN trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu
hóa, văn minh rởm đời lố lăng.
d. Thể loại: Tiểu thuyết trào phúng.
3.Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia”.
a. Vị trí: Chương XV của “Số đỏ”.
b. Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: “Từ đầu→ Tuyết vậy”: Niềm hạnh phúc của các
thành viên trong gia đình cụ cố Hồng.
- Phần 2: Còn lại: Cảnh đám tang cụ Tổ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
A. Nội dung:
1.Ý nghóa nhan đề :
- Hạnh phúc: trạng thái vui sướng khi hoàn toàn đạt được
ước nguyện.
- Tang gia: gia đình có tang
- Hạnh phúc một tang gia: những niềm vui sướng, hạnh
phúc của những thành viên trong gia đình khi nhà có

tang ( người chết )  nghịch lý mang tính trào phúng châm
biếm về sự băng hoại đạo đức trong một gia đình mang
danh đại tư sản.
=> Nhan ®Ị chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa
tiếng cười chua chát, võa l¹ kích thích trí tò mò của độc giả
võa ph¶n ¸nh chÝnh x¸c vỊ mét sù thËt mỉa mai, hài hước và
tàn nhẫn.
2 . Cái chết của cụ Tổ và q trình chuẩn bị đám tang của
cụ trong gia đình Cố Hồng:
a.Cái chết của cụ Tổ :
- Cụ Tổ lâm bệnh đã lâu. Đám con cháu nhao lên tìm người
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
- HS theo dõi và phân tích biểu hiện tâm
trạng của những thành viên trong gia
đình khi cụ cố Tổ qua đời. Tác giả đã
miêu tả cảnh chuẩn bị đám tang trong
gia đình cố Hồng như thế nào?
- NiỊm vui lín nhÊt chung cho c¶ ®¹i
gia ®×nh?
Phân tích “ niềm Hạnh phúc” của mỗi
thành viên?
- Cụ cố Hồng như thế nào trước cái
chết của cụ cố tổ. ( GV chú ý: tục tang
lễ xưa khi thấy con trai trưởng đã già thì
người ta cho rằng đó là nhà có phúc).
- ông Văn Minh mong chờ điều gì?
- Cậu Tú Tân như thế nào?
- Thái độ của cô Tuyết?
Nhận xét của em về mọi người trong

gia đình có tang này?

Qua cách miêu tả ta thấy rõ thái độ
của tác giả ntn?
HẾT TIẾT 45
chữa trị với mục đích “ nhiều thầy thối ma” nhưng ơng cụ
vẫn chưa chết.
- Thế mà chỉ một câu nói của Xn…ba ngày sau cụ đã chết
– “chết thật”, “chết một cách bình tĩnh”.
=> Trớ trêu, hài hước.
b.Cảnh chuẩn bị đám tang trong gia đình cố Hồng:
- Các con:
+ Con trai ( cố Hồng) nằm bên bàn đèn hút thuốc phiện,
mơ màng nghĩ đến lúc được phơ bày sự hiếu thảo…(d/c)
+ Con dâu (bà cố Hồng): chạy đơn chạy đáo lo dàn xếp
chuyện bê bối của cơ Tuyết.
-Các cháu:
+ Ơng Văn Minh ( cháu đức tơn): Nghĩ đến việc sẽ được
chia gia tài.
+ Bà Văn Minh ( cháu dâu ): Nơn nao chờ quảng cáo kiểu
đồ tang tân thời của hiệu may Âu hố.
+ Tú Tân ( cháu trai): “ Sướng điên người” vì có dịp trổ tài
chụp ảnh.
+ Phán mọc sừng ( cháu rể): Cảm thấy hạnh phúc vì sẽ được
cha vợ chia thêm vài nghìn bạc bù vào khoản bị vợ “ cắm
sừng”.
* Tóm lại, trước cái chết của cụ Tổ, mỗi người đeo đuổi
một một ý định, một nguyện vọng riêng có lợi cho
mình. Tuyệt nhiên, khơng ai tỏ ra đau lòng, thương tiếc
người q cố => Vơ đạo, bất hiếu.

TIẾT 46
* Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu cảnh đám tang gương mẫu.
- Em có nhận xét gì về cách tổ chức
đám tang ở gia đình cố hồng?
- Những chi tiết làm nổi bật cảnh đám
tang hài hước?
- Sự xuất hiện của Xn có ý nghĩa ntn
đối với đám ma của cụ Tổ?
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét của em về đám ma? Đám ma
to song có chứng tỏ được “tấm lòng
hiếu thảo” của con cháu trong gia đình
cụ cố Hồng hay khơng?
- Thái độ, tâm trạng của đám con cháu
khi đưa tang cụ cố Tổ.
- Cụ cố Hồng có buồn đau khi đưa
tang không?
3. Cảnh đám tang gương mẫu :
a.Hình thức của đám tang:
“To tát, long trọng” theo cả lối ta, Tàu, Tây.
- Cách bài trí: Có vòng hoa, ba trăm câu đối, có chụp ảnh
như ở hội chợ.
- Khơng khí: hun náo, ồn ào như đám rước…
- Phương tiện di chuyển: 6 xe đưa, trên có sư chùa Bà banh,
che lọng…
- Sự có mặt của đốc tờ Xn – cố vấn báo Gõ mõ→ mang
lại sự bất ngờ, long trọng cho đám tang.
=> Một đám ma hỗn độn, xơ bồ, phơ trương đến kỳ quặc
chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch của những kẻ

giả dối, háo danh đang chạy theo lối sống văn minh Âu hố.
b. Người đưa tang:
*.Người thân trong gia đình: Đây là lúc họ có điều kiện
để thực hiện ý định và nguyện vọng của mình để thật sự
được hạnh phúc .
- Ơng cố Hồng: vừa ho khạc, vừa khóc mếu và ngất đi …
để được thiên hạ khen đã phơ bày được sự hiếu thảo của
một kẻ làm con bất hiếu.
- Bà cố Hồng: Cảm thấy thoả mãn “sung sướng và cảm
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
- Qua các câu đối thoại em có nhận
xét gì vềXuân tóc đỏ và ông Phán?
- Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế
nào? Phân tích các chi tiết đó? (Chú ý
cách đi, cách ăn mặc, lối trang phục,
cách chuyện trò)
- Những người ngoài tham dự đám
tang như thế nào? Hành động, thái độ
và suy nghĩ của những người đi đưa
tang cố Tổ có khác với những người
thân của cụ khơng?
- Tóm lại chỉ vài chi tiết, nhà văn đã cho
ta thấy xã hội lúc bấy giờ như thế nào?
- Ở cảnh hạ huyệt, sự phê phán thể hiện
qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của các
chi tiết đó?

* Thao tác 3: Hướng dẫn tìm hiểu Nghệ
thuật tráo phúng.

- Từ “ niềm hạnh phúc” của các nhân
vật do cái chết của cụ cố tổ đem lại và
cảnh tượng của cái” đám ma gương
động” khi thấy Xn xuất hiện.
- Bà Văn Minh: thoả sức lăng xê mốt tang.
- Cậu Tú Tân: cùng bạn bè thi nhau rầm rộ …chụp hình.
- Cơ Tuyết:
+ Mặc đồ “ngây thơ” để phơ bày cái trinh tiết đã mất trước
mọi người.
+ Trơng chờ Xn đến, liếc mắt đưa tình với Xn.
- Ơng Phán “mọc sừng”:
+ Vừa “oặt người đi khóc mãi khơng thơi”
+ Vừa ngầm thanh tốn món nợ cũ với Xn để tiếp tục
những cuộc làm ăn mới với hắn.
*.Những người ngồi gia đình:
- Người giữ trật tự: Hai viên cảnh sát MinĐơ và MinToa
“sung sướng đến cực điểm” vì đang lúc thất nghiệp laị
được th giữ trật tự cho đám tang.
- Bè bạn cụ cố Hồng: được dịp để khoe hn chương & râu
ria các loại..
- Tồn là những “ giai thanh, gái lịch ”.
+ Bề ngồi thì ra vẻ buồn rầu .
+ Nhưng thực chất thì họ biến đám tang là nơi “hò hẹn”, để
“chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai
nhau, nghen tng…”.
- Xuân : xuất hiện muộn màng thể hiện rõ bản chất láu
lỉnh và tinh quái: Gây sự chú ý cho mọi người, biết xuất
hiện đúng lúc mọi người cần nhấtDanh giá và uy tín của
Xn càng cao thêm.
*Tóm lại, trong cảnh đưa tang này, ai nấy đều đã thực hiện

được ý định của mình và họ đã thật sự thấy vui vẻ, hạnh
phúc từ cái chết của cụ Tổ => chỉ một vài chi tiết, cùng
cách khai thác triệt để yếu tố mâu thuẫn ( giữa hình
thức và nội dung), nhà văn đã vạch trần cái tính vơ văn
hố – vơ đạo đức của bọn người cặn bã của XHTS
thành thị thời ấy.
c. Cảnh hạ huyệt:
- Mở đầu: cậu tú Tân u cầu mọi người tạo dáng để chụp
ảnh .
- Tiếp theo: Ơng Phán thì diễn việc làm ăn với Xn: “Xn
Tóc Đỏ … gấp tư”
=> Đó là đỉnh điểm của sự giả dối - một màn hài kịch thể
hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS
thượng lưu trước 1945.
B. Nghệ thuật :
- Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những
tình huống khác .
 tạo nên màn đại hài kịch phong phú, biến hóa.
- Thủ pháp nghệ thuật:
+ Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
mẫu”, em nhận xét như thế nào về xã
hội thượng lưu thành thị đương thời?
Thái độ của nhà văn đối với xã hội này
ra sao?
Bằng bút pháp trào phúng bậc thầy,
tác giả đã tái hiện một cách sinh động
mơi trường xã hội thượng lưu thành thị
hết sức lố lăng, đồi bại trong những năm

trước cách mạng tháng tám/1945. Phê
phán cái mơi trường xã hội ấy, tác giả đã
kín đáo gửi gắm ước mơ về một mơi
trường xã hội làng mạnh, ở đó các giá trị
văn hố, những chuẩn mực đạo đức
được tơn trọng.
* Thao tác 6: GV hướng dẫn HS khái qt
ý nghĩa văn bản.
Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn HS tổng kết nội dung-
nghệ thuật của tác phẩm qua phần Ghi
nhớ : (SGK)
trong một con người, một sự vật, sự việc...
+ Cường điệu, nói ngược, nói mỉa ... được sử dụng một
cách linh hoạt.
+ Miêu tả biến hóa, linh hoạt & sắc sảo đến từng chi tiết,
nói trúng nét riêng của từng nhân vật.
 Làm nổi bật ý nghĩa trào phúng của truyện.
C.Ý nghĩa văn bản:Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang
gia” là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại
của một gia đình đồng thời phản ánh bộ mặt thật của xã hội
thượng lưu thành thị trước Cách mạng tháng tám.
III. Tổng kết:Ghi nhớ (SGK)
4. Củng cố: - Nhan đề + Niềm hạnh phúc của những thành viên trong gia đình(T45)
- Cảnh đám tang + nghệ thuật.(T46).
5. Dặn dò: - Đọc kĩ tác phẩm Nắm vững nội dung bài học-tóm tắt đoạn trích..
- Chuẩn bị bài “Phong cách ngơn ngữ báo chí.”- tiết sau học .
Chú ý:
+ Khái niệm & các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí. .
+ Làm bài tập trong SGK.

Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Tiết 47 - Tiếng Việt

Ngày soạn: 18/11/2010


PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
A. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí.
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí ; phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở
những văn bản khác được đăng tải trên báo.
2. Về kó năng:
- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu & các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì,
lĩnh vực, đối tượng. Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngơn ngữ báo chí vào việc đọc/viết văn
bản.
- Có kó năng viết một mẩu tin, phân tích một bài phóng sự báo chí.
3. Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng & phát triển ngơn ngữ dân tộc, phê phán cách sử dụng ngơn
ngữ tùy tiện, lệch chuẩn, lai căng.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức học sinh hoạt động:
- Kết hợp giữa việc tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu dựa trên các câu hỏi trong sgk ở
từng mục với pp động não, trao đổi thảo luận nhóm, trình bày & viết tích cực.
- Nội dung tích hợp: KNS, kiến thức Đocï văn, Làm văn, kiến thức xã hội, đời sống...
1.2 Phương tiện:
- SGK, SGV, sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức- kĩ năng mơn Ngữ văn 11.
- Thiết kế giáo án, bảng phụ .

- Một số tờ báo & ấn phẩm gần gũi đối với học sinh(báo Phụ nữ, báo Tuổi trẻ, Thanh niên, báo
Hoa học trò...)
2. Học sinh:
- Chủ động trao đổi chia sẻ ý kiến về đặc điểm các văn bản báo chí, những vấn đề thời sự, chính
kiến, dư luận... trong báo chí.
- Đọc kĩ SGK và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài.
- Tìm kiếm & xử lí thơng tin về đặc điểm các văn bản báo chí.
C. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn đònh lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị bài của học sinh.
- Thế nào là thao tác lập luận so sánh? Cho Ví dụ?
3. Bài mới:
Lời vào bài: Hơm nay cơ & các em cùng tìm hiểu bài Phong cách ngơn ngữ báo chí . Qua bài
học này sẽ giúp các em nắm được khái niệm ngôn ngữ báo chí ; phân biệt được ngôn ngữ báo chí
với ngôn ngữ ở những văn bản khác được đăng tải trên báo đồng thời giúp các em nhận diện một số
thể loại báo chí chủ yếu & các loại báo khác nhau về phương tiện, định kì, lĩnh vực, đối tượng từ đó
các em biết vận dụng kiến thức về phong cách ngơn ngữ báo chí vào việc đọc/viết văn bản.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn HS tìm hiểu
một số thể loại văn bản báo chí
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức
ngơn ngữ báo chí
- GV cho HS quan sát một tờ báo( Tuổi trẻ, Thanh
niên.. )u cầu hs trao đổi để giải quyết 3 nội
dung: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm.
GV chia lớp thành 3 nhóm & u cầu:

* Nhóm 1: Tìm hiểu đặc đểm của thể loại phóng
sự trong báo Tiền phong;
* Nhóm 2:Tìm hiểu đặc đểm của thể loại bản tin
trong báo Nhân dân;
* Nhóm 3: Tìm hiểu đặc đểm của thể loại văn bản
tiểu phẩm trong báo Phụ nữ.

Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. HS
khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
-Sau đó GV nhận xét & chốt lại các nội dung cơ
bản.
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản báo
chí và ngơn ngữ báo chí.
Thảo luận chung cả lớp.
HS suy nghĩ & trả lời câu hỏi:
- Báo chí tồn tại dưới những dạng nào? Chức
năng của báo chí?
- Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngơn ngữ
báo chí?
- GV lưu ý thêm về một số phóng sự báo chí để
tích hợp kiến thức văn học: “ Việc làng” ( Ngô
Tất Tố) “ Cơm thầy, cơm cô” ( Vũ Trọng
Phụng)
- Lưu ý: Vận dụng hiểu biết về NNBC để luyện
tập ở bài “ Viết bản tin” để tích hợp làm văn.
Sau đó GV nhận xét & chốt lại nội dung
- Gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ sgk để chốt lại bài
học.
* Lưu Ý: Báo chí được coi là cơ quan quyền
lực thứ tư, sau lập pháp,tư pháp và hành

pháp.
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn luyện tập.
-HV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK.
Bài tập 1: GV cung cấp cho HS một số tờ báo,
gọi HS đọc lần lượt các mục, xác định thể loại của
từng văn bản?
A. Tìm hiểu chung:
I. Ngơn ngữ báo chí.
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí.
a. Bản tin: Cần có các yếu tố sau: thời gian,
địa điểm, sự kiện ( sự kiện gì, xáy ra như thế
nào, ở đâu?).
→ Nhằm cung cấp cho người đọc thơng tin
đúng, đủ, mới.
b. Phóng sự: Thực chất là một bản tin nhưng
được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện
và miêu tả bằng hình ảnh.
→ Cung cấp cho người đọc cái nhìn đầy đủ,
sinh động, hấp dẫn về sự kiện ấy.
c. Tiểu phẩm:
- Là hình thức báo chí tương đối tự do về đề tài,
ngơn ngữ, cách viết…
- Tiểu phẩm gọn nhẹ, giọng văn thân mật, dân
dã thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm→
Chính kiến về thời cuộc.
2. Nhận xét chung về văn bản báo chí và
ngơn ngữ báo chí.
- Báo chí có nhiều thể loại: ( sgk).
- Báo chí tồn tại hai dạng chính: dạng nói và

dạng viết.
- Mỗi thể loại có u cầu sử dụng ngơn ngữ
riêng.
- Ngơn ngữ báo chí có chức năng cung cấp tin
tức thời sự, phản ánh dư luận, ý kiến, quan
điểm đánh giá của tờ báo → Phát triển xã hội.
- Ngơn ngữ báo chí khơng giới hạn lĩnh vực.
II. Tổng kết. Ghi nhớ ( sgk).
B. Luyện tập.
Bài tập 1: Đọc báo, xác định thể loại văn bản.
Bài tập 2: Phân biệt hai thể loại báo chí bản tin
và phóng sự:
- Bản tin: Thơng tin sự việc một cách ngắn gọn,
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Bài tập 2: Phân biệt về hình thức văn bản: dung
lượng , ngơn ngữ, cách viết ?
Bài tập 3: HS viết một tin ngắn dưới sự hướng
dẫn của giáo viên Gọi HS đọc, nhận xét, sửa chữa,
bổ sung.
kịp thời, cập nhật.
- Phóng sự: Vừa thơng tin sự việc, vừa miêu tả
sinh động, cụ thể và u cầu phải gợi cảm, gây
được hứng thú.
Bài tập 3 : Viết một tin ngắn phản ánh về tình
hình học tập ở lớp trong tuần qua.
4. Củng cố :
- Khái niệm về PCNN báo chí .
- Lấy ví dụ. Viết một văn bản mang phong cách ngôn ngữ báo chí.
5. Dặn dò:

- Về nhà làm bài tập 3 sgk.
- soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ; truyện- tiết sau trả bài số 3 .
Chú ý:
+ Ơn lại lí thuyết về cách làm bài nghị luận văn học; bài Phân tích đề & lập dàn ý bài văn nghị
luận ; bài Vận dụng các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
+Tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý cho đề bài viết số 3 .
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Tiết 61, 62, 63- Đọc văn Ngày soạn: 21/11/2010

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
( Trích “ Vũ Như Tơ” - Nguyễn Huy Tưởng )
A Mục tiêu bài học
- Thống nhất SGK-SGV Ngữ văn 11.
- Trọng tâm: - Xung đột kịch ( T61).
- Vũ Như Tơ (T62)
- Nghệ thuật + Đan Thiềm ( T63)
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK-SGV Ngữ văn 11.
- Tài liệu tham khảo .
C. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp các
hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp
2.Ki ể m tra bài cũ:
- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn ?(T61)
- Những mâu thuẫn cơ bản?( T62).
- Tính cách và diễn biến tâm trạng Vũ Như Tơ ?( T63).
3.Bài mới

Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
HS đọc tiểu dẫn sgk
- Trình bài những nét chính về tác giả ?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại
và xem sgk .
-Tóm tắt tác phẩm .
- Cho biết xuất xứ, thể loại của đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu trùng đài” .
GV: bi kịch lịch sử:
+ Lấy đề tài trong lịch sử , tơn trọng sự thật.
+ Mâu thuẫn khơng thể giải quyết.
+ Nhân vật bi kịch : anh hùng, nghệ sĩ, con người
có khát vọng cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả
giá, phải hi sinh cho li tưởng.
+ Kết thúc bi kịch : bi thảm, giá trị nhân văn, cái
đẹp được khẳng định, tơn vinh.
- Sau khi phân tích xong, học sinh phát biểu chủ
đề ?
- Giáo viên phân vai học sinh đọc một số đoạn .
I . Tiểu dẫn :
1. Tác giả :
- (1912-1960) q Hà Nội, xuất thân trong một gia
đình nhà nho.
- Nhà văn u nước, tiến bộ ,theo CMT8
- Có ý thức về trách nhiệm của người nghệ sĩ
trước đất nước .
- Có những Tp nổi bật trong hai lĩnh vực: kịch
lịch sử và tiểu thuyết lịch sử như: “ Vũ Như Tơ”,
“Đêm hội long trì”,” Lũy hoa”.
2. Tóm tắt tác phẩm “Vũ Như Tơ” sgk .

- Là vở bi kịch 5 hồi viết về một sự kiện xảy ra ở
Thăng Long khoảng năm 1516, 1517 dưới triều Lê
Tương Dực.
- Tóm tắt: SGK
3. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu trùng đài”
a. Thể loại : Bi kịch .
b. Xuất xứ : Hồi V trong tác phẩm kịch “Vũ
Như Tơ” .
c. Chủ đề : Cửu trùng đài bị phá huỷ, Vũ
Như Tố tỉnh ngộ, đau đớn vĩnh biệt .
II . Đọc – hiểu :
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
- Các mâu thuẫn cơ bản được thể hiện như thế nào
?
- Mâu thuẫn này đã có từ trước và đến đây thành
cao trào và được giải quyết dứt khốt .
- Dg : Khát vọng Vũ Như Tơ cao đẹp nhưng tốn
kém tiền của …. khiến Vũ Như Tơ trở thành kẻ
thù
HẾT TIẾT 61
1. Xung đột kịch :
- Mâu thuẫn thứ nhất : Mâu thuẫn xung đột giữa
nhân dân lao động lao khổ, lầm than với bọn
hơn qn bạo chúa sống xa hoa trụy lạc.
- Mâu thuẫn thứ 2 : Mâu thuẫn giữa quan niện
nghệ thuật cao siêu, thuần túy mn đời và lợi
ích thiết thực của nhân dân.
+ Người nghệ sĩ thiên tài khơng thể thi thố tài
năng, đem lại cái đẹp cho cho đời, cho đất nước

trong một chế độ thối nát, dân phải sống trong đói
khổ lầm than.
+ Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì rơi vào
tình thế đi ngược lại với lợi ích thiết thực của nhân
dân. Nếu xuất phát từ lợi ích trực tiếp của nhân
dân thì khơng thực hiện được lí tưởng nghệ thuật.
-> quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau.
TIẾT 62
- Có thể khái qt tính cách Vũ Như Tơ như
thế nào? Trong đoạn trích, ơng đang ở tình thế
ra sao?

- GV: định hướng, giảng về tài năng, nhân cách, lí
tưởng,hồi bão của Vũ Như Tơ .
- Ở hồi 5, tâm trạng Vũ Như Tơ đang băn
khuăn day dứt điều gì? Vì sao? Ơng chọn cách
giải quyết nào? Vì sao ơng cương quyết nhất
thiết khơng nghe lời Đan Thiềm?
- HS:trao đổi theo cặp trả lời.
- Dg : Lúc đầu ơng khơng chấp nhận xây Cửu
trùng đài nhưng sau đó ơng chấp nhận vì muốn
tạo một cơng trình nghệ thuật để đời, hãnh diện
nhưng đã đặt lầm chỗ,lầm thời,xa rời thực tế.
HẾT TIẾT 62
2. Tính cách và diển biến tâm trạng của Vũ Như
Tơ :
- Là một nghệ sĩ, một kiến trúc sư thiên tài “
ngàn năm chưa dễ có một” “chỉ vẩy bút là chim
hoa đã hiện trên mảnh lụa”, “sai khiến gạch đá
như viên tướng cầm qn”.

- Đam mê sáng tạo cái đẹp, mục đích sáng tạo cái
đẹp rất cao cả .
- Nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hồi bảo lớn, có lí
tưởng nghệ thuật cao cả, gắn bó với nhân dân .
- Ơng nhất mực cho rằng mình có cơng chứ khơng
có tội.Mình “quang minh chính đại” nên khơng bỏ
trốn . Ước mong, khao khát của ơng là đẹp đẽ, chỉ
do thợ, các đại thần khơng hiểu ơng. Nhưng có An
Hòa hầu, người đời sau hiểu ơng.
- Sẳn sàng chết vì Cửu trùng đài, vì cái đẹp .
- Khảng khái, một nghệ sĩ đích thực
- Nhưng chỉ đứng trên lập trường của người nghệ
sĩ, cái đẹp nên có kết cục bi thảm.
- Bạo loạn xảy ra, ơng khơng trốn mà vẫn tin vào
sự chính đại quang minh của mình, hy vọng mình
sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.
- Thực tế khơng như ảo tưởng của ơng: Đan
Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt mà người ra
lệnh là An Hòa hầu. Ơng cất lên lời than xé ruột
trong tâm trạng tuyệt vọng, phẫn uất.
-> Xa rời thực tế nên trả giá bằng tính mạng .
TIẾT 63
- Đan Thiềm có phải là người cung nữ thường
trong con mắt của Vũ Như Tơ ; trong con mắt
3. Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đàm
Thiềm :

Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
của vua Lê khơng?

- Tại sao Đan Thiềm nhất quyết xin nài Vũ đi
trốn, trong khi trước kia nàng lại khun Vũ
Như Tơ đừng trốn? Mối quan hệ giữa hai
người như thế nào? gặp Đan Thiềm, em có liên
hệ với nhân vật có tấm lòng biệt nhỡn liên tài
nào ta từng biết?
- HS:phân tích liên hệ, so sánh, trả lời- Giáo
viên u cầu học sinh đọc lại đoạn văn dẫn
chứng và gạch chân sgk .-
- Trong mắt Lê Tương Dực và những người nổi
loạn thì nàng là một cung nữ già đa sự, gian díu
với VNT.
- Với VNT, nàng là một tri kỉ, tri âm duy nhất.
- Nàng say mê tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ
sáng tạo cái đẹp.
Hướng dẫn tổng kết, luyện tập.
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của vở kịch Vũ Như Tơ
qua đoạn trích này ?
- Giáo viên nêu vấn đề để học sinh phát biểu, thảo
luận tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn theo suy
nghĩ riêng .
Mâu thuẫn thứ nhất được tg giải quyết dứt
khốt hay khơng và như thế nào?
Mâu thuẫn thứ 2 có được nhà văn giải quyết dứt
khốt hay khơng và giải quyết như thế nào? Vì
sao?
Đọc ghi nhớ.
- u cái đẹp, đam mê cái tài .
- Hiểu được tài năng siêu đẳng của Vũ Như Tơ
khích lệ .


- Hiểu được tài năng của Vũ Như Tơ khơng gặp
thời nên khun Vũ Như Tơ trốn đi, sẵn sàng
nhận tội chết về mình .
- Xa rời thực tế cuối cùng vỡ mộng thê thảm .
4 . Đặc sắc nghệ thuật :
- Mâu thuẫn kịch tập trung đến cao trào. Phát triển
thành đỉnh điểm với nhiều hành động kịch dồn
dập .
- Ngơn ngữ điêu luyện .
- Khắc hoạ rõ tính cách nhân vật, miêu tả đúng
tâm trạng qua ngơn ngữ và hành động .
- Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên,
logic tạo sự lơi cuốn .
* Ghi nhớ(sgk)
4. Củng cố : - Xung đột kịch ( T61).
- Vũ Như Tơ (T62)
- Nghệ thuật + Đan Thiềm ( T63)
5. Dặn dò: Chuẩn bị tuần 17 thi HKI.
- Soạn và chuẩn bị bài “ Thực hành một số kiểu câu trong văn bản”
BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
Tiết 65,66- Đọc văn

Ngày soạn: 23/11/2010
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
( trích “Rơ-mê-ơ và Giu-li-et”) -Sếch-xpia-
A Mục tiêu bài học
- Thống nhất SGK-SGV Ngữ văn 11.

- Trọng tâm: - Tiểu dẫn;Hình thức các lời thoại; Tình u trên nền thù hận(T65)
- Tâm trạng của Rơ-mê-ơ và Giu-li-et( T66)
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK-SGV Ngữ văn 11.
- Tài liệu tham khảo .
C. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, kết hợp các
hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp
2.Ki ể m tra bài cũ:
- Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích “ Vĩnh biệt cửu trùng đài” ? (T65)
- Đoạn trích có 16 lời thoại, em hãy cho biết 6 lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau ?
(T66)
3.Bài mới
Rơ-mê-ơ và Giu-li-et Sếch-xpia
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
HS đọc Tiểu dẫn sgk
- Trình bài những nét chính về tác giả ?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại
và xem sgk .
-Tóm tắt tác phẩm .
- Cho biết xuất xứ, vị trí của đoạn trích “Tình
u và thù hận” .
- Chia bố cục và phát biểu chủ đề .
Giáo viên phân vai học sinh đọc .
- Đoạn trích có 16 lời thoại, em hãy cho biết 6
lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại
sau ?
- Học sinh dẫn chứng .

- Đâu là lời thoại của Giu-li-et ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh gạch dẫn chứng
SGK .
I. Tiểu dẩn :
1. Tác giả :
- Sếch-xpia (1564-1616), nhà thơ, nhà viết kịch
thiên tài của nước Anh và của cả nhân loại thời
phục hưng .
- Sinh tại thị trấn ở miền tay nước Anh, trong một
gia đình bn bán .
- Con người và sáng tác của ơng thấm đẫm tinh
thần nhân văn .
- Tài năng xuất chúng
2. Tác phẩm chính : SGK
3. Tóm tắt tác phẩm “ Rơ-mê-ơ và Giu-li-
et”:SGK
4.Đ oạn trích:
a. Vị trí : lớp 2, hồi 2 .
b. Bố cục : 2 phần .
II. Đọc - hiểu :
1. Hình thức của các lời thoại :
a. Sáu lời thoại đầu :
- Nhân vật Rơ-mê-ơ độc thoại để bộc lộ tâm trạng
của mình đó là ca ngợi sắc đẹp lộng lẫy của Giu-
li-et
- Giu-li-et cũng độc thoại để bộc lộ tâm trạng của
Giáo viên: Đặng Xn Lộc
Giaựo aựn Ngửừ vaờn 11__________________________________________________Naờm hoùc: 2010-2011
- Cỏc li thoi ging nhau iu gỡ ?
- 10 li thoi tip theo l i thoi hay c

thoi ?
Cho bit ni dung ?
HT TIT 65
mỡnh ú l quan tõm n dũng h ca Rụ-mờ-ụ
dũng h gõy hn thự vi dũng h nh nng
trong li c thoi cú tớh cht i thoingụn
t mt m ,cỏch núi búng by ,vớ von bc l tỡnh
yờu tha thit v say m ca mỡnh i vi ngi
yờu, cha ng cm xỳc yờu thng
b. Mi li thoi tip theo :
- L li i thoi ca nhõn vt :
+ Mi nhõn vt núi 5 li : M u l Rụ-mờ-ụ v
kt thỳc l Giu-li-et .
+ Ni dung : Gii quyt hn thự gia hai dũng h
chp cỏnh cho tỡnh yờu ca h .
mang hỡnh thc i thoi.
TIT 66
Rụ-mờ-ụ v Giu-li-et gp nhau trong bi cnh
nh th no?ỏnh trng úng vai trũ gỡ?
Rụ-mờ-ụ ó so sỏnh v p ca Giu-li-et nh th
no? cú hp lớ khụng?
Mch suy ngh ca Rụ-mờ-ụ hng vo õu?
Cỏch suy ngh v s liờn tng ca Rụ-mờ-ụ cú
hp lớ khụng?
Cú ý thc c s hn gia hai dũng h khụng?
Suy ngh ca em v tỡnh yờu n Rụ-mờ-ụ dnh
cho Giu-li-et?
Trong nhng li c thoi ca nng ang n
cha s lo õu? ú l iu gỡ? (hung dn hc
sinh gch chõn li thoi 2)

Nhn xột gỡ v cỏch th l tỡnh yờu ca Giu-li-
et ?
Tõm trng ca Giu-li-et nh th no khi bit cú
ngi nhỡn mỡnh?
Vỡ sao Giu-li-et li a ra cõu hi nh vy?
Giu-li-et nhn thc c bc tng ngn cỏch
tỡnh yờu ? ú l gỡ?
Em cú nhn xột gỡ v tỡnh yờu bt chp hn
thự?
GVDG:Tỡnh yờu bt chp hn thự:khụng xung
t vi hn thự mdin ra trờn nn hn thự,thự hn
b y lựi,ch cũn li tỡnh ngi bao la-.ca ngi v
khng nh tỡnh yờu.
GV gi hs c to rừ phn ghi nh trong sgk.
2. Tõm trng ca Rụ-mờ-ụ :
- Bi cnh : ờm khuya-trng sỏngtrang trớ cho
cnh gp g song rt mc oan chớnh ca ụi tỡnh
nhõn.
- Trng tr thnh i tng .so sỏnh vi v p
ca Giu-li-et :l vng dng,mt tri.
- Rụ-mờ-ụ hng vo i mt,v p ca gũ
mỏkhỏt vng yờu ng mónh lit.
- Rụ-mờ-ụ c ỏp li bng tỡnh yờu v ý thc
c mi thự hn ca hai dũng h:
+ Bt chp nguy him gp Giu-li-et .
+ Sn sng t b dũng h,t b tờ n h mỡnhtụi
s thay tờn i h.chng phi Mụn ta ghiu.
=> Tỡnh yờu chõn thnh ,khụng v li ,trong sỏng
3.Tõm trng ca Giu-li-et:
- Nhn thc c s thự hn gia hai dũng h.

- ễi chao.:n cha s lo õu:hn thự gia hai
dũng h v Rụ-mờ-ụ cú tht s yờu mỡnh hay
khụng.
- Th l tỡnh yờu trc tip khụng ngi ngựng.
- Khng nh ch cú tờn h chng l thự ch ca
em thụi
- Bt ng khi bit cú ngi nhỡn v nghe mỡnh th
l phn chn khi bit ú l Rụ-mờ-ụ .
- Nng e ngi a ra cõu hi:anh ti lm gỡ th-
>s Rụ-mờ-ụ khụng thnh tht vi mỡnh.
=>S chớn chn trong tỡnh yờu ,trong suy
nghphự hp vi tõm lớ ca ngi ang yờu.
III.Ghi nh:Sgk.
4. Cng c : - Tiu dn;Hỡnh thc cỏc li thoi; Tỡnh yờu trờn nn thự hn(T65)
- Tõm trng ca Rụ-mờ-ụ v Giu-li-et ( T66)
Giaựo vieõn: ng Xuõn Lc
Giáo án Ngữ văn 11__________________________________________________Năm học: 2010-2011
5. Dặn dò: - Đọc lại đoạn trích, nắm vững nội dung
- Soạn và chuẩn bị bài “ Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”
Đề: Pháng vÊn vµ tr¶ lêi pháng vÊn vỊ viƯc häc tËp vµ gi¶ng d¹y m«n Ng÷ V¨n trong nhµ trêng.
BỔ SUNG - RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 67- Văn học

Ngày soạn: 28/11
ÔN TẬP VĂN HỌC
A Mục tiêu bài học
- Thống nhất SGK-SGV Ngữ văn 11.
- Trọng tâm:Ơn tập
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK-SGV Ngữ văn 11.

- Bảng phụ .
C. Cách thức tiến hành:
- GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao
đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học.
1.Ổn định lớp
2.Ki ể m tra bài cũ
- Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bò bài của HS.
3.Bài mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt
- Hãy cho biết những nét tiêu biểu về nội dung
nghệ thuật của VHTĐ.
- Hãy nêu nội dung + nghệ thuật của các tác
phẩm đã học

Hướng dẫn HS ơn tập các tác phẩm VH hiện đại
đã học.
I. Văn học trung đại .
1. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật
2. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
a. Vào phủ chúa Trịnh - Thượng kinh kí sự - Lê
Hữu Trác
b. Tự tình II- Hồ Xn Hương
c. Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
d. bài ca ngất ngưỡng – NCT
e. Bài ca ngắn đi trên bãi cát – CBQ
f. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- NĐC
g. Chiếu cầu hiền – Ngơ Thì nhậm
II. Văn học từ XX đến CMT8- 1945
1. Câu 1

a. Hiện đại hố.
Giáo viên: Đặng Xn Lộc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×