Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 91 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

.

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
1.2 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................3
1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu:...........................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
1.3 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................3
1.3.1 Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................................3
1.3.2 Dữ liệu sơ cấp ....................................................................................................4
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ..............................................................................4
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................5
1.1 Cơ sở lý luận. .............................................................................................................5
1.1.1 Khái niệm về nguồn hàng, tạo nguồn và mua hàng. .........................................5
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của cơng tác tạo nguồn và mua hàng .................................6
1.1.3 Phân loại nguồn hàng ........................................................................................7
1.1.4 Các hình thức tạo nguồn và mua hàng ..............................................................9
1.1.5 Quy trình tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp. .....................................12
1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác tạo nguồn và mua hàng .........................15
1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá. ......................................................................................17
1.2 Cơ sở thực tiễn .........................................................................................................19
Chương 2: PHÂN TÍCH Q TRÌNH TẠO NGUỒN VÀ THU MUA NGUN


LIỆU CỦA CƠNG TY CPTM VẬN TẢI VÀ CBHS LONG HẢI. .......................23

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

2.1 Tổng quan về cơng ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải. .....................................23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................23
2.1.2 Sản phẩm và thị trường kinh doanh của cơng ty..............................................24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của cơng ty. .............................................................................26
2.1.4 Tình hình sử dụng lao động của cơng ty ..........................................................29
2.1.5 Quy trình sản xuất kinh doanh ........................................................................31
2.1.6 Nguồn lực tài chính ..........................................................................................33
2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty trong 3 năm 2009 – 2011.............37
2.2 Phân tích q trình tạo nguồn và thu mua ngun liệu của cơng ty CP Long Hải..41
2.2.1 Phân tích mơi trường kinh doanh của cơng ty CP Long Hải. ..........................41
2.2.2.Tổng quan về nguồn ngun liệu phục vụ sản xuất của cơng ty......................45
2.2.3 Phân tích thị trường khách hàng và thị trường nguồn cung của cơng ty CP
Long Hải....................................................................................................................46
2.2.3.1 Phân tích thị trường khách hàng....................................................................46
2.2.3.2 Phân tích thị trường nguồn cung ...................................................................48
2.2.4 Tổ chức cơng tác tạo nguồn và thu mua ngun liệu của cơng ty ...................50
2.2.4.1 Tổ chức mạng lưới mua hàng........................................................................50
2.2.3.2 Tổ chức phương tiện thu mua và vận chuyển đến nhà máy sản xuất. ..........52
2.2.3.3 Tổ chức lực lượng lao động thu mua ngun liệu.........................................52

2.2.3.4 Tổ chức lưu kho và ln chuyển ngun liệu. ..............................................55
2.2.3.5 Các chính sách trong thu mua .......................................................................56
2.2.4 Tình hình thực hiện cơng tác tạo nguồn, thu mua ngun liệu của cơng ty.....57
2.2.4.1 Tình hình thu mua theo mặt hàng..................................................................57
2.2.4.3 Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua. .........................................................63
2.2.4.4 Chi phí cho hoạt động thu mua. ....................................................................67

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

2.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơng tác tạo nguồn và mua hàng của cơng ty
trong thời gian 2009-2011. ........................................................................................73
2.2.6 Một số vấn đề trong hoạt động tạo nguồn và thu mua ngun liệu của cơng ty..
........................................................................................................................75
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TẠO NGUỒN VÀ THU MUA NGUN LIỆU CỦA CƠNG TY CPTM
VẬN TẢI VÀ CBHS LONG HẢI ............................................................................... 77
3.1 Định hướng phát triển của cơng ty trong thời gian tới. ...........................................77
3.1.1 Định hướng tiêu thụ..........................................................................................77
3.1.2 Định hướng tạo nguồn, thu mua ngun liệu...................................................78
3.2 Giải pháp..................................................................................................................79
PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................................82

Sv: Đỗ Thò Phượng


- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

Danh mục các từ viết tắt
CPTM

Cổ phần thương mại

CP

Cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CBHS

Chế biến hải sản

ĐVT

Đơn vị tính

DNTM


Doanh nghiệp thương mại

XNK

Xuất nhập khẩu

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

EU

Liên minh các nước Châu Âu

HĐQT

Hội đồng quản trị



Giám đốc

P.GĐ

Phó giám đốc

HC-NS

Hành chính – Nhân sự


QLCL

Quản lý chất lượng

SX

Sản xuất

KH

Kế hoạch

ĐH, CĐ

Đại học, Cao đẳng

TCNH

Tài chính ngắn hạn

TCDH

Tài chính dài hạn

NH

Ngắn hạn

DH


Dài hạn

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH

Tài sản dài hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu

DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

CCDV

Cung cấp dịch vụ

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

BH

Bán hàng

WTO

Tổ chức kinh tế thế giới

NL

Ngun liệu

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

CBCNV

Cán bộ cơng nhân viên

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm

kiểm sốt tới hạn hay "hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm sốt các mối nguy
trọng yếu trong q trình sản xuất và chế biến thực phẩm"
ISO 9001

Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản
lý chất lượng

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

Danh mục hình
Hình1: Qui trình mua hàng trong doanh nghiệp............................................................15

Hình 2: Giá trị xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam (triệu đơla) ..................................19
Hình 3: Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam (nghìn tấn)................................................20
Hình 4: Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu t11/2009 ................................................21
Hình 5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty.....................................................................26
Hình 6: Quy trình sản xuất chả cá Surimi .....................................................................32
Hình 7: Sản lượng khai thác cá biển ở Việt Nam (Nghìn tấn) ......................................48
Hình 8: Số lượng tàu đánh bắt hải sản xa bờ ở Việt Nam (chiếc).................................49

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

Danh mục bảng
Bảng 1: Tình hình lao động của cơng ty trong 3 năm 2009 - 2011...............................29
Bảng 2: Tình hình tài sản của cơng ty qua 3 năm 2009 – 2011 ....................................34
Bảng 3: Tình hình nguồn vốn của cơng ty qua 3 năm 2009 - 2011 ..............................36
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty qua 3 năm 2009 – 2011 ...............39
Bảng 5: Tình hình lao động thu mua ngun liệu của cơng ty qua 3 năm 2009-2011..53
Bảng 6: Tình hình thu mua ngun liệu của cơng ty qua 3 năm 2009 – 2011..............59
Bảng 7: Tình hình giá mua ngun liệu trung bình qua 3 năm 2009-2011...................60
Bảng 8: Tình hình thực hiện kế hoạch thu mua ngun liệu của cơng ty qua 3 năm
2009-2011 ......................................................................................................................64
Bảng 9 : Chi phí cho hoạt động thu mua ngun liệu của cơng ty qua 3 năm 2009-2011
...................................................................................................................................78
Bảng 10: Chi phí thu mua theo mặt hàng ......................................................................72

Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơng tác tạo nguồn và mua hàng.......73

Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Th.S Phạm Phương Trung

Tài liệu tham khảo
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra nơng thơn, nơng nghiệp và thủy sản trung ương,
(2011), Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nơng thơn, nơng nghiệp và thủy sản năm
2011, Hà Nội.
2. Hồng Văn Nghĩa, (2008), Phân tích tình hình tạo nguồn và thu mua ngun
vật liệu tại cơng ty cổ phần mỹ nghệ Nghệ An, Luận văn Đại học Kinh tế Huế.
3. Đỗ Thị Bích Thảo, (2009), Phân tích q trình tạo nguồn ngun liệu cà phê
nhân chất lượng cao tại cơng ty TNHH một thành viên cà phê Thắng Lợi – KrơngPăk
– DăkLăk, Luận văn Đại học kinh tế Huế.
4. P.GS.TS Hồng Minh Đường - P.GS.TS Nguyễn Thừa Lộc, (2005), Quản trị
doanh nghiệp thương mại tập 1, NXB Lao động – Xã hội , Hà nội.
5. Phòng phân tích – Cơng ty cổ phần chứng khốn An Bình, (2010), Báo cáo
ngành thủy sản Việt Nam, Hà Nội.
6. PGS.TS Lê Thế Giới - TS. Nguyễn Thanh Liêm, (2008), Giáo trình quản trị
chiến lược, NXB Đại học kinh tế Đà Nẵng.
7. TS Phạm Văn Dược – Đặng Thị Kim Cương, ( 2010 ), Phân tích hoạt động
kinh doanh, NXB thống kê, TP HCM.
8. Th.S Hồng Thị Diệu Thúy, (2009) Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh,
Đại học Kinh tế Huế.

9. Robert M. Monczka - Arizona State University and CAPS Research, Robert B.
Handfield - North Carolina State University, Larry C. Giunipero - Florida State
University, James L. Patterson - Western Illinois University, Purchasing and supply
chain management.
10. Một số website:
Tổng cục thống kê Việt Nam : />Tạp chí thủy sản Việt Nam: /> />
Sv: Đỗ Thò Phượng

- K42 QTTM -


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Lý do chọn đề tài
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng lan rộng, các quốc gia, các nền

kinh tế có khuynh hướng mở, cùng hợp tác kinh doanh với các nước khác để cùng
phát triển. Công cụ để các nền kinh tế liên hệ với nhau chính là hoạt động xuất khẩu và
nhập khẩu. Trong hai công cụ đó, xuất khẩu thường được coi là hoạt động mục tiêu
chiến lược có vai trò quyết định, định hướng đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế
trong tương lai.
Việt Nam chủ yếu có thế mạnh trong xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm nghiệp
và các mặt hàng thủy sản. Trong số đó sản xuất và xuất khẩu thủy sản đang trở thành
lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, có nhiều cơ hội phát triển với lợi thế về điều kiện
tự nhiên. Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội
địa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt
Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Theo
ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên thế giới ở
mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên

30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao, theo ước tính hiện
nay là trên 20kg/người/năm (Báo cáo ngành thủy sản Việt Nam, Phòng phân tích Công ty CP chứng khoán An Bình, tháng 1/2010). Từ đó có thể thấy tiềm năng phát
triển của ngành thủy sản là rất cao. Tuy nhiên việc sản xuất và xuất khẩu thủy hải sản
ngày càng trở nên khó khăn với những quy định khắt khe hơn về về nguồn gốc, chất
lượng các sản phẩm nhập khẩu và việc bất ổn định về nguồn nguyên liệu chế biến, tình
hình sản xuất và khai thác không thuận lợi, đòi hỏi ngành thủy hải sản Việt Nam cần
có chiến lược đặc biệt để phát triển sản xuất, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm thủy
hải sản có giá trị cao phù hợp với xu thế tiêu dùng thế giới.
Hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên liệu là khâu cơ bản và mở đầu, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các
doanh nghiệp CBHS, nguyên liệu chính chủ yếu được đánh bắt trên biển nên việc quản
lý công tác tạo nguồn và thu mua để đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt và ổn định càng

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 1-


khó khăn hơn. Ngoài ra việc ngư dân đánh bắt, khai thác quá nhiều dẫn đến tình trạng
khan hiếm về nguồn lợi hải sản ở Việt Nam trong mấy năm gần đây gây sức ép về
nguồn cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc sản xuất các mặt
hàng hải sản cũng cần các nguyên liệu đầu vào khác như muối, mì chính, đường…
trong khi ngày nay việc cạnh tranh để tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ, ổn định
để tạo lợi thế cho doanh nghiệp trở nên gay gắt. Sự biến động thất thường về chi phí
lưu thông, giá cả mua gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc thu mua. Vì vậy các
doanh nghiệp luôn phải chú trọng và có những chính sách tổ chức quản lý linh hoạt,
phù hợp trong công tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu.
Trong thời gian thực tập tại Công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải nhận
thấy lợi thế về nguồn nguyên liệu và sự phát triển nhanh chóng trong hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tạo

nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty vẫn còn nhiều hạn chế như: tổ chức quản lý
chưa chặt chẽ, nguồn cung cấp chưa phong phú, không ổn định… Hiện nay công ty
đang chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nên việc đảm bảo nguồn nguyên liệu
đang là vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi công ty cần có những biện pháp quản lý
hiệu quả hơn. Từ đó tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích quá trình tạo nguồn và
thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải” với hy vọng sử
dụng được những kiến thức đã học được ở trường kết hợp với tình hình hoạt động tạo
nguồn và thu mua nguyên liệu thực tế tại công ty để có thể nghiên cứu và đóng góp
một số ý kiến bổ ích cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tạo nguồn và
mua hàng nói riêng của công ty.

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 2-


1.2

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và
CBHS Long Hải như thế nào? Đã thực sự hiệu quả hay chưa? Làm thế nào để việc tạo
nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty hiệu quả hơn?
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận
tải và CBHS Long Hải, từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả của công
tác tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty.
1.2.2.2 Mục tiêu cụ thể

-

Tìm hiểu thực trạng quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty

CPTM vận tải và CBHS Long Hải.
-

Phân tích quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận

tải và CBHS Long Hải.
-

So sánh giữa thực tiễn và lý thuyết để đưa ra những hạn chế trong hoạt động tạo

nguồn và thu mua nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải.
-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tạo nguồn và thu mua

nguyên liệu của công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải.
1.3

Phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Dữ liệu thứ cấp
 Dữ liệu cần thu thập:
+ Các lý thuyết liên quan đến quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu.
+ Các dữ liệu về tình hình phát triển của ngành thủy hải sản Việt Nam.
+ Các số liệu thống kê kết quả kinh doanh, tình hình lao động, cơ cấu nguồn vốn
và tình hình tài sản trong thời gian 2009 – 2011 của công ty CPTM vận tải và CBHS

Long Hải.
+ Các dữ liệu liên quan đến quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công
ty (Số lượng, giá cả, chi phí thu mua? Số liệu về lao động, phương tiện vận tải thu
mua? Chính sách thu mua và phương thức thanh toán..)
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 3-


 Phương pháp thu thập: Thu thập trên sách, giáo trình Quản trị doanh nghiệp
thương mại, Quản trị chuỗi cung, trên báo, tài liệu khóa luận khác, trên các website và
tại Công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải.
1.3.2 Dữ liệu sơ cấp
 Dữ liệu cần thu thập: Tính toán các chỉ tiêu phân tích, so sánh, đánh giá hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của
công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải qua 3 năm 2009 - 2011.
 Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các nhà
quản trị công ty (Trưởng phòng, phó phòng kinh doanh), và một số nhân viên tạo
nguồn, thu mua trong công ty.
+ Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Dựa trên các dữ liệu thứ cấp có sẵn để tính
toán các số liệu, chỉ tiêu phân tích, so sánh giữa các năm để đưa ra nhận xét, đánh giá
về hiện tượng.
+ Phương pháp so sánh.
+ Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: Sử dụng các chỉ tiêu, phương
pháp phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Phân tích doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, số lượng, giá cả, giá trị… ).
+ Một số phương pháp khác.
1.4


Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian: Tại Công ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải (Gọi tắt là
Công ty cổ phần Long Hải).
 Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu của công ty được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến
năm 2011.
+ Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: Từ 1/2 đến 5/5 năm 2012.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu : Quá trình tạo nguồn và thu mua nguyên liệu của công
ty CPTM vận tải và CBHS Long Hải.

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 4-


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1

Cơ sở lý luận.

1.1.1 Khái niệm về nguồn hàng, tạo nguồn và mua hàng.
Nguồn hàng của DN là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với
nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (thường là kế
hoạch năm). (Nguồn: Giáo trình quản trị DNTM tập 1, P.GS.TS Hoàng Minh Đường
& P.GS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – Hà Nội, năm 2005).
Tạo nguồn hàng là toàn bộ các hình thức, phương thức, điều kiện của doanh
nghiệp tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác, nhập khẩu… để tạo ra nguồn hàng

phù hợp với nhu cầu khách hàng, cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng,
chất lượng, quy cách, mẫu mã… Tạo nguồn hàng bao gồm nhiều khâu: xuất phát từ
nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn hàng có khả
năng đáp ứng, chuẩn bị nguồn lực, phương thức tạo ngồn hàng… (Nguồn: Giáo trình
quản trị DNTM tập 1, P.GS.TS Hoàng Minh Đường & P.GS.TS Nguyễn Thừa Lộc.
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – Hà Nội, năm 2005).
Mua hàng là một hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thương mại của doanh
nghiệp, sau khi xem xét hàng hóa về mẫu mã, chất lượng, giá cả, doanh nghiệp sẽ cùng
với đơn vị cung cấp thỏa thuận các điều kiện mua bán, giao nhận, thanh toán. Mua
hàng có thể là kết quả của quá trình tạo nguồn hàng cũng có thể là kết quả của quá
trình khảo sát, tìm hiểu của doanh nghiệp. (Nguồn: Giáo trình quản trị DNTM tập 1,
P.GS.TS Hoàng Minh Đường & P.GS.TS Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội – Hà Nội, năm 2005).
Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tạo
nguồn và mua hàng. Có thể nói khâu quyết định khối lượng hàng bán ra và tốc độ hàng
bán ra, cũng như tính ổn định và kịp thời của việc cung ứng hàng hoá của doanh
nghiệp phụ thuộc vào công tác tạo nguồn hàng.

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 5-


1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của công tác tạo nguồn và mua hàng
Thứ nhất, nguồn hàng là một điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh.
Nếu không có nguồn hàng, DN không thể tiến hành kinh doanh được. Vì vậy,
doanh nghiệp phải chú ý đến tác dụng của nguồn hàng và phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu sau:
-


Các đặc điểm kỹ thuật, giá cả phải phù hợp với yêu cầu của khách hàng, giao

hàng đúng thời gian và thời điểm.
-

Phải bảo đảm nguồn hàng ổn định, vững chắc, phong phú và ngày càng tăng.

-

Phù hợp với xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

-

Phải bảo đảm sự linh hoạt và đổi mới nguồn hàng theo sát nhu cầu thị trường.
Thứ hai, tạo nguồn và mua hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp cho

hoạt động kinh doanh của DN tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy mạnh được tốc độ lưu
chuyển hàng hoá, rút ngắn được thời gian lưu thông hàng hoá. Tạo điều kiện cho
doanh nghiệp bán hàng nhanh, đảm bảo uy tín với khách hàng và thực hiện được việc
cung ứng hàng hoá liên tục, ổn định, không bị đứt đoạn.
Thứ ba, tạo nguồn và mua hàng làm tốt giúp cho các hoạt động kinh doanh của
DN bảo đảm tính ổn định, chắc chắn, hạn chế được sự bấp bênh; đặc biệt hạn chế được
tình trạng thừa, thiếu, hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém mất phẩm chất, hàng
không hợp mốt, hàng không bán được...
Thứ tư, tạo nguồn và mua hàng làm tốt còn có tác dụng giúp cho hoạt động tài
chính của DN thuận lợi: thu hồi được vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí kinh
doanh, có lợi nhuận để mở rộng và phát triển kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao
động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và trách nhiệm xã hội của DN.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng tích cực đối với lĩnh vực sản xuất hoặc nhập khẩu
(lĩnh vực nguồn hàng) mà DN có quan hệ, cụ thể:

-

Bảo đảm thị trường ổn định cho doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu.

-

Thúc đẩy sản xuất và nhập khẩu hướng tới những hàng hoá có chất lượng tốt.

-

Thúc đẩy sản xuất và nhập khẩu tăng cường khả năng có thể và mở rộng thị

trường, ổn định điều kiện cung ứng hàng hoá, đối với các bạn hàng.
Vì vậy, DN muốn phát triển và mở rộng kinh doanh, việc đảm bảo nguồn hàng
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 6-


chất lượng tốt, có nguồn cung ứng dồi dào, phong phú, ổn định, lâu dài, giá cả phải
chăng là điều kiện quan trọng, bảo đảm cho sự tăng tiến và vị thế của doanh nghiệp
trên thương trường, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh.
1.1.3 Phân loại nguồn hàng
Phân loại nguồn hàng của DN là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng mua
được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để DN có chính sách, biện pháp thích hợp
nhằm khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để bảo đảm ổn định nguồn
hàng.
Các nguồn hàng của DN thường được phân loại dựa trên các tiêu thức sau:
1.1.3.1 Theo khối lượng hàng hoá mua được
-


Nguồn hàng chính: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối

lượng hàng mua được để sản xuất cung ứng cho các khách hàng trong kỳ. Nguồn hàng
chính quyết định về khối lượng hàng mà DN sẽ cung ứng hoặc về doanh thu cung ứng
hàng của DN nên phải có sự quan tâm thường xuyên.
-

Nguồn hàng phụ, mới: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng

hàng mua được.
-

Nguồn hàng trôi nổi: Là nguồn hàng trên thị trường mà DN có thể mua được do

các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh khác bán ra. Với
nguồn hàng này, cần xem xét kỹ chất lượng hàng hoá, giá cả hàng hoá cũng như nguồn
gốc xuất xứ của hàng hoá. Nếu có nhu cầu của khách hàng, DN cũng có thể mua để
tăng thêm nguồn hàng.
1.1.3.2Theo nơi sản xuất ra hàng hoá
-

Nguồn hàng hoá sản xuất trong nước: Bao gồm tất cả các loại hàng hoá do các

doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ đất nước sản xuất ra được DN mua vào.
Nguồn hàng sản xuất trong nước chia theo ngành sản xuất như: nguồn hàng do các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất ra (công nghiệp khai thác, chế biến, gia
công lắp ráp, tiểu thủ công nghiệp...) hoặc công nghiệp trung ương, công nghiệp địa
phương, công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Nguồn hàng do các doanh nghiệp nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sản xuất ra (doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các

trang trại và hộ gia đình)...
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 7-


-

Nguồn hàng nhập khẩu: Những hàng hoá trong nước chưa có khả năng sản xuất

được hoặc sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thì cần phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn hàng nhập khẩu có thể có nhiều loại: tự DN nhập
khẩu, nhập khẩu từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyên doanh, nhận hàng nhập
khẩu từ các đơn vị thuộc tổng công ty ngành hàng, công ty cấp 1 hoặc công ty mẹ;
nhận đại lý hoặc nhận bán hàng trả chậm cho các hãng nước ngoài hoặc các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong nước; nhận từ các liên doanh, liên kết với các hãng nước
ngoài.
-

Nguồn hàng tồn kho: Là nguồn hàng còn lại của kỳ trước hiện còn tồn kho.

Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ quốc gia (dự trữ của Chính phủ);
nguồn hàng tồn kho ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh (hàng đã sản xuất ra và
nhập kho đang nằm chờ tiêu thụ) và các nguồn hàng tồn kho khác. DN nếu biết khai
thác, huy động nguồn hàng này cũng làm phong phú thêm nguồn hàng và góp phần
khai thác, sử dụng tốt các khả năng và các nguồn tiềm năng sẵn có trong nền kinh tế
quốc dân.
1.1.3.3 Theo điều kiện địa lý
-


Theo các miền của đất nước: Miền Bắc (miền núi Tây Bắc, miền núi Đông Bắc,

miền Trung du Bắc bộ, miền Đồng bằng Bắc bộ), miền Trung (miền núi Tây nguyên,
trung du duyên hải), miền Nam (Cực Nam trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ). Các
vùng có đặc điểm khác nhau về tiêu dùng, xa gần khác nhau, giao thông vận tải khác
nhau (đường sắt, đường ôtô, đường hàng không, đường thuỷ...)
-

Theo cấp tỉnh, thành phố: Ở các đô thị có công nghiệp tập trung, có các trung

tâm thương mại, có các sàn giao dịch, sở giao dịch và thuận lợi thông tin mua bán
hàng hoá - dịch vụ.
-

Theo các vùng: Nông thôn, trung du, miền núi (hải đảo).
Theo cách phân loại này, DN cần chú ý điều kiện sản xuất, thu hoạch để khai

thác nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của người sản xuất cũng như trao đổi hàng (hàng
đổi hàng), thanh toán, tổ chức chân hàng, giao nhận...

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 8-


1.1.4 Các hình thức tạo nguồn và mua hàng
1.1.4.1 Các hình thức tạo nguồn trong hoạt động kinh doanh thương mại
- Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
Có những doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có sẵn các cơ sở sản xuất, có sẵn
công nhân... nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, thiếu

thị trường tiêu thụ... làm cho doanh nghiệp không thể nâng cao được khối lượng và
chất lượng mặt hàng sản xuất ra. Có những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã và
đang tạo ra nhiều sản phẩm, nguyên vật liệu... nhưng lại không có vốn, không có công
nghệ để chế biến thành sản phẩm có thể xuất khẩu được.
DN có thể tận dụng ưu thế của mình về vốn, về nguyên vật liệu, về công nghệ,
về thị trường tiêu thụ... có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh khác để tổ chức sản xuất, tạo ra nguồn hàng lớn, chất lượng tốt hơn để cung ứng
ra thị trường. Liên doanh liên kết bảo đảm lợi ích của cả hai bên. Bằng hợp đồng liên
kết hoặc xây dựng thành xí nghiệp liên doanh, hai bên cùng góp vốn, góp sức theo
nguyên tắc có lợi cùng hướng, lỗ cùng chịu theo điều lệ doanh nghiệp.
-

Gia công đặt hàng và bán nguyên liệu thu mua thành phẩm

+ Gia công đặt hàng là hình thức bên đặt gia công có nguyên vật liệu giao cho bên
nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu và giao hàng cho bên đặt
gia công. Bên nhận gia công được hưởng phí gia công. Bên đặt gia công có hàng hoá
để bán cho khách hàng trên thị trường.
+ Bán nguyên liệu và thu mua thành phẩm là hình thức tạo nguồn hàng chủ động
hơn của người sản xuất (nguồn hàng). Người sản xuất mua nguyên vật liệu và chủ
động tiến hành sản xuất ra hàng hoá và ký hợp đồng bán hàng hoá cho người đã bán
nguyên liệu cho mình. Quan hệ giữa bán nguyên liệu và thu mua thành phẩm vẫn có,
nhưng đã có sự độc lập hơn giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên vật liệu.
Chất lượng hàng hoá sản xuất ra, mẫu mã, màu sắc, quy cách... đều do người sản xuất
phải chịu trách nhiệm, người mua chỉ mua những hàng hoá đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, quy
cách, mẫu mã, màu sắc... theo hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký. Với hình thức này,
người sản xuất có lợi hơn và có quyền chủ động hơn. Người kinh doanh thương mại

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM


- 9-


không phải lo nguyên vật liệu, kiểm tra, kiểm soát ở người sản xuất, nhưng lợi nhuận
sẽ không cao như hình thức gia công đặt hàng.
-

Tự sản xuất, khai thác hàng hoá
Để chủ động trong tổ chức tạo nguồn hàng, khai thác các nguồn lực và thế

mạnh của DN, cũng như đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, DN có thể tự tổ chức các
xưởng (xí nghiệp) sản xuất ra hàng hoá để phục vụ sản xuất hoặc cung ứng cho khách
hàng. Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất đòi hỏi DN cần có nguồn vốn lớn, phải chú trọng
đến các yếu tố sản xuất - kỹ thuật - công nghệ, nguyên vật liệu, phụ liệu...
DN có thể bắt đầu tổ chức những xưởng sản xuất nhỏ, sau đó phát triển nâng
dần lên quy mô trung bình và lớn. DN cũng có thể mua lại các doanh nghiệp sản xuất
nguồn hàng không hiệu quả, tái cơ cấu và đầu tư để trở thành xí nghiệp trực thuộc tạo
nguồn hàng cho mình.
DN cũng có thể tự tổ chức khai thác hàng hoá để đáp ứng cho nhu cầu thị
trường. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có ở địa phương, ở những
vùng DN hoạt động kinh doanh. DN sẽ làm phong phú thêm nguồn hàng của mình,
vừa thoả mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng, vừa thay thế được hàng nhập khẩu,
vừa có giá cả phải chăng và đặc biệt là chủ động phát triển được nguồn hàng của mình.
1.1.4.2 Các hình thức mua hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
-

Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hoá
Đơn đặt hàng là việc xác định các yêu cầu cụ thể mặt hàng về số lượng, chất

lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc... và thời gian giao hàng mà người mua lập và gửi

cho người bán (nhà sản xuất kinh doanh hoặc DNTM ).
Đơn hàng là yêu cầu cụ thể mặt hàng mà DN cần mua và thời gian cần nhập
hàng. Các yêu cầu cụ thể mặt hàng là tên hàng, ký mã hiệu, nhãn hiệu, quy cách, cỡ
loại, màu sắc... số lượng, trọng lượng theo đơn vị tính (hiên vật, giá trị); theo tiêu
chuẩn kỹ thuật mặt hàng, chất lượng, bao bì, giá cả, thời gian giao hàng... mà người ta
không thể nhầm lẫn sang mặt hàng khác được. Nếu mặt hàng có nhiều quy cách, cỡ
loại khác nhau thì có thể lập thành bản kê chi tiết từng danh điểm mặt hàng với số
lượng và thời gian giao hàng tương ứng.

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 10-


Khi lập đơn hàng cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây:
+ Phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại,
màu sắc... và thời gian giao hàng.
+ Nắm vững khả năng mặt hàng đã có hoặc có thể mua được ở DN.
+ Tìm hiểu kỹ đối tác về chất lượng mặt hàng, trình độ tiên tiến của mặt hàng,
công nghệ chế tạo mặt hàng, giá thành và giá bán của đối tác và khai thác đến mức cao
nhất khả năng đáp ứng của đơn vị nguồn hàng.
+ Yêu cầu chính xác về số lượng, chất lượng của từng danh điểm mặt hàng và
thời gian giao hàng, quy cách, cỡ loại, màu sắc...
Mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng mua bán hàng hoá là một hình thức
chủ động, có kế hoạch trong việc tạo nguồn hàng của DN. Nó bảo đảm sự ổn định,
chắc chắn cho cả người sản xuất (nguồn sản xuất) và cả đơn vị kinh doanh. Nó là hình
thức mua bán có sự chuẩn bị trước, một hình thức văn minh, khoa học. Vì vậy, DN cần
quan tâm, theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nguồn hàng để
thực hiện đúng đơn hàng và hợp đồng mua bán đã ký kết.
-


Mua hàng không theo hợp đồng mua bán
Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường và khảo sát thị trường nguồn

hàng, có những loại hàng hoá khách hàng có nhu cầu, giá cả phải chăng, DN có thể
mua hàng không theo hợp đồng mua bán ký trước. Mua hàng theo hình thức mua đứt
bán đoạn, mua bằng quan hệ hàng - tiền hoặc trao đổi hàng - hàng. Đây là hình thức
mua bán hàng trên thị trường không có kế hoạch trước, mua không thường xuyên, thấy
rẻ thì mua... Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải có kinh nghiệm và phải đặc biệt chú ý kiểm tra
kỹ mặt hàng về số lượng, chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc, kỳ hạn sử dụng...
-

Mua hàng qua đại lý
Ở những nơi tập trung nguồn hàng, DN có thể đặt mạng lưới mua trực tiếp. Ở

những nơi nguồn hàng nhỏ lẻ, không tập trung, không thường xuyên, DN có thể mua
hàng thông qua đại lý. Tuỳ theo tính chất kỹ thuật và đặc điểm của mặt hàng thu mua,
DN có thể chọn các đại lý theo các hình thức đại lý độc quyền, đại lý rộng rãi, hoặc đại
lý lựa chọn.
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 11-


Mua hàng qua đại lý thì DN không phải đầu tư cơ sở vật chất, nhưng cần phải
giúp đỡ điều kiện vật chất cho đại lý thực hiện việc thu mua và giúp đỡ huấn luyện cả
về kỹ thuật và nghiệp vụ. DN phải ký kết hợp đồng với đại lý, xác định rõ quyền lợi và
trách nhiệm của đại lý.
-


Nhận bán hàng uỷ thác và bán hàng ký gửi
DN có mạng lưới bán hàng rộng rãi, quy mô lớn hoặc có cả bộ phận xuất khẩu

hàng hoá ra nước ngoài, có thể nhận bán hàng uỷ thác và bán hàng ký gửi.
Về thực chất, hàng uỷ thác và hàng ký gửi là loại hàng hoá thuộc sở hữu của
đơn vị khác. Các đơn vị đó không có điều kiện bán hàng nên uỷ thác hoặc ký gửi cho
DN bán hàng cho khách hàng. DN bán hàng uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác và khi bán
được hàng được nhận phí uỷ thác. DN bán hàng ký gửi theo điều lệ nhận hàng ký gửi
và khi bán được hàng được hưởng tỷ lệ phí ký gửi. Như vậy, khi nhận bán hàng uỷ
thác hoặc bán hàng ký gửi, DN có thêm các nguồn hàng mới, phong phú hơn, tận dụng
được cơ sở vật chất và lao động, lôi kéo được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp.
1.1.5 Quy trình tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp.
-

Xác định nhu cầu của khách hàng.
Tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp phải nhằm mục đích là thoả mãn nhu

cầu của khách hàng, tức là phải bán được hàng. Bán hàng được nhanh, nhiều, tăng
được lợi nhuận và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, vấn đề đầu tiên và hết
sức quan trọng đối với bộ phận tạo nguồn và mua hàng ở doanh nghiệp là phải nghiên
cứu nhu cầu của khách hàng về tất cả các mặt:
+ Số lượng, trọng lượng hàng hóa
+ Cơ cấu mặt hàng
+ Quy cách, cỡ loại
+ Kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc
+ Thời gian, địa điểm bán hàng
+ Giá cả hàng hoá và dịch vụ
+ Xu hướng của khách hàng đối với mặt hàng đang kinh doanh; các mặt hàng tiên
tiến hơn, hiện đại hơn và hàng thay thế.
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh...

Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 12-


-

Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp.
Nguồn hàng của doanh nghiệp là do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp nông lâm ngư nghiệp, các trang trại, hộ gia
đình, hợp tác xã... sản xuất ra. Nghiên cứu thị trường nguồn hàng, DN phải nắm được
khả năng của các nguồn cung ứng loại hàng về số lượng, chất lượng, thời gian và địa
điểm (khu vực) của đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, xác định
rõ doanh nghiệp nguồn hàng là người trực tiếp sản xuất - kinh doanh hay là doanh
nghiệp trung gian, địa chỉ, nguồn lực, khả năng sản xuất - công nghệ và nghiên cứu cả
chính sách tiêu thụ hàng hoá của đơn vị nguồn hàng. Cần phải kiểm tra kỹ tính xác
thực, uy tín, chất lượng của loại hàng và chủ hàng.
Đối với các nguồn hàng sản xuất trong nước, cần phải đến tận nơi, có sự kiểm
tra bằng chuyên môn. Đối với các đối tác nước ngoài, cần thông qua thương vụ hoặc
tham tán thương mại, các tổ chức hỗ trợ thương mại như Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội ngành hàng...
Trên cơ sở nghiên cứu về thị trường nguồn hàng, DN sẽ tiến hành lựa chọn nhà
cung cấp phù hợp nhất. Lựa chọn nhà cung cấp là khâu quyết định đối với sự chắc
chắn và ổn định của nguồn hàng. Thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài
với các bạn hàng tin cậy là một trong những yếu tố tạo sự ổn định trong nguồn cung
ứng đối với doanh nghiệp.
Có nhiều phương pháp nghiên cứu phát triển thị trường nguồn hàng, đặc biệt
nguồn hàng mới. Thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, hội chợ - triển lãm thương
mại, qua internet, qua quảng cáo và xúc tiến thương mại, qua các trung tâm giới thiệu

hàng hoá, các báo chí, tạp chí thương mại và chuyên ngành... Việc lựa chọn bạn hàng
tuỳ thuộc rất lớn vào mối quan hệ truyền thống, tập quán và sự phát triển kinh tế thương mại ở trong nước và nước ngoài.
-

Tổ chức giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng.
Đàm phán, thương lượng là quá trình gặp gỡ đối tác là các nhà cung ứng để đạt

được sự thỏa thuận về đơn hàng. Quá trình này vừa có tính kỹ thuật, vừa có tính nghệ
thuật. DN cần có hình thức giao dịch, đàm phán phù hợp với khả năng của mình. Hai
bên mua bán cần có sự thương thảo và ký kết được với nhau bằng các hợp đồng mua
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 13-


bán hàng hoá. Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hoá chính là cam kết của hai bên về
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong mối quan hệ trao đổi hàng hoá. Đây cũng chính
là căn cứ để phân xử trách nhiệm của mỗi bên khi có tranh chấp và xử lý vi phạm hợp
đồng.
-

Theo dõi và thực hiện việc giao hàng.
Để tạo sự tin tưởng lẫn nhau, trong mua bán hàng hoá, hai bên có thể cho phép

kiểm tra ngay từ khi hàng hoá được sản xuất ra, ở nơi đóng gói và ở các cơ sở giao
hàng. Bên mua hàng có thể cử người đến nơi sản xuất xem xét quy trình công nghệ,
chất lượng hàng hoá và quy cách đóng gói... Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa ở các
cơ quan kiểm tra có thể chỉ kiểm tra xác suất theo mẫu.
Việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng mua bán hàng hoá đã được ký kết là
điều kiện quan trọng nhất bảo đảm sự đầy đủ, kịp thời và ổn định của nguồn hàng;

đồng thời cũng giúp cho đơn vị sản xuất có thị trường tiêu thụ vững chắc.
-

Đánh giá kết quả mua hàng.
Để rút ra các kết luận chính xác về thực hiện họat động mua hàng, người ta

thường so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Số lượng và cơ cấu hàng hóa thực hiện được so với kế hoạch và so với hợp
đồng đã ký với người cung ứng.
+ Tiến độ nhập hàng về doanh nghiệp so với hợp đồng đã ký và với nhu cầu thị
trường.
+ Chi phí tạo nguồn mua hàng so với định mức, so với kế hoạch và so với cùng
kỳ năm trước.
+

Lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch và năm trước.
Ngoài ra, phải xem xét các yếu tố về sự ổn định, độ tin cậy và sự thỏa mãn nhu

cầu của nguồn hàng so với nhu cầu thị trường để có kết luận toàn diện.
-

Xử lý các tổn thất nếu có.
Khi gặp các tổn thất như: thiếu hụt về số lượng, hao hụt, hư hỏng nhiều hơn so

với tỷ lệ cho phép, chất lượng không đúng với hợp đồng...cần báo ngay cho các bên có
liên quan như: người bán, người vận chuyển, bốc dỡ... Từ đó tìm phương án giải quyết
phù hợp, với thái độ ôn hòa, thân thiện để chia sẻ trách nhiệm.
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 14-



Có thể tóm tắt qui trình mua hàng qua sơ đồ sau:
Xác định

Lựa chọn nhà

nhu cầu

cung cấp

Thỏa mãn

Không thoả mãn

Thương lượng

Theo dõi và thực

và đặt hàng

hiện giao hàng

Xử lý tổn thất

Đánh giá kết quả mua hàng

Hình1: Qui trình mua hàng trong doanh nghiệp
(Nguồn: Giáo trình quản trị DNTM tập 1, P.GS.TS Hoàng Minh Đường & P.GS.TS
Nguyễn Thừa Lộc. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – Hà Nội, năm 2005).

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo nguồn và mua hàng
-

Nhân tố cung cầu thị trường
Thị trường là môi trường trong đó diễn ra quá trình người bán và người mua tác

động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá tiêu thụ. Nó có vai trò
quan trọng trong định hướng sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Sản xuất cho ai? Chính thị trường đã kết hợp các yếu tố sản xuất để sản xuất ra
những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có hai loại thị trường tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến doanh nghiệp, đó là thị
trường cung ứng (hay thị trường đầu vào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (hay thị
trường đầu ra), hai thị trường này có quan hệ mật thiết với nhau. Trong cơ chế thị
trường với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần phải “bán cái
thị trường cần, chứ không bán cái mình có”. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan
tâm đến công tác tạo nguồn-mua hàng. Việc tạo nguồn mua hàng cũng cần phải tính
đến nhu cầu thị trường, tiêu thụ về số lượng, chất lượng, giá cả hàng hoá…để từ đó tìm
kiếm thị trường cung ứng nguyên vật liệu có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu đó. Bên
cạnh đó, quan hệ cung cầu hàng hoá cũng tác động đến công tác tạo nguồn- mua hàng
(về giá cả, quy mô, tính ổn định của hàng hoá) làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 15-


doanh. Vì vậy, việc nắm bắt tình hình cung cầu trên thị trường một cách thường xuyên
và khoa học giúp công tác tạo nguồn- mua hàng được thường xuyên và ổn định.
-

Phương thức mua và giá cả

Ngày nay, trong cơ chế thị trường thì cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi.

Để góp phần nâng cao tính cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần phải tìm cách hoà
nhập vào thị trường để huy động được nguồn hàng bảo đảm về số lượng, chất lượng
phục vụ cho nhu cầu SXKD. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có cách xâm
nhập hợp lý, có phương thức mua và giá cả phù hợp, có cách mua phù hợp với từng
đối tượng cung ứng .
Giá cả cũng là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, việc xác định
chính sách giá cả đúng đắn là điều quan trọng đảm bảo cho hoạt động SXKD của
doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Việc xác định giá
cả phải lấy chi phí SXKD làm cơ sở: với mức giá bao nhiêu thì mang lại hiệu quả lớn
nhất cho doanh nghiệp? Chính vì vậy, chính sách giá cả phù hợp là điều kiện thuận lợi
cho công tác mua hàng, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, kịp thời và chất lượng
cao cho doanh nghiệp.
-

Nhân tố vốn, cơ sở vật chất-kỹ thuật
Để tiến hành hoạt động SXKD thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có

vốn, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ có vốn mà doanh
nghiệp phát huy sức mạnh của các nguồn tiềm năng hiện tại để mở rộng thị trường và
tạo đà phát triển cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp dồi dào về vốn và cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại thì đó là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp không ngừng lớn
mạnh. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào mục tiêu của việc sử dụng và cách huy
động vốn của doanh nghiệp.
-

Nhân tố cơ chế chính sách
Cơ chế chính sách của nhà nước là công cụ quản lý có hiệu quả trong việc thúc


đẩy hay kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra môi trường thuận lợi và hành
lang pháp lý an toàn cho kinh doanh. Điều mà các chủ thể kinh tế hay các doanh
nghiệp quan tâm là việc đưa các chính sách vĩ mô của nhà nước có ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động SXKD của họ.
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 16-


Bên cạnh đó, công tác tạo nguồn-mua hàng của doanh nghiệp còn chịu ảnh
hưởng của các yếu tố khác như môi trường tự nhiên, yếu tố công nghệ, văn hoá xã
hội…
-

Mối liên hệ với các nhà cung ứng
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của TQC (Total Quality Control –

Kiểm tra chất lượng toàn diện) – cách tốt nhất để duy trì chất lượng của hàng hóa hay
dịch vụ là phải duy trì chất lượng ở các khâu từ dưới lên trên, từ đầu đến cuối; phải tổ
chức tốt mối quan hệ giữa công ty với nhà cung cấp.
Để mối quan hệ với các nhà cung ứng được cải thiện tốt hơn bộ phận tạo nguồn
– mua hàng cần chú ý quan tâm đến việc: Cải tiến đặt hàng, cải tiến chất lượng thông
tin cung cấp cho các nhà cung ứng, cải tiến hệ thống phân phối hàng được tốt hơn, tìm
hiểu kỹ các yêu cầu của các nhà cung cấp... Đánh giá và kiểm soát thế mạnh của các
nhà cung cấp về các mặt: giá cả, chất lượng, giao hàng, công nghệ, mức độ hợp tác và
khả năng quản lý toàn diện.
Ngoài các nhân tố trên, công tác tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp còn
chịu nhiều ảnh hưởng từ cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, yếu tố văn hóa xã
hội, khoa học công nghệ...
1.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá.

1.1.7.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
 Doanh thu: Đối với doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành từ các
hoạt động bán hàng và dịch vụ là chủ yếu, ngoài ra còn có các nguồn thu khác.
DT=∑PiQi
Trong đó: DT: Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng và dịch vụ
Pi : Giá cả 1 đơn vị hàng hoá thứ i hay dịch vụ thứ i
Qi : Khối lượng hàng hoá hay dịch vụ thứ i bán ra trong kỳ
 Chi phí kinh doanh: Là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán
hàng và bảo hành hàng hoá cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể chia thành:
- Chi phí mua hàng: Là khoản tiền doanh nghiệp phải trả cho các đơn vị nguồn hàng
về số lượng đã mua.
Sv: Ñoã Thò Phöôïng – K42 QTTM

- 17-


×