Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thực trạng sức khỏe tâm thần học đường ở học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan, tại huyện tương dương tỉnh nghệ an năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN HẢI AN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƢỜNG
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN,
TẠI HUYỆN TƢƠNG DƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

THÁI BÌNH, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI BÌNH

NGUYỄN HẢI AN

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC ĐƢỜNG
Ở HỌC SINH TIỂU HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN,
TẠI HUYỆN TƢƠNG DƢƠNG, TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2019


LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701

Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hiên
PGS. TS. Nguyễn Quốc Tiến

THÁI BÌNH, 2020


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Y Dƣợc
Thái Bình, Khoa Y tế công cộng, phòng quản lý đào tạo sau đại học Trƣờng
Đại Học Y Dƣợc Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để
em có thể hoàn thành luận văn này.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS Nguyễn Thị
Hiên và PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến, những ngƣời thầy, cô kính mến đã dạy
dỗ và trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này.
Xin cảm ơn đến các bậc phụ huynh và các học sinh của Trƣờng Tiểu
học Thị trấn Thạch Giám, Trƣờng Tiểu học xã Xá Lƣợng và Trƣờng Tiểu học
xã Yên Nahuyện Tƣơng Dƣơng, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc
thu thập số liệu nghiên cứu. Đồng thời đồng cảm sâu sắc với các phụ huynh
có con rối loạn tâm thần học đƣờng, mong các em đƣợc điều trị, khoẻ mạnh
về sức khoẻ tâm thần.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy/cô trƣờng Tiểu học Thị trấn
Thạch Giám, Trƣờng Tiểu học xã Xá Lƣợng và Trƣờng Tiểu học xã Yên
Na và phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Tƣơng Dƣơng tỉnh Nghệ An đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu và thực hiệnluận
văn này.
Thái Bình,ngày….tháng 7 năm 2020
Học viên


Nguyễn Hải An


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Y Dƣợc Thái Bình.
- Phòng đào tạo sau đại học .
- Khoa y tế công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Em là học viên Nguyễn Hải An, lớp cao học Y tế công cộng khóa 16, Trƣờng
Đại học Y dƣợc Thái Bình. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
đƣợc tiến hành nghiêm túc,các số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc đăng tải trên bất cứ tài liệu
khoa học nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Thái Bình, ngày…...tháng 7 năm 2020
Học viên

Nguyễn Hải An


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADHD

Attentiondeficit hyperactivity disorder
Rối loạn tăng động, giảm chú ý

APD


Antisocial personality disorder
Rối loạn chống đối xã hội

CD

Conduct Disorder
Rối loạn cƣ xử

CDC

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

DBD

Disruptive behavior disorders
Rối loạn hành vi phá vỡ

ODD

Oppositional Defiant Disorder
Rối loạn chống đối thách thức

RLTT

Rối loạn tâm thần

SKTT

Sức khoẻ tâm thần


THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Một số khái niệmvà giai đoạn phát triển SKTT...................................... 3
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán ............................................................................. 8
1.2.1. Tăng động, giảm chú ý ..................................................................... 8
1.2.2. Rối loạn thách thức chống đối ........................................................ 11
1.2.3. Rối loạn lo âu .................................................................................. 14
1.2.4. Rối loạn đặc hiệu về phát triển các kỹ năng học tập ...................... 16
1.3. Căn nguyên rối loạn tâm thần học đƣờng ............................................. 16
1.3.1. Các giả thuyết bệnh nguyên nội sinh .............................................. 16
1.3.2. Các giả thuyết bệnh nguyên ngoại sinh .......................................... 17
1.4. Thực trạng SKTT của trẻ em, thiếu niên trên thế giới và Việt Nam .... 18
1.4.1. Tỷ lệ mắc chung .............................................................................. 18
1.4.2. Tuổi và giới ..................................................................................... 21
1.4.3. Các rối loạn phối hợp...................................................................... 22
1.5. Một số yếu tố liên quan đến SKTT trẻ em và thanh thiếu niên ............ 24
1.5.1. Yếu tố bản thân trẻ .......................................................................... 25
1.5.2. Yếu tố gia đình ................................................................................ 26

1.5.3. Yếu tố liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống và xã hội.......... 26


1.6. Thông tin về địa điểm nghiên cứu ....................................................... 26
1.7. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 28
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 29
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiêncứu......................................................... 29
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 29
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 29
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu ............................. 30
2.2.3. Biến số trong nghiên cứu ................................................................... 32
2.2.4. Công cụ thu thập thông tin và các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu... 33
2.3. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 34
2.4. Các biện pháp khống chế sai số ............................................................ 35
2.5. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ............................................................. 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 37
3.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 37
3.2. Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần học đƣờng ở học sinh tiểu, tại
huyện Tƣơng Dƣơng tỉnh Nghệ An năm 2019 ............................................ 39
3.2.1. Tỷ lệ rối loạn tâm thần học đƣờng .................................................. 39
3.2.2. Tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần học đƣờng theo tuổi, giới .................. 42
3.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần học đƣờng ở học sinh
tiểu, tại huyện Tƣơng Dƣơng tỉnh Nghệ An năm 2019 ............................... 47
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tăng động, giảm chú ý ở học sinh ..... 47
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chống đối, thách thức ở học sinh ...... 50
3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cƣ xử ở học sinh .................. 53
3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở học sinh ................ 56



CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 60
4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ............................................................ 60
4.2.Mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần học đƣờng ở học sinh tiểu, tại huyện
Tƣơng Dƣơng tỉnh Nghệ An năm 2019 ....................................................... 61
4.2.1. Tỷ lệ RLTT học đƣờng ................................................................... 61
4.2.2. Tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần học đƣờng theo tuổi, giới .................. 64
4.2.3. Tác động qua lại các loại rối loạn tâm thần học đƣờng .................. 67
4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần học đƣờng ở học sinh
tiểu học, tại huyện Tƣơng Dƣơng tỉnh Nghệ An năm2019 ......................... 70
4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến tăng động, giảm chú ý ở học sinh ..... 70
4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến chống đối, thách thức ở học sinh ...... 73
4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cƣ xử ở học sinh .................. 75
4.3.4. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm ở học sinh ................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Đặc điểm nhân khẩu học đối tƣợng nghiên cứu ............................. 37
Bảng 3. 2 Đặc điểm cha, mẹ của học sinh ...................................................... 38
Bảng 3. 3. Tỷ lệ các rối loạn tâm thần học đƣờng .......................................... 40
Bảng 3. 4. Tỷ lệ các rối loạn tâm thần kết hợp với tăng động, giảm chú ý .... 41
Bảng 3.5. Rối loạn tâm thần phối hợp với các dạng tăng động, giảm chú ý .. 41
Bảng 3. 6 Tỷ lệ tăng động, giảm chú ý theo tuổi, giới.................................... 42
Bảng 3. 7 Tỷ lệ chống đối, thách thức theo tuổi, giới..................................... 42
Bảng 3. 8 Tỷ lệ rối loạn cƣ xử theo tuổi, giới ................................................. 43

Bảng 3. 9 Tỷ lệ lo âu, trầm cảm theo tuổi, giới .............................................. 43
Bảng 3. 10 Tác động của tăng động, giảm chú ý lên mắc rối loạn chống đối
thách thức .................................................................................... 44
Bảng 3. 11 Tác động của ADHD lên tỷ lệ mắc CD ........................................ 45
Bảng 3. 12 Tác động của ADHD lên tỷ lệ mắc lo âu, trầm cảm .................... 45
Bảng 3.13. Tác động của tỷ lệ mắc ODD lên CD ........................................... 46
Bảng 3. 14. Tác động của tỷ lệ mắc ODD lên lo âu, trầm cảm ...................... 46
Bảng 3. 15. Tác động của tỷ lệ lo âu, trầm cảm lên CD ................................. 46
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa tăng động, giảm chú ý và nhân khẩu học...... 47
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa tăng động, giảm chú ý và đặc điểm tiền sử.. 48
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa tăng động, giảm chú ý và hoàn cảnh sống .... 49
Bảng 3. 19 Mối liên quan giữa chống đối thách thức và nhân khẩu học ........ 50
Bảng 3. 20 Mối liên quan giữa chống đối, thách thức và đặc điểm tiền sử .... 51
Bảng 3. 21 Mối liên quan giữa chống đối thách thức và hoàn cảnh sống ...... 52
Bảng 3. 22 Mối liên quan giữa rối loạn cƣ xử và đặc điểm nhân khẩu học ... 53
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa rối loạn cƣ xử và đặc điểm tiền sử học sinh . 54
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa rối loạn cƣ xử ý và hoàn cảnh sống .............. 55
Bảng 3. 25 Mối liên quan giữa rối loạn lo âu, trầm cảm và nhân khẩu học ... 56
Bảng 3. 26 Mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm và đặc điểm tiền sử.............. 58
Bảng 3. 27 Mối liên quan giữa lo âu, trầm cảm và hoàn cảnh sống ............... 59


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả chẩn đoán RLTT ........................................................... 39
Biểu đồ 3. 2.Tỷ lệ số rối loạn tâm thần học đƣờng học sinh mắc phải........... 39
Biểu đồ 3. 3. Các dạng rối loạn tăng động, giảm chú ý .................................. 40
Biểu đồ 3. 4 Tỷ lệ mắc ít nhất 01 RLTT học đƣờng theo tuổi, giới ............... 44


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khoẻ tâm thần ở trẻ nhỏ là đạt đƣợc những mốc về phát triển, cảm
xúc và kỹ năng xã hội, học tập và cách đƣơng đầu với những vấn đề trẻ gặp
phải. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) đánh giá sức
khỏe tâm thần trẻ nhỏ thƣờng là các rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD),
rối loạn chống đối thách thức, rối loạn cƣ xử, lo âu, trầm cảm, mối quan hệ xã
hội và khả năng học tập ở trẻ. Rối loạn tâm thần trẻ nhỏ là những rối loạn từ
những năm sớm đầu đời cho đến khi những năm học sinh.
Rối loạn tăng động, giảm chú ý là một rối loạn phổ biến ở trẻ em, theo
hƣớng dẫn chẩn đoán và thống kê các chứng rối loạn tân thần (DSM-IV) thì
hiện có 5% số trẻ mắc rối loạn tăng động,giảm chú ý [4]. Tại Mỹ tỷ lệ mắcrối
loạn tăng động, giảm chú ýở trẻ là 11% năm 2011 [13], tại Hàn Quốc7,69,5%, tại Ấn Độ 10-20%và tỷ lệ này là 29,7% tại các vƣơng quốc Ả rập [16].
Tỷ lệ rối loạn tăng động,giảm chú ý có xu hƣớng ngày càng tăng, tại Mỹ tỷ lệ
mắc ở trẻ em từ 7,8% năm 2003 đến 9,5% năm 2007 và 11% năm 2011 [22].
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy ở nhữngtrẻ tuổi mắc rối loạn tăng động, giảm chú
ý có tỷ lệ mắc các dạng chấn thƣơng là cao hơn ở trẻ bình thƣờng, ở trẻ em
mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý thì khi bị chấn thƣơng sẽ gặp mức độ
nặng hơn, có nguy cơ cao hơn trong các tai nạn giao thông [30]. Rối loạn tăng
động, giảm chú ý là bệnh có chi phí điều trị cao, nghiên cứu tại Mỹ năm 2005
cho thấy rối loạn tăng động,giảm chú ý có chi phí điều trị từ 36-52 tỷ Đô la
Mỹ, ƣớc tính 12.005 – 17.458 Đô la Mỹ cho một ngƣời/năm [32].
Có trên 50% trẻ mắc rối loạn tăng động, giảm chú ýcó các biểu hiện rối
loạn tâm thần khác, chủ yếu là các vấn đề về hành vi, khó khăn trong học tập,
lo âu và trầm cảm. Trẻ mắc rối loạn tăng động, giảm chú ýcó sự gia tăng nguy
cơ phát triển trong giai đoạn sau các rối loạn nhân cách, rối loạn cảm xúc
lƣỡng cực, lạm dụng chất gây nghiện, các hành vi phạm tội [33], [57]. Theo


2


Rösler và Retz, trẻ mắc rối loạn tăng động, giảm chú ý và rối loạn hành vi
(CD) có nguy cơ về sau phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội [28].
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ mắc rối loạn tăng động, giảm chú ýthƣờng
khó khăn trong các mối quan hệ với bố mẹ, với các trẻ khác và với thầy cô
giáo, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ mắc rối loạn tăng động, giảm
chú ýgiảm trí nhớ và có kết quả học tập kém hơn trẻ thƣờng [8].
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ
[2], [5], [6], [7]. Tuy vậy, các nghiên cứu đa số tập trung vào các đối tƣợng là
trẻ đến bệnh viện trong tình trạng mắc bệnh hoặc nghi ngờ bệnh. Trong đó, các
nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần học đƣờng hầu nhƣ còn ít các nghiên cứu.
Huyện Tƣơng Dƣơng, tỉnh Nghệ An là huyện thuộc khu vực miền núi
Bắc Trung Bộ, dân số 74.836, toàn huyện có 6.984 học sinh tiểu học. Đây là
khu vực rất nhiều khó khăn, giao thông của học sinh chủ yếu là đi bộ tới
trƣờng. Nhiều học sinh tiểu học ngoài thời gian đi học thƣờng phải phụ giúp
gia đình các công việc nhà, một số em còn phải làm những công việc nặng để
kiếm tiền mƣu sinh cho chính bản thân. Do đó huyện Tƣơng Dƣơng phải đối
mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý của trẻ em, trong đó công tác chăm sóc sức
khỏe tâm thần còn đang bị bỏ ngỏ. Để tìm hiểu thực trạng, qua đó tìm ra giải
pháp can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ tâm thần và thể chất, giúp các em có
điều kiện phát triển, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Thực trạng sức
khoẻ tâm thần học đường ở học sinh tiểu học và một số yếu tố liên quan, tại
huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An năm 2019” với hai mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần học đường bằng thang đo
Vanderbilt ở học sinh tiểu học tại huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An năm
2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần học đường ở
học sinh tiểu học tại địa bàn nghiên cứu năm 2019.



3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệmvà giai đoạn phát triển SKTT
* Khái niệm sức khoẻ:
Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lƣợc của tổchức Y tế Thế giới
(WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng.
Chăm sóc sức khỏe đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội, tất
cả các tầng lớp từ ngƣời giàu, ngƣời nghèo, từ trí thức đến ngƣời lao động, từ
thành thị đến nông thôn, mọi ngƣời đều rất chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả
về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh
hay tật". Nhƣ vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực,
tâm thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con ngƣời. Trong khi sức khoẻ về
thể chất đã đƣợc dần từng bƣớc xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ
tâm thần còn phải phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc
và mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì? Có thể thấy đƣợc tâm thần hay nói
cách khác SKTT là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung.
SKTT là một khái niệm rộng chứ không phải chỉ là không có bệnh tâm
thần và SKTT có mối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi.
* Khái niệm sức khoẻ tâm thần:
Đƣa ra định nghĩa về SKTT là rất quan trọng mặc dù không dễ dàng để
có đƣợc sự thống nhất do những khác biệt về giá trị và văn hóa giữa các quốc
gia. Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đƣa ra khái niệm SKTT: “SKTT là
trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng
của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong



4

cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia,
góp phần vào các hoạt động của cộng đồng”[55],[60]. Nhƣ vậy SKTT tốt
không đơn giản là không có bệnh tâm thần mà còn tập hợp các kỹ năng cần
thiết để đối phó với những thách thức của cuộc sống. SKTT bao gồm cảm
xúc, tâm lý, xã hội và hạnh phúc của chúng ta. Nó ảnh hƣởng đến cách chúng
ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp xác định cách chúng ta xử
lý căng thẳng, liên quan đến những ngƣời khác và sự lựa chọn. SKTT là quan
trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu, niên thiếu và đến tuổi
trƣởng thành… [61].
Sức khoẻ tâm thần ở trẻ nhỏ theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa
Kỳ (CDC) là đạt đƣợc những mốc về phát triển, cảm xúc và kỹ năng xã hội,
học tập và cách đƣơng đầu với những vấn đề trẻ gặp phải [20].
* Rối loạn tâm thần trẻ nhỏ
Thuật ngữ “vấn đề SKTT”, “rối loạn tâm thần và hành vi”, “bệnh tâm
thần” đều đƣợc dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm xúc mà
gây trở ngại đến cuộc sống và công việc của con ngƣời .
Rối loạn tâm thần và hành vi là những bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn
đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi gây ảnh hƣởng rõ rệt đến khả năng nhận
thức, cảm xúc hoặc xã hội. RLTT bao gồm các loại và mức độ khác nhau của
một số rối loạn tâm thần chủ yếu đƣợc xem là các vấnđề sức khỏe cộng đồng
nhƣ trầm cảm, lo âu, nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn
tâm thần cũng đồng nghĩa với bệnh tâm thần.
Vấn đề SKTT cũng gây trở ngại đến nhận thức, cảm xúc và chức năng xã hội
nhƣng nhẹ hơn RLTT. Vấn đề SKTT là những phàn nàn khó chịu thƣờng
xuyên hơn mức bình thƣờng và nó bao gồm các rối loạn nhất thời nhƣ phản
ứng của cơ thể đối với các sang chấn tâm lý. Vấn đề SKTT thƣờng nhẹ hơn
và ít kéo dài nhƣ các RLTT nhƣng nó có thể dễ dàng phát triển thành các



5

RLTT. Việc phân biệt nhiều khi không rõ và chủ yếu dựa vào mức độ và thời
gian kéo dài của các triệu chứng [62].
Rối loạn sức khoẻ tâm thần trẻ nhỏ đƣợc mô tả nhƣ sự thay đổi nghiêm
trọng về cách trẻ em học tập, ứng xử, hoặc kiểm soát cảm xúc, điều có thể gây
ra những điều phiền muộn và những vấn đề xảy ra hàng ngày [20].
Cũng theo CDC các rối loạn tâm thần trẻ nhỏ thƣờng là các rối loạn
tăng động, giảm chú ý (ADHD), rối loạn cƣ xử, rối loạn chống đối, thách
thức, lo âu, trầm cảm và học tập ở trẻ. Do vậy, khi nghiên cứu sức khoẻ tâm
thần trẻ nhỏ thƣờng nghiên cứu về ADHD và các rối loạn kèm theo [20].
Sức khoẻ tâm thần trẻ nhỏ khi đƣợc nghiên cứu ở các trƣờng học, còn
gọi là sức khoẻ tâm thần học đƣờng. Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi,
sức khoẻ tâm thần học đƣờng là đề cập đến rối loạn tăng động giảm chú ý và
các rối loạn kèm theo ở trẻ nhỏ đang là học sinh tiểu học.
* Đặc điểm phát triển trẻ nhỏ
Trên 2/3 các vấn đề về hành vi xuất hiện vào thời gian khi trẻ đƣợc 3
tuổi. Hơn thế nữa, tất cả các dạng ADHD đều có dấu hiệu ngay từ giai đoạn
mẫu giáo. Một khi trẻ đã có những biểu hiện rõ ràng của hội chứng này thì
các dấu hiệu gần nhƣ sẽ đƣợc duy trì cho đến ngày đầu tiên bƣớc vào môi
trƣờng tiểu học cũng nhƣ những năm về sau. Đến khoảng 6 tuổi, 90% trẻ
ADHD đƣợc bố mẹ cũng nhƣ giáo viên nhận diện nhƣ là những trẻ có vấn đề.
Vấn đề nổi bật nhất mà họ nhận thấy ở trẻ là một sự thiếu hụt thấy rõ về các
kỹ năng xã hội tƣơng ứng với lứa tuổi, kèm theo đó là các vấn đề trong mối
quan hệ giữa trẻ với bạn bè cùng lứa. Trẻ cũng tỏ ra khó khăn trong việc tuân
theo các nội qui nhà trƣờng, qui tắc xã hội phù hợp, không hoàn thành nhiệm
vụ đƣợc giao và luôn cần đến sự giám sát của ngƣời khác [21].
Trạng thái căng thẳng hay trầm cảm ở các bậc cha mẹ có thể nổi trội
hoặc tăng lên trong thời điểm này. Ở nhà, trẻ ADHD không thể tự hoàn thành



6

những công việc thƣờng nhật mà cần đến một sự đốc thúc thƣờng xuyên, bởi
vậy mà cha mẹ có xu hƣớng hay ra lệnh và có những phản ứng tiêu cực hơn
đối với trẻ. Nếu nhƣ từ trƣớc trẻ đã có hành vi chống đối và gây hấn thì đến
lứa tuổi này trẻ rất dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến hạnh kiểm. Ở
trƣờngtrẻ có xu hƣớng biểu hiện những khó khăn đặc biệt trong học tập và rất
nhiều trẻ bị cho là “kẻ kém cỏi” [21].
Các khó khăn nảy sinh trong quan hệ với bạn học sẽ tăng vào giai đoạn
này. Trẻ mắc ADHD cũng có vấn đề trong việc chờ đợi đến lƣợt, thƣờng cắt
ngang các cuộc trò chuyện và thƣờng vội vàng bỏ dở các hoạt động vì cảm
thấy nhàm chán. Những hành vi này khiến cho trẻ có thể bị xa lánh bởi bạn bè
và dẫn đến sự từ chối hoặc xa lánh xã hội. Các khó khăn nảy sinh trong quan
hệ bạn bè thƣờng xuất hiện ở những trẻ có chẩn đoán ADHD dạng kết hợp
hơn là những trẻ ADHD dạng giảm chú ý [29].
* Giới thiệu tăng động, giảm chú ý và một số bệnh kèm theo
Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển
thƣờng gặp ở trẻ em và một tỷ lệ đáng kể ở ngƣời lớn. Những vấn đề liên
quan đến thuật ngữ này đƣợc ngƣời ta nhắc tới cách đây khoảng 130 năm và
đƣợc xem là một vấn đề khoa học cách đây gần 100 năm.
Các nhà khoa học đã tranh luận nhiều xung quanh việc thay đổi thuật
ngữ dạng rối loạn này, phản ánh xu hƣớng lịch sử trong việc khái niệm hóa cả
về những nguyên nhân và điều chỉnh của hội chứng [32].
Tuy nhiên, sự quan tâm về mặt lâm sàng đối với những trẻ có những
triệu chứng ADHD dƣờng nhƣ chỉ thực sự xuất hiện với bài thuyết trình của
George Still (bác sĩ ngƣời Anh) trƣớc Viện Hàn lâm Y khoa Quốc gia vào
năm 1902. Still báo cáo về 20 trƣờng hợp trong thực hành lâm sàng của ông.
“Hung tính, dễ cáu giận, không có kỷ luật, thiếu chú ý, xung động và hoạt

động quá mức” là những từ mà Still sử dụng để mô tả cho những bệnh nhân


7

của mình. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, những nghiên cứu của Still chƣa gây
đƣợc sự chú ý của đông đảo giới khoa học [39].
Sau đó có sự chuyển hƣớng sang xem xét hội chứng có nguồn gốc từ
cơ thể. Điều này, một phần do đại dịch cúm sau thế chiến I và dịch hôn mê
viêm não xảy ra nhƣ một di chứng, những trẻ sống sót qua cơn hôn mê hình
thành những biểu hiện rối loạn hành vi nghiêm trọng, tƣơng tự nhƣ những
miêu tả của Still và đƣợc coi là "bị điều khiển hữu cơ" Kahn và Cohen(1934).
Ở Anh Lewin (1938) đã tạo sự chú ý, khi ông miêu tả mối quan hệ giữa
những tổn thƣơng não nghiêm trọng và tình trạng bồn chồn, không yên ở
ngƣời chậm khôn, cũng nhƣ ở những nghiên cứu trên động vật trong phòng
thí nghiệm. Cuối cùng, giả thuyết nguyên nhân thực thể đƣợc Straussvà đồng
nghiệp Mỹ nhấn mạnh, khi ông miêu tả một số trẻ chậm khôn, tăng động,
đãng trí, hấp tấp, thiếu kiên trì và nhận thức kém. Ông coi những trẻ bị chậm
khôn là do tổn thƣơng não, kể cả khi không chứng minh đƣợc bị hôn mê não.
Straussgọi những đứa trẻ này mắc phải "hội chứng tổn thƣơng não nhẹ".
Những nỗ lực để tạo ra sự phân loại đáng tin cậy và có hiệu lực hơn bắt
đầu với ICD-9 (WHO, 1965) và DSM II (APA, 1968) khi thuật ngữ này đƣợc
đổi là hội chứng tăng động ở tuổi nhỏ (hyperkinetic syndrome of childhood).
Ở Anh, thuật ngữ vẫn đƣợc dùng (sau nhanh chóng bị đổi trong ICD-10) và
đề cập đến một loại rối loạn tƣơng đối hiếm: tăng động và không chú ý. Trẻ
chậm khônhoặc trẻ có tổn thƣơng não cũng đƣợc chẩn đoán xếp vào nhóm
này, nhƣng không giống ở Mỹ, những rối loạn về hạnh kiểm, thậm chí nếu
đồng thời xảy ra, lại loại trừ trẻ khỏi chẩn đoán. Tuy nhiên, chỉ một vài năm
sau khi thuật ngữ “Rối loạn giảm chú ý” (Attention Deficit Disorder – ADD)
ra đời, các nghiên cứu lại cho thấy tăng hoạt động và xung động là những đặc

trƣng rất quan trọng. Năm 1987 rối loạn đƣợc đổi tên thành ADHD trong
DSM-III-R (APA, 1987).


8

Cho đến nay, khái niệm cũng nhƣ những tiêu chuẩn chẩn đoán của
ADHD ít thay đổi so với lần đổi tên cuối cùng. Theo định nghĩa của ICD-10
trong mục F90 thì ADHD là dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành
vi hoạt động quá mức, kém kiềm chế với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì
trong công việc. Các biểu hiện trên xuất hiện ở nhiều hơn hai nơi (ở nhà,
trƣờng học, tại phòng khám, nơi công cộng…) trong mọi hoàn cảnh, trong các
mối quan hệ, kéo dài trong nhiều năm (ICD-10) [18].
Theo DSM-IV thì ADHD là sự biểu hiện dai dẳng và thƣờng xuyên của
sự thiếu tập trung chú ý hoặc sự hoạt động, xung động quá mức bình thƣờng
so với những trẻ khác cùng tuổi phát triển. Ở DSM-IV, ADHD đƣợc chia
thành 3 thể: thể giảm chú ý chiếm ƣu thế (ADHD-I), thể tăng động chiếm ƣu
thế (ADHD-H) và thể kết hợp (ADHD-C) [26],[36]
1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Hiện nay có hai hệ thống phân loại bệnh thƣờng đƣợc sử dụng nhất là
bảng phân loại bệnh Quốc tế (ICD-10) và DSM [18]. Đây là hai phiên bản
cập nhật về các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần nói chung và
ADHD nói riêng.
1.2.1. Tăng động, giảm chú ý
*Tiêu chuẩn ICD-10 cho ADHD:
- Ghi chú: Nghiên cứu chẩn đoán ADHD cần xác định rõ sự hiện diện các
mức bất thƣờng của sự giảm tập trung, tăng hoạt động tồn tại một cách
thƣờng xuyên trong mọi không gian và thời gian mà không gây ra bởi những
rối loạn khác nhƣ tự kỷ hay rối loạn cảm xúc.
- Giảm chú ý: Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối

thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát
triển của trẻ:


9

1) Thƣờng không có khả năng chú ý cao tới chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả trong
học tập ở trƣờng, công việc hay các hoạt động khác.
2) Thƣờng không có khả năng duy trì chú ý vào nhiệm vụ hay các hoạt động
vui chơi.
3)Thƣờng tỏ ra không nghe những điều mà ngƣời khác đang nói với mình.
4) Thƣờng không có khả năng làm theo chỉ dẫn và không hoàn thành bài vở,
công việc vặt trong nhà, hay những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải do
chống đối hoặc không hiểu các chỉ dẫn).
5) Khó khăn trong tổ chức nhiệm vụ/hoạt động.
6)Thƣờng tránh, không thích hoặc miễn cƣỡng tham gia các công việc đòi hỏi
sự lỗ lực trí tuệ.
7)Thƣờng làm mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/học tập.
8)Dễ bị xao nhãng bởi kích thích bên ngoài.
9) Thƣờng hay quên trong quá trình thực hiện các hoạt động thƣờng nhật.
- Tăng động tồn tại ít nhất 3 triệu chứng tăng động trong thời gian ít nhất là 6
tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển của trẻ:
1) Cử động tay và chân liên tục hoặc ngồi không yên.
2) Rời khỏi chỗ trong lớp học hoặc trong các tình huống khác mà cần phải
ngồi yên một chỗ.
3)Thƣờng chạy hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là
không thích hợp (có thể là cảm giác không thể ngồi yên ở ngƣời lớn hoặc
thanh thiếu niên).
4)Thƣờng gây ồn ào quá mức trong khi chơi hoặc gặp khó khăn giữ yên lặng
trong các hoạt động giải trí.

5) Biểu hiện dai dẳng một mẫu hoạt động quá mức kéo dài mà không có sự
đòi hỏi của tình huống xã hội hay một yêu cầu nào đấy.


10

- Xung động tồn tại ít nhất 1 trong các triệu chứng của sự xung động trong
thời gian ít nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với
trình độ phát triển của trẻ:
1)Thƣờng buột ra câu trả lời trƣớc khi câu hỏi kết thúc.
2)Thƣờng khó chờ đợi theo hàng hay đợi đến lƣợt trong các trò chơi hoặc các
hoạt động nhóm.
3)Thƣờng ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/ cuộc hội thoại của
ngƣời khác.
4)Thƣờng nói quá nhiều mà không có câu trả lời phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Khởi phát của rối loạn này trƣớc 6 tuổi.
- Những tiêu chuẩn chẩn đoán trên xuất hiện ở hơn một tình huống. Ví dụ: sự
kết hợp của tăng động và giảm chú ý xuất hiện cả ở nhà và ở trƣờng và những
nơi khác mà trẻ đƣợc theo dõi, nhƣ ở phòng khám.
- Phải có bằng chứng lâm sàng rõ ràng về sự suy yếu đáng kể trong các chức
năng xã hội, trong học tập hoặc trong hoạt động nghề nghiệp.
- Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn cho các rối loạn phát triển lan
tỏa (F84.-), giai đoạn hƣng cảm (F30.-), giai đoạn trầm cảm (F32.-) hoặc các
rối loạn lo âu (F41.-).
*Tiêu chuẩn DSM-IV cho ADHD: Có 2 tiêu chuẩn (A) và (B) [26].
(A) Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6
tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:
- Không chú ý vào chi tiết hoặc mắc lỗi cẩu thả với công việc đƣợc giao.
- Khó khăn khi phải duy trì chú ý vào nhiệmvụ/hoạt động.
- Dƣờng nhƣ không chú ý nghe khi hội thoại.

- Không tuân theo hƣớng dẫn và không hoàn thành nhiệm vụ/bài vở (không
phải do chống đối hoặc không hiểu).
- Khó khăn trong tổ chức nhiệm vụ /hoạt động.


11

- Né tránh, không thích hoặc miễn cƣỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự nỗ
lực trí tuệ.
- Mất những đồ dùng cần thiết trong công việc/học tập.
- Dễ bị xao nhãng bởi kích thích bên ngoài.
- Đãng trí trong các hoạt động hàng ngày.
(B) Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng tăng động-xung động trong thời gian ít
nhất là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát
triển của trẻ:
- Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo, ngồi không yên.
- Ra khỏi chỗ ngồi ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Chạy hoặc leo trèo quá mức ở những nơi cần phải ngồi yên.
- Khó khăn khi chơi hoặc tham gia các hoạt động tĩnh.
- Hoạt động luôn chân tay hoặc hành động nhƣ thể đƣợc “gắn động cơ”.
- Nói quá nhiều.
-Bột phát trả lời khi ngƣời khác chƣa hỏi xong.
- Khó khăn khi chờ đợi đến lƣợt mình.
- Ngắt quãng hoặc chen ngang vào công việc/cuộc hội thoại của ngƣời khác.
Trẻ mắc ADHD đƣợc phân ra thành ADHD dạng trội giảm chú ý nếu đảm
bảo tiêu chuẩn A, trẻ mắc ADHD trội tăng động-xung động nếu đảm bao tiêu
chuẩn B, trẻ mắc ADHD dạng kết hợp nếu có cả tiêu chuẩn A và B.
1.2.2. Rối loạn thách thức chống đối
Rối loạn thách thức chống đối (ICD-10: F91.3; DSM: 313.81,
Oppositional defiant disorder). Rối loạn cƣ xử, thƣờng xảy ra ở những trẻ

nhỏ, đặc trƣng chủ yếu bởi hành vi phá phách, không vâng lời, thách thức một
cách rõ rệt, không bao gồm các hành vi phạm pháp hoặc các dạng nặng hơn
của hành vi chống đối và gây hấn. Biểu hiện của rối loạn thách thức chống
đối bao gồm những cơn nổi nóng, tranh cãi, thách thức, gây phiền cho ngƣời


12

khác một cách cố ý, đổ lỗi cho ngƣời khác gây ra lỗi của mình, dễ bị tự ái,
giận dữ, thù hằn (DSM-IV-TR), tuy nhiên không giống nhƣ rối loạn cƣ xử, rối
loạn này không gây bạo lực trên quyền cơ bản của ngƣời khác hoặc trên các
chuẩn mực hay quy luật chính của xã hội nhƣ nói dối thƣờng xuyên, gây hấn
và trộm cắp. Tỷ lệ lƣu hành: Khoảng 2,1% ở nữ và 3,1% ở nam (Theo
Costello và cộng sự, 2003). Theo Lahey và cộng sự (1999) tỷ lệ lƣu hành
khoảng 3,2%.
* Nguyên nhân:
- Bối cảnh cá nhân:Chống đối trong quá trình phát triển bình
thƣờng: Kuczynski và Kochanska (1990) đƣa ra khái niệm: hành vi tiêu cực
theo cách thức các chiến lƣợc xã hội. Thách thức trực tiếp là chiến lƣợc ít kỹ
năng nhất bởi vì tính công khai và gây khó chịu cho cha mẹ.Không tuân thủ
thụ động cũng đƣợc xem nhƣ không có kỹ năng nhƣng ít gây khó chịu hơn
cho cha mẹ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thách thức trực tiếp và không vâng
lời thụ động giảm đi theo tuổi, trong khi đó đàm phán lại gia tăng cho thấy
một cách thức khéo léo và năng động hơn trong cách biểu hiện chống lại yêu
cầu của cha mẹ. Những dạng hành vi chống đối kém kỹ năng nhất ở lúc 5 tuổi
(chống đối công khai, thách thức trực tiếp) là điều dự báo các hành vi ngoại
hoá có vấn đề. Không vâng lời là một vấn đề nhƣng vâng lời quá mức cũng là
một vấn đề. Dạng vâng lời cứng nhắc và cƣỡng chế xuất hiện ở những trẻ có
cha mẹ lạm dụng, với sự sợ hãi cha mẹ làm ức chế tính tự động và sự tự ý của
trẻ, những nghiên cứu cho thấy rằng trẻ vâng lời quá mức có nguy cơ phát

triển những vấn đề nội hoá nhƣ lo âu và trầm cảm. Chống đối ở những trẻ
đƣợc khám lâm sàng: nhiều gắn bó không an toàn hơn ở những trẻ đƣợc đến
khám vì những hành vi phá vỡ so với nhóm trẻ bình thƣờng. Loại gắn bó né
tránh ở tuổi nhũ nhi có liên hệ với hành vi thách thức chống đối ở trẻ mẫu
giáo. Gắn bó không nên đƣợc xem nhƣ là một nguyên nhân duy nhất gây ra


13

rối loạn thách thức chống đối mà chỉ xem nhƣ là yếu tố tƣơng tác với những
nguy cơ khác.Tính khí khó chịu cũng có thể là dự báo cho sự xuất hiện của
Rối loạn thách thức chống đối(ODD)ở giai đoạn sau này.Cũng nhƣ gắn bó,
tính khí cũng chỉ đƣợc xem nhƣ một trong nhiều yếu tố nguy cơ tạo ra ODD.
- Bối cảnh gia đình: Cha mẹ của trẻ mắc ODD thƣờng tiêu cực và hay phê
bình hơn so với cha mẹ khác, họ cũng thƣờng có hành vi đe doạ, giận dữ hơn.
Cha mẹ thƣờng có nhiều đòi hỏi và hƣớng dẫn hơn trong khi đó lại không cho
phép trẻ có đủ thời gian để làm theo. Những nghiên cứu mới gợi ý rằng rối
loạn thách thức chống đối là sản phẩm của sự tƣơng tác giữa một số các yếu
tố trong chính bản thân cá thể đó và trong bối cảnh gia đình, bao gồm: tính
khí của trẻ, gắn bó không an toàn, xung đột gia đình, kinh tế xã hội kém.
* Dấu hiệu:
Rối loạn thách thức chống đối có các nhóm hành vi: hành vi hƣớng ngoại
nhƣng không gây huỷ hoại nhƣ: thách thức, gây ồn ào, tranh luận, nổi nóng,
và bƣớng bỉnh. Hành vi hƣớng ngoại và gây huỷ hoại nhƣ: hành hung, đánh
nhau, bắt nạt.Hành vi hƣớng nội gây huỷ hoại nhƣ: ăn cắp, nói dối, đùa với
lửa. Hành vi hƣớng nội không gây huỷ hoại nhƣ: trốn học, sử dụng các chất
gây nghiện, chửi rủa. ODD thƣờng xuất hiện ở giai đoạn tuổi mẫu giáo trong
khi đó rối loạn cƣ xử thƣờng xuất hiện ở giai đoạn thiếu niên.Có một số các
trƣờng hợp rối loạn cƣ xử đƣợc đi trƣớc bởi ODD, tuy nhiên có khoảng 2/3
trƣờng hợp trẻ Rối loạn thách thức chống đối không tiếp tục phát triển thành

rối loạn cƣ xử. Tại sao ODD lại tiến triển thành rối loạn cƣ xử là vì: Mức độ
gây hấn cao là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với rối loạn cƣ xử sẽ xảy
ra sau đó. Các yếu tố trong gia đình cũng ảnh hƣởng nhƣ: cha mẹ có hành vi
chống đối xã hội, cha mẹ phớt lờ, thiếu sự theo dõi của cha mẹ, cha không ở
chung.


14

1.2.3. Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu (Anxiety Disorder, ICD-10: F40 và F41; DSM: 300.02):
Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trƣng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,
khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ nhƣ đau đầu, vã
mồ hôi, hồi hộp, cảm giác siết chặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thƣợng vị
và bứt rứt, không thể ngồi hoặc đứng yên một chỗ. Lo âu là một tín hiệu báo
động, báo trƣớc một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con ngƣời sử dụng
mọi biện pháp để đƣơng đầu với sự đe dọa.
*Các rối loạn lo âu hay gặp ở trẻ em:
- Rối loạn lo âu ám ảnh sợ: Ám ảnh sợ đặc hiệu: sợ các tình huống rất đặc
hiệu nhƣ sợ tới gần động vật, sợ ở chỗ cao, sợ ở trong bóng tối, sợ chỗ đóng
kín…Ảm ánh sợ khoảng trống: lo âu và hoảng sợ khi ra khỏi nhà, sợ đi vào
các cửa hàng, sợ đám đông và các nơi công cộng, sợ đi một mình…Ám ảnh
sợ xã hội: sợ ăn uống ở nơi công cộng, sợ nói trƣớc công chúng, sợ gặp ngƣời
khác giới…
- Rối loạn ảm ảnh nghi thức: Làm nhiều lần trong ngày các động tác nhƣ: rửa
tay nhiều lần, kiểm tra nhiều lần một việc, sắp xếp các đồ vật theo một cách
thức nhất định, các động tác nghi thức bất thƣờng…
- Rối loạn lo âu chia ly: Trẻ cảm thấy không an toàn khi không có ngƣời mà
trẻ gắn bó ở bên cạnh, lo lắng điều không may xảy ra với ngƣời gắn bó
(thƣờng là mẹ), trẻ không chịu đi học do sợ phải chia ly với ngƣời gắn bó,

không chịu ngủ một mình hoặc ở nhà một mình. Nếu phải xa ngƣời gắn bó
xuất hiện những triệu chứng chống đối, giận dữ, khóc lóc, buồn rầu, không
chịu ăn…
- Rối loạn hoảng sợ (lo âu kịch phát từng giai đoạn): Cơn lo âu xảy ra nhiều
lần trong tháng. Trong cơn có nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật


15

trầm trọng: tái mặt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, khó thở,
buồn đi tiểu, khô miệng, đau bụng, khó nuốt…
- Rối loạn lo âu lan tỏa:Ngƣời bệnh cảm thấy thƣờng xuyên lo lắng sợ hãi về
tƣơng lai bất hạnh, căng thẳng vận động, bồn chồn, không có khả năng thƣ
giãn và khó tập trung chú ý. Rối loạn này kéo dài trong nhiều tháng, năm.
- Rối loạn stress sau sang chấn: Các triệu chứng điển hình thƣờng xảy ra
trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm bị sang chấn, bao gồm: sự tái hiện những
hình ảnh của sang chấn trong giấc mơ, cảm xúc thờ ơ hoặc tê liệt, né tránh các
kích thích, thu mình hoặc không đáp ứng với môi trƣờng xung quanh, mất
thích thú, hay bị giật mình, mất ngủ.
Hiện nay, dựa vào các biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về dịch tễ, di
truyền và sinh học cũng nhƣ sự đáp ứng với các phƣơng pháp điều trị chuyên
biệt, rối loạn lo âu đƣợc chia thành nhiều loại khác nhau. Sự phân loại này
trong DSM-IV và ICD-10 về cơ bản giống nhau, ngoại trừ một số điểm
khác:Trong ICD-10, rối loạn lo âu đƣợc chia thành 2 nhóm chính: Các rối
loạn lo âu ám ảnh sợ (phobic anxiety disorders – F40) và các rối loạn lo âu khác
(F41).Rối loạn hoảng loạn đƣợc xếp khác nhau trong 2 bảng phân loại.Trong
DSM-IV, rối loạn ám ảnh - cƣỡng chế đƣợc xếp vào một trong các rối loạn lo âu
nhƣng trong ICD-10 rối loạn này có một vị trí riêng trong bảng phân loại. ICD10 có rối loạn hỗn hợp lo âu-trầm cảm nhƣng DSM-IV không có.
*Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn lo âu lan tỏa theo DSM-IV:
- Về mặt thời gian: Lo lắng nhiều về các sự kiện hay các hoạt động xảy ra

hàng ngày (nhƣ công việc hay học tập) kéo dài tối thiểu 6 tháng.
- Tự kiểm soát: Khó khăn trong kiểm soát lo lắng.
- Lo lắng kết hợp với 3 trong 6 triệu chứng sau (với trẻ em chỉ cần một):
1)Tình trạng bồn chồn, căng thẳng, bực dọc. 2) Dễ bị mệt. 3) Khó tập trung
hay đầu trống rỗng. 4) Kích thích. 5) Căng cơ. 6) Rối loạn giấc ngủ (khó vào


×