Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN DLXH CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH và CHỨC NĂNG của dư LUẬN xã hội dưới góc độ báo CHÍ TRUYỀN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.36 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 1. ĐỊNH NGHĨA VỀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
1.1.

Khái niệm dư luận xã hội
Dư luận xã hội tiếng Anh là Public Opinion, được ghép bởi hai từ Public:

Công khai, công chúng, Opinion: ý kiến, quan điểm.
Hiện nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên
cứu khoa học, cũng như trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, mỗi người lại có
cách nhìn nhận, cách hiểu tương đối khác nhau về nội hàm khái niệm này. Vì dư
luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt, năng động và hàm chứa mẫu thuẫn
biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
Theo các nhà nghiên cứu Liên Xô cũ, dư luận xã hội là sự phán xét đánh
giá chung của các nhóm người đối với các vấn đề mà họ quan tâm.
Trong tác phẩm Khế ước xã hội, J.J. Rouseau khi bàn đến bản chất con
người và tính chất xã hội của nó trong mối liên hệ với quyền lực nhà nước, đã
đặt vấn đề rằng các quyền lực của nhà nước cần phải phù hợp với ý chí và phán
xét của nhân dân. Ông coi dư luận xã hội là ý chí của nhân dân.
Các định nghĩa, quan niệm được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kì
lịch sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, quan điểm, định
hướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mọi người cũng khác
nhau. Theo từ điển Xã hội học thì Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ
đề của mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng các
phương pháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là dư luận xã hội.
Theo các nhà xã hội học: dư luận xã hội là sự thể hiện tâm trạng xã hội,
phản ánh sự đánh giá của các nhóm xã hội lớn về các sự kiện các hiện tượng liên
quan đến lợi ích xã hội, những lợi ích này có tính chất cấp bách được mọi người
quan tâm trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại.
Có khá nhiều định nghĩa về dư luận xã hội được nêu ra, nhưng chung quy
lại có thể đưa ra khái niệm như sau:



Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến, thái độ có tính chất phán xét,
đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề
mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của
nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của
họ.
1.2.

Phân biệt dư luận xã hội với dư luận báo chí và tin đồn
Tin đồn là sự khẳng định chung của một nhóm người về một vấn đề nào

đó của xã hội có thể có thực hoặc không có thực, nhưng không có dữ liệu để
kiểm chứng. Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra hàng ngày
trong ời sống, trong đó các thông tin được truyền từ người này sang người khác.
Do mức độ thu nhận thông tin, do cá tính và cách nhìn nhận vấn đề của các cá
nhân là khác nhau dẫn đến các đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin theo cách
hiểu của mình, và do vậy thông tin thường bị biến dạng, méo mó.
Tin đồn có thể trở thành dư luận xã hội khi nói đúng sự vật, hiện tượng
hình thành trong thực tế qua kênh chính thức hoặc không chính thức. Tin đồn
không thể thành dư luận xã hội khi không xuất phát từ sự thật.
Thông tin sự kiện để hình thành dư luận xã hội và tin đồn có sự khác biệt.
Trong đời sống xã hội, có những lúc tin đồn gây ra những hệ lụy cho cá nhân và
nhóm người nào đó. Nhìn chung, tin đồn chủ yếu lây lan qua truyền miệng, tuy
nhiên cũng có những trường hợp tin đồn được lan truyền qua thông tin báo chí lá
cải.
Dư luận xã hội bao giờ cũng đúng nhưng dư luận báo chí thì không như
thế, nó tùy thuộc vào thông tin báo chí đó là thông tin báo chí chính thống đã
được kiểm chứng hoặc thông tin báo chí mang tính chất lá cải, tin vịt. Chẳng hạn
như dư luận xã hội phản đối vấn đề phạt xe không chính chủ và đến nay dự luật
này vẫn chưa thể thực thi. Còn dư luận báo chí thì có thể đúng hoặc sai, điển

hình như dư luận báo chí về đời tư nghệ sĩ, hôm nay cô diễn viên A đi với anh
này, nghi án ca sĩ B phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc tin đồn về thí sinh nào đó đã phẫu


thuật thẩm mỹ trước đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015…
đều là những thông tin chưa được kiểm chứng được đăng tải trên một số báo
mạng nhằm mục đích giật gân, câu khách. Hiện nay có nhiều tờ báo lạm dụng
chủ nghĩa nhân danh, tức là nhân danh dư luận xã hội, nhân danh nhóm lớn
trong xã hội để đưa tin. Chẳng hạn như tờ báo A đưa tin rằng dư luận xã hội hiện
đang rất bức xúc với vấn đề nào đó, nhưng thực ra khi xác minh thông tin thì
hoàn toàn không phải như vậy mà chỉ là ý kiến cá nhân của phóng viên hoặc vài
người nhất định, rồi sau đó nhân danh dư luận xã hội nhằm tạo ra tin, bài, câu
khách. Điều này là vô cùng nguy hại, vi phạm đến sự khách quan chân thật khi
đăng tải thông tin trên báo chí, lừa dối công chúng.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, tin đồn có thể được
lan truyền qua các thiết bị di động thông minh, qua mạng xã hội và nhiều dạng
thức truyền thông khác. Và để phân biệt bản chất của dư luận xã hội và tin đồn
có thể dựa vào những nét chính như sau.
Dư luận xã hội bao giờ cũng xuất phát từ những sự kiện và vấn đề xác
thực trong đời sống xã hội, liên quan mật thiết đến đời sống và lợi ích của nhóm
lớn xã hội hay thậm chí của cộng đồng, Đó là những sự kiện bản chất, xuất hiện
tất yếu, còn tin đồn phần nhiều là do sự bịa đặt hay tưởng tượng bởi chú kiến cá
nhân. Còn nếu xuất phát từ sự kiện thì sự kiện ấy đã được khuyếch đại lên, đồn
thổi hoặc bị bóp méo để làm người ta tin là thật với một dụng ý nào đó, có thể là
mua vui, nói xấu sau lưng, không vì lợi ích chung.
Tin đồn chủ yếu được lan truyền bằng thông tin không chính thức, phần
lớn là truyền miệng với nguồn tin không được bảo đảm. Do đó phạm vi ảnh
hưởng của tin đồn thường không lớn và thường gây ra tác động nhất thời. Tuy
nhiên hiện nay cũng có một số tin đồn được đăng tải qua báo chí, mà nguyên
nhân chính là do phóng viên không kiểm chứng, thẩm định nguồn tin cho nên

tiếp tục đồn thổi cho một sự việc không được xác thực trong công chúng nhằm
mục đích câu khách. Muốn hạn chế sự phát tán tin đồn và ảnh hưởng xấu của nó
phải dựa vào pháp luật, đạo đức và nâng cao trình độ dân trí xã hội.


CHƯƠNG 2. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
2.1. Các giai đoạn hình thành
Dư luận xã hội luôn là một vấn đề chiếm vị trí quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, hình thành,
tồn tại và phát triển cùng với quá trình vần động, phát triển của bản thân xã hội
loài người. Dư luận xã hội có sự tác động đối với lĩnh vực pháp luật, nhưng
đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với dư luận xã hội. Nhất là trong
tình hình hiện nay, tính dân chủ, bình đẳng của con người ngày càng được nâng
cao và coi trọng, nên các vấn đề dư luận xã hội cũng ngày càng trở nên phức tạp.
Dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Trong đó
truyền thông đại chúng mà báo chí đóng vai trò chủ chốt là cơ chế hữu hiệu đảm
bảo sự hình thành dư luận xã hội trên phạm vi rộng lớn và trong giới hạn thời
gian phù hợp để đảm bảo tính thời sự.
Mặc dù dư luận xã hội là sự phát ngôn tập thể song nó không phải là tổng
số của các ý kiến cá nhân hay các nhóm trong xã hội mà là sản phẩm của sự tác
động lẫn nhau giữa mọi người. Trong cuộc thảo luận nếu không có sự thống
nhất, nhất trí để hình thành dư luận xã hội thì tất yếu sẽ gắn với cuộc đấu tranh ý
kiến theo hình thức: tranh luận và thảo luận với mục đích tạo ra ý kiến chấp
nhận với đại đa số.
Dư luận xã hội là ý kiến phán xét đánh giá của nhiều người trong xã hội.
Tuy nhiên sự khởi đầu của dư luận xã hội thường là ý kiến của các cá nhân,
nhóm nhỏ có quan tâm đến các vấn đề xã hội nhất định nào đó. Dư luận xã hội
không tự xuất hiện một cách hoàn chỉnh mà phải trải qua các bước hình thành và
phát triển. Có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề con đường các bước
hình thành dư luận xã hội. Các sự kiện, các hiện tượng xã hội được dư luận xã

hội phản ánh phải diễn ra theo một quá trình khá phức tạp. Trong điều kiện bình
thường, quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia thành các bước (các giai
đoạn) sau:


Các nhà nghiên cứu dư luận xã hội có nhiều cách phân loại quá trình hình
thành dư luận xã hội, từ góc độ báo chí truyền thông có thể phân loại qua các
bước, các giai đoạn chính sau đây:
Giai đoạn thứ nhất
Từ thông tin sự kiện, qua báo chí và truyền thông đại chúng tác động đến
các nhóm đối tượng, công chúng truyền thông, từ đó hình thành ý kiến cá nhân,
trên bình diện báo chí truyền thông, giai đoạn này diễn ra từ ở cấp độ truyền
thông nội cá nhân, liên cá nhân, truyền thông nhóm nhưng lại chủ yếu lan truyền
qua truyền thông đại chúng, mạng xã hội và các dạng thức truyền thông trên
mạng internet. Ở giai đoạn này, cá nhân nhận biết sự kiện, vấn đề thông qua báo
chí truyền thông cung cấp, hoặc những tác nhân khác. Trên cơ sở sự kiện, vấn đề
được thông tin, tùy theo tính chất và mức độ liên quan đến mình và cộng đồng,
cá nhân hình thành ý kiến riêng, từ cảm nhận ban đầu đến nhận xét, đánh giá.
Giai đoạn này có vai trò cung cấp dữ liệu ban đầu, hình thành ý kiến ban đầu rất
quan trọng. Trong thông tin báo chí hay công tác tư tưởng, thông tin ban đầu có
giá trị đặc biệt riêng có của nó, một khi đã chiếm lĩnh được cảm xúc của công
chúng, nó có tác động rất lớn đối với nhận thức con người. Do vậy đối với
những sự kiện nổi bật và có ý nghĩa xã hội lớn lao, việc báo chí thông tin nhanh
và lựa chọn góc độ tiếp cận trúng là điều có ý nghĩa quan trọng nhất và từ đó
khơi nguồn dư luận xã hội theo chiều hướng tích cực nhất là công việc đòi hỏi
nhà báo cần cân nhắc, tính toán, phán đoán chiều hướng cũng như các khuynh
hướng phát triển của nó.
Hàng ngày báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp
rất nhiều những sự kiện trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nhưng
chỉ những sự kiện nào liên quan mật thiết đến đời sống của cộng đồng, nhất là

đụng chạm đến lợi ích thiết thực, người ta mới chú ý quan tâm nhiều hơn đến
việc hình thành ý kiến, bày tỏ thái độ và đánh giá. Đó là những sự kiện và vấn
đề có ý nghĩa thời sự nổi bật, có khả năng khơi thức dư luận xã hội.Và những
người có cùng mối quan tâm chung đến sự kiện hay vấn đề thời sự ấy, sẽ có nhu


cầu bàn tán, trao đổi, chia sẻ. Đó là cơ sở chuyển tiếp sang giai đoạn tiếp theo,
giai đoạn này thông tin sự kiện của báo chí có vai trò khơi nguồn đặc biệt quan
trọng, làm cho sự kiện và vấn đề thời sự ở một góc phố làng quê thành sự kiện
và vấn đề xã hội quan tâm trên phạm vi toàn quốc, khu vực hay thậm chí toàn
cầu.
Ví dụ như đầu tháng 10 năm 2015 vừa qua đã diễn ra 2 sự việc do báo chí
và các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp. Sự việc thứ nhất là vào
sáng 3/10, cộng đồng mạng phẫn nộ khi xem clip do fanpage Tin nóng Lạng Sơn
đăng tải với tiêu đề: “Cô giáo huyện Văn Quan để trẻ ở ngoài cửa khiến cháu bé
mở thùng rác ăn”. Theo đó, một bé quấy khóc giữa buổi trưa khiến cô giáo bực
tức bế ra sân rồi chốt cửa lại. Sau đó, cháu bé nhặt rác ăn sau khi gào khóc. Khi
thấy cháu không nín, cô mở cửa bế ra bể nước dọa thả xuống. Toàn bộ sự việc
được một học sinh lớp 12 ở gần đó dùng máy quay ghi lại và đưa lên mạng
Internet. Sự việc thứ hai do báo chí đưa tin là vào trưa 5/10, qua camera theo dõi
lớp học của con, chị Đinh Hằng thấy con trai 15 tháng tuổi bị cô giáo véo vào tai
và đưa vào góc khuất dùng thìa inox đánh. Quá bức xúc, chị Hằng cùng chồng
lên trường mẫu giáo để làm rõ sự việc. Vào giữa trưa, vợ chồng chị xô cửa lớp
học vào và hoảng hốt thấy con bị trói chân tay bằng giẻ, miệng cũng bị bịt lại
bằng giẻ và ngồi bên cạnh là ba bảo mẫu. Hai sự việc trên gây được sự chú ý
quan tâm của công chúng bởi tính chất sự việc có liên quan mật thiết đến đời
sống của cộng đồng, đụng chạm đến lợi ích của cộng đồng mà đặc biệt ở đây là
trẻ nhỏ.
Tuy nhiên biết được sự kiện và vấn đề ấy ở góc độ nào là tùy thuộc vào
điều kiện tiếp cận của mỗi người hoặc góc độ nào được tiếp cận thông tin từ báo

chí. Do vậy ở cấp độ đầu tiên của việc hình thành dư luận xã hội, báo chí đã có
thể thể hiện vai trò chủ động của mình – có cung cấp thông tin về sự kiện này
hay không, cung cấp thông tin từ góc độ nào và tần suất cung cấp thông tin như
thế nào. Chẳng hạn như vào tháng 8 năm 2014, người biểu tình Ukraine chuyển
hướng di chuyên tới dinh Tổng thống kêu gọi nhà lãnh đạo này từ chức sau


nhiều giờ bao vây trụ sở Bộ Quốc phòng. Sự kiện này đã lan nhanh toàn cầu nhờ
báo chí cập nhật từng ngày. Tuy nhiên sự kiện này ở một số nước thông tin lại
rất hạn chế, vì ở các nước này người ta nghi ngại có thể ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia của họ.
Bởi vì thông tin sự kiện của báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc khơi nguồn hay châm ngòi dư luận xã hội, từ thông tin sự kiện ấy, mỗi
người hình thành ý kiến cá nhân, trao đổi liên cá nhân và nhóm, làm cơ sở hình
thành dư luận xã hội về những sự kiện và vấn đề thời sự ấy. Bản thân sự kiện
thông tin khi đã được công chúng tiếp nhận, sẽ có thể hình thành tâm lý lân lan
đám đông và kích hoạt trong cộng đồng.
Giai đoạn thứ hai
Giai đoạn này hình thành ý kiến, thái độ và phán xét đánh giá trong phạm
vi nhóm nhỏ. Nhóm nhỏ thông thường là một tập hợp người có quan hệ trực
tiếp, thường xuyên, hàng ngày liên kết với nhau trong hoạt động chung, tồn tại
trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Ngày nay, nhóm cư dân mạng
trên các mạng xã hội có vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn như nhóm cư dân
trong ngõ phố, làng quê, nhóm sinh viên trong lớp học, trong trường học, chi
đoàn thanh niên hay chi hội phụ nữ,…Con người luôn có nhu cầu thông tin giao
tiếp và chia sẻ, và thông thường là giao tiếp chia sẻ ấy diễn ra trong nhóm nhỏ.
Qúa trình giao tiếp chia sẻ trong nhóm này nảy sinh những cách nhìn nhận
chung, thái độ đánh giá của nhóm trên hai khía cạnh tương đồng và khác biệt.
Dần dần có những tương đồng và khác biệt, dần dần có thể những tương đồng sẽ
tăng lên và những khác biệt sẽ giảm đi do quá trình trao đổi bàn luận hoặc

ngược lại. Đó là quá trình hình thành dư luận trong nhóm nhỏ, là cơ sở ban đầu
cho sự trao đổi, chia sẻ và tương tác giữa các nhóm. Qúa trình hình thành dư
luận xã hội ở giai đoạn này phụ thuộc vào những yếu tố liên quan trực tiếp đến
các yếu tố như văn hóa, trình độ dân trí và phong tục tập quán, mức sống, lối
sống và điều kiện sống, mật độ cư dân cũng như điều kiện thông tin giao tiếp cá
nhân…


Ví dụ như sự việc cô giáo ở trung tâm ngoại ngữ xưng mày tao và chửi học
viên gây bão mạng xã hội vào tháng 8 năm 2015. Ban đầu sự việc chỉ diễn ra
trong nhóm nhỏ, tức là lớp học – chỉ diễn ra nội bộ lớp học này. Sau một
thời gian thì clip về sự việc mới được tung lên mạng và gây xôn xao dư luận.
Giai đoạn thứ ba
Qúa trình trao đổi ý kiến giữa các nhóm và hình thành ý kiến, thái độ,
phán xét đánh giá chung giữa các nhóm. Qúa trình này diễn ra trên phạm vi
không gian rộng lớn hơn, có thể trong mỗi khu vực, quốc gia hay toàn thế giới,
tùy theo tính chất của sự kiện và vấn đề của các nhóm xã hội quan tâm. Chẳng
hạn liên quan đến những vấn đề toàn cầu như vấn đề chiến tranh và hòa bình,
vấn đề dịch bệnh, vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, vấn đề tôn giáo và
xung đột sắc tộc,…với sự hỗ trợ của báo chí và truyền thông đại chúng, sẽ có thể
nhanh chóng lan nhanh trên phạm vi khu vực hay toàn cầu.
Ví dụ, vào ngày 7 tháng 1 năm 2015 đã diễn ra vụ xả súng đẫm máu vào
trụ sở tuần báo trào phúng Charlie Hebdo ở Paris, Pháp. Vụ xả súng khiến 12
người thiệt mạng, 11 người khác bị thương trong đó có 4 người bị thương rất
nặng. Vụ việc này đã gây nên làn sóng phẫn nộ không chỉ ở các nước phương
Tây mà còn diễn ra trên ở nhiều nước khác trên thế giới. Tại nhiều thành phố ở
Pháp vào buổi chiều và tối sau vụ tấn công quần chúng đã tham dự các cuộc
tuần hành, chỉ riêng ở Paris tại Quảng trường République có 35 000 người đã
tham dự. Tại nhiều thành phố lớn khác ở như ở Brussel, Wien, Berlin, London,
Roma, Mailand, Firenze và Madrid nhiều người đã tham gia vào các cuộc tuần

hành. Ngoài ra, người dân ở Mỹ, Canada, cho đến Brazil, Argentina, nhiều
người dân cùng xuống đường để bày tỏ sự ủng hộ với tạp chí Charlie Hebdo sau
vụ tấn công khủng bố. Vào ngày chủ nhật 11 tháng 1 năm 2015, gần 4 triệu
người đã tham gia các cuộc tuần hành khắp nơi tại Pháp, và riêng tại Paris có
khoảng 1,5 triệu người, được xem là cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử Pháp,
với sự tham gia của nhiều chính khách châu Âu, nhiều người nổi tiếng, nhằm


tưởng niệm những người thiệt mạng, ủng hộ quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí và phản đối chủ nghĩa khủng bố.

Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng,
đưa ra các loại ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ
bản, cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình
thành cách phán xét, đánh giá chung, thỏa mãn được ý chí chung của địa đa số
các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là
lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các
nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận.
Giai đoạn thứ tư
Giai đoạn này hình thành ý kiến, thái độ, phán xét và có thể là hành vi
chung của cộng đồng, gọi là dư luận xã hội. Ở giai đoạn này, nhóm lớn xã hội
hay cộng đồng có sự thống nhất theo các luồng ý kiến, biểu thị thái độ, đánh giá,
phán xét chung, dưới dạng các đề xuất, kiến nghị, thậm chí chỉ thị hay mệnh
lệnh. Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để
đấy, chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện
tượng vô nghĩa. Trên thực tế, vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét,
đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống
nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ
trước thực tế cuộc sông nhất định. Đỉnh cao của giai đoạn này là hành vi của
cộng đồng như mít tinh, biểu tình, thậm chí hành vi bạo lực,..

Tuy nhiên đến giai đoạn này, dư luận xã hội có thể biến đổi theo các
hướng khác nhau, tùy theo mức độ và cách thức giải quyết vấn đề do dư luận xã
hội nêu ra.
Trường hợp thứ nhất, nếu vấn đề do dư luận xã hội nêu ra đã được giải
quyết, dư luận xã hội sẽ nhanh chóng lắng dịu và dần sẽ triệt tiêu. Ví dụ vào
năm 2008 và 2013, Bộ Y tế đưa ra dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu


chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ôtô và
quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe theo hướng “ngực lép”
không được lái xe, ngực to được lái xe lớn. Ngay lập tức dư luận phản đối gay
gắt vì không phai ai có cũng đáp ứng được yêu cầu trên mặc dù có điều kiện sức
khỏe tốt. Đến tháng 12 năm 2014, Dự thảo thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe với
người lái xe được Bộ Y tế đưa ra đã bỏ những quy định từng gây tranh cãi như
trên. Sau đó dư luận mới dần lắng xuống và chấm dứt.
Trường hợp thứ hai, vấn đề dư luận xã hội nêu ra không được giải quyết,
dư luận xã hội sẽ chuyển sang trạnh thái khác, âm ỉ hoặc gia tăng cường độ và
phương thức biểu hiện, chủ yếu dưới dạng hành vi như biểu tình, mít tinh hoặc
thậm chí gây bạo loạn. Ví dụ vào năm 2011, các cuộc biểu tình chống chính phủ
chưa từng có tiền lệ đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn của Syria hôm 22/4. Báo chí
đưa tin ngày 22/4 là ngày đẫm máu nhất khi ít nhất 75 người thiệt mạng vì bị lực
lượng an ninh nổ súng và xả hơi cay. Syria bắt đầu chứng kiến làn sóng biểu tình
ủng hộ dân chủ từ thời điểm trước đó 5 tuần, xuất phát từ Daraa, cách thủ đô
Damascus 100km về phía nam, rồi lan tới nhiều khu vực khác. Những người đổ
xuống đường phản đối chính quyền của Tổng thống Bashar al- Assad được
truyền cảm hứng từ những gì xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Yemen, Libya và một số
nước khác thuộc thế giới Ảrập. Yêu sách của họ là chính quyền đương thời phải
từ chức. Theo các tổ chức nhân quyền, khoảng 300 người Syria đã thiệt mạng vì
đụng độ với lực lượng an ninh tính đến thời điểm cuối tháng 4/2011.
Tuy nhiên việc phân chia các giai đoạn hình thành, phát triển của dư luận

xã hội cũng chỉ là rất tương đối. Trong thực tế khó mà bóc tách các giai đoạn
hình thành và phát triển của nó. Chẳng hạn, muốn định hướng tư tưởng, cần can
thiệp hướng dẫn ngay từ giai đoạn đầu và giai đoạn thứ hai của quá trình hình
thành dư luận nhóm. Nếu để dư luận xã hội phát triển đến các giai đoạn sau mới
can thiệp thì sẽ can thiệp rất khó khăn và hiệu ứng xã hội sẽ không tốt. Chính vì
thế, công tác tư tưởng phải luôn đi trước một bước và trong đó báo chí phải luôn
xung kích đi đầu trong việc thông tin, cung cấp sự kiện cho công chúng, từ việc
lựa chọn sự kiện, góc độ thông tin, cách thức thông tin đến giải thích và bình


luận về các sự kiện và vấn đề thời sự nhằm chủ động hướng dẫn dư luận xã hội
ngay từ giai đoạn đầu, mới manh nha của nó.
Ví dụ, sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại
vùng biển Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, nhân dân Thủ đô Hà Nội và cả nước
đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối hành động này. Trước tình hình trên, để thực
hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn
Thế Thảo yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các cấp, các ngành chủ động làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân không tham gia tuần
hành, biểu tình làm ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,
trật tự an toàn giao thông và đời sống sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. UBND
thành phố Hà Nội kêu gọi và đề nghị các cấp ngành, các tầng lớp nhân dân Thủ
đô tăng cường đoàn kết thống nhất, biểu thị lòng yêu nước, yêu Thủ đô thông
qua việc ra sức lao động, học tập, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định đời
sống nhân dân. Không để kẻ xấu lợi dụng kích động làm những việc quá khích
gây tổn hại đến lợi ích và hình ảnh của Thủ đô và đất nước.
Như vậy, dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội.
Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau
thì không thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia
sẻ, tán thành và ủng hộ. Tất nhiên, sự phân tích khách quan về mối tương quan

giữa ý kiến của tập thể, của cộng đồng cần phải được đặt vào cơ cấu xã hội hiện
hành, phải xem xét đến các yếu tố trình độ kinh tế, chính trị, tinh thần, trình độ
văn hóa, tính tổ chức... của tập thể cộng đồng ấy.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Nghiên cứu về dư luận xã hội cũng nhằm phát hiện ra những yếu tố
chính tác động đến sự hình thành nên dư luận xã hội. Có như vậy, mới có thể
định hướng hoặc điều chỉnh nhằm phục vụ lợi ích chung. Sự hình thành dư luận
xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau, cả về chủ quan và


khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức, tâm lí xã
hội...đây là những yếu tố chính tác động đến dư luận xã hội. Tất cả các yếu tố có
ảnh hưởng đến nhận thức, có liên quan đến lợi ích của công chúng trước các sự
kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội ít nhiều đều có tác động đến quá trình hình thành
dư luận xã hội. Một trong những yếu tố có tác động mạnh đến quá trình hình
thành dư luận xã hội là tác động của truyền thông, thông tin trên báo chí. Sự
hình thành dư luận xã hội chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố như phong tục
tập quán và hệ thống giá trị chuẩn mực của các nhóm xã hội, các cộng đồng;
Công tác tuyên truyền cổ động; Mức độ dân chủ hoá đời sống xã hội, khả năng
và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị xã hội,…
Sau đây là một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến con đường hình thành dư
luận xã hội:
Trình độ dân trí
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào trình độ dân trí. Hệ tư tưởng,
trình độ học vấn của con người ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều
sâu, tính chất phản ánh đúng sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh
giá đối với sự việc, sự kiện. Chẳng hạn, ở những nhóm xã hội có trình độ học
vấn cao, các cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin, phân tích một cách
khoa học về nội dung, bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân của các sự việc, sự
kiện... từ đó mà đưa ra các phán xét, đánh giá phù hợp về sự việc, góp phần hình

thành những dư luận xã hội tích cực, có lợi ích cho cộng đồng, cho dân tộc hay
quốc gia.
Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo
chí, sách, quảng cáo,… có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư
luận xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải
kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển
của dư luận xã hội thể hiện ở việc hệ thống truyền thông đại chúng phải dành
phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính
định hướng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên
quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực
của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm
của Đàng và Nhà nước, ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh
được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội.
Hoàn cảnh chính trị - xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế
của người dân vào các sinh hoạt chính trị, xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất
quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ
rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn,
cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề
chung, do vậy, dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi. Ngược lại, trong
điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên
tạc thì dư luận xã hội thường hình thành rất khó khăn. Dưới các chế độ độc tài,
phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và
phát huy tác dụng mà chỉ tồn tại dưới dạng hình thức biểu tượng
Các giá trị đạo đức xã hội
Các giá trị đạo đức xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình

thành dư luận xã hội. Về cơ bản, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo ra
những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét,
đánh giá, khác nhau về cùng vấn đề. Ví dụ như các giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc ta: lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn, lá lành đùm
lá rách, tôn sư trọng đạo, chữ hiếu, thương yêu đồng loại, có tinh thần chịu đựng
gian khổ, khó khăn...


CHƯƠNG 3. CHỨC NĂNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Các nhà nghiên cứu cho rằng dư luận xã hội thực hiện những chức năng
cơ bản sau đây:
3.1. Chức năng đánh giá
Dư luận xã hội thể hiện thái độ phán xét đánh giá của công chúng đối với
các sự kiện, hiện tượng, sự vật, vấn đề cuộc sống. Dư luận xã hội có vai trò quan
trọng trong việc hình thành thang giá trị xã hội. Trên thực tế, người ta thường
chạy theo các giá trị mà dư luận xã hội đề cao chứ không phải các giá trị do các


nhà tư tưởng, lý luận đề ra. Các giá trị do các nhà tư tưởng, lý luận đề ra, cho dù
có đúng đến đâu, cũng khó có thể đi vào thực tế nếu không được dư luận xã hội
tán thành, ủng hộ. Giá trị của dư luận xã hội có sự thay đổi qua thời gian. Ví dụ
như sự khác nhau trong cách ăn mặc, trang điểm, gu thẩm mỹ của thời hiện đại
và hàng chục năm trước đây.
3.2. Chức năng điều chỉnh
Đây là chức năng chủ yếu của dư luận xã hội. Dư luận xã hội tạo ra cho
các thành viên của xã hội những tiêu chí quan hệ xã hội cụ thể, đóng vai trò là
người điều chỉnh những mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa tập thể và xã
hội, giữa xã hội và cá nhân và giữa các cá nhân với nhau.
Dư luận xã hội điều chỉnh những loại hình quan hệ xã hội kinh tế, chính
trị, xã hội, tín ngưỡng, đạo đức và nhiều mối quan hệ khác nữa. Hoạt động điều

chỉnh của dư luận xã hội xuất hiện không những trong quan hệ với những con
người riêng lẻ hoặc trong các nhóm người, mà cả trong quan hệ với cơ quan
chính quyền khác nhau mà cả với những nhân vật có chức có quyền, tức là đối
với bộ máy công quyền và công chức trong bộ máy đó.
3.3. Chức năng biểu cảm
Đây là khả năng biểu đạt trạng thái tinh thần, cảm xúc, thái độ của đông
đảo người, nhóm lớn hay cộng đồng xã hội nói chung, đối với những sự kiện và
vấn đề đã và đang đặt ra liên quan đến lợi ích hay sự quan tâm chung, gắn với
việc truyền đạt tới nơi nội dung của dư luận xã hội. Biểu hiện của nó trong các
hình thức rất khác nhau: trong các cuộc trưng cầu dân ý và thăm dò dư luận,
trong giao tiếp hàng ngày của mọi người, qua thư từ và điện thoại gửi các ban
biên tập của các tòa soạn.
Với chức năng biểu cảm, dư luận xã hội có thể được coi như nhiệt kế tinh
thần, tình cảm của cộng đồng xã hội. Đó có thể là trạng thái tinh thần, sự vui
buồn, phấn chát hay lo âu, quan ngại,…Chẳng hạn như vào tháng 3/2015, Theo
kế hoạch của sở xây dựng Hà Nội, cây xanh trên đường Lê Duẩn, Nguyễn Chí


Thanh sẽ bị chặt hạ và thay thế bằng những loại cây khác để phù hợp với cảnh
quan và quy hoạch của thủ đô. Trao đổi bên lề với báo chí Hà Nội chiều 17/3,
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt cây để thay
thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý
kiến người dân. Sự việc thực hiện thay thế cây này vấp phải sự phản đối gay gắt
của nhân dân. Hoặc vào năm 2007, dư luận thế giới chào mừng Việt Nam gia
nhập WTO, hoặc tháng 4/2014, giới chức và các cử tri Afghanistan đã “thở
phào” nhẹ nhõm khi ngày bầu cử diễn ra tương đối yên bình, mặc dù trước đó
phiến quân Taliban đe dọa sẽ phá hoại cuộc bầu cử bằng các vụ bạo lực. Phát
biểu sau khi kết thúc cuộc bầu cử, Tổng thống đương nhiệm Afghanistan mô tả
cuộc bầu cử hôm qua là một thành công lớn của quốc gia Trung Á này.
Tuy nhiên ở đây có sự phân biệt giữa dư luận công chúng báo chí và dư

luận xã hội nhưng trong nhiều trường hợp, các chỉ số này là tương đồng trong
hai loại dư luận công chúng và dư luận xã hội.
Dư luận xã hội với chức năng này giúp mỗi người cảm nhận được trạng
thái tinh thần của xã hội, cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn của nhân dân,
những phấn chấn cảm xúc, những lo âu sợ hãi, những giận dữ căm phẫn của
cộng đồng.
3.4. Chức năng tư vấn
Chức năng tư vấn của dư luận xã hội có thể được hiểu là quá trình cung
cấp thông tin, sự phán xét, đánh giá chung,… của cộng đồng đối với những vấn
đề quan trọng cho chủ thể hoạt động, chủ yếu là chủ thể quản lý, lãnh đạo, để
chủ thể ấy đưa ra các quyết định phù hợp, đạt hiệu quả cao trong điều hành,
quản lý xã hội. Trong xã hội hiện đại, các thiết chế xã hội, các nhóm của xã hội
và công dân nói chung thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại
chúng phải coi việc theo dõi tiến trình của dư luận xã hội là nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, chức năng này của dư luận xã hội có thể giúp mỗi cá nhân hoặc
tổ chức tự định hướng, tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình trong sự phù hợp


với lợi ích chung, bảo đảm sự phù hợp với khuynh hướng phát triển bền vững.
Trong cuộc đấu tranh tư tưởng ngày càng diễn ra một cách tinh vi và phức tạp
trong toàn cầu hóa, chức năng tư vấn của dư luận xã hội tiếp tục phát triển và thể
hiện cụ thể qua nhiều phương thức khác nhau, như đơn thư phản ánh, các diễn
đạt thông tin trong báo chí, các cuộc họp, mít tinh, biểu tình, kể cả trong cộng
đồng cư dân mạng thông qua blog, mạng xã hội,…
Ví dụ: ở các nước phương Tây, một trong những biểu hiện của dư luận xã
hội là biểu tình của đông đảo người tham gia, và kêu gọi đối thoại là cách tiếp
cận giải quyết vấn đề của những lực lượng xã hội và các tổ chức hội khác nhau,
những người mang dư luận xã hội với những nội dung khác nhau tiếp xúc với
nhau nhằm xích lại gần những quan điểm trên nguyên tắc tăng dần những tương
đồng và giảm dần sự khác biệt và có thể hình thành một quan điểm thống nhất.

Trong điều kiện lợi ích xã hội bị phân hóa sâu sắc và bị các thế lực chính trị lợi
dụng lực lượng quần chúng đông đảo thì biểu tình thường dẫn tới xung đột xã
hội gay gắt và bạo lực xảy ra như ở Syria, Thái Lan, Ukraina, Hồng Kông…
Chức năng tư vấn của dư luận xã hội cũng cần được nhận thức và khai thác vì sự
phát triển bền vững của cộng đồng, chứ không thể bị lạm dụng – lạm dụng đám
đông.
3.5. Chức năng giáo dục của dư luận xã hội
Sự đánh giá của dư luận xã hội có tác động rất mạnh đến ý thức và hành
vi của con người, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Bằng sự khen, chê, khuyên can
kịp thời đối với các hành vi phù hợp hoặc không phù hợp với lợi ích, các giá trị
xã hội, nhất là các giá trị đạo đức, luân lý, dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong
việc giáo dục cho các thế hệ ý thức về cái thiện – cái ác, bình đẳng – bất bình
đẳng,…
Dư luận xã hội luôn hỗ trợ cùng pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi
của con người, duy trì trật tự trong toàn xã hội cũng như trong mỗi cộng đồng.
Dư luận có tác động mạnh mẽ tới ý thức, tư tưởng của con người. Nó góp phần


giáo dục nhận thức đúng đắn về điều tốt, cái xấu, điều gì đúng pháp luật, điều
nào sai pháp luật…để từ đó, nó có cả tác dụng răn đe con người cần tránh xa
những cái xấu xa trong xã hội.
Đồng thời, dư luận xã hội cũng góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật
của người dân, và cũng là phương tiện để các cơ quan nhà nước có thể đánh giá
được khả năng nhận thức, việc sử dụng pháp luật và phản ứng của nhân dân đối
với các vấn đề pháp luật đề từ đó tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật
như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức và thực hiện pháp luật ở đại đa
số quần chúng nhân dân.
3.6. Chức năng chỉ thị
Chức năng này là sự thể hiện mệnh lệnh của dư luận xã hội khi nhận định
của nó ở dưới dạng không thể coi nó chỉ là lời tư vấn hay khuyên bảo. Nó phụ

thuộc vào câu nói phát ra, mang tính chất lên án của quần chúng, có khi rất sắc
bén có tính chỉ trích hoặc phê phán hoặc một mặt nào đó thành hành vi xã hội
như biểu tình, đình công,…và những hành vi này nhiều khi khó kiểm soát, sẽ
xảy ra bạo lực và hỗn loạn xã hội.
3.7. Chức năng kiểm tra và giám sát
Chức năng kiểm tra là sự kiểm ta, theo dõi bằng dư luận xã hội, nhận xét,
đánh giá, phản ứng về những nhận định của mình thông qua các tổ chức xã hội
và các cơ cấu quần chúng nhân dân. Chức năng này của dư luận xã hội nếu được
khai thác và sử dụng có hiệu quả, sẽ góp phần giám sát các quá trình xã hội, nhất
là hoạt động kinh tế và kiểm soát quyền lực, chống lạm dụng quyền lực.
Chức năng giám sát của dư luận xã hội có thể hiểu là việc theo dõi sát sao
quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật và các chính sách trong
thực tiễn, làm cho các cá nhân tổ chức có trách nhiệm phải có hành động thích
hợp, bảo đảm sự bình đẳng trong thực thi pháp luật, bảo đảm lợi ích chính đáng
của nhân dân.


Chất lượng giám sát của dư luận xã hội tùy thuộc vào nhiều yếu tố như
trình độ dân trí, nhất là sự am hiểu pháp luật về các lĩnh vực thực tiễn của đời
sống, kiến thức, vốn sống của chủ thể dư luận xã hội, quá trình mở rộng tính
công khai và dân chủ hóa đời sống xã hội, tính nghiêm minh của quá trình thực
thi pháp luật. Trong điều kiện thể chế chính trị của nước ta, giám sát của dư luận
xã hội không thể thực hiện một cách chặt chẽ, chủ yếu thông qua cơ chế tổ chức
của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp mà tập trung là hệ
thống tổ chức trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hệ thống và phương thức giám
sát ấy bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội, trong đó có vấn đề
giám sát bằng dư luận xã hội đối với quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện
các chủ trương, chính sách, nhất là các văn bản luật.
Nói chung, tùy theo loại vấn đề và bối cảnh hình thành, dư luận xã hội
quan tâm mà nó thể hiện chức năng nào nổi trội. Chẳng hạn các giá trị đạo đức

được sinh ra và tồn tại trong cộng đồng, được dư luận xã hội bảo vệ. Phạm vi
điều chỉnh của dư luận xã hội rất rộng rãi và linh hoạt với cơ chế điều chỉnh chủ
yếu là tự giác, thôi thúc từ bên trong lương tâm con người. Ví dụ như văn hóa từ
chức ở các nước phát triển khi xảy ra những bê bối, bất an trong phạm vi mình
phụ trách.
Trong tình hình hiện nay, cũng với các chức năng khác tùy lúc được đề
cao, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy chức năng giám sát của dư luận xã hội
được chú trọng. Nhưng nói chung nhất, chức năng quan trọng nhất bao trùm và
xuyên suốt của dư luận xã hội là chức năng điều hòa, điều tiết các quan hệ xã
hội, cũng như nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, nhóm xã hội và cộng
đồng nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao
Động, Hà Nội.


2. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb
Lao Động, Hà Nội.
3. PGS.TS Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội, Tạp chí Xã hội học số 1 (53).



×