Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCCUNG ỨNG DỰ TRỮ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.45 KB, 7 trang )

CÁC BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁCCUNG ỨNG DỰ TRỮ VÀ SỬ
DỤNG VẬT TƯ
I.Đánh giá về những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý vật tư ở Công ty
Cao Su Sao Vàng
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và đã đi sâu vào phân tích thực trạng của công
tác quản lý vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng. Em xin đưa ra đây một số những
mặt mạnh, những mặt yếu, những tồn tại và đạt được trong công tác quản lý cung
ứng, dự trữ và sử dụng vật tư ở Công ty Cao Su Sao Vàng.
1.Những ưu điểm.
-Cung ứng vật tư là khâu đầu tiên trong công tác quản lý vật tư công ty đã có
phòng KHVT, phòng này có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch cung
ứng vật tư dựa trên định mức.
-Để đảm bảo cho công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu được chính
xác doanh nghiệp đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý và khoa
học dựa trên những cơ sở về vai trò và công dụng của từng loại vật tư để thuận lợi
cho công tác quản lý theo dõi và bảo quản vật tư.
Trong kho các loại vật tư được bảo quản theo từng loại, theo tính chất của
vật tư, đảm bảo an toàn cho vật tư về số lượng và chất lượng.
Trong công tác quản lý xuất - nhập – tồn nguyên vật liệu các phòng ban
nghiệp vụ đã tổ chức chặt chẽ thường xuyên cập nhật đối chiếu qua các thủ tục
chứng từ để phản ánh chính xác về biến động của vật tư trong sản xuất. áp dụng
phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, các dư thừa tự
nhiên đã được hạch toán để tránh mất mát nguyên vật liệu. Việc cấp phát nguyên
vật liệu cho các phân xưởng, xí nghiệp sản xuất được xác định bằng kế hoạch sản
xuất trong tháng, công ty giao cho từng tổ sản xuất và mức tiêu hao vật liệu cho
từng loại sản phẩm.
Nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho sau khi đã đối chiếu với số lượng thực
nhập, thực xuất được thủ kho ghi vào thẻ kho cho từng nguyên vật liệu để kịp thời
phản ánh được tình hình nguyên vật liệu còn tồn kho và sử dụng nguyên vật liệu
trong sản xuất. Về cơ bản công tác quản lý vật tư đã đáp ứng được yêu cầu sản
xuất về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại


2. Những tồn tại.
Trong công tác quản lý vật tư ở Công ty cao su sao vàng cũng còn nhiều tồn
tại cần phải khắc phục trong những năm tới.
Việc cung ứng nguyên liệu, mặc dù công ty có ký hợp đồng mua bán với một
số bạn hàng trong nước lẫn quốc tế song phần lớn lượng nguyên liệu được mua ở
thị trường tự do nên giá nguyên liệu không ổn định
Khâu điều chỉnh kế hoạch cung ứng,dự trữ theo thực tế sản xuất của công ty
chưa kịp thời từ đó dẫn đến kế hoạch cung ứng vật tư chưa ăn khớp làm cho vật tư
tồn kho cung ứng cuối kỳ loại thì quá nhiều loại thì quá ít.
Trong việc quyết toán vật tư cho đơn vị cung ứng và phân xưởng chưa có biện
pháp thưởng phạt về vi phạm định mức vật tư mà chỉ quyết toán theo số lượng vật
tư các đơn vị đã cung ứng và phân xưởng sản xuất thực lĩnh trong kỳ. Sổ quyết
toán vật tư các xí nghiệp thực lĩnh cho sản xuất được hạch toán toàn bộ cho giá
thành sản phẩm.Một số nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do công ty chỉ mới
lập báo cáo xuất- nhập- tồn hàng năm cho nguyên vật liệu, còn với các loại vật liệu
thì mới có số theo dõi công tác xuất- nhập- tồn hàng tháng, nên chưa phản ánh kịp
thời mức sử dụng vật liệu trong kỳ. Do đó, bên cạnh báo cáo xuất- nhập- tồn
nguyên vật liệu hàng năm doanh nghiệp nên có thêm báo cáo xuất- nhập- tồn hàng
tháng.
3. Những khó khăn.
Khó khăn đầu tiên phải nói đến trong công tác quản lý vật tư là: Cao su thiên
nhiên được mua từ các nguồn trong nước và nước ngoài nên rất khó bảo quản vì
vậy trong công tác bảo quản nguyên liệu là một vấn đềphức tạp đòi hỏi kho chứa
nguyên liệu phải cao dáo và thoáng mát. người quản lý chịu trách nhiệm về công
tác bảo quản phải là người có trình độ hiểu biết, có kinh ngiệm về các điều kiện
bảo quản cao su.
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính của công ty chủ yếu là thị trường tự
do ở xa khu vực trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp nên chi phí thu mua, chi phí
vận chuyển và chi phí bốc dỡ cao.Do đó, đây là yếu tố khó khăn để công ty thực
hiện việc giảm giá thành sản phẩm.

Khi mua nguyên vật liệu về cần tính toán, xác định khối lượng vật tư thu
mua để dự trữ đảm bảo cho kế hoạch sản xuất cả năm.
Đầu tư ổn định thị trường cung ứng vật tư để số lượng, chất lượng và giá cả
nguyên liệu được ổn định, từ đó giảm chi phí vận chuyển khi thu mua nguyên liệu
Đầu tư xây dung hệ thống kho bảo quản nguyên liệu để công tác bảo quản
được tốt hơn, hạn chế những hư hỏng nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản.
Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng kiến thức bảo quản cho đội ngũ những
người quản lý kho, chú ý đến việc giáo dục tốt ý thức trách nhiệm cho đội ngũ
quản lý kho và đội ngũ công nhân lao động trực tiếp để họ có ý thức và trách
nhiệm hơn trong công việc.
Đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để giảm mức tiêu hao nguyên vật
liệu, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đưa vào sản xuất để giảm được chi phí sản
xuất và giảm giá thành sản phẩm
II. Đề xuất biện pháp giảm chi phí vật tư trong sản xuất.
1.Ổn định nguồn cung ứng nguyên vật liệu chính
Qua quá trình phân tích thực trạng tình hình cung ứng vật tư ở Công ty cao
su sao vàng.
Nguồn cung ứng nguyên liệu chính cho công ty chủ yếu là thị trường ngoài
nước và thị trường tự do trong nước. Nguồn nguyên liệu này giúp cho công ty chủ
động được nguyên liệu phù hợp với yêu cầu sản xuất với mức giá hợp lý. Là một
doanh nghiệp của nhà nước, Công ty cao su sao vàng đã trở thành bạn hàng truyền
thống của người cung cấp, tính ổn định về giá cả và chất lượng. Do nguồn nguyên
liệu cung ứng chủ yếu của công ty là thị trường nên đôi khi giá cả không ổn định
mà chất lượng cao. Đây là điều không hợp lý gâyảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Để giải quyết những bất cập này công ty cần thực hiện ổn định nguồn cung
ứng để có được nguyên liệu tốt cả về chất lượng, số lượng. Do cao su nhập từ nước
ngoài về với giá cao, chi phí vận chuyển lớn, nhiều khi chất lượng lại không tốt
nên công ty phải thay cao su ngoại bằng cao su nội được mua từ các nguồn trong
nước. ở nước ta có nhiều nông trường trồng cao su , công ty nên ký hợp đồng mua

lâu dài và mua tận gốc. Trong kế hoạch này công ty phải đầu tư thêm tiền vốn, vì
tăng thêm chi phí bảo quản và chi phí cho người đi mua hàng.
Như vậy, hàng năm nguồn cung ứng cao su cho công ty được ổn định. Với
số lượng 2.585.627 kg sẽ được mua hoàn toàn từ trong nước mà không cần mua từ
nước ngoài, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và bốc dỡ khi thu mua, đơn giá các
loại nguyên liệu ổn định. Nếu mua ở thị trường quốc tế đơn giá bình quân là:
13.686đ/kg thì mua ở trong nước là: 5672đ/ kg giá mua theo phương án này sẽ là
số bình quân giữa hai đơn giá của trong nước và thị trường quốc tế, đơn
giá:9679đ/kg. Với đơn giá này thì tổng chi phí bỏ ra tính theo đơn giá bình quân để
thu mua 2.585.627kg cao su là:
2.585.627kg x 9679 = 25.026.283.73
đ
tiết kiệm cho công ty:
30.742.283.437 – 25.026.283.733 = 5.715.999.703
đ

Với số giảm chi phí này thì công ty sẽ :
+ Giảm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm sản
xuất
+Giảm được các khoản nợ ngắn hạn
+Được hưởng chiết khấu từ 1%-2% do mua nhiều
+Tiêt kiệm được vốn sản xuất, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
+Giảm được chi phí thu mua nguyên liệu
+Tránh được vật tư không đúng chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật
Tuy nhiên phương án này còn nhiều tồn tại
Do cao su là một loại cây trồng nên điều kiện thời tiết có ảnh hưởng rất lớn
đến sự phát triển và sinh trưởng của cây cao su. Khi gặp thời tiết không thuận lợi
sẽ làm cho chất lượng của cao su không được tốt.
2. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để giảm được hao phí nguyên vật liệu trong
quá trình sản xuất .

Hiên nay ở Công ty cao su sao vàng, mặc dù lãnh đạo công ty đã mạnh
dạn đầu tư để đổi mới công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị hiện đại của các
nước có nền công nghiệp sản xuất cao su phát triển như: Nhật, Inđô song đa
phần số máy móc hiên đang sử dụng đều cũ kỹ, lạc hậu do Liên xô cũ, Trung
quốc sản xuất nên không những có năng suất thấp, chất lượng chưa được cao
mà còn tiêu hao nguyên vật liệu lớn, phế liệu nhiều
Như ở giai đoạn cán hình lốp: Do được sản xuất trên dây truyền cũ nên
1000kg cao su sống đưa vào sản xuất lốp xe đạp sau khi qua các công đoạn: căt,
sấy tự nhiên, sơ luyện, phối liệu thì 1000kg cao su sống chỉ thu được 900kg và
sau khi qua phân xưởng đóng gói thành phẩm thì còn lại 855 kg hao 145kg bằng
14,5%.
Để khắc phục những khó khăn này công ty cần thiết đầu tư thêm các loại
máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao được năng suất chất lượng,tiết kiệm được
một số lượng nguyên vật liệu không nhỏ cho quá trình sản xuất. Nhờ áp dụng biện
pháp này nên 1000kg cao su đưa vào sản xuất sẽ thu được 921kg, sau khi qua
khâu đóng gói sản lượng tăng 900kg hao 100kg bằng 10%

×