Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỨA THỊ MỸ HƢƠNG

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG NGẬP NƢỚC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

HỨA THỊ MỸ HƢƠNG

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH
ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG NGẬP NƢỚC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU DŨNG


TP. Hồ Chí Minh - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kỳ cơ sở đào tạo nào khác để nhận văn bằng.

Tác giả

Hứa Thị Mỹ Hƣơng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU .............................................................................................
1.1

Đặt vấn đề: .....................................................................................................

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................

1.3


Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................

1.4

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................

1.6

Cấu trúc nghiên cứu .......................................................................................

CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................................................
2.1

Nhận thức rủi ro .............................................................................................

2.1.1

Phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học ............................................

2.1.2

Phƣơng pháp tiếp cận xã hội học ...........................................

2.13 Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành ..........................................................................
2.2


Khả năng thích ứng.......................................................................................

2.2.1

Khái niệm ..............................................................................

2.2.2

Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu .....................................

2.3

Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với ngập lụt ...............................

CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...............................
3.1

Tình hình ngập nƣớc tại TPHCM .................................................................

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên ..................................................................

3.1.2

Kinh tế xã hội ........................................................................


3.1.3 Vấn đề biến đổi khí hậu tại TPHCM..................................................................................... 24
3.1.4 Vấn đề ngập nƣớc tại TPHCM................................................................................................ 24

3.2. Rủi ro do ảnh hƣởng ngập nƣớc............................................................................................... 29
3.2.1 Thiệt hại do triều cƣờng gây ra............................................................................................... 29
3.2.2 Ảnh hƣởng đến quá trình đô thị hóa và quy hoạch sử dụng đất................................. 30
3.3.3 Ảnh hƣởng đến dân số nghèo.................................................................................................. 31
3.3.4 Ảnh hƣởng đến giao thông....................................................................................................... 31
3.3.5 Ảnh hƣởng đến cấp nƣớc và hệ thống vệ sinh................................................................. 31
3.3.6 Ảnh hƣởng đến sức khỏe.......................................................................................................... 32
3.3.7 Ảnh hƣởng đến nông nghiệp và hệ sinh thái..................................................................... 32
3.3 Số liệu nghiên cứu............................................................................................................................ 33
3.4. Lựa chọn biến nghiên cứu............................................................................................................ 35
3.4.1 Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của hộ dân......................................................... 35
3.4.2 Phân tích các yếu ảnh hƣởng đến quyết định của ngƣời dân với việc áp dụng các
giải pháp thích ứng.................................................................................................................................. 35
3.5. Mô hình kinh tế lƣợng.................................................................................................................. 36
3.6. Quy trình xử lý số liệu................................................................................................................... 41
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................... 42
4.1 Đặc điểm hộ dân............................................................................................................................... 42
4.2. Hiện trạng ngập nƣớc tại khu vực khảo sát.......................................................................... 45
4.3. Tác động của việc ngập nƣớc đến đời sống hộ dân........................................................... 48
4.4. Khả năng thích ứng........................................................................................................................ 49
4.5 Kết quả khảo sát những giải pháp chính quyền TPHCM đã thực hiện........................53
4.6. Kết quả mô hình logistic............................................................................................................... 56
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN................................................................................................................... 58
5.1 Đúc kết đề tài nghiên cứu.............................................................................................................. 58


5.2 Kiến nghị............................................................................................................................................. 60
6.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo............................................................. 61
Tài liệu tham khảo
Phụ lục:

1.Kết quả hồi quy logistic
2.Bảng câu hỏi khảo sát
3. Một số hình ảnh ngập nƣớc tại các điểm khảo sát


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1.

Sơ đồ phân tích khả năng thích ứng.................................................................... 14

Bảng 2.2.

Bảng phân tích thƣớc đo thích ứng..................................................................... 19

Hình 2.3.

Mô hình lý thuyết về nhận thức, thái độ, hành vi với rủi ro, ngập nƣớc20

Bảng 3.1.

Số liệu tình hình ngập nƣớc 2009 và dự báo 2050........................................ 25

Bản đồ 3.2.

Bản đồ khu vực TPHCM bị ảnh hƣởng do ngập lụt..................................... 26

Bảng 3.3.

Số điểm ngập do triều cƣờng qua các năm....................................................... 30


Bảng 3.4.

Dân số TPHCM bị ảnh hƣởng trực tiếp ngập lụt 2007 và dự báo 2050 31

Hình 3.5.

Sơ đồ phân tích tình hình ngập nƣớc tại TPHCM......................................... 33

Bảng 3.6.

Bảng thống kê biến phân tích................................................................................. 40

Biểu đồ 4.1. Nghề nghiệp của chủ hộ........................................................................................... 43
Biểu đồ 4.2. Mức độ thu nhập của hộ dân.................................................................................. 44
Biểu đồ 4.3. Trình độ học vấn của chủ hộ.................................................................................. 44
Biểu đồ 4.4. Tình trạng sở hữu nhà............................................................................................... 45
Biểu đồ 4.5. Số ngày ngập đƣờng giao thông........................................................................... 45
Biểu đồ 4.6. Số năm ngƣời dân bị ảnh hƣởng bởi ngập lụt................................................ 46
Biểu đồ 4.7. Số lần ngập trong tháng............................................................................................ 46
Biểu đồ 4.8. Thời gian trung bình ngập dài nhất...................................................................... 47
Biểu đồ 4.9. Độ sâu bình quân của phần ngập nƣớc.............................................................. 47
Bảng 4.10.

Các giải pháp thích nghi ngập nặng..................................................................... 51

Bảng 4.11

Kết quả lựa chọn phƣơng án thích ứng với việc ngập nặng......................52

Biểu đồ 4.12. Mức độ sẵn lòng chi trả để thích ứng với ngập nƣớc. (VNĐ)..................52

Bảng 4.13.

Các giải pháp chính quyền địa phƣơng đã thực hiện.................................... 53

Bảng 4.14

Đánh giá hiệu quả các biện pháp chống ngập.................................................. 54

Bảng 4.15.

Các giải pháp ngƣời dân mong muốn chính quyền TPHCM thực hiện...........55

Bảng 4.16

Kết quả hồi quy logistic 7 biến.............................................................................. 56


1

Chƣơng I

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngập lụt

1

là hiện tượng nước trong sông, hồ làm tràn ngập một vùng đất, do

thủy triều hoặc nước biển dâng từ những cơn bão tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho

nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ.
Ngập lụt thường xảy ra ở những vùng đất ven sông, ngay cửa sông hoặc khu vực
bờ biển. Trong nhiều trường hợp khác nhau như mưa lớn, bão, triều cường hoặc sóng
thần xảy ra làm cho lượng nước sông, nước biển tăng lên, mực nước cao hơn bình
2

thường gây ngập, vỡ đập . McGranahan và cộng sự, 2007 cho rằng ngập lụt ảnh hưởng
khoảng 10% dân số thế giới và 13% dân số ở các đô thị ở vùng thấp, ven biển.
Trong lịch sử nhân loại, con người thường sống ở những vùng ven sông đã sớm
thích nghi với ngập lụt. Khi lũ lụt đi qua, đất đai ở những vùng đồng bằng chính là
những mảnh đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp. Vùng ngập lụt cũng chính là nơi đẻ
trứng của các loài tôm cá, làm lợi cho ngành chăn nuôi thủy sản nước ngọt.
Tuy nhiên, khi nước sông dâng cao do lũ lớn làm tràn ngập và phá hủy các khu
vực trồng trọt, công trình, nhà cửa dọc theo sông, gây thương vong cho người và động
vật do tai nạn ngập nước. Bên cạnh đó, ngập lụt làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt nói
riêng và nguồn nước nói chung do mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên
đường phố, nhà, khu vực công cộng,... gây ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước uống,
dịch bệnh có điều kiện phát tán; ngập lụt làm khó khăn cho nền kinh tế do giảm các
hoạt động du lịch, tăng chi phí đầu tư cho xây dựng hệ thống thoát nước, đê điều, thu
nhập người dân giảm, các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng giá.
Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu thường xuyên xảy ra do trữ
lượng carbon dioxit trong không khí tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng
lên, mực nước biển tăng cao do băng tan kèm theo thiên tai tạo nên những cơn sóng thần và
bão lớn, mực nước thủy triều thay đổi. Hoạt động bất thường của thủy triều khiến

1
2

/>Penning Rowsell and Peerbolte,1994; Intergovermental Panel on Climate Change (IPCC) 2007



2
cho nước biển lấn sâu hơn vào trong đất liền so với mức bình thường. Điều đó có thể
xuất phát từ những kiểu gió đặc thù đẩy nước biển đi theo hướng bất thường hoặc cũng
có thể do sóng thần, sóng lớn trên đại dương được “châm ngòi” bởi một sự thay đổi
trong vỏ Trái đất, hoặc do mưa lớn, mặt đất đã bão hòa không thể hút thêm một lượng
3

nước nào ứ đọng nữa sẽ tạo nên các dòng chảy, gây ngập lụt .
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố ven biển, có hệ thống sông ngòi đa dạng
với hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè và kênh rạch chằng chịt. Hệ thống sông,
kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu
ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, cùng với tác động bởi sự biến đổi
khí hậu làm kéo dài những đợt triều cường thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những
tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích ngập lụt và hạn chế việc tiêu thoát
nước ở khu vực nội thành. Bên cạnh đó, hệ thống cống thoát nước được xây cách đây
50 năm đã xuống cấp, quá trình đô thị hóa, việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị
ở khu vực phía nam – khu vực thoát nước của thành phố cùng với việc xã lũ từ thượng
nguồn các con sông, mưa lớn trong những năm gần đây đã làm cho tình hình ngập của
Thành phố càng nghiêm trọng hơn, xảy ra cả trong mùa khô. Diện tích khu vực ngập lụt
2

khoảng 140 km với 85% điểm ngập nước nằm ở khu vực trung tâm, thiệt hại do ngập
4

nước gây ra ước tính 8 tỷ đồng mỗi năm .
Sống tại Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống sông, kênh rạch chằng chịt từ hơn
300 năm trước, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quen và thích nghi với con nước của
chế độ bán nhật triều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cùng với tốc độ gia tăng dân số
quá nhanh, cơ sở hạ tầng chưa kịp quy hoạch nâng cấp tổng thể, ý thức một số người dân

lại quá kém trong nhận thức bảo vệ môi trường chung, người dân Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường quá lớn, lượng mưa to cùng với
mực nước sông dâng cao gây ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, công ăn việc
làm và học hành của con cháu. Người dân sống ở một số địa bàn quận (huyện) nằm ven
sông Sài Gòn như Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức thường xuyên lội nước để đi làm, đi
học; người dân sống ven sông Nhà Bè phải sinh hoạt, sống chung với nước; tại quận 6 sau
những cơn mưa đường phố cũng ngập như vậy. Dường như hình ảnh người dân lội nước đi
làm hay những đứa trẻ lội nước đi học đã quá quen thuộc đối với người dân Thành phố Hồ

3
4

/> />

3
Chí Minh, nhiều giải pháp từ chính quyền đến hộ dân đã triển khai thực hiện nhưng
hiện nay tình hình ngập vẫn chưa thuyên giảm.
Trước tình hình đó, người dân thành phố có nhận thức, thái độ, hành vi, và đã có
những biện pháp thích ứng như thế nào với tình trạng ngập nước, vấn đề “Khả năng
thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nƣớc tại Thành phố Hồ Chí
Minh” là đề tài tôi chọn để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.

Xác định khả năng thích ứng và hành động thích ứng của người dân Thành

phố Hồ Chí Minh đối phó với tình trạng ngập nước.
2.

Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định của hộ dân trong việc áp dụng


các giải pháp thích ứng.
3.

Khảo sát và đánh giá hiệu quả những chính sách do chính quyền Thành phố

Hồ Chí Minh đã thực hiện để làm giảm ảnh hưởng của tình trạng ngập nước.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1.

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức, hành vi, thái độ như thế nào

đối với tình trạng ngập nước? Người dân có kinh nghiệm để sẵn sàng để đối phó với
tình huống xấu nhất không? Họ sẽ làm gì nếu như triều cường tiếp tục dâng cao hoặc
mưa lớn gây ngập nặng cả vùng họ đang sống? Họ sẽ sống chung với nước hay họ sẽ tổ
chức di dời nơi ở mới?
2.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định áp dụng giải pháp thích ứng của

người dân Thành phố Hồ Chí Minh? Người dân Thành phố Hồ Chí Minh chi trả bao
nhiêu cho những giải pháp thích ứng không?
3.

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng những giải pháp gì? Hộ dân

đánh giá hiệu quả của những giải pháp đó ra sao, họ mong muốn chính quyền áp dụng
giãi pháp gì cho tương lai?



4.

4
Từ nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra các khuyến nghị gì để cải

thiện năng lực thích ứng và thay đổi chiến lược thích ứng với việc ngập nước tại Thành
phố Hồ Chí Minh?
1.4 Phạm vi của nghiên cứu
1.

Nghiên cứu này tập trung phân tích tình trạng ngập nước tại Thành phố Hồ

Chí Minh do sự kết hợp giữa chế độ bán nhật triều của mực nước biển, nước mưa, quá
trình đô thị hóa và trong tình hình biến đổi khí hậu.
2.

Nghiên cứu này phân tích nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đối phó

với tình trạng ngập nước hiện nay, qua đó định hướng người dân có nhận thức, thái độ
và hành vi đối với dự báo xấu trong tương lai.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập tại 02 quận nội thành và

1 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.
2.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nhận định kết quả


nhận thức, hành vi và thái độ của người dân; xem xét ý kiến đánh giá của người dân về
những giải pháp mà chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện.
3.

Nghiên cứu này sử dụng phân tích hồi quy binarylogit để xem xét các yếu tố

ảnh hưởng quyết định của người dân trong việc áp dụng các giải pháp thích ứng.
1.6 Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu. Trong chương trình trình bày lý do vì sao chọn đề tài này,
nêu lên mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi của nghiên cứu.
Chương II: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày hệ thống các lý thuyết có liên
quan đến vấn đề khả năng thích ứng nói chung và khả năng thích ứng trong lĩnh vực
môi trường, biến đổi khí hậu. Hệ thống lại các nghiên cứu có liên quan đến việc thích
nghi, khả năng thích ứng đến vấn đề ngập lụt.


5
Chương III: Mô hình nghiên cứu. Nội dung chương nêu tổng quát về đặc điểm tự
nhiên, kinh tế xã hội, vấn đề biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến TPHCM, thực
trạng ngập nước tại TPHCM, xác định các rủi ro do ngập nước gây ra, xây dựng sơ đồ
phân tích. Trình bày xây dựng bảng hỏi, cách lấy số liệu, mô hình kinh tế lượng và quy
trình nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả nghiên cứu. Trình bày kết quả của việc thu thập dữ liệu sơ
cấp, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày dữ liệu thu thập đượcc; kết quả
chạy mô hình hồi quy logistic để phân tích số liệu.
Chương V: Kết luận, đúc kết nghiên cứu và nêu lên khuyến nghị đối với chính
quyền địa phương, nhân dân và chính phủ đối với vấn đề ngập lụt hiện nay và trong
những năm tới.



6

Chƣơng II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Vấn đề khả năng thích ứng của hộ gia đình đối phó với tình trạng ngập nước tại
Thành phố Hồ Chí Minh được tìm hiểu trên cơ sở lý thuyết về nhận thức rủi ro và khả
năng thích ứng. Hai lý thuyết này phân tích về nhận thức của con người trước những rủi
ro theo các khía cạnh khác nhau, từ nhận thức dẫn đến thái độ và hành vi tương ứng để
đối phó, chống lại rủi ro do thiên tai, môi trường gây ra. Nhận thức rủi ro ảnh hưởng
mạnh mẽ đến khả năng thích ứng, nhận thức có thể thay đổi theo thời gian dẫn đến
những hành vi thích ứng trong quá khứ có thể được lựa chọn để sử dụng lại hoặc thay
đổi trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tìm hiểu, kế thừa kết
quả của nghiên cứu trước đó về nhận thức rủi ro, khả năng thích ứng với tình trạng ngập
nước, lũ lụt, thiên tai trên thế giới để có mô hình lý thuyết phù hợp.
2.1. Nhận thức rủi ro
Nhận thức rủi ro

5

là đánh giá chủ quan của con người về những đặc điểm và

mức độ nghiêm trọng của một rủi ro. Cụm từ “Nhận thức rủi ro” thường được sử dụng
trong tài liệu về thiên tai và các mối đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, ví dụ
như đồng hành với việc phát triển năng lượng hạt nhân là sự đe dọa đến sức khỏe của
con người và ô nhiễm môi trường. Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích lý do
tại sao con người có những ước tính khác nhau đến độ nguy hiểm của các rủi ro. Ba vấn
đề lớn của lý thuyết này đã được tiếp cận bao gồm:
1.Phương pháp tâm lý học (đánh giá kinh nghiệm và nhận thức).

2.Phương pháp tiếp cận xã hội học (lý thuyết văn hóa).
3.

Phương pháp tiếp cận liên ngành học thuật (khung phân tích rủi ro mở rộng

đến các vấn đề xã hội).
Trước 1960, các nghiên cứu về nhận thức rủi ro chưa được quan tâm do các chuyên
gia và người dân thường bất đồng ý kiến về tác động của những rủi ro kỹ thuật công nghệ
và hiểm họa tự nhiên đến cuộc sống người dân. Giữa thập niên 1960 chứng kiến sự gia tăng
5

/>

7
nhanh chóng của công nghệ hạt nhân, hứa hẹn cho năng lượng sạch và an toàn. Tuy
nhiên, người dân cảm thấy sợ hãi do chất phóng xạ tác động nguy hiểm đến môi trường,
tạo ra thảm họa bệnh phóng xạ, làm cho người dân quay lưng, chống lại công nghệ mới
này. Các nhà khoa học và Chính phủ thắc mắc vì sao người dân chống lại việc sử dụng
năng lượng hạt nhân trong khi tất cả các chuyên gia khoa học đã tuyên bố thực sự an
toàn. Đây chính là vấn đề, do quan điểm của các chuyên gia, đã tạo nên sự khác biệt
giữa sự kiện khoa học và do nhận thức công chúng phóng đại những mối nguy hiểm.

6

7

Kết quả đầu tiên được nghiên cứu bởi Chauncey Starr (1969) .Ông sử dụng
phương pháp “khám phá ưu tiên” để tìm ra những rủi ro nào có thể được xã hội chấp
nhận. Starr cho rằng xã hội đã đạt đến trạng thái cân bằng trong phán quyết của rủi ro,
vì vậy mức độ rủi ro nào thực sự tồn tại trong xã hội sẽ được chấp nhận. Phát hiện chính

của ông là con người có thể chấp nhận rủi ro lớn hơn 1.000 lần nếu họ tự nguyện (ví dụ
như lái xe) còn hơn là họ không tự nguyện (ví dụ như thảm họa hạt nhân).
Douglas và cộng sự (1985) cho rằng giả định rằng các cá nhân cư xử theo một
cách hợp lý, đo lường trọng lượng thông tin trước khi quyết định. Cá nhân nào có thông
tin không đầy đủ hoặc không chính xác thường lo ngại và phóng đại rủi ro. Ngụ ý trong
giả định này là việc cung cấp thông tin có thể giúp mọi người hiểu nguy cơ thực sự và
làm giảm bớt những suy nghĩ về nguy hiểm. Freudenburg và cộng sự (1993) cho rằng
trong khi các nhà nghiên cứu trong các trường kỹ thuật đã tiên phong nghiên cứu nhận
thức rủi ro bởi lý thuyết thích nghi từ các nhà kinh tế - lý thuyết ít sử dụng trong thực tế.
Nhiều nghiên cứu đã bác bỏ, không tin việc bổ sung thông tin sẽ tác động đến nhận thức
cá nhân.
2.1.1. Phƣơng pháp tiếp cận tâm lý học
Tversky và cộng sự (1974) cho rằng cách tiếp cận tâm lý học bắt đầu từ nghiên cứu
để hiểu cách mọi người xử lý thông tin như thế nào. Các nghiên cứu ban đầu cho rằng con
người sử dụng phương pháp kinh nghiệm trong phân loại và đơn giản hóa thông tin dẫn đến
những sai lệch trong nhận thức. Các nghiên cứu sau được xây dựng trên nền tảng này và trở
thành mô hình tâm lý. Cách tiếp cận này xác định rất nhiều yếu tố ảnh hưởng

6
7

Douglas, Mary. Risk Acceptability According to the Social Sciences. Russell Sage Foundation, 1985
Social Benefits versus Technological Risks" in Science Vol. 165, No. 3899. (Sep. 19, 1969), pp. 1232-1238


8
đến trách nhiệm cá nhân trong nhận thức rủi ro, bao gồm cả sự sợ hãi, không thích cái
mới, kỳ thị, và nhiều yếu tố khác.
Một điều thú vị khám phá ra từ các nghiên cứu trước đó là lý thuyết “che phủ”,
lý thuyết này cho rằng cảm xúc được phân thành nhóm như tích cực, chẳng hạn như

hạnh phúc và hy vọng, hay tiêu cực, chẳng hạn như nỗi sợ hãi và tức giận. Theo lý
thuyết “che phủ”, nhận thức lạc quan là do cảm xúc tích cực trong khi cảm xúc tiêu cực
làm ảnh hưởng đến một cái nhìn bi quan hơn về rủi ro. (Lerner và cộng sự, 2000)
Các nghiên cứu tâm lý đầu tiên đã được thực hiện bởi nhà tâm lý học Daniel
Kahneman và Amos Tversky (1974), người thực hiện một loạt các thí nghiệm đánh bạc
để xem cách mọi người đánh giá xác suất. Phát hiện chính là con người sử dụng việc
chẩn đoán con số để đánh giá thông tin. Các chẩn đoán thường là biểu tượng hữu ích
cho tư duy, nhưng có thể dẫn đến kết quả không chính xác trong một số trường hợp trong trường hợp này trở thành những thành kiến trong nhận thức.


Tính đại diện: thường được sử dụng khi người ta được yêu cầu đánh giá xác suất

mà một đối tượng hoặc sự kiện thuộc về một nhóm/quy trình bị tác động tương tự: thiếu
hiểu biết về xác suất; sai lầm khi chọn mẫu; chưa đánh giá đúng cơ hội; dự đoán sai; ảo

tưởng về giá trị; hồi quy sai.


Tính khả dụng của kinh nghiệm: sự kiện có thể được dễ dàng hơn khi được

tưởng tượng được đánh giá là có nhiều khả năng hơn so với các sự kiện có thể không dễ
dàng tưởng tượng: việc phục hồi trong một số trường hợp; hiệu quả nghiên cứu bị lệch;
tưởng tượng bị lệch; kết quả hồi quy sai.


Nguồn tin cập nhật và điều chỉnh theo kinh nghiệm: thường sẽ bắt đầu với một

đoạn thông tin được biết đến và sau đó điều chỉnh nó để tạo ra một ước tính nguy cơ nhưng việc điều chỉnh thường sẽ không đủ lớn: điều chỉnh thiếu sót; thành kiến trong
việc đánh giá các sự kiện ( kết hợp sai lầm); đánh giá phân bố xác suất chủ quan nguồn
tin cập nhật.



Bất đối xứng giữa tăng và giảm: con người sợ rủi ro đối với mong muốn thành

công, thích một điều chắc chắn hơn một canh bạc với tiện ích cao hơn mong đợi nhưng
trong thực tế khả năng không có gì. Mặt khác, con người sẽ có nguy cơ tìm kiếm về


9
những mất mát, thích hy vọng cho cơ hội bị mất hơn là chấp nhận một cách chắc chắn,
nhưng nhỏ hơn sự mất mát (ví dụ như bảo hiểm ) .


Hiệu ứng ngưỡng: Con người thích di chuyển từ sự không chắc chắn đến sự chắc

chắn hơn là làm điều tương tự để làm tăng sự chắc chắn, điều đó không dẫn đến kết quả
như mong muốn. Ví dụ, hầu hết mọi người sẽ chọn một loại vắc-xin làm giảm tỷ lệ mắc
bệnh A từ 10 % xuống 0% trong một ngày mà làm giảm tỷ lệ mắc bệnh B từ 20 % đến 10

%.
Một phát hiện quan trọng là các chuyên gia không ước tính xác suất tốt hơn
người dân. Các chuyên gia thường quá tự tin trong tính chính xác của các ước tính của
họ, và đặt quá nhiều xác xuất trong các mẫu nhỏ dữ liệu. (Slovic et al, 1982)
Theo Slimak & Dietz (2006) đa số người dân trong cộng đồng thể hiện một mối
quan tâm lớn hơn cho các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày như chất thải
nguy hại, thuốc trừ sâu…, quan tâm đến các vấn đề dài hạn có thể ảnh hưởng đến các thế
hệ tương lai như biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số. Cộng đồng thường dựa vào khoa học
để đánh giá mối đe dọa của các vấn đề môi trường bởi vì họ thường không trực tiếp trải
nghiệm những ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu. Tiếp xúc với mọi người có nhận
thức biến đổi khí hậu, hầu hết mọi người chỉ có kinh nghiệm ảo mặc dù tài liệu và phương

tiện truyền thông thường xuyên đưa tin. Tuy nhiên, đồng hành cùng với sự chờ đợi và thái
độ, mọi người không hiểu được tầm quan trọng của việc thay đổi hành

vi phá hoại môi trường ngay cả khi các chuyên gia cung cấp chi tiết và rõ ràng những
rủi ro gây ra bởi biến đổi khí hậu. (Sterman, 2008)
Nghiên cứu không chỉ trong các mô hình tâm lý mà còn chuyển sang tập trung vào
vai trò của ảnh hưởng, cảm xúc, và sự kỳ thị trong ảnh hưởng đến nhận thức rủi ro. Melissa
Finucane và Paul Slovic nằm trong số các nhà nghiên cứu quan trọng này. Các nhà nghiên
cứu đầu tiên thách thức bài viết Starr bằng cách kiểm tra việc thể hiện sở thích

- bao nhiêu người có nguy cơ nói rằng họ sẵn sàng chấp nhận. Họ phát hiện ra rằng, trái
với giả định cơ bản của Starr, con người thường thấy hầu hết rủi ro trong xã hội thường
ở mức độ cao. Họ cũng tìm thấy rằng khoảng cách giữa các nguy cơ tự nguyện và
không tự nguyện là gần như không lớn như Starr tuyên bố .


10
Slovic và nhóm nghiên cứu (1993) nhận thấy nhận thức nguy cơ có thể định
lượng và dự đoán được. Con người có xu hướng xem mức độ rủi ro là quá cao đối với
hầu hết các hoạt động. Solvic cho rằng tất cả những thứ bằng nhau, khi con người cảm
nhận được một lợi ích, càng khoan dung đối với một nguy cơ. Nếu một người có niềm
vui từ việc sử dụng một sản phẩm, người đó có xu hướng đánh giá lợi ích cao và rủi ro
thấp. Nếu hoạt động này không thích, nó sẽ ngược lại. Gregory và cộng sự (1993)
nghiên cứu trong tâm lý học đã chứng minh rằng nhận thức rủi ro phụ thuộc nhiều vào
trực giác, suy nghĩ kinh nghiệm và cảm xúc.
Nghiên cứu tâm lý đã xác định một miền rộng của các đặc tính có thể được đúc
kết thành ba yếu tố:
1.Mức độ rủi ro được nhận biết;
2.Mức độ gợi lên một cảm giác sợ hãi
3.Số lượng người tiếp xúc với rủi ro.

Một nguy cơ rủi ro được cảm nhận bởi sự mất kiểm soát, thảm họa, sự bất bình
đẳng. Những nguy cơ không rõ thường mới và khoa học chưa biết đến. Hơn nữa, con
người thường sợ hoạt động mang lại nguy cơ cao và càng có nhiều người muốn nguy cơ
giảm xuống. (Solvic và cộng sự , 1993)
2.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận xã hội học
Cách tiếp cận này được nghiên cứu bởi các tổ chức xã hội. Theo Wildavsky và
cộng sự (1990) quan điểm này được xây dựng bởi các tổ chức xã hội, các giá trị văn hóa
và lối sống.
Lý thuyết văn hóa được phát triển dựa trên nghiên cứu của nhà nhân chủng học
8

Mary Douglas và khoa học chính trị Aaron Wildavsky xuất bản lần đầu vào năm 1982 .

Trong lý thuyết văn hóa, Douglas và Wildavsky phác thảo bốn "lối sống" trong
một nhóm/ phạm vi. Mỗi cách sống tương ứng với một cấu trúc xã hội cụ thể và triển
vọng đặc biệt về rủi ro. Trong mỗi mắc lưới phân loại mức độ con người thường bị hạn

8

Douglas, Mary and Aaron Wildavsky. Risk and Culture. University of California Press, 1982


11
chế và bị giới hạn trong vai trò xã hội của họ. Các ràng buộc chặt chẽ của xã hội làm
hạn chế đàm phán cá nhân. Nhóm đề cập đến mức độ cá nhân được bao quanh bởi cảm
giác phụ thuộc hoặc liên đới.
Bốn lối sống bao gồm: Phân cấp, chủ nghĩa cá nhân, bình đẳng, và định mệnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thức rủi ro đã không chấp nhận lý thuyết văn hóa. Thậm chí
Douglas nói rằng lý thuyết đó gây tranh cãi, đặt ra một mối nguy hiểm của việc di
chuyển ra khỏi mô hình ưa thích của sự lựa chọn hợp lý của cá nhân mà nhiều nhà

nghiên cứu cảm thấy thoải mái.
2.1.3. Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành
Phương pháp khuếch đại xã hội của khung rủi ro (SARF) là sự kết hợp nghiên
cứu về tâm lý học, xã hội học, nhân chủng học và lý thuyết thông tin liên lạc. SARF
phác thảo cách thông tin liên lạc của các sự kiện có nguy cơ lây truyền từ người gửi
thông qua các trạm trung gian đến người nhận và trong quá trình phục vụ để khuyếch
đại hoặc làm giảm bớt những nhận thức về rủi ro. Tất cả các liên kết trong chuỗi thông
tin liên lạc, các cá nhân, nhóm, phương tiện truyền thông, .., có chứa các bộ lọc thông
qua đó thông tin được sắp xếp và hiểu rõ.
Khung rủi ro cố gắng giải thích các quá trình mà rủi ro được khuếch đại, nhận
được sự chú ý của công chúng, hoặc giảm động lực, ít nhận được sự quan tâm công
cộng. Khuôn rủi ro có thể được sử dụng để so sánh các câu trả lời từ các nhóm khác
nhau trong một sự kiện duy nhất, hoặc phân tích các vấn đề rủi ro như nhau trong nhiều
sự kiện. Trong một sự kiện có nguy cơ duy nhất, một số nhóm có thể khuếch đại nhận
thức của họ về rủi ro trong khi các nhóm khác có thể làm giảm bớt, hoặc giảm nhận
thức của họ về rủi ro.
Điểm chính của lý thuyết SARF nói rằng nguy cơ rủi ro diễn ra sẽ tương tác với
tâm lý cá nhân, xã hội và yếu tố văn hóa khác làm ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm
nhận thức của công chúng về nguy cơ. Hành vi của các cá nhân và các nhóm sau đó tạo
ra tác động xã hội và kinh tế học trong khi cũng tăng hoặc giảm nguy cơ vật lý riêng
của mình. (Kasperson và cộng sự, 1988)


12
Những hiệu ứng gợn sóng gây ra bởi sự khuếch đại nguy cơ bao gồm ảnh hưởng lâu
dài về tinh thần, ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh và thay đổi trong giá trị tài sản dân
cư, thay đổi trong giáo dục đào tạo, hoặc rối loạn xã hội. Những thay đổi ngay sau đó tiếp
tục được cảm nhận và phản ứng của các cá nhân và các nhóm mang lại kết quả lần thứ ba.
Cứ mỗi tác động bậc cao được phản ứng lại, có thể gây ảnh hưởng đến các bên khác và
ngay tại vị trí đó. Phân tích nguy cơ truyền thống bỏ qua những tác động hiệu ứng gợn sóng

và do đó rất nhiều đánh giá thấp tác động bất lợi từ sự kiện rủi ro nhất định. Biến dạng của
công chúng về tín hiệu rủi ro cung cấp một cơ chế khắc phục mà xã hội đánh giá đó là một
quyết định đầy đủ hơn về nguy cơ và tác động tới nhiều thứ không phải yếu tố truyền thống
trong phân tích rủi ro. (Kasperson và cộng sự, 2005)

2.2. Khả năng thích ứng
9

2.2.1 Khái niệm: Khả năng thích ứng là tính năng, đặc trưng của một hệ thống
hoặc của một quá trình. “Khả năng thích ứng” được sử dụng như một thuật ngữ chuyên
ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trong hoạt động kinh doanh.
Andresen và cộng sự (2005) cho rằng khả năng thích ứng trong lĩnh vực quản lý
tổ chức được xem như một khả năng thay đổi một cái gì đó hoặc thay đổi chính nó để
phù hợp với những thay đổi đang xảy ra. Trong hệ sinh thái, khả năng thích ứng đã
được mô tả như khả năng để đối phó với những thay đổi bất ngờ trong môi trường. Tuy
nhiên, Conrad và cộng sự (1983) cho rằng, định nghĩa của “Khả năng thích ứng” trong
các lĩnh vực này chỉ là điểm khởi đầu cho việc phân tích chi tiết hệ thống khả năng
thích ứng.
Đối với hệ thống, quy trình sản xuất và kinh doanh, khả năng thích ứng đã được
nhanh chóng tìm thấy như một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh và thành
công của nền kinh tế. Ngược lại, khả năng thích ứng và hiệu quả trong kinh doanh đối
lập với khả năng thích ứng của hệ thống sinh học và sinh thái, đòi hỏi một sự thỏa hiệp,
vì cả hai đều là những yếu tố quan trọng trong sự thành công của cả hệ thống. Conrad
và cộng sự (1983) cho rằng để xác định khả năng thích ứng của một quá trình hoặc một
hệ thống, cần xác nhận một số tiêu chí có liên quan.

9

/>


13
Trong khoa học đời sống, khả năng thích ứng trong từng giai đoạn được sử dụng
rất khác nhau. Thông thường, bản thân từ “Khả năng thích ứng” tự nó đã nói lên được ý
nghĩa. Ở khía cạnh khác, Conrad (1972) đề cập đến một thông tin cụ thể để đo lường hệ
sinh vật của hệ sinh thái, hoặc của bất kỳ hệ thống phụ của hệ sinh vật, chẳng hạn như
số lượng của một loài duy nhất, cá nhân, tế bào, chất đạm hoặc gen.
Trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ thuật tính năng này đã được xem xét từ cuối những
năm 1990. H.P Wiendahl đầu tiên giới thiệu khả năng thích ứng là một tính năng cần
thiết của một hệ thống sản xuất trong năm 1999. Wiendahl và cộng sự (1999) cho rằng
cần phải xem xét khả năng thích ứng phát sinh trong bối cảnh quy hoạch nhà máy, đây
chính là một mục tiêu để phát triển các mô-đun, hệ thống thích nghi. Nó đã trở thành
một yếu tố quan trọng đối với sản xuất và kỹ sư hệ thống. Khả năng thích ứng ở đây
được hiểu là khả năng của một hệ thống (ví dụ, một hệ thống máy tính) để thích ứng
một cách hiệu quả và nhanh chóng với hoàn cảnh thay đổi. Andresen và cộng sự (2005)
cho rằng một hệ thống thích nghi là một hệ thống mở có khả năng phù hợp với hành vi
theo những thay đổi trong môi trường hoặc trong các bộ phận của chính hệ thống đó.
Đó là lý do tại sao một yêu cầu để nhận ra nhu cầu để thay đổi mà không cần bất kỳ yếu
tố khác có liên quan được thể hiện.
2.2.2 Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong lĩnh vực sinh thái, vấn đề khả năng thích ứng được sử dụng để đo lường
việc đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo Adger (2003) việc quan sát trực tiếp cả
mô hình của sự thích nghi trong quá khứ cũng như các khó khăn kinh tế và xã hội là
bước đầu tiên trong lý thuyết về bản chất của các quá trình thích ứng. Khả năng thích
ứng là (1) các biện pháp ứng phó đã được thông qua trong quá khứ và có thể được sử
dụng một lần nữa trong tương lai, và các tùy chọn thích ứng (2) mới và sáng tạo để sử
dụng trong tương lai. Khoảng cách thích ứng được xác định bằng cách so sánh thích
ứng trong quá khứ và khả năng thích ứng về loại hình, thời gian và mức độ (hình 2.1).


14


Thích ứng trong quá khứ
1. Type
“Khoảng cách
Sự thích ứng”

Khả năng thích ứng
Hình 2.1: Sơ đồ phân tích khả năng thích ứng
Các bước phân tích khả năng thích ứng:
* Bước 1: Đánh giá tác động
Để ước tính các tác động, hộ gia đình được yêu cầu báo cáo mức độ của thiệt hại
kinh tế do bão Pakhar như thiệt hại tài sản và tổn thất thu nhập (do thua lỗ ngày làm
việc) đối với các hộ gia đình trong khu vực đô thị, và tổn thất sản xuất đối với các hộ
gia đình trong khu vực nông nghiệp (nông thôn).
* Bước 2: Đánh giá thích ứng
Các thiệt hại của các hộ gia đình không chỉ phụ thuộc vào nguy cơ có bão mà
còn phụ thuộc khả năng thích ứng của họ. Trong khi cộng đồng bị ảnh hưởng do bão,
những người đầu tư bảo vệ sẽ có tổn thất thấp hơn so với những người không đầu tư.
Để biết được hộ gia đình thích ứng như thế nào, phải xem xét cách thích ứng
trong quá khứ gọi là "sự thích nghi quá khứ", và xác định một tập hợp các khả năng
thích ứng cho các hộ gia đình và cộng đồng. Thông tin chính yêu cầu cần có là: sự sẵn
có của các lựa chọn thích ứng; các chi phí của các biện pháp ứng phó. Để đánh giá khả
năng thích ứng cần xác định một tập hợp các khả năng thích ứng và những rào cản thích
ứng khiến các hộ gia đình áp dụng các tùy chọn như vậy.
+ Tuỳ chọn thích ứng trong quá khứ


15
Đầu tiên, lựa chọn thích ứng trong quá khứ đã được xác định. Tất cả các tùy
chọn đã được phân loại theo loại. Ngoài ra, chi phí của từng cách thích ứng được áp

dụng bởi các hộ gia đình đã được ước tính. Hộ gia đình được hỏi họ đã chi tiêu bao
nhiêu cho cách thích ứng theo thời gian.
+ Khả năng thích ứng
Các cuộc phỏng vấn với những người cung cấp thông tin quan trọng và thảo luận
nhóm tập trung với các hộ gia đình được bố trí để thu thập dữ liệu để phát triển một tập
hợp các lựa chọn thích ứng có thể có hoặc thích hợp. Một số khả năng thích ứng được
lập bởi một chuyên gia và đề nghị các hộ gia đình trả lời hành động mà họ nhớ là đã áp
dụng.
* Bước 3: Đánh giá khoảng cách thích ứng
Sau khi tiến hành đánh giá về sự thích nghi trong quá khứ và khả năng thích ứng,
khoảng cách thích ứng được xác định theo loại, cấp, và thời gian đáp ứng, cụ thể:
1.

Loại thích ứng: đề cập đến những gì mới thích ứng với các biện pháp hộ gia

đình muốn áp dụng, nhưng không thực hiện trong quá khứ do những rào cản cụ thể
được xác định bởi các hộ gia đình.
2.
hợp

Mức độ thích nghi: Đôi khi, các loại của sự thích nghi có thể đã thích

nhưng có thể không được đầy đủ mức độ thông qua, do đó, tác động của lũ lụt đã được
chỉ bù đắp một phần.
3.

Thời điểm thích ứng: Mặc dù mức độ thích ứng có thể có được đầy đủ, thời

gian thích ứng đáng kể như hành động có thể được thực hiện quá sớm hoặc quá muộn.
Kết quả của các lỗi như vậy có thể dẫn đến chi phí bổ sung (Hanemann 2008). Những

trở ngại để thích ứng kịp thời bao gồm sự thiếu nhận thức về sự cần thiết phải hành
động hoặc một lợi ích từ hành động (Hanemann 2008).
2.3. Những nghiên cứu về khả năng thích ứng với ngập lụt
Lý thuyết khả năng thích ứng kết hợp với nhận thức rủi ro được sử dụng nhiều
trong nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khi hậu. Linda M. Peñalba và cộng sự
(2006) nghiên cứu khả năng thích ứng của các hộ gia đình, tổ chức cộng đồng và tổ


16
chức cho sự kiện khí hậu cực đoan ở Philippines

10

đã xác định chi phí thiệt hại về nhà

cửa cao nhất tại các khu vực ven biển, trong khi sản xuất nông nghiệp chịu đựng nhiều
nhất ở vùng đồng bằng. Chiến lược thích ứng của các hộ gia đình để đối phó với cơn
bão Milenyo chủ yếu là việc gia cố nhà cửa và tài sản hộ gia đình cũng như các hành vi
như đảm bảo thực phẩm, nước và một số vật dụng khác mà hộ gia đình cần bao gồm cả
các tàu thuyền và vật nuôi. Một số hành động tập thể đã diễn ra trong cộng đồng đặc
biệt là sau khi cơn bão đi qua, hoạt động cứu trợ đã được phát huy. Một số hộ gia đình
không thể có một số lựa chọn thích ứng có thể vì lý do tài chính, có một số người không
sẵn sàng để áp dụng chiến lược khuyến cáo của các chuyên gia như di chuyển đến một
nơi an toàn thích hợp.
Trong các nghiên cứu về nhận thức rủi ro, nghiên cứu rủi ro về ngập lụt được quan
tâm nhiều nhất. Vì nguy cơ lũ lụt

11

là phổ biến nhất và phá hoại nhất trong tất cả các thảm


họa thiên nhiên. Trong nhiều thập kỷ, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để làm giảm
thiệt hại lũ lụt. Cũng như trong các lĩnh vực rủi ro khác, các nghiên cứu về nhận thức rủi ro
và truyền thông nguy cơ đối với vấn đề lũ lụt ngày càng được quan tâm.
Nguy cơ lũ lụt là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nền kinh tế và đời sống
xã hội. Mỗi năm, lũ lụt làm tổn thương khoảng 20.000 người và ảnh hưởng xấu đến ít nhất
20 triệu người trên toàn thế giới, nguyên nhân chủ yếu là vì mất nhà, không có chỗ ở từ sau
những cơn lũ (Smith K, 2009). Các nghiên cứu gần đây của tạp chí Biến đổi Khí hậu Thế
giới 2007 đã chỉ ra rằng từ các mối nguy hiểm lũ lụt sẽ gia tăng trong những năm tới. Tiên
lượng này chủ yếu dựa trên các tác động dự đoán của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ở nhiều
nước, tổn thương do lũ lụt dự kiến cũng sẽ tăng do hậu quả của tăng dân số và mở rộng
không gian. Trên thế giới, nguy cơ lũ lụt mong đợi và quyết định đối mặt với những thách
thức tìm kiếm các kỹ thuật và thước đo hiệu quả đối phó với những mối nguy hiểm. Để
đánh giá tác động tiêu cực về mối nguy hiểm lũ lụt, các chuyên gia đã từng bước nghiên
cứu tác động của những rủi ro với cách tiếp cận tập trung vào xác suất của các sự kiện và
tầm quan trọng của hậu quả để lại. (Merz B. và cộng sự , 2010). Trong khi kỹ thuật tiến gần
với phương pháp tiếp cận mục tiêu để đánh giá rủi ro, một nhóm lớn các nhà nghiên cứu đã
tập trung vào đánh giá các khía cạnh của nguy cơ lũ lụt, trong đó
10

/>
11

Perception and Communication of Flood risks: A Systematic review of Empirical reseach, Wim Kellens
et al, 2012


17
có việc xác định nhận thức rủi ro của người dân (RP). Một số nhà nghiên cứu nhận ra
rằng nhận thức rủi ro lũ lụt phải chuyển phương pháp tiếp cận mục tiêu là chủ yếu đến

phương pháp tiếp cận tích hợp từ các khía cạnh xã hội như chuẩn bị thích ứng và các
phương pháp đối phó với lũ. Như vậy, cần phải tích hợp kiến thức nằm trong các biện
pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý rủi ro như lĩnh vực nghiên cứu mới. Vấn đề
nhận thức rủi ro đang trở thành một biện pháp cần thiết để đáp ứng những nhu cầu này.
D.Harwitasari và cộng sự (2011) cho rằng hầu hết ngập lụt xảy ra ở vùng ven
biển, theo chu kỳ thủy triều của trái đất có liên quan đến sự hình thành trầm tích đáy
biển. Trong nhiều thời kỳ lịch sử, con người chỉ ở những khu vực không ngập hoặc
ngập lụt rút nhanh. Tuy nhiên, khi dân số bùng nổ, đô thị hóa và những vùng đất cao đã
không còn chổ ở phải lan xuống vùng thấp dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Theo
Doornkamps (1998) nhiều vùng ngập lụt ở những vùng thấp ven biển là do sự kết hợp
giữa những cơn thủy triều cao và dòng chảy của những con sông. Marfai (2004) định
nghĩa “ngập do thủy triều” là “ngập ở ven biển khi thủy triều dâng cao”. Marfai và King
(2007 a, b) cho rằng ngập do thủy triều là sự kết hợp giữa thủy triều dâng cao, cơn sóng
và mực nước biển tăng nhanh. Yếu tố cuối cùng, khi có biến đổi khí hậu làm gia tăng
nhanh chóng việc ngập do thủy triều lập tức.
Báo cáo mới nhất của World bank

12

o

dự đoán năm 2050 trái đất ấm lên 2 C, mực

nước biển tăng thêm 50 cm thì Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Bangkok, Jakarta, Manila
và Yangon là những thành phố được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì hậu quả tàn phá
nặng nề hơn, làm cho những cánh đồng bị ngập lụt trong thời gian dài hơn, và những vùng
châu thổ ngập nước với những cánh đồng và nguồn nước uống bị xâm mặn.
Một lý do quan trọng làm tăng nguy cơ ngập lụt ở nhiều vùng ven biển là do đất lún
(Syvitski và cộng sự, 2009). Theo Sutanta và cộng sự (2005), đất lún xảy ra khi độ cao của
đất thấp hơn vị trí trước đó, điều này có liên quan đến hệ thống độ cao của vùng. Điểm cơ

bản liên quan đến việc thiếu bồi đắp lớp đất trầm tích thường xuyên ảnh hưởng đến việc
bảo vệ nhà cửa công trình trước sức mạnh của nước. Xa hơn nữa, việc khai thác

12

/> />

18
hệ thống nước ngầm ở những loại đất khác nhau - con người khai thác quá mức, là
nguyên nhân chính thúc đẩy gây nên sụt đất.
D.Harwitasari và cộng sự (2011)

13

cho rằng đất lún là nguyên nhân chính bởi sự

mất đi của tài nguyên nước, việc xây dựng quá mức và quá trình công nghiệp hóa ảnh
hưởng đến cải tạo đất (Domkamp, 1998)
Trong một nghiên cứu Nicholls (2002) đưa ra 4 hành động để làm giảm tác động
của việc ngập lụt ở vùng ven biển đó là:
1.Giảm nhẹ biến đổi khí hậu bằng cách làm giảm hiệu ứng nhà kính.
2.Tránh xa nguy cơ để làm giảm bớt tính tổn thương.
3.Nâng cao kỹ năng chống lại ngập lụt.
4.

Kiểm soát sự gia tăng những nơi nguy hiểm bằng cách khuyến khích mở rộng

dân số ở vùng ven biển khác để tránh vùng ven biển bị ngập.
Klein và cộng sự, (2001) cho rằng một nghiên cứu ở vùng đô thị, chính quyền
địa phương thường kiểm soát hành động 2 và 3, đó là thước đo khả năng thích ứng. Họ

cần những dữ liệu kỹ thuật và phi kỹ thuật.
Trong quá trình biến đổi khí hậu, việc thích nghi là một quá trình mà mỗi cá nhân và
cộng đồng cần làm để giảm tổn thương hoặc gia tăng khả năng phục hồi – việc này thường
được quan sát và mong đợi thay đổi trong quá trình biến đổi khí hậu (Mc Cathy và cộng sự,
2001; Adger và cộng sự, 2007). Theo kết luận ban đầu của tạp chí Khoa học môi trường
(2007), Munasingle và Swart (2005) nhìn nhận khả năng thích nghi như là hệ thống cần
thiết xuyên suốt phạm vi, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, làm giảm nhẹ hậu quả.
Smit và Pilifosofa, 2001 nhấn mạnh rằng hệ thống thích nghi của con người chống lại biến
đổi khí hậu có thể thúc đẩy cả sự quan tâm của cá nhân và cộng đồng. Theo đó, khuynh
hướng thích nghi trở thành một quá trình, suy nghĩ nhiều yếu tố nguy cơ hoặc nhấn mạnh
nhiều hơn những thước đo đặc biệt đối với biến đổi khí hậu.

Climate change adaptation in practice: people's responses to tidal flooding in Semarang, Indonesia, D.
Harwitasari, J.A. van Ast
13


×