Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.94 KB, 12 trang )

Đề tài: Bình luận các quy định pháp luật hiện hành về
chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
A. MỞ ĐẦU
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có không ít doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Có thể là do làm ăn thua lỗ hoặc bị ứ đọng vốn lưu thông dẫn
đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán các
khoản nợ đến hạn, nợ lương người lao động, hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trì trệ, thậm chí ngừng hoạt động
về mặt thực tế…
Theo quy định của Luật phá sản, khi lâm vào tình trạng
này, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành mở
thủ tục phá sản. Mục đích là để bảo vệ và giải quyết quyền
lợi cho các chủ thể bị ảnh hưởng.
Để làm rõ hơn về chủ thể nộp đơn yêu cầu phá sản, tôi đã
lựa chọn đề bài: “Bình luận các quy định pháp luật hiện
hành về chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản.”
B. NỘI DUNG
I.
Khái quát chung
1. Phá sản
Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình trạng
một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ
hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng
số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài
phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị
phá sản. Có hai loại phá sản: phá sản đơn và phá sản gian
lận. Phá sản đơn là khi người chủ công ty bất cẩn, thiếu tính



toán, quản lý tồi, vay mượn tuỳ tiện, kế toán không minh
bạch, không tôn trọng những nghĩa vụ đã cam kết, không
khai báo cho toà án hay cơ quan có thẩm quyền về tình hình
ngừng chi trả theo đúng thời hạn luật pháp quy định. Phá sản
gian lận là khi người chủ công ty có ý gian trá trong kế toán,
che giấu bớt tài sản nợ, khai tăng tài sản có. Phá sản gian lận
bị phạt nặng hơn phá sản đơn.
Việc phá sản có thể do chủ công ty tự nộp đơn xin phá
sản, hay do một hoặc nhiều chủ nợ có đơn yêu cầu. Tài sản,
tiền vốn của công ty có thể được mang bán đấu giá để thanh
toán nợ. Một số quốc gia, cá nhân cũng có quyền tuyên bố
phá sản.
2. Thủ tục phá sản
Luật Phá sản 2014 đã có nhiều điểm cải tiến trong thủ tục
phá sản doanh nghiệp, cụ thể thủ tục phá sản được diễn ra
theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản => Nộp tiền tạm ứng
phí phá sản.
Bước 2: Hòa giải và Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- Tòa án trả lại đơn hoặc Chuyển cho tòa án có thẩm quyền
hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản
hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người
yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn)


- Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản trong
trường hợp đặc biệt hoặc hòa giải đối với trường hợp hòa
giải trước khi mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở

thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lại nộp tiền lệ phí,
tạm ứng phí phá sản
- Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản:
- Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
- Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài
sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh
sách người mắc nợ.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
- Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất (hoãn Hội nghị chủ nợ);
- Hội nghị chủ nợ lần thứ hai:
 Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản khi có người tham
gia hội nghị chủ nợ vắng mặt.
 Thông qua nghị quyết của hội nghị chủ nợ về các giải
pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh; về Kế hoạch
thanh toán cho các chủ nợ…
=> Phục hồi doanh nghiệp; hoặc
=> Thủ tục thanh toán tài sản phá sản.
Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp


Phục hồi doanh nghiệp => Đình chỉ thủ tục phá sản hoặc
Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã
bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp
tác xã bị phá sản
- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã cho các đối tượng theo thứ tự phân
chia tài sản.
3. Đơn yêu cầu và chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản là thủ tục bắt buộc đầu tiên của trình tự giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản là căn cứ để Tòa án có ra quyết định mở thủ tục phá
sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó hay không?. Đây là
một loại văn bản trong đó thể hiện ý chí của chủ thể làm đơn
mong muốn Tòa án xem xét về tình trạng tài chính của
doanh nghiệp, hợp tác xã từ đó xem xét yêu cầu mở thủ tục
phá sản.
Chủ thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: là những cá
nhân có liên quan tới doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào
tình trạng phá sản có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản: thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ


nộp đơn mở thủ tục của các chủ thể sẽ xuất hiện khi doanh
nghiệm, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Viêc xác định
thời điểm mở thủ tục phá sản là rất quan trọng bởi nó ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp và hợp
tác xã. Thời điểm phù hợp nhất là khi doanh nghiệp, hợp tác
xã “không còn khả năng thanh toán được các khoản nợ đến
hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản vào thời điểm này sẽ có lợi cho cả con nợ, chủ nợ và
người lao động.

II.

Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá

sản
1. Các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của các chủ nợ
Theo quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 thì những người
sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã:
1.1. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
các chủ nợ
Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ
không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03
tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp
tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ không có bảo
đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần phải có các nội dung chủ
yếu được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Phá sản 2014.


Theo đó, chủ thể là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản ở đây là chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ
có bảo đảm một phần. Luật phá sản năm 2014 vẫn giữ
nguyên thành phần chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản. quy định này tạo điều kiện cho các chủ nợ
không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ
hội lựa chọn thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình khi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào

tình trạng phá sản.
Khái niệm chủ nợ: Theo pháp luật về phá sản, chủ nợ sẽ
được hiểu rộng, nguyên nhân trở thành chủ nợ đa dạng hơn,
và mối quan hệ giữa chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã
mắc nợ cũng phong phú hơn, không đơn thuần chỉ là quan hệ
giữa người cho vay và người vay. Tuy nhiên, kết cục cũng là
một bên có khoản nợ không thanh toán (không có khả năng
thanh toán) cho bên được thanh toán. Theo quy định của
Luật phá sản, chỉ có chủ nợ không có bảo đảm hoặc chủ nợ
có bảo đảm một phần mới có quyền làm đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần: Chủ nợ có bảo đảm một
phần là chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà
giá trị tài sản bảo đảm ít hơn khoản nợ đó Thông thường
khi áp dụng biện pháp bảo đảm, các bên thỏa thuận
bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng, nhưng
khoản nợ có bảo đảm một phần vẫn luôn diễn ra.
Nguyên nhân là do: khi thỏa thuận áp dụng biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các bên thỏa thuận bằng


một số tiền cụ thể, một tài sản nhỏ hơn; mặc dù lúc ký
kết hợp đồng, khi thiết lập quan hệ các bên thỏa thuận
bảo đảm 100% nghĩa vụ hoặc cao hơn để bảo đảm,
phòng ngừa rủi ro, nhưng trogn quá trình thực hiện
nghĩa vụ, tài sản bị giảm giá hoặc một trong những tài
sản bảo đảm bị mất đi do những lý do khách quan.
- Chủ nợ không có bảo đảm: chủ nợ không có bảo đảm là
chủ nợ có khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản

của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
Khoản nợ không có bảo đảm thường phát sinh trong
hoạt động kinh doanh, thông qua các hợp đồng.
1.2. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở
cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành
lập công đoàn cơ sở
Khoản 2 Điều 5 Luật phá sản quy định: “Người lao động,
công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những
nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày
phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến
hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động, đại
diện công đoàn phải có các nội dung chủ yếu được quy định
tại Khoản 2 Điều 27 Luật Phá sản 2014.
Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục


phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp
quản lý, thanh lý tài sản.
Đây là điểm mới đã ngăn ngừa bất cập trong Luật phá sản
2014 là người lao động cử người đại diện nộp đơn. Bên cạnh
đó, dựa vào chức năng, nhiệm vụ công đoàn cơ sở ta thấy
thêm chủ thể nà vào là rất hợp lý, bảo vệ tối đa quyền và lợi
ích hợp pháp của người lao động.
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản của những chủ thể này là thời điểm hết thời hạn 03

tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các
khoản nợ đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp,
hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Đối với chủ
thể này, thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản của họ có thêm một thời điểm riêng nữa đó là
hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thự hiện nghãi vụ trả
lương mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa
vụ.
1.3. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
cổ đông hoặc nhóm cổ đông
Khoản 5 Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định: “Cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ
thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ
phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục


phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong
trường hợp Điều lệ công ty quy định.”
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của cổ đông hoặc nhóm
cổ đông của công ty cổ phần phải có các nội dung theo quy
định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Phá sản 2014 và gửi kèm
các tài liệu (nếu có) theo quy định tại khoản 3 và khoản 4
Điều 28 của Luật Phá sản 2014.
Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này là
thời điểm công ty cổ phần mất khả năng thanh toán, tức là
công ty cổ phần không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các
khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh

toán
1.4. Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của
thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo
pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp
hợp tác xã
Khoản 6 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định : “Thành viên
hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
mất khả năng thanh toán.”
Theo đó, đối tượng áp dụng ở đây chỉ có thể là hợp tác xã
hoặc liên hiệp hợp tác xã vì chỉ có hai đối tượng này mới tồn
tại thành viên hợp tác xã và hợp tác xã thành viên của liên
hiệp hợp tác xã.
Thời điểm phát sinh quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả


năng thanh toán. Tức là thời điểm hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ khi
đến hạn thanh toán.
2. Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những
người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản như sau:
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời
hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn
03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các
khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh
nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp
tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của
công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh
của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.


Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần
phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ
phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông
sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên
tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong
trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật
của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền
nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Ngoài ra những cá nhân, cơ quan, tổ chức khi phát hiện

doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trách
nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người có quyền,
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (Điều 6 Luật
phá sản 2014).
3. Trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục
phá sản
Để đảm bảo quyền, lợi ích của doanh nghiệp, hợp tác xã,
không để xảy ra tình trạng người có quyền nộp đơn yêu cầu
mở thủ tục phá sản lợi dụng quyền nộp đơn của mình với
mục đích làm giảm hoặc mất uy tín của doanh nghiệp, hợp
tác xã đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ
và người lao động, Luật phá sản đã quy định về những chế
tài nhất định đối với trường hợp này.
Theo đó, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do
không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín,


hoạt động kinh doanh ủa doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có
sự gian dối trong yêu cầu mở thủ tục phá sản thì tùy theo
tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan, gây ảnh
hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc có sự gian dối trong yêu cầu
mở thủ tục phá sản thì Tòa án đã nhận đơn phải ra quyết
định trả lời đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo khoản 4
điều 24 Luật phá sản.
C. KẾT LUẬN

Luật phá sản là một bước tiến dài trong quá trình phát
triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để đảm
bảo cho nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa phát triển bền vững và tốt trong thời đại hiện nay, cần
phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đầy đủ nhất.
Luật phá sản 2004 và 2014 với những quy định về chủ thể có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản giúp chúng ta có
căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu của
mình. Vậy nên cần nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá để qua
đó từng bước đưa ra kiến nghị và phương hướng hoàn thiện
pháp luật trong thời gian tới.



×