Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ đến chỉ số giá chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------------

DƯƠNG VĂN CƯỜNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ
GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------------

DƯƠNG VĂN CƯỜNG

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ
GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế tài chính – Ngân hàng
60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. THÂN THỊ THU THỦY

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan những nội dung trong luận văn này là kết quả của quá trình học
tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của Tôi. Các số liệu trong luận văn là
trung thực, chính xác và được thu thập từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy.
Tôi cam đoan rằng luận văn này chưa được công bố trên bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012
Tác giả

Dương Văn Cường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU
1.


Đặt vấn đề

2.

Mục tiêu nghiên cứu

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Kết cấu của luận văn

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN C
1.1

Tổng quan về thị trường chứng kho

1.1.1

Tổng quan về thị trường chứng kh

1.1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán ...................................................

1.1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán .......................................
1.1.1.3 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán..................................................
1.1.2

Chỉ số giá chứng khoán ................

1.1.2.1

Khái n

1.1.2.2

Ý ngh

1.1.2.3

Phân l

1.1.2.4 Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán ............................................
1.2

Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưở

1.2.1

Tổng sản phẩm quốc nội ...............

1.2.2

Lạm phát .......................................


1.2.3

Lãi suất ..........................................


1.2.4 Tỷ giá hối đoái...................................................................................................................... 16
1.2.5 Cung tiền................................................................................................................................ 16
1.2.6 Tăng trưởng tín dụng......................................................................................................... 18
1.3

Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố vĩ mô tác động đến chỉ số giá
chứng khoán trên thế giới............................................................................................... 19

1.3.1 Serkan Yilmaz Kandir nghiên cứu các biến kinh tế vĩ mô với tỷ suất sinh
lời của chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ................................................................................ 19
1.3.2 Ramin Cooper Maysami, Lee Chuin Howe, Mahoamad Atkin Hawzah.....20
Kết luận chương 1.................................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ
VĨ MÔ VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................23
2.1

Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................... 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................... 23
2.1.2 Thực trạng hoạt động......................................................................................................... 23
2.2

Phân tích biến động của chỉ số giá chứng khoán Việt Nam................................ 27


2.3

Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và chỉ số giá chứng
khoán Việt Nam.................................................................................................................. 37

2.3.1 Giá trị sản lượng công nghiệp........................................................................................ 39
2.3.2 Lạm phát................................................................................................................................. 40
2.3.3 Lãi suất.................................................................................................................................... 41
2.3.4 Tỷ giá hối đoái...................................................................................................................... 42
2.3.5 Cung tiền................................................................................................................................ 43
2.3.6 Tăng trưởng tín dụng......................................................................................................... 44
2.4

Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng
khoán Việt Nam.................................................................................................................. 45

2.4.1 Mô hình phân tích............................................................................................................... 45
2.4.2 Chọn mẫu dữ liệu và mô hình ước lượng.................................................................. 45
2.4.2.1 Chọn mẫu dữ liệu....................................................................................................... 45
2.4.2.2 Mô hình ước lượng.................................................................................................... 45
2.4.3 Phân tích kết quả hồi quy................................................................................................. 46


2.4.3.1 Kiểm định tính dừng của số liệu.......................................................................... 46
2.4.3.2 Ước lượng phương trình hồi quy......................................................................... 48
2.4.3.3 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 49
2.4.4 Kiểm định mô hình hồi quy............................................................................................ 49
2.4.4.1 Kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy............................................... 49
2.4.4.2 Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................................ 49
2.4.4.3 Kiểm định phương sai thay đổi............................................................................. 52

2.4.5 Mô hình ước lượng tối ưu................................................................................................ 53
Kết luận chương 2.................................................................................................................................. 55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG BẤT THƯỜNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM........................................................................ 56
3.1

Chính sách tiền tệ phải được điều hành độc lập bởi NHNN....................... 56

3.2

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại.................................................... 58

3.3

Tái cấu trúc nền kinh tế để chính sách hiệu quả.............................................. 60

3.4

Ỏn định tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán.................................................. 65

3.5

Các giải pháp đối với thị trường chứng khoán và nhà đầu tư...................67

3.5.1 Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo thị trường chứng khoán...................... 67
3.5.2 Công khai, minh bạch hóa thông tin............................................................................ 68
3.5.3 Nâng cao nâng lực quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán...........68
3.5.4 Gia tăng quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán..................................... 70
3.5.5 Cho phép nhà đầu tư sử dụng các công cụ phái sinh............................................. 71

3.5.6 Dự báo các biến kinh tế vĩ mô trước khi quyết định đầu tư................................ 73
3.5.7 Ứng dụng mô hình định lượng vào dự báo giá chứng khoán.............................73
Kết luận chương 3.................................................................................................................................. 74
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................. 76
PHỤ LỤC................................................................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

DNNY

: Doanh nghiệp niêm yết

EPS

: Thu nhập trên mỗi cổ phần

ETF

: Exchange Traded Fund

GDP


: Tổng sản phầm quốc nội

HASTC

: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTW

: Ngân hàng trung ương

NĐT

: Nhà đầu tư


SGDCK

: Sở giao dịch chứng khoán

UBCK

: Ủy ban chứng khoán

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán.


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Các biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng
khoán Bảng 2.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị dữ liệu gốc
Bảng 2.3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị sai phân bậc 1
Bảng 2.4. Kết quả ước lượng phương trình (2.1)
Bảng 2.5. Kết quả kiểm định đồng liên kết
Bảng 2.6. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 2.7. Kết quả ước lượng hồi qui của phương trình (2.2)
Bảng 2.8. Kết quả kiểm định bỏ biến CPI trong phương trình (2.1)
Bảng 2.9. Kết quả kiểm định bỏ biến CPI và EX phương trình (2.1)
Bảng 2.10. Kết quả ước lượng sau khi bỏ 2 biến phương trình (2.1)
Bảng 2.11. Kết quả kiểm định phương sai thay đổi phương trình (2.3)
Bảng 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007 tính theo vốn

đấu tư và tổng tích lũy tài sản


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1

Vốn hóa thị trường trên GDP

Đồ thị 2.2

Số lượng cổ phiếu niêm yết giai đoạn 2000 – 2011

Đồ thị 2.3 Số tài khoản giao dịch chứng khoán giai doạn 2000 – 2011
Đồ thị 2.4 Số lượng công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ Đồ thị
2.5 Diễn biến VN-Index giai đoạn 2006-2007
Đồ thị 2.6 Diễn biến HNX-Index giai đoạn 2006-2007 Đồ
thị 2.7 Diễn biến VN-Index giai đoạn 2008 - 3/2009 Đồ thị
2.8 Diễn biến HNX-Index giai đoạn 2008 - 3/2009 Đồ thị
2.9 Diễn biến VN-Index giai đoạn 4/2009 - 8/2010
Đồ thị 2.10 Diễn biến của HNX-Index giai đoạn 4/2009 - 8/2010 Đồ
thị 2.11 Diễn biến của VN-Index giai đoạn 9/2010-12/2011 Đồ thị
2.12 Diễn biến của HNX-Index giai đoạn 9/2010 - 12/2011 Đồ thị
2.13 VN – Index và HNX-Index giai đoạn 09/2010 – 12/2011 Đồ thị
2.14 Giá trị sản lượng công nghiệp và chỉ số giá chứng khoán Đồ thị
2.15 Lạm phát và chỉ số giá chứng khoán
Đồ thị 2.16 Lãi suất liên ngân hàng và chỉ số giá chứng khoán
Đồ thị 2.17 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá chứng khoán Đồ thị
2.18 Cung tiền và chỉ số giá chứng khoán
Đồ thị 2.19 Tăng trưởng tín dụng và chỉ số giá chứng khoán
Đồ thị 3.1 Đầu tư và ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010



MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề

Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng cho
nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại các nền kinh tế đó,
thị trường chứng khoán đã tồn tại hàng trăm năm và hiện đang phát triển rất mạnh.
Ngày 28/07/2011 vừa qua là tròn 11 năm thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt
động. Trong 11 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua rất nhiều thăng trầm và
đã đem lại nhiều niềm vui cũng như nước mắt cho biết bao nhà đầu tư. Không thể phủ
nhận một điều rằng thị trường chứng khoán đóng vai trò là một thị trường vốn rất quan
trọng trong nền kinh tế thị trường. Chính vì điều này đòi hỏi phải phát triển một thị
trường lành mạnh và ổn định, mới thu hút được đông đảo nhà đầu tư tham gia và các
doanh nghiệp mới có nhiều khả năng huy động vốn. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán
Việt Nam đã biến động không ổn định trong thời gian qua với nhiều nguyên nhân tác
động khác nhau. Đỉnh điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là giai đoạn 2006 –
2007 khi mà chỉ số giá chứng khoán VN-Index ở mức trên 1.100 điểm. Tuy nhiên,
bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới thị trường chứng khoán Việt Nam đã
giảm rất mạnh và tạo đáy vào thời điểm tháng 02/2009 khi VN-Index chỉ còn nằm tại
mức 235 điểm.
Chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân tác động đến sự hoạt động và thay đổi
của thị trường chứng khoán, mà biểu hiện chủ yếu là sự thay đổi của chỉ số giá chứng
khoán, để từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm có những định hướng đối với
thị trường. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của chỉ số giá chứng
khoán, và một trong những nguyên nhân quan trọng là các nhân tố kinh tế vĩ mô. Chính
vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến
chỉ số giá chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.



2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán tại
Việt Nam như VN – Index.
Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
Việt Nam.
Đưa ra các giải pháp nhằm làm hạn chế sự tác động bất thường của các chính
sách kinh tế vĩ mô, từ đó giúp cho việc thực hiện các chính sách kinh tế trong thời gian
tới được nhất quán và giúp cho nhà đầu tư có thể đầu tư hiệu quả hơn. Qua đó khôi
phục lại niềm tin cho nhà đầu tư và giúp cho thị trường chứng khoán phát triển bền
vững và ngày càng đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần phát triển
kinh tế Việt Nam.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các biến số kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế như tổng
sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, tăng trưởng tín dụng
và chỉ số VN – Index.
Phạm vi nghiên cứu:
+

Chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN – Index trong giai đoạn từ tháng

01/2009 đến tháng 12/2011.
+

Chỉ nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam,


không nghiên cứu các yếu tố khác như chính trị, xã hội…
4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp
định tính kết hợp vói định lượng bằng cách dùng mô hình hồi quy đa biến để phân tích
mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với biến chỉ số giá chứng khoán thông qua
chuỗi dữ liệu thời gian.
5.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Tổng quan các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng
khoán.
Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô và chỉ số giá
chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế sự tác động bất thường của các nhân tố kinh
tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ

MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán và chỉ số giá chứng khoán

1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.1.1.1 Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng
khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người
mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường
thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ
cấp.
Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm
giữ chứng khoán.
Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán:
Chức năng của thị trường chứng khoán:
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: chức năng này của thị trường chứng
khoán được thể hiện thông qua việc các nhà đầu tư mua cổ phần của các tổ chức phát
hành, và các tổ chức phát hành này sẽ dùng số tiền huy động được để đầu tư vào các
hoạt động kinh doanh.
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: Với một số lượng lớn các cổ
phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán đa dạng về chủng loại, ngành nghề, mức
độ sinh lời cũng như mức độ rủi ro sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho công chúng.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: các chỉ báo
của thị trường chứng khoán phản ánh những động thái, thay đổi của nền kinh tế một
cách nhanh nhạy và tương đối chính xác. Sự biến động về giá và thanh khoản của các
chứng khoán cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng hay bị thu hẹp. Với các quy định,
định hướng tác động vào thị trường chứng khoán có thể gây nên những tác động to lớn
đến nền kinh tế.


2

Vai trò của thị trường chứng khoán:

Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: thị trường chứng khoán là nơi
diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại chứng khoán nên thông qua thị trường
chứng khoán, các loại chứng khoán sẽ được mua/bán liên tục, khiến cho tính thanh
khoản của các loại chứng khoán này tăng lên một cách đáng kể. Thanh khoản là một
vấn đề rất đáng quan tâm đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức. Thanh
khoản cao giúp cho việc tham gia hay thoát khỏi thị trường dễ dàng hơn, khiến cho
việc chuyển trạng thái từ tiền mặt sang chứng khoán hay ngược lại một cách dễ dàng.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: thông qua sự biến động giá cổ phiếu,
thanh khoản cũng như sự tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện khi niêm yết sẽ giúp cho
các chủ thể đánh giá được phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: với những lợi ích
thông qua việc phát hành, niêm yết trên thị trường chứng khoán như việc phát hành
giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư,
tăng cường hoạt động kinh doanh; niêm yết để giúp cho doanh nghiệp minh bạch hóa
thông tin và tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty…sẽ thúc đẩy sự ra đời và phát
triển của các công ty cổ phần. Bởi theo quy định hiện hành, chỉ có công ty cổ phần mới
được phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Điều hòa vốn giữa các ngành trong nền kinh tế: thông qua thị trường chứng
khoán, vốn trong nền kinh tế có thể được điều hòa từ ngành này sang ngành khác một
cách dễ dàng bằng việc ban hành những quy định của Chính Phủ nhằm thúc đẩy, hỗ trợ
hoặc hạn chế một ngành nghề nào đó.
Là công cụ thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài: với việc thị trường
chứng khoán có tính thanh khoản cao và có nhiều tiềm năng tăng trưởng sẽ thu hút
dòng vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Thông qua những quy định về giới hạn tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, về


3


việc bắt buộc phải công bố thông tin của nhà đầu tư nước ngoài khiến cho việc kiểm
soát vốn đầu tư nước ngoài được dễ dàng.
1.1.1.2 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Trong hoạt động của thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau
tham gia, người bán và người mua, trung gian môi giới chứng khoán cho hai bên mua
và bán để hưởng hoa hồng môi giới. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là Nhà nước,
người tổ chức thị trường và các tổ chức phụ trợ.
Các nhà phát hành
Các nhà phát hành trên thị trường chứng khoán chính là các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa ở thị trường sơ
cấp, và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp là công ty cổ
phần có vị trí quan trọng nhất, nó tạo ra khối lượng hàng hóa lớn thông qua phát hành
cổ phiếu bán lần đầu ra thị trường sơ cấp, nhằm tạo vốn cho công ty mới thành lập,
hoặc phát hành bổ sung vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể bán chứng khoán mà nó còn là người mua chứng
khoán với nhiều mục đích khác nhau như: đầu tư vào một công ty khác, mua bán hoặc
sáp nhập các công ty…Các doanh nghiệp khác có thể phát hành trái phiếu, hoặc có thể
là chủ thể mua bán hoặc tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán.
Các nhà đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân: là người có tiền tiết kiệm và muốn đầu tư số tiền tiết kiệm
vào chứng khoán để hưởng lợi tức hàng năm, và là người bán lại chứng khoán để rút
vốn trước thời hạn hoặc để hưởng những khoản chênh lệch giá. Họ tham gia thị trường
bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nhà đầu tư tổ chức: là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán với số
lượng lớn trên thị trường, điển hình là các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài
chính…và các công ty chứng khoán với hoạt động tự doanh. Những nhà đầu tư này có


4


điểm mạnh là vốn lớn, có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và nhiều công cụ để phân
tích và tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn các nhà đầu tư cá nhân.
Các nhà môi giới chứng khoán
Là các công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhiệm một
hoặc nhiều nhiệm vụ như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành và tự doanh chứng
khoán.
Cơ quan quản lý thị trường
Là các cơ quan định hướng giúp cho thị trường chứng khoán ổn định và phát
triển, ban hành các hướng dẫn, quy định và giám sát mọi hoạt động trên thị trường
chứng khoán. Các chủ thể này có thể là Ủy Ban Chứng Khoán, Sở Giao Dịch Chứng
Khoán…
1.1.1.3 Hàng hóa trên thị trường chứng khoán
Hàng hóa trên thị trường chứng khoán là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu và
các công cụ chứng khoán phái sinh. Trong đó:
Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên
hoặc không ghi tên. Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông và là chủ sở hữu của
công ty.
Trái phiếu: là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản
tiền lợi tức xác định, thường là trong khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản
cho vay ban đầu khi đáo hạn.
Các công cụ chứng khoán phái sinh: là các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
kỳ hạn, hợp đồng tương lai về một loại chứng khoán cụ thể.
1.1.2 Chỉ số giá chứng khoán
1.1.2.1 Khái niệm


5


Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ánh giá trị tổng hợp của các cổ phiếu
thành phần. Đây là một công cụ để đại diện cho thuộc tính của các cổ phiếu thành phần
vốn có sự tương đồng với nhau về nhiều mặt, như giao dịch trên cùng một sở giao dịch,
nằm trong cùng một ngành hay có qui mô vốn hoá thị trường tương tự nhau. Nhiều chỉ
số chứng khoán do các hãng thông tấn, các công ty dịch vụ tài chính tổng hợp đang
được sử dụng làm chuẩn mực cho các danh mục đầu tư.
1.1.2.2 Ý nghĩa
Chức năng chính của chỉ số giá chứng khoán là dùng để đánh giá hoạt động
chung của thị trường chứng khoán, thông qua việc chỉ số giá tăng hay giảm, nhà đầu tư
và các chủ thể liên quan biết được thị trường chứng khoán đang ở mức độ nào, đang
tăng trưởng hay suy thoái để từ đó có các hành động phù hợp. Ngoài ra, chỉ số giá
chứng khoán còn là cơ sở để xây dựng các danh mục đầu tư theo chiến lược đầu tư thụ
động, như các quĩ đầu tư chỉ số chứng khoán (Quỹ ETF – Exchange Traded Fund)
1.1.2.3 Phân loại
Các chỉ số giá chứng khoán được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Chỉ số
chứng khoán toàn thị trường phản ánh hoạt động của toàn bộ một thị trường chứng
khoán và từ đó phản ánh về tình trạng của nền kinh tế. Các chỉ số chứng khoán được sử
dụng thường xuyên nhất chính là các chỉ số chứng khoán toàn thị trường, hình thành
nên từ cổ phiếu của những công ty niêm yết hàng đầu trên các thị trường chứng khoán
lớn nhất của các quốc gia, như chỉ số Dow Jones và S&P 500 của Mỹ, chỉ số FTSE 100
của Anh, chỉ số CAC 40 của Pháp, DAX của Đức và Nikkei 225 của Nhật.
Chỉ số giá chứng khoán cũng có thể được mở rộng ra ngoài giới hạn của một sở
giao dịch chứng khoán, như chỉ số Dow Jones Wilshire 5000 Total Stock Market Index,
đại diện cho cổ phiếu của gần như tất cả các công ty niêm yết ở Mỹ, bao gồm các cổ
phiếu được giao dịch trên NYSE và NASDAQ. Chỉ số EAFE (Europe, Australia, Far
East), do quĩ đầu tư quốc tế Morgan Stanley đưa ra, là chỉ số giá tổng hợp của các công
ty lớn ở các nền kinh tế phát triển trên Đông bán cầu...


6


Các chỉ số chứng khoán mang tính chuyên ngành hơn được sử dụng để theo sát
diễn biến của một số ngành nhất định, như chỉ số Morgan Stanley Biotech, gồm có 36
công ty của Mỹ chuyên về công nghệ sinh học. Các chỉ số chứng khoán khác có thể
được xây dựng dựa trên những công ty có cùng qui mô, kiểu quản lý, hay thậm chí theo
những tiêu chí cụ thể như một chỉ số chứng khoán do tuần báo Linux đưa ra, đại diện
cho cổ phiếu của các công ty bán sản phẩm và dịch vụ liên quan đến hệ điều hành máy
tính Linux.
1.1.2.4 Phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán
Từ các cổ phiếu thành phần thì có nhiều cách để tính toán chỉ số chứng khoán.
Đơn giản nhất là phương pháp bình quân giá thuần tuý, giá cổ phiếu là nhân tố
duy nhất được xem xét khi tính toán chỉ số chứng khoán, biến động giá của cổ phiếu sẽ
ảnh hưởng mạnh đến chỉ số chứng khoán bất kể qui mô của công ty đó lớn hay nhỏ.
Chỉ số Dow Jones được tính toán theo cách này từ cổ phiếu của 65 công ty lớn nhất của
Mỹ.
Phương pháp thứ hai là bình quân trọng số theo qui mô vốn hoá thị trường, như
phương pháp mà chỉ số Hang Seng sử dụng. Do có tính đến trọng số nên những biến
động nhỏ về giá cổ phiếu của các công ty lớn cũng gây ra biến động lớn với chỉ số
chứng khoán đó.
Ngoài ra, để tính toán các chỉ số chứng khoán có thể sử dụng phương pháp tính
trọng số theo số cổ phiếu phát hành, số lượng cổ phiếu của một công ty càng lớn thì
mức độ ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán càng lớn.
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống
chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng là chỉ
tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.
Ý

tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần

lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có

như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương


7

pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá
không phản ánh đúng sự biến động của giá.
Để giải quyết mục tiêu trên, cần lưu ý 3 vấn đề phải giải quyết trong việc tính
chỉ số giá chứng khoán như sau:
Chọn phương pháp tính
Hiện nay các nước trên thế giới dùng các phương pháp sau đây để tính chỉ số giá
cổ phiếu, đó là:
Phương pháp Passcher:
Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và là chỉ số giá bình quân gia
quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả
tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán.
Công thức tính:

qt pt
I p = ------------qtpo
Trong đó:
Ip: chỉ số giá Passcher
pt: giá thời kỳ t
p0: giá thời kỳ gốc
qt: khối lượng thời điểm tính toán ( t )
Chỉ số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền
số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số
thời kỳ tính toán.



8

Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật)
; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong); .. và Vn- Index của Việt Nam
áp dụng phương pháp này.
Phương pháp Laspeyres.
Chỉ số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị, lấy
quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ
cấu quyền số thời kỳ gốc.
Công thức tính:

qo pt
IL = ------------qo po
Trong đó:
IL: chỉ số giá bình quân Laspeyres
pt: giá thời kỳ báo cáo
p0 : giá thời kỳ gốc
q0: khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu của khối lượng (số lượng cổ
phiếu niêm yết) thời kỳ gốc
n:

số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức.
Chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá
Passcher và chỉ số giá Laspayres. Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai
phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời
kỳ là kỳ gốc và kỳ tính toán.



9

Công thức tính:
IF = (IP x IL)1/2
Trong đó:
IF: chỉ số giá Fisher
IP: chỉ số giá Passcher
IL: chỉ số giá bình quân Laspeyres
Hiện nay không có quốc gia nào áp dụng phương pháp này.
Phương pháp số bình quân giản đơn:
Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng
thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho
số chứng khoán tham gia tính toán.
Công thức tính:

pi
Ip = ------------n
Trong đó:
Ip: giá bình quân;
pi: giá Chứng khoán i;
n:

số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.

Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng
phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm
yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn thấp.
Chọn rổ đại diện



10

Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là
việc chọn rổ đại diện.
Ở Sở giao dịch chứng khoán New York có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng
chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công
nghiệp (DJIA) bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu
và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm 15 cổ phiếu.
Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ trong tổng thể nhưng
các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì phản ánh được xu thế, động
thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho
tổng thể vì sẽ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ
phiếu tiêu biểu hơn. Tháng 11-1999 Mỹ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty
IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường máy tính cá nhân nói chung
phát triển.
Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại
diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng
khoán trên thị trường.
Đối với thị trường chứng khoán khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết
chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý
đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài
không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính
toán. Có như vậy chỉ số giá chứng khoán mới phản ánh được động thái vận động thực
sự của giá cả thị trường.
Vấn đề loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị
trong quá trình tính toán chỉ số giá chứng khoán
Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khối lượng và giá trị
của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số khi phạm
vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho



11

việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của
riêng yếu tố thị giá.
Các yếu tố đó có thể là: thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong
rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, trả cổ tức bằng tiền, tăng vốn bằng
cách phát hành cổ phiếu mới; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày
giao dịch không có cổ tức...
Để loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá
trình tính toán, làm cho chỉ số giá chứng khoán thực sự phản ánh đúng sự biến động
của riêng giá cổ phiếu người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh hệ số chia. Đây là một đặc thù
riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán (Phụ lục 2).
1.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán, những nhân tố kinh tế
như lạm phát, lãi suất, lợi nhuận của doanh nghiệp… đến nhân tố phi kinh tế như thiên
tai, địch họa,… và kể cả các nhân tố mang tính thị trường như sự biến động của cung
cầu thị trường, tâm lý nhà đầu tư, thông tin…
1.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đo
lường sức khỏe của nền kinh tế một quốc gia. GDP biểu thị tổng giá trị của tất cả hàng
hóa và dịch vụ sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể. Thông thường, GDP được
biểu thị để so sánh với quý hoặc năm trước đó.
Sản lượng và tăng trưởng kinh tế được biểu thị thông qua GDP, GDP có ảnh
hưởng lớn đến rất nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, tỷ lệ thất
nghiệp thấp và tiền lương tăng do nhu cầu của doanh nghiệp đáp ứng được sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Một sự thay đổi quan trọng của GDP, dù tăng hay giảm đều có
ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.
Khi nền kinh tế tăng trưởng, biểu thị thông qua tổng sản phẩm quốc nội tăng,

cho thấy các doanh nghiệp trong nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, làm gia tăng giá
trị thu nhập của cổ đông và có thể gia tăng cổ tức nhận được. Do vậy, giá chứng


12

khoán tăng kéo theo sự gia tăng của chỉ số giá chứng khoán chung toàn thị trường. Kết
quả là, kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo sự tăng trưởng của chỉ số giá chứng khoán. Khi
chỉ số giá chứng khoán tăng lên, với hiệu ứng tài sản, các cổ đông sẽ cảm thấy giàu có
hơn. Vì vậy nếu chỉ số giá chứng khoán tăng, tổng tài sản của cổ đông sẽ tăng và tác
động khiến chi tiêu dùng tăng, cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa chỉ số giá chứng
khoán ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu dùng. Mặt khác, tăng tiêu dùng có thể dẫn
đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và giúp giá cổ phiếu tăng, cho thấy chi tiêu dùng
có thể ảnh hưởng giá cổ phiếu và qua đó khiến cho chỉ số giá chứng khoán tăng.
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, những biến động trên thị trường
chứng khoán luôn gắn chặt với chu kỳ phát triển của nền kinh tế.
1.2.2 Lạm phát
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ
trong nền kinh tế trong một thời kỳ. Khi giá tăng, mỗi đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít
hàng hóa và dịch vụ hơn; do đó, tỷ lệ lạm phát hàng năm làm giảm sức mua của đồng
tiền – sự giảm giá trị thực tế của vật trung gian để trao đổi trong nội địa và đơn vị tính
toán trong nền kinh tế. Một phương pháp chính để xác định lạm phát là tỷ lệ lạm phát,
sự thay đổi tỷ lệ % hàng năm trong chỉ số giả cả chung, thường là chỉ số giá tiêu dùng
theo thời gian.
Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế theo nhiều mặt, có thể vừa ảnh hưởng tiêu
cực vừa ảnh hưởng tích cực. Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát bao gồm sự giảm giá trị
thực tế của tiền và các khoản mục tiền tệ khác theo thời gian. Lạm phát cao có thể dẫn
đến thiếu hụt hàng hóa nếu người tiêu dùng bắt đầu tích trữ bởi lo ngại rằng giá cả sẽ
tăng trong tương lai. Ảnh hưởng tích cực của lạm phát là giảm nợ bằng việc giảm mức
độ nợ thực tế do sự mất giá của đồng tiền.

Lạm phát tác động gián tiếp đến chỉ số giá chứng khoán thông qua lãi suất.
Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Relation) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm
phát kỳ vọng và lãi suất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua biểu thức:


13

(1+Lãi suất danh nghĩa) = (1+ lãi suất thực) * (1+ Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng)
Hay công thức gần đúng: Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát tăng cao là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng nóng, cung
tiền trong nền kinh tế đang dư thừa. Vì vậy, NHTW sẽ có biện pháp để hút bớt lượng
tiền trong lưu thông về thông qua chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngoài ra, khi lạm phát
tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân
hàng nếu mức lãi suất nhận được thấp hơn tỷ lệ lạm phát. Do vậy, khi lạm phát tăng, lãi
suất sẽ được điều chỉnh tăng theo để vừa đảm bảo thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ,
vừa giúp các NHTM dễ dàng hơn trong công tác huy động vốn. Về mặt thực tiễn, kinh
nghiệm từ thị trường chứng khoán của các nước phát triển cũng cho thấy lạm phát và
chỉ số giá chứng khoán có mối tương quan tỷ lệ nghịch.
Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số giá chứng khoán. Dù các
doanh nghiệp kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng nếu tỷ lệ cổ tức
không thể cao hơn tỷ lệ lạm phát thì đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi.
Kết quả là, nhu cầu đầu tư chứng khoán giảm kéo theo sự đi xuống của chỉ số giá
chứng khoán.
1.2.3 Lãi suất
Bình thường, lãi suất thực chất là chi phí mà một người phải trả cho việc sử dụng
tiền của người khác. Khi vay mượn vốn được thực hiện trong một thị trường tự do thì lãi
suất phản ánh những thay đổi của thị trường. Lãi suất được xem là loại giá cơ bản của thị
trường tài chính và có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động kinh tế và tài chính.

Lãi suất có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nhà đầu tư chính là lãi suất chiết khấu

của NHTW. Lãi suất chiết khấu là chi phí mà các NHTM phải trả cho việc vay tiền từ
NHTW. Khi các NHTM cần tiền có thể vay ở NHTW bằng cách mang chiết khấu các
giấy tờ có giá với một lãi suất do NHTW công bố là lãi suất chiết khấu.
Các NHTM phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu. Tỷ lệ này ngoài
quy định của NHTW về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh


×