Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tiền tệ ngân hàng - tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.81 KB, 72 trang )

Chương I Đại cương tiền tệ
Câu 1 : Trình bày nguồn gốc ra đời của tiền tệ theo quan điểm của Marx. Giai đọan nào trong quá trình
phát triển của các hình thái giá trị là bước thay đổi về chất dẫn tới sự ra đời của tiền tệ ?
I. Trình bày nguồn gốc ra đời của tiền tệ theo quan điểm của Marx
Để xem xét nguồn gốc ra đời của tiền tệ, Marx bắt đầu bằng việc nghiên cứu sự phát triển của các hình
thái giá trị.
1. Hình thái giản đơn ( ngẫu nhiên )
- Đây là hình thái giá trị đầu tiên, xuất hiện vào giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, khi
trình độ sản xuất trong các công xã đã bắt đầu phát triển, là tiền đề nảy sinh sự trao đổi giữa các công xã.
Quan hệ trao đổi mới chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, cá biệt và giản đơn mà thôi.
- Phương trình trao đổi : x hàng hóa A = y hàng hóa B
- Đặc trưng của hình thái này :
+ Giá trị của 1 hàng hóa chỉ có thể biểu hiện thông qua 1 hàng hóa khác một cách ngẫu nhiên mà
thôi.
+ Trao đổi rất giản đơn và mang tính trực tiếp vật này lấy vật khác (v-v), nên việc trao đổi chỉ có thể
thực hiện khi nào thỏa mãn các điều kiện về : giá trị, giá trị sử dụng, thời gian và không gian.
+ Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính giản đơn.
2. Hình thái mở rộng ( đầy đủ )
- Trình độ sản xuất ngày càng phát triển hơn, tạo khả năng ngày càng trao đổi lớn hơn.
- Mặt khác : nhu cầu trao đổi ngày càng mở rộng do sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, sự hình
thành chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân công lao động xã hội lớn lần thứ nhất.
- Tất cả những yếu tố đó là tiền đề cho sự phát triển của trao đổi hàng hóa làm cho trao đổi hàng hóa
trở thành nhu cầu và đã được mở rộng hơn.
- Phương trình trao đổi : x hàng hóa A = y hàng hóa B
z hàng hóa C
u hàng hóa D
- Đặc trưng :
+ Giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
+ Trao đổi hàng hóa đã trở thành nhu cầu và phức tạp hơn nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp vật này lấy
vật khác, nghĩa là quá trình mua đồng thời là quá trình bán.
+ Vật ngang giá dùng để biểu hiện giá trị hàng hóa mang tính đặc thù và riêng biệt.


3. Hình thái giá trị chung
- Sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, làm cho chuỗi hàng hóa đóng vai trò làm vật
ngang giá ngày càng dài vô tận và chồng chéo lên nhau. Do đó quan hệ trao đổi rất khó khăn và phức tạp.
- Trình độ phân công lao động xã hội ngày càng cao làm cho sản xuất và đời sống bị lệ thuộc vào trao
đổi. Do đó nhau cầu trao đổi ngày càng trở nên bức thiết hơn.
- Vì vậy : Trao đổi trực tiếp vật - vật không phù hợp nữa, phải thay thế bằng hình thức trao đổi hoàn
thiện hơn. Trao đổi gián tiếp thông qua hàng hóa trung gian.
- Phương trình trao đổi : y hàng hóa B họăc
z hàng hóa C hoặc = x hàng hóa A
u hàng hóa D
- Đặc trưng :
+ Một cách giản đơn
+ Một cách thống nhất
4. Hình thái tiền tệ :
- Sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội lớn lần thứ 2 dẫn tới sản xuất và lưu thông hàng
hóa phát triển không giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà còn mở rộng phạm vi quốc tế, dẫn tới quan hệ
trao đổi trở thành nhu cầu thường xuyên và cấp bách hơn.
- Do đó đòi hỏi :
+ Vật ngang giá chung phải thống nhất vào 1 hàng hóa duy nhất trong phạm vi quốc gia, quốc tế.
+ Vật ngang giá chung phải đáp ứng điều kiện :
• Có giá trị cao.
• Thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, dễ gộp lại, ít bị hao mòn.
• Không bị các phản ứng hóa học làm hư hỏng.
- Hàng hóa được làm vật ngang giá độc quyền để biểu hiện và đo lường giá trị của hàng hóa trong
phạm vi quốc gia và phạm vi quốc tế phải là vàng vì chỉ là vàng mới là thứ kim loại duy nhất thỏa mản các
điều kiện trên đây - nó có tên gọi là tiền tệ.
- Phương trình trao đổi : x hàng hóa A
y hàng hóa B = u gr vàng
z hàng hóa C
- Kết luận : Tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của nền sản xuất hàng hóa.

II. Giai đọan nào trong quá trình phát triển của các hình thái giá trị là bước thay đổi về chất dẫn tới
sự ra đời của tiền tệ
Giai đoạn giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện thông qua 1 hàng hóa thời gian của hình thái giá trị
chung là bước nhảy vọt về chất dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.
Câu 2 : Phân tích bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Marx : “Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt”. Trong
điều kiện lưu thông giấy bạc NH, bản chất này được biểu hiện như thế nào ?
I. Bản chất của tiền tệ :
1. Khái niệm :
Tiền tệ là 1 hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò làm vật ngang giá chung để phục vụ cho quá trình
lưu thông hàng hóa.
2. Bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Marx:
2.1 Tiền tệ là hàng hóa vì tiền tệ có nguồn gốc hàng hóa
- Do quá trình phát triển của sản xuất hàng hóa đã nẩy sinh ra tiền tệ và tiền tệ thực chất cũng chỉ là
1 loại hàng hóa, tách ra khỏi thế giới hàng hóa mà thôi.
- Trong quá trình chọn lọc tự phát, đã có nhiều hàng hóa được chọn làm vật ngang giá, tuy nhiên, do
có đầy đủ những thuộc tính tự nhiên phù hợp với vai trò này, vàng (bạc) được tiễn lực làm tiền tệ.
- Trước khi trở thành tiền tệ vàng (bạc) cũng đều là hàng hóa.
- Tiền tệ mang đầy đủ thuộc tính của hàng hóa :
+ Xét từ hình thái tiền thực ( bạc hoặc vàng) mang đầy đủ 2 thuộc tính của hàng hóa đó là giá trị
và giá trị sử dụng.
+ Xét từ hình thái dấu hiệu giá trị : khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, tiền tệ được thay
thế bằng các dấu hiệu giá trị, mặc dầu không có giá trị nội tại, song nó không tồn tại độc lập, mà chỉ tồn tại
trong lưu thông với tư cách là đại biểu của tiền thực mà thôi.
2.2 Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt
- Vì nó có giá trị sử dụng đặc biệt, đó là giá trị sử dụng xã hội, tiền là thước đo giá trị và phương tiện
lưu thông cho cả thế giới hàng hóa, cho đến nay chưa có hàng hóa nào thay thế được vàng.
- Marx đã viết : “ Giá trị sử dụng của hàng hóa bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông, còn giá trị sử
dụng của tiền tệ với tư cách là phương tiện lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó.
- Tất cả các hàng hóa đều có nhu cầu biểu hiện giá trị của mình ở tiền tệ và các hàng hóa này có thể
thỏa mãn được 1 hoặc 1 vài nhu cầu nào đó của con người.

- Tiền tệ (vàng) : Trực tiếp biểu hiện giá trị các hàng hóa. Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp được mọi
hàng hóa trong bất kì điều kiện nào, cho nên tiền tệ có thể thỏa mãn được các nhu cầu của con người.
Câu 3 : Phân lọai hình thái tiền tệ theo quan điểm của Marx ? Tại sao trong lịch sử phát triển của tiền
tệ, vàng đã từng được coi là hàng hóa lý tưởng phù hợp với vai trò tiền tệ ?
I. Phân lọai hình thái tiền tệ theo quan điểm của Marx :
1. Hóa tệ :
Bản thân là 1 hàng hóa - hàng hóa đặc biệt. Được 1 nhóm người hay 1 quần thể, xã hội thừa nhận làm
vật ngang giá chung. Có 2 lọai :
- Hóa tệ không kim : là những hàng hóa bìng thường không phải là kim lọai được sử dụng làm tiền tệ
như : vỏ ốc, vỏ sò, da thú … Bất lợi là dễ hư hỏng, khó phân chia hoặc khó gộp lại.
- Hóa tệ bằng kim : là sử dụng kim loại làm vật ngang giá như : kẽm, chì, đồng, bạc, vàng hoặc dưới
dạng tiền thoi, tiền đúc, tiền nén.
2. Chỉ tệ ( hay tín tệ )
Bản thân nó lưu thông được không phải do giá trị của bản thân mà do sự tín nhiệm và quy ước của xã
hội đối với nó. Có 2 lọai :
- Tiền kim lọai (coin) là tiền được làm bằng các kim lọai kém giá như : chì, nhôm, kẽm …Thông
thường giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của tín tệ kim loại cao hơn giá trị thực của nó rất nhiều
- Tiền giấy : là tiền được làm bằng giấy do ngân hàng trung ương của các nước độc quyền phát hành.
Có 2 loại :
+ Tiền giấy khả hoán : là tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với bất kỳ khối lượng nào theo
đúng tiêu chuẩn giá cả.
+ Tiền giấy bất khả hoán : là tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng. Tiền giấy bất khả hóan
không được chuyển đổi ra vàng hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không ổn định, dễ có lạm phát và
thiểu phát.
3. Bút tệ : là loại tiền tệ vô hình được tạo lập qua các bút tóan, nó tồn tại trên sổ sách kế toán của ngân
hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.
4. Các phương tiện điện tử : tồn tại dưới dạng thẻ phổ biến như : Visa card, Credit card …
- Chức năng phương tiện biểu hiện giá cả hàng hóa, trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm và xây dựng
giá bán.
- Chức năng phương tiện trao đổi được sử dụng để làm phương tiện mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch

vụ và các khoản khác có thể là tiền mặt, tiền chuyển khoản.
- Chức năng phương tiện dự trữ giá trị : được sử dụng để tích lũy, để dành, tiết kiệm bằng nhiều cách:
gửi tiết kiệm, dự trữ các tài sàn tài chính, các giấy tờ có giá trị khác, …. mục đích là nhắm đến khả năng
sinh lời của đồng tiền.
II. Vàng được xem là hàng hóa lý tưởng vì :
1. Tương đối quý hiếm nên được ưa chuộng.
2. Dễ chia nhỏ, dễ gộp lại, nên ít hao mòn về giá trị.
3. Dễ bảo quản, ít hư hỏng.
4. Dễ mang theo.
5. Dễ nhận biết chuyên chở.
6. Có thể đại diện cho 1 khối lượng hàng hóa lớn.
7. Tính đồng nhất cao, thuận lợi cho việc đo lường.
Câu 4 : Thế nào là tiền thực, dấu hiệu giá trị ? Phân tích những lợi thế của việc ứng dụng những hình
thái tiền tệ trên.
I. Tiền thực :
1. Định nghĩa :
Tiền thực là hình thái tiền tệ có đầy đủ giá trị nội tại, lưu thông được là nhờ giá trị của chính bản thân.
2. Lợi thế :
- Được mọi người chấp nhận do quí hiếm, không gỉ sét
- Có giá trị cao, thuần nhất về chất.
- Dể chia nhỏ gộp lại.
- Không bị lạm phát.
- Dễ nhận biết, lưu trữ, cất giữ.
3. Bất lợi :
- Tốn chi phí đúc tiền .
- Khi cần chi trả với số lượng lớn, không đủ vàng để lưu thông .
- Khó vận chuyển khi đi xa, có rủi ro cướp lớn và hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Việc quản lý lưu thông tiền đúc không hiệu quả nên dễ dẫn đến hiện tượng tiền không đủ giá, biến chất.
II. Dấu hiệu giá trị
1. Định nghĩa :

Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ lưu thông được không phải nhờ giá trị của bản thân, mà
nhờ sự quy ước, tín nhiệm của xã hội đối với chính nó.VD: tờ 1000 và 10000 tuy có cùng chi phí sản
xuất nhưng đem lại giá trị khác nhau khi sử dụng.
Có hai loại tiền: tiền giấy khả hóan (được đổi ra vàng) và tiền giấy bất khả hóan (không thể đổi ra
vàng)
2. Lợi thế :
- Gọn nhẹ dễ mang theo làm phương tiện thanh toán.
- Dễ thực hiện chức năng cất trữ dưới hình thức giá trị .
- Chi phí làm ra thấp.
- Khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông.
3. Bất lợi :
- Dễ hư rách.
- Thường chỉ có giá trị tại quốc gia phát hành.
- Thường biến động bởi nhiều yếu tố : cung cầu tiền tệ.
- Dễ bị lạm phát.
Câu 5 : Phân biệt hóa tệ và tín tệ ? Tại sao trong quá trình phát triển của hóa tệ, vàng được coi là hàng
hóa lý tưởng nhất phù hợp với vai trò của tiền tệ ?
Hóa tệ Tín tệ
1. Có nguồn gốc từ hàng hóa.
2. Tiền tệ trực tiếp sinh ra từ sản xuất và
lưu thông hàng hóa.
3. Phổ biến, có giá trị sử dụng và có giá
trị sử dụng đối với người nhận nó nhằm
thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
4. Có 2 lọai :
- Hóa tệ không kim : là những hàng hóa
bình thường không phải là kim lọai
được sử dụng để làm tiền tệ như : vỏ ốc,
vỏ sò, da thú. Bất lợi là dễ hư hỏng, khó
phân chia, hoặc khó gộp lại

- Hóa tệ bằng kim : là sử dụng kim lọai
làm vật ngang giá như : kẽm, chì, đồng,
bạc, vàng hoặc tiền thoi, tiền đúc, nén.
1. Không có nguồn gốc từ hàng hóa.
2. Tín tệ ra đời để thay thế cho vàng thực
hiện 1 số chức năng của tiền tệ.
3. Được lưu thông trên cơ sở tín nhiệm của
công chúng đối với cơ quan phát hành ra
chúng (ngânhàng)
4. Có 2 lọai :
- Tiền kim lọai : là tiền được làm bằng các
kim lọai kém giá như : chì, nhôm, kẽm, ...
Thông thường giá trị danh nghĩa của tín tệ
kim lọai cao hơn giá trị thực của nó rất
nhiều.
- Tiền giấy : là tiền được làm bằng giấy do
ngân hàng trung ương các nước độc quyền
phát hành. Có 2 lọai :
+ Tiền giấy khả hóan : là tiền giấy được
tự do chuyển đổi ra vàng với bất kì khối
lượng nào theo đúng tiêu chuẩn giá cả.
+ Tiền giấy bất khả hóan : là tiền giấy
không được tự do chuyển đổi ra vàng. Tiền
giấy bất khả hoán không được đổi lấy vàng
hay bạc, nên dễ bị mất giá, lưu thông không
ổn định, dễ có lạm phát và thiểu phát.
II. Vàng được xem là hàng hóa lý tưởng vì :
1. Tương đối quý hiếm nên được ưa chuộng.
2. Dễ chia nhỏ, dễ gộp lại nên ít hao mòn về giá trị .
3. Dễ bảo quản, ít hư hỏng.

4. Dễ mang theo.
5. Dễ nhận biết chuyên chở.
6. Có thể đại diện cho 1 khối lượng hàng hóa lớn.
7. Tính đồng nhất cao, thuận lợi cho việc đo lường.
Câu 6 : Bút tệ là gì ? Trình bày những lợi thế trong việc lưu thông tiền tệ dưới hình thái bút tệ.
I. Bút tệ :
Là loại tiền tệ vô hình, phi vật chất được tạo lập qua các bút tóan, nó tồn tại trên các sổ sách kế tóan
của ngân hàng nên còn gọi là tiền ngân hàng.
II. Lợi thế :
- Giảm đáng kể chi phí in và lưu thông tiền mặt.
- Tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng để các chủ thể tham gia thanh tóan qua ngân hàng.
- Bảo đảm an tòan trong sử dụng đồng tiền, hạn chế hiện tượng tiêu cực như việc mất cắp hay hư hao.
- Có thể cân đối cung - cấu chủ động hơn, là công cụ phát triển tổng số lượng tiền tệ, thích ứng với các
nhu cầu giao dịch.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng.
Câu 7 : Phân biệt sự khác nhau giữa chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện lưu thông của
tiền tệ. Với các chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa ?
I. Sự khác nhau giữa chức năng thước đo giá trị và chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ
Chức năng thước đo giá trị
- Tiền đo lường và biểu hiện giá trị của
hàng hóa.
- Tiền không vận động.
- Không cần sử dụng tiền mặt.
- Không phải trả tiền.
Chức năng phương tiện lưu thông
- Tiền là trung gian trong quá trình trao đổi
hàng hóa và vận động gắn liền với sự vận
động của hàng hóa.
- Nhất thiết phải là tiền mặt.
- Có thể sử dụng tiền thực hoặc giá trị.

- Phải trả tiền ngay.
II. Tác dụng của tiền tệ khi thực hiện 2 chức năng trên
- Tiền trở thành vật đại biểu chung cho của cải xã hội.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong trao đổi hàng hóa so với quá trình trao đổi trực tiếp, góp phần thúc
đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
Câu 8 : Phân biệt sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh tóan của
tiền tệ. Với các chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa?
I. Sự khác nhau giữa CN phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán của tiền tệ
CN Phương tiện lưu thông
Khác nhau :
- Sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự
vận động của hàng hóa.
- Trung gian trong trao đổi hàng hóa.

- Phải là tiền mặt.
- Phải trả tiền ngay.
- Không sử dụng bút tệ.
CN Phương tiện thanh toán
- Sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập
tương đối so với sự vận động của hàng hóa.
- Ngòai ra còn chi trả dịch vụ và để giải trừ các
khỏan nợ.
- Không nhất thiết phải là tiền mặt.
- Không trả tiền ngay, có thể ứng trước hoặc trả
sau.
- Có thể sử dụng bút tệ.
Giống nhau :
- Là trung gian trong trao đổi, mua bán hàng hóa ( H-T-H )
- Có thể sử dụng tiền thực hoặc giá trị cũng được.

II. Tác dụng đối với lưu thông hàng hóa :
Tiết kiệm được thới gian và chi phí phải chi trong quá trình trao đổi hàng hóa so với quá trình trao
đổi hàng hóa trực tiếp, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn.
→ Với chức năng trên, tiền tệ tách mua và bán thành 2 quá trình khác nhau : có thể mua ngay
nhưng bán sau, mua ở chỗ này, bán ở chỗ khác.
Câu 9 : Sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và chức năng phương tiện tích lũy
của tiền tệ. Với chức năng trên, tiền tệ có tác dụng như thế nào đối với lưu thông hàng hóa?
I. Sự khác nhau giữa chức năng phương tiện lưu thông và chức năng phương tiện tích
lũy của tiền tệ
Phương tiện lưu thông
Khác nhau:
- Tiền làm trung gian trong trao đổi hàng
hóa.
- Tiền vận động gắn liền với hàng hóa.
- Nhất thiết phải là tiền mặt.
Phương tiện tích lũy
- Tiền tách khỏi lưu thông hàng hóa.
- Tiền nằm im (tách rời hàng hóa ) để dự trữ,
chuẩn bị cho chức năng trao đổi trong tương lai.
- Có thể là tiền mặt hoặc các hình thức không
bằng tiền mặt.
Giống nhau : Có thể sử dụng tiền thực hoặc các dấu hiệu giá trị.
II. Tác dụng đối với lưu thông hàng hóa :
Tiết kiệm được thời gian và chi phí phải chi trong quá trình trao đổi hàng hóa so với quá trình trao đổi
hàng hóa trực tiếp, làm cho quá trình lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn, nhanh hơn.
→ Với chức năng trên, tiền tệ tách mua và bán thành 2 quá trình khác nhau : có thể mua ngay nhưng
bán sau, mua ở chỗ này bán ở chỗ khác.
Câu 10 : Trình bày nội dung và mối quan hệ giữa các hức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx.
Từ đó nêu rõ vai trò của tiền tệ đối với nền kinh tế.
I. Nội dung và mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx :

1. Chức năng thước đo giá trị :
1.1 Nội dung :
- Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền tệ đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng
hóa khác.
- Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền tệ gọi là giá cả.
1.2 Đặc điểm :
- Phải quy định gía cả cho đồng tiền : tiêu chuẩn giá cả là đơn vị tiền tệ của 1 nước, do Nhà nước
quy định dùng để đo lường và biểu hiện giá cả của tất cả các hàng hóa. Bao gồm 2 yếu tố :
+ Tên gọi của đơn vị tiền tệ.
+ Hàm kim lượng quy định cho 1 đơn vị tiền tệ.
- Phải là tiền thực : tiền có đầy đủ giá trị nội tại.
- Không nhất thiết phải là tiền mặt, mà chỉ cần tiền trong ý niệm mà thôi.
1.3 Tác dụng :
Các hàng hóa với những giá trị sử dụng khác được quy về cùng 1 đơn vị là tiền tệ thông qua giá cả
tạo nên sự dễ dàng và thuận tiện khi so sánh giá trị giữa chúng.
2. Chức năng phương tiện lưu thông :
2.1 Nội dung :
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi
hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch chuyển
sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác. Biểu hiện thông qua công thức chuyển hóa : H-T-H’
2.2 Đăc điểm :
- Nhất thiết phải là tiền mặt.
- Không nhất thiết phải là tiền thực mà có thể là các dấu hiệu giá trị.
2.3 Tác dụng :
- Tiết kiệm thời gian phải chi cho quá trình mua bán hàng hóa do đó làm giảm chi phí giao dịch so
với quá trình trao đổi hàng hóa trực tiếp.
- Thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
- Qua đó sự xuất hiện của tiền tệ như là trung gian trong trao đổi góp phần thúc đẩy tính hiệu quả
của nền kinh tế.
2.4 Quy luật này được viết tác dưới dạng công thức :

k = H/V
k : khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông trong 1 thời gian (kc)
H : Tổng giá cả hàng hóa lưu thông trong 1 thời gian
H = h x g
Trong đó :
h : là khối lượng hàng hóa lưu thông
g : là đơn giá hàng hóa bình quân
V: là vòng quay bình quân của tiền tệ trong 1 thời gian
2.5 Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ :
- kt : khối lượng tiền thực tế lưu thông trong 1 thời gian
- kc : khối lượng tiền cần thiết lưu thông trong 1 thời gian
3. Chức năng phương tiện cất trữ :
3.1 Nội dung :
Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện cất trữ khi tiền tệ tạm thời trở về trạng thái nằm im để dự
trữ, thực hiện các hức năng trao đổi trong tương lai.
3.2 Đặc điểm :
- Có thể là tiền thực, có thể là các dấu hiệu giá trị có sức mua ổn định ( gọi là tích lũy )
- Có thể là tiền mặt hoặc các hình thức không bằng tiền mặt.
3.3 Tác dụng :
Tạo nên phương tiện tích lũy an toàn với tích lỏng cao, không phải là phương tiện tích lũy giá trị
hấp dẫn nhất trong điều kiện kinh tế thị trường vì chi phí cơ hội mà người tích lũy phải trả.
4. Chức năng phương tiện thanh toán :
4.1 Nội dung :
Khi sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa, phục
vụ cho quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và sd để giải trừ các khoản nợ.
4.2 Đặc điểm :
- Có thể là tiền mặt hoặc không dùng tiền mặt.
- Có thể là tiền thực hoặc các dấu hiệu giá trị.
4.3 Tác dụng :
- Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tiết kiệm được những chi phí về lưu thông tiền

mặt.
- Mở rộng hoạt động tín dụng, tạo điều kiện sử dụng vốn hiệu quả.
5. Chức năng tiền tệ thế giới :
5.1 Nội dung :
- Khi tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung, thực hiện các chức năng nó trên phạm vi thế giới.
Biểu hiện :
+ Tiền tệ là thước đo chung.
+ Tiền tệ là phương tiện để mua chung.
+ Tiền tệ là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế.
+ Tiền tệ là phương tiện di chuyển tài sản giữa các nước.
5.2 Đặc điểm :
- Theo quan điểm của Mac : khi tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ phải là tiền thực.
Tiền vàng trở về dạng nguyên thể của nó là thoi nén nguyên chất.
- Thực tế hiện nay : Trong quan hệ thanh toán quốc tế không chỉ sử dụng tiền thực (vàng) mà còn có
thể sử dụng những đồng tiền pháp định. Đó là những ngọai tệ mạnh như : USD, GBP, DEM ...
II. Mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ theo quan điểm của Marx :
Giữa các chức năng của tiền tệ có mối qh thống nhất, tác động, và chuyển hóa lẫn nhau, trong đó :
- Chức năng thước đo giá trị và chức năng phuơng tiện lưu thông là 2 chức năng quan trọng nhất có
mối quan hệ chặt chẽ thống nhất và không thể tách rời nhau : khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị,
tiền mới đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, nghĩa là lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa mới
chỉ được biểu hiện. Khi tiền thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, khi đó giá trị của hàng hóa mới
hoàn toàn được thực hiện trọn vẹn, nghĩa là tính chất lao động xã hội của hàng hóa mới được chứng minh
hoàn toàn đầy đủ.
- Tiền tệ thực hiện cả 2 chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông trở thành phương tiện
trực tiếp đại biểu cho giá trị và phương tiện lưu thông thì mới trở thành vật trực tiếp đại biểu cho giá trị,
cho của cải xã hội, do đó mới thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.
Chương II Tín dụng
Câu 16 : Trình bày khái niệm và bản chất của tín dụng. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
này ?
I. Khái niệm và bản chất của tín dụng :

1. Khái niệm :
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời 1 lượng giá trị hay từ tay người này sang tay người khác để
sau 1 thời gian hoàn trả lại 1 lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Hay nói cách khác, tín dụng là quan hệ
vay nợ xảy ra giữa 2 chủ thể, trong đó chủ thể này duyệt giao 1 giá trị gốc tín dụng cho 1 chủ thể khác sử
dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định trên nguyên tắc phải có sự hoàn trả.
2. Bản chất của tín dụng :
- Tín dụng là quá trình vận động của giá trị vốn tín dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác rồi sau 1 thời
gian lại vận động về nơi xuất phát.
- Để hiểu rõ bản chất tín dụng chúng ta phải xem xét 1 mốc liên hệ ktế trong quá trình vận động của nó,
thể hiện qua 3 giai đoạn sau :
a. Giai đoạn phân phối vốn tín dụng :
Vốn tiền tệ hoặc hàng hóa được chủ thể cho vay chuyển sang chủ thể đi vay trên cơ sở tin tưởng,
tin cậy vào chủ thể vay vốn ở ý muốn trả nợ, khả năng trả nợ.
b. Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng :
Sau khi nhận được vốn tín dụng, chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị đó trong một khoảng
thời gian đã thỏa thuận vào mục đích nhất định. Tuy nhiên, quyền sở hữu giá trị vốn tín dụng vẫn thuộc về
chủ thể cho vay.
c. Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng :
- Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng vốn
tín dụng, chủ thể vay vốn chuyển trả chủ thể cho vay giá trị vốn gốc và một phần giá trị tăng thêm, gọi là
lợi tức tín dụng.
- Sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu hiệu phân
biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù khác : T-T’
 Tóm lại, bản chất của tín dụng thể hiện qua các nội dung cơ bản :
- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tín nhiệm.
- Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng vốn trên cơ sở hoàn trả.
- Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay
II. Ý nghĩa thực hiện của việc nghiên cứu :
- Giúp phân loại tín dụng và xem xét quan hệ tín dụng dưới những góc độ khác nhau, đồng thời cũng
giải thích tại sao quan hệ tín dụng lại có thể thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các chủ thế thiếu vốn và thừa

vốn.
- Các loại tín dụng ( TDTM, TDNN, TDNH, TDDN) phải được tổ chức thành hệ thống và có mối quan
hệ hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo hiệu quả của sự dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Thông qua chức năng phân loại vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong phạm vi toàn xã hội, tín dụng được
sử dụng như kênh truyền tải tín dụng của nhà nước đối với các mục tiêu vĩ mô là công cụ có hiệu quả để
thực hiện các mục tiêu, chính sách trong từng thời kỳ.
Câu 17 : Tại sao nói : “ tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay”. Hãy giải thích luận điểm của
Mac. “tư bản cho vay là loại tư bản sùng bái nhất và ăn bám nhất”.
I. Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay vì :
- Như chúng ta đã biết tín dụng là :
+ Sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
+ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
+ Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi
thêm gọi là lợi tức.
- Trên cơ sở khách quan cho sự ra đời và phân tích quan hệ tín dụng là mâu thuẫn vốn có của quá trình
tuần hoàn vốn tiền tệ trong xã hội, cùng một lúc có chủ thể kinh tế tạm thời dư thừa một khoản vốn tiền tệ,
trong khi các chủ thể kinh tế khác lại có nhu cầu bổ sung vốn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên trong
quá trình vận động của các chủ thể kinh tế trong xã hội, xuất phát từ sự không ăn khớp giữa thu nhập và
chi tiêu về thời gian cũng như khối lượng
- Sư không trùng khớp giữa thu nhập và sự chi tiêu của hộ gia đình đã buộc các chủ thể phải thực hiện
hành vi vay mượn để giải quyết có hiệu quả sự thiếu trùng hợp này.
- Sự không trùng khớp giữa thu và chi ngân sách nhà nước dẫn đến tín dụng rất cần thiết
 Như vậy, tín dụng đã thực hiện việc di chuyển các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi đến những nơi phát
sinh nhu cầu. Suy ra, tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay.
II. Giải thích luận điểm của Mac “ tư bản cho vay là tư bản sùng bái nhất, ăn bám nhất”
- Tư bản cho vay là loại tư bản sùng bán nhất vì tư bản cho vay chính là vốn tiền tệ, mà tiền tệ có thể
đổi trực tiếp ra bất cứ cái gì, nó có thể dễ dàng chuyển hóa thành mọi giá trị sử dụng mà người sở hữu nó
muốn nên nó rất được ưa chuộng. Hơn nữa từ tiền có thể đẻ ra T’>T mà không phải qua sảm xuất kinh
doanh.
- Tư bản cho vay là loại ăn bám bởi vì thông qua việc cho vay đã được lợi tức chứ không phải thông qua

sảm xuất kinh doanh. Từ tư bản ban đầu là T thông qua việc cho vay nhận được số tư bản là T’>T, nhà tư
bản cho vay được hưởng lợi từ cho vay không phải làm gì, lợi tức nhận được là một phần của các nhà tư
bản hoạt động tách ra, như vậy tư bản cho vay ăn bám tư bản hoạt động.
Câu 18 : Phân tích cơ sở khách quan hình thành và phát triển tín dụng . Từ đó nêu rõ vai trò của tín
dụng đối với nền kinh tế?
I. Phân tích cơ sở khách quan hình thành và phát triển tín dụng
1. Xuất phát từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế ( là điều kiện cần )
- Các doanh nghiệp : trong vòng tuần hòan vốn ( trong chu kì sản xuất kinh doanh ) T - H - sản xuất -
H

- T

+ Giai đọan đầu của chu kì sản xuất kinh doanh : doanh nghiệp thường thiếu vốn để mua trang
thiết bị, nguyên vật liệu, thuê nhân công ….
+ Giai đọan sản xuất: doanh nghiệp ổn địng vốn.
+ Giai đọan sau : doanh nghiệp đã sản xuất ra được sản phẩm và tiêu thụ trên thị trường, có thu
nhập bằng tiền tệ nhưng chưa sử dụng hết, nên giai đọannày doanh nghiệp tạm thời thừa vốn.
- Các hộ gia đình và cá nhân: do sự không htống nhất giữa thu nhậpvà chi tiêu cả về số lượng và về
thời gian. Ví dụ : Chưa làm ra tiền mà sài rồi.
- Có thu nhập hôm nay nhưng chưa có thời giansài hoặc ngược lại, dẫn đến hiện tượng tạm thời thừa
tiền và tạm thời thiều tiền để chi tiêu.
- Nhà nước : do sự lệch pha giữa các khỏan thu và chi ngân sách Nhà nước, Nhà nước thường bị bội
chi vì chi thì thường xuyên mà thu thì định kì vào cuối tháng hoặc cuối năm.
2. Xuất phát từ nhu cầu đầu tư và sinh lợi của các chủ thể trong nền kinh tế (điều kiện đủ )
- Người thừa vốn muốn cho vay ( muốn kiềm lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi ) và người thiếu
vốn muốn vay (để mở rộng sản xuất kinh doanh, kiềm được nhiều lợi nhuận hơn so với khả năng vốn hiện
có của mình )
- Hai bên chỉ có thể gặp nhau trong điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi như: mức lãi suất phù hợp, rủi
ro thấp…)
III. Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế :

1. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng
- Tín dụng điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng,
phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục.
- Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư.
2. Tín dụng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu vĩ mô như : ổn định giá trị
tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm.
Thông qua việc điều chỉnh khối lượng tiền tệ tín dụng cung ứng cho nền kinh tế cũng như thay đổi
thời hạn, điều kiện tín dụng để điều chỉnh quan hệ cung cầu tiền tệ hoặc làm thay đổi quy mô, hướng vận
động của nguồn vốn tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đã định trước.
Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước thông qua việc : nới lỏng các
điều kiện tiếp cận vốn tín dụng, ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn tín dụng cho các đối tượng cần hưởng
chính sách xã hội, Nhà nước co 1thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội
Tạo điều kiện để mổ rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngọai : thông qua việc cung cấp tín dụng
tài trợ xuất nhập khẩu, thu hút vốn tín dụng nước ngoài ….Tín dụng góp phần thúc đẩy việc mở rộng và
phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Câu 19 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của tín dụng thương mại. Từ đó nêu rõ ưu điểm và hạn chế
của tín dụng thương mại.
I. Trình bày khkái niệm và đặc điểm của tín dụng thương mại
1. Khái niệm : tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau trên cơ sở mua
bán chụi hàng hóa.
2. Đặc điểm của tín dụng thương mại :
- Là các doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh
- Được cấp bằng hàng hóa
- Có thời hạn ngắn là chủ yếu
- Công cụ là thương phiếu
- Mang tính chất trực tiếp
- Mục đích là phục vụ cho nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa vì mục tiêu lợi nhuận.
II. Ưu điểm và hạn chế của tín dụng thương mại
1. Ưu điểm : Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín với nhau nên thủ
tục nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ( đỡ tốn thoời gian), đẩy nhanh tốc độ luân

chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
2. Hạn chế :
- Phạm vi hạn chế: chỉ xảy ra trong phạm vi hạn chế giữa các doanh nghiệp ( quen biết , tín nhiệm lẫn
nhau )
- Quy mô nhỏ: chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh
doanh có. Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng
được.
- Thời gian hay thời hạn ngắn
- Điều kiện kinh doanh và chu kì sản xuất của các doanh nghiệp có thể không phù hợp với nhau. Do
vậy khi thời gianmà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
cần đi vay, quan hệ tín dụng không xảy ra.
- Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hóa nên doanh nghiệp cho vay chỉ có thể cung cấp đượoc
cho 1 số doang nghiệpnhất định, những doanh nghiệp cấn đúng thứ hàng hóa đó để phục vụ cho sản xuất
hoặc bán ra.
Câu 20 : Thế nào là thương phiếu ? Đặc điểm và phân lọai thương phiếu liên hệ pháp lệnh VN về vấn
đề này ?
I . Định nghĩa thương phiếu : là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu càu thanh tóan vô điều kịên 1 số tiền
nhất định trong 1 khỏa thời gian nhất định.
II. Đặc điểm :
1. Có tính trừu tượng : không ghi rõ nguyên nhân phát sinh thương phiếu cũng như mức lãi suất áp
dụng mà chỉ ghi tên người phát hành, người thụ lệnh, người thụ hưởng, số tiền thanh toán, thời gian, địa
điểm thanh toán.
2. Có tính pháp lý : các họat động liên quan đến thương phiếu được điều chỉnh bởi luật thương phiếu
và các văn bản pháp lí tương đương có tính bắt buộc.
3. Có tính lưu thông : thương phiếu có thể đựơc sử dụng để mua bán, chuyển nhượng hoặc thanh toán
trong thời hạn hiệu lực của thương phiếu.
III. Phân lọai :
1. Căn cứ vào chủ thể kí phát
- Hối phiếu : là 1 mệnh lệnh đòi tiền do chủ nợ lập ra để lệnh cho người thiếu nợ thanh tóan 1 khỏan
tiền cho người thụ hưởng khi món nợ đến hạn thanh tóan.

- Lệnh phiếu : là 1 văn thư do người thiếu nợ lập ra để cam kết với chủ nợ, thanh tóan vô điều kiện 1
số tiền nhất định khi đến hạn thanh tóan cho người thụ hưởng
2. Căn cứ vào danh tính của thương phiếu :
- Thương phiếu vô danh : là thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng , người cầm tờ thương phiếu
chính là người thụ hưởng
- Thương phiếu kí danh : là loại thương phiếu ghi tên người thụ hưởng nhưng vẫn có thể chuyển
nhượng bằng cách kí hậu.
- Thương phiếu đích danh : là loại thương phiếu mà chỉ người có tên trên thương phiếu mới được đòi
thanh toán khi đến hạn và không có quyền chuyển nhượng.
3. Liên hệ thương phiếu VN
Có hiệu lực từ ngày 17/11/1999
Câu 21 : Trình bày các loại thương phiếu ? Phân tích những mặt lợi và bất lợi của từng loại đối với chủ
thể cho vay ?
I. Trình bày các loại thương phiếu :
1. Khái niệm : Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh
toán không điều kiện 1 số tiền xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Các loại thương phiếu :
a. Căn cứ vào chủ thể ký phát
- Hối phiếu (bill of exchange or draft) là một phiếu ghi nợ do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người
thiếu nợ phải trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hay theo lệnh của người này khi món nợ đáo
hạn( người thụ hưởng có thể là chủ nợ hoặc người nào đó do người chủ nợ chỉ định)
- Lệnh phiếu (promissory note) là một phiếu nhận nợ do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một
số tiền nhất định cho chủ nợ hoặc theo lệnh của người này khi món nợ đến hạn.
b. Căn cứ vào danh tính của thương phiếu
- Thương phiếu vô danh : là loại thương phiếu không ghi tên người thụ hưởng, do vậy người sở
hữu thương phiếu vô danh là người thụ hưởng.
- Thương phiếu ký danh : là loại thương phiếu có ghi tên người thụ hưởng nhưng vẫn có thể
chuyển nhượng bằng cách ký hậu.
- Thương phiếu đích danh : là loại thương phiếu mà chỉ người có tên trên thương phiếu mới được
chuyển nhượng quyền đòi thanh toán.

II. Lợi thế và bất lợi của các loại thương phiếu :
Các loại thương phiếu lợi thế bất lợi
1. Thương phiếu vô
danh
- vì người sở hữu thương phiếu là người
thụ hưởng nên nó dễ dàng chuyển
nhượng
- do dễ dàng là người thụ hưởng
nên không an toàn, nếu bị mất thì
sẽ mất hẳn số tiền.
2. Thương phiếu ký
danh
- thương phiếu có ghi tên người thụ
hưởng nhưng vẫn có thể chuyển nhượng
bằng cách ký hậu vì vậy có tính an toàn
cao và chuyển nhượng dễ dàng nếu có ký
hậu.
3. Thương phiếu đích
danh
- vì chỉ có người ký tên trên thương phiếu
mới được đòi thanh toán nên có tính an
toàn cao nhất
- không thể chuyển nhượng được
nên người chủ thương phiếu không
thể sử dụng vốn một cách chủ động
được
Câu 22 : Trình bày khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng. Tại sao tín dụng ngân hàng là lọai
tín dụng phổ biến nhất trong nền kinh tế thị trường?
I. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng ngân hàng
1. Khái niệm : Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền kinh tế

(doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…)
2. Đặc điểm :
- Chủ thể tham gia 1 bên là ngân hàng, 1 bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế .
- Vốn tín dụng được cấp chủ yếu bằng tiền tệ hoặc tài sản
- Thời hạn : có thể là ngắn - trung - dài hạn.
- Công cụ : kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, hợp đồng tín dụng, chứng chỉ tiền gởi, sổ tiền gởi tiết
kiệm…
- Mang tính chất gián tiếp
- Mục đích : nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, qua đó thu được lợi nhuận.
3. Tín dụng ngân hàng là lọai sản phẩm phổ biến nhất vì :
- Ngân hàng có chi nhánh ở khắp mọi nơi, mọi miền, mọi vùng
- Tín dụng ngân hàng phục vụ cho mọi đối tượng trong xã hội. Ví dụ : cho vay đối với SV,….
II. Tín dụng ngân hàng là lọai tín dụng phổ biến nhất vì :
- Ngân hàng có nguồn vốn lớn cả về ?????????????????????????????????
- Tín dụng ngân hàng dực trên các đảm bảo tín dụng nên khách hàng có thể vay dễ dàng.
- Lãi suất hợp lí.
- Độ tin cậy về vốn của tín dụng ngân hàng rất cao.
Câu 23 : Thế nào là tín dụng ngân hàng ? Trình bày phân loại cho vay trong hoạt động tín dụng
ngân hàng.
I. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong nền
kinh tế. Trong đó ngân hàng vừa đóng vai trò người đi vay (nhận tiền gửi của các chủ thể khác trong
nền kinh tế hoặc phát hành các chứng chỉ tiền gửi : kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng để huy động vốn),
vừa đóng vai trò người cho vay (cấp tín dụng cho các chủ thể khác trong nền kinh tế bằng việc thiếp
lập các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ…).
II. Phân loại cho vay của ngân hàng
1. Căn cứ vào mục đích tín dụng
- Cho vay bất động sản : là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và hình thành bất động sản.
- Cho vay công nghiệp và thương mại : là loại cho vay để bổ sung vốn cho các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp : là loại cho vay để trang trải các khoản chi phí sản xuất như phân bón,
thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu …
- Cho vay tiêu dùng : là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như mua sắm
các vật dụng đắt tiền, trang trải các chi phí của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
- Các loại cho vay khác : như cho vay giáo dục …
2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Cho vay ngắn hạn : là loại cho vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, dùng để bù đắp nhu cầu vốn
lưu động tạm thời thiếu của các doanh nghiêp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- Cho vay trung hạn : là loại cho vay thời hạn trên 1 năm đến 5 năm.
- Cho vay dài hạn : là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm.
3. Căn cứ vào bảo đảm của tín dụng
- Cho vay không bảo đảm : là loại cho vay dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng vay.
- Cho vay có đảm bảo : là loại cho vay dựa trên cơ sở phải có tài sản đảm bảo hoặc có sự bảo
lãnh của bên thứ ba. Bao gồm bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật.
4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
- Cho vay trả góp : là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Cho vay phi trả góp : là loại cho vay được hoàn trả toàn bộ vốn một lần khi đáo hạn.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu : là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả nhiều lần theo khả
năng trong thời hạn hơp đồng.
5. Căn cứ vào tính chất hoàn trả
- Cho vay hoàn trả trực tiếp : là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ được thực hiện trực tiếp bởi
người đi vay.
- Cho vay hoàn trả gián tiếp : là loại cho vay mà việc hoàn trả nợ không được thực hiện trực tiếp
bởi người đi vay mà được thực hiện gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay.
III. Ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm :
- Về chủ thể : rất linh hoạt (doanh nghiêp, hộ gia đình, cá nhân…)
- Do là nguồn vốn huy động của xã hội với khối lượng và thời hạn khác nhau, do đó nó có thể
thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng cũng như thời hạn và mục đích sử dụng.
2. Nhược điểm : thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian…

IV. Vai trò của tín dụng ngân hàng
- Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nhu cầu kinh doanh của các doanh
nghiêp vừa và nhỏ vì những doanh nghiệp này chưa có đủ điều kiện để tham gia vào thị trường vốn
trực tiếp.
- Góp phần đẩy nhanh nhịp độ tích tụ, tập trung vốn và tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp.
- Còn được sử dụng như là một công cụ quan trọng để phát triển các ngành kinh tế chiến lược theo
yêu cầu của chính phủ.
Câu 24 : Trình báy phân lọai trái phiếu Nhà nước. Việc phân loại trái phiếu Nhà nước theo thời hạn có
liên quan như thế nào đến cấu trúc của lãi suất?
I. Phân lọai trái phiếu Nhà nước
1. Căn cứ vào phạm vi :
- Trái phiếu quốc nội : là loại trái phiếu trong nước do chính quyền trung ương hoặc chính quyền
địa phương phát hành.
- Trái phiếu nước ngòai : là loại trái phiếu do chính quyền trung ương phát hành nhằm huy động
vốn trên thị trường nước ngòai.
2. Căn cứ vào thời hạn :
- Trái phiếu ngắn hạn : có thời hạn dưới 12 tháng
- Trái phiếu dài hạn : có thời hạn trên 12 tháng
3. Căn cứ vào mục đích :
- Tín phiếu kho bạc : là loại trái phiếu ngắn hạn do chính phủ phát hành nhằm bù đắp những khoản
bội chi tạm thời ngân sách Nhà nước
- Trái phiếu kho bạc : là loại trái phiếu dài hạn do chính phủ phát hành để bù đắp những khỏan bội
chi trong chi tiêu thường xuyên ngân sách Nhà nước
- Trái phiếu đầu tư : là loại trái phiếu dài hạn do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành
nhằm huy động vốn đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng, an ninh, phúc lợi…
4. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả :
- Trái phiếu chiết khấu : là loại trái phiếu được phát hành theo phương pháp trả lãi trước ngay khi
phát hành.
- Trái phiếu Coupon : là loại trái phiếu được phát hành theo mệnh giá và được trả lãi định kì theo

từng kì hạn nhất định, thường là 6 tháng hoặc 1 năm.
- Trái phiếu tích lũy : là loại trái phiếu trả lãi và vốn 1 lần khi đáo hạn.
5. Căn cứ vào danh tính :
- Trái phiếu đích danh
- Trái phiếu vô danh
- Trái phiếu kí danh
II. Việc phân loai trái phiếu theo thời hạn ảnh hưởng đến cấu trúc của lãi suất là :
- Cấu trúc rủi ro của lãi suất giống nhau vì cùng 1 chủ thể phát hành
- Cấu trúc kì hạn khác nhau
Câu 25 : Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Tại sao nói sự ra đời
của tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển ?
I. Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng
- Chủ thể : giữa các doanh nghiệp trực tiếp
sản xuất kinh doanh với nhau
- Đối tượng : hàng hóa
- Công cụ : thương phiếu
- Thời hạn : chủ yếu là ngắn hạn
- Tính chất : trực tiếp
- Mục đích : phục vụ sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, vì mục tiêu lợi nhuận
- Giữa ngân hàng và các chủ thể trong nền
kinh tế
- Tiền tệ hoặc tài sản
- Hợp đồng : sổ tiền gởi tiết kiệm, công cụ
tiền gởi
- Ngắn - trung - dài hạn
- Gián tiếp
- Mục đích : phục vụ choi mục đích sản xuất
kinh doanh và tiêu dùm vì mục tiêu lợi

nhuận
II. Sự ra đời của tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát triển : vì :
Tín dụng ngân hàng cam kết chiết khấu lại thương phiếu cho tín dụng thương mại. Tức là các doanh
nghiệp có thể an tâm cho vay lẫn nhau, nếu thiếu vốn có thể đến ngân hàng vay.
Câu 26 : Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng và tín dụng Nhà
nước. Tại sao tất cả các hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồn tại và phát triển?
I. Phân biệt sự khác nhau giữa tín dụng thương mại và tín dụng NH và tín dụng Nhà nước
Tín dụng thương mại Tín dụng ngân hàng Tín dụng Nhà nước
- Chủ thể : Giữa các doanh
nghiệp với nhau
- Đối tượng : hàng hóa
- Công cụ : thương phiếu
- Thời hạn : ngắn hạn
- Tính chất : trực tiếp
- Mục đích : phục vụ cho mục
đích sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp vì mục tiêu
lợi nhuận.
- Giữa ngân hàng và các chủ
thể trong nền kinh tế
- Tiền tệ hoặc tài sản
- Hợp đồng tín dụng, sổ tiền
gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền
gửi
- Ngắn - trung - dài hạn
- Gián tiếp
- Phục vụ cho sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng vì mục tiêu
lợi nhận.
- Giữa Nhà nước và các chủ thể

trong nền kinh tế
- Tiền tệ hoặc hiện vật
- Trái phiếu, tín phiếu kho bạc
- Ngắn - trung - dài
- Có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
- Phục vụ cho chi tiêu ngân
sách Nhà nước và đầu tư.
II. Tất cả các hình thức tín dụng trên đều có thể đồng thời tồn tại và phát triển : vì :
Mỗi hình thức tín dụng đều có đặc điểm riêng của mình như: mục đích, đối tượng, chủ thể, công cụ tín
dụng. Việc các hình thức tín dụng trên cùng tồn tại và phát triển sẽ có thể huy động đa số nguồn vốn nhàn
rỗi trong nền kinh tế, tạo điều kiện tốt hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế .
Câu 27 : Trình bày khái niệmvà đặc điểm của tín dụng Nhà nước. Việc mở rộng tín dụng Nhà nước để
bù đắp bội chi, đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng như thế
nào đến nền kinh tế?
I. Khái niệm và đặc điểm của tín dụng
1. Khái niệm : là quan hệ tín dụng giữa 1 bên là Nhà nước, 1 bên là các chủ thể trong nền kinh tế, trong
đó Nhà nước là bên đi vay để phục vụ cho nhu cấu của ngân sách Nhà nước .
2. Đặc điểm :
- Chủ thể : Nhà nước với dân cư
- Công cụ : trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư
- Thời hạn : ngắn - trung - dài
- Mục đích : để trang trải ngân sách chi tiêu Nhà nước
- Đối tượng : tiền tệ hoặc hiện vật
- Tính chất : trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Trực tiếp nếu : Nhà nước vay của các chủ thể khác trong nền kinh tế
+ Gián tiếp nếu : vay của ngân hàng thương mại
3. Việc mở rộng tín dụng Nhà nước để bù đắp bội chi đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của
ngân sách Nhà nước, sẽ dẫn đến lạm phát
Vì nếu vay của ngân hàng thương mại hoặc dân chúng, phần tiết kiệm của dân chúng đáng lẽ được
dùng để đầu tư và phát triển sản xuất nhưng lại bị Nhà nước vay để tiêu dùng → cầu hàng hóa tăng, cung

không đổi → lạm phát
Nếu Nhà nước vay của ngân hàng trung ương → lượng tiền mặt trong lưu thông tăng → lạm phát
Câu 28 : Trình bày chức năng và phân tích vai trò của tín dụng. Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
I. Chức năng của tín dụng :
1. Chức năng tập trung và phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hoàn trả
- Tín dụng là sự vận động của vốn tiền tệ từ chủ thể này sang chủ thể khác hay từ các cá nhân, doanh
nghiệp, tạm thời thừa vốn sang các cá nhân, doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn .
- Vốn tín dụng có thể được phân phối dưới 2 hình thức :
+ Phân phối trực tiếp : là việc phân phối vốn từ chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ thể tực tiếp sử
dụng vốn.
+ Phân phối gián tiếp : là việc phân phối vốn được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung
gian như : ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng.
2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt :
- Tiền tệ lưu thông là tiền đúc bằng vàng, nhưng khi nền kinh tế phát triển, làm xuất hiện việc lưu
thông các dấu hiệu giá trị để thay thế cho tiền vàng.
- Trong nền kinh tế thị trường, họat động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó nó
thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các tổ chức kinh tế, sẽ
làm giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được chi phí lưu thông tiền mặt, đồng tthời cho
phép nhà nước điều tiết 1 cách linh họat khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản
xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
3. Chức năng phản ánh 1 cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động của nền kinh tế
- Tín dụng có khả năng phản ánh 1 cách tổng hợp và nhạy bén tình hình họat động của nền kinh tế, do
đó tín dụng được coi là 1 trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để kiểm sóat, thúc đẩy quá trình
thực hiện các chiến lược họach định phát triển kinh tế.
- Tín dụng có thể phản ánh và kiểm sóat quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế.
II. Phân tích vai trò của tín dụng :
- Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội :
+ Tín dụng đều hòa vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn góp phần thúc đẩy mở rộng, phát triển sản
xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục.
+ Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư

phát triển xã hội.
- Tín dụng là kinh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như : ổn định giá trị
tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Thông qua việc điều chỉnh khối lượng tiền tệtín
dụng cung ứng họăc điều chỉnh thời hạn, điều kiện tín dụng Nhà nước có thể điều chỉnh quan hệ cung cầu
hoặc làm thay đổi quy mô, hướng vận động của nguồn vốn tín dụng trong nền kinh tế.
- Tín dụng là công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội. Thông qua việc nới lỏng các điều
kiện tín dụng cũng như ưu đãi về mặt lãi suất, thời hạn cho các đối tượng cần hưởng chính sách xã hội.
Như vậy Nhà nước có thể nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách xã hội.
Ví dụ : Cho vay đối với hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, .....
- Tín dụng tạo điều kiện mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại thông qua việc cung cấp và tài trợ vốn
cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngòai. Tín dụng đã góp phần mở rộng và
phát triển quan hệ kinh tế đối ngọai, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
III. Liên hệ thực tiễn VN :
- Tuy mới phát triển nhưng tín dụng đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Thực hiện lại tốt chính sách phân phối lại vốn tiền tệ.
- Thực hiện tốt vai trò là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước, là công cụ truyền tải
các tác động của Nhà nước.
- Hình thức tín dụng phù hợp với thực tiễn VN : tín dụng xóa đói giảm nghèo, tín dụng cho sản xuất và
tín dụng cho tiêu dùng.
Chương III Hệ thống ngân hàng
Câu 29 : Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng 1 cấp và hệ thống ngân hàng 2 cấp ở VN.
Phân tích những lợi thế của hệ thống ngân hàng 2 cấp so với hệ thống ngân hàng 1 cấp ?
I. Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng 1 cấp và hệ thống ngân hàng 2 cấp :
Hệ thống ngân hàng 1 cấp Hệ thống ngân hàng 2 cấp
(1951-1988) (1988 đến nay)
1. Khái niệm : - Là 1 ngân hàng độc quyền,
ngân hàng thuộc sở hữu của
Nhà nước là duy nhất, có tổ
chức trên khắp các địa bàn
hành chính tới cấp huyện, họat

động theo nguyên tắc tập trung,
thống nhất trong cả nước.
- Hệ thống ngân hàng bao gồm:
ngân hàng Nhà nước và các
ngân hàng chuyên danh (Ngân
hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng )
2. Chức năng : - Thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước và điều tiết lưu thông
tiền tệ
- Thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ (Thực hiện vai trò
trung tâm tiền mặt, trung tân tín
dụng và trung tân thanh toán
trong nền kinh tế quốc dân )
3. Mô hình họat động : - Quản lí thống nhất từ trung
ương đến địa phương
4. Tính chất : - Phù hợp với yêu cầu cơ chế
kế hoạch hóa tập trung mang
nặng tính bao cấp.
- Ngân hàng Nhà nước
VN: quản lí Nhà nước về
tiền tệvà các họat động
ngân hàng
- Nhân hàng thương mại:
thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ và tín dụng
ngân hàng.
- Không thống nhất nhưng
các ngân hàng thương

mại, các tổ chức tín dụng
chụi sự quảnlí của ngân
hàng trung ương
- Phù hợp với nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành
phần, kinh tế thị trường
có điều tiết của Nhà nước
 hạn chế tình trạng lời giả, lỗ thật
II. Phân tích những lợi thế của hệ thống ngân hàng 2 cấp so với hệ thống ngân hàng 1 cấp :
1. Hệ thống ngân hàng 1 cấp
Ngân hàng Nhà nước VN không thể kinh doanh theo đúng nghĩa của nó, đồng thời cũng không làm tròn
chức năng quản lí Nhà nước về các họat động tiền tệ ngân hàng.
2. Hệ thống ngân hàng 2 cấp
- Phân định rõ ràng 2 chức năng : quản lí Nhà nước và kinh doanh của hệ thống ngân hàng .
- Thông qua các ngân hàng trung gian và tổ chức tài chính, việc phát hành tiền, chính sách tiền tệ, tài
chính khác của ngân hàng trung ương đều tác động đến nền kinh tế. Tình hình sản lượng, nhu cầu về tiền mặt,
về tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá … được phản hồi về cho ngân hàng trung ương.
 Như vậy ngân hàng trung ương kiểm sóat được sự biến động của lượng tiền trong lưu thông, trong phạm
vi toàn quốc, kiểm soát khả năng mở rộng tín dụng của các ngân hàng và tổ chức tài chính, do đó có thể điều
chỉnh lượng tiền cần phát hành.
Chương IV Ngân hàng thương mại
Câu 30 : Trình bày nội dung các chức năng của ngân hàng thương mại. Mối quan hệ giữa các chức năng?
Chức năng nào giúp cho NHTM có vai trò tạo tiền ? Cho ví dụ minh họa ?
I. Trình bày nội dung các chức năng của ngân hàng thương mại :
1. Chức năng trung gian tín dụng :
1.1 Nội dung : Ngân hàng thương mại huy động khoản tiền chưa sử dụng đến của các chủ thể kinh tế
khác trong xã hội để hình thành nên quỹ cho vay tập trung, để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung trong quá
trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…của các chủ thể trong nền kinh tế.
1.2 Vai trò :
a. Đối với người đi vay :

- Thỏa mãn được nhu cầu tạm thời thiếu vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,….của
các hủ thể trong nền kinh tế.
- Tiết kiệm chi phí, thời gian, tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
b. Đối với ngân hàng thương mại :
- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng - là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
- Tạo khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại.
c. Đối với nền kinh tế
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì giúp duy trì liên tục quá trình tái sản xuất xã hội
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhờ tận dụng nguồn vốn tạm thời thừa vào qt cho vay sinh lời
2. Chức năng trung gian thanh toán :
2.1 Nội dung : trên cơ sở khách hàng mở tài khỏan tiền thanh tóan tại ngân hàng, thay mặt cho khách
hàng ngân hàng thương mại tách tiền trên tài khỏan trả cho người hưởng hoặc nhận tiền vào tài khỏan theo ủy
nhiệm khách hàng.
2.2 Vai trò :
a. Đối với khách hàng
- Tạo điều kiện thanhtóan nhanh chóng và hiệu quả
- Tạo điều kiện thanh tóan an tòan
b. Đối với ngân hàng thương mại
- Nâng cao uy tín của ngân hàng, góp phần mở rộng quy mô chức năn trung gian tín dụng và tăng
cường nguồn vốn cho vay.
- Góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng
c. Đối với nền kinh tế
- Thúc đẩy nhanh chóng quá trình lưu thông hàng hóa, tăng cường kinh tế vì giúp đẩy nhanh tốc độ
thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế
- Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt
3. Chức năng thủ quỹ :
3.1 Nội dung : ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu rút tiền,
chi tiền của khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế.
3.2 Vai trò :
a. Đối với khách hàng

- Đảm bảo an toàn tài sản
- Sinh lợi cho đồng vốn tạm thời thừa
b. Đối với ngân hàng
- Là cơ sở để thực hiện chức năng thanh toán
- Tạo nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng
II. Mối quan hệ giữa các chức năng
- Chức năng thủ quỹ là cơ sở để thực hiện chức năng thanh toán tạo nguồn vốn để thực hiện chức năng
trung gian tín dụng.
- Chức năng thanh toán là cơ sởđể chức năng thủ quỹ phát triển, mở rộng. Nâng cao uy tín của ngân hàng
thương mại, góp phần mở rộng quy mô chức năng trung gian tín dụng và tăng cường nguồn vốn cho vay.
- Chức năng trung gian tín dụng huy động những khỏan tiền nhỏ để cho vay, tạo khả năng tạo tiền của ngân
hàng thương mại.
III. Chức năng nào gíup cho ngân hàng thương mại có vai trò tạo tiền ? Cho ví dụ minh họa ?
- Chức năng trung gian tín dụng giúp cho ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền
- Ví dụ: Với 1 khỏan huy động được là 1000 (tỉ lệ dự trữ 10%). Dự trữ 100 và cho vay 900. Với 2 điều kiện
giả định cho vay hết và chỉ cho vay bằng chuyển khỏan, 900 trên tài khỏan của thế hệ 1 được chuyển sang
ngân hàng thế hệ 2.
Câu 31 : Trình bày nội dungvà phân tích vai trò của chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương
mại? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.
I. Trình bày nội dung và phân tích chức năng trung gian tín dụng của NHTM
1. Nội dung :
Ngân hàng thương mại huy động những khỏan tiền tạm thời chưa sử dụng của các chủ thể kinh tế trong
xã hội để hình thànhquỹ cho vay, đồng thời sử dụng quỹ cho vay này để cho vay, đáp ứng nhu cấu bổ sung vốn
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
2. Vai trò :
2.1 Đối với người đi vay :
- Thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể
kinh tế
- Tiết kiện được thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Nếu
không có chức năng trung gian tín dụng này thì người đi vay phải tìm kiếm người cho vay, phải trùng hợp với

nhau về vốn, về thời gian (người thiếu tiền phải tìm được người thừa tiền thừa đúng số lượng tiền mình cần và
đúng vào thời điểm đó và ngược lại ). Đồng thời phải có sự đồng tình với nhau về lãi suất, thời hạn.
+ Tính hợp pháp của đồng vốn, hiện tượng rửa tiền.
+ Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại đã xóa bỏ tất cả những nhược điểm của
việc giao dịch tín dụng trực tiếp (không cần nhận diện ai thừa tiền, thiếu tiền, thời gian không hạn định, lãi suất
hợp lí )
2.2 Đối với ngân hàng :
- Tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng là cơ sở đảm bảo cho sự tồntại và phát triển của ngân hàng
thương mại
- Tạo khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại vừa nhận tiền gửi lại vừa
cho vay.
2.3 Đối với nền kinh tế :
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì đã đáp ứng dược nhu cầu vốn để duy trì liên tục quá trình tái sản xuất
xã hội .
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì đã tận dụng nguồn vốn tạm thời thừa để cho vay sinh lời.
III. Liên hệ thực tiễn VN
Chức năng này thực hiện tốt góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng .
Câu 32 : Trình bày khái quát nghiệp vụ tài sản nợ và nghiệp vụ tài sản có của ngân hàng thương mại. Mối
quan hệ giữa chúng.
I. Nghiệp vụ tài sản nợ bao gồm :
1. Vốn tự có :
- Vốn điều lệ : là vốn của ng.hàng, do các cổ đông góp, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định.
- Các quỹ dự trữ : quỹ dự trữ dự phòng rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
- Lợi nhuận chưa chia.
- Các quỹ khác : quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng.
2. Vốn huy động :
- Tiền gửi không kì hạn : là loại tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất kỳ lúc nào.
- Tiền gửi thanh toán : người gửi không phải vì mục đích kiếm lời, mà với mục đích thực hiện các
khỏan thanh toán qua ngân hàng và đảm bảo an toàn tài sản. Người gửi có thể rút ra sử dụng bất kì lúc nào
còn có quyền phát hành séc. Người gửi được hưởng lãi suất thấp.

- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn của các tầng lớp dân cư chủ yếu là các khoản tiền để dành và tiết kiệm
được. Người gửi nhắm đến khả năng sinh lời của đồng tiền và tiết kiệm với các mục đích khác nhau.
Người gửi được trả lãi với lãi suất thấp.
- Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của cá nhân.
- Huy động khác : chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.
3. Vốn đi vay
- Vay củ ngân hàng thương mại
- Vay của ngân hàng nước ngòai
- Vay của ngân hàng trung ương
II. Nghiệp vụ tài sản có : là nghiệp vụ sử dụng vốn trên cơ sở nguồn đã có
1. Nghiệp vụ ngân quỹ :
- Tiền mặt tại ngân quỹ : ngân hàng phải duy trì 1 lượng tiền mặt dự trữ tại quỹ của ngân hàng để đáp
ứng nhu cầu chi trả tiền mặt hay nhu cầu vì sinh lợi nhưng bắt buộc phải dự trữ.
- Tiền gửi tại ngân hàng trung ương : tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh tóan.
- Tiền gửi tại các ngân hàng khác.
- Tiền mặt đang trong quá ttrình thu hồi.
2. Nghiệp vụ tín dụng :
- Cho vay nắn hạn : để bù đắp nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng trong quá trình
kinh doanh dưới hình thức : chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá, tín dụng thấu chi.
- Cho vay trung và dài hạn : tài trợ cho đầu tư và xây dựng cơ bản hoặc mua sắm tài sản cố định dưới
hình thức dự án cho vay hợp vốn.
3. Nghiệp vụ đầu tư :
- Đầu tư chứng khóan công ty, mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
- Đầu tư chứng khóan chính phủ.
II. Mối quan hệ giữa chúng
- Nghiệp vụ tài sản nợ có trước nghiệp vụ tài sản có.
- Quy mô số lượng nghiệp vụ tài sản nợ quyết định quy mô, số lượng nghịêp vụ tài sản có.
- Kết quả hoạt động của nghiệp vụ tài sản có góp phần làm tăng nghiệp vụ tài sản nợ thông qua vốn tự có
bằng cách bổ sung lợi nhuận từ các họat động đầu tư.
- Ví dụ : khi khách hàng kinh doanh có hiệu quả, sẽ có lời, làm tăn vốn điều lệ và các quỹ khác.

Câu 33 : Trình bày cơ chế và diễn biến quá trình tạo tiền tối đa của hệ thống ngân hàng thương mại. Một
ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền không ?
I. Cơ chế và quá trình tạo tiền tối đa
1. Cơ sở hình thành : Xuất phát từ chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán.
2. Nội dung :
Trên cơ sở tiền gửi huy động được, hệ thống ngân hàng thương mại thông qua hệ thống cho vay và
thanh tóan bằng chuyển khoản thì có thể tạo ra 1 lượng tiền gửi mới gấp nhiều lần tiền gửi ban đầu. Do đó tạo
thêm bút tệ cho lưu thông. Khả năng tạo tiền gửi tối đa và bút tệ tối đađược thể hiện thông qua phương trình
này :
Delta D = M x ( 1/r – 1 ) (Tạo bút tệ )
D = Mx l/r ( mở rộng tiền gửi )
Trong đó : D : Tổng số tiền gửi mở rộng
M : Tiền gửi ban đầu
r : tỉ lệ dự trữ bắt buộc
Delta D : số tiền bút tệ được tạo thêm
n = 1/r : hệ số mở rộng tiền gửi
k = 1/r -1 : hệ số tạo bút tệ
3. Điều kiện tạo tiền tệ tối đa :
- Phải cho vay và thanh toán 100% bằng chuyển khoản.
- Phải cho vay 100% số dư dự trữ, không có dự trữ thừa.
- Phải cho vay thông qua nhiều hệ thống ngân hàng.
II. Một ngân hàng thương mại có khả năng tạo tiền không ?
Một ngân hàng thương mại vẫn có khả năng tạo tiền nhưng số lượng ít và giới hạn vì không phải tất cả các
khách hàng tham gia đều có tài khoản tại ngân hàng, đều này vi phạm đều 3 của điều kiện tạo tiền tối đa vì thế
cho vay và thanh toán bị ngắt quãng.
Câu 34 : Phân tích những điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa. Trong trường
hợp các điều kiện trên không được thỏa mãn thì khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại có thể
đạt mức như thế nào ?
I. Những điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa : đó là :
- Các ngân hàng thương mại cho vay 100% bằng chuyển khoản.

- Phải cho vay hết 100% dự trữ.
- Phải cho vay thong qua cả hệ thống ngân hàng.
Vẽ bảng tạo tiền tối đa :
Thế hệ ngân
hàng
Tiền gửi ban đầu TG dự trữ pháp
định (bắt buộc)
Dự trữ cho vay
I
II
III
…….
Toàn bộ hệ
thống ngân
hàng
1000
900
810
…….
10000
100
90
81
…….
1000
900
810
729
……..
9000

II. Các trường hợp :
1. Trường hợp 1 :
- Giả sử ngân hàng cho vay hết và chỉ cho vay bằng chuyển khoản.
- Giả sử ngân hàng thương mại cho vay không hết, chỉ cho vay 800 bằng khỏan thì tại ngân hàng thế hệ
thứ 2 có 1 khoản tiền gửi là 800. Như vậy tòan bộ hệ thống ngân hàng tạo ra <10000 phương tiện thanh toán
 quá trình tạo tiền không tối đa.
2. Trường hợp 2 :
Giả sử ngân hàng cho vay hết 900 nhưng trong đó cá 100 bằng tiền mặt và 800 bằng chuyển khoản. Như
vậy tại ngân hàng thế hệ thứ 2 có 1 khoản tiền gửi là 800. Toàn bộ hệ thống ngân hàng tạo ra < 10000 phương
tiện thanh toán → quá trình tạo tiền không tối đa.
Kết luận : Trong trường hợp trên các điều kiện trên không được đảm bảo thì khả năng tạo tiền của ngân hàng
thương mại có thể đạt mức k = 1 / ( r + r + r )
CÂU 35 : Phân tích những điều kiện cho phép hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa. Ngân
hàng trung ương có thể khống chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại như thế nào ?
I. Phân tích những điều kiện cho phép ngân hàng thương mại tạo tiền tối đa
Ta có :
D = M x 1 / (r
r
+ r
e
+ r
c
)
Trong đó :
D : tổng số tiền gửi mở rộng
M : số tiền gửi ban đầu
M = 1 / (r
r
+ r
e

+ r
c
) : hệ số nhân tiền gửi mở rộng
r
r
: tỷ lệ dự trữ bắt buộc
r
e
: tỷ lệ dự trữ thừa
r
c
: tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi thanh toán
M : cố định, r
r
: cố định
→ để D → Max thì 1 / (r
r +
r
e
+ r
c
) max
→ (r
r
+ r
e
+ r
c
) min , mà r
r

cố định
→ (r
e
+ r
c
) min
→ r
e
= 0 ; r
c
= 0
r
e
= 0 : nghĩa là cho vay và thanh toán 100% bằng chuyển khoản, không có tiền mặt
r
c
= 0 : nghĩa là hoàn toàn không có dự trữ thừa, cho vay 100% số dư dự trữ
Và tất cả các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại tham gia, không bị ngắt quãng. Giả sử
số tiền gửi chỉ dừng lại ở ngân hàng thương mại thể hệ thứ 3 thì số tiền gửi mở rộng chỉ giới hạn đến đó và
không thể tạo tiền tối đa.
II. Ngân hàng trung ương khống chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại
Một trong những chức năng của NHTW là ngân hàng của các ngân hàng. Với chức năng này, NHTW
có khả năng khống chế khả năng tạo tiền của NHTM thông qua các công cụ chính sách tiền tệ điều tiết
khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế như hạn mức tín dụng, lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, tái cấp
vốn, … Cụ thể :
- NHTW ấn định mức dự trữ bắt buộc, dự trữ bắt buộc làm giảm đi một khối lượng lơn vốn khả dụng
tương ứng ản hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng cho vay. Vì thế nếu tăng dự trữ bắt buộc điều này có
nghĩa thu hẹp khả năng tạo tiền của NHTM.
- NHTW sẽ tác động tới lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi của NHTM bằng việc điều chỉnh lãi suất tín
dụng và cấp tín dụng thông qua việc tái cấp vốn cho NHTM.

- NHTW ấn định hạn mức tín dụng được phép cấp ra tiền tệ của NHTM.
Câu 36 : Trình bày cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại và giải thích ý nghĩa của từng nguồn vốn
trong họat động kinh doanh của ngân hàng. Để khơi tăng nguồn vốn huy động, ngân hàng có thể áp dụng
những giải pháp nào ?
I. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1. Vốn tự có
-Vốn điều lệ
- Các quỹ dự trữ
- Các quỹ khác
2. Vốn huy động
-Tiền gửi có kì hạn
- Tiền gửi không kì hạn
- Huy động khác : chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu
3. Vốn đi vay
- Vay của ngân hàng thương mại ( các ngân hàng khác )
- Vay của ngân hàng nước ngoài
- Vay của ngân hàng trung ương
II. Ý nghĩa của từng nguồn vốn :
1. Vốn điều lệ :
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng nó có tính chất ổn định và có ý
nghĩa quan trọng trong kinh doanh của khách hàng.
2. Vốn huy động :
Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng là bộ phận chủ yếu trong nghiệp
vụ kinh doanh. Vì vậy các ngân hàng rất quan tâm và tìm các biện pháp huy động nguồn vốn này để mở rộng
quy mô tín dụng, tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng.
3. Vốn đi vay :
Là nguồn vốn hỗ trợ cuối cùng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
III. Để khi tăng nguồn vốn ngân hàng cần phải :
- Đa dạng về loại hình huy động :
 Tiết kiệm góp

 Tiết kiệm dự thưởng : kết hợp giữa tiết kiệm ghi sổ và tiết kiệm thông thường
 Tiết kiệm có thưởng
 Tiết kiệm sổ số
- Đa dạng về phương thức trả lãi : hàng quý, hàng tháng, hàng năm.
- Đa dạng về mức lãi suất lũy tiến.
- Lãi suất chiết khấu bảo hiểm tiền gửi.
Chương V Ngân hàng trung ương
Câu 37 : Trình bày nội dung các chức năng của NHTW. Mối quan hệ giữa các chức năng ? Trong các
chức năng trên chức năng nào là chức năng cơ bản thể hiện bản thể hiện đặc trưng bản chất của NHTW?
I. Nội dung các chức năng của NHTW :
Mục đích hoạt động của NHTW không phải là mưu tìm doanh lợi mà là cung ứng và điều hoà khối lượng
tiền tệ, điều khiển hệ thống các NHTG, kiểm soát hệ thống các ngân hàng, bảo vệ giá trị tiền tệ trong nước,
nhằm đảm bảo lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục
đích này NHTW thực hiện các chức năng cơ bản sau đây :
1. Chức năng độc quyền phát hành tiền :
a. Nội dung :
NHTW phát hành tiền mặt bao gồm : tiền giấy và tiền xu, thường thì tiền giấy được phát hành theo
đơn vị tiền tệ quốc gia và bội số của đơn vị tiền tệ quốc gia, còn tiền xu được phát hành theo ước số.
b. Nguyên tắc phát hành :
NHTW phát hành tiền theo hai nguyên tắc, đó là nguyên tắc trữ kim và nguyên tắc tín dụng
- Nguyên tắc trữ kim : Việc phát hành tiền tệ của NHTW ràg buộc chặt chẽ bởi quý kim. Việc tăng
hay giảm số lượng tiền tệ tuỳ thuộc và số lg vàng dự trữ, nghĩa là tiền tệ chỉ đc thực hiện khi có một lượng quý
kim đc nhập kho. Tuy nhiên, có thể chấp nhận 1 lg nhất định vượt mức của khối tiền phát hành đv số qúy kim
dự trữ, thặng dư đó phải thật thấp và cố định.
- Nguyên tắc tín dụng : NHTW phát hành tiền để cho vay các NHTM, khi kết thúc thời hạn vay
NHTM sẽ hoàn trả nợ. Nghĩa là NHTW có quyền tự do phát hành tiền tệ, NN ko cần phải quy định thể lệ phát
hành. Bởi lẽ, tiền tệ mà NHTW phát hành chỉ là 1 sự ứng trước, nó ko lưu hành vĩnh viễn mà sẽ trở về NH khi
người vay hoàn trả nợ.
c. Kênh phát hành :
NHTW phát hành tiền vào lưu thông qua các kênh : NSNN, kênh NHTM, kênh thị trường mở và kênh

thị trường hối đoái.
- Kênh Ngân sách NN : còn gọi là phát hành tiền qua ngõ Chính phủ
NSNN phải cân đối giữa tổng thu TC và tổng chi TC, nhưng trong thực tế NSNN thường rơi vào 1
trong 2 trạng thái : bội thu hoặc bội chi.
+ Nếu NSNN bội thu hoặc cân dối thì hđ của NSNN ko ảnh hưởng đến hđ của NHTW.
+ Nếu NSNN bị bội chi , hđ NS sẽ tác dộng đến chín sách tiền tệ., CP sẽ phải đi vay để bù
đắp thiếu hụt. CP xử lý bằng các cách :
• Vay của công chúng thông qua việc phát hành : trái phiếu CP, tín phiếu kho bạc NN,
trái phiếu kho bạc NN, công trái NN. Biện pháp này không ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ, NHTW ko phải
phát hành thêm tiền.
• Vay của nước ngoài : lượng tiền vay được thông thường dưới hình thức hàng hoá,
vàng hoặc các loại ngoại tệ. Những loại tài sản này khi đem về nước thường cũng phải ký quỹ ở NHTW để
chuyển đổi thành tiền mặt, như thế NHTW phải phát hành thêm tiền.
• Vay của NHTW : lúc này lượng tiền mặt trong lưu thông sẽ tăng lên thông qua chi
tiêu của CP. CP vay trực tiếp của NHTW thường là vay ứng trước tạm thời.
- Kênh NHTM : còn gọi là phát hành tiền qua ngõ tín dụng.
+ NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới hai hình thức :
• Một là chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá trị.
• Hai là thế chấp hay ứng trước dưới hình thức cho vay có bảo đảm.
+ Trong cả hai TH trên, NHTW đều thực hiện phát hành tiền tệ. Kết quả là làm cho lượng tiền tệ trong
lưu thông gia tăng.
- Kênh thị trường mở : là việc NHTW tham gia mua bán các món nợ ngắn hạn với các NHTM.
+ Thông qua việc mua bán chứng khoán ngắn hạn trên thị trường mở, NHTW điều chỉnh lưu lượng
tiền mặt trong lưu thông theo hướng tăng hoặc giảm. Để phù hợp với nhu cần của nền kinh tế, với nghiệp vụ
bán (sale operations), NHTW thu hẹp lượng cung tiền mặt trong lưu thông. Bằng nghiệp vụ mua (Purchase
Operations), NHTW mở rộng lượng cung tiền mặt cho nền kinh tế, làm cho lượng tiền lưu hành trên thị trường
tăng lên.
+ Phát hành tiền bằng NV mua bán các chứng khoán có giá ngắn hạn trên thị trường mở cũng được
xem là một NV phát hành có đảm bảo, bởi lẽ tiền tăng thêm trong lưu thông đã được cân đối bởi một lượng
chứng khoán. Hiện nay ở hầu hết các nc trên TG đều thực hiện phương thức phát hành tiền qua kênh này.

- Kênh thị trường hối đoái :
Cách làm phổ biến nhất là thực hiện các nghiệp vụ mua bán hoặc bán trên thị trường này. Bằng việc
tung ra một lượng tiền mặt nhất định vào thị trường để mua ngoại tệ và vàng. NHTW một mặt làm tăng dự trữ
quốc gia, mặt khác nó làm tăng lưu lượng tiền mặt trong nền kinh tế. Và đây chính là phương thức phát hành
tiền qua ngõ thị trường vàng và ngoại tệ.
2. Chức năng ngân hàng của các ngân hàng :
a. NHTW quản lý các khoản dự trữ ( tiền gửi ) của các ngân hàng thương mại
Bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ thừa
- Tiền gửi dự trữ bắt buộc : NHTW bắt buộc các NHTM phải ký gửi tại NHTW một phần của tổng
số tiền gửi mà họ nhận được từ nền kinh tế theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gửi đó là dự trữ bắt buộc
(Required reserve). NHTW sẽ ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuỳ thuộc vào việc thực hiện chính sách tiền tệ.
- Tiền gửi thanh toán : các NHTM phải duy trì đủ TGTT tại NHTW và việc thanh toán giữa các
NHTM phải thông qua TK, dưới hình thức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần.
- Tiền gửi dự trữ thừa : tiền gửi dự trữ thừa nếu có phát sinh mà các NHTM huy động quá nhiều
mà ko cho vay hết. NHTW sẽ mở tài khoản tiền gửi thanh toán để quản lý các tiền gửi trên đây của các
NHTM.
b. NHTW cấp tín dụng cho các NHTM
- Là ngân hàng của các ngân hàng, NHTW là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các
NHTM thông qua hoạt động cấp tín dụng. Việc cấp tín dụng dưới nhiều hình thức như : cho vay trực tiếp các
NHTM, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM.
- Việc cấp tín dụng nhằm cung cấp thêm những phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, hoặc là để
tăng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, hoặc là để tăng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, hoặc là để cứu
cánh cho NHTM khi cần thiết.
c. NHTW tổ chức thanh toán giữa các NHTM
- Trong quan hệ với NHTW, ngoài những thủ tục mang tính pháp lý, các ngân hàng trung gian phải
mở tài khoản tại NHTW và phải có một khoản tiền gửi tại NHTW để đảm bảo an tòan và thuận lợi cho hoạt
động của mình.
- NHTW sẽ tổ chức thanh toán ko dùng tiền mặt cho các NHTM bằng cách thiết lập phòng giao hoán
tại trụ sở của NHTW, NHTW sẽ tổ chức thanh toán từng lần cho các NHTM.
3. Chức năng ngân hàng của Nhà nước :

- Phần lớn các nước trên thế giới, NHTW đều thuộc sở hữu của Nhà nước. NHTW được xác định ngay từ
thời khai sinh là ngân hàng của Chính phủ. Các giao dịch tiền tệ của Chính phủ trong và ngoài nước thường
phải thông qua NHTW. Điều này được thể hiện trên các mặt sau đây :
+ Cung cấp các dịch vụ cho Chính phủ :
• Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước.
• Thực hiện thanh toán theo yêu cầu của Chính phủ.
• Cấp tín dụng cho Chính phủ vay.
+ Đại lý phát hành chứng khoán Chính phủ.
+ Đại diện cho Chính phủ tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, ngân hàng Quốc tế.
+ Tư vấn cho Chính phủ.
- Quản lý dự trữ quốc gia, bao gồm các loại tài sản chiến lược mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải dự bị để
lại chi dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Dự trữ quốc gia ko phải là loại tài sản tĩnh. Khoảng dự trữ này
được NHTW sử dụng để phục vụ cho sự điều hành chính sách tiền tệ.
4. Chức năng quản lý NN về tiền tệ và các hoạt động NH
- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng khác.
- Với chức năg quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, NHTW là cơ quan quản lý điều tiết họat
động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng bằng pháp luật.
+ Xem xét và cấp giấp phép hoạt động cho NHTM cho các tổ chức tín dụng khác.
+ Trong phạm vi thẩm quyền của mình, ban hành các chế độ, thể lệ nghiệp vụ để thực hiện quản lý vĩ
mô đối với hoạt động của NHTM và các tổ chức tín dụng khác.
+ Kiểm soát, thanh tra hoạt động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, xử lý các vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm quyền,…
- Thực hiện quản lý vĩ mô đv nền kinh tế : thong qua việc xây dựng và thực thi CSTT quốc gia.
II. Mối quan hệ giữa các chức năng :
Các chức năng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, chức năng này làm tiền đề cho chức năng kia và ngược lại.
III. Chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng :
Là chức năng quyết định bản chất của NHTW của một ngân hàng phát hành. Thông qua chức năng
này, NHTW có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, kiểm soát hoạt động của toàn
bộ hệ thống ngân hàng để điều tiết, kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền,
giải quyết công ăn việc làm. Việc thực hiện chức năng này không thể tách rời khỏi các nghiệp vụ ngân hàng

của NHTW.
Câu 38 : Trình bày nội dung chức năng ngân hàng của các ngân hàng của NHTW. Phân tích sự cần thiết
của vai trò người cho vay cuối cùng của NHTW.
I. Nội dung chức năng ngân hàng của các ngân hàng của NHTW
1. NHTW quản lý các khoản dự trữ ( tiền gửi ) của các ngân hàng thương mại.
Bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ thừa
- TG dự trữ bắt buộc : NHTW bắt buộc các NHTM phải ký gửi tại NHTW một phần của tổng số tiền
gửi mà họ nhận được từ nền kinh tế theo một tỷ lệ nhất định. Phần bắt buộc ký gửi đó là dự trữ bắt buộc
(Required reserve). NHTW sẽ ấn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tuỳ thuộc vào việc thực hiện chính sách tiền tệ.
- Tiền gửi thanh toán : các NHTM phải duy trì đủ TGTT tại NHTW và việc thanh toán giữa các NHTM
phải thông qua tài khoản, dưới hình thức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần.
- TG dự trữ thừa : tiền gửi dự trữ thừa nếu có phát sinh mà các NHTM huy động quá nhiều mà ko cho
vay hết. NHTW sẽ mở TK TGTT để quản lý các tiền gửi trên đây của các NHTM.

×