Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiền tệ ngân hàng - lạm phát 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.94 KB, 8 trang )

CHƯƠNG: LẠM PHÁT
Câu 16: Khái niệm, biểu hiện của Lphát? Các loại Lphát nếu căn cứ vào tốc độ (hay tác động) của Lphát?
Khái niệm của LP:
1. Khái niệm của LP:
a. Theo quan niệm của Marx
LP là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thong, vượt quá nhu cầu lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá
của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân.
b. Theo quan niệm hiện đại :
LP là hiện tượng xẩy ra khi mức giá cả chung của hàng hóa tăng liên tục và kéo dài trong 1 thời gian nhất định.
Qua khái niệm ta thấy; Một sự tăng giá nhất thời đơn thuần (do một sự kiện đột ngột từ bên ngoài chẳng hạn)
hoặc các đợt căng thẳng về giá cả có tính chất lạm phát, dấu hiệu của sự mất cân đối cục bộ đều không phải là
lạm phát. LP là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ 20 và đụng chạm tới mọi hệ thống ktế (dù
phát triển hay không).
Mức giá cả chung của hàng hóa tức là mức trung bình giá cả hàng hóa trong nền kinh tế, được biểu hiện ở chỉ số
giá cả chung của hàng hóa, nó thể hiện đuợc xu thế biến động chung của giá cả trong nền kinh tế, sức mua của
tiền tệ đối với các hàng hóa.
2. Biểu hiện của lạm phát:
- Mức chung giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng liên tục và kéo dài.
- Tiền tệ mất giá.
- Giá các loại chứng khoán giảm (đặc biệt là các loại trái phiếu).
Các loại LP nếu căn cứ vào tốc độ (hay tác động) của LP:
1. Căn cứ vào tốc độ tác động của lạm phát:
Căn cứ vào tốc độ và tác động của lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại sau:
a. Lạm phát vừa phải:
- Khái niệm:
Là loại lạm phát xẩy ra với tốc độ tăng chậm của chỉ số giá cả hàng hóa thường được giới hạn ở mức 1 con số 1
năm.
- Đặc điểm:
+ Giá cả hàng hóa không biến động nhiều so với bình thường.
+ Không gây ảnh hưởng nhiều đối với hoạt động của nền ktế và đời sống của nhân dân.
Do vậy, trong những điều kiện nhất định người ta có thể lợi dụng loại lạm phát này đễ gia tăng đầu tư mở rộng sx,


thúc đẩy tăng trưởng ktế, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
b. Lạm phát phi mã :
- Khái niệm:
Là lọai lạm phát xẩy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh ở mức từ 2 – 3 con số 1 năm.
- Đặc điểm:
+ Giá cả hàng hóa tăng nhanh 1 cách liên tục.
Lưu thông tiền tệ bị rối loạn, nhân dân kg muốn trữ tiền mà muốn chuyển sang tích trữ hàng hóa, tài sản bằng
hiện vật.
+ Loại LP này ảnh hưởng xấu đến hoạt động ktế và đời sống nhân dân nói chung.
c. Lạm phát siêu tốc :
- Khái niệm:
Là loại lạm phát xẩy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh với tốc độ từ 4 con số trở lên 1 năm.
- Đặc điểm:
+ Giá cả hàng hóa tăng nhanh và biến động bất thường không thể đo lường trước được.
+ Lưu thông tiền tệ bị rối loạn nghiêm trọng, dân chúng chạy trốn khỏi tiền tệ.
+ Ảnh hưởng xấu đến hoạt động xskd, đưa nền kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái thất nghiệp gia tăng, đời
sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng.
- Nhận xét:
Việc phân chia 3 loại lạm phát trên có ý nghĩa tương đối khi xem xét 1 cuộc lạm phát cụ thể cần khảo sát thêm
yếu tố tác động của nó thì việc phân loại mới chính xác được.
Trong 3 loại LP trên thì LP phi mã và lạm phát siêu tốc là 2 loại lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống
và hoạt động sxkd. Trong đó đặc biệt nguy hiểm và gây tác hại tiêu cực nhất là lạm phát siêu tốc.
Câu 17: Thế nào là lạm phát cẩu kéo? Chi phí đẩy? Phân tích nguyên nhân dẫn đến các loại lạm phát trên?
Lạm phát cầu kéo – Chi phí đẩy:
a. Lạm phát cầu kéo:
- Khái niệm:
Là loại lạm phát xảy ra khi cầu hàng hóa tăng nhanh vượt khả năng cung ứng hàng hóa nền ktế kéo giá cả hàng
hóa tăng lên theo.








Loại lạm phát này, nếu kiểm soát được ở mức độ vừa phải có thể lợi dụng nó trong điều kiện nhất định thúc đẩy
tăng trưởng Ktế tạo công ăn việc làm.
- Nguyên nhân:
Có thể có nhiều nguyên nhân, thường do nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Bội chi ngân sách NN thường xuyên kéo dài.
+ Việc kiểm khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW k chặt chẽ làm cho khối lượng tiền trong lưu thông vượt
quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
+ Chất lượng tín dụng kém ko thu hồi được vốn làm mất cân bằng giữa tiền và vàng.
+ Tiền lương tăng quá cao tạo sức cầu hàng hóa lớn vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa trong nền kinh tế.
+ Ngoài ra có thể do các nguyên nhân về tâm lý, như ảnh hưởng của khủng khoảng chính trị, quân sự, ktế or do
động đất, núi lửa… làm cho dân chúng hoang mang đổ xô đi mua vét hàng hóa làm cho sức cầu hàng hóa tăng lên
nhanh chóng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng lên.
b. Lạm phát chi phí đẩy:
- Khái niệm:
Là loại lạm phát xẩy ra khi chi phí sx tăng lên, đẩy giá cả hàng hóa tăng lên theo.
Chi phí sản xuất tăng đẩy giá thành hàng hóa tăng lên. Cung hàng hóa giảm đẩy giá cả hàng hóa tăng lên.
P
P2
P1
Qo Q1 Q2
Q
D0
D1
D2
S

0
P0
(SL) sản lượng tiềm năng
Đồ thị:
P2
P1
P0
Q2 Q1 Q0
D
S2
S1
S0
P
Q
Đồ thị:
0

- Nguyên nhân:
+ Tốc độ tăng trưởng tiền lương cao hơn tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động, làm cho chi phí tiền lương
trong đơn vị sản phẩm tăng.
+ Chi phí nguyên vật liệu tăng cao do sự khan hiếm or giá thành nhập khẩu tăng (thương xẩy ra bởi các cuộc
khũng hoảng nhiên liệu).
- Nhận xét :
Trong những trường hợp nhất định, việc phân ra lạm phát cầu kéo or chi phí đẩy chỉ là tương đối, chẳng hạn khi
chi phí tiền lương tăng hơn 1 đơn vị sản phẩm tăng sẽ đẩy giá thành sp tăng. Đồng thời, cũng làm tăng thu nhập
người lao động và làm cầu hàng hóa tăng.
Câu : Trình bày khái niệm LP theo quan điểm hiện đại và QĐ của Marx? Nguyên nhân và các biện pháp kiềm chế
LP? Liên hệ thực tiển ở VN hiện nay?
Trả lời:
Khái niệm của LP:

1. Khái niệm của LP:
c. Theo quan niệm của Marx
LP là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thong, vượt quá nhu cầu lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá
của đồng tiền và phân phối lại thu nhập quốc dân.
d. Theo quan niệm hiện đại :
LP là hiện tượng xẩy ra khi mức giá cả chung của hàng hóa tăng liên tục và kéo dài trong 1 thời gian nhất định.
Qua khái niệm ta thấy; Một sự tăng giá nhất thời đơn thuần (do một sự kiện đột ngột từ bên ngoài chẳng hạn)
hoặc các đợt căng thẳng về giá cả có tính chất lạm phát, dấu hiệu của sự mất cân đối cục bộ đều không phải là
lạm phát. LP là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của thế kỷ 20 và đụng chạm tới mọi hệ thống ktế (dù
phát triển hay không).
Mức giá cả chung của hàng hóa tức là mức trung bình giá cả hàng hóa trong nền kinh tế, được biểu hiện ở chỉ số
giá cả chung của hàng hóa, nó thể hiện đuợc xu thế biến động chung của giá cả trong nền kinh tế, sức mua của
tiền tệ đối với các hàng hóa.
2. Biểu hiện của lạm phát:
- Mức chung giá cả hàng hóa trong nền kinh tế tăng liên tục và kéo dài.
- Tiền tệ mất giá.
- Giá các loại chứng khoán giảm (đặc biệt là các loại trái phiếu).
3. Nguyên nhân của LP : Có 2 nguyên nhân cơ bản:
- LP cầu kéo:
Có thể có nhiều nguyên nhân, thường do nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Bội chi ngân sách NN thường xuyên kéo dài.
+ Việc kiểm khối lượng tiền trong lưu thông của NHTW k chặt chẽ làm cho khối lượng tiền trong lưu thông vượt
quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
+ Chất lượng tín dụng kém ko thu hồi được vốn làm mất cân bằng giữa tiền và vàng.
+ Tiền lương tăng quá cao tạo sức cầu hàng hóa lớn vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa trong nền kinh tế.
+ Ngoài ra có thể do các nguyên nhân về tâm lý, như ảnh hưởng của khủng khoảng chính trị, quân sự, ktế or do
động đất, núi lửa… làm cho dân chúng hoang mang đổ xô đi mua vét hàng hóa làm cho sức cầu hàng hóa tăng lên
nhanh chóng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng lên.
- LP chi phí đẩy:
- Nguyên nhân:

+ Tốc độ tăng trưởng tiền lương cao hơn tốc độ tăng trưởng của năng suất lao động, làm cho chi phí tiền lương
trong đơn vị sản phẩm tăng.
+ Chi phí nguyên vật liệu tăng cao do sự khan hiếm or giá thành nhập khẩu tăng (thương xẩy ra bởi các cuộc
khũng hoảng nhiên liệu).
LP do cầu kéo (tăng cầu) nghĩa là tổng mức cầu vượt quá khả năng sản xuất của nền ktế. Còn LP do chi phí đẩy
(tăng chi phí) là khi chi phí đẩy giá lên ngay cả trong thời kỳ tài nguyên k được sử dụng hết.
Ví dụ; Như tăng tiền lương.
Hai hình thức LP này thường đan xen nhau tạo ra vòng luẩn quẩn được gọi là vòng xoáy lạm phát.
Các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và kiểm soát lạm phát.
Khái quát toàn cảnh lạm phát như sau;
- Cung tiền tệ > Cầu tiền tệ
- Cung hàng hóa < Cầu hàng hóa
Các giải pháp đều đều tập trung vào việc giảm cung tiền tệ làm cầu tiền tệ tăng đồng thời tăng cung hàng hóa làm
giảm cầu hàng hóa. Hay nói cách khác, muốn kiểm soát lạm phát phải chú ý tới giải pháp tăng trưởng kinh tế và giải
pháp giảm lượng tiền trong lưu thong, Cụ thể:
1. Biện pháp thắt chặt cung tiền tệ :
- Kiểm soát chặt chẽ việc phát hành tiền vào lưu thông; chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách
nhà nước, thực hiện nghiêm túc quan hệ tín dụng giữa ngân sách và ngân hàng.
- Hạn chế khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại như; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất
tái cấp vốn hoặc có thể ấn định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại, …
- Phấn đấu nhằm hướng tới giảm tình trạng bội chi ngân sách thường xuyên bằng các biện pháp cương quyết, giảm
chi tiêu công (giảm cung tiền dẫn đến giảm cung cầu hàng hóa), điều tiết bằng công cụ lãi suất...
2. Nhưng biện pháp mở rộng cầu tiền tệ:
a. Thực thi các biện pháp nhằm gia tăng khối lượng hàng hoá cung ứng cho nền kinh tế.
- Gia tăng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật công nghệ… để tăng cường hàng hoá cung ứng cho nền kinh
tế, đây không chỉ là biện pháp trước mắt mà còn về lâu dài.
- Trước mắt, cần đẩy mạnh nhập khẩu hàng hoá thiết yếu cung ứng cho nền kinh tế, giảm mất cân bằng giữa cung –
cầu hàng hoá.
- Xuất vàng, ngoại tệ để bán, một mặt giúp thu hút tiền lưu thông về ngân hàng, mặt khác làm giảm cơn sốt về
vàng, ngoại tệ trên thị trường.

b. Thi hàng các biện pháp nhằm ổn định giá cả hàng hoá .
- Trong điều kiện sức ép lạm phát tăng cao nhà nước có thể thực hiện việc ấn định và kiểm soát giá cả, nhất là đối
với các hàng hoá đầu mối, nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu dùng thiết yếu…
- Thực hiện chính sách xây dựng môi trường cạnh tranh hoàn hảo, đảm bảo tự do mậu dịch để hàng hoá có thể dịch
chuyển, điều hoà giữa nơi thừa và nơi thiếu.
- Nới lõng hàng rào thuế quan, thực hiện các chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng hoá với giá rẻ cung ứng cho
nền kinh tế.
Liên hệ thực tiễn VN hiện nay;
Có thể nói năm 2008 là năm khó khăn cho nền ktế Vn, một nền ktế còn non trẻ bắt đầu bước vào hội nhập ktế quốc tế, đã
đối đầu với cuộc khủng hoảng ktế có nguy cơ lan rộng toàn cầu, tốc độ lạm phát tăng cao (khoảng hơn 20%). Chỉ số giá
tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2008 so với 8 tháng đầu năm 2007 tăng 22,14% (theo Diễn đàn KTVN lần thứ 2). Với những
nổ lực cố gắng, CP VN đã chỉ đạo nghiêm túc thực hiện các nhóm giải pháp để kìm chế lạm phát khiến cho tốc độ tăng
giá trong những tháng gần đây đã chậm lại, tháng 7 chỉ tăng 1,13% so với tháng 6; tháng 8 tăng 1,56% so với tháng 7.
Nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng chính sách tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 7 để giảm bù lổ ngân sách… (Theo Diễn
đàn KTVN lần thứ 2). Và theo dự đóan của các chuyên gia, các ngành trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ còn chịu tác
động đáng kể từ chính sách thắt chặt tiền tệ, chính sách giảm chi tiêu công. Một số nhóm giải pháp mà VN đã tiến hành
trong thời gian qua và còn tiếp tục tiến hành trong thời gian tới để tránh khủng hoảng tài tính là;
- Thực hiện nhất quán chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt, để thực hiện mục tiêu ổn định Ktế vĩ mô, kìm hảm
LP trong đó đặc biệt chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt các công cụ LSuất, dự trữ bắt buộc và các công cụ thị
trường mở cùng với cắt giảm chi đầu tư công, kiên trì thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường, kiểm soát các mặt
hàng thiết yếu.
- Không can thiệp trực tiếp vào TTTC, TD, TTCK mà thực hiện chức năng tăng cường kiểm tra giám sát hệ thống
NH và các định chế tài chính.
- Tập trung nâng cao chất lượng TD bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay
bất động sản của các NHTM, TCTD để đảm bảo an toàn hệ thống.
- Giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Nhà nước hổ trợ nguồn vốn TD, hỗ trợ khoa học công nghệ cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực… để tăng cường khả
năng cạnh tranh và hiệu quả của DN để tăng trưởng ktế và phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh việc cải cách hành chính góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hòa thị trường trong nước,
tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực thi phps luật nghiêm để tăng uy tín của CP. Góp phần

đưa nền ktế thoát khỏi tình trạng khó khăn hướng tới quỹ đạo phát triển bền vững.
8 giải pháp kiềm chế lạm phát :
I. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CHẶT CHẼ
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc
thị trường, kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng nhưng phải bảo đảm tính thanh khoản
của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để giảm dần lãi suất huy động theo hướng thực hiện chính sách lãi
suất thực dương. Tăng cường kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại để bảo đảm việc
tuân thủ đúng các quy định về huy động, cho vay và chất lượng tín dụng. Kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo đúng
quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
2. Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sớm ổn định tổ chức, kịp thời phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài
chính và các cơ quan liên quan tăng cường các công cụ giám sát theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để chủ động
cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ.
II. KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG
1. Điều hành chính sách tài khóa theo hướng tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách;
kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là đầu tư vào các dự án không thuộc lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh chính của doanh nghiệp; phấn đấu giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
2. Thực hiện việc cắt giảm, sắp xếp lại vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong kế hoạch năm 2008 từ nguồn ngân sách nhà
nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các công
trình đầu tư kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính triển
khai nội dung này ngay trong việc rà soát lại và cân đối nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước. Các Bộ trưởng, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước, theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư để cắt bỏ các công trình
đầu tư kém hiệu quả, tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư cho sản xuất hàng hóa
thuộc mọi thành phần kinh tế để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất.

×